Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phân tích Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.51 KB, 79 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế toán - Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đối với
công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển khá vững
chắc, nhưng ko tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới làm
tăng trưởng kinh tế chậm lại, sức mua hạn chế, công nợ tồn đọng, thất nghiệp
tăng cao. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra không ít thách thức cho
các doanh nghiệp, Trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện
công cụ quản lí kinh tế, trong đó có kế toán.
Tìm hiểu các công ty về tổ chức, phương thức hoạt động là một hoạt
động rất cần thiết giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực
tế, có cơ hội đưa những điều được thầy cô dạy trên ghế nhà trường ra thực
hành và mang lại những kinh nghiệm cho bản thân. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, khi thực tập ở Công ty Cổ Phần thực Phẩm Sơn La dưới sự chỉ
bảo tận tình của các cô chú trong công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo thực
tập này.
Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La
Phần 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty CPTP
Sơn La
Phần 3: Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty CPTP Sơn La
Trong thời gian thực tập tại Công ty với những khó khăn đầu tiên khi
áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tế, báo cáo không tránh khỏi những
thiếu xót nhất định. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của thầy cô để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.



Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị trong Công ty, nhất là
các cô các chị trong phòng kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô: đã nhiệt tình hướng dẫn em,
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

3

Khoa Kế toán - Kiểm toán


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THỰC PHẨM SƠN LA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CPTP Sơn La
Công Ty CPTP Sơn La là một doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức
chuyển từ Doanh Nghiệp Nhà Nước thành Công Ty Cổ Phần. Được tổ chức hoạt
động theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam .
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La.
Tên giao dịch quốc tế: SON LA FOOD JOINT – STOCK COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: 274 – Trần Đăng Ninh – Tổ 8 – Phường Quyết Tâm Thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La.
Hình thức sở hữu vốn: Cổ đông góp vốn
Mã số thuế: 5500154279 . Tài khoản : 421101000026. Tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sơn La.
Đăng ký kinh doanh số: 5500154279. Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Sơn
La cấp ngày 10/01/2007. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05 tháng 11 năm
2008.
Điện thoại : 0223852168
Fax: 0223854497
Ngành nghề kinh doanh SXKD dịch vụ thương mại: Rượu, bia, nước giải
khát, thực phẩm, nông sản.....
Tiền thân của Công Ty là Xí Nghiệp Chế Biến Thực Phẩm Sơn La được
thành lập năm 1962, với nhiệm vụ sản xuất, chế biến cung cấp các mặt hàng
lương thực, thực phẩm: rượu, cồn,….phục vụ như yếu phẩm cho nhân dân các
dân tộc Tây Bắc. Kể từ năm 1986, do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật kinh tế
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế toán - Kiểm toán

nghèo nàn lạc hậu, cùng với kinh tế của 1 tỉnh miền núi Xí Nghiệp không phát
triển kịp với xu thế của thời đại. Xí Nghiệp duy trì đến năm 1991 thì sát nhập
với Xí Nghiệp Bánh Mứt Kẹo Sơn La với cùng tình trạng và lấy tên là Xí Nghiệp
Chế Biến Thực Phẩm Sơn La, chuyển địa điểm từ nơi sơ tán ra trung tâm là địa
điểm hiện nay của Công ty. Trong những ngày tháng chuyển đổi Xí Nghiệp Chế
Biến Thực Phẩm Sơn La thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị của tỉnh, duy trì
các mặt hàng cũ, đồng thời nghiên cứu phát triển khai thác thị trường, chuyển
đổi nghành nghề trên cơ sở lợi thế của địa phương. Xí nghiệp đã mở mang sản
xuất Bia, xây dựng Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột, xóa bỏ 1 số mặt hàng cũ không
phù hợp. Sản phẩm Bia của Xí Nghiệp có uy tín và đứng vững trên thị trường.
Ngày 01/01/2008 Xí Nghiệp đã thực hiện thành công chuyển đổi sở hữu doanh
nghiệp, lấy tên là Công Ty CPTP Sơn La.
1. 2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin
về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài
sản và các hoạt động kinh tế của đơn vị đó. Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm sản
xuất, yêu cầu công tác quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty theo hình
thức tập trung. Công việc kế toán được thực hiện tập trung ở phòng kế toán của
Công ty, từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ, lập và báo cáo kết quả kinh doanh cho
tới việc kiểm tra kế toán.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ công tác do nhân
viên kế toán thực hiện. Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức, tiến hành và lập
kế hoạch cho các hoạt động về vốn: vay vốn, huy động vốn, trả nợ vốn…. tham
mưu cho Giám Đốc đưa ra quyết định phù hợp.

