1. Lý do chọn đề tài :
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục là một quá trình hoạt động, trong đó
kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực và độc lập tự giáo
dục, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức và tình cảm của các em
chủ yếu là những hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
mà xã hội quy định. Điều này đã được xác định rõ ràng trong mục tiêu giáo dục
cấp học cụ thể là : “… nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người
công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành
những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện tại,
phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại”.
Ở trong nhà trường phổ thông, nhân cách học sinh được hình thành qua hai
con đường cơ bản : con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Như vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời cũng thể hiện
rõ qua hai con đường cơ bản là qua các giờ học trên lớp và các hoạt động ngoài
giờ.
Tâm lý học cho thấy lứa tuổi học sinh ở cấp THCS là từ 11 đến 15 tuổi,
đây là lứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn, ở giai đoạn này các em rất
ưa hoạt động, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn. Đây
là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất, về tâm lý ở các em đang phát triển mạnh
mẽ, những xung đột về tâm lý vẫn thường xuyên diễn ra, những biểu hiện đó
nhiều khi làm cho người lớn phải ngỡ ngàng. Nhưng đằng sau những biểu hiện đó
ta vẫn nhận thấy bản chất của các em vẫn còn là “ trẻ con”. Chính vì vậy ngoài
việc giáo dục cho học sinh thông qua các giờ học chính khoá trên lớp thì hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh.
Như chúng ta đã biết,đặc thù của loại hình giáo dục ngoài giờ lên lớp là có
nhiều nội dung phong phú cập nhật với đời sống chính trị, xã hội, hình thức giáo
Trang 1
dục đa dạng, dễ hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, phạm vi tiến hành rộng rãi không
bị gò ép trong một khuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo ra những khả năng liên kết,
phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy nếu tiến
hành tổ chức tốt các hoạt động này một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm
lý lứa tuổi thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao, góp phần hoàn thành một cách tốt nhất
mục tiêu đào tạo của cấp học.
Quán triệt quan điểm chung đó, trong những năm qua đặc biệt là từ khi Bộ
giáo dục và đào tạo ban hành chương trình giáo dục học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Trường THCS Nam Chính đã có nhiều cố gắng
tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt
động ngoài giờ và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Tỉ lệ học sinh
được xếp hạnh kiểm khá tốt luôn đạt trên 65%; duy trì sĩ số hàng năm đạt từ 98%
trở lên; ý thức chấp hành pháp luật tốt, học sinh có những hiểu biết khá cơ bản về
căn bệnh thế kỷ AIDS, về ma tuý học đường; ý thức bảo vệ của công ; ý thúc bảo
vệ môi trường khá tốt ….
Mặt khác, Nam Chính là một xã dân cư đa số sống bằng nông nghiệp và
đang có chiều hướng phát triển kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp và các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Nói chung,đây là một xã nông nghiệp đang
từng bước vượt qua khó khăn để từng bước đi lên, tiến đến giàu có, văn minh,
hạnh phúc, tình hình an ninh tương đối đảm bảo, song gần đây xuất hiện các tệ
nạn xã hội như trộm cắp, ma tuý, mại dâm, đã phần nào ảnh hưởng đến môi
trường giáo dục.Vì thế , giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng trở
thành nhu cầu rất lớn của mọi người, mọi nhà, góp phần ngăn chặn các tệ nạn nói
trên thâm nhập nhà trường.
Nhìn một cách tổng quát, công tác giáo dục đạo đức ở trường THCS ở
Nam Chính những năm qua tuy đã đạt được một số kết quả khả quan, song cần
Trang 2
được tổ chức và thực hiện tốt hơn nữa để hoạt động này đi vào nề nếp, phát triển
vững chắc, đáp ứng u cầu và mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Xuất phát từ những lý do nêu trên và với những trăn trở của bản thân về
cơng tác giáo dục đạo đức học sinh trong tình hình hiện nay, chúng tơi chọn đề tài
“Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp”
để nghiên cứu và thực hiện . Thơng qua kết quả của đề tài chúng tơi có thể phát
huy được sức lực, trí tuệ và những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, góp phần
thục hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục học sinh trở thành những con người hữu
ích cho xã hội.
