Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sưu tầm, thiết kế một số bảng chơi – trò chơi ở góc học tập nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.07 KB, 23 trang )

sáng ki ến kinh nghi ệm v ềcác trò ch ơi t ưduy logic
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sáng kiến kinh nghiệm về các trò chơi tư duy logic. Hoạt động là phương
thức tồn tại của con người. Hoạt động quyết định sự hình thành và phát triển
nhân cách. Trong mỗi lứa tuổi có một dạng hoạt động chủ đạo mà thông qua
hoạt động chủ đạo đó quyết định sự biến đổi về chất, về lượng chi phối toàn
bộ đời sống tâm lý của trẻ và làm tiền đề cho các hoạt động tiếp theo. Đối với
trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động
vui chơi trẻ lĩnh hội các hình thức chuẩn mực như: tri thức, kỹ năng, hành vi,
cách ứng xử, tiêu chuẩn đạo đức, nhân cách con người. Các nhà khoa học đã
chỉ ra rằng thông qua các hoạt động vui chơi, sẽ giúp cho trẻ phát triển trí
thông minh, hình thành những cảm xúc tích cực, tạo cho trẻ những khả năng
phân tích cho đến các kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi trẻ chơi đùa sẽ có sự thay
đổi của sóng thần kinh trong não, các cơ quan thần kinh của trẻ sẽ được kích
thích để tiếp nhận, xử lý và gửi đi các tín hiệu. Các hoạt động này sẽ giúp cho
hình thành và cố định nhiều hơn các kết nối thần kinh, giúp gia tăng việc dẫn
truyền các tín hiệu thần kinh. Do đó, khi trẻ chơi các trò chơi thì đó không chỉ
đơn thuần chỉ là sự giải trí mà còn giúp cho việc gia tăng trí thông minh, phát
triển tư duy cho trẻ.
Trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non thì hoạt động góc
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển nhận thức, phát triển tư
duy cho trẻ. Thông qua hoạt động góc trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”.
Trẻ được cùng tổ chức chơi, phối hợp cùng nhau. Trong quá trình chơi trẻ có
thể bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Trẻ


được tự do, tự tạo nghĩ ra chủ đề chơi, nội dung chơi. Vì vậy mà nội dung
chơi luôn phụ thuộc vào vào kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là một
phương tiện hữu hiệu để giáo dục nhận thức và phát triển tư duy cho trẻ. Đặc
biệt ở góc học tập là môi trường để tái tạo lại những gì đã được cô giáo dạy
trẻ trên tiết học hoặc những kiến thức chưa chuyển tải hết trong tiết học


chung nhằm tạo cho trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Và tư duy trừu tượng phát
triển, kèm theo là tư duy logic, tư duy ngôn ngữ cùng phát triển.
Là giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi, tôi luôn ý
thức được tầm quan trọng của góc chơi học tập đối với việc phát triển tư duy
của trẻ. Tuy nhiên góc chơi học tập nếu không tạo được sự hứng thú hoạt
động tích cực của trẻ thì vai trò của góc học tấp đối với sự phát triển tư
duy của trẻ không thể thực hiện. Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, sưu
tầm và thiết kế một số bảng chơi, trò chơi ở góc học tập cho trẻ sao cho vừa
đảm bảo sự phát triển tư duy của trẻ vừa tạo hứng thú cho giúp trẻ ngày càng
nhiều hơn, mở mang kiên thức sâu rộng hơn nên tôi lựa chọn đề tài:
“Sưu tầm, thiết kế một số bảng chơi – trò chơi ở góc học tập
nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo lớn”.
* Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển tư duy cho trẻ 5 – 6
tuổi ở góc học tập cho trẻ mẫu giáo lớn lớp A1 – Trường Mầm non B thị trấn
Văn Điển.
* Đối tượng nghiên cứu: Các bảng trò chơi, trò chơi học tập.
* Phạm vi nghiên cứu: Lớp A1 – Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


1.

