Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quy hoạch sử dụng đất xã chiềng ly huyện thuận châu tỉnh sơn la giai đoạn 2012 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.93 KB, 86 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là loại tài nguyên không
tái tạo trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là địa bàn phát triển dân sinh, kinh tế-xã hội và an ninh quốc
phòng.
Lập quy hoạch, kế hoạch hoá sử dụng đất xã Chiềng Ly nhằm xác lập sự
ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở
cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và đầu tư phát triển kinh tế-xã hội,
giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí trong
sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là một
nội dung quan trọng để quản lý Nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Nhà nước thống
nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”. Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất” là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Xã Chiềng Ly thuộc huyện Tuận Châu tỉnh Sơn La có tổng diện tích tự
nhiên là 3.124,0 ha với tổng dân số 5.888 người. là xã có nhiều thuận lợi về
giao thông có Quốc lộ 6 và Tỉnh lộ 108 chạy qua rất thuận lợi để đi lại và trao
đổi hàng hoá với các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế xã hội của xã. Mặt khác thị trấn huyện Thuận Châu được xây dựng trên
địa bàn xã là điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo
hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp xây dựng và nông lâm ngư nghiệp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Nông
Lâm – Trường Cao Đẳng Sơn La, Đồng thời được sự đồng ý của UBND xã
Chiềng Ly, dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của GV. Phùng Thị Hương,
Giảng viên Bộ môn Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Lâm tôi thực hiện đề tài:

1



“Quy hoạch sử dụng đất xã Chiềng ly – huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
giai đoạn 2012 - 2020”.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng, dự báo quy mô dân số, quỹ đất sản xuất, xây
dựng các nhu cầu phát triển, đất xây dựng trung tâm xã, dân cư các thôn bản
theo từng giai đoạn quy hoạch; xác định hệ thống mạng lưới dân cư, các vùng
đặc thù, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về đất đai và hạ tầng kỹ
thuật, bảo vệ môi trường. Xây dựng, cải tạo công trình, xây dựng thôn bản,
cảnh quan, trên cơ sở giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá địa phương, bảo vệ
môi trường và phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Xác định nguồn vốn và cơ chế
chính sách để thực hiện quy hoạch phát triển nông thôn theo lộ trình phát
triển. Phân kỳ vốn đầu tư cho từng giai đoạn 2012-2020.
- Xây dựng phương án phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện
đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, phát triển
dịch vụ…Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tiến
tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
- Phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao dân
trí và đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân dân cư trên địa bàn xã,
đồng thời đảm bảo ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.
2.2. Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, đảm
bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự
nhiên - kinh tế - của, tạo điều điều kiện thúc đ y sự phát triển đồng bộ giữa
các ngành, các l nh vực trong xã.

2


PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền
với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.”
- Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo đạc, vẽ thành bản
đồ, tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho
các mục đích sử dụng khác nhau.
- Đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp
quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có
ngh a vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách đất đai của Nhà
nước.
- Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cần xác định rõ
mục đích của việc sử dụng. Đó là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác
triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của
quy hoạch sử dụng đất.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ
xác định cần nghiên cứu kỹ các yếu tố:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
- Hình dạng, mục đích khoanh thửa
- Đặc điểm thuỷ văn, địa chất
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
3



- Các yếu tố sinh thái
- Mục đích, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Do các yếu tố đó tác động đồng thời nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường cần đề ra những
quy tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào các quy luật đã
được phát hiện, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Do
vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
- Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản
xuất chủ yếu
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.1.3 . Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 25 Luật đất đai 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất
theo lãnh thổ hành chính của nước ta gồm 4 cấp:
- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phường, thị trấn)
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một trong những chức
năng quan trọng của ngành địa chính, cùng với pháp luật trở thành công cụ
đắc lực giúp Nhà nước thống nhất toàn bộ đất đai của cả nước.
4



Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là phải tổ chức phân
bố hợp lý lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Đối
với những quy hoạch sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn như phạm vi
một huyện, một tỉnh, một vùng kinh tế hay một quốc gia, thì quy hoạch sử
dụng đất phải giải quyết vấn đề phân chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao
động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ chức lại các đơn vị sử dụng đất.
Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn đề di chuyển dân cư,
khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông trường, lâm
trường, thậm chí phải bố trí lại các huyện, tỉnh.
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước tiến hành phân
bổ đất đai đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất, tổ chức sử
dụng đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
1.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
1.1.5.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý nhà nước về đất
đai
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung của
quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch Nhà nước tổ chức việc sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và cơ sở không
gian để bố trí tất cả các ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch khác
* Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài
liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phương hướng sử
dụng đất.
Ngược lại, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành,
lấy quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống nhất, cụ
thể hoá nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
5



* Đối với quy hoạch đô thị và khu dân cư
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và
phát triển đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng
như hệ thống các điểm dân cư, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các
điểm dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành nhằm xác định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống
đô thị và các điểm dân cư.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và
điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm
đất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng
đất. Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển
đô thị.
* Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển
kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định được hướng đầu tư,
biện pháp, bước đi đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển. Quy hoạch
phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ sử dụng đất, song nó phải
tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng
đất đảm bảo quy hoạch nền nông nghiệp bền vững.
Quy hoạch sử dụng đất tuy lấy quy hoạch phát triển nông nghiệp làm
căn cứ, dự báo yêu cầu sử dụng đất của ngành nông nghiệp nhưng chỉ có tác
dụng chỉ đạo v mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp.
Hai loại hình quy hoạch này có mối quan hệ qua lại mật thiết nhưng không
thể thay thế lẫn nhau.
1.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội
Một đặc điểm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là nó có tính dài
hạn ngh a là căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố
kinh tế - xã hội quan trọng như: Sự thay đổi dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị

6


hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, từ đó xây dựng các quy
hoạch chung và dài hạn về sử dụng đất. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu
cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
1.1.6. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất
* Nội dung:
Theo điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung của quy hoạch
sử dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Xác định các diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi
trường
* Trình tự:
Một quá trình quy hoạch sử dụng đất bao gồm 4 bước:
Bước 1: Công tác chu n bị và điều tra cơ bản
- Công tác chu n bị được tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề sau:
+ Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch
+ Tổ chức lực lượng thực hiện
+ Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch tiến hành
+ Thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch
- Điều tra cơ bản nhằm thu thập tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục
vụ cho việc xây dựng các phương án quy hoạch ở bước sau. Công tác này
được tiến hành theo 2 giai đoạn sau:
+ Công tác nội nghiệp: điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết

trong điều kiện trong phòng
7


+ Công tác ngoại nghiệp: thực chất là công tác khảo sát ngoài thực địa
nhằm bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được ở trong phòng
Bước 2: Xây dựng các phương án quy hoạch
Các phương án quy hoạch được tiến hành theo trình tự và có nội dung
nhất định phụ thuộc vào cấp làm quy hoạch, nhưng thường gồm các bước sau:
- Xây dựng đề cương nghiên cứu quy hoạch
- Xây dựng chương trình điều hoà phối hợp nghiên cứu
- Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu
Bước 3: Th m định và phê duyệt quy hoạch
Bước 4: Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
UBND cấp làm quy hoạch có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện theo
phương án quy hoạch.
UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp trên có trách nhiệm
chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hịên quy hoạch.
1.2. Cơ sở pháp lý của của công tác quy hoạch sử dụng đất của xã Chiềng
Ly.
- Luật đất đai năm 2003
- Luật xây dựng được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, Khóa 11 kỳ
họp thứ 4;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng
Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Quyết định số 193/2010/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông
thôn mới;


8


- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/03/2008 Cán Bộ Xây dựng
về việc Ban hành quy định thể hiện nội dung bản vẽ, thuyết minh đối vối
nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ BXD ngày 03/04/2008 về việc ban hành
quy chu n kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
- Quyết định 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông
Vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao
thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và phát triên nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới;
- Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày
13/4/2011 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
- Thông tư số 13/2011/TTLT - BXD - BNNPTNT - BTN & MT ngày
28/10/2011 về việc quy định lập, th m định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
xã nông thôn mới;
- Quyết định số 2187/2010/QĐ-UBND ngày 06/09/2010 của UBND
tỉnh Sơn La về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tỉnh Sơn La;
- Quyết định số 292/QĐ - UBND ngày 20/02/2012 của UBND tỉnh Sơn

La về việc ban hành định mức chi phí lập quy hoạch nông thôn mới;

