Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thị trường thức ăn trên địa bàn xã muỗi nọi, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.41 KB, 49 trang )

CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vai trò chủ đạo
trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Trong đó chăn nuôi giữ vai trò rất quan
trọng. vai trò to lớn của chăn nuôi được thể hiện thông qua lượng thực phẩm
cung cấp hàng năm. Khi nhu cầu về thực phẩm của xã hội ngày càng tăng thì
vai trò chăn nuôi ngày càng quan trọng hơn. Để cung cấp đủ thực phẩm cho xã
hội đòi hỏi các đơn vị sản xuất phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn vốn
đầu tư.
Trên thực tế, chăn nuôi ở nước ta thường tập trung ở các vùng nông thôn,
quy mô chăn nuôi thường nhỏ lẻ, ít vốn nhưng tận dụng được nguồn dinh dưỡng
từ phụ phẩm nông nghiệp như ngô, khoai, sắn… Vì thế đã tiết kiệm được nguồn
chi phí sản xuất. Chăn nuôi nông hộ đã giải quyết phần nào lượng thực phẩm tại
chỗ cho người dân và đem lại thu nhập cao. Đặc biệt chăn nuôi tạo phần lớn
công ăn, việc làm cho tầng lớp thanh thiếu niên trong xã hội, góp phần giảm các
tệ nạn xã hội. trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của các
ngành kinh tế khác thì chăn nuôi cũng đang được quan tâm và mở rộng là do:
Quy mô sản xuất lớn, vốn đầu tư tăng thêm đáng kể, tình hình phòng trừ dịch
bệnh được quan tâm chú trọng nhiều hơn. Đặc biệt là nguồn thức ăn được cung
cấp đầy đủ cả về chất và lượng.
Khi lượng thức ăn cung cấp đầy đủ thì sẽ làm cho số lượng đàn gia súc,
gia cầm tăng lên. Thức ăn có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng, phát triển
của vật nuôi và đem lại thu nhập cao, phát huy tối đa sự phát triển của từng loài,
từng thời kì phát triển của vật nuôi, thức ăn đang là vấn đề được quan tâm. Nhu
cầu về thức ăn của gia súc, gia cầm rất đa dạng ngoài chất xơ và tinh bột từ phụ
phẩm nông nghiệp như cám gạo, bột ngô, khoai sắn thì còn phải bổ sung thêm
các thành phần dinh dưỡng có trong các loại thức ăn có bán trên thị trường. Vì
thế trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại thức ăn từ các công ty sản xuất

1



nhằm giúp bổ sung thêm dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Đây cũng là yếu tố
thuận lợi trong việc phát triển hơn nữa số lượng, chất lượng của đàn gia súc, gia
cầm.
Xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một xã vùng 2 của
huyện có ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chọn giống,
thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc, tình hình dịch bệnh… dẫn tới số lượng
đàn gia súc, gia cầm chưa đáp ứng được nhu cầu và thu nhập cho người dân
trong xã.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã, nhằm giúp người dân chăn nuôi xử lí
tốt những vấn đề gặp phải trên và từng bước hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn
nuôi trong những năm tới đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm nâng cao thu nhập
cho người dân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi
gia súc, gia cầm và thị trường thức ăn trên địa bàn xã Muổi Nọi, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La”.

2


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới được đi lên từ ngành lúa nước. với 80%
dân số sản xuất nông nghiệp, nên phát triển nông nghiệp được Đảng và nhà
nước coi là mặt trận hàng đầu, phát triển nông nghiệp làm nền tảng cho quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế then
chốt của đất nước tạo ra khoảng 48% thu nhập quốc dân (1996 là 50%). Do vậy
nông nghiệp là một ngành rất quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước
nhà.
Trong nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi là hai nghành sản xuất chính

chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát
triển.
Thập kỉ qua từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với công cuộc
đổi mới nền kinh tế nước ta từng bước phát triển và dần đạt đước những thành
tựu to lớn. Người nông dân được làm chủ trên mảnh đất của mình và họ được
chủ động thâm canh lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của gia đình ở từng địa phương. Nông nghiệp đã phát triển vượt bậc, không
những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu..
Xong với sự phát triển của nghành trồng trọt chăn nuôi cũng được coi là
một ngành quan trọng, bởi sản phẩm của ngành chăn nuôi không những cung
cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người mà còn cung cấp sức kéo
cho nhà nông, phân bón để cải tạo đất tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trồng
trọt.
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn.
Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã biết thuần hóa động vật hoang dã thành
vật nuôi trong gia đình. Điển hình là con lợn, chúng được thuần hóa rất sớm từ
thời kì đầu đồ đá mới đến thời kì đồ đồng chăn nuôi lợn đã có phần phát triển.

3


Như vậy, có thể nói lợn được thuần hóa cách đây khoảng 5000 năm.
Trong quá trình thuần hóa đã hình thành rất nhiều giống lợn khác nhau.
Nhân dân châu Á lẽ dĩ nhiên chú trọng ngay từ đầu đến con lợn vì đó là
nguồn thức ăn thịt, mỡ động vật khá phổ biến ở nhiều nước rộng lớn của lục địa
bao la này trừ một vài nước vì lí do tôn giáo, sự dụng thịt lợn còn hạn chế.
Ở Việt Nam lợn là loài gia súc được nuôi nhiều nhất. Theo thống kê của
FAO (1999) thì năm 1998 Việt Nam có 18060 nghìn con, đứng thứ 7 thế giới
sau các nước: Trung Quốc , Mỹ, Braxin, Đức, Ba Lan và Tây Ban nha, đứng
hàng đầu các nước Đông Nam Á và đứng thứ 2 châu Á sau Trung Quốc. Trong

những năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của Việt Nam
đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đã tăng tỉ lệ nạc từ
33,6% ở lợn nội lên 40,6%, ở lợn lai (Miền Bắc) và 34,5% ở lợn nội lên 42,6 %
tỷ lệ nạc ở lợn lai (Miền Nam). Đối với lợn lai 3 máu ngoại (Landrace x
Yorkshire x Duroc), tỷ lệ nạc trong nghiên cứu đạt 58% đến 61%, trong đại trà
sản xuất đạt 52- 56%. Năm 2001 cả nước có 21,741 ngàn con lợn, sản xuất 1513
ngàn tấn thịt hơi, xuất khẩu năm 2001: 27,3 tấn thịt xẻ. Số lượng đàn gia súc, gia
cầm và các sản phẩm chăn nuôi không ngừng được tăng lên. Các sản phẩm thịt,
trứng sữa … không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà con xuất khẩu sang các
nước trên thế giới. Tuy nhiên ngành chăn nuôi cũng còn những mặt hạn chế nhất
định như giá thức ăn cao còn mang tính tự cung tự cấp nhỏ lẻ theo hướng tận
dụng các phụ phẩm của nông nghiệp hay từ các nghề phụ như nấu rượu, làm
đậu, xay xát. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào chăn nuôi theo hướng
công nghiệp chưa được mạnh dạn và với quy mô chưa nhiều. Cùng với cơ chế
thị trường hiện nay và sự đổi mới của Đảng và nhà nước ta ngành chăn nuôi
được quan tâm, đầu tư mạnh mẽ ở các nơi. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng đã và đang dần trở thành chăn nuôi sản xuất hàng hóa không chỉ
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước như:
Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Ngoài ra còn một số thị trường khác nhưng
không nhiều và không thường xuyên. Bên cạnh đó với những đặc tính riêng của

4


con lợn: khả năng sinh sản sớm, mắn đẻ, tăng trọng nhanh, sức đề kháng cao với
điều kiện ngoại cảnh, vòng đời ngắn, quay vòng vốn nhanh, sản phẩm từ thịt lợn
thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng hợp thị hiếu người tiêu dùng nên chăn nuôi
lợn được mọi người quan tâm nhiều và đã trở thành con vật không thể thiếu
trong đời sống hàng ngày ở các hộ nông dân.
Nhu cầu dinh dưỡng của con người không ngừng được cải thiện và nâng

cao. Nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đã thúc đẩy
ngành chăn nuôi lợn bước sang một bước phát triển mới, sự phát triển lợn siêu
nạc có chất lượng cao. Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích phát triển với
quy mô trang trại nuôi từ 300-1000 con lợn không phải là hiếm và sự thật con
lợn không chỉ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo mà còn giúp nông dân làm
giàu.
Chăn nuôi lợn ở nước ta không những cung cấp phần lớn thịt tiêu thu
hàng ngày mà còn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Ngoài ra,
chăn nuôi lợn còn tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và thu hút 1 lực lượng lao
động dư thừa trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chăn nuôi lợn Việt Nam
đang phát triển nhưng số lượng lợn nuôi theo hướng công nghiệp chưa nhiều.
Hiện tại ước tính có trên 80% đàn lợn trong cả nước được nuôi theo phương
thức truyền thống, nhất là ở các tỉnh trung du và miền núi. Đặc biệt ở các vùng
cao, vùng sâu, vùng xa với tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, còn những khó khăn
về kinh tế, về giao thông, về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật: giống, thức ăn,
công tác thú y, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật chuồng trại tới từng hộ nông dân.
Ngoài ra cũng cần có những chính sách khuyến khích về vốn, hỗ trợ phát triển
chăn nuôi, đồng thời phải tổ chắc thu mua luân chuyển sản phẩm, khâu nối giữa
sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đó cũng là biện pháp hữu hiệu để
khuyến khích ngành chăn nuôi phát triển.
Ngoài những khó khăn nêu trên ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có đầy đủ
những điều kiện để phát triển phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Thực tế
cho thấy có rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại với quy mô khác nhau.

5


Có thể nói rằng nông dân nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều
kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn ngoại. Chúng ta đã có một hệ thống quản lý
giống và có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện phát triển

chăn nuôi lợn ngoại, đã có nhiều nhà khoa học, kỹ sư chăn nuôi đủ năng lực tiếp
cận khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó ngoài những giống lợn
trong nước hiện nay chúng ta còn có thêm những giống lợn ngoại như Landrace,
Duroc, Yorkshire… các giống lợn này đã và đang phát triển rất tốt ở nước ta.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò
Từ ngàn xưa, nghề chăn nuôi trâu bò ở nước ta gắn liền với trồng trọt
trong các hệ thống canh tác hỗn hợp. Trâu, bò cày kéo là một bộ phận cấu thành
của nền văn minh lúa nước. Hệ thống canh tác kết hợp trồng lúa với chăn nuôi
trâu, bò rất phổ biến và quan trọng trong lịch sử phát triển của nước ta, một bước
mà cho đến nay nền kinh tế nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Trâu, bò cày kéo đã gắn bó mật thiết với người thợ cày, đã đi vào tục ngữ,
ca dao, dân ca cũng như đời sống văn hóa, tinh thần và tâm linh của họ. Trong
nông nghiệp, một mặt trâu bò cung cấp sức kéo phục vụ cho việc làm đất và
phân bón để làm tăng độ màu mỡ của đất. Măt khác, chúng lại dựa vào các phụ
phẩm, đặc biệt là rơm lúa làm nguồn thức ăn. Trên cơ sở kết hợp chăn nuôi –
trồng trọt này mà nền nông nghiệp Việt Nam đã tỏ ra rất bền vững qua nhiều đời
nay, giúp nước ta vượt qua nhiều cuộc chiến tranh.
Gần đây do sự thu hẹp của đất đai canh tác, do cơ giới hóa một phần các
hoạt động nông nghiệp nên nhu cầu về trâu bò cày kéo có xu hướng giảm, thể
hiện qua sự giảm về đầu con trâu bò cày kéo trong những năm vừa qua như sau:
năm 1990 trâu 1.938 con, bò 1.421 con. Năm 1995 trâu 2.065 con, bò 1.632 con.
Năm 2001 trâu 1.969 con, bò 1.627 con. Năm 2002 trâu 1.840 con, bò 1.516 con
(cục nông nghiệp năm 2003).
Ngày nay, trong khi đàn trâu, bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi
trâu, bò theo hướng lấy thịt đang ngày càng phát triển mạnh hơn để đáp ứng nhu
cầu về thịt ngày càng tăng của nhân dân.

