Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã dồm cang, huyện sốp cộp, tỉnh sơn la năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.57 KB, 66 trang )

i cảm n
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ và dìu dắt của các thầy cô
khoa Nông lâm trƣờng cao dẳng Sơn La trong suốt thời gian em học và rèn
luyện tại trƣờng.
đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sỹ Trần
Minh Tiến đã dành thời gian hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập tại địa phƣơng, em xin chân thành cảm ơn ban
lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ và cán Bộ địa chính xã Dồm Cang đã quan tâm
tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài.
Do điều kiện thời gan, nhận thức cũng nhƣ trình độ chuyên môn còn hạn
chế nên trong đề tài tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong đƣợc sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài
báo cáo tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện.
nc

nt

n c m n
Sơn la, n

t

n

n m 2013

Sinh viên

Vì Văn Quân



ời cảm ơn

MỤC ỤC

Mục lục
Danh mục bảng.
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình.
Danh mục chữ viết tắt
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích yêu cầu.

2

1.2.1.


Mục đích

2

1.2.2.

Yêu cầu

2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3

2.1.

Cơ sở lý luận của hiện trạng sử dụng đất

3

2.1.1

Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất

3

2.1.2.

Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch


3

2

sử dụng đất và quản lý nhà nƣớc về đất đai
2.2

Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế

4

giới và ở Việt Nam
2.2.1.

Tình hình nghiên cứu về đất đai trên thế giới

4

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

6

2.3
3

Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở địa phƣơng 8
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


9


3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu.

9

3.2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

9

3.2.1.

Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

9

3.2.2.

Đánh giá tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai giai đoạn

9

2005– 2012
3.2.3.


Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Dồm Cang huyện Sốp Cộp -

9

tỉnh Sơn a
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.3.1.

Phƣơng pháp điều tra thu thập

10

3.3.2.

Phƣơng pháp thống kê

10

3.3.3.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu

10

3.3.4.

Phƣơng pháp minh họa bằng bản đồ


10

3.3.5.

Phƣơng pháp chọn lọc các tài liệu đã có

10

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

11

Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Dồm Cang

11

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên

11

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

16

4.1.3.


Đánh giá chung

27

4.2.

Đánh giá tình hình quản lý Nhà Nƣớc về đất đai.

28

4.2.1

Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng

29

3.3.

4
4.1.


đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó
4.2.2.

Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới

30


hành chính, lập bản đồ hành chính
4.2.3.

Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ

30

quy hoạch sử dụng đất
4.2.4.

Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

31

4.2.5

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích

31

sử dụng đất
4.2.6.

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, 32
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.2.7.

Thống kê, kiểm kê đất đai


32

4.2.8.

Quản lý tài chính về đất

33

4.2.9.

Quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị

33

trƣờng bất động sản
4.2.10. Quản lý việc việc giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của

33

ngƣời sử dụng đất
4.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về

34

đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
4.2.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các

34

vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

4.2.13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

34


4.3.

Đánh giá biến động đất đai trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012.

34

4.3.1 Biến động nhóm đất nông nghiệp

36

4.3.2. Biến động nhóm đất phi nông nghiệp.

38

4.3.3 Biến động nhóm đất chƣa sử dụng

40

4.4.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Dồm Cang huyện Sốp Cộp tỉnh 40
Sơn a.

4.4.1.


Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

42

4.4.2.

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

45

4.4.3.

Hiện trạng đất chƣa sử dụng

48

4.4.5.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
KẾT UẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1.

Kết luận

52


5.2.

Kiến nghị

53

5


Danh mục chữ viết tắt
Ký hiệu

STT

Chú giải

1

UBND

Uỷ ban nhân dân

2

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

3


BVTV

Bảo vệ thực vật

4

TT-BTNMT

Thông tƣ Bộ tài nguyên môi trƣờng

5

CNQSD

Chứng nhận quyền sử dụng

6

QĐ-UB

Quyết định ủy ban

7

CT_HĐBT

Chỉ thị Hội đồng Bộ trƣởng

8


NĐ- CP

Nghị định Chính phủ

9

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

10

CĐ-BTNMT

Chỉ đạo Bộ tài nguyên môi trƣờng

11

CT-TTg

Chỉ thị Thủ Tƣớng

12



Trung ƣơng

13


QĐ-UBND

Quyết định ủy ban nhân dân

14

DQTV

Dân quân tự vệ

15

TT-BNNPTNT

Thông tƣ Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn


DANH MỤC BẢNG.

TÊN BẢNG

TT

TRANG

1

Bảng 1: Dân số xã Dồm Cang năm 2012.

