Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Thực trạng sự cố kết nhóm trong nhóm nhỏ chính thức của sinh viên trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 127 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhóm nhỏ là vấn đề quan trọng hàng đầu của Tâm lý học xã hội (TLHXH).
Nghiên cứu về nhóm nhỏ vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời sự.
Truyền thống vì nghiên cứu nhóm nhỏ là một trong những vấn đề trung tâm từ khi
TLHXH mới ra đời. Trải qua lịch sử hơn một thế kỷ, nhóm nhỏ vẫn khẳng định vị
trí không thể thiếu trong TLHXH. Tính thời sự của vấn đề là: nhóm nhỏ là nhóm
xã hội quan trọng nhất đối với con ngƣời. Toàn bộ quá trình xã hội hóa cá nhân
đều diễn ra trong nhóm nhỏ. Các hiện tƣợng tâm lý xã hội cũng đƣợc nảy sinh,
hình thành và phát huy vai trò của chúng trong các nhóm này. Do vậy, một loạt các
vấn đề nhƣ: tác động của xã hội đến cá nhân thông qua nhóm, tổ chức và quản lý
nhóm... là những vấn đề tiếp tục đƣợc đặt ra cho TLHXH do những đòi hỏi ngày
một cao của sự phát triển xã hội.
Toàn bộ các quá trình nhóm nhỏ, từ sự hình thành nhóm, các vấn đề thủ lĩnh,
ra quyết định nhóm, đến hiệu quả của hoạt động nhóm đều diễn ra trên nền chung
của sự cố kết nhóm. Sự cố kết nhóm chính là chất keo kết dính các thành viên
trong cấu trúc nhóm, là một trong ba mặt của sự hình thành nhóm bao gồm: cấu
trúc nhóm, sự hình thành các chuẩn mực nhóm và sự cố kết nhóm. Sự cố kết nhóm
vừa là kết quả vừa là điều kiện cho hoạt động nhóm. Để nghiên cứu sự cố kết
nhóm giúp chỉ ra các đặc trƣng tâm lý xã hội quan trọng của nhóm. “Biết đƣợc
mức độ cố kết nhóm, có thể đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ liên kết
hoạt động của nhóm và thiết lập các gianh giới cấu trúc tối ƣu của nhóm”.
Hoạt động theo nhóm đang là xu thế chung của con ngƣời: Từ hoạt động
nhóm trong hoạt động học tập (UNSCO coi trung tâm của Mô hình giáo dục tri
thức là nhóm [28], đến nhóm nghiên cứu khoa học, nhóm kinh doanh, nhóm lao
động. “Làm việc theo nhóm là nền tảng cho tất cả mọi phƣơng thức quản lý thành
công” [10,6]. Một trong những cách thức quản lý nhóm nâng cao sự gắn kết giữa
các thành viên trong nhóm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm sinh viên,
bởi ý nghĩa “kép” của nó: (1) Tạo ra nhóm có sự cố kết cao để hình thành các kỹ
năng làm việc nhóm có hiệu quả. UNSCO đã nếu ra ba nhóm tiềm năng mà nhà


trƣờng cần tạo ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp trong thế kỷ XXI, bao gồm: Các
tiềm năng để học tập- nghiên cứu, các kỹ năng phát triển cá nhân gắn kết với xã
hội, các kỹ năng làm việc (kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo...)[28].
Thực tế các trƣờng của chúng ta vốn thƣờng lƣu ý đến việc trang bị nhóm tiềm
năng thứ nhất mà không chú ý đến nhóm tiềm năng sau. Hai nhóm tiềm năng đó
chỉ có đƣợc khi sinh viên tích cực hoạt động trong các nhóm có sự cố kết thực sự.
(2) Sự cố kết cao của nhóm sinh viên là điều kiện cho việc giáo dục đạo đức, phẩm
1


chất chính trị, lối sống cho sinh viên. Thời gian gần đây. mặc dù có những cái cố
gắng của các tổ chức, đoàn thể nhƣng hiệu quả giáo dục vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong
muốn. Xuất phát từ nguyên nhân đó là sự quan tâm chƣa đầy đủ đến việc tổ chức
quản lý và cách thức quản lý nhóm sinh viên.
Để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và giáo dục ở trong nhà trƣờng,
việc tổ chức và quản lý tốt nhóm sinh viên trong quá trình đào tạo với các hình
thức khác nhau là rất cần thiết. Xuất phát từ tính cấp thiết đó nên đề tài lựa chọn
nghiên cứu : “Thực trạng sự cố kết nhóm trong nhóm nhỏ chính thức của sinh
viên Trƣờng cao đẳng Sơn La”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các thành phần và mức độ cố kết nhóm trong nhóm nhỏ chính
thức của sinh viên. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức
độ cố kết nhóm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập và rèn luyện của
sinh viên.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ cố kết nhóm trong các nhóm nhỏ chính thức của sinh viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu

Sinh viên sƣ phạm năm thứ 2 và 3 của Trƣờng cao đẳng Sơn La
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Sinh viên năm thứ 2,3 trong sƣ phạm
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Sự cố kết nhóm nhỏ chính thức của sinh viên đƣợc tạo bởi 3 thành tố: cố kết
quan hệ xúc cảm, cố kết định hƣớng giá trị và cố kết mục đích hoạt động. Sự cố kết
nhóm nhỏ chính thức của sinh viên còn chƣa cao. Nếu sử dụng kết hợp một số biện
pháp tổ chức hoạt động cùng nhau nhằm xây dựng và cải thiện các quan hệ liên
nhân cách, tạo ra sự thống nhất nguyên tắc và mục đích hoạt động nhóm, thì có thể
nâng cao mức độ cố kết nhóm
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

6.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận Tâm lý học về nhóm nhỏ và sự cố kết
của nhóm nhỏ chính thức, các nhân tố ảnh hƣởng tới sự cố kết nhóm
6.2. Nghiên cứu thực trạng mức độ cố kết nhóm trong nhóm chính thức của
sinh viên, cụ thể:
- Mức độ cố kết nhóm trong nhóm nhỏ chính thức của sinh viên
- Những thành tố ảnh hƣởng tới mức độ có kết nhóm nhỏ của sinh viên
6.3. Đề xuất một số biện pháp tăng cƣờng mức độ cố kết nhóm nhỏ của sinh
viên
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


7.1. Nhóm các phƣơng pháp thu thập thông tin
7.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, hệ thống hóa những cơ sở lý luận của đề tài nhƣ nhóm nhỏ, sự

cố kết nhóm, các nhân tố ảnh hƣởng tới sự cố kết nhóm, từ đó đề xuất ra giả thuyết
khoa học, tìm tòi các phƣơng pháp và các tiêu chí nghiên cứu.
7.1.2. Phƣơng pháp quan sát
Quan sát hoạt động nhóm, ghi lại dữ liệu bằng biên bản quan sát để thu thập
đánh giá các biểu hiện, mức độ cố kết nhóm trong quan hệ của các thành viên
7.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn có lựa chọn thành viên một số nhóm về quan hệ giữa các thành
viên trong hoạt động nhóm và đánh giá của họ về mức độ cố kết cấu của nhóm
7.1.4. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Thiết kế bảng hỏi và sử dụng nhằm hai mục đích:
- Xác định mức độ chia sẻ mục đích hoạt động tham gia của các thành viên,
từ đó xác định mức độ cố kết mục đích của nhóm
- Xác định đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ cố kết nhóm
7.1.5. Phƣơng pháp sử dụng câu hỏi tình huống
Sử dụng câu hỏi tình huống nhằm xác định mức độ chia sẻ mục đích hoạt
động và tham gia các hoạt động thực hiện mục đích nhóm.
7.2. Phƣơng pháp sử lý số liệu
Sử lý số liệu bằng thống kê toán học (tính giá trị trung bình, phần trăm, thứ
bậc…)
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận tâm lý học về nhóm nhỏ và sự cố kết nhóm
Chƣơng 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu mức độ cố kết nhóm trong sinh viên sƣ phạm

3


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ NHÓM NHỎ
VÀ SƢ CỐ KẾT NHÓM NHỎ

1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Những nghi n cứu ở nƣớc ngo i:
1.1.1. Những nghiên cứu về nhóm nhỏ
Nhóm nhỏ là một trong những vấn đề trung tâm của Tâm lý học xã hội.
Những ý tƣởng về nhóm nhỏ đã đƣợc tìm thấy trong các công trình của các nhà tƣ
tƣởng- triết học cổ đại. Thời điểm đƣợc thừa nhận nhƣ là một thời điểm khởi đầu
của việc nghiên cứu nhóm nhỏ là năm 1897 với các nghiên cứu thực nghiệm có ý
nghĩa mở đƣờng cho cho TLHXH của N.Triplet.
Từ thực nghiệm của N.Triplet đến những năm đầu thế kỷ XX, diễn ra sự
bùng nổ các nghiên cứu thực nghiệm trong TLHXH, chủ yếu trong lĩnh vực nhóm
nhỏ. Các tác giả lớn nhất của thời kỳ này là G.Mead và G.Allport. Nghiên cứu của
hai tác giả này nối tiếp nghiên cứu của N.Trelet.
Năm 30-40 của thế kỷ XX là giai đoạn nghiên cứu nhóm nhỏ với chất lƣợng
mới nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện tự
nhiên. Xuất hiện lý thuyết về hành vi nhóm: M.Sherif và T.Newcomb nghiên cứu
các chuẩn mực nhóm; hình thành hƣớng “Trắc đạc xã hội”; “Lý thuyết nhân cách
của thủ lĩnh”; hình thành trƣờng phái “Động thái nhóm” do K.Lewin sáng lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai phạm vi của các nghiên cứu về nhóm nhỏ
đƣợc mở rộng, không chỉ tập trung vào vấn đề ảnh hƣởng của nhóm đến cá nhân
mà tập trung vào nhóm nhỏ nhƣ: cấu trúc nhóm, sự thực hiện chức năng nhóm.
Đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận khác nhau về vấn đề này: Theo “Lý
thuyết trƣờng” do K.Lewin sáng lập. Trƣờng phái “Động thái nhóm” xây dựng
trên cơ sở cách tiếp cận lý luận này [22]. Theo “Thuyết tƣơng tác” dựa trên quan
điểm G.Mead, coi nhóm nhỏ là hệ thống tƣơng tác cá nhân với 3 nhân tố quan
trọng nhất là hoạt động tƣơng tác và xúc cảm. Theo “Lý thuyết hệ thống” nhóm
nhỏ là một hệ thống giống lý thuyết tƣơng tác, nhƣng khác là nó quan tâm đến vai
trò cá nhân, đến “đầu vào” và “đầu ra” của nhóm [27]. Theo “Lý thuyết Trắc đạc
xã hội”, J.Moreno. Tập trung vào các quan hệ liên nhân cách nhóm đƣợc phản ánh
trong kết quả của trắc đạc xã hội. [24]. Theo Tâm lý học đại cƣơng, xuất phất từ
hành vi các nhân để giải thích các hành vi nhóm nhỏ, tập trung vào các vấn đề

nhƣ: động cơ nhóm, nhu cầu nhóm, tri giác nhóm...
Tiếp cận trắc đạc xã hội, cách tiếp cận này gắn liền với các tên tuổi
J.Moreno, tập trung vào phân tích nhóm nhỏ để tìm ra các qui luật chi phối xã hội.
J.Moreno khẳng định: “Thay vào việc phân tích các giai cấp xã hội bao gồm hàng
4


