Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo Cáo đồ án thực tập tốt nghiệp: Đồ án xây dựng website bán điện thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 48 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa Công Nghệ Thông Tin
--------------------

Báo Cáo đồ án thực tập tốt nghiệp

Đề tài : Đồ án xây dựng website bán điện thoại
Giáo viên hướng dẫn : Th.s An Văn Minh
Sinh viên thực hiện: : Lê Tiến Dũng
Lớp: Tin1_K15

Hà Nội, Ngày 14, Tháng 02, Năm 2016

1


Mục lục
Mục lục.............................................................................................................................2
Mở đầu..............................................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................5
Chương 1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................6
1.1.Ngôn ngữ C#..........................................................................................................6
1.2.ASP.Net..................................................................................................................7
1.3. Internet là gì ?......................................................................................................10
1.4. World Wide Web................................................................................................11
1.5.HTML...................................................................................................................14
1.5.1 Giới thiệu HTML..........................................................................................14
1.5.2 Đặc điểm của HTML....................................................................................15
1.5.3 Cấu trúc của một tài liệu HTML...................................................................15
1.5.4 Quy trình tạo một tài liệu HTML..................................................................16
1.6.SQL SERVER......................................................................................................17


1.6.1.Lệnh SQL: ....................................................................................................19
1.6.2.Mệnh đề SQL: ..............................................................................................19
1.6.3.Những toán hạng SQL: ...............................................................................20
1.6.4.Hàm tổng hợp................................................................................................20
Chương 2: Khảo sát & Phân tích thiết kế hệ thống.......................................................22
2.1.Khảo sát................................................................................................................22
2.1.1. Mục tiêu........................................................................................................22
2.1.2. Yêu cầu.........................................................................................................22
2.2.Phân tích thiết kế hệ thống...................................................................................23
2.2.1.Yêu cầu đề tài................................................................................................23
2.2.2.Hoạt động của cửa hàng trên mạng..............................................................23
2.2.3.Thiết kế hệ thống...........................................................................................26
Chương 3: Thiết kế và cài đặt chương trình..................................................................35
3.1.Giao diện chương trình........................................................................................35
2


Hình 3.1. Trang giới thiệu về công ty....................................................................35
Hình 3.2. Trang giới thiệu(tiếp).............................................................................35
Hình 3.3. Trang sản phẩm......................................................................................36
Hình 3.4 Trang chi tiết về sản phẩm......................................................................36
Hình 3.5.Trang đặt hàng.........................................................................................37
Hình 3.6.Trang tin tức............................................................................................37
Hình 3.7.Trang chi tiết tin tức................................................................................38
Hình 3.8.Trang liên hệ...........................................................................................38
Hình 3.9. Trang tuyển dụng...................................................................................39
Hình 3.10. Trang đăng nhập dành cho quản trị viên.............................................39
Hình 3.11.Trang quản trị........................................................................................40
Hình 3.12.Trang quản trị (tiếp)..............................................................................40
Hình 3.13.Trang Thông tin đặt hàng......................................................................41

Hình 3.14.Trang loại sản phẩm..............................................................................41
3.2.Các bảng SQL......................................................................................................42
Hình 3.16.Bảng Dat (Tiếp)....................................................................................42
Hình 3.17.Bảng News............................................................................................42
Hình 3.18. Bảng News (tiếp).................................................................................43
Hình 3.19.Bảng Product.........................................................................................43
Hình 3.20.Bảng Product(tiếp)................................................................................44
Hình 3.21.Bảng TSKT...........................................................................................44
Hình 3.22.Bảng TSKT(tiếp)...................................................................................45
Hình 3.23.Bảng LoaiSP..........................................................................................45
Hình 3.24.Bảng LoaiSP(tiếp).................................................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI................................46
4.1. Kết luận ..............................................................................................................46
4.1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................46
4.1.2. Hạn chế ........................................................................................................46
4.2. Hướng phát triển đề tài .......................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................47

3


Mở đầu
Hiện nay, các công nghệ tiên tiến phát triển ngày càng mạnh mẽ và được ứng
dụng ngày càng nhiều vào các lĩnh vực kinh tế, sản xuất cũng như đời sống thường
nhật của con người. Một điểm tiêu biểu trong việc phát triển các công nghệ đó phải kể
đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu khắp các hoạt động. Nhờ đó, các công
việc được thực hiện nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn rất nhiều. Khi xã hội
ngày càng phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thu nhập kinh tế ngày
càng được cải thiện thì chiếc điện thoại di động không còn trở nên xa lạ với mọi người
nữa mà ngược lại nó là một vật dụng không thể thiếu đối với người dân hiện nay.

Hầu hết mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc điện thoại phù hợp với nhu
cầu và túi tiền của mình. Tuy nhiên, với cuộc sống ngày càng bận rộn như hiện nay thì
việc muốn mua một chiếc điện thoại mình ưa thích thì người tiêu dùng phải đến tận
cửa hang để chọn lựa vì thế sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức. Cùng với các lý
do nêu trên, qua tìm hiểu em được biết việc ứng dụng bán điện thoại di động trực
tuyến sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt được thời gian và công sức phải đến tận cửa
hàng để mua. Muốn lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại ưng ý phù hợp với túi
tiền thì khách hàng chỉ cần ngồi bên chiếc máy tính có nối mạng internet là có thế
mua được mặt hàng điện thoại mình cần. Do đó em chọn thực hiện đề tài “ Xây dựng
Website bán điện thoại di động” .
Sự ra đời của ngôn ngữ lập trình cho phép chúng ta có thể thiết kế và xây dựng
các ứng dụng giao dịch điện tử dưới nhiều hình thức khác nhau. Với sự hỗ trợ của các
loại cơ sở dữ liệu quan hệ, ta có thể kết hợp chúng trên trình chủ như PHP, ASP, JSP,
… để có thể xây dựng và triển khai ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. ASP.Net
và SQL Server không nhằm ngoài mục đích dùng để xây dựng ứng dụng giao dịch
điện tử. Với lí do đó, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo An Văn Minh, em đã
chọn đề tài “Xây dựng Website bán điện thoại ” sử dụng công nghệ ASP.net và hệ
quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

4


Website được xây dựng với định hướng giúp việc mua sắm điện thoại của
khách hàng dễ dàng và nhanh gọn hơn, không mất thời gian và công sức.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. An Văn Minh đã
hướng dẫn chỉ bảo em rất tận tình trong kì học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thông tin,
trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Các thầy cô đã dạy bảo, chỉ dẫn em trong suốt

bốn năm học tại trường Đại học Công nghệp, tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn
thành đồ án thực tập.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên K15 trường Đại học Công nghệp, đặc biệt là các
bạn sinh viên lớp Tin 1 K15 đã đoàn kết, giúp đỡ cùng tôi theo học các bộ môn bổ ích
và thú vị trong chương trình học đại học tại trường.
Cuối cùng, con xin gửi tới bố, chị gái, mẹ nuôi cùng gia đình lòng biết ơn và tình
cảm yêu thương.

