Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nhóm cây được sử dụng làm thực phẩm tại xã tường hạ huyện phù yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382 KB, 47 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có giá trị to lớn trong việc
phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng….đồng thời rừng còn
giữ vai trò cung cấp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ, đây là nguồn tài nguyên giữ
vai trò rất quan trọng và được sử dung lâu dài trong trong đời sống văn hóa cộng
đồng người Việt.
Sự đa dạng của rừng có sự đóng góp rất lớn của lâm sản ngoài gỗ như rau củ
quả và một số dược liệu làm thuốc khác, và nhiều loài khác. tuy có giá trị không
cao nhưng cũng một phần nào đó giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống
hàng ngày của người dân ở địa phương em. Ngoài ra, còn có một số loài giá trị kinh
tế như: rau mùi tầu, măng, rau tầm bóp, rau mùng tơi, rau má,….Trong đó, nhóm
dùng làm dược liệu bao gồm các loài cây như: Sa nhân (chữa dạ dày trương, đau
viêm ruột), Củ mài (chữa đường ruột, suy thận), Củ nâu (ho), Búp ổi (đau bụng, đi
ngoài), Lá lốt (chữa đau lưng, thấp khớp, mệt mỏi)….
Giá trị của lâm sản ngoài gỗ nằm ở chỗ chúng được trao đổi, tiêu thụ tại chỗ, là
nguồn sống của nhiều gia đình, nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng nhưng
những sản phẩm chính của rừng lại không thuộc về họ. Phát triển lâm sản ngoài gỗ
là hướng tới người nghèo miền núi, nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số. Phát
triển lâm sản ngoài gỗ cũng chính là bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn tính đa dạng
sinh học đồng thời cũng góp phần bảo tồn và làm sống lại những kiến thức bản địa
về kỹ thuật gây trồng, thu hái, chế biến các loại dược liệu quý từ cây cỏ trong tự
nhiên, các nghề thủ công mỹ nghệ... Điều đó rất có ý nghĩa trong giáo dục, truyền
dạy cho thế hệ sau về cách đối xử với tự nhiên.
Như vậy, các nhóm thực vật lâm sản ngoài gỗ được khai thác và sử
dụng có những gía trị cộng đồng rất đa dạng. Điều này khẳng định được rằng thực
vật lâm sản ngoài gỗ ở đây đã được giải quyết tại chỗ phần nào nhu cầu lương thực,
thực phẩm, thuốc men, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ và củi đun….cho
người dân tại cộng đồng.


Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiễn hành thực hiện chuyên đề “Nghiên cứu


đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nhóm cây được sử dụng làm thực phẩm
tại Xã Tường Hạ - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La”.


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
Trên thế giới, lâm sản ngoài gỗ đóng góp rất lớn, cung cấp các sản phẩm
phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Một số nước ở Châu Phi, trong khẩu phần
ăn, tỷ lệ protein từ động vật hoang dã chiếm tỷ lệ cao như Botsoana khoảng 40%,
Zaia 75%. Trong thực tế, cư dân các cộng đồng sống gần rừng đều phải vào rừng
lấy rau, củ, quả... phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nhưng giá trị này không
tính vào khoản thu nhập GDP của quốc gia vì nhóm lâm sản ngoài gỗ này không
được bán và không được mua. Tại Ấn Độ, trên 50% ngoại tệ thu được là từ hoạt
động khai thác, chế biến có nguồn gốc lâm sản ngoài gỗ. Tại Mỹ, có hơn 25% các
đơn thuốc được sử dụng những chế phẩm được điều chế từ cây, cỏ. Còn ở Trung
Quốc có trên 5.000 loài cây và vùng hạ lưu sông Amazôn có khoảng 2.000 cây
được dùng chữa bệnh. Năm 1998, Ấn Độ xuất khẩu bột gia vị Bạch đậu khấu tới 40
nước thu về 100 triệu USD. Hồng Kông thu lãi từ chế biến lâm sản ngoài gỗ. Mỗi
năm đạt 68 triệu USD... Riêng về hàng thủ công mỹ nghệ được làm từ song, mây
đạt 600 triệu USD (1988-993), phần lớn sản phẩm này được xuất từ các nước Châu
Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc có 4,2 triệu ha rừng tre, nứa trồng và rừng tự
nhiên, mỗi năm xuất khẩu mặt hàng bằng tre nứa đạt trị giá 2,4 tỷ USD.
Các nước Đông Nam Á có ít nhất 30 triệu người sống chủ yếu dựa vào lâm
sản ngoài gỗ. Philippin mỗi năm hàng mây tre xuất khẩu đạt 130 triệu USD, tạo
việc làm cho khoảng 100.000 công nhân, Inđônêxia thu 200 triệu USD cũng từ mây
tre đan. Thái Lan chỉ riêng xuất khẩu tre, lau và cánh kiến đỏ mỗi năm đã mang lại
hơn 4 triệu USD. Tại Lào có 80% người dân nông thôn vùng núi sống dựa vào tài
nguyên rừng, trong đó chủ yếu là các loại lâm sản ngoài gỗ, từ năm 1977-1980,
mỗi năm Lào thu về 455.000 USD từ xuất khẩu sa nhân. Sự gia tăng mức độ xuất
khẩu song mây tăng 250 lần sau 17 năm ở Inđônêxia, 75 lần sau 15 năm ở