triệu con ngƣời, chúng tôi phân tích một cách thận trọng các nhóm không lớn. Đó
là sự rút lui từ vũ trụ xã hội chuyển sang cơ cấu nguyên tử của nó”.[3,58]
Từ cách Tiếp cận trắc đạc xã hội này ta thấy những đóng góp cơ bản:
- Đã chỉ ra sự tồn tại của mối quan hệ cảm xúc giữa các thành viên nhóm. Đây là
kiểu quan hệ hiện thực không thể phủ nhận trong nhóm nhỏ. Dù tính chất xúc cảm
của các quan hệ trong nhóm đã đƣợc đặc biệt nhấn mạnh trong các tác phẩm đầu
tiên của của TLHXH nhƣ “Tâm lý đám đông” của Lebon, tiếp cận Trắc đạc xã hội
đã cụ thể hóa hiện tƣợng xúc cảm này trong mối quan hệ xúc cảm nhóm nhỏ.
- Khẳng định vai trò của mối quan hệ xúc cảm trong đời sống nhóm. Giải thích
đƣợc sự tác động các quan hệ xúc cảm đối với các hành vi của các thành viên và
đối với đời sống nhóm.
- Phƣơng pháp Trắc đạc xã hội có thể sử dụng để đo đạc các mối quan hệ liên
nhân cách trong nhóm và sau này đã đƣợc thích ứng, biến đổi và đƣợc sử dụng
trong nhiều sơ đồ lý luận khác nhau trong việc nghiên cứu nhóm nhỏ.
Tiếp cận xã hội học đƣợc sáng lập bởi E.Mayo, với thực nghiệm Hawthorne
đƣợc tiến hành từ năm 1927 đến 1932 tai Công ty Điện Miền Tây (Mỹ). Qua thực
nghiệm này tƣ tƣởng cơ bản của cách tiếp cận đƣợc hình thành: Các nhân tố
TLXH của nhóm nhỏ có khả năng tác động đến năng suất lao động của nhóm.
E.Mayo nhấn mạnh những nhân tố tâm lý xã hội có thể làm tăng hiệu quả
lao động của nhóm nhỏ nhƣ: các mối quan hệ liên nhân cách, không khí tâm lý xã
hội, nhu cầu thuộc về một nhóm. Đặc biệt qua thực nghiệm E.Mayo chỉ ra rằng
trong nhóm nhỏ tồn tại hai cấu trúc: cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính
thức. Tác giả cũng xác định vai trò của cấu trúc không chính thức trong cấu trúc

chính thức. Thực nghiệm Hawthorne đã mở ra một hƣớng nghiên cứu nhóm nhỏ
mới. Hƣớng này chủ yếu phân tích các cấu trúc nhóm trong quá trình nhóm. Tiếp
cận này đã tập trung vào các vấn đề TLXH của nhóm nhỏ
- Chỉ ảnh hƣởng của các yếu tố TLXH đến năng suất lao động và các mối quan hệ
trong nhóm.
- Xác định cấu trúc không chính thức đƣợc tạo ra bởi sự cố kết cấu của một số
thành viên trong nhóm chính thức. Nói cách khác, cấu trúc không chính thức trong
nhóm chính thức chính là một nhóm (tiểu nhóm) có sự cố kết cao.
Bên cạnh đó tiếp cận “Xã hội học” cũng vẫn còn một số các hạn chế. Nhƣ:
chƣa chỉ ra cơ sở hình thành cấu trúc không chính thức; chƣa chỉ ra những cách
thức tác động làm cấu trúc chính thức ngày càng trở nên trùng khớp hơn với cấu
trúc không chính thức. Đây là vấn đề mà đề tài hƣớng tới giải quyết.
Tiếp cận “Động thái nhóm” do K.Lewin sáng lập, dựa trên “Lý thuyết
trƣờng”. Hành vi của nhóm đƣợc coi là kết quả của hệ thống lực thƣờng xuyên
5


căng thẳng cơ động và các lực đó tạo ra động thái nhóm. Nhghiên cứu này chỉ tập
trung vào việc trả lời các câu hỏi bản chất nhóm, điều kiện hình thành nhóm, mối
quan hệ giữa nhóm với cá nhân, những điều kiện giúp nhóm vận hành tốt, những
đặc trƣng, chuẩn mực nhóm, sự cố kết, mối quan hệ lẫn nhau của các động cơ các
nhân cách với mục đích nhóm, vấn đề thủ lĩnh nhóm...[22]. Nhiều luận điểm của
“Động cơ nhóm” vẫn tiếp tục đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu hiện nay.
Các nghiên cứu “Động thái nhóm” có một số ƣu điểm nổi bật:
- Đặt nền móng cho việc nghiên cứu các quá trình nhóm, coi quá trình nhóm là các
quá trình động. Tƣ tƣởng này đƣợc thừa nhận và tiếp tục phát triển trong nghiên
cứu nhóm nhỏ này.
- Nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến nhóm nhỏ.
- Đƣa ra hàng loạt các khái niệm cơ bản của Tâm lý học nhóm nhỏ, xây dựng lý
thuyết về phong cách thủ lĩnh của nhóm nhỏ. Tuy vậy, “Động thái nhóm” chƣa chỉ

ra dấu hiệu bản chất, cốt lõi quá trình nhóm.
Đánh giá quan điểm hoạt động, cả ba cách tiếp cận nghiên cứu đều có sự
thiếu hụt cơ bản: không đề cập tới hoạt động nhóm và nội dung hoạt động nhóm.
Hạn chế này xuất phát từ quan niệm nhóm nhỏ nhƣ một nhóm độc lập tách rời các
quan hệ xã hội, không thực hiện các chức năng xã hội qui định.
Tiếp cận hoạt động. Một số nhà TLHXH nhƣ A.V.Pêtrôvxki,
G.M.Anđrêeva, A.G.Coovaliô trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử đã đƣa vào TLHXH nguyên tắc phƣơng pháp luận mới: Nguyên
tắc hoạt động yêu cầu nghiên cứu nhóm nhỏ trong hoạt động của nó. Hoạt động
nhóm chính là cơ sở của sự hình thành và phát triển tâm lý nhóm. Trên cơ sở
nguyên tắc này A.V.Pêtrôvxki đƣa ra lý thuyết “Xác định các mối liên hệ liên
nhân cách bằng hoạt động”[91]; G.M.Anđrêeva xây dựng “Mô hình các quá trình
nhận thức trong hoạt động cùng nhau”. Xu hƣớng phát triển hiện nay của TLHXH
dựa trên nguyên tắc hoạt động là vận dụng và phát triển “Lý thuyết văn hóa lịch
sử” của L.X.Vƣgôtxki để hình thành một khoa học Tâm lý học xã hội văn hóalịch sử. Giải thích ảnh hƣởng của văn hóa cũng nhƣ sự dịch chuyển mang tính
lích sử của văn hóa đến hành vi xã hội [33]. Đây cũng đƣợc coi nhƣ một hƣớng
mới của TLHXH nói chung.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chƣa đƣợc giải quyết nhƣ sau:
- Tiếp cận Trắc đạc xã hội và xã hội học cho thấy: Một nhóm nhỏ hình thành có
thể chƣa có đƣợc sự đồng nhất về tâm lý, chƣa trở thành một chỉnh thể tâm lý trọn
vẹn, trong nhóm còn tồn tại những cấu trúc chƣa trùng khớp: cấu trúc vi mô và
cấu trúc vĩ mô, cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức. Vấn đề đặt ra là

6


cần có các phƣơng thức tác động để có đƣợc sự trùng khớp các cấu trúc trong
nhóm. Các cách tiếp cận nêu trên chƣa giải quyết đƣợc vấn đề này.
- Về bản chất, sự trùng khớp các cấu trúc nói trên chính là sự cố kết cao của nhóm,
không chỉ là sự cố kết trên cơ sở xúc cảm mà còn là sự cố kết trên cơ sở công việc

chung và trên cơ sở chức năng xã hội của nhóm
- Để nghiên cứu nhóm nhỏ một cách toàn diện hơn, có thể tiếp cận các cách tiếp
cận và các phƣơng pháp khác nhau. Đó là xu hƣớng của TLHXH ngày nay. Tuy
vậy việc áp dụng nguyên tắc hoạt động trong nghiên cứu nhóm nhỏ theo chúng tôi
là mang tính chất nền tảng. Do vậy, trong đề tài chúng tôi đánh giá, lý giải các vấn
đề có liên quan dựa trên nguyên tắc hoạt động.
1.1.2. Những nghiên cứu về sự cố kết nhóm nhỏ
Các nghiên cứu về nhóm nhỏ, sự cố kết nhóm đƣợc xem là một vấn đề có
lịch sử nghiên cứu lâu đời bởi tầm quan trọng của nó đối với sự hình thành và phát
triển của nhóm.
Hƣớng nghiên cứu “Động thái nhóm”, sự cố kết nhóm đề cập đến tƣơng đối
sớm, chủ yếu là nhu cầu. Để trả lời câu hỏi: nhu cầu nào thúc đẩy con ngƣời tham
gia vào nhóm, các nhà nghiên cứu đi sâu nghiên cứu một loạt các vấn đề xung đột
nhóm, tính hiệu quả của hoạt động nhóm trong điều kiện thi đua, cạnh tranh.
Hƣớng nghiên cứu của L.Festinger ngay từ năm 1950, sau đó là GoodNelson những năm 1970 tập trung vào sự hấp dẫn thu hút, gắn bó giữa các thành
viên nhóm trên cơ sở chỉ ra sự giống nhau về một số mặt nào đó giữa các thành
viên. Kết quả nghiên cứu đã thấy sự hấp dẫn giữa các cá nhân trong nhóm góp
phần tạo ra sự gắn kết nhóm. Nghiên cứu của Fisher, Dion, Landy và Sigall cho
thấy vai trò quan trọng của sự hấp dẫn lẫn nhau về thể chất trong việc qui định các
mối liên hệ liên nhân cách. Việc cá nhân quyết định tham gia vào nhóm có cơ sở
là sự hấp dẫn của ngƣời khác trong nhóm [68]. Rõ ràng, cách nhìn nhận cố kết chủ
yếu giúp nhóm tồn tại bền vững để thực hiện các chức năng của nhóm.
Các nhà nghiên cứu xuất phát từ quan điểm hoạt động tiến hành nghiên cứu
sự cố kết nhóm theo một cách riêng. Lý thuyết xác định mối liên hệ liên nhân
bằng hoạt động của A.V.Pêtrôvxki coi là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu sự cố
kết nhóm. Sự cố kết nhóm đƣợc triển khai nghiên cứu ở các mặt nhƣ: sự trùng hợp
giá trị của các thành viên nhóm trong nhận thức và trong hoạt động (R.X.Nhemôv,
Iu.V.Ianôtôvxki), sự cố kết nhóm thể hiện trong sự thống nhất định hƣớng giá trị
và quan hệ của nó với tính hiệu quả, tính tổ chức của nhóm (T.B.Đavƣđôvxki,
V.V.Spalinxki), nghiên cứu định hƣớng giá trị đối tƣợng (A.I.Đônxôv)[35].