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

5

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Sơ đồ1.1: Bộ Máy Kế Toán Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La
Kế Toán Trưởng

Bộ Phận Chuyên Trách

Thủ
quỹ

Kế
toán
vốn
bằng
tiền

Kế toán
tập hợp
chi phí
và tính
giá

thành
sản
phẩm
dịch vụ

Bộ Phận kiêm Nhiệm

Kế
toán
NVL
– CC
DC

Kế
toán
tiền
lương
và các
khoản
trích
theo
lương

Kế
toán
tài
sản
cố
địn
h


Kế
Toán
Thuế

Kế
Toán
Bán
Hàng


Xác
Định
Kết
Quả
Kinh
Doan
h

Sơ đồ1.2: Cơ cấu bộ máy điều hành Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La
Đại Hội Đồng
Cổ Đông
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

6


Khoa Kế toán - Kiểm toán

Cổ Đông

Đại Hội Đồng
Cổ Đông

Ban Kiểm Soát

Giám Đốc
Điều Hành

Phòng kế
toán

Phòng Kỹ
Thuật

Phòng Hành
Chính

Phòng Kinh
Doanh

Phân Xưởng
Sản Xuất

- Hội Đồng Cổ Đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm 21 người:
1 Đại hội cổ đông thành lập CTCP, 2 Đại hội cổ đông thường niên, 3 Đại hội cổ

đông bất thường.
- Hội Đồng Quản Trị gồm 3 thành viên: 1 Chủ tịch HĐQT, 2 Ủy viên.
- Ban kiểm soát: 1 Trưởng ban kiểm soát, 2 Ủy viên.
- Giám Đốc Điều Hành: điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm
trước nhà nước đồng thời đại diện cho quyền lợi của CBCNV trong đơn vị.

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

7

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Phòng kỹ thuật: xây dựng các kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn, nghiên
cứu cải tiến bổ sung dây chuyền công nghệ. Theo dõi thực hiện các quy trình
công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phòng kinh doanh: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, tổ
chức hoạt động marketing, xây dựng các phương án đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,
ký kết và thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tìm nguồn hàng đầu vào và
giải quyết các vấn đề đầu ra của doanh nghiệp.
- Phòng kế toán: có chức năng theo dõi, tập hợp toàn bộ số liệu hoạt động tài
chính của đơn vị theo đúng quy định về chế độ kế toán hiện hành của nhà nước.
- Phòng hành chính: có chức năng quản lý hồ sơ, xây dựng kế hoạch, chương
trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành
chính và con dấu, công tác lễ tân, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu thường
và tài liệu quan trọng.

1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Do đối tượng sản xuất của Công ty là bia có chu kỳ sản xuất trung bình, vì
vậy quá trình sản xuất của Công ty theo kiểu chế biến liên tục, khép kín. Quy
trình sản xuất gồm nhiều công đoạn, thời gian đưa NVL vào đến khi hoàn thành
SP là 1 chu kỳ (15 ngày).

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Sơ đồ1.3: Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Bia
Malt đại mạch