9


- Hướng dẫn số: 93/HĐLN - SXD - STN & MT - SNN & PTNT ngày
20/02/2012 của Liên ngành Sở Xây dựng, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Các tiêu chu n kinh tế - kỹ thuật về nông thôn mới của các Bộ, ngành liên
quan.
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thuận
Châu và các quy hoạch khác...
1.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nƣớc
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ
nhiều năm trước đây. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong quá trình sản xuất.
Đối với các nước như Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia …
đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh. Do
đặc điểm khác nhau của mỗi quốc gia nên trên thế giới có rất nhiều mô hình
quy hoạch sử dụng đất, nhưng nhìn chung có 2 trường phái chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cho
sự phát triển các mục tiêu một cách hài hoà sau đó đi sâu nghiên cứu quy
hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức, Australia
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng cơ bản, sau đó lập sơ
đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế tập trung
với lao động và đất đai là 2 yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu
cho trường phái này phải kể đến Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.
Tuy nhiên để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công
tác quy hoạch đất đai trên thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quy

hoạch đất đai nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả cả về kinh tế, xã hội,
môi trường ở hiện tại và tương lai.

10


Phương pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng và đem lại hiệu quả
nhất định tiêu biểu là: Ở Thái Lan và Philippin, quy hoạch được lập ở cả 3
cấp, quy hoạch cấp quốc gia hình thành các hướng dẫn, chỉ đao chung, quy
hoạch cấp vùng triển khai một khung cho quy hoạch vùng mình, còn quy
hoạch cấp huyện triển khai các đồ án tác nghiệp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ngày nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và
Nhà nước quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng văn bản pháp luật. Điều này được
thể hiện rõ trong từng giai đoạn cụ thể
1.3.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980
Ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nước ta đã có 5 năm khôi
phục kinh tế - xã hội và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
ở miền Nam. Thời kỳ này, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân
vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương và các địa phương đã
tiến hành công tác này trên toàn quốc.
Cuối năm 1978, các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp,
chế biến nông sản 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã được lập và được Chính
phủ phê duyệt.
Trong các phương án trên đều đề cập đến quy hoạch đất nông nghiệp và
coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển ngành, các loại đất khác nhau,
đất chuyên dùng, đất khu dân cư chưa được đề cập đến.
1.3.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định: xúc tiến công tác điều
tra cơ bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu

chiến lược kinh tế - xã hội, dự thảo kế hoạch để chu n bị tích cực cho kế
hoạch 5 năm sau (1986 – 1990).

11


Quy hoạch sử dụng đất trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã
được nâng lên một bậc. Quy hoạch theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập
đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.
1.3.2.3. Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai năm 1993
Năm 1987, Luật đất đai của Nhà nước đã được ban hành trong đó có
một số điều nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên lại chưa nêu rõ nội dung của
nó.
Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra Thông tư 106/QHKHRĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Đây là thông tư đầu tiên về vấn đề
đất đai kể từ khi Tổng cục được thành lập, nó hướng dẫn một cách cụ thể việc
lập quy hoạch sử dụng đất. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế
hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh bằng kinh phí địa phương tuy nhiên các
cấp hành chính lớn hơn chưa được thực hiện.
1.3.2.4. Thời kỳ từ 1993 đến khi có luật đất đai 2003
Sau khi Luật đất đai năm 1993 được công bố, công tác quy hoạch sử
dụng đất đã được chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện Luật đất đai 1993
đã nảy sinh nhiều bất cập, nên ngày 26/11/2003 Quốc hội đã ban hành Luật
đất đai 2003 với nhiều điều luật mới, bổ sung hoàn chỉnh cho các văn bản luật
trước đây. Trong đó một lần nữa khẳng định vai trò của quy hoạch sử dụng
đất, là một trong 13 nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.3.2.5. Từ khi có luật đất đai 2003 cho đến nay
Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyền
quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ ngh a
Việt Nam, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật đất đai 2003
thay cho Luật đất đai 2001 và Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Trong đó

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2, Mục 2 của
Luật đất đai.

