Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thị trường thức ăn ở trên địa bàn xã tường phù huyện phù yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.75 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo
Trường Cao Đẳng Sơn La. Để đánh giá kết quả học tập của mỗi sinh viên sau
khi khóa học kết thúc. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng
Sơn La, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài tốt nghiệp. Sau một thời gian thực hiện
đề tài, tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Có được kết quả như ngày hôm
nay, ngoài sự nỗ lực hết mình của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của ThS. Nguyễn Thị Thu Chung chỉ bảo hướng dẫn tận tình và sự giúp đỡ
của gia đình, bạn bè.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm
Trường Cao Đẳng Sơn La đã giúp tôi trong suốt thời gian tôi học tập. Đặc biệt
tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy bảo hướng dẫn của ThS.Nguyễn Thị
Thu Chung đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành đề tài.
Với bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, do hạn chế về
thời gian và trình độ, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Cầm Văn Séc

1


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 7
2.1. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam............................................................ 7
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ...................................................................... 7


2.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò............................................................... 9
2.1.3. 2.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm ....................................................10
2.2. Vai trò của chăn nuôi đối với kinh tế hộ gia đình ................................ 11
2.3. Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi......................12
2.3.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lƣợng ..............................................12
2.3.2. Nhóm nguyên liệu cung cấp Protein.................................................. 13
2.3.3. Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng đa lƣợng và vi lƣợng ................ 14
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, .............................. 16
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 16
3.1.Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu. ....................................................... 16
3.1.1. Đối tƣợng........................................................................................... 16
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 16
3.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 16
3.3. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................... 16
3.3.1. Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa bàn Xã Tƣờng
Phù - Huyện Phù Yên. ................................................................................ 16
3.3.2. Điều tra thị trƣờng thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn Xã Tƣờng
Phù - Huyện Phù Yên. ................................................................................ 16
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. .................................................................... 16
3.4.1. Điều tra vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thông qua số liệu, sổ sách ghi
chép của phòng thống kê xã. ....................................................................... 16
3.4.2. Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua sổ ghi chép của
phòng thống kê xã....................................................................................... 16
3.4.3. Điều tra thị trƣờng thức ăn trực tiếp bằng cách tìm hiểu, ghi chép các
chủng loại thức ăn trên địa bàn huyện. ...................................................... 16
CHƢƠNG 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ...................... 17
KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................................................................... 17
2



4.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................... 17
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................... 21
4.3. Tình hình sản xuất ............................................................................... 23
4.4. Những thuận lợi và khó khăn của Xã Tƣờng Phù. .............................. 24
CHƢƠNG 5: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC....................................... 26
5.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi chung của Xã Tƣờng Phù. .................... 26
5.1.1. 5.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn................................................................28
5.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò............................................................. 29
5.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm. ............................................................ 30
5.1.4. Thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn xã............ 31
5.1.5. Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp chăn nuôi của xã. ... 32
5.2. Thị trƣờng thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã, huyện. ............... 33
5.2.1. Thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc. .............................................. 33
5.2.2. Thức ăn bổ sung trên địa bàn xã, huyện...............................................36
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ............................... 38
6.1 Kết luận................................................................................................. 38
6.2. Tồn tại .................................................................................................. 38
6.3 Kiến nghị............................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 40

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Diễn biến khí hậu trong vòng 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 2: Diễn biến đàn lợn trong vòng 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 3: Diễn biến đàn trâu bò qua 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 4: Diễn biến đàn gia cầm trong vòng 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 5: Các loại thức ăn gia súc, gia cầm có bán trên địa bàn xã Tường
Phù - Huyện Phù Yên.

Bảng 6: Các loại thức ăn bổ sung có bán trên địa bàn xã Tường Phù- Huyện
Phù Yên.

4


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất, phát triển
kinh tế, xã hội, đất nước. Trong đó chăn nuôi giữ vai trò chủ đạo thể hiện thông
qua lượng lương thực được cung cấp hàng năm khi nhu cầu về thực phẩm của xã
hội ngày càng cao, vai trò của ngành chăn nuôi ngày càng được chú trọng hơn,
ngày càng được nâng cao. Để cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho đất
nước, đòi hỏi các trang trại sản xuất phải mở rộng quy mô sản xuất và tăng
nguồn đầu tư.
Trong thực tế chăn nuôi của nước ta thường tập trung ở các vùng nông thôn
với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, vốn ít, tận dụng được các nguồn dinh dưỡng từ
phụ phẩm của nông nghiệp như ngô, khoai, sắn và một số loại thức ăn có sẵn
trong tự nhiên. Do vậy, đã tiết kiệm được nguồn chi phí cho sản xuất và chăn
nuôi, chăn nuôi hộ gia đình đã giải quyết được phần nào lượng lương thực , thực
phẩm cho người nông dân và đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Trong
những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế thì chăn
nuôi cũng được mở rộng và ngày càng được chú trọng hơn với quy mô sản xuất
lớn, vốn đầu tư tăng, phòng trừ bệnh được chú trọng hơn, nguồn thức ăn được
cung cấp đầy đủ về chất và lượng.
Thức ăn có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của vật
nuôi và đem lại thu nhập cho người dân, để phát huy tốt trước sự phát triển của
từng loại và từng thời kì phát triển của vật nuôi, thức ăn đang là vấn đề được
quan tâm lớn nhất. Ngoài chất xơ và tinh bột từ những phụ phẩm của nông
nghiệp như cám gạo, bột ngô, khoai, sắn thì cần bổ sung thêm các thành phần
dinh dưỡng có trong các loại thức ăn có bán trên thị trường. Do vậy, thị trường