Hà Nội, ngày 08/03/2016
Lê Tiến Dũng

5


Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Dựa trên cơ sở các môn đã học như:
Môn cơ sở dữ liệu
Môn hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Môn lập trình ứng dụng cơ sở dữ liệu trên web
Môn Thiết kế web

1.1.Ngôn ngữ C#
C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến.NET
Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào
Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi
trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như
class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET
runtime.
So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài đặc điểm
nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:






Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu hết các
đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ
đệm. Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu giá trị; còn những đối
tượng thuộc bộ thu rác (garbage-collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu.
Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh.
Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interface trừu tượng (abstract
interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi.



C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++.



Cú pháp khai báo mảng khác nhau("int[] a = new int[5]" thay vì "int a[5]").



Kiểu thứ tự được thay thế bằng tên miền không gian (namespace).



C# không có tiêu bản.






Có thêm Properties, các phương pháp có thể gọi các Properties để truy cập dữ
liệu.
Có reflection.
6


1.2.ASP.Net
Ta phải công nhận một điều là .NET Framework và các ứng dụng của nó đã và
đang tạo một cuộc cách mạng kỹ thuật trong công nghệ tin học (Information
Technólogy), thay đổi tận gốc rễ các kiểu mẫu lập trình hay phát triển và triển khai
mạng trên thế giới và do đó tạo một vận hội mới đáp ứng mọi yêu cầu khẩn thiết cho
các ngành nghề kỹ thuật và thương mại hiện nay cũng như vạch một hướng đi vững
chắc và lâu dài cho tương lai tin học. ASP.NET chính là một trong những ứng dụng
quan trọng nhất để phát triển và triển khai mạng một cách dễ dàng chưa từng thấy…
từ xưa đến nay. Hãy lắng nghe chinh Microsoft nói về ASP.NET như thế nào:
“ASP.NET is a revolutionary programming frramework that enables the rapid
development of powerful web applications and services. Part of the Microsoft .NET
Platform, it provides the easiest and most scalable way to develop, deploy and run
distributed web applications that can target any browser or any application.”
Chúng ta cùng tìm hiểu những đặc tính của ASP.NET:
- Easy Programming Model:
ASP.NET giúp chúng ta phát triển và triển khai các ứng dụng về mạng trong một
thời gian kỷ lục vì nó cung cấp cho ta một kiểu mẫu lập trinh dễ dàng và gọn gàng
nhất.
Ngoài ra, các trang ASP.NET còn làm việc với mọi browsers hiện nay như Internet
Explorer (IE), Netscape, Opera, AOL…mà không cần đổi tới đổi lui các nguồn mã vật
vã như trước.

- Flexible Language Options:
Không như ASP kiểu cổ điển chỉ giới hạn với VBScripts and JScripts, ASP.NET yểm
trợ trên 25 ngon ngữ lập trinh (dĩ nhiên ngoài các ngôn ngữ mới thiết lập đã cài sẵn
yểm trợ .NET framework như là VB.NET, C# và JScript.NET con co MC++.NET,
Smalltalk.NET, COBOL.NET, Eiffel.NET, Perl.NET, Component Pascal.NET,
Mercury.NET, Oberon.NET, Python.NET…).
- Great Tool Support:
Mặc dù ta có thể chỉ dung đến Nótepad để triển khai các trang ASP.NET nhưng
Visual Studio.NET giúp năng suất triển khai mạng thêm phần hiệu quả vì ta có thể
quan sát các kế hoạch của ta dễ dàng hơn khi phác họa các thành phần của ASP.NET
bằng hinh ảnh với ASP.NET Web Forms hay Services theo phương pháp “drag-dropdoubleclick” quen thuộc của nền Windows. Hơn nữa, còn yểm trợ ta trong việc phát
hiện và loại bỏ các lỗi sai một cách rất thuận lợi trong khi phát triển các ứng dụng về
mạng (support for debugging and deploying ASP.NET Web applications).
- Rich Class Framework:
Nhờ nền tảng vững vàng và tài nguyên phong phú .NET Framework với hơn 5000
classes bao gồm đủ thứ như XML, data access, file upload, regular expressions,
transactions, message queuing, SMTP mail, … nên việc thiết kế các đặc tinh trong
một ứng dụng trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn xưa rất nhiều.
- Compile execution:
ASP.NET không những chạy nhanh hơn ASP cổ điển gấp 5 lần mà còn có thể duy
tri kiểu mẫu cập nhật gọi là kiểu mẫu “just hit save”, nghĩa là ASP.NET tự động dò
tim mọi sự thay đổi và compile files khi cần thiết cũng như lưu trữ kết quả compile đó
7


để cung ứng dịch vụ cho những yêu cầu tiếp theo sau, nhờ vậy ứng dụng của bạn luôn
luôn được cập nhật hóa và chạy với tốc độ nhanh.
- Rich output cáching:
ASP.NET có khả năng lưu trữ một kết quả chung trong bộ phận memory của trang
để gửi giải đáp cho cùng một yêu cầu từ nhiều khách hàng khác nhau và nhờ đó không

những tiết kiệm được sự lặp đi lặp lại công tac thi hành của một trang web mà còn gia
tăng hiệu suất một cách ngoạn mục do giới hạn tối đa việc chất vấn các cơ sở dữ liệu (
eliminating the need to query the datab ase on every request ) rất tốn nhiều thời gian.
- .NET Outperforms J2EE:
Trong việc đối đầu nhau về hiệu suất (performance) và scalability với cùng một ứng
dụng phát triển giữa Sun's Javà Pet Store J2EE và ASP.NET thi ASP.NET không
những nhanh vượt trội hơn J2EE đến 28 lần (khoảng 2700%), nguồn mà lại ít hơn
nhiều (khoảng . nguồn mã của J2EE) mà còn dung bộ xử lý (processor) chỉ khoảng
1/6 lần so với việc sử dụng processor của J2EE.
- Memory Leak, DeadLock và Crash protection:
ASP.NET cũng có khả năng dò tìm và phục hồi (detects and recovers) những trở
ngại nghiêm trọng như deadlocks hay bộ nhớ bị rỉ để đảm bảo ứng dụng của bạn luôn
luôn sẵn sàng khi dùng mà không làm cản trở việc cung ứng dịch vụ cần thiết thường
lệ.
- Simple application deployment:
ASP.NET đơn giản hóa việc triển khai ứng dụng mạng, do đo biến việc triển khai
toàn bộ ứng dụng trở nên dễ dang và thuận tiện hơn hẳn trước kia vi bay giờ ta chỉ cần
sao (với XCOPY) và lưu trữ ở server chứ không cần phải chạy chương trinh
“regsrv32” để đăng ký bất cứ thành phần nào cả, và thêm nữa khi cần lưu trữ những
yếu tố phụ cần thiết cho việc thiết lập hay bố tri các ứng dụng, ta chỉ cần lưu trữ nó
vào trong một hồ sơ dưới dạng XML la đủ.
- Dynamic update of running application:
ASP.NET cho phép ta tự động cập nhật hóa các thành phần đa compiled (compiled
components) mà không cần phải khởi động lại các Web server.
- Easy Migration Path:
Ta không cần phải du nhập những ứng dụng được phát triển và triển khai bằng
ASP cổ điển hiện có vào ASP.NET vi ASP.NET có thể chạy song song với ASP ở
cùng một Internet Information Server (IIS) trong nền windows 2000 hay windowx
XP. Các ứng dụng cũ vẫn được chạy hết sức thoải mái với ASP.DLL trong khi
ASP.NET sẽ xử lý các ứng dụng mới. Ngoai ra, ASP.NET con cho phép bạn dựng lại