12


Để thực hiện Luật đất đai 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 181/
NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III, Điều 12 cũng
ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất.
Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong
cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các thông tư số:
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 về việc hướng
dẫn, điều chỉnh và th m định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 Quy định về định
mức và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2010/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong thời gian từ khi luật đất
đai 2003 ra đời đến nay, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
diễn ra trên khắp cả nước ở tất cả các cấp.
1.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Trong Thông tư 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường
thay thế cho thông tư 30 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và th m định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nêu cụ thể trình tự, nôi dung của quy hoạch sử
dụng đất cấp xã bao gồm:
1. Điều tra, phân tích, đánh giá, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
3. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã

4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế
xã hội
6. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
13


7. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất kỳ đầu theo quy định tại khoản 7 Điều 6 của Thông tư này
và các giải pháp để xá định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa
nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cấp quốc gia do cấp trên
phân bổ xuống

14


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung
Xuất phát từ mục đích và để đảm bảo yêu cầu đặt ra của đề tài chúng
tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
2.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu,
xem xét các điều kiện khí hậu gồm tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, tài
nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu tình hình dân số, lao động, tình
hình sản xuất của các ngành, tình hình cơ sở hạ tầng
2.1.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
+ Đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã trong thời gian qua.
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2012.
+ Đánh giá tình hình biến động đất đai, phân tích nguyên nhân gây ra

biến động theo các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử
dụng
2.1.3. Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và
phương hướng sử dụng đất
+ Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
+ Phương hướng sử dụng đất
2.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng
2.1.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2013 - 2015
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016 - 2020
2.1.6. Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch
15


+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả xã hội
+ Hiệu quả môi trường
2.1.7. Các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,
chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên …
+ Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình
hình sản xuất của các ngành …
+ Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình biến
động đất đai.
2.2.2. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ

Đây là một phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất.
Thông qua hệ thống bản đồ chúng ta sẽ thấy được mọi thông tin cần thiết,
song phương pháp này cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người thực hiện phải
có kỹ năng làm bản đồ.
Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy
hoạch sử dụng đất …
2.2.3. Phương pháp thống kê
Từ tài liệu, số liệu thu thập được qua điều tra tiến hành thống kê theo
các chỉ tiêu kinh tế, tình hình sử dụng đất của xã qua đó thấy được mối quan
hệ và sự phụ thuộc giữa các chỉ tiêu.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là do số đối tượng nghiên
cứu lớn nên kết quả thu được đôi khi cũng không phản ánh đúng bản chất và
nguồn gốc của các sự kiện và hiện tượng.
2.2.4. Phương pháp tính toán theo định mức

16


Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong quy hoạch sử dụng
đất để dự đoán và tạo ra các hình thức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tí nh
toán về thời gian, chi phí vật chất, lao động, dân số …
Phương pháp này cũng có một số hạn chế, nó bị giới hạn về số lượng
phương án và việc lựa chọn phương án chỉ là kết quả so sánh tương đối giữa
các phương án với nhau, chứ chưa tìm được phương án thực sự tối ưu.

17


PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên,
a. Vị trí địa lý
Xã Chiềng Ly giáp ranh với thị chấn Thuận Châu, với tổng diện tích tự
nhiên 3.123,6 ha nằm dọc trục Quốc lộ 6 và tỉnh lộ 108.
Có vị chí địa lý giáp ranh với các xã:
- Phía Đông giáp xã Tông Lệnh và Thị trấn Thuận Châu
- Phía Tây giáp xã Phổng Lăng, Chiềng Bôm
- Phía Nam giáp xã púng Tra
- Phía Bắc giáp xã Chiềng la, Noong Lay
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình phức tạp mang đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc với độ
dốc lớn, chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống các khe, suối. Địa hình
của xã được chia thành 3 dạng chủ yếu sau:
- Địa hình thung lũng: Dạng địa hìng này có độ dốc thấp, khá bằng
phẳng với độ cao trung bình khoảng 500 m so với mặt nước biển, diện tích
khoảng 250 ha (chiếm 8% DTTN) hiện đang trồng lúa nước và các loại hoa
màu phân bố chủ yếu tại các bản Phiêng Xạ, Nà Cài, Nà Lanh, Tăng Ngần,
Bó Tở.
- Địa hình dạng đồi núi thấp: Phân bố rải giác ở nhiều nơi tronh xã gần
các khu vực dân cư độ cao trung bình 700 m, có diện tích khoảng 1.250 ha
(chiếm 40,01%) thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu năm,
chăn thả gia súc, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.
- Dạng địa hình núi cao: có diện tích lớn khoảng 1.625 ha (chiếm 52%
tổng DTTN), dạng địa hình này là các dãy núi đá cao đan xen có độ dốc lớn
thích hợp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng phân bố ở các bản khu vực 2
của xã (bản Hán, bản Cụ, bản Cang, Bôm Lầu, Bôm phao) và khu vực phía
18