Nước

Sơ chế nguyên
liệu, xay nhỏ
Xử lý

Nấu đường hóa
Lọc dịch đường

Cao, hoa


Bã malt

Nấu với cao, hoa
Lạnh nhanh

Men giống

Lên men

Nấm men

Lọc
Bia tươi
Vỏ

Rửa

Chiết chai
Thanh trùng

Chiết
Thành phẩm bia hơi

Dán nhãn
Thành phẩm bia chai

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

9

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Thuyết minh công nghệ:
-

Nguyên liệu chính là Malt qua sơ chế (xay nhỏ) và chứa vào thùng chứa,

từ thùng chứa tháo xuống nồi đường hoá theo định lượng của một mẻ. Trong nồi
đường hoá đã có sẵn một lượng nước theo tỷ lệ là 420l nước/90kg bột với nhiệt
độ quy định là 40°C. Khi bột Malt nấu đạt yêu cầu thì được bơm chuyển sang
nồi đường hoá. Tại đây quá trình đường hoá được thực hiện qua các nhiệt độ
khác nhau: Từ 40ºC÷52ºC thời gian ủ là 30 phút, từ 52ºC÷62ºC thời gian ủ là 90
phút, từ 62ºC÷72ºC thời gian ủ là 30 phút, từ 72ºC÷75ºC thời gian ủ là 30 phút.
Khi dịch đường hoá kết thúc được bơm chuyển qua máy lọc, bã Malt được tách
ra, dịch đường trong được đưa đi nấu với cao, hoa trong nồi nấu hoa. Thời gian
nấu cao, hoa là 1 giờ 30 phút, cho cao, hoa làm 2 lần. Sau khi kết thúc nấu hoa,
tách bã cao, hoa và dịch đường trong được bơm qua thùng lắng tiếp tục dịch
đường được qua hệ thống lạnh nhanh để làm lạnh dịch đến nhiệt độ là:13ºC. Qua
hệ thống lạnh nhanh, dịch đường được chuyển đến thùng lên men: Men giống đã
được nuôi trong các thùng men giống, men giống có tác dụng làm thoáng khí cho
dịch đường. Các thùng lên men vừa có tác dụng lên men chính và lên men phụ,
tàng trữ nhiệt độ ở các chế độ khác nhau duy trì và điều khiển bằng hệ thống
lạnh ngay trong thùng.
-


Ngày thứ nhất cho dịch đường vào thùng lên men: nhiệt độ là:13ºC, nồng

độ bình quân là 8oC đến 10oC. Ngày thứ 2,3 là :13ºC, ngày thứ 4 là :12ºC, ngày
thứ 5 là :11ºC, ngày thứ 6 là :10ºC, ngày thứ 7 là :9ºC, ngày thứ 8 là :8ºC, ngày
thứ 9 là :7ºC, ngày thứ 10 là :6ºC, ngày thứ 11 là :5ºC, ngày thứ 12 là :5ºC, ngày
thứ 13 là :4ºC, ngày thứ 14, 15 là :3ºC. Đến khi lọc để thành sản phẩm
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

10

Khoa Kế toán - Kiểm toán

1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
CPTP Sơn La.
1.4.1. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty CPTP Sơn La.
- Công ty đang vận dụng theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng Công ty đang vận dụng theo QĐ số:48/2006/QĐBTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài trong kế toán: Đồng Việt
Nam
- Kỳ kế toán năm ( bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12).
- Việc tính thuế GTGT được Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp thẻ song song.

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Ghi nhận
theo nguyên giá.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Khấu hao
theo đường thẳng (khấu hao bình quân, tuyến tính cố định).
- Hình thức kế toán và hệ thống chứng từ, sổ kế toán sử dụng tại Công ty
CPTP Sơn La.
Tại Công ty, công tác kế toán thực hiện bởi kế toán thủ công. Do tính chất
hoạt động cũng như đặc điểm SXKD của Công ty. Công ty đã sử dụng hầu hết
các tài khoản trong hệ thống TK thống nhất trong cả nước và vận dụng hình thức
kế toán : Chứng từ ghi sổ.
Với hình thức này công ty đã sử dụng các loại sổ sau:
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

11

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ cái, Sổ chi tiết các tài khoản, sổ chi tiết công nợ,
thẻ kho….
- Sổ cái các tài khoản…
- Các loại bảng kê: Bảng kê chứng từ,…
- Các bảng phân bổ: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, NVL – CCDC…

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9


Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

12

Khoa Kế toán - Kiểm toán

1.4.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012,2013,2014
Biểu 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế ba năm gần đây của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu

Năm 2012

Vốn chủ sở hữu

535.291.204

Doanh thu thuần từ HĐSXKD
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập bình quân/NLĐ

1.729.235.749
10.031.865
102.203.884
1.650.000


Năm 2013

731.980.120
2.029.371.125
12.061.648
147.309.478
2.100.500

Năm 2014

824.833.099
2.565.733.800
13.751.614
213.254.842
2.235.000

(Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014)