những thành phần thương mại hiện nay kiểu COM cổ điển trong các ứng dụng của nó.
- XML Web Services:
Dịch vụ về mạng với XML cũng cho phép bạn truyền đạt (communicate) và chia
sẻ các dữ kiện xuyên qua mạng Internet dễ dang hơn các SOAP client mà không hề
phân biệt đối xử các hệ điều hành hay ngôn ngữ lập trinh khác nhau (regardless of OS
or programming language). Nhờ đó, ta không cần phải học thêm hay đào sâu các kiến
thứcvề Networking, XML hay SOAP, ...
- Mobile Web Service Support:
Thêm nữa, ASP.NET Mobile Controls còn giúp ta phát triển và triển khai mạng
nhắm vào thị trường những cell phone hay PDA với gần hơn 80 Mobile Web Services
được cung cấp trong .NET framework. Bạn chỉ cần lập trinh cho ứng dụng của bạn rồi
8


phó mặc cho Mobile Controls đó tự động phát sinh ra những nguồn mã WAP/WML,
HTML hay iMode thich hợp với từng loại thiết bị riêng biệt.
ASP là gì?
Trước hết, họ tên của ASP.NET là Active Server Pages .NET (.NET dây là .NET
framework). Nói đơn giản và ngắn gọn thì ASP.NET là một công nghệ có tính cách
mạng dùng để phát triển các ứng dụng về mạng hiện nay cũng như trong tương lai
(ASP.NET is a revolutionary technólogy for developing web applications). Lưu ý ở
chỗ ASP.NET là một phương pháp tổ chức hay khung tổ chức (framework) để thiết
lập các ứng dụng hết sức hùng mạnh cho mạng dựa trên CLR (Common Language
Runtime) chứ không phải là một ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ lập trình được dùng để
diễn đạt ASP.NET là VB.NET (Visual Basic .NET) và VB.NET chỉ là một trong 25
ngôn ngữ .NET hiện nay được dùng để phát triển các trang ASP.NET mà thôi.
Tuy mang họ tên gần giống như ASP cổ điển nhưng ASP.NET không phải là ASP. Ta
sơ lược ở đây một vài khác biệt giữa ASP.NET và ASP để ta có một khái niệm tổng
quát.
Sự khác nhau giữa ASP.NET và ASP

ASP.NET được phác thảo lại từ số không, nó được thay đổi tận gốc rễ và phát triển
phù hợp với yêu cầu hiện nay cũng như vạch một hướng đi vững chắc cho tương lai
tin học.
Lý do chính là vì Microsoft đã quá chán nản trong việc thêm thắt và kết hợp những
công cụ mới vào các kiểu mẫu lập trình hay thiết kế mạng theo kiểu cổ điển nên
Microsoft nghĩ rằng tốt nhất là nên làm một kiểu mẫu hoàn toàn mới thay vì vá víu
chỗ này chỗ nọ vào ASP. Đó là chưa kể tới nhiều phát minh mới ra đời sau này dựa
trên những khái niệm mới mẻ theo xu hướng phát triển hiện nay của công nghệ tin học
(Information Technólogy) cần được đưa vào kiểu mẫu phát triển mới đó. ASP.NET
cung cấp một phương pháp hoàn toàn khác biệt với ASP.
Sự thay đổi cơ bản
ASP đã và đang thi hành sứ mạng được giao cho nó để phát triển mạng một cách
tốt đẹp. Vậy thì tại sao ta cần phải đổi mới hoàn toàn? Lý do đơn giản là vì ASP đã
không còn đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay trong lĩnh vực phát triển mạng của công nghệ
tin học.
ASP được thiết kế riêng biệt và nằm ở tầng phía trên hệ điều hành Windows và
Internet Information Server do đó các công dụng của nó hết sức rời rạc và giới hạn.
Trong khi đó, ASP.NET là một cơ cấu trong các cơ cấu của hệ điều hành Windows
dưới dạng nền hay khung .NET. Như vậy ASP.NET không những có thể dùng các
object của các ứng dụng cũ mà còn có thể sử dụng tất cả mọi tài nguyên Windows có
một cách dễ dàng.
Ta có thể tóm tắt đại khái sự thay đổi như sau:
Tập tin của ASP.NET (ASP.NET file) có extension là .ASPX, còn tập tin của ASP là
.ASP
9


Tập tin của ASP.NET (ASP.NET file) được phân tích ngữ pháp bởi XSPISAPI.DLL.
Còn tập tin của ASP được phân tích bởi i ASP.DLL.
ASP.NET là kiểu mẫu lập trình phát động bằng sự kiện (event driven), còn các trang

ASP được thi hành theo tuần tự từ trên xuống dưới.
ASP.NET sử dụng trình biên dịch (compiled code) nên rất nhanh, còn ASP dùng trình
thông dịch (interpreted code) do đó hiệu suất và tốc độ cũng thua kém hẳn.
ASP.NET yểm trợ gần 25 ngôn ngữ lập trình mới với .NET và chạy trong môi trường
biên dịch (compiled environment), còn ASP chỉ chấp nhận VBScript và JavàScript
nên ASP chỉ là một scripted language trong môi trường thông dịch (in the interpreter
environment). Không những vậy, ASP.NET còn kết hợp nhuần nhuyễn với XML
(Extensible Markup Language) để vận chuyển các thông tin qua mạng.
ASP.NET yểm trợ tất cả các browser và quan trọng hơn nữa là yểm trợ các thiết bị
lưu động (mobile devices). Chính các thiết bị lưu động, mà mỗi ngày càng phổ biến,
đã khiến việc dùng ASP trong phát triển mạng nhằm vươn tới thị trường mới đó trở
nên vô cùng khó khăn.

