LỜI MỞ ĐẦU
Thuế ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển
của bộ máy nhà nước, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
mình. Nhà nước chỉ có thể và cần phải dùng quyền lực để bắt buộc các
thành viên trong xã hội, có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập, một
phần sản phẩm cho nhà nước, hình thức đóng góp đú chớnh là thuế.
Thuế là một phạm trù lịch sử là một tất yếu khách quan, xuất phát từ
nhu cầu quản lí nhà nước và thực hiện chức năng của mình .
Theo nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 /
1986 trong cơ chế quản lý mới, thuế thực sự trở thành công cụ quản lý
sắc bén của nhà nước, đối với mọi thành phần kinh tế. Yêu cầu chủ yếu
đặt cho thuế là phải bao quát nguồn thu, để nguồn thu từ thuế trở thành
nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Thuế phải có tác dụng
khuyến khích, giải phóng mọi tiềm năng đảm bảo cho môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, tăng năng xuất lao động,
điều hoà thu nhập xã hội công bằng đảm bảo .
Trong những năm qua hệ thống pháp luật, luật thuế đã từng
bước được ban hành, bổ sung và sửa đổi phù hợp với công cuộc cải
cách, kinh tế và đổi mới quản lý nhà nước. Nhà nước đã thực hiện
chính sách bình đẳng và thống nhất giữa các thành phần kinh tế, điều
chỉnh hợp lý giữa các nguồn thu quan trọng từ nội bộ kinh tế đáp ứng
nhu cầu chi ngân sách nhà nước và góp phần lưu thông hàng hoá, thúc
đẩy sản xuất phát triển.
Luật thuế GTGT được quốc hội thông qua và được áp dụng từ
ngày 01 / 01 / 1999 nhằm khắc phục của luật thuế doanh thu, tạo điều
kiện thuận lợi cho đầu tư trong nước và ngoài nước, bảo hộ hợp lý và
khuyến khích sản xuất trong nước và đặc biệt là đối với hàng suất khẩu
-1-
Qua hơn mười năm thực hiệm luật thuế mới, ngành thuế đã
hoàn thành suất sắc nhiệm vụ thu ngân sách, tổng số thuế thu các năm
đều vượt mức kế hoạch năm trong toàn quốc, các khu vực kinh tế và
các sắc thuế chủ yếu cũng hoàn thành và vượt mức giự toán thu .
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng một tồn tại mà ngành
thuế chưa vượt qua được đó là vấn đề thất thu vấn còn là quá lớn, vì
vậy nhiệm vụ chống thất thu thuế là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu và
mục tiêu chủ yếu của ngành thuế để đảm bảo thuế là nguần thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước, vì vậy chống thất thu thuế đòi hỏi bức thiết
không chỉ ngành thuế mà còn với cả xã hội.
Chính vì vậy chúng ta rế nhận thấy rằng sự cần thiết phải
chống thất thu thuế GTGT, là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Nhận thức
được vấn đề đó, qua thời gian thực tập tại chi cục thuế Huyện Phù Yên
- Tỉnh Sơn La. được sự giúp đỡ của cô giáo và cán bộ thuế, vối kiến
thức lính hội được trong nhà trường, qua tìm hiểu phân tích tình hình
thu thập số liệu, em đã quyết định đi sâu và xem xét viết bài chuyên
đề cuối khoá với đề tài; “Giải pháp chống thất thu thuế GTGT” tại
chi cục thuế Huyện Phù Yờn - Tỉnh Sơn La.
Mục đích của đề tài qua nghiên cứu số liệu, tìm hiểu tình
hình quản lý thuế GTGT ở chi cục thuế Huyện Phù Yờn và một số biện
pháp Chống thất thu thuế GTGT trên địa bàn Huyện Phù Yên, với
mục đích đó nội dung chuyên đề bao gồm:
CHƯƠNG I : THUẾ VÀ THẤT THU THUẾ GTGT
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ
TRấN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YấN - TỈNH SƠN LA
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU
THUấ GTGT TRấN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YấN - TỈNH SƠN
LA.
-2-
CHƯƠNG I
THUẾ VÀ THẤT THU THUẾ GTGT
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ GTGT
1.1.1. Khái niệm và vai trò của Thuế giá trị gia tăng
Khái niệm thuế giá trị gia tăng
ở việt Nam, chính sách thuế trước đây chưa phù hợp với thông lệ
quốc tế, làm cản trở quá trình mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Để khắc phục và tạo tiền đề để đưa
nước ta bước sang giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh CNH- HĐH đất
nước, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã cải cách thuế bước 2 nhằm phát huy nội lực, nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam một cách rõ ràng,
cụ thể, sâu sắc và hoà nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Vậy thuế GTGT là gì?
- Thuế GTGT là thuế tớnh trờn phần giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông,
tiêu dùng hàng hoá( nói cách khác là đỏnh trờn phần giá trị chênh lệch
giữa giá “ đầu ra” và giá đầu vào do các cơ sở SXKD tạo ra trong quá
trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ).