17


2

Bảng 2: Hiện trạng giá trị trồng trọt năm 2012

19

3

Bảng 3: Hiện trạng chăn nuôi năm 2012

21

4

Bảng 4 hiện trạng giao thông tuyến xã Dồm Cang 2012

24

5

Bảng 5: Các dự án thu hồi đất từ năm 2010- 2012

32

6

Bảng 6: Tình hình tranh chấp đất đai ở các bản đã đƣợc điều

34


tra
7

Bảng 7: Biến động nhóm đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 -

36

2012
8

Bảng 8: Biến động nhóm đất lâm nghiệp 2005 - 2012

37

9

Bảng 9: Bảng biến động đất chƣa sử dụng 2005 - 2012

40

10 Bảng 10: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2012

40

11 Bảng11: Diện tích, cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2012

43

12 Bảng12: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp 2012


46


DANH MỤC HÌNH
TT
2

TÊN HÌNH
Hình 1: Diễn biến khí hậu thủy văn xã Dồm Cang

TRANG
12

3

Hình 2: Hiện trạng lao động xã Dồm Cang 2012

17

3

Hình 3: Cánh đồng lúa bản Cang Tợ xã Dồm Cang.

18

4

Hình 4: Đàn gia súc của ngƣời dân bản Dồm xã Dồm Cang


20

5

Hình 5: Thu hoạch cá tại bản Cang Nƣa

21

6

Hình 6: Hiện trạng rừng xã Dồm Cang 2012

22

7

Hình 7: Trồng rừng sản xuất tại xã Dồm Cang

22

8

Hình 8: Biến động diện tích một số loại đất chính giai đoạn

35

2005 – 2012
9

Hình 9: Tình hình biến động đất nông nghiệp 2005 - 2012


36

10

Hình 10: Tình hình biến động đất nuôi trồng thủy sản năm

38

2012
11

Hình 11: Biến động nhóm đất phi nông nghiệp 2005 - 2012.

39

12

Hình 12: Cơ cấu hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2012.

41

13

Hình 13: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012

42

14


Hình14 : Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp năm 2012

45

15

Hinh 15: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012

46


Danh mục bảng biểu

STT

Tên phụ biểu

1

Phụ biểu 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012:

2

Phụ biểu 2: Biến động đất đai giai đoạn 2005 - 2012

3

Phụ biểu 3. Hiện trạng các loại đất năm 2012



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế đƣợc, là thành phần quan trọng
của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công
trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành lên lãnh
thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và có
hiệu quả là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển kinh tế - xã hội đã
gây áp lực lớn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đối với đất đai.
Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trƣờng ngày càng tăng cao làm cho tài nguyên
đất đang ngày càng bị thoái hoá. Vì vậy, để khai thác sử dụng đất đai lâu dài cần
phải hiểu biết một cách đầy đủ các thuộc tính và nguồn gốc của đất, trong mối
quan hệ tổng hoà với các điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn.
Dồm Cang là một xã vùng III của huyện sốp cộp, cách trung tâm huyện
Sốp Cộp 7 km về phía đông. Với tổng diện tích 7.977,00 ha đất tự nhiên, tổng
dân số trong xã là 3.810 ngƣời. Hiện nay có tuyến tỉnh lộ 105 chạy qua đây là
điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu, thông thƣơng, trao đổi hàng hóa để phát
triển bền vững.
Hiện nay với tình hình chung của cả nƣớc trên bàn xã Dồm Cang tập
trung vào phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ các nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá nhƣ là đất đai. sản xuất nông nghiệp cũng vậy cần có sự hiểu biết và biết áp
dụng từng diện tích đất để phát triển sao cho bền vững và có hiệu quả. xã Dồm
Cang có điệu kiện phát triển các loại cây trồng nhƣ: lúa nƣớc, sắn, đậu, lạc,
măng,...đây là những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.Trong những
năm gần đây nền kinh tế của xã có những bƣớc phát triển hơn các năm trƣớc và
hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế của cả nƣớc. Tuy nhiên chính do sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với đó là sự gia tăng về dân số đã gây áp lực
lớn về đất đai. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên đất có
hạn đạt hiệu quả tốt nhất nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó thúc đẩy

1


sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phù hợp với thế mạnh của địa phƣơng
đồng thời đảm bảo đƣợc môi trƣờng sinh thái để phát triển bền vững.
Đƣợc sự phân công của Bộ môn quản lý đất đai Khoa Nông Lâm Trƣờng
Cao Đẳng Sơn a, và đƣợc sự hƣớng dẫn của Thạc sĩ Trần Minh Tiến, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đán g á