Hƣớng nghiên cứu này có đóng góp cơ bản trong việc chỉ ra nội dung xã hội của
sự cố kết nhóm, cho phép đi sâu vào bản chất của sự cố kết đƣợc tạo ra bởi hoạt
7


động chung và nhằm thực hiện chức năng nhóm. Nhƣng hƣớng nghiên cứu này
chủ yếu tập trung vào sự thống nhất định hƣớng giá trị, bỏ qua một số khía cạnh
nhƣ sự cố kết nhóm, nhƣ mối quan hệ xúc cảm giữa các thành viên nhóm
Qua việc xem xét tổng quan về các hƣớng nghiên cứu cố kết nhóm có nhận
định khái quát: Các nhà Tâm lý học xã hội Phƣơng Tây chủ yếu nghiên cứu sự cố
kết nhóm ở phƣơng diện xúc cảm. Cách quan niệm đó còn nhiều vấn đề cần phải
làm rõ. Các nhà TLHXH với cách tiếp cận hoạt động nhấn mạnh vào nội dung xã
hội thì chủ yếu tập trung vào phƣơng diện thống nhất giá trị nhóm. Do vậy, khía
cạnh khác nhau của sự cố kết nhóm vẫn đòi hỏi phải có những nghiên cứu tiếp
theo. Trải qua thời gian dài nghiên cứu” nhƣng còn nhiều điều về bản chất của hiện
tƣợng này vẫn còn chƣa rõ ràng” [34,105]. “Bộ mặt của các tiếp cận khác nhau đối
với việc nghiên cứu sự cố kết nhóm cho phép đƣa ra một kết luận là bản thân hiện
tƣợng cố kết nhóm vô cùng quan trọng nhƣng lại chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ”
1.2. Những nghi n cứu ở trong nƣớc
Các nghiên cứu về nhóm nhỏ nói chung còn rất ít ỏi, những nghiên cứu về sự cố
kết nhóm hầu nhƣ chƣa có. Chúng ta chỉ thấy các nhà nghiên cứu về nhóm nhỏ tập
trung vào hai hƣớng chính:
- Hƣớng thứ nhất: Nghiên cứu bản thân các nhóm nhỏ và một số hiện
tƣợng tâm lý của nhóm nhƣ: Nhóm nhỏ không chính thức trong lớp học của học
sinh phổ thông, thực trạng nhóm bạn bè hƣ, dƣ luận tập thể và vai trò của nó trong
tập thể sinh viên, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong việc xây dựng bầu
không khí tập thể. Các nghiên cứu này đã khai thác các hiện tƣợng tâm lý nhóm
nhƣ bầu không khí nhóm, hiện tƣợng thủ lĩnh, lãnh đạo và xác nhận vai trò quan
trọng của đội ngũ lãnh đạo trong việc xây dựng bầu không khí tập thể sinh viên.
Hiện tƣợng tâm lý nhóm khác đƣợc một số tác giả nghiên cứu là các xung đột tập

thể nhƣ vấn đề nguyên nhân xung đột trong tập thể sinh viên. Các nghiên cứu này
chủ yếu đƣợc chuyển khai trong các đề tài luận văn. Coi gia đình với tƣ cách là
một nhóm nhỏ đặc biệt, tác giả Cao Huyền Nga nghiên cứu xung đột tâm lý trong
quan hệ vợ chồng nhƣ là dạng xung đột đặc biệt trong nhóm nhỏ, chỉ ra những
nguyên nhân xung đột và những giải pháp để giải quyết xung đột đó [15].
Những nghiên cứu về nhóm nhỏ, nổi bật là nhóm nghiên cứu lãnh đạo của
tác giả Vũ Dũng- Ê kíp lãnh đạo nhìn từ góc độ TLHXH [5]. Tác giả nghiên cứu ê
kíp lãnh đạo với tƣ cách là nhóm nhỏ phát triển ở mức độ cao, trong đó tƣơng hợp
tâm lý và phối hợp hành động là yếu tố quyết định. Nghiên cứu này đề cập một
nhân tố ảnh hƣởng sự cố kết nhóm là sự tƣơng hợp về ê kíp lãnh đạo. Tất nhiên,
sự tƣơng hợp tâm lý ở đây không đƣợc đặt trong mối quan hệ với sự cố kết nhóm
mà đặt trong quan hệ với việc phối hợp hành động để đảm bảo cho hoạt động quản
8


lý có hiệu quả. Nghiên cứu này không lấy sự cố kết nhóm làm đối tƣợng nghiên
cứu trực tiếp, nhƣng cũng đặt ra những liên hệ nhất định với đề tài của nghiên cứu.
- Hƣớng thứ hai: Nghiên cứu ảnh hƣởng của nhóm nhỏ tới cá nhân nhƣ:
ảnh hƣởng của nhóm không chính thức tới tính tự giác và kết quả học tập của học
sinh, dƣ luận tập thể và vai trò đối với việc điều chỉnh hành vi của sinh viên. Một
số tác giả khác nghiên cứu về vị thế cá nhân trong nhóm nhƣ tìm hiểu vị thế trong
tập thể thanh niên học sinh hay mối quan hệ giữa vị thế và kết quả học tập của học
sinh. Tác giả Nguyễn Thị Huệ trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa vị thế của học
sinh trong nhóm nhỏ với kết quả học tập ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở” cho
thấy có mối tƣơng quan thuận giữa vị thế của học sinh trong nhóm đối với kết quả
học tập của học sinh [12]. Hƣớng nghiên cứu này cho thấy hƣớng ứng dụng các
kết quả nghiên cứu nhóm nhỏ vào thực tế dạy học.
Vấn đề sự cố kết nhóm nhỏ, gần nhƣ chƣa có những nghiên cứu riêng cả về
thực trạng và lý luận. Trong số các nghiên cứu về nhóm có đề cập tới cố kết nhóm
nhƣ: nghiên cứu về ê kíp lãnh đạo của tác giả Vũ Dũng hay nghiên cứu về lối sống

của sinh viên Thành phố HCM của tác giả Nguyễn Ánh Hồng nhận định: “ Điều
kiện để sinh viên học tập trong nhóm có hiệu quả là xây dựng cố kết nhóm”[8,85]
và “trên thực tế, việc tổ chức cho sinh viên cùng học tập, làm việc theo nhóm ít
đƣợc quan tâm” [11,78].
Tác giả Nguyễn Kim Dung, khi nghiên cứu vấn đề xây dựng mối quan hệ
nhân văn giữa học sinh trong tập thể, đã đề cập đến một khía cạnh của cố kết
nhóm: cố kết về mặt giá trị. Tác giả cho rằng quan hệ nhân văn là hệ thống các
mối quan hệ bền vững giữa các thành viên trong lớp học dựa trên các chuẩn mực
của chủ nghĩa nhân đạo. Nếu các mối quan hệ nhân văn đƣợc xây dựng chúng sẽ
tạo ra sự thống nhất, gắn bó giữ các thành viên nhóm [6].
Nhƣ vậy, chƣa có nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ về sự cố kết nhóm, nhƣ các
nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc nghiên cứu cố kết nhóm nhỏ với cách tiếp
cận thích hợp là một vấn đề có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận đối với Tâm lý
học nói chung, với hoạt động học tập của học sinh nói riêng.
1.2. NHÓM NHỎ CHÍNH THỨC CỦA SINH VIÊN
1.2.1.Khái niệm nhóm nhỏ
1.2.1.1. Khái niệm về nhóm nhỏ
Hơn một thế kỷ nhiên cứu nhóm nhỏ, các nhà TLHXH đã đƣa ra rất nhiều
khái niệm khác nhau về nhóm. Các khái niệm nói chung hoạc chỉ xem xét một khái
niệm, hoặc nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của nhóm đƣợc cho là bản chất.
Nghiên cứu vấn đề TLXH nói chung và nhóm nhỏ nói riêng A.V.Pêtrôvxki,
G.M.Anđrêeva, P.L.Krichevxki, E.M.Đubrôvxkaia xuất phát từ các nguyên tắc
9


hoạt động. Điều cần nhấn mạnh trong cách tiếp cận, chính là việc coi nhóm nhỏ xã
hội là một đơn vị trong cấu trúc xã hội, đặt nhóm nhỏ vào đúng vị trí của nó. A.N.
Lêoncheiv khẳng định: Cho dù hoạt động của con ngƣời có diễn ra trong bất kỳ
điều kiện nào dƣới dạng nào, dù có kết cấu nào thì cũng không thể xem xét nó tách
rời khỏi lịch sử xã hội, khỏi cuộc sống xã hội [14]. Từ cơ sở đó, A.V.Pêtrôvxki cho

rằng: “Nhóm xã hội là một tập hợp các cá nhân đƣợc liên kết trên cơ sở một số dấu
hiệu chung liên quan đến hoạt động cùng nhau của họ, trong đó có giao
tiếp”[36,51]. Khái niện này nhấn mạnh đến hoạt động cùng nhau trong nhóm,
nhƣng chƣa làm nổi bật khẳng định vị trí của nhóm trong các quan hệ xã hội.
Các khái niệm khác nhau về nhóm nhỏ do các nhà nghiên cứu theo tiếp cận
hoạt động đƣa ra, khái niệm của G.M.Anđêeva về nhóm nhỏ là khái niệm tƣơng
đối phổ biến: “Nhóm nhỏ là nhóm trong đó các quan hệ xã hội thể hiện dƣới hình
thức các tiếp xúc cá nhân trực tiếp”[32,186]. Các quan niệm này nhấn mạnh bản
chất xã hội của nhóm: nhóm nhỏ là một nhóm tồn tại hiện thực trong một hệ thống
các quan hệ xã hội, là chủ thể một hoạt động xã hội, thực hiện một chức năng xã
hội nhất định, do vậy, quan hệ xã hội phải đƣợc phản ánh và cụ thể hóa trong
nhóm. Nhóm không phải đơn thuần là một tập hợp các cá nhân thực hiện các mục
đích riêng nào đó. Đây là cách nhìn nhận sâu sắc về mặt lý luận, có tính khái quát
cao, cho thấy bản chất thực sự của nhóm nhỏ mà Tâm lý học nhóm nhỏ cần nghiên
cứu. Tuy vậy, khái niệm này rất khó thao tác hóa khi cần phải nghiên cứu sâu về
một khía cạnh nào đó của nhóm, trong đó có cả việc nghiên cứu sự cố kết nhóm.
Xuất phát từ nguyên tác hoạt động, A.I.Đônxov có một quan điểm đáng lƣu
ý liên quan đến quá trình nghiên cứu. Ông cho rằng nhóm nhỏ là tổ hợp hữu hạn
các cá nhân tác động qua lại một cách trực tiếp với các dấu hiệu:
1. Tồn tại trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài và thƣờng xuyên tiếp
xúc trực tiếp với nhau, không có trung gian, trong khoảng cách ngắn nhất.
2. Có các mục đích chung mà việc thực hiện chúng cho phép thoaar mãn
những nhu cầu cá nhân và các quyền lợi bền vững.
3. Tham gia vào hệ thống chung phân bổ các chức năng và vai trò trong hoạt
động sống cùng nhau...
4. Chia sẻ các chuẩn mực và các qui định đối với các hành vi nội nhóm và
liên nhóm.
Để hiểu về nhóm xã hội ở đây là sự gắn kết các cá nhân trong nhóm bằng
các giá trị, các mục đích chung. Theo A.I.Đônxov một nhóm thực sự là một tổ hợp
tƣơng đối bền vững các cá nhân có liên hệ mang tính lịch sử bởi các giá trị chung,

các mục đích, các phƣơng tiện của đời sống xã hội. Nói khác, đặc trƣng nổi bật của
nhóm nhỏ xã hội là sự cố kết: cố kết trong thời gian, cố kết dựa trên mục đích
10


