Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sáng kiến kinh nghiệm mầm non một số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong1 số chủ đề cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non a ngọc hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.5 KB, 22 trang )

sáng ki ến kinh nghi ệm môi tr ườ
n g bi ển đảo
sáng kiến kinh nghiệm môi trường biển, sáng kiến kinh nghiệm về môi,
trường sáng kiến kinh nghiệm về môi trường xanh sạch đẹp, sáng kiến
kinh nghiệm về môi trường xung quanh, sáng kiến kinh nghiệm bảo vệ
môi trường, sáng kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường mầm non, sáng
kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường tiểu học, sáng kiến kinh nghiệm
thcs, sáng kiến kinh nghiệm thpt
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm môi trường biển đảo. Trong thời gian qua và hiện
nay, vấn đề Biên giới, Biển đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan
tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển đông rất phức tạp nguyên nhân
chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của
mình ở khu vực này. Thực hiện QĐ số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ
tưởng Chính phủ về việc phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về quản lý bảo vệ bền vững Biển và Hải đảo Việt Nam” với mục đích là đến
năm 2015 nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân
trong xã hội. Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế với diện tích trên 1
tr km2, bờ biển dài 3.260km . Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
biển có vai trò, vị trí quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng KT-XH. Đưa
nội dung GD về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình GDMN
là bước đầu giúp trẻ nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển
đảo Việt Nam. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta cần phải có những định
hướng đúng đắn về cách tư duy, nhìn nhận ,đánh giá vấn đề một cách hết sức


cụ thể, thuyết phục,cần phải tăng cường mở rộng giáo dục về hải phận chủ
quyền biển đảo cho học sinh trong các trường học. Va việc đưa nội dung giáo
dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ
hội cho trẻ mầm non được làm quen nhận biết về biển, đảo Việt Nam.Hơn ai


hết vơi trach nhiệm là người mang đến những kiến thức đầu tiên về biển đảo
của quê hương Việt nam là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta
không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ sau tình yêu thắm
thiết đối với những vùng biển, đảo của Tổ quốc thân yêu .Trên cơ sở đó hình
thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển hải đảo,
những thói quen đó cần bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Vì vậy
tôi đã đưa việc lồng ghép một số nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường
biển đảo vào một số bài hoc phù hợp với từng chủ đề của trẻ lứa tuổi mẫu
giáo lớn để giúp các em có những kiến thức cơ bản đầu tiên về tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo. Từ những bài học đó giúp các em có ý thức hơn về
việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
Đứng trước thực tế ấy, Tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp trong việc
lồng nội dung giáo dục với đề tài: “sáng kiến kinh nghiệm mầm non. Một
số biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo trong1 số chủ đề cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non A Ngọc
Hồi”
Thời gian áp dụng từ: 10/09/2012- 15/4/2013.
Trẻ được cung cấp nhiều kiến thức về tài nguyên, môi trường biển, hải
đảo.Từ đó trẻ tích lũy được nhiều kiến thức phong phú và phát triển toàn diện
hơn cho trẻ về nhận thức.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Nội dung đề tài là một vấn đề thời sự nóng, vấn đề biên giới biển đảo là

vấn đề luôn được dư luận quan tâm, cho nên cùng với việc lựa chọn cách
giáo dục cho trẻ mầm non bằng cách học bằng chơi, chơi bằng hoc theo hình

thức tập trung học tập ,tuyên truyền giáo dục thì mỗi ngườigiáo viên mầm
non lồng ghép vấn đề này vào bài giảng của mình chắc chắn rằng hiệu quả
giáo dục sẽ rất cao. Đối với bản thân tôi là một giáo viên mầm non, đây là
một đề tài khá khó và mới với việc áp dụng dạy trẻ mầm non. Nhưng tôi đã
quyết tâm thực hiện đề tài của mình đã đưa ra bằng cách tìm kiếm thông tin
qua các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm
nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn . Và việc áp dụng đề
tài phải dựa trên nguyên tắc:
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích
hợp phù hợp với tất cả các lĩnh vực giáo dục: phát triển nhận thức, phát triển
thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm quan hệ
xã hội.
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích
hợp phù hợp vào hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ
gắn với thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng.
Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo được tích
hợp trong cả một hoạt động, trong một phần hoạt động.


Hiểu được nguyên tắc đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải trong 1 số
chủ đề cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non A Ngọc Hồi”
1.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.