Cơ sở lý luận:

– Khái niệm tư duy: Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt
động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế
giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn
về sự vật và ứng xử tính cực với nó.
+ Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: tư duy là sản phẩm cao nhất
của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não người. Tư duy phản ánh

tích cực hiện thực khách quan dưới dạng khái niệm, sự phán đoán, lý luận…
+ Theo triết học duy vật biện chứng: tư duy là một trong các đặc tính của vật
chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng:
“Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di
chuyển vào và được cải tạo, tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự
phản ánh”.
+ Theo Nguyễn Quang Uẩn: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự
vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
– Tư duy của trẻ mẫu giáo: là quá trình khám phá những thuộc tính mới,
những mối quan hệ mới giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới quan mà
trước đó trẻ chưa biết.
– Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo: Theo Nguyễn Ánh Tuyết, đến tuổi mẫu
giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản. Đó là sự chuyển tư duy từ


bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển
những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng
bên trong theo cơ chế nhập tâm. Mặc dù tư duy của trẻ mẫu giáo bước sang
một giai đoạn phát triển mới, nhưng đó mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên
này (là tư duy ở bình diện bên ngoài, tư duy trực quan – hành động) sang bờ
bên kia (là tư duy trực quan – hình tượng). Đây mới chỉ là sự khởi đầu của
loại hình tư duy mới. Loại hình tư duy này còn được hoàn thiện và phát triển
suốt giai đoạn tuổi mẫu giáo và là tiền đề quan trọng cho tư duy ngôn ngữ
phát triển.
– Khái niệm trò chơi học tập: Trò chơi học tập là trò chơi có luật và những
nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộn, chính
xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển năng lực trí tuệ
giáo dục lòng ham hiểu biết của trẻ trong đó nội dung học tập kết hợp với
hình thức chơi.

– Các thành phần của trò chơi học tập:
+ Nhiệm vụ nhận thức: là nội dung nhận thức của trẻ do giáo viên xác định
dựa vào mục đích dạy học theo nội dung chương trình giáo dục, theo đặc
điểm nhận thức, tư duy của trẻ và phản ánh hoạt động dạy học của giáo viên.
+ Luật chơi: Quy định hành động chơi và trình tự các hành động chơi. Điều
khiển quan hệ giữa các bạn chơi. Giới hạn hoặc cấm một số biểu hiện hành
động hoặc nêu các hình thức phạt khi vi phạm luật chơi.


+ Hành động chơi: là hành động trẻ thực hiện trong lúc chơi. Chủ yếu là
những hành động nhận thức thông qua luật chơi để giải quyết nhiệm vụ nhận
thức
+ Kết quả chơi: Trò chơi học tập luôn có một kết quả nhất định, tức là khi kết
thúc trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó nhờ đó mà trẻ tích cực
tham gia vào những trò chơi tiếp theo.
– Đặc điểm, bản chất của hoạt động góc:
+ Hoạt động góc được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ tái tạo lại
những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy. Trong
giờ học, những sự vật, hiện tượng xảy ra trong môi trường gần gũi trẻ, thông
qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội. Trẻ chơi chủ yếu do
mâu thuẫn nhu cầu khả năng của trr, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm
người lớn nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó
trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới hình thức cực kỳ độc đáo đó là hoạt động góc.
+ Góc học tập: trẻ tái tạo lại những gì đã được cô giáo dạy trẻ trên tiết học
hoặc những kiến thức chưa chuyển tải hết trong tiết học chung nhằm tạo cho
trẻ sự ghi nhớ vững bền hơn. Và tư duy trừu tượng phát triển, kèm theo là tư
duy logic, tư duy ngôn ngữ cùng phát triển.
+ Hoạt động góc được phát triển và mở rộng dần theo sự phong phú và mở
rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh. Bản chất
hoạt động góc là một hoạt động phản ánh sáng tạo, độc đáo sự tác động qua



lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc có nghĩa là
đang sống cuộc sống thực. Có thể nói trẻ thực sự là một chủ thể tích cực,
hành động một cách tự lực, tự nguyện và tự tin.
– Ý nghĩa của hoạt động góc: Trong hoạt động góc là tổng hợp các loại trò
chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội
dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trẻ chơi là
quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ, trẻ được tự do tự tạo nghĩa là tự nghĩ
ra chủ đề chơi, nội dung chơi. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận
thức.
– Yêu cầu của bảng chơi và trò chơi học tập:
+ Những bảng chơi và các trò chơi học tập phải phù hợp với trẻ 5 tuổi để dễ
thực hiện.
+ Các bảng chơi phải rõ ràng dễ hiểu, thao tác thực hiện dễ.
+ Các trò chơi học tập phải phù hợp với bài, với chủ đề, ngắn gọn, dễ hiểu
làm cho trẻ có hứng thú khi thực hiện chơi.
+ Các bảng chơi và trò chơi học tập phải giúp được trẻ phát triển tư duy, nhận
thức.
+ Những trò chơi học tập tự thiết kế phải mang ý nghĩa giáo dục trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn:


2.1. Thuận lợi:
– Cơ sở vật chất:
+ Trường mầm non B thị trấn Văn Điển là trường nằm ở ngoại thành Hà nội,
có bề dày thành thích nhiều năm liên tục được công nhận trường tiến tiến
xuất sắc, được Thủ tường chính phủ tặng bằng khen. Đội ngũ giáo viên có
trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, lớp học khang trang với
đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học của cô và của trẻ

+ Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho giáo viên an tâm
sáng tạo
– Giáo viên
+ Bản thân là giáo viên nhiều năm kinh nghiệm dạy khối mẫu giáo lớn, yêu
nghề mến trẻ nên đảm bảo và thực hiện tốt các công việc mà trường giao cho.
+ Giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn
có ý thức sáng tạo và vươn lên trong chuyên môn.
+ Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ,
do trường và huyện tổ chức được tham dự các lớp bồi dưỡng về đổi mới hình
thức tổ chức hoạt động, làm đồ dùng – đồ chơi.
– Học sinh:


+Trẻ của lớp có nề nếp thói quen tốt trong học tập, khả năng nghe – hiểu và
tiếp thu nhanh.
+ Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, hào hứng tham gia và hoạt động góc.
– Phụ huynh: Được sự quan tâm và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ
huynh nên việc
chăm sóc – giáo dục gặp nhiều thuân lợi.
2.2. Khó khăn:
– Cơ sở vật chất
+ Đồ dùng, đồ chơi, các tài liệu về phục vụ cho chuyên môn và giảng dạy còn
ít chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay.
+ Tài liệu về phát triển tư duy cho trẻ còn chưa nhiều, chưa có nhiều bài tập
và hình thức khác nhau cho trẻ hoạt động trong góc học tập.
– Giáo viên: Hoạt động trong góc học tập đòi hỏi giáo viên phải tư duy, tìm
tòi, sáng tạo trong tổ chức hoạt động.
– Học sinh: Mức độ phát triển tư duy của trẻ không đồng đều do đó không
thể sử dụng chung 1 loại trò chơi học tập cho tất cả các đối tượng trẻ.
– Phụ huynh: Còn một số phụ huynh chưa nhận thấy tâm quan trọng của bậc

học này nên hạn chế trong việc quan tâm đúng mức đến việc học của trẻ.