ện trạng sử dụng đất xã Dồm Cang uyện

Sốp Cộp Tỉn S n La năm 2012”.
1.2 Mục đích và yêu cầu.
1.2.1 Mục đích
- Củng cố kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với công tác quy hoạch sử
dụng đất trên địa bàn trong thời gian vừa qua.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử
dụng đất ttrên địa bàn xã Dồm Cang.
- Tìm ra xu thế và nguyên nhân gây biến động trong quá trình sử dụng
đất của xã Dồm Cang huyện Sốp cộp tỉnh Sơn a, tạo ra cơ sở cho công tác lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Tạo ra cơ sở cho việc định hƣớng sử dụng đất dài hạn phù hợp với tình
hình và xu thế phát triển hiện nay.
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc phải có giá trị pháp lý.
- Đánh giá hiện trạng phải tuận thủ các quy định nhƣ: uật Đất đai,
thông tƣ số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007, hƣớng dẫn thực hiện
thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất phải đầy đủ, chính xác, đúng hiện
trạng và đảm bảo tính khách quan.

- Xác định chính xác và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra xu thế biến động
đất đai trong những năm qua.
- Đánh giá chính xác, khách quan hiện trạng quản lý, sử dụng đất và biến
động đất đai của xã Dồm Cang trong những năm vừa qua.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. C sở lý luận của hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm về đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp, là đối tƣợng sản xuất đồng thời cũng là nơi sản xuất ra lƣơng thực,
thực phẩm và là nhân tố quan trọng hợp thành môi trƣờng sống.
Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và
tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng
sử dụng đất (Theo FAO, 1976). Hiện nay, sự gia tăng dân số cũng nhƣ sự phát
triển của nền kinh tế xã hội đã gây ra một áp lực lớn tới đất đai. Trong khi đó tài
nguyên đất lại có hạn, vì vậy cần phải sử dụng hợp lý, đảm bảo đƣợc sự hiệu quả
cũng nhƣ sử dụng lâu dài. Để làm đƣợc nhƣ vậy chúng ta phải đánh giá đƣợc tài
nguyên đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc
đánh giá tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất nhƣ: nông
nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chƣa sử dụng. Để từ đó rút ra
những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chƣa hợp lý trong sử dụng đất, làm
cơ sở để đề ra những hƣớng sử dụng đất sao cho hợp lý, mang lại hiệu quả kinh
tế cao, đồng thời nó cũng là cơ sở cho việc định hƣớng sử dụng đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững.

2.1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất và quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2.1 Mố quan ệ g ữa đán g á

ện trạng sử dụng đất vớ quy oạc sử

dụng đất
Hiện nay việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch là rất quan trọng. Nó
không chỉ góp phần làm cho đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền
vững mà còn giúp cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai đƣợc tốt hơn.
Nhƣng để có một phƣơng án quy hoạch sử dụng đất hợp lý, có tính khả thi thì
3


ngƣời lập phƣơng án quy hoạch phải có sự hiểu biết sâu về hiện trạng sử dụng
đất cũng nhƣ điều kiện và nguồn lực của vùng lập quy hoạch. Để đáp ứng đƣợc
điều đó thì phải thông qua các bƣớc đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Thông qua
đánh giá hiện trạng sử dụng đất giúp cho ngƣời lập quy hoạch lắm rõ đầy đủ và
chính xác hiện trạng sử dụng đất cũng nhƣ các biến động về đất đai từ đó đƣa ra
những nhận định sử dụng đất hợp lý với điều kiện hiện tại và trong tƣơng lai. Từ
đó nói đánh giá hiện trạng sử dụng đất là cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
phƣơng hƣớng sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy giữa đánh giá hiện
trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ khăng khít với nhau.
2.1.2.2. Mố quan ệ g ữa đán g á
lý N

ện trạng sử dụng đất v công tác qu n

nước về đất đa
Trong những năm gần đây do nhu cầu đất đai về các ngành đã làm cho


quỹ đất có nhiều thay đổi, việc chuyển mục đích sử dụng đất, hiện tƣợng lấn
chiếm tranh chấp đất đai xẩy ra thƣờng xuyên đã làm cho công tác quản lý đất
đai gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để quản lý chặt chẽ quỹ đất cần phải lắm bắt
đƣợc các thông tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Công tác đánh giá hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà quản lý đất đai cập nhật, nắm chác các thông
tin về hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác nhất, giúp cho các nhà quản lý
chỉnh sửa bổ sung những thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Vì vậy có thể nói
công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng đối với
công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
2.2. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên thế giới và
ở Việt Nam.
2.2.1. Tìn

ìn n

iên cứu về đất đai trên t ế iới

Trong những thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế
giới và cùng với đó là sự bùng nổ về dân số đã gây áp lực rất lớn đối với tài
nguyên đất. Để giảm thiểu một cách tối đa sự suy thoái tài nguyên đất do thiếu
trách nhiệm, sự thiếu nhận thức của con ngƣời, đồng thời tạo cơ sở cho những
định hƣớng sử dụng đất theo quy hoạch và bền vững trong tƣơng lai. Công tác
nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã đƣợc thực hiện khá lâu và ngày càng đƣợc
4


chú trọng hơn, đặc biệt đối với các nƣớc phát triển.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX việc đánh giá khả năng sử dụng đất
đƣợc xem nhƣ là bƣớc nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất.