6



Từ những năm 1990 đến nay đàn bò nước ta phát triển với tốc độ tăng đàn
hàng năm 4%. Miền Bắc có Đồng Bằng Sông Hồng, Miền Nam có Đông Nam
Bộ là 2 khu vực có tốc độ phát triển nhanh về đàn bò nhanh nhất so với các vùng
sinh thái khác với tỉ lệ tương ứng 7,61% và 9,85%. Tuy nhiên khoảng gần 7075% tổng đàn của cả nước hiện nay vẫn là đàn bò thuần địa phương thức sinh
sản chậm, chất lượng thấp, trung bình con đực là 180-200 kg và con cái 150160kg.
Để phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, nước ta đã nhập một số
giống bò cao sản: brahman, drought của Australia… nuôi thích nghi và cho lai
cải tạo đàn bò ở Việt Nam.
Hiện nay, trong cả nước đã hình thành nhiều trang trại phát triển chăn
nuôi bò thịt. Một số tỉnh đã có trang trại phát triển chăn nuôi bò giống địa
phương với quy mô lớn đến hàng 500 con, như các tỉnh Bình Thuận, Ninh
Thuận, Bình Phước…năm 2005 cả nước có 3.404 trang trại chăn nuôi bò sinh
sản và thịt.
Nhờ sức sống người dân hiện nay được nâng cao lên nhu cầu tiêu thụ thịt
bò ngày càng tăng, giá thịt trâu bò cũng như giá con giống đang tăng lên nhanh
chóng, điều đó thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò thịt trong nước phát triển.
Tổng số đàn bò sữa cả nước hiện nay có trên 75% tập trung ở thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…
khoảng 20% ở các tỉnh phía Bắc, dưới 2% ở các tỉnh Miền Trung, và 2% ở Tây
Nguyên. Hiện tại trong cơ cấu giống bò sữa cả nước, bò HF thuần chiếm khoảng
10% và bò lai chiếm 90%. Chăn nuôi bò sữa hiện tại chủ yếu là các hộ gia đình
95%. Ngoài ra còn một số ít cơ sở chăn nuôi nhà nước và liên doanh.
Nhìn chung nền chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh từ đầu những năm 70.
Đến 2004, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được
khoảng 20-25% lượng sữa tươi tiêu dùng, còn lại là phải nhập khẩu từ nước
ngoài.

7



2.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống, giữ vị trí thứ 2
trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đoạn
2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đoạn trước dịch cúm
tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Sản lượng đầu con đã tăng
từ 158,03 triệu con năm 2001 và đạt cao nhất vào năm 2003 là 185,22 triệu con.
Do dịch cúm gia cầm, năm 2004 đàn gà giảm còn 159,89 triệu con bằng 86,2%
năm 2003; năm 2005, đàn gà đạt 159,89 triệu con, tăng 0,9% so với năm 2004
chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm.chăn nuôi gia
cầm phát triển mạnh nhất là các vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông
Cửu Long, và Đông Bắc. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2003 tương
ứng là 50,13; 34,58; 26,57 triệu con, chiếm 60% tổng đàn gà của cả nước. Các
vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ, chiếm 26% các
vùng có số lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chiếm từ 4-5 % về số
lượng đàn con.
Nhìn chung sự phát triển chăn nuôi gia cầm phân không đều giữa các
vùng miền trong cả nước. Ở các tỉnh phía Bắc đàn gà chiếm 66% trong khi đó
các tỉnh phía Nam đàn gà chải chiếm 34%, đàn vịt phía Bắc khoảng 40% còn
phía Nam 60%. Sự phát triển không đều này là do các giống gà có nguồn ở miền
núi nên được phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh phía Nam có mạng
lưới sông hồ, thích hợp cho việc phát triển đàn thủy cầm.
Trên thực tế, hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm đa số với quy
mô nhỏ lẻ nên số lượng ít nên thường nuôi các giống gia cầm, thủy cầm truyền
thống ở địa phương, những giống này là những giống có sức đề kháng cao,
chống chịu bệnh tốt như ở gà có: gà ri, gà hồ, gà mía, gà đông cảo, gà tre. Ngoài
ra còn nuôi các giống gà nhập ngoại như gà tam hoàng, gà lương phượng của
Trung Quốc chúng đều có khả năng thích ngi cao với điều kiện nước ta được
người dân nuôi theo phương thức chăn thả tự do cũng cho năng suất chất lượng

8



thịt thơm ngon. Ở vịt, chủ yếu nuôi các giống vịt địa phương như vịt cỏ, vịt
pha…
Nước ta hiện nay có 13 cơ sở giống gia cầm trực thuộc trung ương và 106
trại giống thuộc các thành phần kinh tế khác nhau( 10 cơ sở của các công ty vốn
nước ngoài, 20 cơ sở của doanh nghiệp điạ phương, còn lại là của các trại tư
nhân) cho đến nay, nước ta chua có các trung tâm giống dòng thuần ổn định và
không có các giống cao sản. nước ta chỉ nhập giống ông bố bà mẹ nên hàng năm
phải nhập mới thay thế, do đó Việt Nam chưa thể chủ động sản xuất con giống
có năng suất, chất lượng cao.
Bên cạnh những hạn chế như vậy song có thể nói chăn nuôi gia cầm trong
những năm gần đây của nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số
lượng và chất lượng. Gà công nghiệp lông trắng có gần 34 triệu con/năm, gia
cầm lông màu khoảng 65 triệu con/năm(2001); vịt CV.super M khoảng 17 triệu
con/năm; ngan năng suất cao khoảng 6 triệu con/ năm; gia cầm địa phương trên
100 triệu con/năm.
Tổng đàn gia cầm năm 2001 : 216 triệu con, trong đó gà:158 triệu; vịt,
ngan, ngỗng: 58 triệu con. Tổng số thịt gia cầm sản xuất ra năm 2001: 322 ngàn
tấn. (Nguyễn Đăng Vang năm 2001)[07]
Ngành chăn nuôi gia cầm còn giúp nông dân giải quyết thêm công ăn việc
làm, vừa tự cung, vừa tự cấp cho bữa ăn hàng ngày và còn làm tăng thêm thu
nhập cho các nông hộ. Nên có thể nói đã và sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội. Gần 80% dân số sống ở các vùng nông thôn hầu hết các hộ gia
đình đều nuôi với quy mô từ vài chục tới vài trăm con.
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi gia cầm:
chăn thả tự do, nuôi công nghiệp và bán công nghiệp chủ yếu là chăn nuôi theo
phương hướng tận dụng những thức ăn có sẵn trong gia đình. Chăn nuôi theo
phương thức chăn thả tự do hiệu quả kinh tế không cao vì thời gian nuôi kéo dài,
quy trình phòng bệnh không đảm bảo. Tuy vậy chăn nuôi theo phương thức này