2. Khảo sát thực trạng:
2.1.Vài nét về đặc điểm xã Nam Chính, huyện Đức Linh:
Nam Chính là một xã miền núi nằm trải rộng trên trục lộ giao thơng 713,
cách trung tâm huyện lỵ 2,5 km,tổng diện tích tự nhiên là 2832 ha.Phía bắc giáp
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai,phía nam giáp xã Vũ Hồ, TT Đức Tài, huyện
Đức Linh, phía đơng giáp TT Võ Xu, phía tây giáp xã Đức Chính, huyện Đức
Linh.
Nam Chính là xã miền núi nên có địa hình tương đối phức tạp, bao
gồm:Vùng đất phía nam của xã chiếm khoảng 62% diện tích đất tự nhiên với
nhiều gò đồi thích hợp trồng cây cao su, cây tiêu, cây điều và các loại cây ăn quả.
Vùng đồng bằng hình thành do sự bồi tụ của sơng La Ngà chiếm khoảng 28%
diện tích tự nhiên, có địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp cho trồng cây lúa
nước và thường bị ngập lụt hàng năm. 10% còn lại là ao hồ, sơng suối thích hợp
cho quy hoạch trồng sen và ni trồng thuỷ sản.Xã nằm trong vùng nhiệt đới, gió
mùa điển hình, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khơ từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Khí hậu nơi đây khơng thuận lợi cho
Trang 3
việc làm kinh tế nông nghiệp theo kinh nghiệm cổ truyền vì mưa thì ngập úng,
nắng thì dữ dội đến cỏ dại cũng không còn đất sống.
Người dân trong xã đa số sống bằng nông nghiệp, một bộ phận nhỏ làm
kinh tế trang trại, trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, điều và nuôi trồng
thuỷ sản. Một số lao động đi làm công nhân gạch ngói cho các làng nghề gạch
ngói ở các xã lân cận. Nhìn chung Nam Chính là một xã còn nghèo, thu nhập và
đời sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng còn kém nhiều so với các xã trong
huyện .Dân số xã Nam Chính năm 2005 là 9340 người , độ tuổi từ 11 đến 18
khoảng 1850 người chiếm 19,8% tổng số dân. Quê gốc chủ yếu là Quảng Ngãi,
Quãng Nam và Thái Bình.Toàn xã có 6 thôn, có 02 trường Mẫu giáo, 03 trường
Tiểu học và 01 trường THCS. Tình hình an ninh tương đối đảm bảo, song gần
đây có xuất hiện các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma tuý, mại dâm nên đã phần
nào ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG THCS NAM CHÍNH:
2.2.1. Kết quả đạt được:
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh
trong thời kỳ mới, trong những năm gần đây, (nhất là từ khi có chương trình tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo), nhà
trường đã có quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng chương trình hoạt động
ngoài giờ lên lớp.Thông qua các hoạt động này ,nhà trường đã phát huy một cách
có hiệu quả trong việc truyền tải đến học sinh đường lối chủ trương của Đảng ,
hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, các em đã có ý thức tốt trong việc thực hiện và
nhắc nhở mọi người thực hiện luật an toàn giao thông đường bộ, luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, học sinh có những hiểu biết khá cơ bản về căn bệnh thế kỷ
AIDS, về ma tuý học đường; ý thức bảo vệ của công ; ý thúc bảo vệ môi trường
Trang 4
khá tốt …. Hiệu quả giáo dục đạo đức đạt khá, kết quả duy trì sỉ số hàng năm đều
đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.
Bảng 1:
Năm học
Kết quả xếp loại đạo đức học sinh
TS Học
SL
%
SL
%
2004
sinh
–
1011
Khá-Tốt
SL
%
697
69,0
239
23,6
75
7,4
2005
2005
-
702
70,6
225
22,6
68
6,8
995
TB
Yếu
Ghichú
2006
Bảng 2 :
Năm học
TSHọc
Kết quả duy trì sỉ số
TSHọcsinh
sinh Đầu Cuối năm
2004–
2005
2005
-
Số
SốHS SốHS
Tỉ lệ
Ghi
chú
HSGiảm
Bỏ
C. đi
DTSS
06
98,5
04
98.2
năm
1032
1011
21
học
15
1017
995
22
18
2006
2.2.2. Những tồn tại và hạn chế :
a .Về nhận thức: Mặc dù đã có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức
của số đông cán bộ và giáo viên từ khi có chương trình giáo dục học sinh thông
Trang 5
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhưng vẫn còn có những biểu hiện
phiến diện trong nhận thức của một số người như còn cho rằng hoạt động ngoài
giờ lên lớp chỉ là hình thức vui chơi bình thường có cũng được không có cũng
không sao, vì vậy chỉ nên thực hiện khi có yêu cầu của ngành hoặc của chính
quyền địa phương.