Công tác nghiên cứu đánh giá về đất ngày càng thu hút các nhà khoa học trên
thế giới đầu tƣ về thời gian lẫn chất xám, nó trở thành một trong những chuyên
ngành nghiên cứu không thể thiếu đối với các nhà quy hoạch, các nhà hoạch
định chính sách và các nhà quản lý trong lĩnh vực đất đai. Sau đây là một số
nghiên cứu về đánh giá đất trên thế giới:
- Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tƣới (Inrrigation Land
Suitabiliti Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm
1951. Sau một thời gian nghiên cứu ngƣời ta đã phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp
có thể trồng đƣợc đến lớp có thể trồng đƣợc một cách có giới hạn và lớp không
thể trồng đƣợc. Mặc dù chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể chi tiết nhƣng
những kết quả của công trình nghiên cứu này đã có những ý nghĩa lớn trong việc
sử dụng đất và công tác quản lý về đất đai. Bên cạnh đó yếu tố khả năng của đất
cũng đƣợc chú trọng trong công tác đánh giá đất ở Hoa Kỳ, do đó Kligebeil và
Montgomery Vụ bảo tồn đất đai Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị năm 1964. Ở
đây đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại đƣa vào khả năng sản xuất của một loại
cây trồng hay một loại cây tự nhiên nào đó, chỉ tiêu cơ bản để đánh giá là các
hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng với mục tiêu canh tác dự định áp dụng.
- Liên Xô (cũ) có lịch sử hình thành và phát triển công tác đánh giá đất từ
lâu đời. Năm 1917 việc đánh giá đất gắn liền với công tác địa chính mà tiên
phong là hoạt động của Hội đồng địa chính thuộc Bộ tài sản. Từ năm 1960 việc
phân hạng và đánh giá đất đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc.
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng
+ Đánh giá khả năng của đất
+ Đánh giá kinh tế đất
- Để đáp ứng yêu cầu thực tế về công tác đánh giá đất, các nhà khoa học
trên thế giới cùng nhau hợp tác và thành lập tổ chức FAO. Tổ chức này đƣợc
thành lập nhằm mục đích xây dựng quy trình và tiêu chuẩn về đánh giá đất sử
5



dụng đồng bộ trên thế giới. Sau khi đƣợc thành lập tổ chức này đã tiến hành
nghiên cứu và đƣa ra dự thảo đầu tiên vào năm 1972, sau đó đƣợc Brinkiman và
Smyth soạn lại và cho xuất bản năm 1973.
Từ bản dự thảo này cùng với các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học
hàng đầu của tổ chức FAO đã xây dựng nội dung phƣơng pháp đánh giá đất đầu
tiên (A Framewok For Land Evaluation), công bố năm 1976. Phƣơng pháp đánh
giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai đƣợc thử nghiệm
thực tế trên nhiều nƣớc và nhiều khu vực trên thế giới đã có hiệu quả. Qua nhiều
năm sửa đổi bổ sung và đúc rút từ kinh nghiệm thực tế FAO đã đƣa ra nhiều tài
liệu hƣớng dẫn cho các đối tƣợng cụ thể trong công tác đánh giá đất nhƣ sau:
+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mƣa năm 1983
+ Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tƣới năm 1985
+ Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh năm 1989
+ Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển năm 1990
+ Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất đai năm 1992
Hiện nay con ngƣời dần ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đánh
giá đất và quy hoạch sử dụng đất một cách bền vững, đồng thời bảo vệ môi
trƣờng sinh thái. Do đó công tác đánh giá đất đai đƣợc thực hiện ở hầu hết các
quốc gia và trở thành khâu trọng yếu trong hoạt động đánh giá tài nguyên đất
hay trong quy hoạch sử dụng đất, là công cụ cho việc quản lý sử dụng đất bền
vững ở mỗi quốc gia.
2.2.2. Tìn

ìn n

iên cứu ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, từ thế kỷ
XV những hiểu biết về đất đai đã đƣợc chú trọng và đã đƣợc tổng hợp thành

nhiều tài liệu quốc gia nhƣ: “Dư địa c í” của Nguyễn Trãi, các tài liệu của các
nhà khoa học Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Khiêm…
Trong thời kỳ Pháp thuộc cũng có nhiều nghiên cứu nhƣ:
- Công trình nghiên cứu: “Đất Đôn Dươn ” do E.Mcastagnol thực hiện
và ấn hành năm 1842 ở Hà Nội
6


