Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Suy nghĩ về chữ tài và chữ Tâm của Nguyễn Du trong tác phẩm truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.73 KB, 2 trang )

Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?
(Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
2. Thân bài: “Chữ tâm”:
- Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm.
Đó chính là tư tưong nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến
“Truyện Kiều” trở thành kiệt tác của nhân loại.
- Biểu hiện:
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ.
+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những khát
vọng chính đáng của họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng).
* . “Chữ tài:


- Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác
phẩm.
- Những nét chính:
+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…
* Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài), “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ coi
trọng tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không hề phủ nhận tài
năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòa mới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung, tư
tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ độc giả. Có thể coi
đây là một bài học sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm bút.




×