thức ăn đã xuất hiện thêm nhiều loại thức ăn từ các nhà sản xuất có bổ sung
thêm dinh dưỡng cho các loại gia súc, gia cầm và đây là yếu tố thuận lợi cho
việc phát triển hơn nữa chất lượng của đàn gia súc, gia cầm.
Xã Tường Phù là xã có ngành chăn nuôi đang phát triển, số lượng đàn gia
súc, gia cầm ngày càng tăng và đáp ứng được một phần nào nhu cầu của xã và
đem lại thu nhập cao cho người dân trong vùng. Nhưng bên cạnh đó, ngành chăn
5


nuôi của xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chọn giống vật nuôi,
thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc, tình hình dịch bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của xã nhằm giúp người dân chăn nuôi xử lý
tốt những vấn đề gặp phải trên và từng bước thực hiện những quy trình kỹ thuật
chăn nuôi tới đạt hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và
thị trường thức ăn ở trên địa bàn Xã Tường Phù - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn
La”.

6


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới đi lên từ ngành trồng lúa nước. Với 80% dân số
sản xuất nông nghiệp, nên phát triển nông nghiệp được Đảng và nhà nước coi
trọng, phát triển nông nghiệp là nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của đất nước ta tạo ra
khoảng 49% thu nhập quốc dân. Do vậy, nông nghiệp là một ngành rất quan
trọng trong sự phát triển nền kinh tế xã hội nước ta.
Trong nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là hai ngành sản xuất

chính có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng đi lên và
phát triển.
Trong những năm gần đây với công cuộc đổi mới nền kinh tế, nước ta đã
từng bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Người nông dân đã
được làm chủ trên những mảnh đất của riêng mình và họ được lựa chọn cây
trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng hộ ở từng địa phương.
Nông nghiệp đã phát triển lên một tầm cao mới, không những đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Song với sự phát triển vượt bậc của ngành chăn nuôi cũng được coi là một
ngành quan trọng, bởi sản xuất của ngành chăn nuôi không những cung cấp
nguồn dinh dưỡng cho con người mà còn cung cấp sức kéo cho nhà nông và
nguồn phân bón để cải tạo đất tạo điều kiện cho ngành trồng trọt phát triển hơn.
2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn

Từ xưa tổ tiên chúng ta đã biết thuần hóa những động vật hoang dã thành
những vật nuôi trong nhà, đặc biệt điển hình là con lợn, chúng được thuần hóa
từ rất sớm từ thời kỳ đầu đồ đá mới đến thời kỳ đồ đồng, chăn nuôi lợn đã dần
phát triển.
Vậy có thể nói lợn được thuần hóa cách đây khoảng 5000 năm. Trong quá
trình thuần hóa đã hình thành được rất nhiều giống lợn khác nhau.
Ở nước ta lợn là loài gia súc được nuôi nhiều nhất, phổ biến nhất. Theo
thống kê của FAO (năm 1999) thì năm 1998 Việt Nam có khoảng 18.060 nghìn
7


con đứng thứ 7 thế giới sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức, Ba Lan,
Tây Ban Nha đứng hàng đầu các nước Đông Nam Á và đứng thứ hai Châu Á
sau Trung Quốc. Trong những năm gần đây với sự phát triển nghiên cứu, chăn
nuôi ở Việt Nam đã có bước tiến bộ và phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Đã tăng tỷ lệ nạc trong mỡ từ 33.6% ở lợn nội lên 40.6% ở lợn lai (Miền Bắc) và

34.5% ở lợn nội lên 42.6% ở Lợn lai (Miền Nam). Đối với lợn lai ngoại tỷ lệ nạc
có thể đạt từ 58 – 61%. Do vậy, tổng lượng đàn gia súc, gia cầm không ngừng
được tăng lên. Các sản phẩm như: Thịt, trứng, sữa không chỉ đáp ứng được đủ
nhu cầu trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu. Tuy ngành chăn nuôi phát triển
cũng còn có những mặt hạn chế nhất định như: Giá thành thức ăn cao, chất
lượng thức ăn chưa được kiểm soát chặt chẽ, năng suất chăn nuôi còn chưa cao
còn mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ theo hướng tận dụng các phụ phẩm từ nông
nghiệp như: Bống rượu, bã đậu, xay xát. Việc áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp chưa được đẩy mạnh và với quy
mô nhỏ. Với những cơ chế thị trường như hiện và sự đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta chăn nuôi được quan tâm đầu tư ở các nơi. Chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng đã và đang dần trở thành chăn nuôi hàng hóa không những
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu sang các thị trường
khác như: Nhật Bản, Trung Quốc,… Ngoài ra còn có một số thị trường khác
nhưng số lượng xuất khẩu không nhiều và không thường xuyên. Với những đặc
tính riêng của con lợn với khả năng sinh sản sớm, mắn đẻ, tăng trọng nhanh, sức
đề kháng tốt, với điều kiện ngoại cảnh như vòng đời ngắn, quay vòng vốn
nhanh, sản phẩm từ thịt lợn thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng nên chăn nuôi lợn
được mọi người quan tâm và đã trở thành con vật nuôi không thể thiếu trong đời
sống của người nông dân.
Do nhu cầu dinh dưỡng của con người không ngừng được cải thiện và nâng
cao. Nhu cầu về thịt ngày càng được tăng về cả chất và lượng đã thúc đẩy chăn
nuôi lợn bước sang bước phát triển mới.
Hiện nay chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn thịt tiêu thụ hàng
ngày mà còn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trông trọt, chăn nuôi lợn
8


còn tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương. Tuy vậy chăn nuôi lợn ở
nước ta đang phát triển nhưng số lượng nuôi theo hướng công nghiệp còn ít,