Đặc điểm tình hình chung

Trường mầm non A Ngọc Hồi là một trong những trường nông thôn

thuộc huyện Thanh Trì Thành phố Hà Nội, trường có 2 địa điểm khang trang
sạch sẽ với khu trung tâm thôn Ngọc Hồi và khu lẻ Yên Kiện. Trường có 9
nhóm lớp với tổng số học sinh là 300 trẻ, có 36 đồng chí cán bộ – giáo viên –
nhân viên. Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo
lớn A2 với số trẻ là 40 trẻ, lớp có 2 cô phụ trách. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ được giao tôi đã gặp một số thuận lời và khó khăn sau:
2.Thuận lợi:
– Luôn được sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục huyện
Thanh trì, Được tham gia nhiều hoạt động tập huấn về môi trường, tài
nguyên, biển hải đảo
– BGH nhà trường hết sức ủng hộ cho các hoạt động nhằm giáo dục trẻ theo
hướng tích cực, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong phạm vi có thể để giáo
viên phát huy khả năng xây dựng những nội dung giáo dục đạt kết quả cao.
– Được sự quan tâm, đầu tư của BGH đã tạo điều kiện cho lớp học một môi
trường học và chơi đầy đủ cơ sở vật chất thu hút trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao.


– Trường trang bị nhiều đồ dùng đa dạng và phong phú .
– Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt
động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp việc
áp dụng đề tài theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
– 100% trẻ đã được đến trường, trẻ trong lớp có cùng độ tuổi.
– Trẻ ham học hỏi, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới
lạ.
– Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động .
3. 3. Khó khăn: sáng kiến kinh nghiệm môi trường biển đảo

– Tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ trong lớp còn chênh lệch khá nhiềuvì vậy đôi

khi còn ảnh hưởng đến việc áp dụng trò chơi khi dạy trẻ.
– Vốn kinh nghiệm về vấn đề tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt nam
chưa nhiều.
– Do tâm lý vì đây là một vấn đề chính trị nên lượng kiến thức nắm bắt cần
phải phong phú, đúng thực tế phải phù hợp vì vậy trong khi thực hiện còn
nhiều lúng túng.
– Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, mau quên


– Nhận thức của phụ huynh về tình chính trị, thời sự về biển đảo quê hương
còn ít, nhiều phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến sự phát triển của con
em mình.
– Một số trẻ còn hiếu động, chưa chú ý trong giờ học
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ:
BẢNG KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ ĐẦU NĂM

Số trẻ đầu năm: 40 trẻ
Nội dung

Số trẻ

Tỉ lệ

Nhận thức

27/40

68%

Ngôn Ngữ


30/40

Tình cảm – quan hệ

35/40

88%

Thể lực
33/40
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP

83%

75%

xã hội

1.

1. Biện pháp 1: Lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên môi
trường vào biển, hải đảo vào một số tiết học phù hợp với từng chủ đề.
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục của các lĩnh

vực được thực hiện qua các chủ đề, tôi đã tích hợp nội dung giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo vào một số tiết dạy theo các chủ đề nghề


nghiệp, Nước và một số hiện tượng tự nhiên, giao thông thế giưới động vật,

thực vật, quê hương đất nước
VD: Chủ đề nghề nghiệp tôi đã tích hợp vào tiết dạy: Khám phá xã hội
“Một số nghề phổ biến” trong đó tôi giới thiệu với trẻ về nghề nuôi hải sản,
nghề đánh bắt hải sản, nghề làm muối, nghề bộ đội hải quân.
Tôi đã giới thiệu với trẻ về tên gọi, công cụ để làm nên sản phẩm của
nghề đó. Và sản phẩm của nghề đó là gì? Có ích cho đời sống của con người
như thế nào?
Hình ảnh “Chú bộ đội hải quân” để dạy trẻ biết về nghề bộ đội hải quân
Hình ảnh “ Nghề đánh cá, nghề làm muối” để dạy trẻ đây là 2 trong số
những nghề của ngư dân dân biển
Từ đó giúp trẻ hiểu hơn về một số nghề nơi biển đảo và trẻ biết được tài
nguyên của biển cúng ta vô cùng phong phú giúp trẻ sớm có ý thức bảo vệ tài
nguyên môi trường biển như quan tâm đến môi trường biển, hiểu biết hành vi
tốt xấu để có ý thức bảo vệ.
VD: Trong chủ đề thế giới động vật: tôi đã cho trẻ tìm hiểu về một số
động vật biển như: Tôm cua, ghẹ, mực.. và giúp trẻ biết được ích lợi của
động vật biển đó là cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nguyên
liệu để làm thuốc chữa bệnh. Từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, tài nguyên
môi trường biển hải đảo.
Hình ảnh minh họa: Các ích lợi từ loài cá biển
Món ăn canh cá nấu chua
Thuốc chữa bệnh: Dầu cá