1.3. Internet là gì ?
Internet là một mạng máy tính toàn cầu mà bất cứ ai cũng có thể kết nối bằng máy
PC của họ. Mỗi máy tính trên Internet được gọi là một Host. Mỗi Host có khả năng
như nhau về truyền thông tới máy khác trên Internet. Một số Host được nối tới mạng
bằng đường nối Dial- up tạm thời, số khác được nối bằng đường nối mạng thật sự.
Vào mạng Internet, bạn sẽ có thể học tập, tìm thấy nhiều tài liệu để nghiên cứu,
trao đổi thư từ, nói chuyện với bạn bè, xem phim, nghe nhạc và đặc biệt là muốn đặt
hàng và mua bán, ….
Internet server là những server cung cấp các dịch vụ Internet như Web server, Mail
server, FPT server, ….
Chương trình máy khách (client): Là chương trình có người dùng thân thiện, chạy
trên máy khách, truy cập thông tin hay dịch vụ từ những chương trình khác trên
Internet.
Chương trình máy phục vụ (server): Là chương trình trên máy chủ, cung cấp thông
tin hay dịch vụ được yêu cầu cho chương trình Client trên Internet. Chương trình
server tập trung hóa quá trình và thông tin để chương trình Client xử lý.


10


Internet Service Provider (ISP): Là nơi cung cấp các dịch vụ trên Internet cho
khách hàng. Mỗi ISP có nhiều khách hàng và có thể sở hữu nhiều dịch vụ Internet
khác nhau.
Các dịch vụ thường dùng trên Internet
Dịch vụ World Wide Web (WWW, W3): Gọi tắt là Web. Đây là dịch vụ phổ biến
hiện nay trên Internet. Để sử dụng dịch vụ này, các máy Client cần có chương trình
duyệt Web gọi tắt là Web browser. Thông qua Internet, các browser (trình duyệt) truy
cập được thông tin của Web server. Các trình duyệt đồ họa thông dụng hiện nay là
Internet Explorer, Netscape, Opera, …
Dịch vụ Electronic Mail: Viết tắt là Email. Đây là dịch vụ cho phép các cá nhân
trao đổi thư từ với nhau qua Internet.
Dịch vụ FTP (File Transfer Protocol): Đây là dịch vụ truyền hay nhận tập tin trên
Internet. Tên các FTP server thường có dạng: ftp.domainname. Giao thức truyền tập
tin trên Internet là: ainname.
Để truyền thông với các máy tính khác, mọi máy tính trên Internet phải hỗ trợ giao
thức chung TCP/IP. TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol).
Để thực hiện trao đổi thông tin trên mạng, mỗi máy tính trên Internet đều được
định danh để phân biệt với các máy khác, thông qua địa chỉ IP (IP address). Mỗi địa
chỉ IP gồm bốn số hệ thập phân có giá trị từ 0 đến 255, phân cách bằng dấu chấm.
URL (Uniform Resource Locator): Để truy xuất một dịch vụ thông tin của server,
người ta cần phải xác định loại, địa chỉ và cổng của dịch vụ đó.

1.4. World Wide Web
World Wide Web là một dịch vụ phổ biến hiện nay trên Internet, cho phép bạn
truy xuất thông tin văn bản, âm thanh, video trên toàn thế giới. Thông tin trên Internet
hiện nay được thể hiện chủ yếu qua hàng triệu trang Web.
Lợi ích của Web


11


Ngày nay một số Website trên toàn thế giới đã đạt tới con số khổng lồ. Thông qua
Website các công ty có thể giảm tối đa chi phí in ấn và phân phát tài liệu cho khách
hàng, đại lí ở nhiều nơi.

12


Mang lại hiệu quả cao nhờ công nghệ Web, giúp thiết lập nhanh các trang Web với
giá thành rẻ. Tận dụng được tài nguyên sẵn có trên Internet. Không cần đầu tư lớn cho
huấn luyện và đào tạo.
Thông tin cập nhật mới nhất, giảm thời gian và giá thành đưa sản phẩm tới thị
trường. Thông tin liên lạc nhanh chóng, hiệu quả vượt mọi khoảng cách địa lí.
Trình duyệt Web
Để sử dụng dịch vụ Web, Client cần có chương trình duyệt Web, kết nối vào
Internet thông qua ISP. Nội dung tài liệu được trình bày trong trình duyệt dưới dạng
văn bản hoặc đồ họa, phụ thuộc vào loại trình duyệt được sử dụng. Trong ứng dụng
Web, trình duyệt Web được dùng để hiển thị nội dung các trang. Ngoài ra nó còn hiển
thị kết quả lấy từ cơ sở dữ liệu.
Internet Explorer 7.0 là một trình duyện chuẩn cho phép trình bày nội dung do
Web server cung cấp, cho phép đăng kí tới bất kì Web site nào trên Internet, hỗ trợ
trình bay trang Web trong chế độ toàn màn hình, cung cấp trang định hướng di chuyển
giúp duyệt trang Web thuận tiện hơn. Cho biết Web site nào bị thay đổi kể từ lần
viếng thăm cuối cùng, bảo vệ theo vùng, giữ lại các Web site ưa thích.
Web server
Là ứng dụng cài đặt trên máy hay Internet, cho phép nhiều người dùng có thể truy
xuất cùng lúc tới một cơ sở dữ liệu gọi là ứng dụng dạng Client/server. Khi đó, hệ

thống ứng dụng phải có chương trình Client xử lí một số nhiệm vụ và chương trình
server xử lí nhiệm vụ khác.
Web là một ứng dụng Client/server. Trong đó, Web server đóng vài trò một
chương trình server xử lý các nhiệm vụ xác định, như tìm trang thích hợp, xử lý tổ
chức dữ liệu, kiểm tra dữ liệu hợp lệ, sắp xếp dữ liệu và trả kết quả về Client, đảm
bảo an toàn dữ liệu. Web cũng là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu.Việc xây dựng một ứng
dụng trên Web có thể rất khác so với các loại lập trình khác không giống những ứng
dụng Client/server thông thường.
Trong thực tế, mỗi ứng dụng Web đều tồn tại hai loại: Trang Web tĩnh và trang
Web động. Trang Web tĩnh là trang Web thông thường không kết nối cơ sở dữ liệu.
Ngược lại, trang Web động là trang Web thường là trang kết nối và truy cập cơ sỡ dữ
13


liệu. Điều này có nghĩa là khi làm tươi trang Web động, dữ liệu trình bày trên trang
Web được đọc từ cơ sở dữ liệu.
Để xây dựng mô hình Client/server thông thường, ứng dụng Client duy trì nối kết với
thành phần server của nó. Bên cạnh việc yêu cầu gửi và giữ dữ liệu, Client truy vấn
server theo định ký hầu đảm bảo nối kết vẫn tồn tại. Nếu server bị đóng, Client sẽ
nhận biết điều này và thực hiện các thao tác riêng như gửi thông báo đến người dùng.
Khi xây dựng ứng dụng Web, không chỉ quan tâm đến thời gian tồn tại của server
trong bộ nhớ mà còn quan tâm đến kết nối mạng Internet. Khi trình duyệt yêu cầu một
trang Web, nó được server đang mở ghi nhận và gửi đi. Server sẽ không kiểm tra và
xác định xem tài liệu trang Web và tất cả các thành phần liên quan đến trang như: hình
ảnh, âm thanh…. được chuyển tới trình duyệt hay chưa.
Để server và trình duyệt có thể liên lạc và trao đổi thông tin với nhau, ta phải xây
dựng các ứng dụng Web bằng những ngôn ngữ lập trình như HTML, PHP, ASP,
JAVÀ