hiện tại ước tính có trên 85% đàn lợn trong cả nước được nuôi theo phương thức
truyền thống nhất là ở các tỉnh trung du và miền núi. Đặc biệt là ở các vùng cao,
vùng sâu, vùng xa với tập quán chăn nuôi còn lạc hậu và chưa phát triển còn gặp
khó khăn về kinh tế, giao thông và trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật còn thấp.
Ngoài ra cần có những chính sách khuyến khích về vốn, hỗ trợ chăn nuôi
phát triển, đồng thời phải tổ chức thu mua các sản phẩm đó. Đó cũng là biện
pháp hữu hiệu để khích lệ chăn nuôi phát triển.
Với những khó khăn đó ngành chăn nuôi lợn nước ta đã có từng bước để
phát triển phù hợp với tình hình chăn nuôi mới. Trong những năm gần đây nông
dân nước ta đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn ngoại nước ta đã có hệ thống
quản lý giống và có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phát triển
chăn nuôi lợn ngoại, với nhiều nhà khoa học, kĩ sư chăn nuôi có năng lực để tiếp
cận khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. Ngoài những giống lợn nội của
nước ta hiện nay chúng ta còn có thêm những giống lợn ngoại tốt như:
Landrace, Duroc,… Các giống lợn này đã và đang phát triển với điều kiện khí
hậu và môi trường của Việt Nam.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu, bò
Từ xưa chăn nuôi trâu, bò ở nước ta đã gắn liền với trồng trọt, trong các hệ
thống canh tác của nông dân. Trâu, bò cày kéo là một bộ phận không thể thiếu
của nền văn minh lúa nước với hệ thống canh tác kết hợp trồng lúa với chăn
nuôi trâu, bò rất phổ biến và quan trọng trong lịch sử phát triển của nước ta, nền
kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Trâu, bò cày kéo đã gắn bó
mật thiết với “người nông dân” đã đi vào ca dao, tục ngữ cũng như đời sống văn
hóa, tinh thần và tâm linh của người nông dân.
Trong nông nghiệp trâu, bò cung cấp sức kéo phục vụ cho việc làm đất và
tận dụng được nguồn phân bón để làm tăng độ màu mỡ cho đất và một phần
chúng lại dựa vào các phụ phẩm của ngành nông nghiệp, đặc biệt là rơm là

9



nguồn thức ăn trên cơ sở kết hợp chăn nuôi với trồng trọt mà nền nông nghiệp
nước ta đã phát triển bền vững qua nhiều thế hệ.
2.1.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm là một ngành sản xuất truyền thống và giữ một vị trí
quan trọng tổng số giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Hiện nay nước
ta tồn tại ba phương thức chăn nuôi gia cầm như: chăn thả tự do, chăn nuôi theo
hướng công nghiệp và bán công nghiệp chủ yếu là chăn nuôi theo phương thức
tận dụng các sản phẩm thức ăn có sẵn trong gia đình và chăn nuôi theo phương
thức nuôi thả tự do cho hiệu quả kinh tế cao hơn do thời gian nuôi kéo dài chăn
nuôi theo phương thức này không đòi hỏi nhiều vốn và phù hợp với từng địa
phương chất lượng sản phẩm thì tốt hơn nuôi nhốt. Chăn nuôi gia cầm cũng là
nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân và cũng là tiềm năng lớn để sản
xuất trứng, thịt. Thực tế chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành phụ mang tính tận
dụng cho người nông dân.
Trong những năm gần đây do dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và gây
hậu quả rất lớn đe dọa đến tính mạng của con người và gây thiệt hại về kinh tế
cho ngành chăn nuôi nói riêng và của nước ta nói chung. Vì vậy, công tác chăn
nuôi là rất quan trọng nhằm duy trì và phát triển đàn gia cầm, thủy cầm trong cả
nước không những thế mà đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi cũng như
người tiêu dùng. Nhà nước ta đã vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc, triệt
để về việc phòng dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm lây lan sang người như tăng
cường cung cấp tiêm vắc xin phòng chống cho đàn gia cầm, thủy cầm trên cả
nước. Nhờ đó đã dần đẩy được dịch cúm nhưng không vì thế mà chúng ta lơ là
trong công tác phòng chống dịch mà cần phải quan tâm làm tốt công tác phòng
dịch.
Trên thực tế đã cho thấy hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm đa số nuôi với
quy mô tận dụng với số lượng nhỏ và nuôi các giống gà ở địa phương. Những
giống gà địa phương thường có sức đề kháng tốt, sức chống bệnh tốt nhưng hiệu
quả kinh tế thấp, năng suất sản lượng trứng thấp, nhưng lại có giá trị cao và