chung, giá trị chung và cố kết đƣợc thể hiện trong việc phân bố và thực hiện các
chức năng giữa các thành vên nhóm.
Từ các phân tích trên, chúng ta thấy có một số các dấu hiệu cơ bản để xác
định nhóm nhỏ bao gồm:
1. Một số các thành viên ít
2. Các thành viên có mối quan hệ trực tiếp, có sự tƣơng tác chặt chẽ, ảnh
hƣởng qua lại lẫn nhau.
3. Hoạt động cùng nhau với các lợi ích, mục đích chung, thực hiện chức
năng xã hội nhất định.
Với các dấu hiệu đó có thể đi đến một quan niệm về nhóm nhỏ nhƣ sau:
Nhóm nhỏ là một tập hợp các nhân với số lƣợng ít thành viên, có mối quan hệ
liên nhân cách trực tiếp, có sự tƣơng tác chặt chẽ, hoạt động cùng nhau theo
các lợi ích, các mục đích chung và thực hiện chức năng xã hội nhất định.
1.2.1.2. Qui mô nhóm nhỏ
Qui mô nhóm nhỏ là một khía cạnh gắn liền với khái niệm nhỏ, bởi lẽ tính
chất “nhỏ” hay “lớn” về mặt số lƣợng phần nào thể hiện ở ngay qui mô của nó. Đề
cập tới qui mô nhóm, Tâm lý học nhóm nhỏ các tác giả thƣờng đề cập tới giới hạn
trên và giới hạn dƣới về số lƣợng các thành viên của nhó
Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng với hai thành viên là có thể tạo ra một
nhóm. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng: nhóm hai ngƣời chỉ có thể coi là một dạng
đặc biệt của nhóm nhỏ nói chung, chứ không là mô hình tiêu biểu của nhóm nhỏ.
Do vậy, tồn tại quan niệm khác nhau khẳng định chỉ có thể nói đến một nhóm nhỏ
khi có từ ba thành viên trở lên. Đến nay giới hạn dƣới của nhóm nhỏ là bao nhiêu
vẫn là câu hỏi chƣa trả lời đƣợc thống nhất. Tuy vậy, một cách phổ biến nhóm nhỏ
vẫn đƣợc coi là bắt đầu với hai thành viên. Cũng giống nhƣ với giới hạn dƣới, vấn

đề giới hạn trên có nhiều quan điểm khác nhau: Có quan niệm có rằng số lƣợng
thành viên tối đa có thể là 20 (M.Shaw), hay 30,40 (J.Moreno). Các tác giả khác lại
đƣa ra mô hình nhóm tối ƣu là 7+ 2. Số lƣợng thành viên thuộc giới hạn trên các
tác giả nêu ra chƣa có đƣợc các cơ sở lý luận vững chắc.
Coi nhóm nhỏ là một đơn vị xã hội, các nhà TLHXH theo quan điểm hoạt
động cho rằng: số lƣợng các thành viên trong một nhóm đƣợc qui định bởi chức
năng mà nhóm thực hiện trong các mối quan hệ xã hội. Số lƣợng thành viên của
nhóm nhỏ không phải xác định một cách chủ quan mà phải dựa vào sự tồn tại thực
tế của nó trong đời sống hiện thực xã hội. “Nếu nhóm nhỏ đƣợc nghiên cứu, trƣớc
tiên, cần phải là nhóm tồn tại thực tế của nó đƣợc xem xét nhƣ là chủ thể của hoạt
động một cách lôgic là không đƣa ra một giới hạn trên nào đó mà chấp nhận nhóm
nhƣ chính bản thân qui mô hiện thực của nó, đƣợc qui định bởi nhu cầu hoạt động
11


chung của nhóm... Nói khác, nhóm đƣợc hình thành trong một hệ thống nhất định
các mối quan hệ xã hội với các qui mô cụ thể nào đó, nó đủ để thực hiện một hoạt
động nhất định trong nghiên cứu có thể thừa nhận chính giới hạn đó là giới hạn
trên”.[32,188]. Chúng tôi cho rằng đây là quan niệm hợp lý, nó đảm bảo tính linh
hoạt khi tiếp cận với nhóm nhỏ tồn tại hiện thực trong đời sống xã hội. Quan niệm
này cũng nhấn mạnh đến tính chỉnh thể của nhóm, không khai thác đơn thuần khía
cạnh số lƣợng các thành viên của nhóm nhỏ sinh viên là những nhóm sinh viên tồn
tại thực, thực hiện những chức năng nhất định trong môi trƣờng nhà trƣờng.
1.2.1.3. Các loại nhóm nhỏ
Phân loại nhóm nhỏ là bƣớc tiếp theo mang tính lôgic trong nghiên cứu
nhóm nhỏ. Với sự đa dạng, của nhóm nhỏ xã hội, có đƣợc một cách phân loại hợp
lý để nhận diện và phần nào chỉ ra đƣợc những đặc trƣng cơ bản của các loại nhóm
nhỏ là một công việc vừa có lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Phân loại nhóm nhỏ
đã là đối tƣợng của nhiều cuộc tranh luận trong TLHXH. Một cách tổng quát có
thể kể tới các cách phân loại nhóm nhỏ sau:

1. Căn cứ vào tính chất các quan hệ của nhóm có thể phân chia thành nhóm
cơ sở và nhóm thứ cấp. Nhóm cơ sở là nhóm trong đó các thành viên có các quan
hệ trực tiếp và mật thiết. Các quá trình giao tiếp, tác động qua lại diễn ra thƣờng
xuyên giữa các thành viên, giữa các thành viên chủ yếu có các quan hệ mang tính
chất gián tiếp. Sự tác động qua lại giữa các thành viên phải thông qua các trung
gian. Theo các dấu hiệu cơ bản của nhóm nhỏ thì các nhóm thứ cấp không coi là
nhóm nhỏ. S.Kuli và các tác giả khác nhƣ F.Tilman, M.robert cũng sử dụng cách
phân loại này. Trong khi đó J.P.Chaplin dựa trên cách phân loại này để phân chia
thành nhóm cơ sở và nhóm quy chiếu.
2. Căn cứ vào tính chất hoạt động có thể phân chia thánh nhóm chính thức
và không chính thức. Nhóm chính thức đƣợc thành lập để thực hiện những mục
tiêu cụ thể, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động của tổ chức. Tiêu chí thời gian các
nhóm chính thức lại có thể đƣợc phân chia thành nhóm chính thức lâu dài và nhóm
chính thức tạm thời. Nhóm không chính thức đƣợc hình thành trên cơ sở các quan
hệ không chính thức nhƣ tình cảm, tâm lý. E.Shein đã phân loại nhóm xã hội nói
chung theo tiêu chí này. Sau này, nghiên cứu sâu về nhóm nhỏ bằng thực nghiệm,
E.Mayo đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản của hai loại nhóm này. Đó là sự khác biệt về
tính xác định của các vị trí và vai trò của mỗi thành viên trong nhóm do chức năng
của nhóm qui định.
3. Căn cứ vào mức độ có ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực nhóm đối
với các định hƣớng của cá nhân, nhóm nhỏ đƣợc phân chia thành nhóm thành viên
và nhóm qui chiếu. Đây là cách phân loại của H.Hyman. Nhóm thành viên là nhóm
12


mà cá nhân tham gia thực tế nhƣng các giá trị và mục đích nhóm không đƣợc cá
nhân chia sẻ. Cá nhân tồn tại trong nhóm nhƣng nhóm không tạo ra đƣợc ảnh
hƣởng đến thái độ, đến các định hƣớng giá trị của cá nhân. Trong khi đó, nhóm mà
cá nhân không tham gia thực tế nhƣng các chuẩn mực, giá trị của nó lại đƣợc các
nhân tiếp nhận gọi là nhóm qui chiếu. Theo quan điểm ban đầu của H.Hyman,

nhóm qui chiếu bắt buộc nằm bên ngoài nhóm thành viên. Các dữ kiện sau thực
nghiệm đã cho thấy đôi khi có sự trùng hợp nhóm quy chiếu: chức năng so sánh và
chức năng tiêu chuẩn [20,255].
4. Căn cứ vào trình độ của nhóm nhỏ, các tác giả theo tiếp cận hoạt động
phân chia thành nhóm và tập thể. Trong lý thuyết về tập thể của A.V.Pêtrôvxki, sau
này tác giả khác nhƣ G.M.Anđrêeva, A.I.Đônxoov, R.L.Krichievxki đều cho rằng
tập thể là một trạng thái chất lƣợng đặc biệt của nhóm nhỏ, là nhóm nhỏ đạt tới “sự
trƣởng thành Tâm lý xã hội”. Xét về quá trình phát triển nhóm, nhóm nhỏ phải trải
qua nhiều giai đoạn, nhiều mức độ, khi đạt tới mức độ phát triển cao nhất nhóm có
mục đích phù hợp với mục đích xã hội, sự liên kết chặt chẽ, thể tạo ra và đảm bảo
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nhân cách. “Tập thể là mức độ
cao của một tổ chức nhóm, là một trong các loại của nhóm nhỏ”. Từ góc độ của đề
tài, nhóm nhỏ không thể đạt tới mức độ phát triển cao- trở thành tập thể- nếu
không có sự cố kết nhóm, đặc biệt là sự cố kết dựa trên sự thống nhất định hƣớng
giá trị và trên cơ sở mục đích chung của nhóm
1.2.2. Nhóm nhỏ chính thức của sinh vi n
1.2.2.1. Khái niệm nhóm nhỏ chính thức
Phân loại nhóm nói chung, H.Shenin phân chia thành nhóm chính thức và
nhóm không chính thức. Theo Ông, nhóm chính thức là những nhóm đƣợc thành
lập nhằm thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể có liên quan đến hoạt động
của tổ chức xã hội rộng hơn [26]. Những việc làm này rõ các đặc trƣng và vai trò
của các nhóm nhỏ chính thức và không chính thức lại gắn liền với tên tuổi của
E.Mayo và thực nghiệm Hawthorne. Qua thực nghiệm này E.Mayo đã chỉ ra các
dấu hiệu cơ bản khác biệt giữa nhóm nhỏ chính thức và nhóm nhỏ không chính
thức. Đó là sự khác biệt giữa nhóm nhỏ chính thức và nhóm nhỏ không chính thức.
Sự khác biệt đó đƣợc quy định bởi chức năng của nhóm. Từ quan niệm của
H.Shenin và E.Mayo và khác niệm nhóm nhỏ đƣợc xác định ở phần trên, có thể
hiểu nhóm nhỏ chính thức nhƣ sau:
Nhóm nhỏ chính thức là một tập hợp các cá nhân với số lƣợng ít thành
viên, tƣơng tác và ảnh hƣởng qua lại trực tiếp, hoạt động cùng nhau theo các