3. Biện pháp thực hiện:

3.1. Khảo sát mức độ phát triển tư duy của trẻ lớp A1 đầu năm học:
* Mục đích:
– Giáo viên đánh giá được mức độ phát triển tư duy của trẻ trong lớp mình
phụ trách để phân loại mức độ phát triển tư duy của trẻ trong lớp từ đó xây
dựng kế hoạch và áp dụng trò chơi học tập phù hợp với trẻ.
* Cách thực hiện:
Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy của trẻ dựa trên các
tiêu chí sau:
+ Tiêu chí 1 – Kỹ năng nhận biết: bao gồm khả năng ghi nhớ, nhắc lại, sửa lại
cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng – sai từ các dữ liệu có sẵn.
+ Tiêu chí 2 – Kỹ năng nhận thức: nhận thức tức là nắm được vấn đề hoặc
hiểu được chính xác ý nghĩa thực sự của vấn đề, trong đó bao gồm cả việc
nhận biết các sự vật và chất liệu.
+ Tiêu chí 3 – Kỹ năng ứng dụng: Bao gồm việc vận dụng những thông tin
hay chi chi tiết đã được học hoặc biết vào những điều mới lạ, chưa từng gặp
trước đây.
+ Tiêu chí 4 – Kỹ năng phân tích: bao gồm phân tách thông tin thành nhiều
phần, đoạn để xem xét một cách chi tiết. Đây là một kỹ năng quan trọng để
giúp trẻ có thể học được các bài học dài có nhiều chi tiết khác nhau.


+ Tiêu chí 5 – Kỹ năng đánh giá: bao gồm xem xét, suy luận quyết định và
đưa ra kết luận dựa trên một tập hợp các điều kiện hoặc tiêu chuẩn, không
nhất thiết đúng hay sai.
* Kết quả:

Các tiêu chí
STT Họ tên
Tiêu chí 1
Đ

1
Nguyễn Khánh An
x
2
Đỗ Hoàng Lâm Anh x
3
Lê Việt Anh
x
4
Lã Phương Anh
x
5
Nguyễn Quỳnh Anh
x
6
Cao Ngọc Hà Anh
x
7
Nguyễn Minh Ánh
x
8
Lê Huy Bách
x
9
Nguyễn Lê Thùy Chi

x
10
Phan Huyền Diệu
x
11
Trần Đức
x
12
Đặng Thùy Dương x
13
Trần Anh Duy
x
14
Nguyễn Lưu Tuấn Hàx
15
Mai Xuân Hoàn
x
16
Hoàng Minh Hùng
x
17
Nguyễn Tuấn Hưng x
18
Nguyễn Gia Huy
x
19
Tạ Đức Huy
x
20
Phạm Trần Gia Kiên x

21
Trần Hoàng Lan
x
22
Từ Lê Hà Linh
x
23
Nguyễn Khánh Linh x
24
Phạm Gia Linh
x

Tiêu chí 2
Đ CĐ
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x

Tiêu chí 3
Đ

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x

Tiêu chí 4
Đ

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x

Tiêu ch
Đ
C
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x


25
26
27
28
29
30
31

Trần Ngọc Mai
Trần Phương Mai
Vũ Tuệ Minh
Hoàng Hà My
Đặng Hiếu Nguyên
Đỗ Lê Yến Nhi
Nguyễn Xuân

x
x

x
x
x

x

x

Phương
32
Trần Minh Quang
33
Phan Thị Minh Tâm x
34
Đào Khánh Thy
35
Hà Huyền Trang
36
Lê Anh Trung
x
37
Trần Anh Tú
38
Lê Thanh Vân
39
Phạm Khánh Vân
x
40
Nguyễn Hoàng Ngân.
41
Nguyễn N. Tường Vy
42
Bùi Bảo Khánh Thy
42
Phạm Thị Minh Thu x
44
Trần Huyền My
45

Nguyễn Đăng Trung
Tổng số
20
Tỷ lệ
44%

x
x
x

x
x

x

x
x

x
x

x
x
x

x
x

x
x

x
x
25
24 21
56% 53 47%

x
x

x

x
x
x
x
x

x
x

x
x
x
x
x

x
x

x


x

x

x

x
x

x

x
x

x
x
x

x

x

x

x

x
x


x
x
x

x
x
x

x
x
x

x
x

x
x
x

x

x

x

x
x

x
x


x

x

x
x
x
x
x

x
x
x
21
24
19
26
47% 53% 42% 58%

x
x
x

x
x
x
x

x

x
17
2
38% 6

3.2. Lập kế hoạch.
* Mục đích: Giáo viên có kế hoạch cụ thể, chủ động trong quá trình giáo dục
phát triển tư duy cho trẻ thông qua các bảng chơi và trò chơi.
* Cách thực hiện:
Cách làm cũ
– Giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể cho sự

Cách làm mới
– Lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng


phát triển tư duy của trẻ trong quá trình giáo
dục. Do đó, trong góc chơi học tập giáo viên chỉ
sử dụng các bài tập rời, góc mở, một số thiết bị
trò chơi học tập quen thuộc: đôminô, bảng
chun, bảng tính…theo từng chủ đề nhất định.
Vì thế, góc học tập chưa phát huy được vai trò

tháng, từng chủ đề cho nhóm đối tượng trẻ
thể.

– Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, mục đíc
yêu cầu; chuẩn bị, các bước tiến hành với
nhóm đối tượng trẻ cụ thể.


trong việc phát triển tư duy cho trẻ.

* Kết quả:
– Giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình giáo dục, phát triển tư duy cho
trẻ.
– Giáo viên khai thác bảng chơi, trò chơi học tập phát triển tư duy cho trẻ đạt
hiệu quả cao.
– Trẻ tích cực tham gia hoạt động ở góc học tập.
3.3. Sử dụng phần mềm Photo Crop Editor, Photo scape tạo tư liệu hình
ảnh thiết kế.
* Mục đích: Cắt, chỉnh sửa, tạo hiệu ứng cho file ảnh làm tư liệu thiết kế
bảng chơi, trò chơi học tập.
* Cách thực hiện:
Cách làm cũ
– Chụp ảnh, sử dụng hình ảnh có sẵn.

Cách làm mới.
– Tải phần mềm Photo Scape, Photo Edito


máy tính.

– Đọc tài liệu, thực hành cắt chỉnh sửa ảnh
– Sử dụng phần mềm Photoshop.

– Tính ưu việt của 2 phần mềm này là dễ l
dễ sử dụng. Không nhiều thao tác, khó sử

như phần mềm Photoshop. Với giáo viên k


biết nhiều về máy tính vẫn có thể sử dụng

cắt, chỉnh sửa, điều chỉnh hiệu ứng cho ản
cách dễ dàng.
Ví dụ:
Kết quả:
– Tôi đã xây dựng được nguồn tư liệu hình ảnh phong phú, đa dạng, đẹp mắt.
– Thời gian làm tư liệu hình ảnh được rút ngắn, hiệu quả.
– Các hình ảnh hấp dẫn trẻ.
3.4. Thiết kế bảng chơi – trò chơi học tập và sắp xếp theo chủ đề:
* Mục đích:
– Lựa chọn ra các bảng chơi, trò chơi ở góc học tập phù hợp với đặc điểm tư
duy của trẻ.
– Bảng chơi, trò chơi phải đạt yêu cầu mở mang sự hiểu biết của trẻ, đồng
thời phát triển tư duy cho trẻ thông qua trò chơi.


– Nội dung trò chơi được chuyển tải đến trẻ thông qua nhiều dạng khác
nhau: thi đua, khám phá…
– Các bảng chơi, trò chơi của tôi đưa ra được sắp xếp theo các chủ đề. Dựa
vào đó, giáo viên có thể áp dụng vào chủ đề đang thực hiện mà không phải
loay hoay tìm kiếm.
* Cách thực hiện:

Cách làm cũ
Cách làm mới
– Giáo viên sử dụng các bài tập rời theo từng – Dựa trên kết quả khảo sát mức độ phát triể

chủ đề áp dụng chung cho mọi đối tượng trẻ. duy của trẻ, giáo viên phân nhóm đối tượng t


Vì vậy xảy ra hiện tượng khó với trẻ này, dễ mức độ phát triển. Sau đó sưu tầm, thiết kế b

với trẻ kia nên hiệu quả sử dụng không cao. chơi, trò chơi phù hợp với từng nhóm đối tượ
– Các bài tập rời thường có nội dung thống

– Bảng chơi, trò chơi đảm bảo tác động đến “

nhất, lặp lại trong các chủ đề do đó không

phát triển gần nhất” của trẻ.

gây hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi.