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong
giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu
nhập đóng góp cho Nhà nước thông qua việc trả tiền mua hàng của
người tiêu dùng, nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ chỉ là
người nộp thay.
- Thuế GTGT là loại thuế mới nhằm thay thế và khắc phục
những hạn chế và tích luỹ trùng khắp của thuế Doanh thu. Thuế
GTGT chỉ đánh vào phàn giá trị tăng thêm ( được thể hiện vào tiền
lương, tiền công, tiền lợi nhuận, lợi tức và các khoản chi phí tài
-3-
chính khác) của hàng hoá dịch vụ. Người bán hàng, người sản xuất
hoạc cung ứng dịch vụ lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ
doanh thu bán hàng, còn người bán hàng ở cỏc khõu tiếp theo chỉ
phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Đến cuối chu kì sản xuất
kinh doanh hoạc dịch vụ, tổng số thuế thu ở các công đoạn cộng lại
sẽ đúng số thuế tớnh trờn giỏ giá bán của hàng hoá, dịch vụ đó cho
người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì lẽ đó, một sản phẩm hàng hoá
dịch vụ dù qua nhiều khâu, từ sản xuất đến tiêu dùng đều phải chịu
thuế như nhau.
- Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng với tất cả các
loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tiêu thụ trong nước (kể cả hàng hoá
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hoá nhập khẩu), bao trùm lên mọi tổ
chức, cá nhân thuộc mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cung ứng
dịch vụ. Mức thuế phải nộp thường căn cứ vào công dụng vật chất của
sản phẩm chứ không phân biệt người mua và mục đích sử dụng. Thuế
này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, được coi trọng
trong tổng thể toàn bộ hệ thống thuế.
- Thuế giá trị gia tăng theo cấu trúc thuế tỷ lệ, cú ớt mức thuế
suất, đơn giản trong quá trình tính toán và thu thuế, thể hiện chính xác
bản chất GTGT. Ngoài mức thuế suất 0% mà phần lớn các nước đang
áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu nhằm hoàn lại phần thuế đã thu ở
khâu trước, Nhà nước khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều
kiện cho hàng xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các nước
thường quy định từ 2 đến 3 mức thuế tuỳ theo tính chất của từng loại
hàng hoá dịch vụ. ở nước ta, thuế GTGT được điều chỉnh còn lại 3 mức
thuế (trước đây là 4 mức) là: 0%, 5%, và 10%.
- Có hai cách xác định GTGT:
+ Theo phương pháp trực tiếp: theo phương pháp này GTGT
được xác định bằng tiên lương cộng lại với lợi nhuận, phương pháp
này chính xác nhưng xác định khó.
-4-
+ Phương pháp gián tiếp: theo phương pháp này GTGT được xác
định bằng giá trị hàng bán ra trừ đi giá trị mua vào tương ứng. Trên
thực tế, cách này dễ xác định, được dựng tớnh thuế GTGT mặc dù nó
thiếu chính xác
Vai trò của thuế GTGT.
Từ khi nhà nước ta ra đời, để tồn tại và phát triển thì nhà nước
cần phải co một nguồi thu ổn định và không ngừng tăng lên, để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong các khoản thu và đóng góp
cho ngân sắch nhà nước, thì thuế là khoản đóng góp chiếm tỷ trọng
nhiều nhất ( Thuế phí và lệ phí ở nước ta chiếm 90% trong tổng thu
cho ngân sắch nhà nước ).
Vai trò của thuế ngày càng được nông cao, đó không chỉ dừng lại
ở việc đảm bảo nguồn thu nuôi sống bộ máy nhà nước, mà còn góp
phần quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả.
Nhà nước điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô bằng cách định
hướng chính sắch. Trong đó chính sắch về thuế có vai trò rất quan
trọng, nhà nước có thể dùng thuế để khuyến khích hay hạn chế ngành
nghề, lĩnh vực phát triển bằng việc ban hành các luột thuế, hệ thống
thuế với mức thuế suất cao hoặc thấp hơn đối với lĩnh vực, sản phẩm
cụ thể thông qua đó tác động làm thay đổi cơ cấu thị trường.
Thuế còn là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội trong phân phối, việc điều hoà thu nhập giữa các tồng lớp dân cư,
thực hiện một phần thông qua tồng lớp gián thu, đặc biệt là hình thức
thuế tiêu thụ đặc biệt loại thuế này có đối tượng chịu thuế là các hàng
hoá, dịch vụ cao cấp đắt tiền. Các hàng hoá dịch vụ này thông thường
các cá nhân có thu nhập cao trong xã hội mới sử dụng hoặc sử dụng
nhiều. Qua đó điều tiết một phần thu nhập của họ, các sắc thuế trực thu
đặc biệt là thuế TNCN, với việc sử dụng thuế suất luỹ tuyến là sắc thuế
có tác dụng rất lớn điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội.