lợi ích và các mục đích chung đƣợc thành lập bởi một tổ chức xã hội, trong đó vị

13


trí và vai trò của các thành viên đƣợc phân chia rõ ràng nhằm thực hiện những
chức năng xã hội nhất định do tổ chức đó giao phó.
Theo cách hiểu này, sự xuất hiện của nhóm chính thức đƣợc qui định bởi sự
cần thiết phải thực hiện một chức năng xã hội nào đó. Chức năng mà nó thực hiện
là do tổ chức xã hội quy định. Đó chính là đặc trƣng cơ bản của nhóm chính thức.
Đặc trƣng này cho thấy nhóm chính thức không phải đƣợc hình thành hoàn toàn do
ý muốn chủ quan của con ngƣời mà đƣợc hình thành bởi nhu cầu của hệ thống xã
hội. Hệ quả tất yếu của đặc trƣng đó là cấu trúc chính thức của nhóm đƣợc xác
định từ trƣớc nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động. Các mối quan hệ trong
nhóm là quan hệ theo chiều dọc do hệ thống các vai trò và các vị trí trong nhóm
quy định. Các mối quan hệ nổi trội trong nhóm là quan hệ công việc.
Tuy vậy, trong thực tế không tồn tại nhóm nhỏ chính thức thuần túy mà nó
luôn tồn tại song hành với nhóm nhỏ không chính thức. Nhóm nhỏ không chính
thức là nhóm xuất hiện một cách tự phát, các vị trí và các vai trò trong nhóm không
đƣợc quy định trƣớc. Nhóm này thƣờng đƣợc hình thành dựa trên sự liên kết các
thành viên bởi các hứng thú chung, liên hệ thân tình hay các mối quan tâm nào đó.
Nhóm nhỏ không chính thức có thể xuất hiện bên ngoài các nhóm nhỏ chính thức
hay ngay trong lòng các nhóm nhỏ chính thức. Thông thƣờng các nhóm nhỏ không
chính thức trong lòng nhóm nhỏ chính thức đƣợc xác định bằng trắc đạc xã hội. “Ở
một mức độ lớn, nhóm đo đạc bằng trắc đạc xã hội có cấu trúc của nhóm không
chính thức”. Sự tồn tại của các nhóm nhỏ không chính thức trong lòng nhóm chính
thức đặc biệt đƣợc quan tâm vì nó có tác động mạnh đến nhóm chính thức. Hoàn
toàn có khả năng nhóm nhỏ không chính thức có thể có những đặc điểm nhất định
của nhóm nhỏ chính thức và ở một mức độ nhất định chuyển hóa thành nhóm
chính thức. Trong thực tế rất khó có thể phân chia một cách cứng nhắc nhóm nhỏ

chính thức và nhóm nhỏ không chính thức đặc biệt trong trƣờng hợp nhóm không
chính thức xuất hiện trong lòng nhóm chính thức.
Nhƣ vậy về nhóm nhỏ chính thức và nhóm nhỏ không chính thức, trong hoạt
động tổ chức, quản lý xã hội, nhà quản lý trƣớc tiên phải quan tâm tới nhóm nhỏ
chính thức. Một điều tất nhiên khi nhóm nhỏ chính thức hình thành là ngay từ đầu
nó chƣa phải là một nhóm có đƣợc sự trùng khớp giữa cấu trúc chính thức và cấu
trúc không chính thức. Nói cách khác trong nhóm chƣa có sự cố kết cao. Chính vì
vậy E.Mayo cho rằng cần làm cho cấu trúc chính thức và không chính thức càng
trùng khớp nhau càng tốt.
Cũng có nghĩa là cần làm cho mức độ cố kết giữa các thành viên nhóm đƣợc
nâng cao. Đây là nguyên nhân của việc xuất hiện các xu hƣớng nghiên cứu ứng
dụng hƣớng tới việc tăng cƣờng sự trùng khớp giữa cấu trúc không chính thức với
14


cấu trúc chính thức hay tạo ra sự cố kết nhóm trong nhóm chính thức. Nhƣng bằng
cách nào? Khó có thể đơn giản chỉ bằng trắc đạc xã hội (nhƣ các nhà nghiên cứu
thƣờng dùng để hình thành các nhóm thực nghiệm) hay bằng một cách thức nào
khác ngay lập tức tạo ra sự cố kết của nhóm. Một trong số các đề xuất đáng chú ý
là đề xuất của E.C.Kuzmina: “Nhóm nhỏ không chính thức trong nhóm nhỏ chính
thức không cần phải hủy mà phải sử dụng cho việc gắn kết và củng cố cấu trúc
chính thức. Nếu cấu trúc đó (không chính thức) cản trở nhóm thì cần thay đổi
hƣớng của nó” [38,221]. Từ phân tích trên, dựa trên quan điểm hoạt động, có thể
hình dung một bức tranh sau: Nhóm nhỏ chính thức có ƣu thế trong việc tổ chức
hoạt động chung nhằm thực hiện chức năng xã hội của nó, nhƣng nhóm nhỏ không
chính thức cũng có ƣu thế riêng- đó là sự cố kết cao (đặc biệt trên phƣơng diện xúc
cảm). Nếu có thể hƣớng nhóm không chính thức trong lòng nhóm chính thức theo
hoạt động chung của nhóm tạo ra điều kiện cho nhóm hoạt động hiệu quả hơn. Do
vậy, cách thức để thực hiện việc tăng cƣờng sự trùng khớp giữa các cấu trúc hay
tăng cƣờng sự cố kết nhóm chính là tổ chức hoạt động nhóm một cách hợp lý, kết

hợp cả yếu tố chính thức và không chính thức. Đó là cách thức đề tài đề xuất đã
giải quyết vấn đề đã nêu. Đây cũng chính là một trong các lý do giải thích sự lựa
chọn đề tài: Nghiên cứu mức độ cố kết trong nhóm nhỏ chính thức chứ không phải
trong nhóm nhỏ không chính thức.
1.2.2.2. Nhóm nhỏ chính thức của sinh vi n
a. Sinh vi n v một số đặc điểm tâm lý của sinh vi n
Sinh viên là đối tƣợng đề cập đến từ nhiều góc độ và trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Từ góc độ của Tâm lý học có thể hiểu: “Sinh viên là bộ phận thanh
niên đang theo học ở các trƣờng cao đẳng, là các cá nhân đang nằm trong giai
đoạn hoàn thiện nhân cách, đang trong quá trình học tập nghề nghiệp chuẩn bị
gia nhập vào đội ngũ tri thức, lao động kỹ thuật cao.” Có một số đặc điểm rất
đáng quan tâm ở lứa tuổi này.
Sinh viên đƣợc coi là một lực lƣợng năng động, sáng tạo, có tiềm năng bắt
kịp các thay đổi lớn, khoa học công nghệ và đời sống kinh tế xã hội. Lịch sử phát
triển của xã hội cho thấy sinh viên chính là một lực lƣợng kế tiếp bổ sung cho đội
ngũ tri thức tƣơng lai. Điều đó có đƣợc dựa trên sự phát triển mãnh mẽ về trí tuệ và
nhận thức của sinh viên. Sinh viên có tính độc lập về trí tuệ cao. Tính phê phán và
tính mềm dẻo của trí tuệ phát triển, khả năng tập trung cao độ và tiến hành các hoạt
động trí tuệ với cƣơng độ cao. Hoạt động nhận thức đạt tới mức độ cao, có khả
năng tiếp cận với các vấn đề trừu tƣợng, khả năng tìm tòi nghiên cứu khoa học. Ở
phƣơng diện tình cảm có thể quan sát thấy sự bộc lộ rõ rệt của các tình cảm thẩm
mỹ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm nghĩa vụ. Sự rung động và trải
15


nghiệm trƣớc cuộc sống vô cùng phong phú. Đặc biệt quan hệ tình bạn, tình yêu
đƣợc quan tâm, tình cảm chung về sự gắn kết trong hoạt động, trong cuộc sống.
Các tình cảm cấp cao có thể trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy thanh niên, sinh
viên tham gia các hoạt động có ý nghĩa xã hội. Sự hăng hái, nhiệt tình và hết mình
là đặc trƣng tâm lý nổi bật.

Thanh niên, sinh viên là đối tƣợng nhạy cảm với sự thay đổi của các điều
kiện xã hội lịch sử, của giáo dục và đào tạo. Lứa tuổi 17, 18 đến 25, 26 là lứa tuổi
đang trƣởng thành dần về mặt xã hội, định hình dần về nhân cách. Gía trị nghề
nghiệp đƣợc lĩnh hội, những ƣớc mơ, lý tƣởng ngày càng rõ nét, nhiệt tình đang
tràn đầy song hành cùng các nhu cầu đa dạng và phát triển mạnh mẽ: nhu cầu đƣợc
hình thành nghề nghiệp, nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội, nhu cầu tham gia
vào các hoạt động xã hội, nhu cầu khẳng định bản thân. Khả năng tự đánh giá, tự ý
thức của sinh viên ngày càng chính xác hơn. Đặc điểm này gắn liền với sự bộc lộ
rõ nét của lòng tự trọng và tính tự chịu trách nhiệm của thanh niên.
Những biến đổi trong đời sống xã hội đƣợc phản ánh một cách rõ nét trong
lối sống, định hƣớng, giá trị nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên. Trong thời kỳ hội
nhập, giao lƣu văn hóa, các tác động ảnh hƣởng từ môi trƣờng xã hội đến sinh viên
rất lớn. Trong khi đó, sinh viên chƣa hẳn là những ngƣời có đầy đủ bản lĩnh và lập
trƣờng để chọn lọc và lĩnh hội những tác động tích cực. Vì vậy, sự nhạy cảm mang
tính hai mặt trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Điều này cũng cho thấy việc tạo
ra các động tác tốt từ phía các nhóm xã hội, môi trƣờng xã hội trực tiếp của sinh
viên là rất cần thiết.
Đối với sinh viên, việc học tập hình thành nghề nghiệp có ý nghĩa hàng đầu.
Hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập chuẩn bị nghề nghiệp. Hoạt động này
đƣợc sinh viên ý thức tƣơng đối rõ ràng. Nó chi phối các hoạt động khác và qui
định các đặc điểm tâm lý của sinh viên. Hoạt động có ý nghĩa quyết định trong
việc chuyển từ một học sinh phổ thông thành một nhà chuyên môn có trình độ cử
nhân. Bên cạnh việc tiếp thu tri thức khoa học, sinh viên phải hình thành cho bản
thân phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, các chuẩn
mực nghề. Hoạt động chuẩn nghề nghiệp vì vậy đƣợc chính bản thân sinh viên
coi trọng và cũng đƣợc quan tâm hàng đầu trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng.
Đồng thời, nó có ý nghĩa cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách của
mỗi chuyên gia trong tƣơng lai trong các lĩnh vực chuyên môn.
Bên cạnh đó, hoạt động đoàn thể xã hội lại có ý nghĩa quan trọng đối với
việc hoàn thành, hoàn thiện các phẩm chất, tính tích cực và năng lực xã hội của

một ngƣời tri thức tƣơng lai. Các kỹ năng xã hội, còn gọi là các kỹ năng mềm nhƣ:
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo... cũng đƣợc hình
16