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp

Chênh lệch (%)
2013/2012
2014/2013

36,74

12,69


17,36

26,43

20,23
44,13
27,30

14,01
44,77
6,40


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

13

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Nhận xét
Từ bảng số liệu trên cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng dần
qua các năm, từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể:
-Năm 2013 so với năm 2012:
Tổng tài sản (tổng nguồn vốn) năm 2013so với năm 2012 tăng 3,23%
tương ứng tăng gần 352 triệu đồng; Nguồn vốn chủ sở hữu tăng
196.688.916đồng tương ứng tăng 36,74%; Doanh thu thuần, thuế TNDN và Lợi
nhuận sau thuế năm 2013 so với 2012 đều tăng 17,36%, tương ứng với Doanh
thu thuần tăng 300.135.376 đồng, Thuế TNDN tăng 2.029.783 đồng và Lợi
nhuận sau thuế tăng 45.105.594 đồng.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 1.650.000 đồng năm 2013

lên 2.100.500 đồng năm 2012, tương ứng với tăng 27,3%.
- Năm 2014 so với năm 2013:
Tổng tài sản (tổng nguồn vốn) năm 2014 so với năm 2013 tăng 16,91%
tương ứng tăng gần 1,9 tỷ đồng; Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 92.852.979đồng
tương ứng tăng 12,69%; Doanh thu thuần, thuế TNDN và Lợi nhuận sau thuế
năm 2014 so với 2013đều tăng 26,43%, tương ứng với Doanh thu thuần tăng
536.362.675 đồng, Thuế TNDN tăng 1.689.966 đồng và Lợi nhuận sau thuế tăng
65.945.364 đồng.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 2.100.500 đồng năm 2014
lên 2.235.000 đồng năm 2013, tương ứng với tăng 6,4%.
Như vậy, cùng với sự mạnh dạn và hướng đi đúng đắn của mình trong việc
tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô do đó, việc tuyển thêm lao động
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

14

Khoa Kế toán - Kiểm toán

là rất cần thiết, công nhân viên trong công ty có trình độ, hầu hết là có kinh
nghiệm nên hiệu quả hoạt động cao, cộng thêm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, sản phẩm có chất lượng, năng suất lao động cao làm cho
doanh thu và lợi nhuận của công ty đang tăng lên rõ rệt

PHẦN II: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SƠN LA

2.1Những vấn đề chung về công tác kế toán của Công ty
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

15

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.1.1 Các chính sách kế toán chung
- Công ty hiện đang sử dụng tài khoản kế toán và sổ sách kế toán theo quyết định
số 48/2006– QĐ/BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N
- Phương pháp khẩu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
- Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá hàng
tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng, quy đổi ngoại
tệ căn cứ vào tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế tài chính
2.1.2 Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán. Công ty
Cổ Phần Thực Phẩm Sơn La sử dụng hệ thống chứng từ theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh
nghiệp.

Chứng từ kế toán doanh nghiệp sử dụng trong doanh nghiệp như:

Danh mục chứng từ kế toán sử dụng
STT Tên chứng từ
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Mẫu số
Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

16

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Lao động tiền lương
1

Bảng chấm công

01a-LĐTL

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương


02-LĐTL

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

5

Giấy đi đường

04-LĐTL

6

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

7

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

11-LĐTL

8




3

Hàng tồn kho
1

Phiếu nhập kho

01-VT

2

Phiếu xuất kho

02-VT

3

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng

03-VT

hóa
4

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

04-VT

5


Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

05-VT

6

Bảng kê mua hàng

06-VT

7

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

07-VT

Bán hàng
1

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

01-BH

2

Thẻ quầy hàng

02-BH


Tiền tệ
1

Phiếu thu

01-TT

2

Phiếu chi

02-TT

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

5

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT


Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

17

Khoa Kế toán - Kiểm toán

6

Biên lai thu tiền

06-TT

7

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT



Tài sản cố định
1

Biên bản giao nhận TSCĐ


01-TSCĐ

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

3

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

4

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

5

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

6

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ


06-TSCĐ

2.1.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Một số TK kế toán Công ty sử dụng là:
TK 1111: Tiền mặt VND
TK 1121: Tiền VND gửi ngân hàng
TK 1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
TK 131: Phải thu khách hàng
TK 141: Tạm ứng
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang
TK 311: Vay ngắn hạn
TK 331: Phải trả người bán
TK333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
TK 334: Phải trả người lao động
TK 335: Chi phí phải trả
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