Philippin, 23 lần sau 9 năm ở Thái Lan và 12 lần sau 8 năm ở Malaixia. Nhìn
chung những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở ngoài nước đã và đang phát triển


nhanh chóng, đề cập khá rõ nét về khía cạnh cho việc phát triển lâm sản ngoài gỗ
bao gồm cả những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển phong phú. Những
kinh nghiệm và giải phát cho phát triển lâm sản ngoài gỗ ở nhiều nước đã được
tổng kết tương đối công phu đã chỉ ra tiềm năng to lớn và sự cần thiết phải phát
triển trong lâm sản ngoài gỗ chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng "bảo
tồn có khai thác".
Năm 1868, Munro đưa ra công trình nghiên cứu đầu tiên về tre trúc. Đến
năm 1896 Gamble cũng đưa ra kết quả nghiên cứu về tre trúc của mình. Theo ông
có 151 loài tre trúc ở Ấn Độ, Pakistan, Malaisia, Inđonêxia và Việt Nam.
Năm 1960, Koichiro Ueda xuất bản cuốn sinh lý tre trúc cho biết trên thế
giới có 1250 loài thuộc 47 giống của họ Bambusaceae, trong đó ở Châu Á có 37
chi, Châu Mỹ có 10 chi, Châu Phi có 10 chi; theo tác giả thì Đông Nam Á là vùng
trung tâm phân bố của tre trúc với sự đa dạng cả về loài và số lượng.
Tác giả Châu Phương Thuần lại cho biết trên thế giới có 70 họ và trên 1300
loài tre trúc phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Châu Á có 40 họ trong đó có
31 họ đặc hữu với gần 800 loài tre trúc khác nhau. Trên thế giới có 14 triệu ha tre
trúc, riêng Trung Quốc có 3.660.000 ha phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Trường
Giang. Ông đã dùng các hàm toán học để mô hình hóa các quy luật sinh trưởng của
cây, các bộ phận của thân cây.
1.2. Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, ngoài
tác dụng về phòng hộ môi sinh, môi trường thì rừng còn là nguồn cung cấp các sản
phẩm có giá trị, trong một thời gian dài thời bao cấp, người ta cho rằng chỉ có gỗ là
đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước. Riêng về dược liệu, Việt Nam đã thống
kê được 3.948 loài thực vật dùng làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, tại nhiều vùng
miền, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò quan trọng, nhiều loài đang là

đối tượng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Trong những năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ liên tục tăng, giá trị các mặt hàng thủ công mỹ


nghệ tăng từ 235 triệu USD năm 2001 lên 600 triệu USD năm 2005, riêng mây tre
đan xuất khẩu đạt đạt 53,06 triệu USD năm 1999 tăng lên 106,42 triệu năm 2003.
Tại tỉnh Lâm Đồng năm 2005, ước tính toàn tỉnh thu mua 200 tấn dây rừng tạo ra
300.600 sản phẩm có trị giá 16 tỷ đồng, tương đương 1 triệu USD. Năm 2004,
riêng 7 xã của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức trồng 100ha cây đậu thiều thả
cánh kiến đỏ thu về 11 tấn, cho thu nhập 350 triệu đồng gần bằng nguồn thu ngân
sách của huyện trong một năm (năm 2001: thu 356 triệu đồng).
Như vậy, lâm sản ngoài gỗ nước ta rất phong phú và đa dạng, đang còn tiềm
ẩn nhiều loài cây, con có giá trị kinh tế cho thu nhập cao cho cộng đồng người dân
sống gần rừng.
Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
người dân sống gần rừng và các vùng nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo và vươn
lên làm giàu. Một loài cây cho một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau, tạo việc
làm cho hàng triệu lao động từ miền núi đến trung du, đồng bằng. Nước ta hiện nay
có 2.017 làng nghề và có 11 ngành nghề truyền thống sản xuất 11 mặt hàng thủ
công mỹ nghệ, thu hút tới 1,35 triệu lao động, giá trị hàng hoá đạt 7.000-9.000 tỷ
đồng mỗi năm. Riêng Nghệ An có 8 làng nghề mây tre đan xuất khẩu tạo việc làm
cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn cho thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với
sản xuất nông nghiệp, lại tận dụng bất cứ thời gian nào để sản xuất. Tỉnh đang có
chủ trương mở rộng số làng nghề thủ công mây tre đan xuất khẩu hiện có.
Đơn cử một số loài lâm sản ngoài gỗ truyền thống được nhân dân trồng, khai thác,
bán ra thị trường cho thu nhập cao như cây luồng được xem là một trong những
loài cây xoá đói giảm nghèo từ hàng chục năm nay ở các tỉnh Thanh Hoá, Hoà
Bình, Nghệ An... có mặt khắp cả nước với nhiều công dụng khác nhau như vật liệu
làm nhà, bột giấy, chiếu trúc, đồ thủ công mỹ nghệ, lấy măng...; Cây quế, cây hồi,
thảo quả... là những loài cây đặc sản lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao được trồng ở

một số địa phương dùng cho xuất khẩu; Sản phẩm nhựa cánh kiến, mật ong... ngày
càng có giá trị cao nên một số vùng như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đang


khôi phục nghề nuôi thả cánh kiến đỏ. Cây lùng - một loài cây phân bố hẹp một số
xã của huyện Quỳ Châu và Quế Phong hiện đang được các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh thu mua với số lượng lớn để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre
đan xuất khẩu có giá trị; Nuôi ong mật cũng được nhiều bà con vùng cao của các
huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông... nuôi thả và cho thu nhập
cao.
Như vậy có thể thấy vai trò, tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ đối với việc
phát triển kinh tế xã hội rất lớn. Các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở nước ta, tỉnh ta
rất phong phú và đa dạng, các sản phẩm này đã đang tạo việc làm, tăng thu nhập,
ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
sống gần rừng và đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cho đất nước. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là làm sao biết tận dụng tiềm năng của các loài lâm sản ngoài gỗ
để phát triển. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần phải lựa chọn, đề ra
các chiến lược, quy hoạch các vùng miền cho từng loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị
kinh tế cao để góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đặc
biệt là các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm
hạn chế việc đốt phá rừng bừa bãi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
sinh thái một cách bền vững.


CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đánh giá tài nguyên và vai trò của lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm
thực phẩm trong đời sống của đồng bào dân tộc thiệu số tai xã Tường Hạ - huyện
Phù Yên – tỉnh Sơn La

2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Tường Hạ - huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La.
2.3. Mục tiêu nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu thành phần loài, đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng các loài làm
cơ sở cho việc đề suất một số giải pháp, kỹ thuật nhằm lợi dụng lâu dài bền vững
các thành phần loài thực vật rừng được sử dụng làm thực phẩm.
2.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Lập được danh mục các thành phần loài thực vật rừng được sử dụng làm
thực phẩm tại khu khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn phát triển và sử dụng các loài thực vật
rừng được sử dụng làm thực phẩm tại khu nghiên cứu.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu tính đa dạng của nhóm lâm sản ngoài gỗ sử dụng làm thực phẩm
tại xã Tường Hạ.
2.4.2. Đặc điểm sinh thái học của một số loài thực vật rừng qúy hiếm được sử dụng
làm thực phẩm xã Tường Hạ
2.4.3. Vai trò của thực phẩm đối với cộng đồng dân tộc
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển nhóm lâm sản ngoài gỗ sử
dụng làm thực phẩm tại địa phương
2.5. Phƣơng pháp nhiên cứu.


Kế thừa các tài liệu đã có và điều tra bổ sung dẫn liệu mới về thành phần loài
thực vật tại xã Tường Hạ
Điều tra thành phần loài thực vật theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn,
2007.
2.5.1. Phƣơng pháp ngọai nghiệp
a/ Công tác chuẩn bị
b/ Điều tra sơ thám

c/ Điều tra ngoại nghiệp
Điều tra theo tuyến: Có thể lập một số tuyến cắt ngang các kiểu thảm thực vật
và các sinh cảnh khác nhau. Thống kê và ghi chép các loài thực vật đã gặp.
Các tuyến điều tra có thể mở:
+ Tuyến qua các trạng thái rừng: Rừng IIIA1, IIIA2, IIa, IIb
+ Tuyến theo các dông núi
+ Tuyến quanh làng xóm, đồng ruộng
- Lập 4 tuyến điều tra qua các trạng thái rừng khác nhau
- Tuyến 1: Từ bản Đen – bản Són qua các nương dẫy chiều dài là 3km
- Tuyến 2: Từ bản Đen – bản Khảo qua các dông núi chiều dài là 4 km
- Tuyến 3: Từ bản Dằn – bản Đen qua các rừng với chiều dài là 4 km
- Tuyến 4: Từ bản Khảo – bản Đen qua các con suối chiều dài là 4 km
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu điều tra nhóm cây sử dụng làm thực phẩm
Stt

Tên phổ

Tên địa

Tên khoa

thông

phƣơng

học

Bộ phận sử dụng
Lá, Thân Hoa, quả


1
2

2.5.2. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn PRA

Ghi
Củ

chú


- PRA là phương pháp đánh giá nông thôn có sử tham gia của người dân.
PRA không những là phương pháp dùng để lập kế hoạch phát triển cộng đồng mà
còn là phương pháp dùng để thu hút người dân vào nghiên cứu LNXH, phát triển
công nghệ thích hơp. PRA được thực hiện bằng một tập hợp các công cụ. Sau đây
là tiến trình có khả năng sử dụng PRA và quá trình nghiên cứu LNXH.
- Người dân tham gia đánh giá hiện trạng, phát hiện vẫn đề và xác định các
vẫn đề cần giải quyết.
Bằng các công cụ PRA xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ phắc họa, khảo sát tuyền, thảo
luận nhóm nông dân, họp dân, phỏng vấn hộ gia đình có thể xác định được thực
trạng của địa phương, từ đó có thể phát hiện được các vấn đề cần giải quyết.
- Xác định ưu tiên nhiên cưu và chuyển dao công nghệ
Nông dân có thể đưa ra các nhu cầu nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thông
qua các cuộc thảo luận nhóm nông dân tiêu biểu, và họp dân. Các công cụ và kỹ
phân tích như phân tích hình cây, phân tích theo theo luồng, phân loại ưu tiên theo
phương pháp bằng ô vuông hay so sánh cặp đôi. Kêt quả phân tích được thông qua
các cuộc họp dân.
- Xây dựng mục tiêu và kế hoạch nhiên cứu
Nông dân được thu hút vào quá trình xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch

nghiên cứu thông qua các cuộc thảo luận nhóm nông dân và thông qua các cuộc
họp toàn thôi. Khung logic nghiên cứu được cán bộ nghiên cứu thiết kế và hướng
dẫn cho nông dân để hố có thể phân tích các mục tiêu và kết quả mong đợi. Kế
hoạch nghiên cứu được thảo luận trực tiếp với nông dân và mô tả trên các bảng
biểu và sơ đồ tiến độ, trong đó ghi rõ trách nhiệm của các bên tham gia.
- Người dân tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực thi các thử nhiệm và
mô hình. Cùng làm việc với nông dân trên đồng ruộng là công cụ quan trọng và
hữu ích để nông dân tham gia vào quá trình nghiên cứu. Sử đối thoại và hành động
trực tiếp với nông dân là phương tiếp cận nghiên cứu LNXH.
- Nông dân tham gia vào quá trình giám sát đánh giá và phổ biễn kết quả