thành trong các hoạt động này. Đây có thể coi là một dạng hoạt động đặc trƣng của
sinh viên. Trƣờng cao đẳng là một bộ phận của xã hội, sinh viên đóng vai trò tiên
phong trong nhiều phong trào đoàn thể xã hội. Các hoạt động nêu trên đều đƣợc
tiến hành trong nhóm nhỏ chính thức của sinh viên (NNCTSV).
b. Nhóm nhỏ chính thức của sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù trong cơ cấu xã hội, do vậy việc qua
tâm nghiên cứu các nhóm sinh viên trong TLHXH là không thể bỏ qua. “Bản thân
vấn đề sinh viên nhƣ một nhóm xã hội đặc biệt ngày càng chiếm vị trí có ý nghĩa
hơn trong hệ thống các khoa học xã hội khác nhau”[32,277]. Tuy vậy, hiện nay
sinh viên đƣợc nghiên cứu chủ yếu ở một số khía cạnh tâm lý cá nhân nhƣ: Định
hƣớng giá trị, lối sống, xu hƣớng nghề, tình bạn, tình yêu, tích cực xã hội... Các
nhóm sinh viên với tƣ cách nhóm nhỏ xã hội rất ít đƣợc nghiên cứu. Trong khi đó
các hoạt động cơ bản của sinh viên lại diễn ra gắn liền với nhóm, trong môi trƣờng
nhóm, sinh viên có thể tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau, nhƣng môi
trƣờng trực tiếp cho hoạt động và giao tiếp chính là các nhóm nhỏ chính thức khác.
Xuất phát từ quan niệm về nhóm nhỏ chính thức đƣợc nêu ở phần trên, có
thể coi: Nhóm nhỏ chính thức của sinh viên là một tập hợp các sinh viên với số
lƣợng ít thành viên nằm trong hệ thống tổ chức của trƣờng Đại học, trong đó
thành viên có quan hệ tƣơng tác trực tiếp để thực hiện các hoạt động học tập
chuẩn bị nghề nghiệp và các hoạt động đoàn thể xã hội với sự phân định vị trí
và vai trò rõ ràng giữa các thành viên.
Hệ thống các nhóm hoạt động trong trƣờng cao đẳng, có một loạt các nghiên
cứu nhƣ: chi đoàn, lớp, tổ học tập, các nhóm sinh viên tình nguyện, nhóm nghiên
cứu khoa học. Trong đó các nhóm nhƣ chi đoàn có qui mô lớn hơn, chủ yếu tiến
hành các hoạt động xã hội, liên chi đoàn bao gồm nhiều chi đoàn, có thể coi nhóm

chính thức thứ cấp, tổ học tập là nhóm là nhóm nhỏ chính chính thức với qui mô
nhỏ, là đơn vị cuối cùng trong hệ thống các nhóm sinh viên trong nhà trƣờng, có
vai trò rất quan trọng. Đây là đơn vị thấp nhất trong hệ thống các thức bậc các
nhóm chính thức, chịu sự tác động quản lý từ lớp, khoa và nhà trƣờng. Vì vậy, tổ
sinh viên nằm trong hệ thống các một mối quan hệ xã hội rộng hơn, tồn tại nhƣ là
một mắt xích trong hệ thống các quan hệ đó. Nên, tổ học tập của sinh viên vừa có
sự tƣơng đồng vừa có sự khác biệt với các nhóm chính thức khác. Điểm khác biệt
của tổ chức học tập với các nhóm khác nằm ở qui mô, sự tƣơng tác và các hiện
tƣợng tâm lý xã hội của nó.
Để thực hiện các hoạt động, tổ chức học tập của sinh viên có những đặc
điểm về qui mô và cấu trúc của nhóm nhỏ chính thức. Về qui mô, các tổ sinh viên
thƣờng dao động trong giới hạn 10- 14, 15 sinh viên. Việc hình thành các tổ sinh
17


viên hiện nay hoàn toàn theo sự sắp xếp ngẫu nhiên và cơ học. Thông thƣờng các
lớp sinh viên đƣợc phân chia thành các tổ học tập khi bắt đầu vào năm thứ nhất, số
lƣợng tùy thuộc vào số lƣợng sinh viên của lớp. Các tổ học tập thƣờng đƣợc duy trì
trong suất thời gian 3 năm học, khoảng thời gian tồn tại là tƣơng đối dài, thực hiện
nhiều hoạt động khác nhau, hoạt động học tập, các hoạt động đoàn thể xã hội của
lớp. Với thời gian tồn tại tƣơng đối lâu dài, đây là điều kiện thuận lợi cho sự cố kết
chặt chẽ giữa các thành viên và tạo ra sự ảnh hƣởng lớn của tổ đối với các thành
viên trong suất quá trình học tập cao đẳng.
Cấu trúc của tổ học tập, có thể thấy tổ học tập của sinh viên có cấu trúc
chính thức tƣơng đối rõ ràng. Ngƣời lãnh đạo của tổ là Tổ trƣởng, có thể do các
thành viên của tổ bầu ra hoạc chỉ định. Tổ trƣởng có thể thay đổi theo kỳ hay năm
học. Tổ trƣởng là ngƣời có trách nhiệm tổ chức, quản lý tổ học tập theo yêu cầu
của chủ thể quản lý có liên quan, thực hiện các hoạt động, yêu cầu của lớp. Các
thành viên khác có trách nhiên cùng tham gia vào các hoạt động của tổ, mức độ
tham gia có thể đƣợc xem xét khi đánh giá chung về mức độ rèn luyện thƣờng

xuyên của sinh viên. Tuy nhiên trong thực tế quyền hạn của tổ trƣởng đối với các
thành viên là rất nhỏ. Việc đánh giá nhận xét quá trình rèn luyện và học tập không
xuất phát từ tổ. Điều này ảnh hƣởng nhất định đến vai trò của tổ trƣởng trong việc
quản lý và huy động các thành viên khác tham gia vào các hoạt động chung của tổ.
Bên cạnh các quan hệ chính thức, giữa các thành viên của tổ tồn tại những quan hệ
theo cấu trúc không chính thức một cách phổ biến. Trong một tổ học tập có thể tồn
tại một vài nhóm các thành viên có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn hoạc một số quan
hệ vƣơt ra phạm vi tổ. Hiện tƣợng này làm nảy sinh một số các quan niệm Tâm lý
xã hội không mong muốn của nhóm nhƣ bầu không khí tích cực, thậm chí có hiện
tƣợng bè phái, chống đối lẫn nhau, làm tổ tồn tại một cách hình thức không có
đƣợc sự cố kết cao của thành viên ở mọi phƣơng diện.
Phƣơng diện tâm lý xã hội, tổ học tập là nhóm nhỏ, trong đó có thể có đƣợc
sự tác động qua lại trực tiếp của các thành viên do số lƣợng các thành viên ít. Cơ
hội tiếp xúc, làm việc hợp tác giữa các thành viên rất lớn nếu nó đƣợc tổ chức hoạt
động tốt. Đây là lợi thế lớn của tổ học tập so với các nhóm lớn hơn nhƣ chi đoàn,
hội sinh viên, liên chi đoàn. Chính nhờ sự tƣơng tác trực tiếp đó, cơ hội cho sự
hiểu biết lẫn nhau, gắn bó trong các quan hệ xúc cảm của sự xích lại gần nhau về
định hƣớng giá trị là rất lớn. Qui mô nhỏ của tổ học tập nằm trong một nhóm lớn
hơn lại chứa đựng những khó khăn nhất định. Ranh giới giữa tổ học tập và lớp, chi
đoàn là không rõ ràng nếu tổ học tập không có đƣợc hoạt động hiệu quả. Khi một
tổ chức học tập không có sự cố kết, các thành viên có nhiều cơ hội hơn và dễ dàng
hơn trong việc tham gia vào các nhóm không chính thức khác trong lớp. Bên cạnh
18


đó, tổ học tập với tƣ cách là một nhóm nhỏ có những hạn chế nhất định trong việc
tạo ra các hiện tƣợng tâm lý xã hội nhƣ chuẩn mực, dƣ luận, truyền thống để điều
chỉnh hành vi của các thành viên nhóm. Sự khác biệt của tổ chức học tập với các
nhóm nhỏ khác đƣợc qui định chính các hoạt động đặc trƣng của nó.
c. Vai trò của nhóm nhỏ chính thức và sự cố kết nhóm đối với sinh viên

Nhóm nhỏ sinh chính thức có vai trò quan trọng đối với hoạt động của sinh
viên trong nhà trƣờng Cao đẳng. Quan điểm “Phân tích đơn vị”, tổ học tập của sinh
viên là đơn vị cuối cùng thực hiện các chức năng cơ bản của hệ thống rộng hơn.
Thực hiện tất cả các hoạt động do Trƣờng, Khoa, Lớp đề ra. Các hoạt động nếu
chuyển khai ở các cấp nhóm thấp nhất thì các tổ học tập của sinh viên sẽ là các chủ
thể cuối cùng. Các hoạt động nhƣ tham gia vào phong trào thi đua đều có thể đƣợc
thực hiện từ cấp tổ học tập. Đặc biệt hoạt động học tập- hoạt động cơ bản và
thƣờng xuyên nhất của sinh viên đƣợc diễn ra theo cơ cấu tổ học tập. Đây là chức
năng cơ bản và cũng là lý do tồn tại của nó. Việc thực hiện nhiệm vụ học tập nhóm
hay phân công quản lý theo nhóm đến tổ chức các tác động giáo dục đều có thể
thông qua các tổ học tập của sinh viên.
Tổ sinh viên là môi trƣờng trực tiếp và là chủ thể của nhiều loại hoạt động:
Hoạt động học tập chuẩn bị nghề nghiệp, hoạt động đoàn thể xã hội, hoạt động văn
hóa tinh thần, hoạt động giao lƣu. Trong số các hoạt động đó, hoạt động học tập
chuẩn bị nghề nghiệp đƣợc coi là hoạt động chủ đạo và hoạt động học tập của sinh
viên là hình thức học tập gắn với nhóm, tập thể và thực tế xã hội [37]. Thực tế các
nhóm hoạt động học tập ngày càng cần thiết với sinh viên. Thành công của các
nhóm nghiên cứu khoa học của các nhóm thiết kế là một minh chứng cho thấy việc
coi hoạt động học tập của sinh viên đơn thuần là tự học, độc lập, tách rời với nhóm
tƣơng đối phổ biến hiện nay là quan niệm sai lầm. Hiện nay, học tập theo nhóm đã
trở thành một hình thức cơ bản của lý luận sƣ phạm tƣơng tác- lý luận sƣ phạm
hiện đại đang triển khai. Theo đó giảng viên là ngƣời hƣớng dẫn, sinh viên là chủ
thể trong quá trình học tập, nhóm là môi trƣờng ảnh hƣởng tác động lẫn nhau. Điều
kiện cho học tập là quan hệ hợp tác, sự trao đổi giữa những ngƣời cùng học. Môi
trƣờng hoạt động nhóm sinh viên phát triển tính tích cực chủ động, tinh thần trách
nhiệm, hợp tác hình thành các năng lực làm việc nhóm. Khẳng định tƣ tƣởng đó,
A.Toffler viết: “Thay cho sếp hạng sinh viên đơn thuần dựa vào thành tích học tập,
một phần nhận xét về sinh viên có thể đƣợc tiến hành theo dựa vào thành tích của
lớp hay của nhóm trong lớp. Việc này sớm đem lại chỗ dựa công khai cho quan
niệm là mỗi ngƣời trong chúng ta phải có trách nhiệm với những ngƣời khác” [18].