1.5.HTML

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML - Hyper Text Markup Language) là một
ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế để tạo ra các trang Web, trong đó các thông tin được
trình bày trên World Wide Web. HTML là một ứng dụng đơn giản của SGML, được
sử dụng trong các tổ chức công nghệ truyền thông. HTML giờ đây đã trở thành một
chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản
mới nhất của nó hiện là HTML 4.01. Tuy nhiên, HTML hiện không còn được phát
triển tiếp, người ta đ. thay thế nó bằng XHTML.
HTML tồn tại như là các tập tin văn bản chứa trên các máy tính nối vào mạng
Internet. Các file này chứa thẻ đánh dấu, là các chỉ thị cho chương trình về cách hiển
thị, xử lý văn bản ở dạng thuần túy. Các file này thường được truyền đi trên mạng
internet thông qua giao thức mạng HTTP, sau đó thẻ phần HTML sẽ được hiển thị
thông qua một trình duyệt web, các tr.nh duyệt đảm nhiệm công việc đọc văn bản của
trang cho người sử dụng, phần mềm đọc email, hay một thiết bị không dây như điện
thoại di động.
1.5.1 Giới thiệu HTML

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản chỉ ra một trang Web được hiển thị như thế nào
trong một trình duyệt. Sử dụng các thẻ và các phần tử HTML, bạn có thể:
• Điều khiển hình thức và nội dung của trang.
• Xuất bản các tài liệu trực tuyến và truy xuất thông tin trực tuyến bằng
cách sử dụng các liên kết được chèn vào tài liệu HTML.
• Tạo các biểu mẫu trực tuyến để thu thập thông tin về người dùng, quản lý
các giao dịch…
14


• Chèn các đối tượng như audio clip, video clip, các thành phần ActiveX và các Javà
Applet vào tài liệu HTML.
Tài liệu HTML tạo thành m. nguồn của trang Web. Khi được xem trên trình soạn thảo,
tài liệu này là một chuỗi các thẻ và các phần tử, mà chúng xác định trang Web hiển thị

như thế nào. Trình duyệt đọc các file có đuôi .htm hay .html và hiển thị trang Web đó
theo các lệnh có trong đó. Ví dụ, theo cú pháp HTML dưới đây, trình duyệt sẽ hiển thị
thông điệp “My first HTML document”
Ví dụ :
<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Welcome to HTML </TITLE>
</HEAD>
<BODY>
<H3>My first HTML document </H3>
</BODY>
1.5.2 Đặc điểm của HTML

Các lệnh HTML được gọi là các thẻ. Các thẻ này được dùng để điều khiển nội
dung và h.nh thức tr.nh bày của tài liệu HTML. Thẻ mở (“<>”) và thẻ đóng (“</>”),
chỉ ra sự bắt đầu và kết thúc của một lệnh HTML.
Ví dụ, thẻ HTML được sử dụng để đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của tài liệu
HTML.
<HTML>

</HTML>

Chú ý rằng các thẻ ko phân biệt chữ hoa và chữ thường, v. thế bạn có thể dùng
<html> thay cho <HTML>
Thẻ HTML bao gồm:
<ELEMENT ATTRIBUTE = vàlue>

ELEMENT: nhận dạng thẻ
ATTRIBUTE: Mô tả thẻ
vàlue: giá trị được thiết lập cho thuộc tính.

Ví dụ, <BODY BGCOLOR = lavender>
Trong ví dụ trên, BODY là phần tử, BGCOLOR là thuộc tính màu nền và
“lavender” là giá trị. Khi cú pháp HTML được thực hiện, màu nền cho cả trang được
thiết lập là màu lavender.
1.5.3 Cấu trúc của một tài liệu HTML

Một tài liệu HTML gồm 3 phần cơ bản:
• Phần HTML: Mọi tài liệu HTML phải bắt đầu bằng thẻ mở <HTML> và
kết thúc bằng thẻ đóng </HTML>. Cặp thẻ này báo cho trình duyệt biết
nội dung giữa chúng là một tài liệu HTML
• Phần đầu: Phần đầu bắt đầu bằng thẻ <HEAD> và kết thúc bởi thẻ
</HEAD>. Phần này chứa tiêu đề hiển thị trên thanh điều hướng của trang
Web. Tiêu đề là phần khá quan trọng. Các mốc được dùng để đánh dấu
một Website, trình duyệt sử dụng tiêu đề để lưu trữ các mốc này. Do đó,
khi người dùng tìm kiếm thông tin, tiêu đề của trang Web cung cấp từ
15


khoá chính yếu cho việc tìm kiếm.
• Phần thân: Phần này nằm sau phần tiêu đề. Phần thân bao gồm văn bản,
h.nh ảnh và các liên kết mà bạn muốn hiển thị trên trang Web của mình.
Phần thân bắt đầu bằng thẻ <BODY> và kết thúc bằng thẻ </BODY>
Ví dụ 1.2:
<HTML>
<HEAD>
<TITLE>Welcome to the world of HTML </TITLE>
</HEAD>
<BODY>
<P> This is going to be real fun </P>
</BODY>