Phương pháp giám sát vá đánh giá có sử tham gia của người dân được áp dụng để
nông dân có khả năng tự thuyết phục và quản lý các kết quả nghiên cứu. Mô hình
phổ biến lan rộng được vận dụng vào quá trình chuyển giao kết quả nghiên cứu.
2.5.3. Công tác nội nghiệp
- Xử lý mẫu và xác định tên cây
+Ghi số mẫu thu được theo tháng. Ví dụ lấy mẫu vào tháng 3 năm 2013 thì ta
ghi 3/13 sau đó ghi lần lượt từ một trở đi.
+ Địa điểm lấy mẫu.
+ Ngày lấy mẫu.
+ Ghi tóm tắt các chi tiết quan trọng.
+ Người lấy mẫu.
+ Ép mẫu theo phẳng, theo hình thái tự nhiên (có lá úp, lá ngửa), sấy mẫu làm
tiêu bản và bảo quản mẫu
- Tổng hợp tài liệu lập danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại xã
Tường Hạ
- Đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài thực vật tại khu BTTN Xuân
Nha



CHƢƠNG III
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Xã Tường Hạ là một xã vùng lòng hồ sông Đà, cách trung tâm huyện Phù
Yên khoảng 25 km về hướng Nam với tổng diện tích tự nhiên 1.936,80 ha.
- Phía Bắc giáp xã Tường Thượng.
- Phía Nam giáp xã Tường Tiến.
- Phía Đông và Đông Nam giáp xã Tường Tiến.
- Phía Tây và Tây Nam giáp xã Kim Bon.
Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 37 chạy qua thuận lợi cho lưu thông và
phát triển kinh tế xã hội, có sông Đà, suối Đen, suối Cóc và suối Dằn chảy qua là
nguồn tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Tường Hạ là một xã vùng núi, nằm cạnh lòng hồ sông Đà địa hình bị
chia cắt bởi khe sông, suối lớn nhỏ độ dốc tương đối lớn, độ cao trung bình
khoảng 350m. Phần lớn dân cư sống tập trung ven lòng hồ ở độ cao dưới 150m.
1.3. Đặc điểm khí hậu
Xã Tường Hạ nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm
được chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa đông (mùa khô) thường ít mưa và được bắt đầu từ tháng 10 năm trước
đến tháng 3 năm sau, mùa này thịnh gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô,
thường xuất hiện sương muối.
- Mùa hè (mùa mưa) được bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 9, mùa này
thịnh hành gió Tây Nam, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, lưu lượng mưa lớn có
thể xảy ra lũ có tác hại làm xói mòn, rửa trôi độ phì nhiêu của lớp đất mặt.
- Nhiệt độ trung bình 250C, độ ẩm khí hậu trung bình đạt 80%.



- Lượng mưa trung bình : 1.600 - 1.800 mm/năm
- Lượng bốc hơi trung bình : 800 mm/năm
Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho cây trồng như : Lúa, ngô, khoai, sắn và các
loại cây ăn quả, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên ở vùng có gió Tây Nam
cũng có nhiều ảnh hưởng xấu tới quá trình ra hoa kết quả của cây trồng.
1.4. Thuỷ văn
Xã Tường Hạ nằm trong vùng ngập lòng hồ nguồn nước chính là sông Đà
ngoài ra còn có 3 suối chính (suối Đen, suối Cóc, suối Dằn). Nhìn chung do địa
hình dốc, rừng đầu nguồn còn ít đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Về
mùa mưa thường xảy ra lũ quét sói mòn, về mùa khô thường thiếu nước gây ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Diện tích đất có khả năng cho phát triển nông nghiệp không lớn, chủ yếu
nằm dọc theo vùng dân cư, đất đai đã được canh tác từ lâu nên độ phì nhiêu kém,
phần lớn đã bị bạc màu. Qua khảo sát cho thấy trên địa bàn xã có các loại đất sau:
- Đất thịt: 400 ha chuyên trồng lúa, ngô, sắn, đậu tương. Nằm chủ yếu tại bản
Khảo 1, 2 và bản Són.
- Đất núi đá: 270 ha, không trồng được cây, tập trung tại bản Khảo 1, 2; bản
Són, bản ốc 1, 2 và bản Cóc 4.
2.2. Tài nguyên nƣớc
Nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã được lấy từ 2
nguồn là nước mặt và nước ngầm :
- Nguồn nước mặt : Nguồn nước mặt của xã khá phong phú được cung cấp
bởi sông Đà, suối Đen, suối Cóc và suối Dằn với lưu lượng nước tương đối lớn.
Ngoài ra còn có các ao, hồ, đập chứa, kênh mương…
- Nguồn nước ngầm : Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ
về trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ của một số



hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi (giếng
đào), có thể thấy trữ lượng nước ngầm của xã tương đối lớn và có chất lượng tốt.
Song hiện tại, nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt, vì vậy
trong tương lai cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.
Nhìn chung, nguồn nước mặt, nước ngầm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về
nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
2.3. Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 27,20 ha chiếm 3,82% diện ,tích đất
nông nghiệp. Trong đó toàn bộ là đất rừng phòng hộ. Nhìn chung việc quản lý, bảo
vệ và chăm sóc rừng cơ bản tốt, song vẫn còn tình trạng chặt cây làm củi, phát làm
nương rẫy xảy ra ở những bản có rừng.
Nguồn tài nguyên thảm thực vật khá phong phú và đa dạng, có ý nghĩa lớn
cả về kinh tế và khoa học môi trường sinh thái. Cây trồng tương đối phong phú về
chủng loại, giống, có ưu thế về chất lượng, năng suất gồm có lát hoa, đinh, sến, táu,
dổi…
Nhìn chung đất đai của xã có độ phì tự nhiên khá, có khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều phù hợp với nhiều loại cây vì vậy khả năng tái sinh thảm thực vật lớn. Ưu thế
này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, giữ vững và phát triển rừng
đầu nguồn, rừng phòng hộ.
2.4. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản trên địa bàn xã Tường Hạ rất hạn chế, chủ yếu là núi đá
phục vụ cho mục đích khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng, làm đường...
3. Thực trạng môi trƣờng
Xã Tường Hạ có môi trường không khí trong lành, nguồn nước ít bị ảnh
hưởng ô nhiễm của chất thải công nghiệp, sinh hoạt và hoạt động của con người.
Tuy nhiên diện tích thảm thực vật che phủ đất hiện còn thấp, đất vẫn đang tiếp tục
bị sói mòn, rửa trôi làm giảm tầng dày, độ phì của đất đồng thời gây sạt lở, lũ. Để
xây dựng một cảnh quan môi trường bền vững của một vùng miền núi cần có các



giải pháp nhằm phục hồi, tái sinh thảm thực vật, nâng tỷ lệ che phủ rừng nhất là ở
những khu vực đầu nguồn, khu vực đất trống đồi núi trọc bị xói mòn rửa trôi đều
được xem xét. Đây là vấn đề cần phải quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền
nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi
- Xã Tường Hạ có vị trí khá thuận lợi, trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 43
chạy qua thuận lợi trong lưu thông hàng hoá với các xã trong và ngoài địa bàn
huyện.
- Sự đa dạng của yếu tố địa hình, khí hậu, đất đai cho phép phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, thâm canh theo hướng hàng hoá, tập trung thành
những vùng chuyên canh lớn sản xuất lương thực, thực phẩm tươi sống, rau sạch,
cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả đặc sản…
- Đất có độ phì tự nhiên khá, khả năng tái sinh thảm thực vật lớn do có khí
hậu nóng ẩm, mưa nhiều phù hợp với nhiều loại cây. Ưu thế này tạo thuận lợi cho
việc phát triển lâm nghiệp, giữ vững và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
- Môi trường xã có bầu không khí trong lành, nguồn nước ít bị ảnh hưởng do
chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
- Có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm, có trình độ
thâm canh cao, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hoá. Đây là những yếu tố rất
quan trọng để tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới.
- Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết, ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ nhiệt
tình, năng động, có trách nhiệm, vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.
* Khó khăn
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác
đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, phát triển giao thông, xây dựng các công trình



kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư về kinh phí
và công sức đáng kể.
- Phần lớn diện tích đất đai có độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật còn
hạn chế khiến môi trường sinh thái diễn biến theo xu thế xấu đi (gió nóng, hạn hán,
lũ lụt, mưa đá, xương muối…), đất đai bị xói mòn mạnh.
- Khí hậu phân hoá theo mùa khá khắc nghiệt, mùa mưa lượng mưa tập trung
gây lũ quét, sạt lở, xói mòn đất.
- Đời sống của nhân dân còn nghèo và bấp bênh, trình độ dân trí thấp. Do
vậy xã có nguồn lao động dồi dào song chất lượng lao động còn hạn chế.
4. Dân sinh kinh tế xã hội
4.1. Tăng trƣởng kinh tế
Năm 2005, tổng thu ngân sách 513,238 triệu đồng. Trong đó thu trên địa bàn
112,781 triệu. Năng suất lúa đạt 5 tấn/ha/năm đạt 87,7% kế hoạch, thu nhập bình
quân đầu người đạt 2,4 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực nhân khẩu
trong năm đạt 1.608 kg/người/năm.
- Dịch vụ, thương mại: Nhìn chung mới chỉ hình thành những cá nhân, tổ
chức dịch vụ nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động, song những hộ kinh doanh
nhỏ đều có sự phát triển và cho thu nhập.
- Bên cạnh đó do địa hình của xã nằm trong vùng ngập lòng hồ sông Đà nên
phát triển nghề đánh bắt thuỷ sản.
4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời gian qua cơ cấu kinh tế của Tường Hạ đã có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ
trọng giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương mại
dịch vụ tăng so với năm 2000.
Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế của xã phát triển theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, những năm tới Tường Hạ cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển
của các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại hơn nữa. Tăng nhanh tỷ


trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của xã, giữ ở mức ổn định ngành