được người tiêu dùng ưa chuộng vì chất lượng dinh dưỡng cao. Song bên cạnh
10


đó đã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi với quy mô lớn cả về số lượng, chất lượng
con giống mang lại hiệu quả kinh tế cao song cũng không tránh khỏi những rủi
ro trong chăn nuôi. Do vậy, chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn được người nông
dân quan tâm và đầu tư về con giống, chuồng trại, thức ăn với quy mô lớn nhỏ
khác nhau.
Tóm lại, ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm
nói riêng. Không những được nhiều người chăn nuôi quan tâm mà còn được nhà
nước đầu tư và ngày càng được chú trọng nên ngành chăn nuôi ngày càng phát
triển góp phần cải thiện đời sống cho người chăn nuôi, đồng thời cũng làm giàu
cho đất nước.
2.2. Vai trò của chăn nuôi đối với kinh tế hộ gia đình
Chăn nuôi gia súc, gia cầm đã từ lâu gắn bó với hệ kinh tế nông dân, nó
đóng vai trò to lớn trong việc thu nhập của từng hộ gia đình. Ngoài ra chăn nuôi
còn tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa, chăn nuôi còn thúc đẩy ngành
trồng trọt phát triển, song bên cạnh đó chăn nuôi còn tận dụng các phụ phẩm
trong nông nghiệp làm sản phẩm cho chăn nuôi có giá trị. Trồng trọt và chăn
nuôi phát triển là hai khâu chủ yếu thúc đẩy cùng hỗ trợ cho nhau cùng phát
triển, với phương châm lấy ngắn nuôi dài và giải quyết được những khó khăn
của các hộ chăn nuôi. Gia súc, gia cầm là những vật nuôi có một tầm quan trọng
nhất định trong xã hội, có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho
con người như: Thịt, trứng, sữa và mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi
góp phần xóa đói giảm nghèo tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình và cải tạo đời
sống.
Ngày nay với sự phát triển của ngành chăn nuôi ngày càng cao đã tạo ra
khối lượng lớn các sản phẩm, hơn nữa cùng với trình độ dân trí cao nhu cầu tiêu
thụ các sản phẩm luôn đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, nhằm nâng

cao chất lượng sản phẩm là vấn đề đặc biệt được quan tâm nhiều hơn.

11


2.3. Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi
2.3.1. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lƣợng
Những nguyên liệu cung cấp năng lượng là những nguyên liệu giàu tinh bột
chủ yếu là các loại ngũ cốc và sản phẩm phụ của các hạt, các loại khoai củ làm
thức ăn cho gia súc, gia cầm. Do vậy, hàm lượng protein trong các loại ngũ cốc
và các loại khoai củ thường không cao nên phải bổ sung thêm các nguyên liệu
giàu protein như: Bột cá, bột thịt, hạt họ đậu,… Để cân bằng dinh dưỡng.
* Ngô: Là nhóm nguyên liệu quan trọng của thành phần thức ăn hỗn hợp
cho gia súc, gia cầm. Ngoài thành phần chính là gluxit, ngô còn chứa nhiều
protein, lipit và các nguyên tố vi lượng, vitamin. Đặc biệt ngô có chứa nhiều
Caroten là tiền vitamin A và là chất nhuộm màu tự nhiên không thể thay thế
được trong khẩu phẩn ăn của vật nuôi (Võ Bá Thọ, 1996).
Ngô là nguồn thức ăn cơ bản của gia súc, gia cầm tỷ lệ trong khẩu phần ăn
chiếm khoảng 45 – 70% (Fade, 1996). Ngô là nguyên liệu dùng để điều chỉnh
mức năng lượng cần thiết trong khi xây dựng thực đơn khẩu phẩn thức ăn trong
chăn nuôi. Thành phần dinh dưỡng trong ngô bao gồm: Protein từ 8 – 10% tỷ lệ
xơ thô trên dưới 2%, mỡ thô 4.5%, Canxi 0.1%, Photpho 3%. Gia cầm ăn ngô sẽ
tăng giá trị của thịt và trứng. Ngô là loại thức ăn để tiêu hóa chất tiêu hóa từ 75 –
89%.
Do vậy, ngô có nhược điểm là hàm lượng axit amin không thể thay thế
được, nhất là Lyzin chỉ chiếm trên dưới 3%, hàm lượng chất khoáng thấp. Ngô
còn chứa hàm lượng bột và đường cao nên dễ bị mốc vậy bảo quản ngô phải
phơi khô, nơi khô ráo thoáng mát.
* Thóc: Là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người, trong chăn
nuôi gia cầm thóc là nguyên liệu hỗn hợp thức ăn kích thích gà, vịt đẻ trứng khi

dùng thóc ngâm cho gà ăn đẻ trứng và đạp mái ở con đực làm tăng tỷ lệ phôi và
có trứng (Lê Minh Hoàng, 1995).
Hàm lượng dinh dưỡng trong thóc gluxit 95.8%, Protein thô 6.5%, xơ thô
12.5%, mỡ thô 2.2%, Photpho tổng hợp 0.3%, năng lượng có trong thóc từ 2500
– 2550 Kcal ME/kg, tổng số vật chất tiêu thụ của thóc thấp từ 65 – 71%.
12


Thóc có giá trị dinh dưỡng thấp hơn giá trị dinh dưỡng của ngô nhưng là
nguồn nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng trong khẩu phần ăn của gia cầm.
* Cám gạo: Với nền nông nghiệp phát triển do đó nguồn cám gạo rất nhiều
cám gạo là sản phẩm say xát của gạo, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
của cám gạo phụ thuộc vào quá trình xay xát. Tuy nhiên, cám cũng có nhược
điểm là gần 70% hàm lượng Photpho ở dạng Phytin không được hấp thụ. Hơn
nữa cám gạo có men Lipaza là thành phân giải axit béo không no. Do đó cám
được coi là nguồn thức ăn cung cấp năng lượng và đạm, dùng cám gạo bổ sung
cho khẩu phần xơ thô sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích tiêu hóa
xơ. Cám loại tốt có giá trị dinh dưỡng như: Protein thô 12.9%, mỡ thô 13.6%, xơ
thô 8.9%, Canxi 0.06%, Photpho hấp thụ 0.195%, Lyzin 0.5%, Met 0.16%, năng
lượng trao đổi 3280 kcal ME/kg. (TCVN, 1995). Ngoài ra cám gạo còn chứa
nhiều vitamin nhóm B, E.
* Sắn khô: Nước ta sắn được trồng nhiều chủ yếu ở vùng trung du và miền
núi là nguồn thức ăn chính cho gia súc, gia cầm. Sắn khô có ưu điểm là giàu
năng lượng tỷ lệ xơ thấp nhược điểm nghèo Protein, trong sắn có nhiều độc tố
HCN cao, sắn đắng có chứa tới 0.02 – 0.03%, sắn ngọt thì ít hơn 0.01%. Khi sử
dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm cầm phải phơi khô và nấu chín. Trong
sắn khô có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Protein thô 3%, mỡ thô 2.5%, xơ
thô 2.5%, Lyzin 0.2%, Canxi 0.08%, Met 0.06%, năng lượng 3.047 Kcal ME/Kg
và sắn khô được sử dụng chủ yếu cho chăn nuôi gia súc.
2.3.2. Nhóm nguyên liệu cung cấp Protein