-5-
Thuế còn là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn diện các
mặt hoạt động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo tốt việc thực
hiện quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
1.1.2. Căn cứ tình trạng và phương pháp xác định tính thuế GTGT.
Căn cứ tính thuế GTGT.
• Giỏ tính thuế và giá thuế suất
• Giỏ tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT
• Thuế suất có ba mức thuế sỳõt
- Thuế suất 0% được áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ không
chịu thuế, ( xuất khẩu, vận tải…)
- Thuế suất 5% áp dụng đối vói hàng hoá dịch vụ như nước
sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phân bón, thức ăn gia
xúc gia cầm, dịch vụ đào đắp, trồng trọt và chăn nuôi thuỷ
hải sản…
- Mức thuế suất 10% áp dụng cho các dịch vụ hàng hoỏ
khụng thuộc loại kể trên
Phương pháp xác định tính thuế GTGT.
Thuế GTGT được đánh thuế trên nhiều giai đoạn nó đánh vào tất
cả quá trình luôn chuyển hàng háo, dịch vụ nhưng chỉ tớnh trờn phần
giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ, do vậy mà tổng số thuế
GTGT thu được ở các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán
cho ngượi tiêu dùng cuối cùng.
Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất kinh
doanh của người nộp thuế, thuế GTGT cũng không ảnh hưởng đến tổ
chức và phân chia các chu trình kinh tế.
Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu thờng xuyên và ổn
định cho ngân sách nhà nước, bởi nó phụ thuộc vào mức tiêu dùng
-6-
của xã hội và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của
các đơn vị cơ sở.
Thuế GTGT mang tính lãnh thổ rõ rệt, đối tương chịu thuế là
người tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ.
Có hai phương pháp tính thuế GTGT:
- Phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
Phương pháp khấu trừ thuế.
Đối tượng áp dụng là các đơn vị, các tổ chức kinh doanh, các
doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh
nghiệp, luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các
tổ chức kinh doanh khác.
Công thức xác định số thuế phải nộp: (1)
Thuế GTGT = Thuế GTGT - Thuế GTGT
Phải nộp đầu ra đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT = Giá tớnh thuế của hàng ì Thuế suất thuế GTGT
đầu ra dịch vụ thuế đầu ra của hàng hoá dịch
vụ đó
Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế ghi trờn hoỏ đơn GTGT
mua hàng hoá, dịch vụ sú thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá
nhập khẩu, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT thay cho
phía nước ngoài hoạc thuế GTGT khấu trừ, ngoại trừ những loại thuế
không được khấu trừ đầu vào.
Thuế GTGT đàu vào của hàng hoá, dịch vụ không dùng vào sản
xuất kinh doanh, để tạo ra hàng hoá, dịch vụ bán ra thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ mua vào thay vào được khấu trừ
-7-
thỏng đú, hoạc tối đa ba tháng, nhưng không dược mua tháng này khấu
trừ vào thỏng khỏc. Nhưng lại có nhiều trường hợp lợi dụng kê khai ở
tháng phát sinh, đồng thời kê khai sau ba tháng tiếp theo, nên không có
sự kiểm tra chặt trẽ nên doanh nghiệp đã gian lận được một khoản thuế
của ngân sách nhà nước.
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT.
Đối tượng áp dụng là các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người trong
nước (Việt Nam). Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam,
không thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn
cứ tính thuế thoe phương pháp khấu trừ thuế, cơ sở mua bán kinh doanh,
hàng hoá xa xỉ như: vàng bạc, đá quý, ngoại tệ và các hiện vật có giá trị cao
khỏc.Cụng thức xác định thuế phải nộp: (2)
Thuế GTGT = GTGT của hàng hoá ì Thuế suất thuế GTGT
phải nộp dịch vụ chịu thuế của hàng hoá dịch vụ đó
Trong đó:
GTGT của hàng = Doanh số bán hàng hoá − Giá vốn của hàng
hoá dịch vụ dịch vụ chịu thuế GTGT hoá dịch vụ GTGT bán gia
1.1.3. Đối tượng chịu thuế và nộp thuế
Đối tượng chịu thuế
Là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam không kể là hàng
háo dịch vụ được sản xuất cung ứng từ trong nước hay nhập khẩu, từ
cỏc nhúm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện tích thuế GTGT theo quy
định của pháp luật.
Đối tượng nộp thuế
Là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành nghề
-8-
tổ chức hình thức kinh doanh và mỗi tổ chức cá nhân khác có nhập
khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT. Tức là phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT sử dụng hoá đơn thông thường ghi giá bán là giỏ đó cú
thuế GTGT.
1.2. THẤT THU THUẾ GTGT.
Thất thu thuế GTGT .
