Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.01 KB, 14 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH

-----o0o------

TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐÀ NẴNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HƯỚNG DẪN VIÊN

GVHD

: Ths. Nguyễn Thị Thu A

SVTH

: Lê Văn B

Lớp

: NVHD K54

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2016
LÊ XUAN HÒA |

1


LỜI MỞ ĐẦU

Kính gửi:



Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Đà Nẵng
Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch
Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths. Nguyễn Thị A

Em tên là:

Lê Văn B, học viên lớp: NVHD K54

Hơn hai tuần học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của cô đã trang bị cho chúng em
những kiến thức căn bản vô cùng quan trọng về Tổng quan du lịch Việt Nam nói
chung và tình hình du lịch ở Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt những câu chuyện, những
kinh nghiệm cực kỳ quý giá được cô chia sẻ trên lớp chính là kim chỉ nam góp phần
quan trọng hình thành nên những người hướng dẫn viên tương lai giàu kiến thức và kỹ
năng, đặc biệt là cái tâm với nghề.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam xuất phát từ nhu cầu đi du lịch của con người khắp nơi trên thế giới khi đời sống
tinh thần của họ ngày càng được cải thiện. Sự ưu ái của thiên nhiên cùng với lịch sử
nghìn năm văn hiến của dân tộc đã để lại cho chúng ta nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn lẫn tự nhiên vô cùng phong phú, đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, đó là thế mạnh
để chúng ta có thể tự hào cũng như cùng nỗ lực hết mình để nền du lịch Việt Nam
phát triển xứng đáng với tiềm năng của mình.
Tuy vậy, sự phát triển du lịch của một đất nước phải duy trì được tính ổn định,
bền vững, điều đó phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dịch vụ hay nói cách khác là
thái độ của những người cung cấp dịch vụ. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng trở
thành một điểm sáng của du lịch Việt Nam, du lịch Đà Nẵng thường xuyên được báo
giới và phương tiện truyền thông địa phương cũng như quốc tế liên tục nhắc đến với
những sự kiện du lịch mang tầm quốc tế: lễ hội ánh sáng, cuộc thi trình diễn pháo hoa,

LÊ XUAN HÒA |


2


cuộc đua thuyền buồm, lướt sóng hay cả giải marathon quốc tế…, hay với những danh
hiệu mới: thành phố của nhứng cây cầu, thành phố đáng sống…
Rõ ràng đó là những tín hiệu đáng mừng, nhưng liệu sự phát triển nhanh chóng
của du lịch như vậy có tiếp tục được duy trì và trở thành một lợi thế lâu dài của thành
phố?
Ý thức được tầm quan trọng đó, em đã đi tìm câu trả lời cho những tích cực và
hạn chế của du lịch Đà Nẵng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao chất
lượng dịch vụ du lịch, góp phần đưa ngành du lịch nước nhà ngày càng phát triển ổn
định, bền vững hơn.
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 3 năm 2016

LÊ XUAN HÒA |

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................................................................................

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

LÊ XUAN HÒA |

4


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.....................................................................................3
PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG...................................................5
1. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng.........................................................................5
2. Tài nguyện du lịch của Tp. Đà Nẵng....................................................................6
3. Các điểm đến du lịch tiêu biểu..............................................................................8

PHẦN II – THỰC TRẠNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG
HIỆN NAY.......................................................................................................................9
PHẦN III – NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TÍCH CỰC CỦA NGHỀ HDV......................
1. Hạn chế................................................................................................................11
2. Tích cực...............................................................................................................11


PHẦN IV – TỔNG KẾT: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC...........................12

LÊ XUAN HÒA |

5


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ĐÀ NẴNG

1. Vài nét về thành phố Đà Nẵng
- Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp

tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà
Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách
thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao,
sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
- Với dân số gần 1 triệu người tính tới cuối năm 2010, Đà Nẵng có tất cả 6 quận:

Sơn Trà, Hải Châu, Cẩm Lệ, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành sơn và 2 huyện:
Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.
- Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba

Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản
thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được
xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy
Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của
những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng,
trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có
cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có

cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những
đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và
cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc …

LÊ XUAN HÒA |

6


2. Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1 Địa hình đồng bằng
Vùng đồng bằng ven biển và triền sông của Đà Nẵng là dạng địa hình tương
đối bằng phẳng, do đặc điểm đồi núi ăn sát biển nên đồng bằng bị chia cắt và
nhỏ hẹp, đây là vùng nông nghiệp thích hợp cho phát triển du lịch làng nghề,
làng quê…
2.1.2 Địa hình đồi núi
Vùng núi Đà Nẵng bắt đầu từ phía bắc chính là đỉnh Hải Vân cao 500m nằm
trải dài theo sườn núi Hải Vân (dài khoảng 20km) được tạo thành do các nhánh
núi đâm ngang có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ được mệnh danh “Thiên hạ đệ
nhất hùng quan”
Ở phía Tây, Bà Nà là một vùng núi non trùng điệp dựa lưng vào dãy Trường
Sơn, trên đỉnh có địa hình bằng phẳng như một vùng cao nguyên tí hon. Đứng
trên đỉnh Bà Nà, du khách có thể ngắm được cảnh núi sông như đang bồng
bềnh giữa đám mây trôi bởi mây chỉ nằm ở lưng chừng đỉnh núi còn trên đỉnh
cao trời luôn quang rạng, chính vì lẽ đó mà Bà Nà được mệnh danh là chốn
bồng lai tiên cảnh.
Ở phía Nam, núi Ngũ Hành Sơn nằm ngày trong lòng đồng bằng tiếp giáp
Quảng Nam với 6 ngọn núi đá mang tên ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
mang trong mình truyền thuyết thú vị về sự hình thành của nó.

Ở hướng Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà có vươn mình ra biển che chắn cho thành
phố, với vị trí đắc địa của mình, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn tạo nên sự tương
phản sâu sắc với đồng bằng: “Núi trong lòng thành phố, phố trong lòng biển
khơi”.
2.1.3 Bờ biển
Với gần 60 km kéo dài từ vịnh Lăng Cô của Thừa Thiên Huế cho đến biển Cửa
Đại ở Hội An, trải qua hàng triêu năm dưới tác động của nội lực và quá triển
biển thoái đã để lại cho Đà Nẵng một hệ thống bãi biển đẹp vô giá từ thiên
nhiên như: Nam Ô – Xuân Thiều, Mỹ An, Mỹ Khê, Non Nước. Phần lớn các
bãi biển đều thoải, bằng phẳng có độ dốc chỉ trung bình, cát trắng mịn màng
như
làn
da
người
con
gái.
Tất cả đã và đang tạo nên một ngành du lịch biển phát triển nhộn nhịp
LÊ XUAN HÒA |

7


đặc biệt là vào mùa hè với các hoạt động phổ biến: nghỉ dưỡng, câu cá, lặn
ngắm san hô, lướt sóng…
2.1.4 Khí hậu
Khí hậu ở thành phố Đà Nẵng mang tính chất nhiệt đới gió mùa và là nơi đánh
dấu sự chuyển tiếp rõ rệt giữa hai vùng khí hậu khác biệt: miền bắc và nam
Việt Nam và gồm hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô
Sự phân hóa theo không gian và thời gian tạo nên 2 dạng khí hậu rõ rệt: khí hậu
nhiệt đới ven biển (ở các đồng bằng ven biển) và một ít khí hậu ôn đới vùng

cao (khu vực Bà Nà)
Nhiệt độ trung bình 25 đến 26 độ C, biên độ nhiệt tương đối ổn định
2.1.5 Tài nguyên sinh vật
Đà Nẵng hiện đang có hai khu bảo tồn thiên nhiên cực kỳ quý giá: khu bảo tồn
Bà Nà và bán đảo Sơn Trà với nhiều động thực vật quý hiếm nằm trong sách
đỏ.
Chính sự đặc biệt của địa hình: trên núi dưới biển như thế, thành phố đang
không ngừng vừa khai thác vừa quy hoạch bảo tồn nguồn sinh vật trên cạn lẫn
dưới nước nhằm phục vụ cho nhu cầu du lịch một cách tối ưu nhất
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo khảo cổ học, ở Đà Nẵng xuất hiện dấu vết của con người khoảng gần
5000 năm trước, trước khi vua Chế Mân dâng hai châu Ô cho triều Nguyễn vào
năm 1306, Đà Nẵng ngày nay là nơi cư trú của người Chăm Pa cổ qua hàng
ngàn
năm.
Tất cả dấu tích và văn hóa Sa Huynh, Chăm Pa vẫn đang được lưu trữ tại Cổ
Viện Chàm (một trong những bảo tàng Chăm đầu tiên trên thế giới) và bảo tàng
Đồng Đình, đây là hai bảo tàng có giá trị nhân văn sâu sắc.
Ngoài ra trải qua thời gian dài sinh sống, người Kinh chúng ta cũng đã để lại
nhiều công trình văn hóa tiêu biểu: Nhà thờ Con gà, chùa Linh Ứng, hay Hải
Vân Quan (tiếp giáp với Thừa Thiên Huế)…và các lễ hội, các làng nghề truyền
thống phản ánh đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của bà con. Tất cả đều
góp phần tô màu cho diện mạo du lịch thành phố
3. Các điểm du lịch tiêu biểu