9


thì vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều phù hợp với giống địa phương và chất lượng
thịt ngon hơn nuôi nhốt.
Mặt khác, nuôi vịt cũng là một nghề truyền thống đã gắn bó lâu đời với
người dân việt nam đồng thời đây cũng là một tiềm năng lớn để sản xuất trứng,
thịt. Thực chất, nghề chăn nuôi vịt chỉ là nghề sản xuất phụ mang tính chất tận
dụng, năng suất đạt chưa cao.
Mấy năm gần đây dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại một số nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Hậu quả dịch cúm rất lớn đe dọa đến tính mạng
con người và gây thiệt hại về kinh tế của ngành chăn nuôi nói riêng và của nước
ta nói chung là rất lớn. Chính vì vậy công tác chăn nuôi là rất quan trọng nhằm
duy trì phát triển đàn gia cầm, thủy cầm trong cả nước không những thế còn
nhăm để bảo đảm sức khỏe con người cúng như người tiêu dùng. Nhà nước đã
tích cực tuyên truyền , vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc, triệt để việc
phòng chống gia cầm và đại dịch cúm lây sang người như tăng cường cấp phát
vacxin để tiêm phòng cúm cho đàn gà, vịt. Cấp thuốc khử trùng miễn phí cho
các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm trong cả nước. Nhờ đó mà dịch cúm đã tạm
lắng xuống nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là công tác phòng chống dịch
cúm mà chúng ta cần phải quan tâm và làm tốt công tác hơn nữa từ dưới cơ sở.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống chăn nuôi vịt mới theo phương
thức tập trung đã được hình thành và phát triển ở Việt Nam. Nước ta đã nhập
một số thủy cầm mới có năng suất cao góp phần từng bước nâng cao hiệu quả
chăn nuôi.
Thực tế cho thấy ở hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm, đa số nuôi với quy
mô tận dụng, số lượng ít và thường nuôi các giống gà truyền thống ở địa
phương. Những giống gà thường có sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt.
Nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năng suất thấp, trứng bé nhưng lại được rất

nhiều người ưa chuộng vì chất lượng thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng. Song
bên cạnh đó cũng có nhiều hộ chăn nuôi với quy mô trang trại lớn cả về số
lượng và chất lượng con giống đã đem lại hiệu quả kinh tế và thu hồi vốn nhanh

10


song cũng không tránh khỏi những rủi ro đem lại. Đặc biệt mấy năm trở lại đây
tình hình dịch cúm gia cầm xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại về kinh tế cho người
chăn nuôi không những thế dịch cúm còn cướp đi tính mạng con người. Tuy vậy
ngành chăn nuôi gia cầm vẫn được người nông dân quan tâm và có sự đầu tư về
chuồng trại, con giống, thức ăn với quy mô khác nhau.
Từ lâu Việt Nam coi ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói
riêng là ngành sản xuất chính. Có thể nói bước đột phá với ngành chăn nuôi gia
cầm khi chính phủ ban hành nghị quyết 371/1976-HĐBT về đầu tư và phát triển
chăn nuôi gia cầm. Từ đó các xí nghiệp chăn gà công nghiệp được xây dựng và
phát triển như xí nghiệp gà Tam Đảo, Tam Dương… đây là yếu tố thuận lợi cho
các trang trại chăn nuôi tư nhân phát triển. Không chỉ được nhà nước quan tâm
đầu tư về con giống, về vốn mà chính phủ còn có những chính sách ưu đãi,
nhằm hạn chế khuyến khích kinh tế trang trại với quy mô lớn.
Tóm lại, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói
riêng, hiện nay không những được nhiều hộ gia đình chăn nuôi quan tâm mà còn
được nhà nước đầu tư và chú trọng nên công tác chăn nuôi ngày càng phát triển
góp phần cải thiện đời sống con người, đồng thời cũng làm giàu đẹp thêm miền
quê đất Việt.
2.2. Vai trò của chăn nuôi đối với kinh tế hộ gia đình
Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu đã gắn bó với hộ kinh tế nông dân, nó
đóng vai trò to lớn trong việc thu nhập và chi tiêu trong từng hộ gia đình. Ngoài
ra chăn nuôi còn tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, thúc đẩy trồng trọt
phát triển. Bên cạnh chăn nuôi còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp không

có giá trị thành các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao.
Trong kinh tế nông hộ trồng trọt và chăn nuôi là 2 khâu chủ yếu thúc đẩy
hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho
chăn nuôi và ngược lại chăn nuôi cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng
trọt. Sản phẩm chăn nuôi bán đi thu lợi nhuận thực hiện tái sản xuất, với phương

11


châm lấy ngắn nuôi dài và giải quyết được những khó khăn của các hộ nông
dân.
Gia súc, gia cầm là những vật nuôi hữu ích, có một tầm quan trọng nhất
định trong xã hội, nó có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cao cho con
người như thịt, trứng, sữa và mang lại hiệu quả cao cho nông dân góp phần xóa
đói giảm nghèo, tăng thu nhập kinh tế hộ, cải thiện đời sống cho hộ nông dân.
Từ khi nền kinh tế nước ta thoát khỏi tính tự cung, tự cấp thì việc áp đặt
cho người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra không còn phù hợp nữa, đòi
hỏi người sản xuất phải nhanh nhạy, đáp ứng nhu của khách hàng thông qua cơ
chế, thông tin thị trường và các loại vật tư như con giống, thức ăn, sản phẩm
chăn nuôi, thú y… đều thông qua sự thay đổi trên thị trường. Do đó hệ thống
dịch vụ có điều kiện phát triển tốt hơn, nó là một yếu tố quan trọng trong việc
lưu thông hàng hóa, kích thích sản phẩm và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế
khác phát triển.
Hiện nay, sự phát triển hệ thống chăn nuôi ngày càng cao tạo ra một khối
lượng lớn sản phẩm, hơn nữa trình độ dân trí tăng cao, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm của người tiêu dùng luôn đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng phải tốt.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề đặc biệt được quan
tâm.
2.3. Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi
2.3.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng.