VD: Chủ đề “Quê hương đất nước”: Tôi đã dạy trẻ nhận biết về biển, hải
đảo Việt Nam: Cung cấp cho trẻ tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của một
số vùng biển (khu du lịch biển), quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nổi tiếng của
Việt nam.
Hình ảnh minh họa
Hình ảnh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Từ đó tôi đã cung cấp cho trẻ ích lợi của biển, hải đảo đối với con người
như cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng, thuốc chữa bệnh, khu du lịch nổi
tiếng để tham quan nhỉ mát, phát triển các nghề , cung cấp các mỏ dầu…..
Hình ảnh minh họa: khu du lịch biển nổi tiếng
Hình ảnh minh họa: Biển Trà Cổ khu du lịch biển nổi tiếng
Hòn Trống – Hòn Mái Vịnh Hạ Long
Qua đây trẻ biết các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển hải đảo
như: Do rác thải, do tràn dầu, do chặt phá cây, do con người khai thác cạn
kiệt các nguồn tài nguyên biển
Hình ảnh minh họa các nguyên nhân gây ô nhiễm biển
Ô nhiễm do rác thải

Ô nhiễm do tràn

dầu
Ô nhiễm do chặt phá rừng bừa bãi
Từ các nguyên nhân trên tôi đã giáo dục trẻ biết tham gia bảo vệ tài
nguyên môi trường biển hải đảo: Không vứt rác thải xuống biển khi đi du


lịch, nghỉ mát..không bẻ cành phá cây trồng ven biển, tham gia thu gom rác
thải.
*Kết quả: sáng kiến kinh nghiệm môi trường biển đảo
Qua các tiết học như khám phá xã hội, khoa học, tạo hình, văn học, âm
nhạc… tôi đã giúp trẻ hiểu biết hơn về tài nguyên biển, hải đảo của Việt Nam
từ đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, tài nguyên biển hải đảo. Các tiết dạy theo đề
tài về biển, hải đảo khi áp dụng theo các chủ đề trẻ rất hứng thú và tham gia
giờ học một cách nhiệt tình, vui vẻ.
2. 2. Biện pháp 2: Lồng ghép vào một số hoạt động khác trong ngày


phù hợp với từng chủ đề.
Các hoạt động trong ngày diễn ra tại trường mầm non được bắt đầu từ
khi đón trẻ, đến khi trả trẻ về với bố mẹ trẻ. Trong từng thời điểm diễn ra
hoạt động tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dục tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lí tự nhiên nhằm giúp trẻ
hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực hơn.
Với biện pháp này tôi đã cố gắng nghiên cứu những hoạt động phù hợp
với các hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề đó là hoạt động trò
truyện sáng, hoạt đọng góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều
VD: Với chủ đề “Động vật” tôi có thể trò chuyện với trẻ về một số động
vật biển, hoạt động ngoài trời tôi đã cho trẻ ghép hình con vật ở biển mà trẻ
thích bằng lá cây…


Tranh cá làm từ lá cây ép khô do trẻ làm trong 1 giờ hoạt động ngoài
trời
VD: Với chủ điểm Nước và một số hiện tượng tự nhiên tôi đã dạy trẻ
chơi trò chơi vào hoạt động chiều như trò chơi “Tạo sóng biển bằng tay”,
“Tai ai tinh” (phân biệt âm thanh tự nhiên mưa gió, sóng biển..)
Trẻ chơi Trò chơi: tạo sóng biển bằng tay
VD: Với chủ điểm “Giao thông” trong hoạt động góc tôi đã dạy trẻ
chơi góc nghệ thuật bằng cách gấp các nguyên liệu là các loại giấy để tạo
thành bức tranh gấp và dán thuyền trên biển
Tranh gấp và dán thuyền trên biển bằng giấy màu do trẻ tự làm
* Kết quả: Qua các hoạt động trong ngày diễn ra tại trường mầm non
được bắt đầu từ khi đón trẻ, đến khi trả trẻ về với bố mẹ trẻ.Trong từng thời
điểm diễn ra hoạt động tôi luôn có ý thức lồng ghép các hoạt động có nội
dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo một cách hợp lí tự
nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực
hơn.