- Công trình nghiên cứu ở miền nam Việt Nam do Tkatchenko thực hiện
nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam
- Công trình nghiên cứu: “Vấn đề đất v sử dụn đất ở Đôn Dươn ”
do E.Mcastagnol thực hiện và ấn hành năm 1950 ở Sài Gòn
Từ sau năm 1950 rất nhiều các nhà khoa học Việt Nam nhƣ: Tôn Thất
Chiểu, Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thƣớc, Cao

iêm, Trƣơng Đình Phú, Thái

Công Tụng … và các nhà khoa học nƣớc ngoài nhƣ: V.M Fidland, F.E
MoOrman, cùng hợp tác nghiên cứu xây dựng bản đồ thổ những Miền Bắc Việt
Nam (Tỷ lệ 1:1.000.000), phân vùng địa lý - Thổ nhƣỡng miền Bắc Việt Nam,
bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về
tính chất vật lý, hoá học đất ở vùng đồng bằng sông Cứu Long, các nghiên cứu
về đất sét, đất phèn ở Việt Nam, bƣớc đầu đánh giá phân hạng đất khái quát toàn
quốc, từng bƣớc nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO đƣa
ra.
- Trong nghiên cứu và đánh giá quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt
Nam ( Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả năng của
FAO đã đƣợc áp dụng trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, phân lớp thích
nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
- Năm 1993 Tổng Cục Địa chính đã xây dựng báo cáo đánh giá hiện

trạng sử dụng đất. Nội dung của báo cáo này chủ yếu đề cập đến khả năng sản
xuất thông qua hệ thống thuỷ lợi. Bên cạnh đó Tổng Cục Địa chính đã thực hiện
từng bƣớc việc xây dựng các mô hình thử nghiệm lập quy hoạch sử dụng đất
theo các cấp lãnh thổ hành chính khác nhau.
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch
sử dụng đất (Viện quy hoạch và thiết kế Bộ nông nghiệp năm 1994).
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nƣớc ta theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền là nội dung của đề tài “ KT 02 – 09” (do PSG.TS Trần An
Phong làm chủ nhiệm năm 1995). Nghiên cứu này đƣợc xây dựng trên quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững để đánh giá hiện trạng và khả năng sử
dụng đất.
7


Trong giai đoạn 2001 – 2005 các đề tài cấp bộ, các đề tài hợp tác Quốc tế
Viện thổ nhƣỡng – Nông hoá đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng đem lại hiệu
quả cao. Viện đã nghiên cứu bổ sung hệ phân loại đất Việt Nam dựa trên phân
loại đất tiên tiến trên thế giới nhƣ: FAO – UNESCO, Soil Taxolomy…
2.3 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở địa phư ng
Trong những năm gần đây công tác quản lý và sử dụng đất đai của xã
đang đi dần vào nề nếp. Đã thực hiện tốt việc quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai
nhƣ đo đạc, xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết giải
quyết các đơn khƣớu nại đƣợc kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu của đối
tƣợng sử dụng đất và đúng pháp luật. việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
đƣợc triển khai trên phạm vi toàn xã.
- Hàng năm trên địa bàn xã đều có số liệu thống kê đất đai số liệu đƣợc
thu thập từ các số liệu năm trƣớc và đƣợc sử đổi bổ sung , 5 năm kiểm kê đất đai
và biên tập lại bản đồ, hiện nay trên địa bàn xã chƣa có dự án hay công trình cụ
thể nào nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn.


8


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
-Toàn bộ quỹ đất trên địa bàn xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn a
- Tình hình quản lý sử dụng đất của xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp
* P ạm vi n

iên cứu:

- không gian: trong phạm vi địa giới hành chính xã Dồm Cang.
- Thời gian: năm 2012.
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
3.2.1 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem
xét các điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn cũng nhƣ các đặc điểm đất
đai, thảm thực vật.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động,
cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất và sử dụng đất đai của xã.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội.
3.2.2. Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2005– 2012
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai (theo 13 nội dung).
- Biến động đất Nông nghiệp
- Biến động đất phi nông nghiệp
- Biến động đất chƣa sử dụng
3.2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất xã Dồm Cang huyện Sốp Cộp - tỉnh
S n a

- Hiện trạng đất nông nghiệp
- Hiện trạng đất phi nông nghiệp
- Hiện trạng đất chƣa sử dụng
- Tìm ra mặt hạn chế và tích cực
9