Nguyên liệu cung cấp năng lượng là những nguyên liệu giàu tinh bột, chủ
yếu là các loại ngũ cốc, sản phẩm phụ từ các hạt ngũ cốc, các loại khoai củ có
thể phơi khô và xay xát làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên do hàm
lượng protein trong các loại ngũ cốc và các loại khoai củ thường thấp nên phải
bổ sung các nguyên liệu giàu protein như bột cá, bột thịt, hạt họ đậu… để cân
bằng về dinh dưỡng.
*Ngô: là một nhóm nguyên liệu quan trọng để phối trộn thức ăn hỗn hợp
cho các loại gia súc, gia cầm. Ngoài thành phần chính là gluxit, ngô còn chứa

12


protein, lipit, các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin. Đặc biệt trong ngô vàng
có chứa nhiều caroten là tiền vitamin A và là chất nhuộm màu tự nhiên không
thể thay thế được ( Võ Bá Thọ, 1996).[06].
Ngô là thức ăn cơ bản của gia cầm và lợn. Tỷ trọng trong khẩu phần
thường chiếm 45- 70% (Fade, 1996). Ngô là nguồn nguyên liệu dùng để điều
chỉnh mức năng lượng trong khi xây dựng thực đơn thức ăn hỗn hợp trong chăn
nuôi. Thành phần dinh dưỡng trong ngô bao gồm : protein 8- 10%, xơ thô trên
dưới 2%, mỡ thô 4,5%, Ca 0,1%, P 3%. Gia cầm ăn ngô sẽ làm tăng giá trị của
thịt, trứng. Ngô là loại thức ăn dễ tiêu hóa, tổng hợp vật vật chất dễ tiêu hóa 8590%.
Tuy vậy, ngô có nhược điểm là hàm lượng axitamin không thay thế thấp,
nhất là lyzin chỉ chiếm trên dưới 3%, hàm lượng các chất khoáng thấp, ngoài ra
ngô còn chứa hàm lượng bột, đường cao nên dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ ẩm
trên 15%, làm giảm chất lượng, thậm chí còn chứa độc tố aftoxin. Vì vậy khi
bảo quản ngô cần chú ý: phơi khô, để nguội, bảo quản trong khô ráo.
*Thóc: ở nước ta thóc là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
các hộ chăn nuôi thường dùng thóc thịt, thóc lép, thóc lửng để chăn nuôi. Trong
chăn nuôi gia cầm công nghiệp thóc là nguyên liệu thức ăn hỗn hợp cho vịt,
ngỗng, gà đẻ, gà dò. Đối với vịt có thể dùng 80- 90%, thậm chí là 100% thóc ở

dạng nguyên hạt, gà đẻ 10-15%, gà dò 15-20%. Đối với gà đẻ trứng dùng thóc
ngâm nảy mầm cho ăn để kích thích đẻ trứng và đạp mái ở con đực, làm tăng tỷ
lệ có phôi và nở trứng ( Lê Minh Hoàng, 1995)[08]. Trong phôi nhũ chứa nhiều
vitamin B, E và các enzim tiêu hóa tinh bột rất tốt.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thóc: gluxit 95,8%; pr thô 6,5%; xơ
thô 12,5%; mỡ thô 2,2%; photpho tổng số 0,3%; năng lượng của thóc 2500-2550
kcal ME/kg; tổng số vật chất tiêu thụ của thóc thấp 65-70%.
Thóc tuy có giá trị dinh dưỡng thấp hơn ngô nhưng là thức ăn thủy cầm
ưa thích, là nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng thấp trong khẩu phần ăn của
gà dò, gà mái đẻ vì có lượng xơ cao.

13


*Cám gạo: nước ta có nền nông nghiệp phát triển, do đó nguồn cám gạo
rất nhiều. cám gạo là phụ phẩm xay xát gạo, thành phần hóa học và giá trị dinh
dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quá trình xay xát thóc, thời gian bảo quản
cám. Cám gạo có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên cám cũng có một số nhược điểm
là 70% hàm lượng photpho ở dạng phytin không được hấp thụ. Hơn nữa trong
dầu cám có men lipaza làm phân giải axit béo không no gây mùi hôi, khét và có
vị đắng khi để lâu hoặc bảo quản trng điều kiện ẩm độ nhiệt độ cao. Do đó cần
bảo quản cám trong kho có ẩm độ, nhiệt độ thích hợp.cám có thể được coi là
nguồn thức ăn cung cấp năng lượng và đạm. Dùng cám gạo cho khẩu phần xơ
thô sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích tiêu hóa xơ. Cám loại I có
giá trị dinh dưỡng như sau: protein thô 12,9%; mỡ thô 13,6%; xơ thô 8,9%; Ca
0,06%; P hấp thụ 0,195%; lyzin 0,5%; met 0,16%; năng lượng trao đổi 3280
klcal ME/kg (TCVN, 1995). Ngoài ra trong cám còn chứa các loại vitamin nhóm
B như B1, B2, vitamin E. Gia cầm ăn cám có thể khắc phục được chứng thiếu
vitamin nhóm B, khắc phục được bệnh bại liệt.
2.3.2.Nhóm nguyên liệu cung cấp protein

Nguồn nguyên liệu thức ăn giàu prottein sử dụng trong thức ăn hỗn hợp
có nguồn gốc động vật hay thực vật. Nguồn protein thực vật rất khác nhau về
thành phần dinh dưỡng và thường chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn. Protein
thực vật có đặc điểm chung là nghèo lyzin. Nguồn protein động vật giàu lyzin,
canxi, photpho hơn protein thực vật ( Adam, 1990). Nguồn thúc ăn protein thực
vật bao gồm các loại đậu, các phụ phế phẩm ép dầu từ các loại hạt họ đậu, thức
ăn men vi sinh vật
*Đậu tương và sản phẩm phụ của nó
Có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối, có thể sử dụng trong khẩu phần thức
ăn với số lượng lớn. Protein của hạt đậu và khô dầu của nó chứa đầy đủ các
axitamin không thay thế, giàu năng lượng. Nguyên liệu đậu tương dùng để cân
đối protein trong khẩu phần.

14


Thành phần dinh dưỡng của đậu tương: protein thô 36-39%, mỡ 14%, xơ
3,7%, lyzin 2,9-3%, met 0,65%,năng lượng 2250-2850 klcal ME/kg, phụ thuộc
vào công nghệ ép ( Nguyễn Thanh Sơn và Lê Hồng Mận, 2001).[06].
Tuy nhiên cũng cần phải chú ý khi sử dụng thức ăn họ đậu và phụ phẩm
vì trong hạt họ đậu và phụ phẩm có chứa chất chống tiêu hóa tripxin, chất này bị
phân hủy dưới tác dụng của nhiệt. Vì vậy trước khi sử dụng các loại hạt họ đậu
làm thức ăn hỗn hợp phải xử lý nhiệt để phá hủy các chất kháng men tiêu hóa.
Sau khi xử lý qua nhiệt chúng sẽ có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn để kích thích gia
súc, gia cầm và khả năng thiêu hóa được tốt hơn.
Đối với nguồn thức ăn protein động vật là loại thức ăn có giá dinh dưỡng
cao, cân đối axit amin,giầu can xi, phốt pho và vitamin, đặc biệt là nhóm
vitamin nhóm B,A,D. Tuy nhiên, có thể thấy nguồn thức ăn protein động vật là
thức ăn đạm tốt nhưng giá thành lại cao so với các loại thức ăn khác, khó bảo
quản nên nếu bảo quản không tốt sẽ làm hỏng sản phẩm.