Tây Nam giáp ranh với các xã Púng Tra, phổng Lăng, Chiêng Bôm với độ cao

từ 850 m - 950 m.
Nhìn chung địa hình của xã phức tạp gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinhh tế - xã hội nhấtt là cho xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng, nâng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.
c. Khí hậu
Năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt
trong năm. Mùa mưa nóng m bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 nhiệt độ không
khí cao, mùa lạnh và khô từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau nhiệt độ
không khí thấp.
- Nhiệt độ trung bình năm là 21,4 ºC. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ
24ºC - 26ºC, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16ºC - 18ºC.
- Tổng số gờ nắng trong năm 2052 giờ/năm.
- Lượng mưa bình quân năm 1.370 mm/ năm tập trung vào các tháng 6,
7, 8 chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
- Độ m trung bình năm 85%, độ m và lượng bốc hơi phụ thuộc vào
từng thời điểm khác nhau trong năm.
Nhìn trung thời tiết khí hậu cảu xã thích hợp cho việc phát triển đa dạng sinh
học, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc gia cầm.
d. Thủy văn
Chiềng Ly có hai dòng suối chính đó là Suối Muội và Suối Nập Bôm
chảy theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và 1 số khe suối nhỏ khác hoạt
động vào mùa mưa với chức nămg thoát nước và tiêu lũ với tổng chiều dài
khoảng 15 km lưu lượng dòng chảy dao động theo mùa. Do ảnh hưởng của
yếu tố địa hìng phức tạp (độ dốc lớn, chia cắt mạnh) nên hệ thống suối phân
bố không đều vào mùa mưa thường gây ra lũ quét, sạt lở. Mùa khô nguồn
19



nước mặt thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư, khả năng cung
ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguy n đất
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ
1:100.000 trên địa bàn xã Chiềng ly có các loại đất sau:
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): có diện tích khỏang 1.333,88 ha
(chiếm 42,7% DTTN) tập trung chủ yếu tại các bản khu vực 2 của xã (Nà
Bon, Băng Mặn, Bản Cang, Bản Cụ - Nà Tong...). Đất có màu đỏ vàng hàm
lượng chất hữu cơ trung bình các thành phần đạm, lân trong đất trung bình
khá thích hợp để trồng cây rừng, cây hàng năm Ngô, Sắn. Cây CN lâu năm
như Cà Phê, Chè; cây ăn quả.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): có diện tích khoảng 850 ha (chiếm
27,21% DTTN) phân bố chủ yếu tại Phía Đông và Đông Nam xã đất có tầng
đất dầy, hàm lượng hữu cơ trung bình, thích hợp trồng cây ngắn ngày và cây
ăn quả.
- Đất nâu đỏ trên đă vôi (Fv): diện tích 588,12 ha (chiếm 18,83%
DTTN) tập trung ở Phía Bắc và Tây Nam của xã độ cao trung bình so với mặt
nước biển 850 m thích hợp trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng.
- Đất phù sa sông suối có diện tích 122 ha (chiếm 3,91% DTTN) phân
bố chủ yếu ven các suối thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và trông màu.
- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 250 ha (chiếm 4,8% DTTN) phân bố dải
rác ở các bản dọc trục quốc lộ 6 và khu vực Bản Cụ. Bản Cang tầng đât dầy
giàu chất dinh dưỡng thích hợp để trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn
ngày...
- Đất khác chiếm diện tích khoảng 80 ha (chiếm 2,56 % DTTN) phân
bố dải rác tại nhiều nơi trên địa bàn xã.
20