- Đề xuất phƣơng hƣớng sử dụng đất đạt hiệu quả cao
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phư ng pháp điều tra thu thập
Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành điều tra nội nghiệp và ngoại
nghiệp nhằm thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết phụ vụ cho mục đích
và yêu cầu nghiên cứu. Bên cạnh các tài liệu thu thập đƣợc từ các phòng ban, tôi
còn tiến hành điều tra và bổ sung thêm số liệu từ thực tế của địa phƣơng.
3.3.2. Phư ng pháp thống kê
Để thuận lợi cho công tác nghiên cứu thì sau khi thu thập đƣợc các số liệu
cần phải thống kê lại cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của đề tài. Phƣơng
pháp này dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo sự hƣớng
dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, phân nhóm các số liệu điều
tra để xử lý và tìm ra xu thế biến động đất đai trong giai đoạn từ năm 2010 đến
nay.
3.3.3. Phư ng pháp phân tích tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập đƣợc các tài liệu, số liệu, thông tin tiến hành phân tích,
tổng hợp theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu của đề tài. Số liệu đƣợc phân tích
và tổng hợp bằng phần mềm Excel.
3.3.4. Phư ng pháp minh họa bằng bản đồ
Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quy định về việc hƣớng dẫn
công tác xây dựng bản đồ và chỉnh lý biến động để xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất xã Dồm Cang huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn a. Qua nghiên cứu tôi tiến
hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện bằng phần mềm

Microstation để số hoá và chỉnh lý.
3.3.5. Phư ng pháp chọn lọc các tài liệu đã có
Thu thập, đánh giá các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã có từ
trƣớc và lựa chọn các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

10


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Dồm Cang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Dồm cang là xã vùng III của huyện sốp cộp, cách trung tâm huyện 7 km
về phía Đông, Gồm 15 bản. tổng diện tích tự nhiên của xã là 7.977,00 ha, Dân
số toàn xã năm 2012 có 824 hộ, với 3.730 nhân khẩu.
Có tọa độ địa lý:
Từ: 20o 56’ 15’’ đến 20o 59’ 30’’ vĩ độ Bắc;
Từ: 103o 34’ 10’’ đến 103o 40’ 30’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Púng Bánh huyện sốp cộp và xã huổi một huyện Sông
Mã.
- Phía Nam giáp xã Nậm ạnh huyện Sốp Cộp.
- Phía Đông giáp Xã Sốp Cộp huyện Sốp Cộp.
- Phía Tây giáp xã Mƣờng èo huyện Sốp Cộp.
Xã Dồm Cang nằm trong vùng kinh tế động lực của huyện Sốp Cộp, có
đƣờng tỉnh độ 105 (đƣờng đất) từ trung tâm xã Dồm Cang đến huyện Sốp Cộp,
đây chính là tuyến đƣờng giao thông chính của xã Dồm Cang thuận lợi cho phát
triển trao đổi buôn bán hàng hóa và giao lƣu văn hoá - kinh tế - xã hội với xã
khác trong huyện Sốp Cộp.
Tuy nhiên, là xã miền núi, hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng (Đƣờng

giao thông, trƣờng học, y tế, Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã, nhà văn hóa). Đang
đƣợc tập trung đầu tƣ phát triển, song tốc độ còn chậm là những hạn chế thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.1.2. Địa ình, địa mạo
Xã Dồm Cang Mang đặc trƣng của xã miền núi, địa hình của xã chia cắt
mạnh, địa hình phức tạp, độ cao từ 700m đến 1500m so với mực nƣớc biển, bao
gồm hai dạng địa hình chính:
11


- Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 700m đến 1000m so với
mực nƣớc biển, xen kẽ là những thung lũng hẹp, khá bằng phẳng tạo ra nhiều
tiểu vùng với các ƣu thế khác nhau cho phép phát triển các loại cây công nghiệp,
cây ăn quả, cây màu, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng.
- Địa hình núi cao có độ cao từ 1000m đến 1500m so với mực nƣớc biển,
bị chia cắt mạnh, sƣờn dốc, dạng địa hình này đang đƣợc khoanh nuôi tái sinh
rừng và rừng phòng hộ phòng hộ tập trung, trồng rừng sản xuất tạo ra nhiều diện
tích rừng nhằm tăng thêm độ che phủ cho rừng trên địa bàn góp phần vào phát
triển ngành lâm nghiệp.
4.1.1.3. K í ậu, t ờ t ết
Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng tây bắc, chịu ảnh hƣởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt:

(N uồn: Trạm k í tượn t ủ v n u ện sốp cộp)
Hình 1. Diễn biến khí hậu thủy văn xã Dồm Cang
Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mƣa tập
trung vào các tháng 6,7,8 với lƣợng mƣa lớn gây lũ lụt, xói mòn rửa trôi mạnh,
bạc màu nhanh.