18


Khoa Kế toán - Kiểm toán

TK 338: Phải trả phải nộp khác
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh
TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
TK 632: Giá vốn hàng bán
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 711: Thu nhập khác
TK 811: Chi phí khác
TK 821: Thuế TNDN
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
.........
2.1.4 Hệ thống sổ sách kế toán
Công ty TNHH Thương mại Liên Sơn áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật
ký chung. Hình thức nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung (Mẫu số S03a - DN)
- Sổ cái (Mẫu số S03b- DN)
- Sổ nhật ký đặc biệt:
+ Sổ nhật ký thu tiền (Mẫu số S03a1-DN)
+ Sổ nhật ký chi tiền (Mẫu số S03a2-DN)
+ Sổ nhật ký mua hàng ( Mẫu số S03a3-DN)
+ Sổ nhật ký bán hàng (Mẫu số S03a4-DN)
- Các sổ, thẻ chi tiết...

2.2 Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty cổ phần
thực phẩm Sơn La.
2.2.1 Kế toán vốn bằng tiền


Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Mỗi doanh nghiệp đều có một số tiền mặt nhất định tại quỹ. Số tiền
thường xuyên có tại quỹ được ấn định tuỳ thuộc vào quy mô tính chất hoạt động
của doanh nghiệp và được ngân hàng thoả thuận.
Để quản lý và hạch toán chính xác, tiền mặt của doanh nghiệp được tập
trung bảo quản tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý
và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm gửi quỹ.
Thủ quỹ không được nhờ người làm thay mình. Không được kiêm nhiệm công
tác kế toán, không được làm công tác tiếp liệu, mua bán vật tư hàng hoá.
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp lệ,
chứng từ phải có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng. Sau khi
đã kiểm tra chứng từ hợp lệ, thủ quỹ tiến hành thu vào hoặc chi ra các khoản tiền
và gửi lại chứng từ đã có chữ ký của người nhận tiền hoặc nộp tiên. Cuối mỗi
ngày căn cứ vào các chứng từ thu chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo
các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản
lý và nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ
phải thường xuyên kiểm kê số tiền quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số liệu
của sổ quỹ, sổ kế toán. nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra lại

để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Với vàng bac, đá quý
nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo,
đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có
xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.
- Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển.
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế toán - Kiểm toán

- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, phiếu thu, bảng kiểm kê quỹ, giấy
báo nợ, giấy báo có…..
- Sổ kế toán: Sổ quỹ tiền mặt, các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112, TK 113, TK 131, TK 133, TK 152, TK
211, TK 331, TK 336, TK 338….
Quy trình luân chuyển kế toán vốn bằng tiền:
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền của đơn vị.
Tiếp nhận các chứng từ đề nghị Thu-Chi tiền
Đối chiếu tính hợp lí, hợp lệ của các chứng từ
Kế toán trưởng kiểm tra lại và ký xác nhận
Gián đốc/ Phó giám đốc phê duyệt
Lập chứng từ Thu-Chi
Ký duyệt chứng từ Thu-Chi

Thực hiện Thu-Chi tiền
Sơ đồ 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền được thực hiện theo quy
trình như sau:
- Bước 1: Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu – chi tiền

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

21

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Chứng từ kèm theo yêu cầu chi tiền có thể là Giấy đề nghị thanh toán, giấy
đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hóa đơn
GTGT, hợp đồng mua bán,…
Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền: Giấy thanh toán tạm ứng, hóa đơn
GTGT, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn,…
- Bước 2: Kế toán tiền đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo
tính hợp lý, hợp lệ (có đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân
thủ các quy định, quy chế tài chính của Công ty). Sau đó chuyển cho kế toán
trưởng xem xét.
- Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và các
chứng từ liên quan.
- Bước 4: Phê duyệt của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc:
Căn cứ vào các quy định và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê

duyệt của Công ty, GĐ hoặc Phó GĐ được ủy quyền xem xét phê duyệt đề nghị
thu – chi. Các đề nghị chi không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu làm rõ
hoặc bổ sung các chứng từ liên quan.
- Bước 5: Lập chứng từ thu – chi
+ Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu – chi.
+ Đối với giao dịch thông qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập ủy nhiệm
tu/Ủy nhiệm chi.
Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.
- Bước 6: Ký duyệt chứng từ thu – chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu/ Ủy
nhiệm thu hoặc Phiếu chi/ Ủy nhiệm chi.
- Bước 7: Thực hiện thu – chi tiền:
+ Đối với giao dịch bằng tiền mặt: Khi nhận được phiếu thu hoặc phiếu chi (do
kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc, Thủ quỹ phải:
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

22

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Kiểm tra số tiền trên phiếu thu/Phiếu chi với chứng từ gốc.
Kiểm tra sự phù hợp với chứng từ gốc về nội dung ghi trên Phiếu
thu/Phiếu chi.
Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu/Phiếu chi và chữ ký của người có thẩm
quyền.
Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ

tiền mặt.
Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu/Phiếu chi.
Thủ quỹ ký vào Phiếu thu/Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên.
Sau đó, thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu/Phiếu chi ghi vào sổ Quỹ.
Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của Phiếu thu/Phiếu chi
cho kế toán.
+ Đối với thu – chi tiền qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập và nộp Ủy nhiệm
thu/ ủy nhiệm chi, Séc,.. cho ngân hàng.
Để tìm hiểu rõ hơn về quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty CPTM khí công nghiệp Cao Nguyên, sau đây là một số quy trình cụ thể
đối với kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân hàng cùng với nghiệp vụ minh
họa cụ thể.
Khái quát quy trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền tại công ty:
1. Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ lập phiếu thu, phiếu chi và nhận giấy báo nợ,
giấy báo có từ ngân hàng, kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ rồi
ghi vào Sổ chi tiết TK 111, Sổ nhật ký chung. Đồng thời Thủ quỹ vào Sổ quỹ
tiền mặt.

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2. Cuối ngày kế toán tiến hành đối chiếu giữa Sổ quỹ tiền mặt và Sổ chi tiết TK

111.
3. Cuối tháng căn cứ vào Sổ chi tiết TK 111 kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết TK
111 và từ sổ nhật ký chung kế toán lập sổ cái TK 111.
4. Cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết TK
111.

Chứng Từ Gốc

Sổ Quỹ

Sổ Đăng Ký
Chứng Từ Ghi Sổ

Bảng Tổng Hợp
Chứng Từ Gốc

Sổ Kế Toán Chi
Tiết Theo Đối
Tượng

Chứng Từ Ghi Sổ

Sơ đồ2.2: Hình Thức Sổ Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ

Bảng Tổng Hợp
Chi Tiết

Sổ Cái

Bảng Cân Đối Số

Phát Sinh
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9
Báo Cáo Tài Chính

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

24

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Ghi Chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chi hợp lệ,
chứng từ phải có chữ ký của giám đốc doanh nghiệp và kế toán trưởng. Sau khi
đã kiểm tra chứng từ hợp lệ, thủ quỹ tiến hành thu vào hoặc chi ra các khoản tiền
và gửi lại chứng từ đã có chữ ký của người nhận tiền hoặc nộp tiên. Cuối mỗi
ngày căn cứ vào các chứng từ thu chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo
các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán. Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản
Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


25

Khoa Kế toán - Kiểm toán

lý và nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quỹ tại quỹ. Hàng ngày thủ quỹ
phải thường xuyên kiểm kê số tiền quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu với số liệu
của sổ quỹ, sổ kế toán. nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải tự kiểm tra lại
để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý. Với vàng bac, đá quý
nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo,
đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có
xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong.
- Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu chi, phiếu thu, bảng kiểm kê quỹ, giấy
báo nợ, giấy báo có…..
- Sổ kế toán: Sổ quỹ tiền mặt, các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
Tài khoản sử dụng: TK 111, TK 112, TK 113, TK 131, TK 133, TK 152, TK
211, TK 331, TK 336, TK 338….

Quy trình luân chuyển chứng từ phiếu thu.

Nguyễn Thị Phương Thảo – CĐN-ĐHKT1-K9

Báo cáo tốt nghiệp


×