b . Cơ chế phối hợp giữa Đoàn, Đội thiếu niên tiền phong, giám thị, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, và các lực lượng khác trong nhà trường, có lúc
chưa đồng bộ, thiếu nhịp nhàng. Đa số giáo viên cho rằng hoạt động ngoài giờ là
của Đội thiếu niên và của giáo viên chủ nhiệm.
c. Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ còn nhiều lúng túng, chưa thường
xuyên, chưa xây dựng được chương trình hoạt động cụ thể xuyên suốt trong toàn
năm học. Chỉ thực hiện nhiệm vụ này theo thời vụ hoặc khi có chỉ đạo của cấp
trên.
Chính vì vậy, kết quả giáo dục đạo đức học sinh chưa đạt được kết quả như
mong đợi, hàng năm số học sinh vi phạm nội quy, nề nếp vẫn còn nhiều. Số học
sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu còn cao, số học sinh bị kỷ luật thậm chí với hình
thức đuổi học vẫn còn xảy ra.
Bảng 3 :
Năm học
2004
–
Thống kê số học sinh bị kỷ luật
TS
Khiển
Hình thức kỷ luật
Khiển Cảnh Đuổi
Học sinh
trách
trách
cáo
học
học một
Bị kỷ luật
trước
trước
trước
một
năm
lớp
trường
trườn
tuần
9
g
5
0
43
26
Trang 6
Đuổi
3
Ghi chú
2005
2005
-
54
29
8
11
2
4
2006
3. Nội dung và giải pháp thực hiện :
3.1. Nội dung chủ yếu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp :
3.1.1. Các hoạt động xã hội và nhân văn:
+ Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trong nước hoặc
ở địa phương.
+ Học tập tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, Địa
phương..
+ Học tập tuyên truyền về nội quy nhà trường, những quy định về pháp
luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+Hoạt động kết nghĩa giao lưu với các lớp, các trường ..
+Hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hoá truyền thống, lễ hội ở địa
phương.
Các hoạt động từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ
nguồn….
3.1.2. Hoạt động tiếp cận khoa học:
+ Các trò chơi hỏi đáp đáp tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên
đề…
+ Thi làm dụng cụ học tập.
+ Sưu tầm tìm hiểu về các danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc, các nhà
khoa học, những tấm gương hiếu học…
3.1.3. Hoạt động văn hoá , nghệ thuật :
+ Thi làm báo tường, cắm hoa, ẩm thực..
Trang 7
+ Du lịch, cắm trại.
+ Hưởng ứng các hoạt động văn hoá do ngành giáo dục hoặc các tổ chức xã
hội khởi xướng.
3.1.4. Hoạt động thể dục thể thao :
+ Tổ chức hội khoẻ phù đổng cấp trường và tham gia hội khoẻ phù đổng do
ngành tổ chức.
+ Tổ chức các giải bóng chuyền , bóng đá …vối quy mô cấp trường
+ Các trò chơi vận động xen kẽ trong các hoạt động khác.
3.1.5. Hoạt động lao động :
+ Trực nhật, làm vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực trong nhà
trường.
+ Trang trí lớp học.
+ Trồng cây, chăm sóc công trình làm đẹp trường lớp.
+ Lao động giúp đỡ địa phương, các cơ sở kết nghĩa.
3.1.6. Hoạt động thông tin tuyên truyền;
+ Xây dựng chương trình phát thanh măng non được phát thanh vào đầu
các buổi học, đây là kênh thông tin từ học sinh đến học sinh, kênh thông tin này
góp phần chuyển tải nội dung giáo dục của nhà trường đến học sinh một cách
thường xuyên.
+ Nội dung phát thanh là nêu gương những trường hợp điển hình tiên tiến,
nhắc nhở, phê bình những trường hợp vi phạm nội quy trường lớp, tuyên truyền
giáo dục pháp luật cho học sinh.