1.5.4 Quy trình tạo một tài liệu HTML

• Định hình trang Web
Để thiết kế một trang Web, trước tiên chúng ta cần phân tích và định hướng mục
đích của trang Web. Điều này giúp ta có cái nhìn tổng quát về trang Web và sẽ thuận
lợi cho việc tổ chức hay nâng cấp trang Web sau này.
Những yêu cầu cần phải nghiên cứu.
- Hình dung nội dung trang Web bạn cần tạo, hướng tới một đích chung cho trang
Web với những chức năng và nhiệm vụ gì?
- Đặt mình vào vị trí người xem, khách hàng. Làm thế nào để nội dung trình bày
thể hiện tốt nhất. Ví dụ bạn có thể thêm vào âm thanh, hình ảnh minh hoạ cho sinh
động, bố cục nội dung, trình bày sao cho hợp lý nhất.
• Tổ chức tập tin
Các yếu tố làm nên trang Web đó là các tập tin, do vậy việc tổ chức tập tin là rất
quan trọng, nó giúp ta thuận lợi trong việc lưu trữ t.m kiếm các đoạn m. hay cơ sở dữ
liệu của trang Web.
Chia các thư mục trung tâm theo cấu trúc của trang Web, bạn có thể tạo một thư
mục riêng rẽ cho tài liệu HTML: các hình ảnh, cơ sở dữ liệu, các tập tin bên ngoài,…
Trong trường hợp trang Web lớn với nhiều trang, bạn có thể chia thành nhiều mục
hay
chương, chuyển các hình ảnh đến thư mục độc lập.
• Tạo trang Web
Để tạo một trang Web HTML chúng ta không cần một công cụ đặc biệt nào, chỉ
cần sử dụng bất kỳ bộ soạn thảo văn bản nào như Wordpad hay Notepad, được cung
cấp kèm theo hệ phần mềm Windows.
Dựa trên qui định về cấu trúc của một trang Web, kết hợp với các thẻ cần thiết để
viết ra trang Web của mình.
• Lưu trang Web
Nếu ta sử dụng một trình xử lí văn bản đơn giản để tạo trang Web bạn sẽ không có
vấn đề gì khi lưu trang Web. Nhưng khi ta dùng một tr.nh xử lý văn bản phức tạp thì

bạn phải lưu ý những thông tin bên ngoài mà chương trình sẽ đính kèm vào tập tin của
bạn. Để đảm bảo mọi trình duyệt sẽ nhận diện được tập tin đó, bạn phải đặt phải đặt
đuôi của tập tin đúng.
- Mỗi tập tin được lưu phần đuôi của nó có dạng .htm hay .html
- Chọn thư mục thích hợp để lưu trang Web.
16


- Xem trang Web qua trình duyệt
Khi đã tạo ra trang Web chúng ta cần xem nó như thế nào qua một trình duyệt
thông thường là Internet Explorer.

1.6.SQL SERVER
Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) là một ngôn cơ sở dữ liệu (CSDL) chuẩn
công nghiệp được công cụ quản trị dữ liệu của Microsoft (Microsoft jet database
engine) sử dụng. SQL được sử dụng để tạo những đối tượng truy vấn (QueryDef
objects), như là đối số cho phương thức mở tập hợp bản ghi (OpenRecordset method),
và là thuộc tính nguồn bản ghi (RecordSource property) của điều khiển dữ liệu (data
control). Nó cũng có thể được dùng với những phương thức thi hành (Execute
method) để trực tiếp tạo và thao tác ... (jet databases), và tạo ra các SQL PassThrough
truy vấn để thao tác trên các CSDL khách chủ từ xa (remote client/server databases).

Chương này sẽ bàn tới cấu trúc cơ bản của SQL, và cách thức sử dụng nó cho việc
tạo, bảo trì và sửa đổi CSDL. Chúng ta cũng nói tới sự xây dựng và công dụng của
truy vấn SQL để tạo các đối tượng tập hợp bản ghi (Recordset objects), và để chọn,
sắp xếp, lọc và cập nhật dữ liệu trong những bảng cơ sở. Hơn nữa, chương này sẽ xem
xét cách thức tối ưu hoá truy vấn SQL về mặt tốc độ và hiệu quả. Cuối cùng, chúng ta
bàn tới sự khác nhau giữa Microsoft Jet SQL và ANSI SQL một cách cụ thể
SQL LÀ GÌ ?
SQL là một ngôn ngữ lập trình về CSDL có nguồn gốc liên quan mật thiết tới sự

phát minh ra mô hình CSDL quan hệ của E.F.Codd vào đầu những năm 70. Tiền thân
của SQL là ngôn ngữ Sequel, và vì lý do này SQL vẫn thường được phát âm là
“sequel” hơn là “ess cue ell”, mặc dầu cả hai cách phát âm đều được chấp nhận.
SQL ngày nay phát triển rộng và trở thành một ngôn ngữ chuẩn cho CSDL quan
hệ, và đã được định nghĩa bởi chuẩn ANSI. Hầu hết các bản thi hành của SQL chỉ là
sự biến đổi nhỏ từ SQL chuẩn, bao gồm cả phiên bản được Jet database engine hỗ trợ.
Những sự khác nhau này sẽ được nhắc tới ở cuối chương, nhưng hầu hết các cấu trúc
và các chức năng của ngôn ngữ là nhất quán đối với các nhà phát triển các hệ quản trị
CSDL. Nếu bạn đã sử dụng bất cứ bản thi hành nào của SQL, bạn sẽ thấy không khó
khăn mấy khi chuyển sang Microsoft Jet SQL.
SQL vs. Navigation

17


Như đã đề cập trong phần đầu tài liệu, Mircosoft Jet database engine cung cấp hai
phương thức tách biệt để hoàn tất hầu hết các tác vụ CSDL:

- Một mô hình điều hướng dựa trên cở sở dịch chuyển qua lại giữa các bản ghi.
- Một mô hình quan hệ dựa trên truy vấn hỏi có cấu trúc (SQL).

Mô hình điều hướng bao gồm những thuộc tính và phương thức được mô tả trong
“Tạo và sửa đổi CSDL” (“Creating and Modifying Databases”) và “Thao tác với bản
ghi và trường” (“Working with Records and Fields”). Mô hình quan hệ được nói bàn
tới trong chương này.

Những lập trình viên không quen thuộc với những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng
file như dBASE, Foxpro, và Paradox có thể cảm thấy dễ chịu khi bắt đầu với các
phương thức điều hướng được thảo luận trong chương trước. Tuy nhiên, trong hầu hết
các trường hợp những phương thức SQL với vài trò tương đương tỏ ra hiệu quả hơn,

và nói chung chúng nên được dùng cho những nơi tính hiệu quả được xem là quan
trọng hơn cả. Hơn nữa SQL có một lợi điểm là một giao tiếp ở mức chuẩn công
nghiệp về CSDL, thế nên một sự hiểu biết về các lệnh SQL cho phép bạn truy cập và
thao tác với một diện rộng các sản phẩm CSDL từ các nhà phát triển khác nhau.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA SQL
Ngôn ngữ SQL bao gồm các lệnh, các mệnh đề, các toán tử, và các hàm tổng hợp
(hàm nhóm - aggregate functions). Những thành phần này được kết hợp vào trong các
phát biểu (statements) dùng để tạo, cập nhật, và thao tác trên CSDL. Những mục sau
sẽ mô tả những thành tố đó một cách ngắn gọn, và phần còn lại của chương này sẽ
đưa ra cho bạn những ví dụ cụ thể về công dụng của chúng.