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế luụn đúng một vai trò quan
trọng đối với đời sống kinh tế xã hội, là nguồn thu chủ yếu của NSNN
và là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất
kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng thúc đẩy kinh tế phát triển
đúng hướng, đảm bảo công bằng xã hội. Việc nộp thuế ảnh hưởng tới
lợi ích trước mắt của các tổ chức, cá nhân do đó việc chốn lậu thuế và
thất thu thuế là một hiện tượng không chỉ sẩy ra ở Việt Nam mà còn
tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay thuế đã trở
thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Số thu từ thuế đã chiếm trên 90%
tổng thu NSNN, hệ thống thuế hiện hành đã đem lại kết quả thu vào
NSNN ngày càng tăng qua các năm, đáp ứng về cơ bản yêu cầu chi
thường xuyên ngày càng tăng của NSNN, giảm tỷ lệ bội chi góp phần
kìm chế lạm phát, ổn định giá cả, phát huy được phong cách quản lý,
điều tiết vĩ mô nền kinh tế tạo được môi trường bình đảng, thúc đảy
cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế
thị trường góp phần mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, qua quan
hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2.1. Khái niệm thất thu thuế GTGT
Thất thu thuế là những khoản tiền không thu được vào ngân sách
nhà nước từ đối tượng nộp thuế, theo quy định của luật thuế, pháp lệnh
thuế và những khoản đáng lẽ phải được thu nhưng không thể thu được,
do luật thuế, pháp luật thuế chưa bao quát hết.
-9-
Thất thu thuế là những hiện tượng số thuế thực thu vào NSNN
nho hơn so với số thuế lẽ ra phải thu được trong thời gian nhất định,
thất thu thuế có hai rạng.
- Thất thu thực: Là hiện tượng số thuế thực thu thấp hơn số
thu thực theo luật định. Đó là khoản thuế lẽ ra các tổ chức
cá nhân phải có trách nhiệm nộp, nhưng vì lý do noà đó từ
phía nhà nước hay người nộp thuế mà chúng không được
nộp vào NSNN theo luật định.
- Là hiện tượng số thuế thực thu nhỏ hơn so với số khả năng
thu được do chính sách, chế độ thuế quy định chưa bao
quát hết các nguồn thu nhập, các hoạt động kinh doanh, sản
xuất dấn đến bỏ sót nguồn thu.
1.2.2. Nguyên nhân thất thu thuế GTGT.
a. Từ phía đối tượng nộp thuế ( ĐTNT): có hành vi khai man , trốn
lậu thuế như không đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, khai man doanh
số… dẫn đến dẫn đến các khoản đó phải thu nhưng không thu được.
b. Do chính sách thuế không phù hợp với thực tế. Chính sách thuế
là vô cùng quan trọng, nó có thể khuyến khích nền kinh tê khi nó hợp lý
và cũng chính nó cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế khi nó không phù
hợp. Vì vậy mọi chính sách thuế, mọi sự điều chỉnh về thuế phải xuất
phát từ thực tế, từ thực trạng nền kinh tế. Sự không hợp lý về các chính
sách thuế sẽ làm giảm sự tin tưởng của các ĐTNT. Họ cảm thấy lợi ích
của họ bị xâm hại, và dẫn đến hành vi trốn lậu thuế của các ĐTNT.
c. Từ phía cán bộ nộp thuế: biện pháp quản lý ĐTNT chưa chặt
chẽ, không quản lý hết được các ĐTNT, xác định chưa sát doanh số ấn
định, không quản lý được căn cứ tính thuế, còn giữ thái độ nể lang,
chưa nhiệt tình trong công việc. Đây là các nguyên nhân chủ quan do
đó cần phải nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, đao đức của các
cán bộ để sớm hạn chế được tình trạng thất thu từ phía chủ quan này.
-10-
d. Thất thu do dây dưa nợ đọng thuế.
e. Thất thu do hoàn thuế GTGT không đúng.
* Các trường hợp được xét hoàn thuế GTGT.
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau:
Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt
niên độ kế toán) có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh trong thỏng cú hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu
nếu có số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong
tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn
thuế theo tháng.
Cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng kí nộp thuế với cơ quan
thuế nhưng chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư
từ một năm trở lên thì sẽ được xét hoàn thuế vào cuối năm. Nếu số
thuế GTGT đầu vào lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn
thuế từng quớ.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sá nhập, hợp nhất, chia
tách, giải thể, phá sản… có số thuế GTGT nộp thừa, số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ hết.
Ngoài ra còn được xét hoàn thuế trong các trường hợp như: Cơ
sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của pháp luật; Đối với
các dự án sử dụng vốn ODA….
* Thủ tục hoàn thuế.
Các tổ chức, cá nhân thuộc diện chịu đựơc xét hoàn thuế phải
gửi văn bản đề nghị, kèm hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan quản lý thu
thuế cơ sở. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xác định số thuế
được hoàn và làm thủ tục hoàn thuế lại cho cơ sở theo đúng quy định
của pháp luật.