– Thiết kế các bài tập rời dưới dạng trò chơi,
– Các bài tập rời mang tính chất khô cứng,

động nhóm qua đó tạo được mối quan hệ qua

riêng lẻ, gây áp lực cho trẻ trong quá trình

gây hứng thú cho trẻ trong quá trình chơi.

hoạt động tại góc chơi nên không phát huy

được tính tích cực hoạt động của trẻ. Do đó – Bảng chơi được thiết kế dưới dạng mở, giá
vai trò trong việc phát triển tư duy cho trẻ ở có thể linh hoạt thay đổi một số chi tiết theo
góc học tập không đạt hiệu quả cao.

chủ đề, theo ngày qua đó luật chơi cũng đượ


đổi linh hoạt, phù hợp với nội dung bảng chơ
– Góc mở được trang trí theo chủ đề và cố
định nội dung chơi nên không tạo hứng thú

chơi đặt ra. Qua đó tạo sự hứng thú của trẻ t


quá trình chơi.

– Sưu tầm, lựa chọn các bảng chơi, trò chơi t

sách và nghiên cứu áp dụng vào đề tài của m

– Lựa chọn các bảng chơi, trò chơi học tập p

hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với sự phân
chương trình giáo dục mầm non.
– Lựa chọn các trò chơi học tập phù hợp với
đích yêu cầu của bài đề ra.

chơi cho trẻ.

– Lựa chọn các hình ảnh minh họa hấp dẫn, c
màu sắc cho trẻ.

– Trò chơi học tập đưa ra có nội dung rõ ràng
dễ hiểu.
– Trò chơi học tập cho trẻ đảm bảo theo quy
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp


– Phân bố các bảng chơi, trò chơi theo các ch
theo quá trình phát triển tư duy của trẻ.

– Sử dụng bảng chơi trang trí cho góc mở ở g
học tập.


* Kết quả:
– Lựa chọn được hệ thống bảng chơi, trò chơi đa dạng, phong phú phù hợp
với mức độ phát triển tư duy của từng nhóm đối tượng.
– Các bảng chơi, trò chơi có tác động đến “vùng phát triển gần nhất của trẻ”
do đó tạo cho trẻ sự tự tin, hứng khởi trong quá trình chơi. Thúc đẩy, kích
thích trẻ tìm tòi, chinh phục trò chơi qua đó tư duy của trẻ được phát triển.
– Giáo viên linh hoạt, chủ động trong việc thay đổi một số chi tiết của bảng
chơi, trò chơi tạo cho bảng chơi, trò chơi luôn có sự mới mẻ, luật chơi thay
đổi linh hoạt. Qua đó trẻ thích thú, tích cực tham gia.
– Khi sử dụng các bảng chơi trang trí cho góc học tập, góc học tập được thay
đổi nội dung chơi liên tục. Điều này đã khơi gợi ở trẻ sự tò mò, kích thích trẻ
khám phá trò chơi, các chơi qua đó tạo sự hào hứng cho trẻ khi đến giờ hoạt
động góc.
– Qua nghiên cứu và áp dụng trong thực tế tôi đã đưa ra một số bảng chơi, trò
chơi và phân về các chủ đề như sau:
STT

Tên chủ đề

Tên trò chơi
– Trường mầm non của bé.
– Ghép hình.


1

Trường Mầm non.
– Tranh giấy.

2

Bé và gia đình bé

– Tìm đường về nhà.


– Đi chơi.
– Tâm trạng của bé.
– Bé đi chợ.
– Hình trong gương.
– Nhanh tay nhanh mắt.
3

Nghề nghiệp
– Xây nhà.
– Tìm chỗ đứng cho tôi.
– Truy tìm thủ phạm.
– Mê cung các loài chim.

4

Động vật

– Hình bóng.

– Nhanh trí.
– Khỉ con chơi cờ.
– Ai lười nhác.
– Tính toán.

5

Tết và mùa xuân
– Em vui lễ hội.