Chú ý: Những mục sau sẽ những lệnh và từ khoá được dùng thường xuyên nhất,
nhưng không phải tất cả. Để có một tham khảo hoàn chỉnh về danh sách các từ khoá
SQL, hãy tìm kiếm “SQL” trong Books Online.

18


1.6.1.Lệnh SQL:
Giống như mô hình điều hướng của DAO (Data Access Object), SQL cung cấp cả
hai phần, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL - Data Definition Language) và ngôn
ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation Language). Tuy có vài phần trùng
lặp, nhưng những câu lệnh DDL cho phép bạn tạo và định nghĩa các CSDL, các
trường, các chỉ mục mới, trong khi những câu lệnh DML để bạn xây dựng các truy
vấn, sắp xếp, lọc, và trích dữ liệu từ trong CSDL.
DDL
Các câu lệnh DDL trong SQL là biểu thức được xây dựng chung quanh những mệnh
đề sau:
CREATE Dùng để tạo mới các bảng, các trường và các chỉ mục.

DROP Dùng để xoá các bảng và chỉ mục khỏi CSDL.
ALTER Dùng để sửa đổi các bảng bằng cách thêm trường, thay đổi định nghĩa của
các trường.
DML
Các câu lệnh DML là các biểu thức được xây dựng dựa trên các mệnh đề sau:
SELECT Dùng để truy vấn CSDL để lấy được những bản ghi thoả mãn những tiêu
chuẩn nào đó.
INSERT Dùng để chèn một nhóm dữ liệu vào CSDL thông qua một thao tác.
UPDATE Dùng để thay đổi giá trị của những trường, những bản ghi cụ thể.
DELETE Dùng để loại bỏ những bản ghi ra khỏi CSDL.

1.6.2.Mệnh đề SQL:
Mệnh đề là những điều kiện thay đổi được dùng để xác định dữ liệu bạn muốn
chọn, muốn thao tác. Bảng sau liệt kê những mệnh đề bạn có thể dùng.
FROM Liệt kê danh sách các bảng mà ta cần lấy các bản ghi từ đó.
WHERE Xác định các điều kiện mà bản ghi được chọn phải đáp ứng được.
GROUP BY Dùng để nhóm các bản ghi được chọn thành các nhóm riêng biệt.
19


HAVING Dùng để đưa ra điều kiện cho mỗi nhóm.
ORDER BY Dùng để sắp xếp các bản ghi được chọ theo một thứ tự nào đó.

1.6.3.Những toán hạng SQL:
Có hai loại toán hạng trong SQL: toán hạng logic và toán hạng so sánh.
Toán hạng logic:
Toán hạng logic được dùng để nối các biểu thức, thường là trong phạm vi của mệnh
đề WHERE. Ví dụ như:
SELECT * FROM MY_TABLE WHERE Condition1 AND Condition2;
Những toán tử logic bao gồm: AND, OR, NÓT

Toán hạng so sánh:
Toán hạng so sánh được dùng để so sánh tương đối giá trị hai biểu thức để xác định
những hoạt động nào sẽ được thực hiện. Ví dụ:
SELECT * FROM Publishers WHERE PubID = 5;
Những toán tử so sánh bao gồm:

< bé hơn
<= bé hơn hoặc bằng
> lớn hơn
>= lớn hơn hoặc bằng
= bằng
<> khác

1.6.4.Hàm tổng hợp
(aggregate functions)
20


Hàm tổng hợp (hàm nhóm) được dùng trong phạm vi của mệnh đề SELECT trên
một nhóm bản ghi để trả lại một giá trị. Ví dụ, hàm AVG có thể trả lại giá trị trung
bình của tất cả các giá trị trong một trường cụ thể. Bảng sau liệt kê danh sách các hàm
tổng hợp.
AVG Trả lại giá trị trung bình trong một trường. COUNT Trả lại số bản ghi được
chọn.
SUM Hàm tính tổng các giá trị trong một trường cụ thể.
MAX Hàm trả về giá trị cực đại của trường đó.
MIN Hàm trả về giá trị cực tiểu của trường đó
NHỮNG THAO TÁC DLL
DDL bao gồm một số lệnh bạn có thể dùng để tạo bảng và chỉ mục, và sửa đổi các
bảng bằng cách thêm hoặc loại bỏ các cột hoặc chỉ mục. Những câu lệnh định nghĩa

dữ liệu có thể chỉ được dùng với Jet database; Chúng không được hỗ trợ cho bất cứ
CSDL định dạng ngoài.
Chú ý: Để dùng câu lệnh DDL, hoặc bất cứ truy vấn nào không trả lại tập bản ghi,
hãy đóng ngoặc kép và sử dụng chúng như là đối số của các phương thức thi hành của
CSDL hay đối tượng truy vấn (QueryDef object) như trong ví dụ sau:
MyDB.Execute “CREATE TABLE Employees ([First Name] TEXT, [Last_
Name] TEXT)”;
Để dùng bất cứ một câu lệnh nào trả lại các bản ghi (như SELECT), dùng biểu
thức như là đối số nguồn của phương thức mở tập bản ghi (OpenRecordset method),
như trong ví dụ sau:
MyDB.OpenRecordset (“SELECT * FROM Titles WHERE Au_ID = 5”, _
dbOpenDynaset);

21


Chương 2: Khảo sát & Phân tích thiết kế hệ
thống
2.1.Khảo sát
2.1.1. Mục tiêu
Ở nước ta hiện nay, đời sống kinh tế ngày càng phát triển cho nên nhu cầu tiêu thụ
hàng hóa ngày càng tăng. Việc lựa chọn một hay nhiều mặt hàng chiếm nhiều thời
gian của khách hàng. Vì vậy xây dựng “ Website bán điện thoại ” nhằm mục đích:
• Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
• Thông tin luôn được cập nhật mới và luôn đáp ứng được nhu cầu thông tin.
• Tiết kiệm được thời gian chi phí đi lại cho khách hàng.
• Với thời đại thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, khái niệm Internet không
còn xa lạ đối với mọi người, việc đưa những sản phẩm, những thông tin hỗ trợ lên
mạng đang trở nên một nhu cầu cần thiết cho mọi người.
2.1.2. Yêu cầu

Với mục tiêu dặt ra ở trên, “Website Bán điện thoại” sẽ cung cấp những thông tin
về các mặt hàng một cách trực quan sinh động, chính xác và đầy đủ.
- Hỗ trợ khách hàng: Cho phép người dùng trên Internet liệt kê, tìm kiếm, chọn và
đặt hàng, thanh toán qua mạng. Đảm bảo An toàn khi mua hàng và thông tin khách
hàng khi mua hàng không bị người khác thâm nhập nhằm tạo sự thân thiện cho khách
hàng khi mua hàng. Ngoài ra giao diện dễ nhìn, màu sắc trang nhã, dễ hiểu đối với
người sử dụng
- Hỗ trợ cho người quản trị: Bao gồm tất cả các chức năng quản trị, cập nhập sản
phẩm mới, xử lí, điều khiển hay quản lí các nghiệp vụ cũng như các chức năng khác
của ứng dụng này. Có thể thao tác trên cơ sở dữ liệu thông qua giao diện Web như
đọc, ghi, chỉnh, sửa… công thức tính hoá đơn bán hàng. Ngoài ra để an toàn cho hệ
thống thì người quản trị sẽ có mật khẩu truy cập hệ thống.