nông - lâm nghiệp.
4.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Những năm qua nhờ có sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng uỷ, UBND xã và
sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Phù Yên, nền kinh tế của xã đã có những
bước phát triển đáng kể, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
- Sản xuất nông nghiệp luôn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của
xã. Do đó, đã được các hộ xã viên quan tâm đầu tư đúng mức, kết hợp với trình
độ thâm canh được nâng lên, cây vụ đông được đưa vào trồng tăng vụ trên diện
tích 2 lúa ngày càng tăng, đặc biệt là ngành chăn nuôi phát triển mạnh. Do đó
bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành và tăng thu nhập cho các hộ gia
đình.
- Cùng chung với sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực ngành nghề dịch vụ
cũng từng bước phát triển, tập trung tại các bản, chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ nhằm
phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.
4.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
* Về sản xuất nông - lâm nghiệp
- Về nông nghiệp: Tập trung chỉ đạo nhân dân áp dụng các loại giống lúa
mới đưa vào sản xuất đạt năng suất cao. Tổng diện tích gieo cấy 60,4 ha, thực hiện
được 53,02 ha đạt 87,7%, năng suất đạt 5 tấn/ha.
- Cây hoa màu trên nương: Chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ đề ra là 550 ha ngô
đã thực hiện được 508,4 ha, đạt 92,4% KH với năng suất 1 tấn/ha. Ngoài ra còn
phát triển gieo trồng một số cây hoa màu khác như sắn, đỗ tương, dong giềng,
vừng…
- Cây lâm nghiệp: Thực hiện và chỉ đạo tốt công tác giao đất, giao rừng để
rừng có chủ, tuyên truyền tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng chống cháy
rừng trong mùa khô, chăm sóc và bảo vệ rừng theo chương trình dự án 661, 747.


Thực hiện các chương trình trồng rừng kinh tế, các dự án trồng rừng đã được nhân
dân đồng tình ủng hộ, mang lại thu nhập kinh tế hộ gia đình.

* Về chăn nuôi
Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã Tường Hạ được đầu
tư và phát triển tương đối ổn định cả về số lượng và chất lượng, đóng góp không
nhỏ trong việc tạo ra sức kéo trong sản xuất, sản phẩm trong sinh hoạt nâng cao
đời sống của nhân dân. Công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc luôn được
quan tâm, thực hiện đúng kế hoạch góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Tổng đàn lợn: 1.591 con bình quân mỗi hộ nuôi từ 2 con trở lên, chưa có mô
hình nuôi hoàn toàn theo hướng công nghiệp.
Tổng đàn gia cầm, thuỷ cầm: 18.530 con. Việc nuôi gia cầm, thuỷ cầm còn
mang tính nhỏ lẻ, chủ yếu nuôi thả. Mô hình nuôi từ 100 con trở lên chưa nhiều do
đó việc kiểm soát dịch bệnh rất khó.
Tổng đàn trâu, bò: 1.200 con
Tổng đàn dê: 800 con
Sản xuất nông nghiệp của xã gặp không ít khó khăn và hạn chế do diễn biến
phức tạp của thời tiết nhưng đã đạt được nhiều kết quả trong việc chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi. Đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện, bộ
mặt nông thôn bước đầu có sự chuyển biến. Trong tương lai, khi quy mô diện tích
đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích chuyên dùng khác cần
phải khoanh định duy trì một quỹ đất nhất định kết hợp với bố trí cây trồng, vật
nuôi hợp lý, thâm canh tăng năng suất… nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ổn định, đảm bảo an ninh lương
thực, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
4.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Nhân dân trong xã duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống, các tổ mộc
mướp nhỏ lẻ, tổ xây dựng công trình phục vụ gia đình, tuy không lớn nhưng
phần nào đã giải quyết được một phần lao động tăng thu nhập cho nhân dân.


Trong những năm tới, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã cần được
tiếp tục duy trì, đầu tư và phát triển, tận dụng khai thác tối đa tiềm năng hiện có để

phát triển các ngành mũi nhọn, nhằm tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế
của xã.
4.3.3. Khu vực kinh tế thƣơng mại - dịch vụ
Nhìn chung mới chỉ hình thành những cá nhân, tổ chức dịch vụ nhỏ tại các
bản nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho nhân dân.
5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
5.1. Dân số
Năm 2005 toàn xã có 2.809 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mường chiếm 68%,
dân tộc Thái chiếm 29%, dân tộc Kinh chiếm 3%. Dân số phân bố đồng đều giữa
các bản nhưng tập trung nhiều nhất ở bản Cóc 1 với 310 người (các bản khác như:
bản Cóc 2: 291 người, bản Khảo 2: 254 người…).
Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền xã, phong
trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia
đình, được kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính, bước
đầu đã thu được kết quả khả quan: tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh sớm
và sinh con thứ 3. Năm 2005 số người sinh con thứ 3 trở lên có 2 ca.
5.2. Lao động việc làm
Theo thống kê, năm 2005 trên địa bàn toàn xã có 1.394 lao động (chiếm
49,63% dân số) trong đó trên 80% là lao động nông nghiệp.
Có thể nói nguồn lao động của xã khá dồi dào song trình độ còn hạn chế.
Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, học sinh tốt
nghiệp phổ thông trung học cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề
bức xúc cần giải quyết. Đặc biệt trong khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm,
cơ cấu lao động còn nặng về sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ thương mại chưa phát triển đa dạng… đã gây hạn chế rất lớn đến
khả năng khai thác triệt để nguồn lao động này. Trong tương lai để đáp ứng được