12



Mùa đông khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, kèm theo lạnh, ít mƣa,
lƣợng bốc hơi lớn gây hạn hán. ảnh hƣởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế,
đặc biệt là sản xuất nông – lâm nghiệp.
- Nhiệt độ không khí:
+ Trung bình: 22,5oC
+ Cao nhất: 37oC
+ Thấp nhất: 4oC
- Độ ẩm không khí:
+ Trung bình: 82%
+ Cao nhất: 90%
+ Thấp nhất: 40,2%
- Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.950 giờ/năm.
- Tổng lƣợng mƣa bình quân 1.090 mm/năm.
4.1.1.4 T ủy văn
Xã có hệ thống suối khá phong phú bao gồm khoảng 16 con suối lớn nhỏ
chảy trên địa bàn, trong đó có 2 con suối chính là suối Nậm Ban và suối Nậm
Dồm
Cung cấp nguồn nƣớc chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân.
Suối Nậm Ban chảy từ xã Púng Bánh qua các bản Nà Khá, bản Dồm, bản Men,
bản Bằng Tạng, Nà Pháy và chảy sang xã Sốp Cộp dài khoảng 10km. Suối Nậm
dồm bắt nguồn từ bản Huổi Yên qua các bản Huổi Dồm, Cang Nƣa, Cang Tợ và
hợp lƣu với suối Nậm Ban tại bản Dồm có chiều dài khoảng 7km. ƣu lƣợng
dòng chảy theo mùa, mùa mƣa lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy lớn, mùa
khô lƣợng nƣớc giảm, tuy nhiên do độ dốc lớn, mực nƣớc so với mặt diện tích
đất canh tác thấp 15 - 20m, gây khó khăn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trong trong địa bàn.
* Đánh giá chung những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên của xã
- ợi thế: Dồm cang có vị trí địa lý kinh tế tƣơng đối thuận lợi, xã có 2

con suối chính chạy qua có lợi thế về nƣớc tƣới quanh năm phục vụ sản xuất.

13


Đất đai Dồm Cang chủ yếu là đất đồi núi với khí hậu thuận lợi tạo điều
kiện để phát triển trồng rừng, cây công nghiệp và cây trồng ngắn ngày.
- Hạn chế: Do sức ép của sự gia tăng dân số ảnh hƣởng đến các mặt tiêu
cực của con ngƣời đã và đang ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đất.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) T i n u ên đất
Theo kết quả tổng hợp của bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Sơn a tỷ lệ
1: 100.000, trên địa bàn xã Dồm Cang có 3 loại đất chính sau:
- Nhóm đất vàng đỏ trên đá sét (F s): Diện tích khoảng 4.786,2 ha, chiếm
60% diện tích tự nhiên. Phân bố tại các khu vực núi thấp và trung bình, dọc theo
các con suối thuộc các bản Nà Pháy, bản Pặt, Nà ừu. oại đất này phù hợp với
trồng các loại cây hàng năm và cây ăn quả nhƣ sắn, ngô, nhãn, bƣởi, mận...
- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (F q): diện tích khoảng 2.393,1 ha, chiếm
30% diện tích tự nhiên. Phân bố tại các khu vực núi cao, thuộc các bản Huổi
Yên, bản Pá Hốc, bản Tin Tốc, bản Huổi Dồm, thích hợp với việc trồng cây lâm
nghiệp nhƣ lim, tấu, pơ mu và cây hàng năm khác nhƣ sắn,ngô.
- Nhóm đất dốc tụ ( d): diện tích khoảng 797,7 ha, chiếm 10% diện tích
tự nhiên, phân bố ven các con suối thuộc các bản Nà Khá, bản Dồm, bản Bằng
Tạng, bản Men, thích hợp với trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả.
b) T i n u ên rừn , t ảm t ực vật
Dồm Cang là một trong những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn
2.937,62 ha, chiếm 75,96% diện tích tự nhiên, (trong đó đất rừng sản xuất
749,87 ha, đất rừng phòng hộ 970,85 ha, đất rừng đặc dụng 1.216,90 ha). Đất
đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng
phòng hộ và tạo vùng kinh tế rừng có giá trị cao. Rừng xã Dồm cang có chứa

nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. các loại gỗ quý nhƣ pơmu, trò, dổi,
đinh hƣơng, lát hoa,.. Các cây dƣợc liệu có đẳng sâm, ý dĩ, cốt bổ toái...Động
vật quy hiếm nhƣ cáo, lợn rừng, khỉ, sóc bay,...nhìn chung Dồm Cang có nguồn
tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng về chủng loại, có ý nghĩa lớn cả về
mặt kinh tế và môi trƣơ]ngf sinh thái.
14