* Bột cá: là loại thức ăn chủ yếu dùng trong chăn nuôi, với đặc diểm dinh
dưỡng và hàm lượn protein cao (40-60%) tùy loại bột cá, giàu axit amin không
thay thế, đặc biệt có nhiều lyzin và nhóm axit amin chứa lưu huỳnh. Theo
TCVN (1995) , bột cá loại I có 50% protein thô, loại II từ 45-50% protein, loại
III từ 35-45% protein.
Thành phần dinh dưỡng của bột cá phụ thuộc vào cá đem chế biến và kỹ
thuật chế biến. Các loại cá khác nhau có hàm lượng protein khác nhau, khoảng
biến động lớn 6-28%. Tùy hàm lượng muối mà người ta chia ra làm hai loại bột
cá: bột cá mặn 20% muối ăn, bột cá nhạt 7% muối ăn. Cho nên khi sử dụng làm
thức ăn bổ sung đạm cho lợn và gia cầm có thể bổ sung 8-10% bột cá nhạt, bột
cá mặn chỉ bổ sung tối đa cho lợn 5%. Do bột cá dễ hút ẩm, dễ nhiễm khuẩn đặc
biệt E.coli và salmonella gây bệnh tiêu hóa nguy hiểm cho lợn con. Vì vậy mà
bột cá cần được sấy khô còn độ ẩm 9%, được bảo quản ở nơi khô dáo thoáng
mát và tách riêng với các nguyên vật liệu khác.

15


*Bột thịt: được chế biến từ các sản phẩm phụ của các cơ sở giết mổ gia
súc gia cầm nội tạng, da, thịt bạc nhạc… có hàm lượng protein cao, hấp sấy khô
đến độ ẩm còn 9% sau đó nghiền nhỏ thành bột.
Bột thịt có giá trị dinh dưỡng cao, protein 55-60%, mỡ 7-9%, caxi 2%,
phốt pho 1%, năng lượng 2331-2660 klcal ME/kg. Ngoài ra bột thịt giầu Mg,
vitamin B1 thịt bổ sung vào thúc ăn gia súc, gia cầm để cân bằng axitamin trong
đó với lượng tối đa cho gà thường là 15% trong khẩu phần, thường bảo quản nơi
khô giáo trách ôi thiu, mốc và mất vitamin.
Bột xương thịt làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm chủ yếu dùng để
cân đối lượng canxi, phốt pho trong cổ phần. Tỷ lệ đối với gà con dưới 1%, gà
dò từ 2,5-3% trong khẩu phần.
*Bột tôm: là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tôm đông lạnh, được chế

biến từ đầu tôm,vỏ tôm và một số tôm vụn. bột tôm có giá trị dinh dưỡng cao:
protein 30-38%, mỡ thô 10,5%, canxi 7% phốt pho tổng số 3,5%, lyzin 2,9%,
met 1,2%, hàm lượng muối trong bột tôm có thể đạt 7%. Trong thức ăn hỗn hợp
tôm có thể chiếm 3-5% trong khẩu phần. Bột tôm cung cấp cho gà đẻ trứng có
tác dụng bổ sung canxi, làm đẹp lông và làm đỏ lòng trứng (Lê Minh Hoàng,
1995).[08]
2.3.3. Nhóm cung cấp khoáng đa lượng và vi lượng
Đây là nhóm thức ăn nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng thường thiếu
trong khẩu phần làm cho khẩu phần cân đối về dinh dưỡng vì có rất nhiều loại
thức ăn, không phải tất cả đã cân bằng về dinh dưỡng mà chúng thường có
những ưu nhược điểm riêng. Thí dụ ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, là loại
thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn và gia cầm nhưng thiếu lyzin, thức ăn họ
hòa thảo cũng rất phong phú nhưng yếu tố hạn chế là canxi… việc phối hợp
khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm cũng chỉ khắc phục được một phần sự mất
cân bằng và chất dinh dưỡng. Để khắc phục được tình trạng này người ta dùng
các loại thức ăn bổ sung.

16


Dùng thức ăn bổ sung vào khẩu phần ăn làm cho khẩu phần cân bằng vật
chất dinh dưỡng, có tác dụng làm tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn lên 5-20% và
tăng tốc độ sinh trưởng Việc dùng các axit amin tổng hợp làm cân bằng axit
trong khẩu phần, tạo cơ sở vật chất đầy đủ cho quá trình tổng hợp protein của cơ
thể, tiết kiệm được protein. Bổ sung khoáng và vitamin, có tác dụng ngăn ngừa
sự thiếu khoáng và vitamin, cơ sở vật chất có sự hoàn thiện cơ thể và xúc tiến
quá trình trao đổi chất.
Tùy theo khẩu phần và tác dụng của chúng mà người ta chia ra làm một
số nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng đa lượng, vi lượng như sau:
Nhóm nguyên liệu cung cấp photpho: thường dùng bột xương,

dicalciumphotphat.
Nguyên liệu cung cấp canxi: bột vỏ sò,vỏ ốc, bột đá vôi, bột mai mực, bột
xương…
Nguyên liệu cung cấp natri và clo: muối ăn NaCl
Nguyên liệu cung cấp sunfur: các axit amin chứa sunfur như methionin,
xystein.
Nhóm nguyên liệu cung cấp mangan: MnSO4, H2O.
Nhóm nguyên liệu cung cấp kẽm: ZnSO4.
Nguyên liệu cung cấp iot: KI.