Là những loại thức ăn giàu Protein được sử dụng làm thức ăn trong chăn
nuôi có nguồn gốc từ động thực vật. Nguồn protein thực vật rất khác nhau trong
dinh dưỡng và thường chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn. Protein thực vật có
đặc điểm nghèo Lyzin, Protein động vật giàu Lyzin, Canxi, Photpho hơn nguồn
Protein thực vật (Adam, 1990).
* Đậu tương: Có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối sử dụng trong khẩu
phần ăn với số lượng lớn, đậu tương có chứa đầy đủ các axit amin không thay
thế và có thành phần dinh dưỡng khá cao: Protein thô 36 – 39%, mỡ thô 14%,
13


xơ 3.7%, Lyzin 2.9 – 3%, năng lượng 2250 – 2850 Kcal ME/Kg. Trước khi sử
dụng các loại hạt họ đậu cần xử lý bằng nhiệt để phá hủy các chất kháng men
tiêu hóa. Và sau khi xử lý nhiệt có vị thơm hấp dẫn để kích thích gia súc, gia
cầm ăn để khả năng tiêu hóa được tốt hơn.
* Bột cá: Là loại thức ăn chủ yếu dùng trong chăn nuôi với những đặc điểm
dinh dưỡng và hàm lượng Protein cao 40 – 60% tùy vào từng loại bột cá, giàu
axit amin không thay thế đặc biệt có nhiều axit amin và nhóm axit amin có chứa
nhiều lưu huỳnh. Theo TCVN, 1995 bột cá loại I có chứa 50% Protein thô, loại
II từ 45 – 50% Protein, loại III 35 – 45% Protein.
* Bột thịt: Là những phụ phẩm của các sản phẩm phụ từ các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm như nội tạng, da, thịt bạc nhạc,… Có hàm lượng Protein cao sấy
khô và nghiền nhỏ thành bột. Bột thịt có giá trị dinh dưỡng cao Protein cao 55 –
60%, mỡ thô 7 – 9%, Canxi 2%, Photpho 1%, năng lượng 2331 – 2660 Kcal
ME/ Kg.
* Bột xương: Là thức ăn bổ xung cho gia súc, gia cầm dùng để cân đối
Canxi và Photpho trong khẩu phần ăn. Tỷ lệ với gà con là dưới 1%, gà dò 2.5 –
3% trong khẩu phần ăn.
* Bột tôm: Là phụ phẩm của các cơ sở sản xuất tôm được chế biến từ đầu
tôm, vỏ tôm. Bột tôm có giá trị dinh dưỡng cao Protein 30 – 38%, mỡ thô

10.5%, Canxi 7.5%, Photpho 3.5%, Lyzin 2.9%, và hàm lượng muốn trong bột
tôm là 7%. Bột tôm cung cấp cho gà đẻ trứng có tác dụng bổ sung Canxi làm
đẹp lông và làm đỏ lòng trứng (Lê Minh Hoàng, 1995).
2.3.3. Nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng đa lƣợng và vi lƣợng
Là nguồn thức ăn bổ sung các chất dinh dưỡng có thiếu trong khẩu phần ăn
và làm cho khẩu phần ăn cân đối dinh dưỡng. Sử dụng thức ăn bổ sung trong
khẩu phần ăn làm cho khẩu phần ăn cân bằng về dinh dưỡng, có tác dụng làm
tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn và tăng tốc độ sinh trưởng. Có tác dụng ngăn
ngừa sự thiếu khoáng, vitamin, là cơ sở vật chất, sự hoàn thiện cơ thể và xúc tiến
quá trình trao đổi chất.

14


Dựa vào khẩu phần và tác dụng của chúng mà người ta chia ra làm các
nhóm nguyên liệu cung cấp khoáng vi lượng và đa lượng như sau: Nhóm
nguyên liệu cung cấp Photpho thường dùng bột xương, Dicalciumphotphat.
Nguyên liệu cung cấp Canxi: Bột vỏ sò, bột ốc, bột đá vôi, bột xương,…
Nguyên liệu cung cấp Natri và Clo: Muối ăn

15


CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu.
3.1.1. Đối tƣợng.
Đàn gia súc, gia cầm nuôi ở hộ chăn nuôi trên địa bàn Xã Tường Phù Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La.
Thị trường thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn Xã Tường Phù - Huyện
Phù Yên - Tỉnh Sơn La.