Không phải ngẫu nhiên trong các đánh giá của UNESCO về nguồn nhân lực trẻ
của Việt nam có đề cập đến hạn chế lớn là thiếu khả năng làm việc nhóm.
19


Ở phƣơng diện khác, thời kỳ bùng nổ thông tin, tổ học tập giúp sinh viên
chia sẻ và làm giàu vốn hiểu biết từ các thông tin do các thành viên thu lƣợm đƣợc.
Đặc biệt, tổ học tập phải tập trung vào việc giúp các thành viên phát huy năng lực,
học tập hình thành nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản khi tham gia vào tổ.
Với vị trí đƣợc thừa nhận trong hệ thống các nhóm chính thức, tổ học tập có chức
năng cơ bản là tổ chức hoạt động học tập, điều này tạo ra sự khác biệt về chất so
với các nhóm khác. Đây là điểm cơ bản cần khi khai thác, trong khi thực tế điều
này chƣa đƣợc chú ý và sử dụng hợp lý.
Hoạt động đoàn thể xã hội là hoạt động đặc biệt đòi hỏi sự hợp tác, liên kết
giữa các thành viên. Không thể có hoạt động xã hội nếu thiếu nhóm hoạt động. Vì,
hoạt động của tổ sinh viên có ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách,
vừa điều chỉnh các hành vi xã hội và các thái độ xã hội của nhân cách.
Kết quả trên có đƣợc khi các nhóm nhỏ chính thức của sinh viên có đƣợc sự
cố kết cao. Sự cố kết cao giúp nhóm trở thành chủ thể hoạt động, tự lựa chọn và
tiến hành các hoạt động đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Từ đó nhóm tồn tại và phát
triển mạnh mẽ. Dù quan niệm nào về sự phát triển nhóm (Benis, Shepard hay
Pêtrôvxki) sự phát triển nhóm luân gắn liền với sự cố kết nhóm. Một nhóm không
thể đạt tới các giai đoạn phát triển cao hơn nếu thiếu sự cố kết nhóm. Sự cố kết
nhóm chặt chẽ tạo hiệu quả hoạt động nhóm ở các phƣơng diện học tập, cả trong
quan hệ liên nhân cách, làm nhóm phát triển. Sự cố kết của sinh viên với nhóm làm
tăng cƣờng ảnh hƣởng của nhóm đối với sự phát triển nhân cách và đối với việc
điều chỉnh các hành vi xã hội. Sinh viên có xu hƣớng tuân thủ chuẩn mực nhóm
đầy đủ hơn nếu đó là nhóm có sự cố kết cao. Sinh viên học đƣợc cách thức tác
động qua lại, phối hợp, giúp đỡ nhau rèn luyện tay nghề hiệu quả hơn. Ngƣợc lại
một nhóm chính thức tồn tại một cách hình thức sẽ ít có tác động với sinh viên.

Nhóm đó không tạo ra đƣợc môi trƣờng xã hội thực sự tƣơng tác qua lại- cơ sở để
hình thành các kỹ năng xã hội ở sinh viên, hay nhóm sinh viên không có sự cố kết
cao sẽ đánh mất vai trò chức năng của nó.
Bên cạnh vai trò của một nhóm nhỏ chính thức, tổ học tập của sinh viên
cũng thực hiện các chức năng tâm lý xã hội. Với sự cố kết cao, tổ học tập trở thành
nơi thỏa mãn nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của sinh viên, nơi sinh viên có thể có
đƣợc sự chia sẻ, cảm thông và sự hỗ trợ tâm lý từ các sinh viên khác. Khi có đƣợc
sự đồng nhất với nhóm, các hoạt động của sinh viên trở thành một phần của hoạt
động nhóm, sinh viên sống một “cuộc sống” với nhóm. Dấu ấn của cuộc sống đó
sẽ để lại trong suốt cuộc sống sau này.
1.3. SỰ CỐ KẾT NHÓM NHỎ VÀ CÁC MỨC ĐỘ CỐ KẾT NHÓM NHỎ CHÍNHTHỨC CỦA SINH VIÊN

1.3.1. Khái niệm về sự cố kết nhóm nhỏ
1.3.1.1. Thuật ngữ sự cố kết nhóm
20


Trong tiếng Anh, thuật ngữ “cohesion” hay “cohesivness” - có nghĩa là sự
cố kết, sự gắn kết. Trong các nghiên cứu TLHXH Phƣơng Tây, các tác giả thƣờng
sử dụng thuật ngữ “group cohesinvess” để chỉ sự cố kết hay sự gắn kết nhóm. Các
nhà TLHXH Liên xô và Nga thƣờng sử dụng thuật ngữ “Group cohesion” trong
tiếng Anh để chỉ sự cố kết nhóm.
Thuật ngữ sự cố kết đƣợc sử dụng đồng nghĩa với một số các thuật ngữ khác
nhƣ “sự gắn kết”, “sự liên kết”. Các thuật ngữ đó đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau: trong Xã hội học - sự gắn kết cộng động, sự gắn kết xã hội (Tiếng
Anh: Economic cohesion), trong Dân tộc học- sự gắn kết tộc ngƣời (Ethnic
cohesion) v.v... Có thể thấy những điểm chung trong nội hàm của khái niệm sự gắn
kết thuộc các lĩnh vực nêu trên nhƣ sau:
- Đều đề cập tới các liên hệ bên trong.
- Đều đề cập tới các sức mạnh gắn kết các thành viên thành một thể thống nhất.

- Đều đề cập tới các lợi ích chung, hoạt động chung.
Trong Xã hội học, một số bộ môn khoa học gần gũi với TLHXH, sự gắn kết
xã hội (Social cohesion) đƣợc coi là một trong các chỉ số đo đạc phúc lợi xã hội
thuộc hệ thống các chỉ số xã hội nói chung. Sự cố kết xã hội đƣợc định nghĩa là:
“Một quá trình đang diễn ra ở các cộng đồng đang phát triển với các giá trị, các thử
thách đƣợc chia sẻ và các cơ hội ngang nhau” [21,11]. Sự gắn kết ở đây chủ yếu là
sự gắn kết của các nhóm, các tầng lớp trong cộng đồng xã hội chứ không phải là sự
gắn kết về mặt tâm lý giữa các thành viên trong nhóm. Đây là điều khác biệt chủ
yếu trong việc sử dụng khái niệm “gắn kết xã hội” với khái niệm “sự cố kết nhóm”
trong tâm lý học xã hội.
Từ điển Tiếng việt “Cố kết: là kết lại thành một khối vững trắc” [16,204].
Trong cuốn “Từ điển Tâm lý học” đề cập tới sự gắn kết của nhóm, tác giả Vũ
Dũng sử dụng thuật ngữ “Sự cố kết nhóm” [4,44]. Xét về nội hàm khái niệm và về
mặt ngôn ngữ chúng tôi thống nhất với việc sử dụng thuật ngữ “Sự cố kết nhóm”
vì những lý do nhƣ sau:
- Thuật ngữ “Sự cố kết nhóm”, xét về sắc thái, biểu thị rõ ràng hơn sự gắn
kết các thành viên vào một cấu trúc cụ thể của nhóm. Các thành viên trong nhóm
không chỉ gắn kết đơn thuần mà gắn kết theo cấu trúc nhất định.
- Thuật ngữ “Sự cố kết nhóm” giúp phân biệt khái niệm “Sự cố kết nhóm”
của TLHXH với các khái niệm khác.
1.3.1.2. Khái niệm sự cố kết nhóm
Trong TLHXH có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau về sự
cố kết nhóm. Tuy nhiên có thể khái quát thành 3 cách tiếp cận chính sau:

21


Cách tiếp cận thức nhất: Coi nhóm nhỏ là một hệ thống các quan hệ liên
nhân cách đƣợc hình thành trên cơ sở xúc cảm. Do vậy, sự cố kết nhóm đƣợc hiểu
là sự cố kết về mặt xúc cảm. Những xúc cảm tích cực giữa các thành viên trong

nhóm có tác dụng liên kết, rằng buộc họ với nhau. Ngƣợc lại, những xúc cảm tiêu
cực là dào chắn cản trở các quan hệ liên hệ nhân cách và thậm chí phá hủy các mối
quan hệ đó. Đây là quan điểm phổ biến nhất TLHXH Phƣơng tây. Từ cách tiếp cận
này có một loạt các phƣơng án định nghĩa sự cố kết nhóm khác nhau
Phương án thứ nhất: Quan điểm Trắc đạc xã hội- coi sự cố kết nhóm đồng
nhất với các quan hệ xúc cảm, thể hiện sự thân thiện giữa các thành viên. Xác định
mức độ cố kết nhóm, các nghiên cứu thuộc trƣờng phái này sử dụng Trắc đạc xã
hội và từ đó tính chỉ số cố kết nhóm, hạn chế lớn nhất trong phƣơng pháp này là
nội dung và động cơ của sự lựa chọn giữa các thành viên trong nhóm bị bỏ qua.
Phương án thứ hai: Coi sự cố kết nhóm đồng nhất với sự hấp dẫn giữa các
cá nhân đƣợc qui định bới sự hấp dẫn giữa các thành viên. A.Lot & B.Lot định
nghĩa sự cố kết nhóm: “Là thuộc tính của nhóm, là kết quả của số lƣợng và chất
lƣợng của các thái độ đối sử tích cực lẫn nhau giữa các thành viên nhóm” [23,259].
Một loạt các biến số tạo nên tổ hợp các nguyên nhân của sự cố kết đƣợc xác định,
bao gồm: tần suất tác động qua lại giữa các cá nhân, tính chất hợp tác trong sự tác
động qua lại, phong cách lãnh đạo nhóm, sự hụt hẫng và nguy cơ từ các nhóm
khác... Bản thân tác giả của cách định nghĩa này cũng thừa nhận định nghĩa chỉ đề
cập tới một khía cạnh của sự cố kết nhóm. Định nghĩa sự cố kết nhóm này chỉ dựa
sự hấp dẫn liên nhân cách là chƣa đầy đủ và chƣa chỉ ra đƣợc bản chất thực sự của
nó. Sự cố kết nhóm theo cách lý giải này chỉ đơn thuần là một hiện tƣợng xúc cảm,
nó không đủ để lý giải sự thống nhất của các nhóm xã hội.
Phương án thứ ba: do L.Festinger đề xuất. L.Festinger cho rằng: “Sự cố kết
nhóm là tổ hợp các lực tác động đến các thành viên để giữ họ lại trong nhóm”.
[27,125]. Sự hấp dẫn của nhóm đối với các cá nhân hay là sự hài lòng đối với các
cá nhân đối với nhóm. Sự cố kết nhóm là sức mạnh của sự hấp dẫn nội nhóm. Cách
hiểu này sự cố kết nhóm cũng chủ yếu đƣợc khai thác ở khía cạnh xúc cảm.
Cách tiếp cận thứ hai: Coi sự cố kết nhóm đồng nhất với sự hấp dẫn giữa
các thành viên nhƣng lý giải sự hấp dẫn đó không phải dựa trên các xúc cảm giữa
các cá nhân đơn thuần mà dựa trên tổ hợp các động cơ thúc đẩy cá nhân tiếp tục
duy trì là một thành viên của nhóm. Quan điểm này do D.Cartwright đƣa ra, đƣợc

gọi là cách tiếp cận nhu cầu- động cơ đối với nhóm. Nhóm mô hình của
D.Cartwright sự cố kết nhóm đƣợc qui định bởi một số tổ hợp các biến số nhƣ: các
nhu cầu và giá trị của chủ thể về những điều kiện thuận lợi hay khó khăn mà nhóm