3.2. Những biện pháp chủ yếu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
3.2.1 Giáo dục nhận thức :
Quán triệt cho đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Phải làm cho mọi người hiểu rõ rằng hoạt
dộng ngoài giờ thực chất là sự nối tiếp hoạt động : Dạy – Học , nó là nhân tố tạo
Trang 8
nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm thực
hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố và hoàn thiện những
tri thức đã được học trên lớp, ngoài ra còn giúp học sinh có những hiểu biết mới
về thế giới xung quanh, cộng đồng xã hội; giúp học sinh biết vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống đặt ra; giúp học sinh biết tự điều
chỉnh hành vi đạo đức, lối sống ; Giúp các em có những hiểu biết nhất định về
truyền thống văn hoá, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước, tăng thêm
hiểu biết về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn thanh niên, về Đội thiếu niên… để các em
thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực chất là việc tổ chức giáo dục
thông qua các hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt như : khoa học kỹ
thuật, lao động, hoạt động xã hội , văn nghệ, thể thao…. Qua đó giúp các em hình
thành và phát triển nhân cách theo định hướng giáo dục đã được xác định.
3.2.2.Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
+ Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do một phó
hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm: Bí thư Đoàn, tổng phụ trách
Đội, giám thị, giáo viên chủ nhiệm lớp. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu
cho hiệu trưởng kế hoạch và các hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ.
+phâncông nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo
- Trưởng ban : làm nhiệm vụ phối hợp và điều hành quản lý các hoạt
động một cách hiệu quả nhất, Tham mưu với hiệu trưởng tuyên truyền
nâng cao nhận thức của đội ngũ về tầm quan trọng của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổng phụ trách Đội : Nắm chắc chương trình hoạt động của hội đồng
đội các cấp và chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp do Bộ giáo dục
quy định. Trên cơ sở đó chọn lọc các hoạt động trọng tâm, phù hợp với
Trang 9
tình hình thực tế của nhà trường đề dự thảo chương trình hoạt động và
tham mưu cho ban chỉ đạo.
- Giám thị : Theo dõi tình hình thực hiện nội quy nề nếp của các lớp,
tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm của học sinh, phối hợp với
tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung giáo dục phù
hợp.
- Đoàn thanh niên : Tổ chức tốt các hoạt động của chi Đoàn, Tham mưu
công tác xây dựng và phát triển Đoàn viên mới, chịu trách nhiệm tham
mưu chương trình giáo dục pháp luật , giáo dục thể chất.
- Giáo viên chủ nhiệm : Nắm chắc tình hình lớp do mình phụ trách, kịp
thời phát hiện những chuyến biến tích cực cũng như không có lợi trong
học sinh lớp mình để có những biện pháp giáo dục phù hợp cũng như
phối hợp giáo dục kip thời. Là người trực tiếp hướng dẫn lớp chủ nhiệm
tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
3.2.3. Xây dựng chương trình hoạt động :
Để tránh trường hợp tổ chức các hoạt động không có kế hoạch, hoạt động
mang tính tự phát hoặc hoạt động theo thời vụ, ngay từ đầu năm học ban chỉ đạo
cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể và phù hợp với tình tình thực tế và
yêu cầu giáo dục của nhà trường. Quy trình xây dựng kế hoạch như sau :
- Tổng phụ trách đội lên dự thảo chương trình hoạt động trong năm học,
các điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình hoạt động đã đề ra.
- Ban chỉ đạo tổ chức họp để bàn bạc thống nhất , điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch
- Tham mưu cho hiệu trưởng chương trình hoạt động của năm học.
- Thông qua hội nghị công nhân viên chức để quyết dịnh.
- Triển khai đến tất cả giáo viên và học sinh trong toàn trường để thực
hiện.
Trang 10
3.2.3. Tổ chức hoạt động :
Do yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt đối với lứa tuổi THCS , hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cần tập trung vào các thời điểm sau :( Chú ý dành thời gian
cho kế hoạch dạy học):
+ Tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần
+ Sinh hoạt ngoại khoá với quy mô từng khối lớp theo chủ điểm giáo dục hàng
tháng.