3. 3. Biện pháp 3: Sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát, câu truyện phù hợp với

nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển hải đảo.
Khi thực hiện biện pháp này, tôi đã cố gắng tìm tòi trên các phương
tiện thông tin đại chúng như qua sách, báo, mạng, cập nhật các thông tin hàng
ngày và tôi đã sưu tầm được:15 bài thơ để áp dụng vào các bài học dạy trẻ
theo từng chủ để như bài thơ: Xây nhà trên cát, Rong và Cá, Chú bộ đội hải
quân…


Bài Thơ: Bến cảng Hải Phòng
Sáng tác: Nguyễn Hồng Kiên
Em ra thăm bến cảng
Thăm chú hải quân
Lúc trời vừa hủng sáng
Sương sớm đang tan dần
Giữa mặt nước mênh mông
Những ngôi nhà đồ sộ
Tường xanh viền băng đỏ
Nổi bồng bềnh bồng bềnh
Không không phải nhà đâu
Tàu hải quân ta đó
Xếp hàng nối đuôi nhau
Trông như từng dãy phố
Khi mặt trời lên tỏ


Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông

Hôm nay nghỉ trong cảng
Ngày mai tàu ra khơi
Kéo cao cờ Tổ quốc
Cho sáng biển sáng trời.
7 câu truyện theo đề tài áp dụng từng chủ đề đưa ra đó là: Chuyện tình
Ốc và Biển, Con Ốc biển…
VD: Truyện “ Con Ốc Biển”
“Ngày xưa trên mặt đất chưa có biển xanh. Thần Tình yêu bấy giờ là người
duy nhất cai quản cõi đời. Thần tặng cho tâm hồn mỗi con người thứ quý giá
nhất: viên ngọc tình yêu. Khi con người đánh rơi viên ngọc của mình, nó sẽ
tan thành trăm nghìn mảnh. Và mỗi mảnh hóa thành một giọt nước mắt mang
hương vị của nỗi đau – Chúng không mất đi mà được thần tình yêu giữ lại để
làm nên những viên ngọc khác. Biển từ đó ra đời… Thuở ấy biển chỉ có một
mình. Tình yêu càng làm cho con người đớn đau, biển lại càng thêm mênh
mông, càng thêm cô quạnh. Lúc đó, trên mặt đất đầy những dấu chân của tình
yêu, người ta thấy một con ốc nhỏ bé và lạc lõng. Con ốc tội nghiệp loay


hoay không tìm được cho mình một lối đi, chỉ biết trú sâu trong chiếc vỏ.
Thần Tình yêu không còn viên ngọc nào để cho nó. Thế là người đưa nó về
với biển. Biển từ đó bỗng biếc xanh, không phải vì phép nhiệm màu nào của
thần Tình yêu, chỉ vì biển đã thôi một mình. Ngày ngày có con ốc nhỏ cạnh
bên nghe biển hát… Một đêm buồn, biển nói với con ốc nhỏ rằng biển chẳng
có gì cho riêng mình. Nước mắt của con người, tình yêu của con người làm
nên biển. Biển không có tình yêu. Biển chỉ có tiếng hát, chỉ có linh hồn.
Nhưng tiếng hát ấy, người ta chỉ nghe một khoảnh khắc nào đó trong đời, rồi
quên. Và linh hồn ấy, biển có nhờ gió mang đi giữ hộ, nhưng gió mãi vui nên
đã đánh rơi đâu đó giữa đất trời. Thế nên biển thấy mình vô nghĩa… Con ốc
nhỏ nghe câu chuyện của biển, nó thương lắm… Rồi một ngày kia, biển gọi
mãi, gọi mãi mà không thấy con ốc nhỏ trả lời. Thần Tình yêu bảo con ốc