6

Thế giới thực vật

– Tìm dòng họ giúp tôi.
– Thỏ nhặt cà rốt.


– Tô màu.
– Ai nhanh nhất.
– Xe về bến đỗ.
– Chữ số soi gương.
7

Phương tiện và các luật lệ giao thông
– Về nhà.
– Xâu hạt.
– Trò chơi phép tính.

8


Nước và các hiện tượng tự nhiên

– Tìm thần mưa.
– Ai thông minh.
– Tìm quy luật.
– Bé đến biển đảo quê hương.

9

Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
– Về thủ đô thăm Bác Hồ.

* Các trò chơi, bảng chơi:
Trò chơi: Xe về bến đỗ.
+ Mục đích: Nâng cao khả năng quan sát và sức tập trung.
+ Nôi dung chơi: 3 xe về bến trên 3 con đường xanh, đỏ, vàng khác nhau.
Nhiệm vụ của trẻ là đổ quân xúc sắc, trẻ đổ quân xúc sắc có bao nhiêu chấm


tròn thì được đi bấy nhiêu ô tròn. Bạn nào cho xe về bến nhanh nhất bạn đó
dành chiến thắng.
+ Hình thức chơi: 3 trẻ thi đua cùng nhau.
+ HÌnh ảnh minh họa:
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua một năm học, việc sử dụng những bảng chơi, trò chơi học tập trên đây
vào hoạt động góc nhằm phát triển tư duy cho trẻ tôi đã thu được một số kết
quả như sau:
Đối với cô:


1.

– Các cô có thêm nhiều trò chơi học tập, bảng chơi để lựa chọn đưa vào hoạt
động góc hàng ngày gây hứng thú và giúp trẻ phát triển tư duy tích cực.
– Cô có thêm kiến thức, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thông qua việc sử
dụng các bảng chơi và trò chơi trong góc học tập nhằm phát triển tư duy cho
trẻ.
– Cô linh hoạt năng động và sáng tạo hơn trong các hoạt động đặc biệt là hoạt
động góc ở góc học tập và vui chơi cùng trẻ.
2. Đối với trẻ:

– Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, tham gia hoạt động góc.
– Trẻ chơi thật thoải mái và vui vẻ.


– Trẻ mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên hơn.
3. Tổng hợp số lượng trò chơi đưa vào chủ đề như sau:

STT
Chủ đề
1
Trường mầm non
2
Bé và gia đình thân yêu của bé
3
Nghề nghiệp
4
Giao thông
5
Động vật

6
Tết và lễ hội mùa xuân
7
Thực vật
8
Nước và hiện tượng thiên nhiên
9
Quê hương- Đất nước- Bác Hồ
Tổng cộng:

Số lượng trò chơi
3
4
3
3
6
3
4
4
3
33

4. Bài học kinh nghiệm:

Qua một thời gian thử nghiệm thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra một số kết
luận và bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau:
– Bảng chơi và trò chơi học tập là phương tiện hữu hiệu đối với sự phát triển
tư duy của trẻ. Không những nó giúp trẻ hứng thú, vui vẻ, tích cực tham gia
trong quá trình chơi mà còn tạo một tâm thế phấn khởi khi tham gia vào các
hoạt động tiếp theo mà không mệt mỏi . Qua đó trẻ cũng nắm bắt được một

số kinh nghiệm trong cuộc sống và ôn lại được những kiến thức đã học qua
chơi một cách nhẹ nhàng không gò bó.
– Những trò chơi này sẽ là cơ hội sáng tạo rất lớn với cả cô và trẻ, cô có thể
hiểu biết, gần gũi trẻ hơn,.


– Cần có sự phân phối hợp lí các bảng chơi, trò chơi học tập với các hoạt
động chung để có hiệu quả cao nhất trong việc phát triển cho trẻ một cách
toàn diện về các mặt. Vì thời gian còn hạn chế, hơn nữa phạm vi sử dụng còn
hẹp nên bài viết này không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong có sự đóng góp ý
kiến của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một hoàn thiện
hơn .
Xin trân trọng cảm ơn



×