+ Tổ chức các hoạt động với quy mô cấp trường nhân các ngày lễ lớn như 20/11,
03/02, 26/3, 15/5, 19/5 bằng hình thức cắm trại; văn nghệ, dã ngoại…
3.3. Giới thiệu một mô hình hoạt động ngoài giờ lên lớp với quy mô lớp học:
TÌM HIỂU VỀ AIDS
Chủ đề: “Em cũng góp phần chống AIDS”
Thời gian tiến hành: Các lớp khối 8 và 9 tổ chức vào ngày 1/12 hưởng ứng
ngày thế giới phòng chống AIDS. Thời gian 45 phút.
A/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về hội chứng AIDS,
cách phòng ngừa và biết liên hệ ý thức, trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng.
B/ Nội dung, hình thức thể hiện:
Trang 11
1/ Nội dung: Nêu lên được tính nguy hiểm của AIDS, làm rõ nguyên nhân
chủ yếu mắc AIDS, các con đường lây truyền, các biện pháp phòng ngừa. Ý thức
trách nhiệm của người học sinh trong việc phòng chống AIDS.
2/ Hình thức: Có thể dùng hình thức bốc thăm kết hợp với văn nghệ, đọc
thơ, kể chuyện.
C/ Các bước tiến hành:
1/ Bước chuẩn bị:
Giáo viên chủ nhiệm thông bào cho các lớp về kế hoạch, thời gian tiến hành.
Yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm, tìm đọc các bài thơ, bài hát, câu chuyện, bài viết
về AIDS và cách phòng ngừa.
Phổ biến cho HS biết trước câu hỏi để các em về suy nghĩ, chuẩn bị (nhưng
không phổ biến đáp án – phần này chỉ dành cho giám khảo chấm điểm).
Có thể tổ chức cho học sinh nghe nói chuyện về AIDS (mời báo cáo viên hoặc
giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp nói chuyện), giúp học sinh có khái niệm định
hướng cho cuộc thi.
Hội ý cán bộ lớp, các tổ trưởng để phân công chuẩn bị:
+ Chuẩn bị hòm phiếu bốc thăm.
+ Chuẩn bị phiếu (các câu hỏi để học sinh trả lời)
+ Các tiết mục văn nghệ (có định hướng chủ đề).
+ Cử ban giám khảo (Chi đội trưởng và các tổ trưởng).
+ Cử người điều khiển (Lớp trưởng hoặc lớp phó).
+ Phân công trang trí.
+ Chuẩn bị phần thưởng (cho tổ và cá nhân đạt điểm cao trong cuộc thi).
* Gợi ý hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Bạn hiểu AIDS là gì?
Câu 2: Theo bạn, AIDS nguy hiểm đối với con người như thế nào?
Câu 3: AIDS lây truyền bằng những con đường nào?
Trang 12
Câu 4: Phải làm gì để phòng ngừa AIDS.
Câu 5: Bạn có biết loại người nào dễ bị lây nhiễm AIDS?
Câu 6: Khi người thân của bạn có mầm bệnh AIDS, bạn có thể bắt tay
hoặc dùng chung cốc, chén, bát đũa với người đó được không? Vì sao?
Câu 7: Bạn sẽ xử sự như thế nào nếu mình có người thân bị nhiễm
bệnh?
2/ Các bước tiến hành:
+ Hát tập thể.
+ Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
+ Gợi ý: AIDS là một đại dịch của thế kỷ, là căn bệnh nguy hiểm mà cả
nhân loại đang rất quan tâm, tìm cách phòng chống. Phòng chống AIDS là trách
nhiệm của cả loài người, trong đó có bản thân mỗi chúng ta. Để hưởng ứng ngày
toàn thế giới phòng chống căn bệnh này (1/12), hôm nay lớp ta tổ chức cuộc thi
tìm hiểu về AIDS với chủ đề: “Em cũng góp phần chống AIDS”
+ Bắt đầu cuộc thi, mời Ban giám khảo lên làm nhiệm vụ. Trưởng ban
giám khảo lên thông báo thể lệ chấm điểm, điều khiển cuộc thi, công bố kết quả.
+ Thể lệ: Mỗi câu hỏi trả lời đúng, đủ các ý được 10 điểm (đúng ý nào
chấm điểm ý đó). Bạn có tinh thần xung phong được cộng thêm 1 điểm.
