Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi ngữ văn có đáp án cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.53 KB, 6 trang )

Câu 1 ( 2đ): ‘‘Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trới trong lăng rất đỏ ”
(Viễn Phương- Viếng Lăng Bác)
“Mặt trời của bắp thì ở trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điềm-Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ)
Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” trong các câu thơ nào đươc tác giả sử dụng với
tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ là gì?
Phân tích giá trị biểu cảm của biện phâp tu từ đó.
Câu 2:

Em nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng

không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Câu 3: “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
( Trích “ Làng” - Kim Lân)
Phân tích ý nghĩ, diễn biến tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua mạch độc
thoại nội tâm trên để làm sáng tỏ nhận định: Truyện ngắn Làng của Kim Lân có giá
trị thuyết phục sâu sắc nhờ xây dựng thành công nhân vật nông dân điển hình
mang cá tính rõ nét, riêng biệt.
Gợi ý.


Câu1: ‘‘Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trới trong lăng rất đỏ ”
Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử
dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ.
-

Với hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài “ khúc hát ru của những
em bé lớn trên lưng mẹ”:


Mặt trời của bắp thì ở trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Hình ảnh “mặt trời” của câu thơ thứ hai được tác gia sử dụng với tư cách ẩn

dụ: Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
- Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh
sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống.
Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không
gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.
- Đối với hình ảnh “mặt trời” trong thơ “khúc hát ru những em em bé lớn trên lưng
mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm:đã sử dụng với tác dụng khác .Đôi tượng so sánh ở
đây là em bé, con của một bà mẹ Tà Ôi. Lúc này, mặt trời không biểu tượng cho
ánh sáng, chân lí mà nó đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của


người mẹ đối với đưa con. Đồng thời qua đó cũng hội tụ một tình yêu tha thiết sâu
sắc - tình mẹ con.
- Từ đó có thể cho rằng “Ẩn dụ là biện pháp tu từ có sức biểu cảm phong phú,
mạnh mẽ, nó đa dạng nhiều hình tượng thông qua lăng kính của nhà thơ.
- Chỉ câu sử dụng thủ pháp tu từ (0,5đ)
- Phân tích được giá trị biểu cảm hai câu của bài thơ (1,5đ)

Câu 2 (3 điểm) Gợi ý làm bài
1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)
+ Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ
dội .
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi
đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. ( Đây là vấn đề nghị luận)
2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục.
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.
3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:
+ Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy
bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.


+ Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực : sống không sợ gian nan
, thử thách , phải có nghị lực và bản lĩnh.
+ Câu nói gợi cho bản thân nhiều suy nghĩ: trong học tập, cuộc sống bản thân
phải luôn có ý thức phấn đấu vươn lên. Bởi cuộc đời không phải con đường bằng
phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần vấp ngã không được chán nản bi quan mà phải
biết đứng dậy vươn lên. Để có được điều này thì cần phải làm gì?
Câu 3.
A - Yêu cầu chung:
- Nắm kỹ năng làm văn nghị luận phân tích nhân vật từ tác phẩm văn
chương cụ thể.
- Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
- Phân tích giá trị xây dựng nhân vật qua bút pháp vừa mang tính điển hình
vừa thể hiện được cá tính rõ nét, riêng biệt của nhân vật trung tâm.
B - Yêu cầu cụ thể:
* Dựa vào câu nói của ông Hai, phân tích ý nghĩ, tâm trạng ông Hai từ mạch
ngầm ấy.
Sau đây là một số gợi ý:
- Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình.


- Khi đi tản cư ông cứ nhắc đi, nhắc lại với người chung quanh cái không khí
cách mạng của làng ông.
- Ông luôn nghĩ về làng, muốn về làng.

- Đau khổ khi nghe cả làng mình theo Việt gian.
- Lúc đầu, ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại (từ phòng thông tin, chuyện
từ hai người đàn bà đi tản cư …), mạch độc thoại nội tâm của ông Hai.
- Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong người ông, ông
định quay về làng.
- Tâm trạng ông dồn đến chỗ bế tắc khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình
ông đi vì nghe có lệnh không chứa những người chợ Đầu theo giặc.
Cuộc đấu tranh nội tâm đến đỉnh điểm, mâu thuẫn giữa chuyện về làng
tức là chịu về làm nôlệ cho thằng Tây, tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ hay phải
thắt lòng lại mà tự quyết: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải
thù.”
Câu nói trên là mạch ngầm, hệ quả của cuộc đấu tranh nội tâm quyết liệt
để cuối cùng ông Hai đã xác định Tình yêu làng của ông Hai phải được đặt trong
tình yêu nước rộng lớn.
* Ông Hai là nhân vật nông dân điển hình nhưng vẫn có những cá tính rõ nét
riêng biệt


(Phần kỷ niệm chỉ yêu cầu học sinh phân biệt được các ý sau:)
a) Yêu làng, tự hào về làng, gắn bó với cái làng của mình.
- Tình yêu làng của ông Hai trước cách mạng và sau cách mạng có sự biến
đổi là điểm chung của người nông dân: yêu làng gắn liền với lòng yêu nước, ý thức
giai cấp, yêu kháng chiến, kính yêu cụ Hồ.
- Tình yêu làng của người nông dân được đặt trong tình yêu nước rộng lớn.
b) Tình yêu làng của ông Hai có cách thể hiện cá biệt, rõ nét:
- Tính khoe làng với sự say sưa và hãnh diện, từ xưa đến nay.
- Đau khổ, u uất khi nghe tin làng theo giặc (chú ý cách độc thoại nội tâm
của ông Hai là sự cá thể hóa của nhân vật cao độ, rất riêng biệt)
- Dám thù cái làng ấy, nếu làng theo giặc (câu nói độc đáo của ông Hai)
- Ngôn ngữ của ông Hai (những chữ ông Hai dùng “Toàn sai sự mục đích”)

biểu hiện sự riêng biêt không lẫn vào ai được.
* Học sinh luyện viết bài.
……………………………………………………………..



×