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện tại địa bàn Xã Tường Phù - Huyện Phù Yên - Tỉnh
Sơn La.
Thời gian thực tập: Từ ngày 28/02/2013 đến 28/04/2013.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã.
Điều tra số loại, chủng loại, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn có trong Xã
Tường Phù -Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1. Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tại địa bàn Xã Tƣờng
Phù - Huyện Phù Yên.
- Điều tra số lượng trâu, bò, lợn, gia cầm.
3.3.2. Điều tra thị trƣờng thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn Xã Tƣờng
Phù - Huyện Phù Yên.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
3.4.1. Điều tra vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thông qua số liệu, sổ sách ghi
chép của phòng thống kê xã.
3.4.2. Điều tra tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm qua sổ ghi chép của
phòng thống kê xã.
3.4.3. Điều tra thị trƣờng thức ăn trực tiếp bằng cách tìm hiểu, ghi chép các
chủng loại thức ăn trên địa bàn huyện.

16


CHƢƠNG 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Tường Phù là một xã của huyện Phù Yên, nằm dọc theo lưu vực Suối Tấc,

cách trung tâm huyện khoảng 8 km của huyện với tổng diện tích tự nhiên là
1459,00 ha.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 21010'10'' đến 21014'20'' vĩ độ Bắc, từ
104035'20'' đến 104038'20'' kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Huy Hạ, Huy Bắc.
- Phía Nam giáp xã Tường Thượng.
- Phía Đông giáp Huy Hạ, Huy Thượng.
- Phía Tây giáp Gia Phù.

Hình 1: Sơ đồ địa giới hành chính xã Tƣờng Phù – Phù Yên
Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 37 chạy qua, thuận lợi cho lưu thông và
phát triển kinh tế, xã hội, có suối Tấc và suối Bùa chảy qua là nguồn tưới tiêu
cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
* Đặc điểm địa hình
Địa hình Xã Tường Phù phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các thung lũng và
các bồn địa nhỏ hẹp có độ dốc từ 0 - 80, được khai thác trồng lúa nước và các hoa màu,
dạng địa hình này khá bằng phẳng, phân bố ở độ cao từ 340m - 580m. Các cánh cung
núi ở Tường Phù có độ cao từ 300m - 500m. Các dãy núi đứt và gãy đều chạy theo
17


hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo hướng chảy chính cho các suối trong vùng.
Địa hình xã nhìn chung chia cắt mạnh, phần lớn là địa hình dốc, các khu
vực đồng bằng và thung lũng chiếm khoảng 1/2 diện tích, các khu đất bằng có
diện tích vừa nằm dọc theo hướng con suối Tấc, tạo ra nhiều tiểu vùng với các
ưu thế khác nhau cho phép phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên
với địa hình dốc, chia cắt mạnh thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã
gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn sản xuất nông - lâm nghiệp của xã
cũng như phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng lân cận.
Tường Phù là một xã vùng lòng chảo của huyện địa hình chia làm 3 vùng

rõ rệt: Vùng thấp có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
đặc biệt là lúa nước. Vùng có độ dốc vừa phải thuận lợi cho trồng ngô, sắn, đậu.
Vùng cao thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh
bảo vệ rừng, làm vườn đồi trang trại.
* Các nguồn tài nguyên
A: Tài nguyên đất
Diện tích đất có khả năng cho phát triển nông nghiệp không lớn, chủ yếu
nằm dọc theo vùng dân cư, đất đai đã được canh tác từ lâu nên độ phì nhiêu
kém, phần lớn đã bị bạc màu. Địa chất xã Tường Phù được chia làm 3 nhóm
sau:
- Nhóm đá Maxma: Granit, Bazan.
- Nhóm đá và trầm tích gồm: Đá vôi, đá sét, bột kế, phù sa cổ và phù sa
biến đổi qua trồng lúa.
- Nhóm đa biến chất gồm: Phiến thạch Mica, Phiến thạch sét, Thạch anh.
+ Đất phù sa sông suối: Được phân bố dọc các con suối lớn nhỏ, thường có
diện tích hẹp, địa hình khá bằng phẳng. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước và
các loại cây trồng ngắn ngày, chú ý cần bón vôi và lân để tăng năng xuất cây
trồng và cải tạo đất.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét: Được phân bố tập trung trên diện tích đồi núi có
độ cao dưới 700m, có độ dốc trên 200. Loại đất này thích hợp trồng các loại cây
dài ngày như: Nhãn, cam, quýt, mơ, mận,… Và một số cây ngắn ngày như: Ngô,
sắn,… Ở những nơi có độ dốc cao cần có kế hoạch trồng cây và bảo vệ rừng.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Được phân bố rải rác trên địa
hình dốc thoải 0 - 80, có tầng dày trên 100cm. Loại đất này thích hợp trồng lúa
nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, chú ý bón vôi để cải tạo độ chua.
18


+ Đất mùn đỏ vàng trên đá sét: Được phân bố tập trung trên diện tích đồi
núi có độ cao trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 200. Loại đất này

thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày, nhưng do độ dốc lớn nên có nhiều hạn
chế, ở những nơi có độ dốc cao cần có kế hoạch trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Đất mùn vàng nhạt trên đá cát: Được phân bố tập trung trên các dãy núi
cao của xã, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trên 250. Loại đất này ở độ dốc lớn
nên ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lâm
nghiệp.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Được phân bố rải rác trên địa hình
thấp trũng, khó thoát nước. Loại đất này thích hợp trồng lúa nước, tuy nhiên vào
mùa mưa dễ bị ngập úng, chú ý cần bón vôi để cải tạo đất.
B: Tài nguyên nước
Nước phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất của nhân dân trong xã được
lấy từ 2 nguồn là nước mặt và nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã khá phong phú được cung cấp
bởi suối Tấc và suối Bùa với lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra còn có các
ao, hồ, đập chứa, kênh mương,…
- Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ
về trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ cuẩ một
số hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi
(giếng đào), có thể thấy trữ lượng nước ngầm của xã tương đối lớn và có chất
lượng tốt. Song hiện tại, nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh
hoạt. Vì vậy, trong tương lai cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng.
C: Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã Tường Phù còn rất hạn chế,
chủ yếu là núi đá phục vụ cho mục đích khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng,
làm đường,… Ngoài ra còn có trữ lượng nhỏ Cao lanh.
*Đặc điểm khí hậu
Tường Phù nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang tính chất
vùng núi, thời tiết hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa
nhiều; mùa đông lạnh và khô.
- Mùa đông (mùa khô) thường ít mưa và được bắt đầu từ tháng 11 năm

trước đến tháng 5 năm sau, mùa này thịnh gió mùa Đông Bắc thời tiết lạnh và
khô, thường xuất hiện sương muối.
19