+ Trưởng ban giám khảo lần lược mời các bạn lên bốc thăm (có thể động
viên tinh thần xung phong, thi đua giữa các tổ). Bạn lên bốc phiếu, đọc to câu hỏi
và trả lời (nếu là phiếu đánh số, khi bạn hái được số nào, Ban giám khảo sẽ đọc
câu hỏi số đó để bạn trả lời). Nếu bạn không trả lời được, hoặc trả lời không đầy
đủ thì bạn khác trong tổ xung phong lên trả lời thay hoặc bổ xung. Nếu đội đó
không trả lời được thì mời thành viên của đội khác. Mỗi phiếu dùng xong không
để lại vào hòm phiếu nữa.
Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, người điều khiển có thể xen kẻ các tiết mục
văn nghệ.
Trang 13
+ Khi các bạn trả lời, Ban giám khảo độc lập cho điểm theo đáp án, cộng
điểm theo thể lệ. Trưởng ban giám khảo tổng hợp lấy điểm trung bình, kết quả
được ghi công khai trên bảng:
Tổ 1
Tên HS
Điểm
Tổ 2
Tên HS
Điểm
Tổ 3
Tên HS
Điểm
Tỗ 4
Tên HS
Điểm
Cộng điểm:
Cộng điểm:
Cộng điểm:
Cộng điểm:
* Chú ý: Nên khuyến khích tinh thần thi đua giữa các tổ và cá nhân để có nhiều
bạn xung phong bốc thăm trả lời.
+ Những học sinh không trả lời được (hoặc không đúng) thì ghi điểm 0.
+ Cộng tổng số điểm của các học sinh trong tổ để tính điểm cho đội đó.
+ Ban giám khảo tổng kết điểm của các tổ và cá nhân, khen ngợi và trao
phần thưởng cho các đội và cá nhân đạt điểm cao nhất.
3/ Bước kết thúc:
+ Lớp trưởng nhận xét và biểu dương các cá nhân và tổ đã tích cực chuẩn
bị và tham gia cuộc thi. Phê bình cá nhân, hoặc tổ chưa tích cực.
+ Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền để
mọi người thực hiện.
* Một số điểm cần lưu ý:
- Hoạt động này thực hiện phù hợp với học sinh khối 8 – 9 (đặc biệt với
học sinh lớp 9). Đối với học sinh khối 6 – 7 chỉ nên tổ chức cho các em nghe nói
chuyện chung toàn trường để các em có khái niệm chung về AIDS.
- Tổ chức hoạt động cho HS lớp 8, có thể trong thành phần Ban giám khảo
có GVCN làm cố vấn.
Trang 14
- Nên kết hợp cho HS trình bày những tài liệu sưu tầm về AIDS (Thơ, báo,
tranh ảnh, câu chuyện…)
- Có thể bổ xung thêm các câu hỏi về số lượng người mắc AIDS trên toàn
thế giới, ở Việt Nam, ở Hà Nội, số người đã chết vì AIDS… theo thông tin mới
nhất.
4. Kết quả đạt được và khả năng phổ biến đề tài:
4.1. Kết quả đạt được:
Sau một năm thử nghiệm đề tài chúng tôi rất phấn khởi vì kết quả giáo dục
rất khả quan, đa số cán bộ giáo viên có có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, việc phối hợp giữa các lực lượng giáo
dục diễn ra đồng bộ và nhịp nhàng, các hoạt động được tổ chức một cách bài bản
và thường xuyên nhưng vẫn đảm bảo kế hoach dạy học.Kết quả giáo dục đạo đức
học sinh được nâng lên rõ rệt.
+ Học sinh hiểu biết khá đầy đủ về luật giao thông đường bộ; luật giáo dục
và chăm sóc trẻ em, nghị định của chính phủ về nghiêm cấm tàng trử, vận
chuyển, sử dung chất cháy nổ, chất gây nghiện…
+ Học sinh có nhận thức tốt về ý nghĩa của việc sử dụng nguồn nước sạch
và vệ sinh môi trường, tham gia có hiệu quả cuộc vận động thu gom bao nilon
làm sạch môi trường .Cũng từ phong trào này, năm học 2006 – 2007 nhà trường
đã thu được 5 200 000 đồng từ việc thu gom bao nilon của học sinh.
+ Ý thức bảo vệ của công được nâng lên, học sinh biết tự nhắc nhở nhau
giữ bàn ghế sạch sẽ, bảo vệ hiệu quả các khối công trình trong và ngoài nhà
trường.