-11-
Hoàn thuế GTGT là một đặc điểm riêng biệt của loại thuế này
với các loại thuế khỏc. Vỡ thuế GTGT là một loại thuế mới cho lên sự
hiểu biết về nó của người dân là còn hạn chế, nhất là với mục hoàn
thuế này. do vậy đây là một tồn đọng lớn trong việc thực hiện VAT ở
nước ta hiện nay.
1.2.3. Hậu quả của thất thu thuế GTGT
Hiện tượng thất thu thuế gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của nước ta. Cụ thể là:
Làm giảm nguồn thu NSNN, không những không đáp ứng được
nhu cầu chi NSNN, làm cho tình trạng bội chi của ngân sách diễn ra
thường xuyên mà làm hạn chế vai trò, tác dụng của thuế đối với nền
kinh tế, gây ra lạm phát.
Thất thu thế làm cho thuế không phát huy mạnh mẽ mục tiêu
đảm bảo công bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng
lớp dân cư, ảnh hưởng lớn đến sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh
giữa các thành phần kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển của nền kinh tế
nói chung và không đảm bảo điều hoà lợi ích giữa nhà nước, thị trường
và mỗi người dân.
Ngoài ra thất thu thuế còn ảnh hưởng nghiêm trong tới hiệu lực
của các luật thuế, gây sự thiếu tin tưởng, làm giảm ý thức chấp hành
pháp luật thuế của các ĐTNT. Từ đó làm ảnh hưởng đến vai trò quản
lý thống nhất của nhà nước.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thuế trong nền kinh tế thị
trường hiện nay và hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng thất thu thuế,
nhiệm vụ tăng cường qunả lý và chống thất thu thuế là nhiệm vụ đặt
lên hàng đầu không những đòi hỏi sự nỗ lực của riêng ngành thuế và
các ngành các cấp có liên quan mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp đó với nhau.
Tuy nhiên, tình trạng thất thu thuế còn diễn ra nghiêm trọng với
mọi sắc thuế, ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế.
-12-
Thuế GTGT là một sắc thuế được áp dụng ở Việt Nam từ năm
1999 tức là đã được 10 năm, tuy nhiên đú vón chưa phải là quãng thời
gian dài để hoàn thiện. Chính vì thế mà vẫn còn nhiều điều bất cập
trong chính sách. Hơn nữa sự hiểu biết của người dân về luật thuế mới
vẫn còn thấp, nghiệp vụ vủa cán bộ thuế chưa cao nên trong những
năm qua vẫn còn tồn tại hiện tượng thất thu thuế ở mức độ cao. Đặc
biệt chú ý là thành phần kinh tế cả thể.
Đa phần các hộ kinh tế cả thể thực hiện mua bán hàng hoá, dịch
vụ bằng tiền mặt, chưa thực hiện tốt chế độ kế toán, việc sử dụng hoá
đơn chứng từ trong mua bán hàng hoá chưa đầy đủ do đó công tác kiểm
tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Các
hộ này thường tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để trốn thuế như: không
đăng ký nộp thuế, khai man doanh số , sử dụng hoá đơn giả.
1.2.4.Các biện pháp chống thất thu thuế GTGT.
Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy
phạm pháp luật, luật thuế nói chung và ( thuế GTGT ) nói riêng, các
quy trình quản lý thuế trên đial bàn.
Tổ chức thực hiện công tác xây dựng dự toán thu hàng năm,
đánh giá công tác quản lý thuế.
Tổ chưc thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp
thuế thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế, đăng ký thuế cõp mã số
thuế, sử lý hồ sơ khai thuế, phát hành các lệnh thu thuế.
Quản lý thông tin người nộp thuế, xây dựng hệ thống thông tin
dữ liệu về người nộp thuế: các đối tượng chịu thuế GTGT trên địa bàn.
Thực hiên công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính
sách thuế, hố trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy
định của pháp luật.
kiểm tra việc kê khai thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết toán
thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và
-13-
các tổ chức cá nhân uỷ nhiệm thu thuế, xử lý đối với trường hợp vi phạm
pháp luật, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền.
Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức
thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chấp hành nhiệm vụ,
công vụ công chức thuế.
Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc
cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy
trình, quy định của cơ quan cấp trên. Báo cáo Cục Thuế những vướng
mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế; lập
các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác
chỉ đạo, điều hành của cơ quan thuế cấp trên, uỷ ban nhân dân đồng
cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết đánh giá tình hình và kết quả
công tác của Chi cục Thuế.
Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật thuế; thông báo công khai trờn cỏc phương tiện thông tin đại
chúng đối với người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế.
Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế,
truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế thi hành quyết định
hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.
Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn
thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ
thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ, tiền
phạt theo quy định của pháp luật.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm quyền các tổ chức, cá
nhân không thợc hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong
công tác quản lý thuế đẻ thu tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy
định của pháp luật.
-14-
Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin
của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người
nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các
hoạt động của Chi cục Thuế.