- Mùa hè (mùa mưa) được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 nhiều nhất vào
tháng 6,7,8 chiếm 90% lượng mưa cả năm, mùa này thịnh gió Tây Nam, thời tiết
nắng nóng và mưa nhiều, lưu lượng mưa lớn, địa hình đồi núi dốc, thảm che
thực vật kém do đó có thể xảy ra lũ có tác hại làm xói mòn, rửa trôi độ phì nhiêu
của lớp đất mặt và gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu.
- Nhiệt độ trung bình cả năm 22.40C, tháng cao nhất trung bình 29.50C,
tháng thấp nhất trung bình 18.20C. Độ ẩm trung bình đạt 82%.
- Lượng mưa trung bình 1185,4 mm/năm tập trung vào các tháng 7,8,9.
- Lượng bốc hơi trung bình 800 mm/năm.
- Do ảnh hưởng của địa hình, hướng gió chủ yếu là gió Tây Nam và gió
Tây, đặc biệt bị gió Lào rất nóng và khô thường vào các tháng 3,4,5 trong năm.
Xã là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, gói mùa Đông Bắc và sương
muối nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Tuy ít chịu ảnh hưởng
của bão lớn nhưng trên địa bàn xã có một số vùng chịu ảnh hưởng của lốc, mưa
đá gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Do cấu trúc địa chất, các dãy núi đứt gãy phân chia các đới vùng chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vì vậy hệ thống suối của xã có hướng chảy chung
là Tây Bắc - Đông Nam. Các con suối có độ rộng và độ dốc lòng suối vừa phải
là ưu thế để phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Về mùa mưa
thường xảy ra lũ, mùa khô nhiều suối bị cạn kiệt nước, thậm chí khôn còn nước
ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho cây trồng như: Lúa, ngô, khoai, sắn và
các loại cây ăn quả, cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên ở vùng có gió
Tây Nam cũng có ảnh hưởng xấu tới quá trình ra hoa kết quả của cây trồng.


20


Bảng 1: Diễn biến khí hậu trong năm
Chỉ tiêu

Đơn vị

Trung bình

Nhiệt độ

0

C

22.4 – 24

Nhiệt độ tháng lạnh nhất

0

C

18.2

Nhiệt độ tháng nóng nhất

0


C

29.5

Độ ẩm

%

82

Lƣợng mƣa

mm

1185,4

Lượng mưa cao nhất

mm

1500

Lượng mưa thấp nhất

mm

150 – 200

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn huyện)
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

* Tình hình dân số
Tường Phù có 3 dân tộc anh em chung sống với tổng số hộ dân trong toàn xã là
1169 hộ với 5244 nhân khẩu chủ yếu là Thái, Kinh, Mường. Phần lớn các dân tộc thiểu
số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán rải rác. Tường Phù là xã có dân số trẻ, tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 1,43% năm 2005, năm 2012 tỷ lệ tăng dân số đã giảm nhiều còn
1,15%. Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, văn hoá,
giáo dục, trật tự xã hội cũng như vấn đề sử dụng đất. Đây là thách thức lớn đối với việc
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong sự phát triển bền vững.
* Lao động việc làm
Theo thống kê năm 2005 trên địa bàn toàn xã có 2982 lao động, năm 2012 là 3636
người trong độ tuổi lao động chiếm 71% dân số, trong đó trên 80% là lao động nông
nghiệp.
Có thể nói nguồn lao động của xã khá dồi dào song chất lượng nguồn lao
động nhìn chung còn rất thấp. Tình trạng không có hoặc thiếu việc làm nhất là
đối với thanh niên, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cũng như lực lượng
lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Đặc biệt trong khi sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ cấu lao động còn nặng về sản xuất
nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại chưa
phát triển đa dạng,…đã gây hạn chế rất lớn đến khả năng khai thác triệt để
nguồn lao động này. Trong tương lai để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế
21


thì việc đào tạo, nâng cao chất lượng, trình độ lao động là vấn đề cần quan tâm
để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
*Giáo dục, y tế
- Giáo dục: xã có 01 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học và 5 trường
mầm non.
Cơ sở vật chất của các trường ngày càng khang trang, các phòng học được
xâu dựng kiên cố, trang thiết bị dạy học ngày càng đầy đủ và hiện đại.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy và yêu nghề. Hàng năm có mở
các lớp bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chuyên môn dạy và học.
- Y tế: triển khai thực hiện tốt công tác tiêm chủng bổ sung vác xin cho trẻ
từ 1 – 5 tuổi, theo chỉ đạo của ngành. Làm tốt công tác khám chữa bệnh, công
tác phòng bệnh mùa đông cho nhân dân.
*Giao thông: những năm qua xã đã đổi mới và nâng cấp các tuyến đường
liên thông, liên bản nhằm đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng.
*Điện: 100% dân số trong xã đều được sử dụng điện.
* Văn hóa – Thông tin – thể dục thể thao.
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì, các bản đều có đội văn
nghệ phục vụ biểu diễn các ngày lễ, tết.
Về thể thao đội cầu lông hàng năm tổ chức đi thi đấu các giải tại huyện đều
đạt được giải cao.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai rộng
khắc ở các cơ sở bản, trường, trạm. Các đơn vị được công nhận bản văn hóa,
đơn vị văn hóa vẫn được duy trì, đặc biệt có 10/12 bản được xét công nhận bản
không có ma túy, số hộ gia đình văn hóa là 973/1169 hộ bằng 83.2% tăng so với
cùng kỳ.
Công tác truyền thanh truyền hình: trong xã 12 bản đều có hệ thống loa
phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền, thông báo, công việc của bản của
xã đến nhân dân.
*Chính sách xã hội:
Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân dịp ngày lễ,
ngày tết cho người có công với cách mạng, các gia đình liệt sĩ, các đồng chí
thương binh, bệnh binh và cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho 5.244 đối tượng theo
22