22


2.2.Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1.Yêu cầu đề tài
Xây dựng một cửa hàng bán hàng trên mạng là đề tài trong đó chủ yếu là xử lý quá
trình bán hàng giữa cửa hàng với khách hàng là những người sử dụng Internet. Chúng
ta cũng có thể hiểu bán hàng ở đây cũng giống như bán hàng ở các cửa hàng nhưng có
cái khác là ở đây khách hàng gián tiếp mua hàng. Vậy nhiệm vụ chúng ta đề ra là làm
thế nào để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho khách hàng.

2.2.2.Hoạt động của cửa hàng trên mạng
Hoạt động của khách hàng
Một khách hàng khi tham quan cửa hàng họ sẽ đặt vấn đề cửa hàng bán những gì,
thông tin những sản phẩm được bán, giá cả và hình thức thanh toán. Do đó để đáp ứng
được nhu cầu tối thiểu trên thì cửa hàng trên Internet phải đặc biệt cung cấp những
thông tin cần thiết, có giá trị và hơn thế nữa là dễ thao tác. Các sản phẩm khi bán phải

có hình ảnh, thông tin về các loại sản phẩm.
Hoạt động của nhà quản lý
Đối với cửa hàng Internet, việc quản lý một công việc tương đối mới. Người quản
lý giao tiếp và theo dõi khách hàng của mình thông qua các đơn đặt hàng có thể cung
cấp thông tin cho mình. Nhà quản lý dựa trên thông tin đó để giao hàng. Gửi hoá đơn
kèm theo hoặc gửi theo Email mà khách hàng cung cấp.
Về phía nhà quản lý ngoài việc nhận thông tin từ khách hàng còn phải đưa thông
tin về các loại sản phẩm, các sản phẩm bán trên Internet. Nhà quản lý phải xây dựng
một cơ sở dữ liệu phù hợp, không thừa dữ liệu và phải nhất quán, một giao diện thân
thiện giúp khách hàng không bỡ ngỡ khi bước vào cửa hàng ảo.
Hoạt động của nhà quản lý có thể đưa ra những nhiệm vụ sau:
-

Giới thiệu sản phẩm: Khi khách hàng vào một cửa hàng thì họ thường đặt câu

hỏi “ Cửa hàng bán những sản phẩm gì và có những gì tôi cần không? ”. Phải nhanh
chóng đưa khách hàng tới nơi sản phẩm mà họ cần, đó là nhiệm vụ của người quản lý.
23


Việc lưu trữ các thông tin về mặt hàng trong một cơ sở dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ
liệu này chứa những thông tin về các loại sản phẩm như: hãng sản phẩm, tên các loại
sản phẩm, giá cả, thông tin miêu tả, số lượng nhà cung cấp, tên tập tin chứa hình ảnh
loại sản phẩm đó, hình thức trình bày sản phẩm trên Web.
- Tư vấn: Khách hàng có thể tìm kiếm nhanh các sản phầm phù hợp với làn da
của mình bằng cách nhập hãng mà mình thường sử dụng, với loại da gì, số tiền là bao
nhiêu hoặc điền vào những thông tin cần thiết lập tức sẽ xuất hiện sản phẩm phù hợp
với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm khi lựa chọn sản phẩm phù hợp
lới làn da của mình.
-


Giỏ mua hàng: Sau khi khách hàng đã lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da

của mình công việc tiếp theo là quyết định mua hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải
mái khi duyệt qua toàn bộ cửa hàng trực tuyến mà không bị gián đoạn ở bất kỳ đâu vì
phải lo quyết định xem có mua một sản phẩm nào đó hay không. Cho tới khi kết thúc
việc mua hàng, có thể lựa chọn sản phẩm đó, thêm hoặc bớt loại ra khỏi giỏ cũng như
ấn định số lượng cho mỗi sản phẩm.
-

Đăng kí khách hàng: Khách hàng có thể trực tiếp vào một trang Web mà

không cần có một ràng buộc nào. Ngoài ra khách hàng có thể đăng kí thông tin cá
nhân mình cho cửa hàng để lần sau khách hàng vào cửa hàng bằng Username &
Password. Nếu khách hàng muốn an toàn thông tin thì có thể thay đổi mật khẩu
thường xuyên. Cơ chế này có tác dụng tạo ra tâm lý quan tâm của cửa hàng đối với
khách hàng, coi khách hàng là một người thân thiết.
Nếu khách hàng là người lần đầu tiên đến mua hàng mà không đăng kí thông tin về
khách hàng thì lập tức sẽ xuất hiện yêu cầu đăng kí thông tin, như vậy người quản trị
mới có thể có thông tin chính xác về khách hàng.
-

Hướng dẫn: Sau khi quyết định lựa chon sản phẩm ưa thích khách hàng có thể

vào đây để được hướng dẫn cách dùng các loại mỹ phẩm.
-

Giao dịch: Trong quá trình mua hàng và hoàn tất, chương trình sẽ gửi tới khách

hàng lời cảm ơn bằng một From HTML. Đây là một yếu tố làm cho khách không

thường xuyên thành thường xuyên.
-

Theo dõi khách hàng: Hàng này là của ai mua? Là câu hỏi đặt ra khi cùng một

lúc có nhiều khách hàng mua những mặt hàng trong cửa hàng. Để tránh nhầm lẫn thì
24


chúng ta phải tạo một tập tin nhỏ, tập tin đó sẽ chứa mã khách hàng và truyền tới trình
duyệt Web của khách hàng
-

Nhận đơn hàng: Sau khi khách hàng kết thúc giao dịch, đơn hàng được tổng

hợp lại và gửi qua cho các bộ phận khác như thống kê kế toán, kinh doanh v v…
Ngoài ra sau một thời gian nhất định, nhà quản lý có thể xử lý đơn hàng và các khách
hàng cũ nếu cần.
-

Bán hàng: Có hàng trong kho là một chuyện nhưng bán như thế nào là một vấn

đề. Vậy ở đây chúng ta chỉ bán các loại sản phẩm được bày thông qua hình ảnh trên
trang Web, các thông tin khuyến mãi kèm theo là một việc cần thiết ở các mặt hàng
để khách hàng biết.

25



×