b. Tài nguy n nước
- Nước mặt: Đây là nguồn chính cung cấp cho sản suất và sinh hoạt của
người dân trong xã. Nước mặt của xã chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu
giữ trong hệ thống suối, ao hồ, kênh mương, mặt ruộng,...Tuy nhiên nguồn
nước mặt phân bố không đều cả về thời gian và không gian, nguồn nước dồi
dào vào các tháng mùa mưa (tháng 6, 7, 8), mùa khô nước khan hiếm ảnh
hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Nước ngầm: hiện chưa có kết quả điều tra khoả sát chính thức nào
nhưng qua điều tra thực địa cho thấy một số giếng nước ở các bản thuộc khu
vực thấp như Phiêng Xạ, Bó Nưa nước đủ sinh hoạt và chất lượng tương đối
tốt, ngoài ra trên địa bàn xã có mó nước thuộc khu vực bản Tăng Ngần chữ
lượng lớn cung cấp nước cho khu vực Thị Trấn và một số bộ phận dân cư của
xã.
c. Tài nguy n r ng
Diện tích đất rừng hiện có 746,09 ha, độ che phủ rừng đạt 23,87%. chủ
yếu là rừng có trữ lượng trung bình, rừng phục hồi sau khi khai thác, phân bố
tại các bản vùng cao như Bản Hán, Bản Cụ, Bản Bôm Lầu, Bôm Pao... Thảm
thực vật của xã bao gồm nhiều loại cât rừng (Tr u, Nhội, Thông, Bạch Đàn...)
song mật độ thưa thớt chủ yếu là rừng phục hồi trữ lượng thấp, cây phát triển
mạnh vào mùa mưa, mùa khô thiếu nước nên cây cằn cỗi. Hệ động vật rừng
của xã bao gồm các loại Chim, Sóc và các loại động vật nhỏ khác đang có
nguy cơ cạn khiệt dần do tình trạng chặt phá rừng, săn bắn thú rừng.
d. Tài nguy n khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản hiện thấy trên địa bàn xã là đá vôi, đất
xét song trữ lượng không lớn lại phân bố không tập trung nên không thuận
tiện cho viẹc khai thác, ngoài ra còn có các xây dựng khai thác từ suối Muội.
Các nguồn tài nguyên, khoáng sản khác hiện chưa được điều tra khảo sát cụ
thể.
21



e. Tài nguy n nhân văn
Dân số của xã hiện có 6.799 người với 1.228 hộ (trong đó có 4 bản
nằm trong địa giới của thị chấn thuận châu là Bản Đông, bản Pán, Nà Càng
và bản Nà Lĩnh với tổng số 1.184 hộ, 248 nhân khẩu ). Bao gồm 3 dân tộc
chính là; dân tộc thái 6.617 người chiếm 97,32%, dân tộc Mông có 135 người
chiếm 1,98%, dân tộc kinh có 48 người chiếm 0.7% tổng dân số của xã. Do có
3 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nên phong tục tập quán khá đa dạng và
phong phú mang bản sắc truyền thống riêng của dân tộc. Đến nay cộng đồng
dân tộc của xã vẫn bảo tồn và lưu giữ được các điệu múa, hát và các hoạt
động văn hoá truyền thống như: Múa xoè, hát đối, ném còn, koé co, bắn nỏ,...
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND Xã, nhân
dân các dân tộc trên địa bàn xã đã cùng nhau vượt khó đi lên, bước đầu đã đạt
được những thành tựu đáng kể, được UBND Huyện tặng bằng khen, giấy
khen về công tác thi đua trong thời kỳ đổi mới. Tiếp nối truyền thống cần cù
sáng tạo trong lao động, trước những thời kỳ cơ mới chắc chắn xã sẽ có
nhưbgx bước phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới.
f. Địa chất công trình
Tuy chưa có tài liệu khoan thăm dò địa chất cho diện rộng toàn xã.
Nhưng hiện tại qua các tài liệu khoan địa chất xây dựng một số công trình
trong xã.
Qua thực tế đào nền móng các công trình trong xã và qua viễn thám tự
nhiên tại các khu đất ruộng, nhận thấy khu vực xã Chiềng Ly, có nền địa chất
bao gồm bề mặt đất hữu cơ đất phù xa dày trung bình 1,5cm đến 2m. Phía
dưới là nền đất sét trắng pha cát có cường độ cao. Thuận lợi cho xây dựng
công trình thấp tầng và cao tầng.
3.1.1.3.. Cảnh quan môi trường
Do có nhiều dạng địa hình khác nhau nên cảnh quan của xã Chiềng Ly
rất đa dạng, đan xen giữa các ngọn núi cao là các phiêng bai bằng phẳng; màu
22