17


CHƢƠNG III
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đàn gia súc gia cầm nuôi ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Muổi Nọi
Thị trường thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Muổi Nọi
3.2. Địa điểm thực tập, thời gian thực tập
Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Muổi Nọi – huyện Thuận Châu –
tỉnh Sơn La.
Thời gian thực tập từ 19/2/2013 tới 29/4/2013
3.3. Mục tiêu
Nắm được tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã Muổi
Nọi
Nắm được một số loại, chủng loại, giá trị dinh dưỡng các oại thức ăn có
bán trên thị trường xã Muổi Nọi
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội

của xã Muổi Nọi
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện xã hội
3.4.2. Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi tại địa bàn xã Muổi Nọi
- Số lượng đàn trâu, bò, gia cầm
- Điều tra công tác vệ sinh thú y trên địa bàn xã
- Điều tra tình hình dịch bệnh đàn trâu, bò, gia cầm
3.4.3. Điều tra thị trường thức ăn gia súc, gia cầm tại địa bàn xã
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Điều tra vị trí địa lý, điều kiện đất đai
+ Điều tra điều kiện khí hậu thời tiết
+ Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm

18


+ Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống
+ Điều tra thị trường thức ăn thông qua các đại lý bán hàng trên địa bàn


19


CHƢƠNG IV
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
4.1.1. Vị trí địa lý
Muổi Nọi là xã phía Đông Nam của huyện Thuận Châu. Trung tâm xã
cách trung tâm huyện 22 km, cách đường quốc lộ 6 là 4,5 km.
- Phía Bắc giáp xã Nậm Lầu và xã Bon Phặng huyện Thuận Châu.

- Phía Nam giáp xã Chiềng Đen thành Phố Sơn La.
- Phía Đông giáp xã Chiềng Cọ thành Phố Sơn La.
- Phía Tây giáp xã Bản Lầm huyện Thuận Châu.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.935 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 909,61 ha
+ Đất lâm nghiệp: 1.658,24 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 96,05 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 22,38 ha
+ Đất chưa sử dụng: 248,72 ha
4.1.2. Địa hình
Xã Muổi Nọi có địa hình tương đối phức tạp, đa phần là đất đồi, đời sống
kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Hệ thống giao
thông nông thôn có tổng chiều dài trên 20 km, trong đó có trên 2 km là đường bê
tông còn lại đường đất, mùa khô đi lại cơ bản thuận lợi, nhưng mùa mưa thị đi
lại gặp nhiều khó khăn.
Đất đai của xã tương đối tốt, thuận lợi cho một số loại cây ăn quả như:
Mận, nhãn; Cây công nghiệp: cà phê; Cây lâm nghiệp: Thông, ...phát triển tốt.
Với đặc điểm địa hình địa thế như vậy đòi hỏi các ngành sử dụng đất, nhất là các
ngành sản xuất nông, lâm nghiệp phải chú ý đến các biện pháp kỹ thuật canh tác
trên đất dốc để hạn chế chống xói mòn, rửa trôi đất nhằm khai thác sử dụng đất
một cách có hiệu quả và hợp lý.

20


4.1.3. Khí hậu, thủy văn
Muổi Nọi là xã miền núi do đó mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặc
trưng của khu vực miền núi phía Bắc với một năm có bốn mùa rõ rệt. Tuy nhiên,
khí hậu xã chịu ảnh hưởng nặng của gió mùa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến
hết tháng 3 năm sau. Do đó, ít nhiều ảnh hưởng tới đời sống của nông dân trong

vùng.
Do đặc điểm của địa hình dốc cao, khe sâu, xã Muổi Nọi hay xảy ra lũ
ống, lũ quét. Độ ẩm trung bình khoảng 70 - 80%, tháng cao nhất lên tới 90%
tháng thấp nhất khoảng 50%.
Xã có nhiệt độ trung bình về mùa đông khoảng 18C, và mùa hè khoảng
280C
Lượng mưa trung bình thấp, khoảng 1600 - 1900mm trong đó lượng mưa
trung bình trong mùa mưa 350 - 600mm, lượng mưa trung bình trong mùa khô
từ 30 - 35mm.
Lượng nhiệt chiếu sáng, lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 7500 86000C tổng nhiệt trung bình năm.
4.1.4. Tình hình đất đai
Đất đai của xã hình thành do quá trình phong hoá đá mẹ Granit cùng lẫn
với khu vực đồi đất đỏ Bazan tạo nên, mặt khác với quá trình biến đổi địa chất
tại nên các khe suối nhỏ và thung lũng nhỏ hẹp tạo nên sự đa dạng của thành
phần đất đai địa phương. Tuy nhiên, thành phần đất nông nghiệp chủ yếu là đất
thịt bùn và đất thịt nặng với những ruộng lúa nước do quá trình khai hoang, cải
tạo của con người.
4.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.2.1. Tình hình dân số, lao động
Muổi Nọi là một xã còn nghèo, dân cư thưa thớt với 15 bản và 4 dân tộc
anh em cùng sinh sống và lao động là dân tộc Thái, Kinh, Mương và Khơ Mú.
Trong đó người Thái chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 80% dân số, tiếp sau đó là
người Kinh với khoảng 18% dân số, còn lại là người Mường và người Khơ Mú.

21


Các dân tộc cùng sinh sống với những bản sắc riêng tạo ra sự đa dạng và phong
phú về phong tục, tập quán, lối sống.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng

Là một xã miền núi, do đó cơ sở vật chất hạ tầng của xã Muổi Nọi chưa
có nhiều phát triển.trong những năm gần đây được sự quan tâm của đảng và
chính quyền cơ sở vật chất hạ tầng của xã đã đạt được những nét khả quan lớn.
+ Điện: Các bản trong xã đã có mạng lưới điện xuyên suốt thông qua dự
án xây dựng đường điện của huyện Thuận Châu và đã xây dựng được 3,8km
đường điện cao thế, 12km đường điện hạ thế và 02 trạm biến áp.
+ Giao thông: trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới đường
giao thông liên xã đã được nâng cấp từ xã Muổi Nọi đi xã Bản Lầm huyện
Thuận Châu với chiều dài 9,3km đường cấp phối và 2km đường bê tông nội bản.
+ Trường học: trong những năm gần đây được sự quan tâm của đảng và
chính quyền, trường học đã được nâng cấp, xây dựng mới, hiện nay đã có 1
trường học 2 tầng với 6 phòng học, tình trạng phòng học tạm bợ hiện nay chỉ
còn 1 phòng.
+ Y tế: Hiện nay xã đã có 1 trạm y tế
+ Thuỷ lợi: Từ năm 2008 đến năm 2011, xã đã xây dựng được 4,7 km
kênh mương nội đồng.
4.2.3. Tình hình văn hóa, xã hội
Trên địa bàn xã hiện nay có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống với những
bản sắc văn hoá và phong tục tập quán riêng biệt. Tuy nhiên, do điều kiện là
vùng cao, miền núi cho nên trình độ văn hoá còn thấp.
Trong những năm gần đây. Văn hoá, xã hội về cơ bản xã đã đựơc công
nhận phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, tỷ lệ mù chữ đã giảm rất đáng
kể, chỉ còn 5% dân số mù chữ (chủ yếu là người già và người tàn tật), tỷ lệ tăng
dân số cũng giảm khoảng 1,28% so với 2,2% những năm trước đó, tỷ lệ khám
chữa bệnh cũng được nâng cao, năm 2011 đã có 1.347 lượt người khám chữa