yêu cầu phát triển kinh tế thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ lao động là
vấn đề cần quan tâm để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước.
5.3. Mức sống và thu nhập
Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của các hộ gia đình
trong xã ở mức trung bình so với mức bình quân chung của huyện. Trong 5 năm
qua công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định. Với tinh
thần “Lá lành đùm lá rách” có sự giúp đỡ vốn vay để phát triển kinh tế, xã hội nên
đã từng bước giảm được số hộ nghèo và nhà tạm. Qua phân xếp loại có: Hộ giàu 10
hộ (chiếm 1,6%); hộ khá 128 hộ (chiếm 20,5%); hộ trung bình 208 hộ (chiếm
33,4%); hộ nghèo 241 hộ (chiếm 44,3%). Giá trị thu nhập bình quân trên đầu người
đạt 2,4 triệu đồng/người/năm.
5.4. Thực trạng phát triển khu dân cƣ
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư trên địa bàn xã
được hình thành với mật độ tập trung thành từng bản ở ven các trục đường giao
thông chính, các trung tâm kinh tế, văn hoá của xã.
Hiện tại cả 12 bản trong toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản
xuất và sinh hoạt, với 99% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống thông tin liên
lạc không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thần của
nhân dân. Tỷ lệ số hộ dân có xe máy, máy thu hình, điện thoại… ngày càng cao. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện.
Trong các khu dân cư, phần lớn nhà ở được xây dựng theo kiểu nhà sàn có
diện tích khuôn viên lớn. Nhìn chung, hệ thống hạ tầng văn hoá phúc lợi trong các
khu dân cư cần được đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Theo số liệu điều tra năm 2005, toàn xã hiện có 23,76 ha đất khu dân cư
nông thôn, gồm 12 bản với 16,86 ha đất ở. Trong tương lai, việc phát triển thêm đất
ở mới để đáp ứng nhu cầu thực tế là tất yếu khách quan không thể tránh khỏi, cũng
như việc đầu tư nâng cấp xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật khu dân cư


là hết sức cần thiết. Nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các khu dân cư hiện
có, phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp để bố trí đất ở và xây dựng các

công trình, nhất là những khu vực ruộng có năng suất cao. Đây là vấn đề cần được
quan tâm nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của xã.
6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
6.1. Giao thông
Là một xã nằm trên trục đường Quốc lộ 43 nên việc lưu thông có nhiều thuận lợi.
Hệ thống giao thông liên xã, bản thường xuyên được tu bổ song do địa hình dốc, mùa
mưa kéo dài, lượng mưa lớn, rừng đầu nguồn cạn kiệt nên thường xảy ra sạt nở sói mòn
ảnh hưởng xấu đến việc đi lại, vận chuyển. Đường liên xã, bản về mùa mưa càng gặp
nhiều khó khăn. Toàn xã hiện có trên 10 km đường giao thông bao gồm:
- 1 tuyến Quốc lộ 43, dài 6 km, rộng 8 m, trải nhựa.
- 1 tuyến liên xã dài 5 km, rộng 2 m, đường đất.
- Ngoài ra còn có các tuyến đường trong ngõ xóm, giao thông nội đồng.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý,
thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá và hội nhập
nền kinh tế thị trường với các xã, huyện, tỉnh lân cận. Song phần lớn các tuyến
đường còn nhỏ hẹp, chất lượng đường thấp. Do đó, để tăng cường hơn nữa hiệu
quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã thì trong những năm tới vấn
đề nâng cấp dành quỹ đất mở rộng các tuyến đường là hết sức cần thiết.
6.2. Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diện tích
đất nông nghiệp của xã. Hiện tại trên địa bàn xã có:
- Các tuyến kênh mương dài 6 km đã bê tông hoá được 2 km còn lại là kênh
đất.
- Đập : 3 đập
Hàng năm mạng lưới thuỷ lợi và các công trình phục vụ thuỷ lợi của xã
được quan tâm cải tạo, nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên, một


số tuyến kênh mương chưa được đầu tư, kinh phí cứng hoá, nạo vét, khơi thông
dòng chẩy còn hạn chế, hiệu quả sử dụng so với năng lực thiết kế thấp... Trong

tương lai, cần từng bước đầu tư cứng hoá kênh mương nội đồng.
6.3. Giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp trồng người được Đảng, chính quyền
hết sức quan tâm, chú trọng phát triển cả về số và chất lượng của đội ngũ giáo viên,
học sinh và cơ sở trường lớp. Cả xã có 3 bậc học: Trường mầm non có 6 lớp với 129
cháu, trường tiểu học có 14 lớp với 301 học sinh, trường THCS có 9 lớp với 315
học. Tỷ lệ học sinh được huy động đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh chuyển cấp
hàng năm đạt 98%, chuyển lớp đạt 96%.
Các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được đáp ứng tạo điều kiện
thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho địa
phương và xã hội.
6.4. Y tế
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng quan tâm
từ xã đến bản, cơ sở vật chất, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng
lên. Đội ngũ cán bộ y tế xã, bản luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, có ý
thức trách nhiệm cao với công việc, chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng mở
rộng, khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách được duy
trì thường xuyên, bình quân hàng năm khám và chữa bệnh cho 1.929 lượt người.
Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được
các cấp quan tâm. Công tác giáo dục, tuyên truyền được phổ biến đến từng hộ gia
đình đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân về sức khoẻ và sinh sản, góp phần hạ
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
6.5. Văn hoá - thể thao
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì, thực hiện
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII. Xã có 13 đội văn nghệ đã biểu
diễn tại 12 cơ sở bản vào các ngày lễ lớn.