LÊ XUAN HÒA |

8



*Thành phố Đà Nẵng: bảo tàng (Cổ Viện Chàm, bảo tàng Đồng Đình…), kiến trúc
tôn giao (nhà thờ Con Gà, chùa Linh Ứng…), cảnh quan sông Hàn (bao gồm cả
những cây cầu)
*Đèo Hải Vân và bờ biển trải dài từ Sơn Trà đến Non Nước: tham quan nghỉ
dưỡng, thể thạo nước, nghỉ mát (bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Mỹ Khê, bãi tắm Non Nước,
hòn Ngọc, Bãi Cát Vàng…

LÊ XUAN HÒA |

9


PHẦN II
THỰC TRẠNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Sự phát triển ồ ạt của các cơ sở lưu trú dẫn đến thiếu cả đội ngũ phục vụ như hướng
dẫn viên du lịch, đầu bếp, phục vụ buồng phòng, nhân viên bàn, lễ tân. Trong khi đó
lao động được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch hiện nay chỉ mới đáp ứng chưa tới
50%. Dù số lượng cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch khá nhiều nhưng chưa đáp ứng yêu
cầu của người tuyển dụng, 80% doanh nghiệp khách sạn, lữ hành, nhà hàng tự đào tạo
lại

nhân

viên.

Sự mất cân bằng ở đội ngũ hướng dẫn viên nhất là hướng dẫn viên tiếng hiếm không
theo kịp, dẫn đến tình trạng các công ty du lịch sử dụng hướng dẫn viên dễ dãi, không
được chọn lựa kỹ, tác phong không chuyên nghiệp, chất lượng chưa cao, số lượng
hướng dẫn viên ngày càng được trẻ hóa nên chưa có kinh nghiệm. Các công ty lữ
hành sử dụng chưa tới một nửa số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ.

Việc lượng khách đa quốc gia tăng cao đang đặt ra thách thức không nhỏ trong việc
cung cấp nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch, nhất là hướng dẫn viên thành thạo
các thứ tiếng hiếm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Nga, Tây Ban Nha, Ý…Toàn
thành phố hiện nay có 1.612 HDV du lịch nội địa lẫn quốc tế. Trong 916 hướng dẫn
viên quốc tế, đa phần là hướng dẫn viên tiếng Anh, tiếng Trung. Đội ngũ hướng dẫn
viên tiếng Hàn chỉ có 4 người, tiếng Nhật 41 người, tiếng Thái 18 người và tiếng Lào
chỉ có 1 người. Do thiếu hướng dẫn viên nên một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã
sử dụng người nước ngoài lao động tại Việt Nam làm hướng dẫn viên những hướng
dẫn viên này lại chưa am hiểu hết văn hóa về Đà Nẵng.
Để hình ảnh Đà Nẵng thu hút được du khách thì HDV là một cầu nối quan trọng. Về
lâu dài,bên cạnh công tác đào tạo cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch, cùng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Qua
đó, đảm bảo nguồn nhân lực kế cận và thúc đẩy cho sự phát triển ngành du lịch Đà
Nẵng.
LÊ XUAN HÒA |

10


LÊ XUAN HÒA |

11


PHẦN III
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TÍCH CỰC CỦA NGHỀ HƯỚNG DẪN VIÊN
1. Tích cực:

Nhìn từ bên ngoài, hướng dẫn viên là một công việc khá hào nhoáng vì khi trở
thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn sẽ được đi khắp nơi mà không phải bỏ

tiền túi, có mức lương hấp dẫn và đặc biệt luôn tươi tắn trong những nụ cười.
Bên cạnh đó, nghề Hướng dẫn viên du lịch được xếp trong top những nghề có
sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn trong tương lai. Môi trường làm việc
nhiều áp lực khiến người hướng dẫn phải không ngừng rèn luyện. Càng đi
nhiều, hướng dẫn viên càng tích lũy được vốn nghề, rèn được cho mình sự
khéo léo, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp…
2. Hạn chế:
Bên cạnh những hào nhoáng mà nghề hướng dẫn mang lại, hướng dẫn viên là
nghề muôn vàn áp lực như bao người hay ví: “nghề làm dâu trăm họ”. Bởi
cũng được đi đây đó, nhưng trong khi khách du lịch được thư giãn ngắm cảnh,
thưởng thức không gian thì hướng dẫn viên phải căng mình ra, vận động liên
tục, làm sao để có thể truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh
một cách sống động linh hoạt, làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi du khách,
làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng… Những khi mệt
mỏi, hướng dẫn viên không được nghỉ ngơi, thời gian càng về cuối, hành khách
càng mệt mỏi thì hướng dẫn viên lại càng phải làm việc cật lực hơn để khuấy
động không khí. Đi bộ liên tục và nói cũng… liên tục cả ngày, tối về, hướng
dẫn viên lại phải sắp xếp nơi ăn chốn ngủ cho cả đoàn, xong xuôi hết mới được
đi ngả lưng. Mà chuyện ngủ của hướng dẫn viên cũng còn tùy theo kinh phí
của từng Tour. Khách sạn cao cấp thường chỉ được dành cho du khách. Đó mới
chỉ là những vất vả thường trực, hướng dẫn viên còn phải luôn chuẩn bị tư thế
để đối phó với những bất trắc, từ chuyện xe hư, đường hỏng, thời tiết thay đổi

LÊ XUAN HÒA |

12


làm sai lệch lộ trình, hướng dẫn viên phải tự mình ứng phó thật quyết đoán và
nhạy bén…

Đó là chưa kể những chuyến đi xuyên Tết, tạm thời gác lại những giây phút
bên gia đình trong những giây phút gia đình đoàn tụ…và còn biết bao khoảng
lặng phía sau mà không phải ai cũng có thể nói ra.

PHẦN VI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Nội lực:

Để nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch, từ đó nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng, yếu tố tiên quyết xuất phát từ nhận thức của mỗi
hướng dẫn viên. Hơn ai hết, họ phải là những người luôn mang trong mình
ý chí cầu tiến, học hỏi, không ngừng rèn luyện các kỹ năng, tính cách và
duy trì ngọn lửa đam mê cái nghề mọi lúc mọi nơi. Vượt qua cái hào
nhoáng mà nghề hướng dẫn viên mang lại. Cân bằng giữa lợi ích và thái độ
để có thể phục vụ du khách một cách công tâm, thoải mái. Mang lại niềm
vui tiếng cũng hay nói sâu xa hơn – đáp ứng thoả mãn nhu cầu của du
khách
2. Ngoại lực:
Để nền du lịch Đà Nẵng xứng đáng với tiềm năng chúng ta có, bên cạnh sự
nỗ lực của mỗi người hướng dẫn cần có sự chung tay góp sự từ lời nói cho
đến hạnh động của cả cộng đồng, trong đó chủ yếu là các nhà hoạch định du
lịch:
+Triển khai thực hiện các biện pháp nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa đội
ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch như: Tranh thủ sự hỗ trợ của
Liên minh châu Âu (EU) và UNESCO về kỹ thuật, kinh phí để xây dựng
các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghiệp vụ, ngoại ngữ; Tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch toàn
LÊ XUAN HÒA |

13



quốc; Tham gia Hội thi hướng dẫn viên ASEAN; Triển khai ứng dụng khoa
học-công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý hướng dẫn viên, thuyết minh
viên du lịch. Tập trung nghiên cứu, xây dựng được một bộ tiêu chuẩn kỹ
năng nghề du lịch Việt Nam, trong đó có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.
Để có một đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch có trình độ
nghiệp vụ cao, ngoại ngữ giỏi, am hiểu lịch sử-văn hóa dân tộc, đòi hỏi phải
có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa ngành du lịch, các cơ sở đào tạo du
lịch, các địa phương và các doanh nghiệp du lịch. Trong đó, vai trò của các
địa phương là hết sức quan trọng, xây dựng và triển khai quy hoạch, kế
hoạch phát triển nhân lực du lịch của địa phương, tập trung triển khai có lộ
trình, phù hợp theo đặc thù, yêu cầu của địa phương, chú ý tính thực tế và
liên kết trong đào tạo nhâ

LÊ XUAN HÒA |

14



×