c) T i n u ên k o n sản.
Trên địa bàn xã Dồm Cang chƣa đƣợc điều tra khảo sát về nguồn tài
nguyên khoáng sản. thực tế cho thấy xã chỉ có một số nguyên vật liệu phục vụ
xây dựng thông thƣờng nhƣ: Cát, Sỏi,…trữ lƣợng khai thác nhỏ chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu cung cấp vật liệu cho phát triển xây dựng và làm đƣờng giao
thông, Thủy lợi trên địa bàn.
d) T i n u ên nước
- Nƣớc mặt: đƣợc lƣu trữ ở các hệ thống suối, ao...với tổng diện tích có là
39,84 ha. Nguồn nƣớc này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với chế độ thủy
văn và môi trƣờng sinh thái mà còn mà còn phục vụ quá trình sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời . tuy
nhiên do địa hình dốc, chia cắt mạnh, phần lớn mặt nƣớc các suối dều thấp hơn
mặt bằng đất canh tác và các khu dân cƣ nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai
thác sử dụng vào sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Nƣớc ngầm: nguồn nƣớc ngầm của xã hiện tại chƣa có điều kiện thăm
dò, khảo sát đầy đủ. Song qua khảo sát sơ bộ một số bản trong xã thì nguồn
nƣớc ngầm đã đƣợc nhân dân khai thác tƣơng đối hiệu quả đẻ phục vụ sinh hoạt
bằng các hình thức đào giếng.
e) T i n u ên n ân v n.
Đến nay nhân dân xã Dồm Cang vẫn tiếp nối truyền thống văn hóa ông
cha xƣa chuyển lại cho thế hệ con cháu đời sau với nhiều nét văn hóa đƣợc bảo
tồn cho đến ngày nay.

Xã Dồm Cang có 3 dân tộc (dân tộc thái, Mông, khơ Mú) đoàn kết, gắn
bó chung sống từ rất lâu đời trong lịch sử. Mỗi dân tộc có những nét đặc trƣng
riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa
của cộng đồng các dân tộc. Đến nay các nét văn hóa truyền thống vẫn đƣợc lƣu
trữ, bảo tồn và đƣợc thể hiện trong các lễ hội hàng năm nhƣ: Múa xòe, ném còn,
kéo co, bắn nỏ…
Nhân dân các dân tộc xã Dồm Cang luôn thể hiện tinh thần thƣơng thân
tƣơng ái, vƣợt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
15


quốc, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. kế thừa và phát huy truyền thống
đó, ngày nay Đảng bộ và nhân dân xã cùng nhau vƣợt khó, ra sức phấn đấu xây
dựng quê hƣơng ngày càng đổi mới với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh.
f) cản quan môi trườn .
Dồm cang là một xã miền núi, bao quanh các bản là những khu rừng đƣợc
phủ kín màu xanh quanh năm đem lại không khí trong lành, cảnh quan thiên
nhiên đẹp bởi các dãy núi xen kẽ, giữa các khe núi là những dòng suối chảy
quanh năm, nƣớc suối vẫn đƣợc ngƣời dân sử dụng làm nƣớc sinh hoạt.
Nhìn chung Dồm Cang có cảnh quan môi trƣờng đẹp nhiều khu rừng vẫn
giữ đƣợc nét tự nhiên, rác thải ngƣời dân chủ yếu là rác thô dế phân hủy nên trên
địa bàn xã đến nay chƣa có ô nhiễm môi trƣờng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Các chủ trƣơng chính sách tác động đến phát triển kinh tế - xã hội
Xã Dồm Cang là một xã sản xuất nông nghiệp là chính , có nguồn nhân
lực dồi dào, thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất. Trong những
năm qua, Dồm Cang rất trú trọng đến sản xuất nông nghiệp, điều đó đƣợc thể
hiện qua đƣờng nối chính sách của Đảng uỷ, chính quyền xã nhƣ: thực hiện kiên
cố hoá kênh mƣơng nội đồng, thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, phát triển

kinh tế trang trại vừa và nhỏ…
Về xã hội, xã Dồm Cang đã có nhiều chính sách ƣu tiên hộ nghèo nhƣ hỗ
trợ cho vay tiền không lãi suất, giống cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện giúp đỡ
gia đình chính sách, ngƣời có công với cách mạng, gia đình có ngƣời nghiện…
Qua thời gian cho thấy hiệu quả của các chính sách này nhiều gia đình đã
thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu trong xã sớm vào cuộc sống ổn định, góp phần
khắc phục đƣợc tình trạng đói nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời dân, tạo cơ
sở cho sự phát triển của xã trong thời gian tới.

16


×