Về thể dục thể thao luôn duy trì đội bóng đá của 12 cơ sở thường xuyên
luyện tập, thi đấu giao lưu để lựa chọn đội mạnh tham dự giải cấp huyện vào các

ngày lễ tết của đất nước, dân tộc thu hút được đông đảo thanh niên tham dự, cổ
động viên đến cổ vũ. Câu lạc bộ cầu lông duy trì hoạt động, tổ chức tham dự giải
cấp huyện đạt hiệu quả. Đến nay đã có 05 bản đạt bản văn hoá cấp huyện, có 499
hộ được công nhận gia đình văn hoá. Số hộ gia đình được xem truyền hình 90%.
Nhằm thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, các bản
đã xây dựng được quy ước, hương ước vừa nâng cao dân trí, sẵn sàng lao động sản
xuất, xây dựng và bảo vệ bản làng quê hương đất nước.
6.6. Hệ thống điện
Trong những năm qua, việc điện khí hoá nông thôn rất được xã chú trọng
nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống lưới điện được đầu tư
và cải tạo nhằm đảm bảo cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Công tác quản lý an
toàn lưới điện được chú ý. Đến nay, 99% số hộ trong xã dùng điện lưới quốc gia.
6.7. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được đầu tư, đáp ứng
nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người
dân địa phương. Bưu điện trung tâm đã được củng cố, nâng cấp và tăng cường
trang thiết bị, hiện tại trên địa bàn xã có 10 máy điện thoại cố định.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình hàng năm được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp
đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. 90% số dân của xã
được xem truyền hình.
Công tác tuyên truyền là một trong những công tác vô cùng quan trọng trong
tiến trình phát triển kinh tế xã hội của xã (tuyên truyền, khuyến khích chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn…). Trong tương lai, nhiệm vụ này
cần được quan tâm đầu tư hơn nữa.


6.8. Hệ thống nƣớc sạch
Trên địa bàn xã phần lớn nhân dân đều sử dụng từ nguồn nước mưa, nước

giếng khơi. Thời gian tới, cần đầu tư xây dựng các nhà máy nước sạch để phục vụ
nhu cầu của người dân, đồng thời cần tiếp tục xây dựng hệ thống bể chứa dự trữ
nước mưa ở các hộ, nhóm hộ gia đình.
7. Quan hệ gia đình, phong tục, tập quán có liên quan tới quản lý, sử dụng tre
nứa tại địa phƣơng
Cộng đồng người Thái, Mường ở Tường Hạ thường sống quần tụ lại theo các
dòng họ, các gia đình thường ở gần nhau thành từng đám 5 – 7 nóc nhà trên một
sườn đồi hoặc hai bên đường; họ sống đoàn kết, đùm bọc nhau. Bởi vậy trong mọi
công việc đều có sự bàn bạc, vai trò của người đứng đầu các dòng họ và người cao
tuổi thể hiện rõ nét khi quyết định những việc hệ trọng với phát triển, gây trồng tre
nứa cũng vậy. Trước đây, nương rẫy nhiều họ sống theo kiểu tự cung, tự cấp, lấy
lương thực làm đầu để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bản thân mình, của gia đình
mình. Ngày nay, khi diện tích nương rẫy giảm đi, họ chuyển sang trồng cây lâm
nghiệp như: Bương, Luồng các gia đình đều có sự bàn bạc, nhất trí cùng triển khai
thực hiện. Vì vậy hầu hết các hộ gia đình đều có diện tích Luồng, Bương mới trồng
hoặc đã cho thu hoạch. Người dân đều có nhận thức tốt về vai trò của rừng và trồng
rừng phòng hộ. Họ đã tham gia nhiệt tình vào các hoạt động trồng rừng, mở rộng
diện tích trồng các loại rừng Luồng, Bương,.... cũng như khoanh nuôi phục hồi
rừng nứa sau khi tre nứa bị khuy.


CHƢƠNG VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu tính đa dạng của nhóm lâm sản ngoài gỗ sử dụng làm thực
phẩm tai xã Tƣờng Hạ
Qua điều tra trên các tuyến về lâm sản ngoài gỗ sử dụng làm thực phẩm tại
xã Tường Hạ thu được một số kết quản như sau:
Tuyến 1: Từ bản Đen – bản Són qua các nương rẫy chiều dài là 3km
Biểu 4.1. Bảng điều tra nhóm cây sử dụng làm thực phẩm

STT


Tên

Tên địa

phổ

phƣơng

Tên khoa học

Bộ phận sử dụng

Ghi

Lá,thân Hoa,quả Củ

chú

thông
Cây

Musa

acuminate

1

chuối


Cọ cuôi

coll

x

2

Cây đu

Cọ tinh

Shewsia plmata

x

đủ

cọ

Rau tầu
3

bay

Phắc tau Ginua
bịn

pianatipholia


x

Micromelum
4
5

Cây ớt

Cọ ượt

falcatum tamaka

Rau tầm Phắc tanh

x
x

bóp
Hyrdocotyle
6

Rau mã

7
8

9

Phắc mã wilfordimaxim


x

Phắc mẽ

x

Qủa

Mạc

quạnh

khánh

Rau

Phắc kiếu

bướm

x

x


Pachyrrhizuserosus
10

Cụ đậu


Mạc cạt

( L ) usb

x

Dendrocalammus
Măng
11

luồng

barbatus

Houeet

Nò luông D.Z.Li

x

Dioscorea
persimilis
12

Củ mài

13

Sắn


Mên

prainet

Bark

x

Manihot esculenta

x

L
14

Củ nâu

Dioscorea alata L

15

Kinh

Elsholtzia blanda

giới

(Benth)

x

x

rừng
16

Mùi tầu

Erinriamfoetiam

x

rừng
Hydrocotyle
Rau mã
17

lá mỡ

Sibthorpioides
Hook

x

Enhydra fluctuans
18

19

20


Rau ngổ

Lour

Sắn dây

Pueraria
montana
var.
chinensis
(Ohwl.)
Maesen

Củ từ
Nấm

Dioscorea
esculenta Burk
Volvariella esculenta

x

x
x


×