nhỏ đã ra đi. Biển ngỡ ngàng, con sóng ngày ngày tràn về rồi lại ra đi như
chờ mong một điều gì… Biển buồn. Nhưng rồi biển cũng nguôi quên… Câu
chuyện có lẽ mất hút vào hư vô, hay tan biến đi như những bọt biển, nếu
không có một ngày…
Một ngày, ở một nơi rất xa biển, có một cô bé nhặt được chiếc vỏ ốc
nằm lẻ loi. Tình cờ cô bé áp chiếc vỏ ốc vào tai và chao ôi… từ trong ấy có
những thanh âm da diết vọng về. “Sao trong chiếc vỏ ốc này lại có tiếng hát
của biển hở thần Tình yêu?” – cô bé tìm gặp và tò mò hỏi Người. Thần Tình
yêu kể cho cô bé nghe câu chuyện về con ốc nhỏ. Ngày ấy, con ốc nhỏ đã
thỉnh cầu với Người rằng hãy cho biển được giữ lại tiếng hát. Người bảo đó
là điều không thể, trừ phi… Vậy là con ốc nhỏ từ bỏ linh hồn mình để được
giữ linh hồn của biển. Nó phải ra đi thật xa. Và biển sẽ mãi mãi không bao


giờ biết được… Con ốc nhỏ đã khóc thật nhiều, nước mắt của nó cũng không
được trở về bên biển. Nhưng nó biết, giờ đây, biển đã có linh hồn, và rồi biển
cũng sẽ có tình yêu. Chuyện rằng con ốc nhỏ vẫn ngàn năm mang theo linh
hồn của biển…Dẫu phải từ bỏ linh hồn của mình để giữ lại tiếng hát cho biển
khơi, con ốc kia vẫn không nuối tiếc. Rồi đây, con ốc nhỏ sẽ mang linh hồn
của biển, mang theo cả tiếng hát và những nỗi niềm của biển cả. Cao cả thay,
hành động của con ốc nhỏ. “Chuyện rằng con ốc nhỏ vẫn ngàn năm mang
theo linh hồn của biển…”, một kết thúc khiến người ta phải suy ngẫm. Khát
khao được yêu, khát khao được sống hạnh phúc bằng chính con tim và linh
hồn mình nhưng cái khát khao ấy dường như quá nhỏ bé phải không bạn
….Nhưng mà “loài ốc biển” vẫn tin và vẫn hy vọng, vẫn cố gắng và bất chấp
tất cả để tìm cái khát khao cháy bỏng ấy mặc dù biết điều ấy là không thể …
Cả ốc biển và trái tim đều là ngôn ngữ của điều mà nó được bao bọc – đó
chính là tình yêu, ốc là ngôn ngữ của biển cả, trái tim là ngôn ngữ của con
người.”
13 bài hát để dạy trẻ hát và cho trẻ nghe hát: Bé yêu Biển lắm! Ba em là

bộ đội Hải quân, Nơi đảo xa, Gần lắm Trường Sa, Thân thương Trường Sa….
Ví dụ: Dạy trẻ hát bài: Ba em là bộ đội Hải quân
“Con đi học với mẹ, ba giữ trời đảo xa, ở nhà con cũng ngoan, cả nhà
thương ba lắm, mẹ bảo ba đen cháy, vì nắng gió Trường Sa, nhớ ba con xúng
xính, làm bộ đội hải quân”.
*Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát mà tôi sưu tầm được để áp
dụng vào dạy trẻ theo từng chủ đề tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, say mê, và


thể hiện tình cảm, thái độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu truyện
đưa ra và giúp trẻ có tình yêu quê hương, yêu biển đảo tài nguyên biển quí
giá của mình hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt
thể chất và tinh thần.
4. 4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh sưu tầm một số nguyên vật

liệu phế thải làm đồ dùng để dạy trẻ phù hợp với từng chủ đề, trò
chơi về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo
Đối với biện pháp này, tôi đã có ý thức ngay từ khi có ý tưởng thực hiện
đề tài đó là ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp cùng phụ huynh để phụ hunh
ủng hộ các nguyên vật liệu như vỏ hộp bánh, lon bia, vỏ hộp sữa, vỏ hộp kẹo,
bìa….. để làm thành các vật dụng vừa để trang trí lớp, vừa để cho trẻ chơi,
vừa để dạy trẻ học.
VD: Từ những vỏ con ngao và hộp sữa Fristi nhựa, cùng chiếc ống hút tôi
đã cùng trẻ tạo thành hình con voi trong giờ hoạt động góc của chủ đề “Thế
giới động vật”
Sản phẩm: con voi do trẻ tự làm trong giờ hoạt động góc theo chủ đề động
vật
VD: Từ những vỏ hộp kẹo hình trứng tôi đã tạo cùng trẻ tạo thành hình
những con cá để dạy trẻ trong chủ đề “Thế giới động vật”
Sản phẩm: Bức tranh đàn cá do trẻ tự làm để trang trí góc nghệ thuật