22


đem lại, đánh giá chủ quan về hệ quả của việc tham gia vào nhóm, các tính chất
của nhóm có ý nghĩa đối với các yêu cầu và động cơ của chủ thể.
Theo mô hình nêu trên, động cơ trở thành thành viên nhóm chủ yếu qui định
bởi các đặc điểm nhân cách của cá nhân chứ không phải đƣợc qui định bởi các
thuộc tính của nhóm. Đặc trƣng của nhóm chỉ có thể có tác dụng lôi cuốn, thúc đẩy
cá nhân ở lại với nhóm khi các đặc trƣng đó đáp ứng đƣợc các nhu cầu tƣơng ứng
của cá nhân. Một gợi ý rất quan trọng cho việc nghiên cứu sự cố kết nhóm từ ý
tƣởng này của D.Cartwright là cần nghiên cứu sự tƣơng ứng giữa 2 dãy biến số:
đặc trƣng của nhóm và đặc trƣng nhu cầu của cá nhân.
Tiếp tục phát triển quan điểm này, M.Robert và F.Tilman cho rằng: một
thành viên tham gia tƣơng tác với các thành viên khác khi họ có đƣợc sự thỏa mãn
từ sự tƣơng tác đó. Sức mạnh lôi cuốn của nhóm chính là ở chỗ nhóm có thể giúp
cá nhân thỏa mãn cả những nhu cầu chung. Toàn bộ “Động thái nhóm- đó là quá
trình tác động qua lại giữa các cá nhân cụ thể ... đem lại cho họ sự thỏa mãn lẫn
nhau: “Sức mạnh của cố kết nhóm” đƣợc nhìn nhận rộng hơn bao gồm: sự tác động
qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau, việc xác định và theo đuổi mục đích chung và các
chuẩn mực nhóm . Điều rất đáng chú ý trong cách hiểu cố kết nhóm của hai tác giả
này đề cập tới mục đích nhóm và các giá trị, chuẩn mực nhóm. Ở đây các mục đích
và giá trị nhóm chỉ coi là những yếu tố gián tiếp góp phần tạo ra sự cố kết thông
qua việc thỏa mẫn nhu cầu của các thành viên. Khác với quan điểm đó, đề tài sau
đây xem xét mục đích nhóm và sự thống nhất giá trị trong nhóm với vai trò và vị
trí khác, là các thành tố của sự cố kết nhóm.
Nhìn chung, cách tiếp cận nêu trên, cố kết nhóm dù đề cập ở khía cạnh nào

đều có điểm chung là nhấn mạnh bản chất xúc cảm, đồng thời cố kết nhóm đƣợc
coi là một hiện tƣợng chủ yếu liên quan đến đặc điểm tâm lý cá nhân. D.Myers
tổng kết: “Sự cố kết nhóm- xúc cảm “chúng ta”, mức độ liên hệ giữa các thành
viên nhóm, ví dụ: dựa trên xúc cảm thân thiện lẫn nhau” [25,110]. A.Tajfel và
J.Israel nhận định rằng các tác giả theo hƣớng này đã cố gắng “xây dựng lý thuyết
vế các quá trình tập thể trên cơ sở lý thuyết cá nhân” [29]. Điều này cho thấy nhóm
nhỏ xã hội chƣa đƣợc tiếp cận với tƣ cách là một chủ thể hoạt động, chƣa phải là
một chỉnh thể tâm lý. Lý giải đặc trƣng chung này của cách tiếp cận khác nhau nêu
trên, G.M.Anđêeva, L.A.Pêtrôvxkai đƣa ra ý kiến đáng chú ý: “Xu hƣớng xem xét
các mối liên hệ qua lại trong nhóm nhƣ là các mối quan hệ xúc cảm trực tiếp đƣợc
hình thành, có lẽ, không ngoài ảnh hƣởng của Phân tâm học” [34,157].
Chúng tôi cho rằng: Sự cố kết nhóm không phải là cái có sẵn ngẫu nhiên
đƣợc sắp xếp theo cách thức trắc đạc xã hội, cũng không phải kết quả của sự tìm
kiếm một cách hoàn toàn tự do những cá nhân có thể cùng nhau thực hiện một mục
23


đích chung nào đó. Do vậy, cần phải nhìn nhận sự cố kết nhóm nhƣ một đặc trƣng
tâm lý của một chủ thể- nhóm, đƣợc hình thành, phát triển trong quá trình hoạt
động của nhóm và đến lƣợt nó có vai trò nhất định đối với chủ thể nhóm.
Cách tiếp cận thứ ba: Là tiếp cận hoạt động do A.V.Pêtrôvxki đề xuất,
G.M.Anđêeva và một số tác giả khác phát triển. Theo quan điểm này, sự cố kết
nhóm đƣợc coi là sự thống nhất định hƣớng giá trị. Sự cố kết nhóm không đơn
giản là sự tăng lên về xúc cảm giữa các thành viên có thể hòa nhập và chia sẻ mục
đích hoạt động chung của nhóm. “Sự cố kết nhóm nhƣ là sự thống nhất định hƣớng
giá trị- là một đặc trƣng của hệ thống các mối liên hệ bên trong nhóm, thể hiện
mức độ trùng hợp các giá trị, thái độ và lập trƣờng của nhóm trong quan hệ đối với
một đối tƣợng nào đó tƣơng đối có ý nghĩa với nhóm nói chung” [34,182]. Sự cố
kết nhóm đƣợc hiểu ở đây không phải là cố kết bề ngoài mà là sự cố kết bên trong,
sự cố kết chặt chẽ của các yếu tố tâm lý thể hiện trong sự thống nhất định hƣớng

giá trị- nhân tố tạo thành tích tích cực bên trong. Sự thống nhất định hƣớng giá trị
đƣợc A.V.Pêtrôvxki nhấn mạnh ở phƣơng diện hoạt động chung của nhóm: “Sự
thống nhất định hƣớng giá trị nhƣ là một chỉ số của sự cố kết nhóm không phải là
sự trùng hợp của các giá trị và lập trƣờng của các thành viên nhóm trong tất cả các
quan hệ khác nhau ... Sự thống nhất định hƣớng giá trị- trƣớc tiên đó là sự gần gũi
các giá trị trong phƣơng diện đạo đức và công việc, trong cách tiếp cận với các
nhiệm vụ và mục đích của hoạt động cùng nhau” [34,182].
Các tác giả theo cách tiếp cận hoạt động đi sâu hơn vào các lớp bên trong
của cố kết nhóm, tuy vậy, cách quan niệm nêu trên vẫn tập trung vào một yếu tố
của sự cố kết nhóm (thống nhất định hƣớng giá trị), giống nhƣ tiếp cận Trắc đạc xã
hội (tập trung vào mối quan hệ xúc cảm) mà chƣa thấy cố kết nhóm là một chỉnh
thể bao gồm các thành tố khác nhau để từ đó có thể thao tác hóa xác định sự cố kết
đầy đủ của nhóm.
Từ đó, để đƣợc một cách tiếp cận tƣơng đối đầy đủ hơn đối với hiện tƣợng
cố kết nhóm, đề tài lấy quan điểm hệ thống và cấu trúc, kết hợp với nguyên tắc
hoạt động làm điểm xuất phát.
Cách chung nhất, hệ thống đƣợc hiểu là tập hợp các phần tử tƣơng tác để
thực hiện một mục tiêu xác định. Hệ thống bao gồm các phần tử, sự tƣơng tác giữa
các phần tử và mục tiêu. Mỗi phần tử thực hiện một mục tiêu bộ phận. Mục tiêu bộ
phận mang tính độc lập tƣơng đối nhƣng tƣơng tác để thực hiện mục tiêu tổng thể.
Nhờ đó, hệ thống có tính “trồi” là thuộc tính không tồn tại ở mỗi thành tố riêng rẽ
[7,99]. Theo lý thuyết hệ thống, đối tƣợng nghiên cứu cần xem nhƣ một hệ thống:
“Biểu thị một tập hợp các phần tử trong sự tƣơng tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể
và tính chung của mình”. Đồng thời, “chỉnh thể là hình thức tồn tại của hệ thống
24


với tƣ cách đƣợc xác định chặt chẽ, phản ánh sự độc lập của nó với các hệ thống
khác”[3,137]. Sự cố kết nhóm không chỉ đơn giản là sự cố kết ở một phƣơng tiện
riêng lẻ nào đó của nhóm. Sự cố kết nhóm cần đƣợc hiểu là một chỉnh thể đƣợc tạo

thành bởi thành tố khác nhau. Các thành tố có vai trò, vị trí nhất định trong việc tạo
ra cố kết nhóm nhƣ một chỉnh thể. Xác định đƣợc các thành tố tạo nên sự cố kết
nhóm giúp xây dựng một mô hình cố kết nhóm tƣơng đối rõ ràng và đầy đủ. Vậy,
xuất phát từ cách tiếp cận này, “Sự cố kết nhóm nhỏ cần đƣợc coi là một chỉnh
thể bao gồm nhiều thành tố và nhiều mức độ. Mỗi thành tố có những thuộc tính
đặc trƣng nhƣng có sự tƣơng tác qua lại để tạo thành một chỉnh thể”.
1.3.1.3. Sự cố kết của nhóm nhỏ chính thức của sinh viên
Từ cách hiểu chung về sự cố kết nhóm nhỏ nói trên, có thể thấy rằng trong
mọi nhóm nhỏ đều có sự cố kết ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên có sự khác biệt
nhất định ở tính chất của sự cố kết. Nhóm nhỏ chính thức là nhóm hoạt động theo
mục đích nhất định do tổ chức qui định, nó thực hiện các chức năng của một đơn vị
xã hội trong hệ thống các quan hệ xã hội. Đặc điểm này của nhóm nhỏ chính thức
quy định tính chất của sự cố kết nhóm.
Bên cạnh đó, NNCTSV có những đặc điểm của một nhóm nhỏ chính thức
nói chung, vừa có chức năng tiến hành hoạt động học tập và các hoạt động khác
trong nhà trƣờng cao đẳng với đặc trƣng riêng. Có thể hiểu sự cố kết của nhóm nhỏ
chính thức của sinh viên nhƣ sau: Sự cố kết nhóm nhỏ chính thức của sinh viên
là sự bền vững chặt chẽ của các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
nhƣ một chỉnh thể, đƣợc tạo thành bởi sự hấp dẫn xúc cảm lẫn nhau, sự thống
nhất các định hƣớng giá trị, mục đích nhóm nhằm thực hiện các hoạt động học
tập chuẩn bị nghề nghiệp và các hoạt động đoàn thể xã hội của nhóm.
Nhƣ các nhóm nhỏ khác, trong NNCTSV tồn tại các mối quan hệ xúc cảm
giữa các thành viên, có sự cố kết về các định hƣớng giá trị, đặc biệt có sự cố kết về
mục đích. Phƣơng diện công việc- thể hiện ở sự cố kết mục đích- là phƣơng diện
đặc trƣng vì chúng liên quan đến chức năng đƣợc qui định của nhóm. Bản thân sự
ra đời và ý nghĩa sự tồn tại của nhóm này chính là để giúp sinh viên học tập hình
thành nghề nghiệp và các phẩm chất nhân cách mọt cách thuận lợi nhất. Một nhóm
coi là phát triển, trƣớc tiên phải là nhóm thực hiện tốt các yêu cầu về tổ chức hoạt
động học tập, giúp các thành viên học tập có kết quả tốt, phát huy năng lực của các
thành viên. Do vậy, đối với NNCTSV, sự cố kết nhóm phải đƣợc thể hiện trong

tính tích cực học tập nghề nghiệp của nhóm. Quan hệ xúc cảm, là điều kiện cần
thiết nhƣng hƣớng tới tích cực nhóm. Nếu quan hệ xúc cảm trái chiều với các quan
hệ công việc của nhóm, nó sẽ cản trở việc thực hiện các chức năng của nhóm, làm
nhóm mất đi vai trò của một nhóm chính thức. Chính lý do đó, dấu hiệu bản chất
25


×