22


bệnh ở trạm y tế xã, đặc biệt là sự hoạt động của trung tâm y tế dự phòng, tiêm

vacxin phòng chống các loại bệnh như sốt rét, lao, bại liệt,…
4.3. Tình hình sản xuất
Trong mấy gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã đã có những chuyển
biến mới. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch mùa vụ.
Đưa những giống mới tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nâng hệ số sử
dụng đất, nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Do đó đã thu được
một số kết quả như sau:
+ trồng trọt:
Cây lương thực chủ yếu trong xã là cây lúa và cây hoa màu như ngô,
khoai và sắn. Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương va cây công
nghiệp lâu năm như cà phê, mận, mơ, cam và quýt.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và HĐND. UBND xã Muổi Nọi đã
đề ra phương châm: đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường tổng kết thực tiễn,
bám việc làm đến cùng, điều chỉnh kịp thời. Với phương pháp và sự lãnh đạo
của chính quyền cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân xã Muổi Nọi
nắm vững từng bước đi, đánh giá sát thực những việc đã làm và chưa làm được
để kịp thời rút kinh nghiệm. Vì vậy, tuy chỉ mới bắt tay vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu trong mấy năm gần đây nhưng kết quả thu được rất phấn khởi,
khẳng định hướng đi mà chính quyền và nhân dân đã lựa chọn là hoàn toàn đúng
đắn. Từ năm 2007, xã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo
hướng hiệu quả, bền vững, phá bỏ chế độ độc canh cây lúa để tiến tới đa canh,
trước hết là để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương và sau đó biến sự
đa dạng đó thành thế mạnh. Đặc biệt năng suất vụ ngô năm 2009 đã đạt mức cao
nhất từ trước tới nay với 9 tấn/ha, sản xuất hoa màu cũng rất phát triển, nhất là
khoai lang, đậu tương, cây công nghiệp như cà phê và cây ăn quả là mận.
Với sản lượng như vậy như vậy có thể nói đó là nguồn cung cấp thức ăn
lớn cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.
Mặt khác gần đây nhờ có các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp như

23



chương trình 135 diện tích trống, đồi núi trọc được phủ xanh, lượng lâm sản
khai thác ngày càng nhiều xã đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ gia
đình trồng mới, cải tạo, tái sinh và bảo vệ rừng. Phần lớn diện tích rừng có chủ
và được chăm sóc bảo vệ tốt.
*Ngành chăn nuôi
Trong chăn nuôi, do trình độ học vấn, tiếp thu từ bên ngoai còn kém nên
số lượng đàn gia súc gia cầm không cao. Chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ từng hộ gia
đình theo phương thức chăn thả tự do. Trong mấy năm gần đây chính quyền đã
tập trung đầu tư xây dựng và tuyên truyền công tác chăn nuôi cho người dân tiếp
thu học hỏi kiến thức, công tác chăn nuôi từ bên ngoài. Tích cự các công tác
chăn nuôi thú y, kiểm soát số lượng, kiểm soát dịch bệnh làm gia súc, gia cầm
nhằm nâng cao phát triển đàn gia súc gia cầm tại địa phương.
*Công tác thú y
Do công tác phòng bệnh trong xã tương đối tốt nên trong mấy năm gần
đây tình hình dịch bệnh khá ổn định và không có gì nghiêm trọng. Ở lợn xảy ra
một số bệnh như phân trắng, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Bệnh ở gà chủ yếu
gặp là tụ huyết trùng.
*Công tác phòng bệnh
Cử cán bộ thú y đi học lớp tập huấn về tuyên truyền hướng dẫn nông dân
cách phòng bệnh công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được chủ
động chuyển khai thực hiện không cho các dịch bệnh phát triển.
4.4. Nh ng thuận ợi v

h

hăn của x Muổi Nọi

* Thuận lợi

Có thị trường tiêu tụ hàng hóa rộng lớn Chiềng Đen, TP Sơn La, Chiềng
Pấc, thị trấn Thuận Châu và các vùng phụ cạnh. Mạng lưới giao thông thuận tiện
cho viện lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện cạnh chanh cho các sản phẩm của địa
phượng như các mặt hàng: nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng hàng chế biến
nông dân thủy sản thủ công mỹ nghệ.

24


Muổi Nọi có thể cung cấp cho thị trường nguồn lực dồi dào đồng thời là
nơi chung chuyển các mặt hàng từ Muổi Nọi về các nơi tiêu thụ.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông lâm
kết hợp.
Với cơ chế mới vừa phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của xã vừa
khai tác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, Muổi Nọi có thể phát triển nhanh
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội
* hó khăn:
Điểm xuất phát về kinh tế của xã còn chưa cao so với các xã khác trong
huyện.
Người dân chưa có nhận thức đầy đủ về công tác tiêm phòng, vệ sinh thú
y. Vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi bằng diện tích chuồng trại nhỏ hẹp, tạm bợ
không đảm bảo vệ sinh, bên cạnh đó viện giết mổ gia súc còn tùy tiện nên việc
phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh chưa được thực hiện triệt để.
Về cơ bản các tuyến đường giao thông đã được mở mới và nâng cấp,
xong vẫn tồn tại một số đoạn đường giao thông trục chính trong xã bị xuống cấp
nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Có
nguồn lực lao động dồi dào, nhưng trình độ dân trí không đều có vùng còn thấp,
trình độ năng lực của cán bộ còn chưa đủ đáp ứng so với yêu cầu của sự phát
triển. Tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất vào cuộc sống
còn chậm đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ở một

số bản.
Công tác quản lý trên các mặt kinh tế xã hội có nơi chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

25


×