VD: Từ những chiếc mẹt, vỏ ngao, vỏ con trai, hạt gấc tôi đã cùng trẻ tạo
tành hình con thỏ để treo ở góc nghệ thuật:


Sản phẩm: con rối do trẻ tự làm để trang trí lớp của góc nghệ thuật
* Kết quả: Qua biện pháp trên tôi đã thấy học sinh lớp tôi có trí tưởng
tượng rất phong phú, và rèn luyện tính thẩm mỹ, óc sáng tạo cho trẻ. Khi phụ
huynh được nhìn thấy những sản phẩm cuả chính con mình làm từ những
nguyên vật liệu mà mình đóng góp phụ huynh cảm thấy rất phấn khởi và vui
vẻ giúp mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường ngày càng thân thiện hơn
1.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một năm học áp dụng các phương pháp theo đề tài đưa ra.Tôi nhận

thấy trẻ trở nên thông minh hơn, linh hoạt hơn trong các trò chơi cũng như
trong học tập, trẻ tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám
phá thế giới xung quanh. Trẻ đã biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận
cho cả cô và các bạn khác cùng suy nghĩ, trẻ đã hiểu các giá trị của tài
nguyên môi trường biển, hải đảo qua các bài học đã được áp dụng theo từng
chủ đề.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự
tin hơn trong giao tiếp, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường được tốt hơn.
Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt và ý thức tốt hơn
khi thấy những hành động xấu làm ảnh hưởng tới môi trường biển, hải đảo.
Qua các biện pháp của đề tài đã phát triển nhận thức và ý thức bảo vệ môi
trường tài nguyên biển hải đảo hơn rất nhiều so với đầu năm học, qua khảo
sát kết quả được như sau:
Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực hiện các biện pháp
Kết quả khảo sát

Trước khi thực hiện các

Sau khi thực hiện các biện


pháp
biện pháp

So sánh

Số trẻ đầu năm: 40 trẻ

Số trẻ cuối năm: 40

Số trẻ

Tỉ lệ

Số trẻ

Tỉ lệ

Nhận thức

27/40

68%

38/40


95%.

Tăng 27%

Ngôn Ngữ

30/40

38/40

95%

Tăng 20%

Tình cảm – quan

35/40

88%

95%

Tăng 7%

33/40

83%

95%


Tăng 12%

Nội dung

75%

hệ xã hội
Thể lực

38/40
38/40

* Như vậy, từ kết quả của trẻ tôi đã thành công và giúp cho trẻ nhân
thức về môi trường, tài nguyên biển hải đảo được tốt và phong phú hơn, giúp
cho trẻ thêm yêu quê hương đất nước mình hơn
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1.

KẾT LUẬN CHUNG:
Từ những nhận định, đánh giá và phân tích như trên, chúng ta thấy

được vai trò to lớn của hoạt động ngoài trời với việc hình thành và phát triển
một con người. Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay đôi khi còn
phiến diện, chưa chú ý chiều sâu. Con người Việt Nam là thông minh, là cần
cù, có trí tuệ nhưng trong khi trong cuộc sống thiếu đi kỹ năng quan sát, phân


tích, nhìn nhận một vấn đề cho nên không có được khả năng giải quyết vấn
đề đạt hiệu quả tốt, triệt để. Bản chất người Việt Nam có hiểu biết rộng
nhưng lại không chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó nên tất cả mọi thứ đều

mông lung, không phương hướng, cho nên đất nước chúng ta mới thiếu nhân
tài thực sự…
Tất nhiên đó không phải là yếu tố quyết định nhưng bản thân tôi nghĩ
phần nào đó chúng ta đang khiếm khuyết về tất cả các lĩnh vực, nên cần đi
sâu tìm hiểu và khắc phục từng vấn đề một. Tôi tin một ngày không xa,
những con người Việt ta không những sánh ngang mà còn vượt cả những bạn
bè trên khắp thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới của người Việt
Với những kinh nghiệm và biện pháp trên, bản thân tôi khi áp dụng các
biện pháp của đề tài vào dạy trẻ thì thấy trẻ lớp tôi ngày cành năng động hơn,
các mặt phát triển cuả trẻ được chuyển biến rõ dệt và có hiệu quả cao, vốn
hiểu biết của trẻ về đề tài áp dụng được phong phú hơn về tài nguyên đất
nước, con người Việt Nam. Từ đó giúp trẻ biết trân trọng tài nguyên môi
trường tự nhiên và đặc biệt biết phân tích, nhìn nhận vấn đề với đúng bản
chất của nó chứ không như đứa trẻ mà phần đầu tôi đã đưa ra là chỉ biết đổ
tội cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho cái đường mình ngã mà trong tất cả mọi người
cùng đi trên con đường đó thì không ngã, đó là điều tôi tâm đắc nhất khi thực
hiện đề tài này.
1.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sau khi thực hiện đề tài này với những kết quả đạt được, Tôi rút ra bài học
kinh nghiệm sau:


– Đây là một đề tài mang tính chính trị, thời sự vì vậy lượng thông tin khi dạy
trẻ phải đúng, đủ vì vậy đây là một vấn đề rất quan trọng, cấp thiết trong việc
giáo dục trẻ
– Thông qua các biện pháp của để tài đã giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, có
vốn hiểu biết phong phú hơn. Từ đó giúp trẻ có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ của nước Việt Nam, và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải
đảo hơn,
– Hãy luôn gần gũi với trẻ và hiểu trẻ đang cần gì, đang muốn gì, hãy
tạo cho trẻ cơ hội được học và chơi một cách thực sự, và hãy cung cấp dạy trẻ
về nhưng vấn đề thời sự nóng bỏng đang diễn ra xung quanh cuộc sống để trẻ
có kiến thức xã hội thời sự một cách cập nhật và đầy đủ hơn hãy là những
người cha, người mẹ thông thái để chuẩn bị cho con mình một tương lai tươi
sáng, hãy dành những gì tốt nhất cho con em chúng ta.
III. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo, trong trường
chúng tôi đã hình thành cho trẻ hiểu biết về môi trường, tài nguyên biển, hải
đảo của con người. Trẻ có những kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường và có
thái độ tình cảm tốt, biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên…tích cực tham gia
vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia đình.
Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu tôi đã có một
số đề xuất sư phạm như sau:


* Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, biển, hải
đảo, tích cực năng động trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt
các phương pháp giảng dạy.
+ Có ý thức tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
hoạt động trong ngày một cách linh hoạt, phù hợp để đạt được kết quả tốt
nhất mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của các hoạt động khác.
+ Các nội dung giáo dục phải được thực hiện thường xuyên phù hợp với
thời gian và địa điểm để tạo cho trẻ thói quen, hành vi, thái độ, bảo vệ môi
trường biển, hải đảo ngay từ bé.
+ Cô giáo luôn luôn tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong
giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.

+ Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có
biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho
trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ.
+ Phối hợp cùng các bậc phụ huynh tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ
năng giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ tại cộng
đồng.
+ Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục bảo vệ tài nguyên môi
trường biển, hải đảo cho trẻ.


Do đó muốn giáo dục trẻ theo đúng mục đích của đề tài để cho trẻ đạt
kết quả tốt thì phải có sự thống nhất của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Nghiên cứu tài liệu và xây dựng nội dung, biện pháp thực hiện cũng như
xây dựng kế hoạch một cách khoa học có hệ thống.
+ Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ
trẻ trong việc giảng dạy.
+ Sử dụng các loại đồ dùng, tranh ảnh … phải sinh động, đẹp mắt, hấp
dẫn gần với thực tế của trẻ.
+ Luôn luôn khích lệ trẻ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của mỗi việc trẻ làm
đối với giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo
+ Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo ý kiến cấp trên,
nghiên cứu tài liệu có liên quan để nâng cao chất lượng bảo vệ tài nguyên
môi trường biển, hải đảo cho trẻ.
+ Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề
giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, biển, hải đảo cho giáo viên tham gia.
+ Phòng giáo dục tổ chức các tiết kiến tập để cho giáo viên có điều kiện học
hỏi, trao đổi với đồng nghiệp
Từ những nghiên cứu của bản thân và kết quả thực nghiệm trên, tôi thấy
rằng việc đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên đề: Giáo dục



bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo là phù hợp và
thiết thực.
Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về vấn đề này, rất mong
được sự ủng hộ góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để tôi hoàn
thiện hơn những hiểu biết của mình.
sáng kiến kinh nghiệm môi trường biển



×