+ Số học sinh vi phạm bị kỷ luật từ khiển trách trước trường trở lên không
còn nữa, số học sinh bị khiển trách trước lớp giảm.
Trang 15
+ Học sinh tăng thêm tình yêu trường mến lớp và như thế tỉ lệ học sinh bỏ
học giảm đáng kể.
Bảng 4 :
Bảng so sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm
học kỳ I năm học 2006 – 2007 với năm học liền trước
Năm học
TS Học
sinh
995
2005
Khá-Tốt
SL
%
TB
Yếu
Ghichú
SL
%
SL
%
702
70,6
225
22,6
68
6,8
723
79,4
168
18,4
20
2,2
2006
Học kỳ I
2006
-
911
2007
Học sinh có hạnh kiểm khá tốt tăng 8,8%
Học sinh có hạnh kiểm trung bình giảm 4,2%
Học sinh bị xếp hạnh kiểm yếu giảm 4,6%
Bảng 5: Bảng so sánh số học sinh bị kỷ luật học kỳ I năm học 2006 – 2007
Với học kỳ I năm học 2005 – 2006
Học kỳ I
TS
Khiển
Hình thức kỷ luật
Khiển Cảnh Đuổi
Năm học
Học sinh
trách
trách
cáo
học
học một
Bị kỷ luật
trước
trước
trước
một
năm
lớp
trường
trườn
tuần
5
g
4
1
2005
–
35
23
2006
Trang 16
Đuổi
2
Ghi chú
2006
-
17
17
0
10
0
0
2007
Bảng 6 :
Bảng so sánh kết quả duy trì sỉ số
học kỳ I năm học 2006 – 2007 với học kỳ I năm học 2005 – 2006
Học kỳ I
TSHọc
Năm học
sinh
TSHọcsinh
Số
cuối họckỳ HSGiảm
SốHS SốHS
Ghi
chú
Bỏ
C. đi
DTSS
03
98.5
05
99,3
2005
Đầu năm
–
1017
999
18
học
15
2006
2006
-
911
11
06
922
Tỉ lệ
2007
4.2. Khả năng phổ biến đề tài:
4.2.1. Điều kiện để thực hiện đề tài:
+ Về nhân sự : Trường phải có tổng phụ trách đội có kinh nghiệm và kỷ
năng tổ chức các hoạt động tập thể, có đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm
nhiệt tình, có kinh nghiệm quản lý và giáo dục học sinh, có khả năng tổ chức hoạt
động tập thể với quy mô tập thể lớp.
+ Về cơ sở vật chất : Sân trường có diện tích đủ cho tổ chức sinh hoạt với
quy mô cấp trường, có cây xanh bóng mát, có một phòng cho đội phát thanh
măng non ( Có thể dùng chung với các phòng làm việc khác)
+ Kinh phí cho hoạt động : Để tổ chức tốt và thường xuyên các hoạt động,
mỗi năm nhà trường cần khoản kinh phí từ 5 000 000 đồng đến 6 000 000 đồng.
Trang 17
Từ phong trào thu gom bao nilon, thu gom giấy vụn , đã đáp ứng đủ kinh phí cho
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4.2.2. Khả năng phổ biến :
Với các điều kiện cơ bản để thực hiện đề tài nêu trên, chúng tôi thấy rằng
hầu hết các trường trung học cơ sở đều đáp ứng được. Do đó, khả năng phổ biến,
sử dụng đề tài này mang tính khả thi cao.
Kết luận: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan
trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho người học sinh, góp phần giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh ngoài những giờ học chính khoá trên lớp.
Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng giúp các em củng cố và hoàn thiện
những kiến thức đã học trên lớp, tạo điều kiện để các em vận dụng những kiến
thức đã học để giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Dù đã có nhiều cố
gắng nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn và đã có hiệu quả bước đầu nhưng
chắc chắn đề tài vẫn còn những thiếu sót, những băn khoăn cần suy nghĩ trong
tương lai nên kính mong Hội đồng khoa học các cấp xem xét, đóng góp, bổ sung
để đề tài được hoàn thiện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và
Nhà nước giao phó.
Nam Chính, ngày 27 tháng 4 năm 2007
Những người thực hiện
Trang 18
Lưu Thị Ơn
Nguyễn Thành Trung
Huỳnh Thiện Phong
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Trang 19
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Trang 20
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Trang 21
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Trang 22