Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.42 KB, 5 trang )

ĐỀ 15:

Câu 1 (3,0 điểm):
Trên cơ sở giải thích nghĩa của từ “nhóm” trong đoạn thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
(Bếp lửa)
Em hãy trình bày một cách ngắn gọn về thành công của Bằng Việt trong việc sử
dụng từ nhiều nghĩa.
Câu 2 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn chỉ rõ vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong việc làm nên
cái hay của đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.


Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
( Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm):
Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ chống Pháp và chống Mĩ vừa
mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những
nét cá tính riêng khá độc đáo… Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung
vấn đề trên.



ĐÁP ÁN:
Câu 1 (3,0 điểm):
Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa” và “nhóm nồi xôi” có nghĩa là làm cho lửa bắt
vào, bén vào chất đốt để cháy lên
- Từ “nhóm” trong “nhóm niềm yêu thương” và “nhóm...tâm tình” có nghĩa là bắt
đầu gợi lên trong tâm hồn tình yêu thương nồng đượm.
* Việc sử dụng từ nhiều nghĩa của tác giả đã góp phần:
- Làm cho “bếp lửa” không chỉ dừng lại mang ý nghĩa của một hình ảnh thực mà
trở thành một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng...=> “bếp lửa” vừa cụ thể, vừa
khái quát trừu tượng.


- Làm cho việc làm của người bà trở nên có ý nghĩa lớn lao hơn: bà là người nhóm
lửa, là người khơi dậy tình cảm yêu thương, khơi dậy ước mơ, khát vọng, tâm
tình...=> nâng ý nghĩa của hình ảnh người bà.
- Khắc họa đậm nét tình cảm của người cháu đối với bà...
Câu 2 (2,0 điểm):
* Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật:
- Phép so sánh:
+ Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” => gợi sức sống mạnh mẽ,
vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền ra khơi – cũng chính là sức sống, vẻ đẹp của
người dân chài lưới...
+ Hình ảnh “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” => Từ một sự vật bình
thường, gần gũi cánh buồm trở thành biểu tượng thiêng liêng của làng quê -->
Hình ảnh cánh buồm vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng vừa trở nên có ý nghĩa
lớn lao...
- Phép nhân hóa:
“Cánh buồm...Rướn thân trắng...” => Hình ảnh thơ trở nên sống động, có
hồn  Nhà thơ đã cảm nhận được cái hồn của sự vật...

* Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật đã:
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một
bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.


- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh...
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
Câu 3 (5,0 điểm):
Yêu cầu: Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý.
Nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
2. Thân bài: Cần làm rõ hai nội dung:
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
Nội dung 1:
- Người lính chiến đầu cho một lí tưởng cao đẹp.
Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
Nội dung 2:
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (bài thơ về tiểu đội xe
không kính).
________________________________________________________




×