xanh của lúa, nương ngô hoà quyện với phong cảnh núi non hùng v tạo nên
một bức tranh thiên nhiên phong phú. Môi trường không khí trong lành,
nguồn nước ít bị ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt của con người. Tuy nhiên
trong quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên cùng vơi tập
quán sinh hoạt, canh tác của ngưpừi dân chưa hợp lý đã gây ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sinh thái. Trong một thời gian dài việc bảo vệ rừng không
được quan tâmđúng mức dẫn đến diện tích rừng giảm kéo theo hiện tượng sói
mòn rửa trôi đất vào mùa mưa, cây cối khô héo cằn cỗi vào mùa khô, các loại
động thực vật rừng giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi
trường sinh thái. Trong khu dân cư bắt đầu đã ccó dấu hiệu ô nhiễm do tập
quán sinh sống, chăn thả gia súc bừa bãi; chất thải, nước thải chưa được sử lý
đổ trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt của
người dân. Song về cơ bản môi trường tự nhiên của xã vẫn giữ được sắc thái
tự nhiên.
3.1.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trƣởng kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã đẫ từng bước phát triển đời sống
nhân dân dần được cải thiện và nâng cao. tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006
ước đạt 14

tổng sản ph m GDP đạt khoảng 8,19 tỷ đồng. thu nhập trên đầu

người đạt 2,1 triệu đồng/năm, đây là kết quả chưa cao so với kinh tế.

23



Bảng số 01: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế tính đến ngày 31/12/2012
TT Chỉ tiêu
1
2

Tổng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Người


5.615

5.693

5.765

5.830

5.888

%

1,5

1,7

1,12

1,15

1,20

15

12,75

13,00

13,65


14,00

ĐVT

3

Tốc độ tăng trưởng KT

%

4

Cơ cấu kinh tế

%

Nông lâm thủy sản

%

20,6

24,6

30,4

35,6

44,0


Công nghiệp và XD

%

30,8

30,2

29,5

24,5

22,8

Thương mại, dịch vụ

%

48,6

45,8

40,1

39,9

33,2

Tổng giá trị sản xuất


Tỷ. đ

8,19

10,

14

15

337

Tr.đ

2,1

3,5

4,6

6,5

12,5

Kg/năm

320

355


390

400

450

5
6

7

Thu nhập bình quân
năm
Bình quân LT đầu
người

100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

8

Số hộ nghèo

Hộ

790

761

758


751

681

9

Tỷ lệ hộ nghèo

%

18

19

20

22

28,6

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế của xã trong những năm ngần đây phát triển đúng hướng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.
Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản. Nguyên nhân đạt được kết quả trên là
do tốc độ đô thị phát triển, giải quyết được việc làm cho người lao động, hai
ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ đã hoàn thành vượt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra. Đối với ngành công nghiệp xây dựng, nhờ chính sách


24


kích cầu, bình ổn giá giúp cho các doanh nghiệp xây dựng tháo gỡ khó khăn
về vốn, đặc biệt giá ngày công cao, số lao động tăng mang lại thu nhập lớn
cho địa phương. Đối với ngành thương mại dịch vụ, do điều kiện kinh tế phát
triển, sức mua trong nhân dân ngày một tăng cao, các hộ kinh doanh đã mạnh
dạn mở rộng quy mô sản xuất, các mặt hàng phong phú, đa dạng về mẫu mỡ,
chủng loại, dịch vụ buôn bán đồ gỗ ngày càng sầm uất và là nơi tiêu thụ hàng
hóa, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhân dân trong xã và các vùng lân
cận. Tuy nhiên việc kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ, sản ph m cạnh tranh trên thị
trường còn hạn chế.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Nghành nông, l m, ngƣ nghiệp
Trong nhứng năm qua, các ngành nông nghiệp có những chuyển biến tích
cực. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2012 ước đạt 15,32 tỷ đồng,
trong đó: trồng trọt là 81,83 , ngành chăn nuôi chiếm 18 , lâm nghiệp
chiếm 0,17%.
Dưới đây là bảng thể hiện kết quả của ngành nông, lâm, Ngư nghiệp từ năm
2008 đến năm 2012.

25


×