Quản lý, sử dung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuế
thuộc Chi cục Thuế, quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh
phí, tài sản được giao theo quy định.
Việc quản lý nguồn thu từ các thành phần kinh tế là một công
việc hết sức khó khăn, do đặc điểm các khu vực kinh tế này là các cơ
sở sản xuất kinh doanh đông, phân tán, giải giác, ý thức chấp hành luật
pháp của các đối tượng còn thấp, mà luật thuế GTGT tuy áp dụng được
vài năm nhưng vẫn còn mới nờn khú chỏnh khỏi hiện tượng thất thu
thuế GTGT khu vực, do vậy đòi hỏi chi cục thuế cần phải có những
biện pháp hứu hiệu tăng cường cụng tác chống thất thu thuế GTGT.
1.2.5. Các nhân tố tác động đến công tác chống thất thu thuế
GTGT
Nhân tố chủ quan
Xã hội càng phát triển, càng thông thoáng trong chính sách để
khuyến khích các chủ thể đầu tư sản xuất kinh doanh thì những mặt trái
cũng càng trở nên phức tạp và phổ biến. Đó là điều tất yếu trong quá
trình phát triển. Vậy đõu là những nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý
thuế ? Và làm thế nào để việc chống thất thu thuế GTGT một cách hiệu
quả, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách ?
Nhân tố quan trọng và đóng vai trò then chốt là đội ngũ cán bộ
quản lý, với đầy đủ các phẩm chất : đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn
nghiệp vụ, và tinh thần, trách nhiệm với công việc. Những hình thức
trốn thuế, tránh thuế ngày càng tinh vi và phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế
-15-
phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn mới có thể
phát hiện và ngăn chặn những hành vi đó. Vấn đề đạo đức được đặt lên
hàng đầu. Bởi nếu cán bộ mềm lòng khi đứng trước sự cám dỗ khoản
tiền, có thể gây nên thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước. Tinh
thần trách nhiệm có nghĩa là mỗi cán bộ cần tận tuỵ với công việc,
luôn luôn tìm tòi học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhân tố cũng không kém phần quan trọng, đó là việc trang bị đầy
đủ các phương tiện thiết bị cho cán bộ. Cục thuế và các chi cục thuế
giờ đõy đã có thể liên lạc với nhau một cách rất nhanh chóng và thuận
lợi qua các phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho mối quan hệ
hợp tác, hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ đáp ứng nhu
cầu của công việc. Bộ Tài Chính cũng đang chuẩn bị triển khai dự án
không chỉ Internet hoá trong nội bộ Các đơn vị quản lý thuế mà kết nối
trực tiếp với các doanh nghiệp quản lý. Điều này vừa tiện lợi cho các
doanh nghiệp trong việc tiết kiệm thời gian, cán bộ thuế quản lý sát sao
hơn, mặt khác cũng tránh những điều bất cập khi các cán bộ tiếp cận
quá nhiều với doanh nghiệp.
Trên đõy là hai nhân tố quan trọng thuộc về nguyên nhân chủ
quan đứng trờn góc độ của các nhà quản lý.
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan tạo thuận lợi hơn cho công tác chống
thất thu thuế GTGT đó chính là ý thức chấp hành pháp luật của các đơn
vị kinh doanh. Nộp thuế là nghĩa vụ, nhưng đồng thời là quyền của các
chủ thể này. Các chủ thể sẽ được hưởng lợi ích không trực tiếp, mà
gián tiếp qua các chương trình trợ cấp, đầu tư dự án của nhà nước cho
xã hội. Hiện nay, ở Cục thuế cú Phũng hỗ trợ tuyên truyền về chính
sách thuế, để giải đáp các thắc mắc liên quan đến thuế, cũng như có
những biện pháp nhằm tuyên truyền, khuyến khích các đơn vị, hộ kinh
doanh nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Tuy vậy, trên thực tế hoạt động
của Ban này chưa thực sự có hiệu quả. Nguyên nhân chính là hoạt động
-16-
vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa đi sâu sát vào tình hình của các chủ
thể, chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các chu thể, cũng như hoạt
động tuyên truyền chưa có tính thuyết phục cao. Mặt khác bản thân các
chủ thể vì lợi ích cá nhân trước mắt cũng chưa thực sự có ý thức trong
việc chấp hành quyền và nghĩa vụ của mình.
Các chu thể ngoài quốc doanh đa phần vừa và nhỏ nằm rải rác ở
khắp nơi. Con số các chủ thể thành lập, và giải thể hàng ngày khó mà
có thể thống kê đầy đủ. Vì vậy, là nhân tố góp phần gõy khú khăn cho
công tác quản lý thuế.
Tình hình kinh tế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc
quản lý thu thuế. Khi kinh tế- xã hội phát triển, mặt bằng chung các
doanh nghiệp làm ăn phát đạt hơn, họ sẽ có điều kiện để hoàn thành
nghĩa vụ của mình đối với ngân sách nhà nước.
Cuối cùng góp phần không nhỏ là sự ủng hộ, tạo điều kiện của
Uỷ Ban Nhân Dân sẽ giúp Chi Cục thuế thuận lợi hơn trong công
việc của mình. Ví dụ như việc được tự chủ tiếp xúc với các chu thể,
hộ kinh doanh. Nhận được sự hỗ trợ, và trao đổi thông tin với các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước, Chi Cục thuế sẽ hoàn thành tốt
hơn công việc của mình.
-17-
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤNG THẤT THU THUẾ TRấN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÙ YấN - TỈNH SƠN LA
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRấN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ YấN
2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội ttrờn địa bàn Hyện Phự Yờn
Huyện Phự Yờn là một huyện trong số 11 huyện thị thuộc Tỉnh
Sơn La nằm ở phía đông bắc Tỉnh Sơn La. Là huyện miền núi với diện
tích đất tự nhiên là 123.268 ha, chiếm 8.76% diện tích toàn tỉnh huyện
nằm trên trục đường quốc lộ 37. phía đông giáp 2 tỉnh Yờn Bỏi và Phú
Thọ, nội tỉnh giáp danh với 2 huyện Mộc Châu và Bắc Yờn, cỏch thủ đo
Hà Nội 174 km, cách TP Sơn La 134 km, tổng dân số toàn huyện 106.505
người ( đến 11/04/2009), gồm 7 dân tộc anh em sinh sống tại 26 xã và
một thị trấn tổng GDP năm 2008 đạt 767 tỷ đồng thu nhập bình quân đầu
người 515 USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%, về cơ cấu kinh tế nông
lâm ngư nghiệp chiếm 44%, công nghiệp xây dựng 20.2%, thương và
dịch vụ chiếm 35.7%, ( số liệu uỷ ban nhân dân Huyện Phự Yờn).
Từ năm 1999 đến nay thực hiệ sự phân công quản lý đối tượng nộp
thuế, đã áp dụng hai luật thuế mới, đối tượng nộp thuế chịu sự quản lý
của chi cục thuế Huyện Phự Yờn, cũng có sự thay đổi các đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, được chuyển về cục thuế
tỉnh quản lý, do vậy mà đối tượng nộp thuế trên địa bàn huyện cũng
giảm đi rất nhiều, hầu hết các khu vực này thuộc khu vực kinh tế tập
thể, như Cty TNHH các Cty cổ phần, DNTN, làm cho nguồn thu của
chi cục giảm đi rất nhiều so với những năm trước đó. Cũng từ năm
1999 đến nay chi cục quản lý đối tượng kinh doanh: Là hộ kinh doanh
công thương nghiệp ngoài quốc doanh, phí và lệ phí, nhà đất, nông
-18-
nghiệp, cấp đất, thuế sử dụng đất nhà nước theo chỉ thị 245/TT của thủ
tướng Chính Phủ và các khoản thu khác, tuy nhiên khối lượng công
việc và nhiệm vụ là rất lớn và phức tạp.
2.1.2. Quá trình phát triển của chi cục thuế
Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế nhà nước, theo nghị định
số 281/HĐBT ngày 07/08/1990 của hội đồng bộ trưởng, (nay là chính
phủ ), về việc hệ thống thu thuế nhà nước trực thụục bộ tài chính.
Chi cục thuế Phự Yờn được thành lập theo quyết định số
315/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính trên cơ sở sáp
nhập ba bộ phận thu là Phòng thuế công thương nghiệp, tổ quản lý thu
thuế các xí nghiệp quốc doanh và tổ quản lý thu thuế SDĐNN, được
tách ra từ Ban Tài Chính giá cả Huyện Phự Yờn và hoạt động trực
thuộc ngành thuế theo hệ thống dọc từ TW đến địa phương kể từ ngày
1/10/1990 cho đến nay.
2.1.3. cơ cấu tô chức.
Tổng biờn chế hiện nay của Chi cục là 48 người. Bao gồm trình
độ đại học 13 đ/c, đang học đại học 7 đ/c, trình độ trung cấp 28 đ/c,
Trong đó:
- 01 đồng chí Chi cục trưởng là chủ tài khoản, phụ trách chung
kế hoạch thu thuế, phụ trách đội thanh tra, đội hành chính- tổ chức.
- 02 đồng chớ Phú chi cục trưởng giúp việc chịu trách nhiẹm
trước cục trưởng tổ chức thực hiện công tác quản lý, phí, lệ phí và các
khoản thu khác của ngân sách nhà nước tren địa bàn theo quy định
của pháp luật.
- 07 đồng chí đội trưởng và 07 đội phó chịu trách nhiệm. Các
bộ phận chức năng của Chi cục bao gồm:
trình độ đại học 13 đ/c, đang học đại học 07 đ/c, trình độ trung cấp 28
đ/c: có 7 đội thuế gồm:
-19-
01 Đội dự toán tổng hợp, Kê khai - kế toán thuế, tin học, tuyên
truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện hướng dẫn về
nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công
chức thuế trong Chi cục Thuế: xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán
thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế, thực hiện công
tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế
theo phân cấp quản lý, quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin
học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng
tin học phục vụ công tác quản lý thuế; thực hiện công tác tuyên truyền
về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi
cục Thuế quản lý.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng
dự toán thu; triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ
phận, công chức thuế trong Chi cục Thuế.
- Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu ngân sách
cho các cơ quan, ban ngành liờn quan và UBND quận, huyện, tham gia
với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát
triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Chi cục Thuế
hàng tháng, quý, năm, theo dõi, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo Chi
cục chỉ đạo triển khai kế hoạch, chương trình công tác của Chi cục Thuế.
- Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn
thuế, giảm thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế
của người nộp thuế theo qui định, hạch toán ghi chép toàn bộ các thông
tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến
nghĩa vụ thuế của người nộp thuế vào sổ thuế.
- Tiếp nhận và đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê
khai thuế, thời hạn nộp thuế.
-20-
- Thực hiện công tác kế toán đối với người nộp thuế bao gồm:
kế toán thuế người nộp thuế, kế toán tài khoản tạm thu, kế toán tài
khoản tạm giữ, thoái trả tiền thuế cho người nộp thuế theo qui định và
công tác thống kê thuế; thực hiện các chế độ báo cáo kế toán thuế,
thống kê thuế theo quy định.
- Lập danh mục, cập nhật thông tin, lưu trữ, quản lý các hồ sơ
thuế của người nộp thuế; cung cấp thông tin về người nộp thuế và các
tài liệu khác có liên quan theo đề nghị của các đơn vị trong và ngoài
ngành thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
- Đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì,
bảo dưỡng hệ thống mạng, trang thiết bị tin học tại Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ
và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội.
- 01 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, thu khác
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý
nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế
thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; quản lý thuế thu nhập cá
nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cỏ
nhõn; quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền
cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất,
thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu
đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khỏc trờn địa bàn.
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ
khai thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ
phí trước bạ và các khoản thu khác
khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo
-21-
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu
về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên
địa bàn quản lý
- Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi
phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản
thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết
định xử lý vi phạm
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội
- 01 Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ- ấn chỉ.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính,
quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
kinh phí hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế hàng năm
- Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, của địa
phương; theo dõi và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội
bộ Chi cục Thuế theo qui định
- Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi
cục Thuế, tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản,
phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan, quản lý cơ sở
vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công, phối hợp với cỏc phũng
đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động.
- Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu
trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi
Chi cục Thuế quản lý
-22-
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi
cục Thuế theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ
- 01 Đội Kiểm tra thuế và kiểm tra nội bộ.
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu
trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục
Thuế, thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm
chính của cơ quan thuế, công chức thuế, giải quyết khiếu nại (bao gồm
cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại
liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan
đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế,
công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát kê khai thuế trên địa bàn
- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận
thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp
trên giải quyết
- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể,
phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu
hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp
- Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có
hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế
- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt,
xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi
vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế
- Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp
luật thuế của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục
-23-
Thuế, đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp
trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết
- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế; thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức
năng có liên quan; Rà soát, đôn đốc, theo dõi việc thực thi các
quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuế
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm
tra thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi
Chi cục Thuế quản lý
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ
trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của Đội kiểm tra thuế theo
chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Thuế hoặc khi có đơn tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền
giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế (nếu Chi cục không tổ
chức riêng Đội Kiểm tra nội bộ thì nhiệm vụ này thuộc thẩm quyền của
Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế).
- Xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực
thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải
quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế
- Thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các
văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;
- 03 Đội thuế liên xã, phường, thị trấn:
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức
(nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công
-24-
(bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất,
thuế SDĐNN, thuế tài nguyên ).
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với
người nộp thuế trên địa bàn được phân công
- Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số
thuế; hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế
- Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế,
giảm thuế… chuyển Đội Kê khai- kế toán thuế- tin học xử lý; tiếp nhận
đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh
doanh trên địa bàn.
- Phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ
bản vãng lai
- Thực hiện công khai thuế theo qui định; phát thông báo thuế
đến người nộp thuế theo quy định
- Thực hiện phân loại quản lý thu nợ tồn đọng, đôn đốc thu tiền
thuế nợ, tiền phạt, chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thu nợ thực hiện
cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc
phạm vi quản lý của đội thuế liên xã, phường
- Phối hợp với Đội Kiểm tra thuế tham gia kiểm tra người
nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế trong việc
chấp hành pháp luật thuế, các quyết định hành chính thuế theo quy
định của pháp luật
- Xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
thuế của người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn
bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
-25-