quy định 139/CP của chính phủ và thực hiện chi trả chính sách xã hội cho 145

đối tượng chính xác kịp thời đúng chế độ.
Tiếp nhận và cấp phát cho dân 3.170 kg gạo của tỉnh hỗ trợ lũ lụt.
*Cơ sở hạ tầng: xã có trụ sở làm việc khang trang cùng với hệ thống truyền
thanh được phổ cập đến từng bản. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong
xã phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn.
*An ninh, quốc phòng:
Trong xã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống các loại tội phạm, tổ
chức quản lý tốt tù tha, quản lý nhân khẩu, phối hợp kịp thời giải quyết các vụ
việc không để bức xúc trong nhân dân.
Rà soát thanh niên trong độ tuổi để chuẩn bị cho công tác tuyển quân, xây
dựng phương án dân quân tự vệ để làm tốt công tác bảo vệ các ngày lễ, tết.
4.3. Tình hình sản xuất

Tình hình sản xuất trong những năm gần đây của xã đã có những chuyển
biến mới như tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đưa giống mới
vào sản xuất nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất, nâng cao sản
lượng cây trồng và vật nuôi. Do đó đã đạt được một số kết quả như sau:
* Về trồng trọt: cây lương thực chủ yếu của xã là cây lúa và các loại cây
hoa màu khác như: ngô, sắn, rau, khoai. Cây công nghiệp như lạc, đậu tương.
Huyện ủy và Ủy ban nhân xã Tường Phù đã đề ra những phương châm hoạt
động nhằm nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, tăng cường tổng kết thực
tiễn và điều chình kịp thời những phương hướng lãnh đạo của xã, Huyện ủy ủy
ban nhân dân xã Tường Phù đã nắm từng bước đi đánh giá những việc đã làm
được và chưa làm được để rút kinh nghiệm. Do mới bắt tay vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu mới, trong năm 2010 – 2012 kết quả đạt được đáng tự hào,
khẳng định hướng đi đúng của Đảng bộ chính quyền đã lựa chọn là hoàn toàn
đúng đắn. Từ đầu năm 2010 Huyện đã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu
theo hướng có hiệu quả.


23


Nhờ đó mà sản lượng lúa trong toàn xã đã tăng năm 2010 đạt 2730.4 tấn
đạt 91.8% và sản lượng lúa năm 2011 là 2792.4 tấn đạt 100% kế hoạch đề ra.
Vào năm 2012 đã tăng thêm 10.3%. Như vậy có thể nói đó là nguồn cung cấp
lương thực thực phẩm và nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo điều kiện
cho ngành chăn nuôi phát triển.
* Về chăn nuôi: xã có thế mạnh là tổng đàn lớn với tổng số 25527 con (tính
đến năm 2012) trong đó: trâu 1165 con; bò 121 con; đàn lợn 7517 con; đàn gia
cầm 16724 con. Ngoài ra, xã còn chỉ đạo tập trung đầu tư xây dựng và khuyến
khích chăn nuôi phát triển, chuyển một phần đất trồng cây sang trồng cây hoa
màu để làm thức ăn cho chăn nuôi và tích cực trong công tác chăn nuôi nhằm
nâng cao phát triển đàn gia súc, gia cầm của xã.
4.4. Những thuận lợi và khó khăn của Xã Tƣờng Phù.

* Thuận lợi:
Có thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng Huy Bắc, Huy Hạ, Tường Thượng,
Huy Thượng, Gia Phù. Có mạng lưới giao thông đường bộ thuận tiện cho việc
giao lưu hàng hóa và tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương
như các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi.
Xã Tường Phù có nguồn lực lao động dồi dào.
Đồng thời cũng là nơi tiêu thụ, trung chuyển các mặt hàng từ nơi khác đến.
Có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông lâm kết
hợp.
Với cơ chế vừa phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của xã vừa khai thác tốt các
yếu tố tích cực từ bên ngoài, xã Tường Phù có thể phát triển nhanh, toàn diện tất
cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
* Khó khăn:
Nền kinh tế của xã còn chưa cao so với các xã khác trong huyện.

Công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu.
Người dân trong xã vẫn chưa có nhận thức về các công tác tiêm phòng dịch
và vệ sinh thú y, vẫn còn những hộ chăn nuôi chuồng trại với diện tích nhỏ hẹp
không đảm bảo vệ sinh.
24


Về cơ bản xã có các tuyến đường đã được mở, song vẫn tồn tại một số đoạn
đường trong xã xuống cấp gây ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa và đi lại
của người dân trong xã.
Có nguồn lao động dồi dào song trình độ dân trí còn thấp chưa đáp ứng
được so với yêu cầu để phát triển. Tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất và cuộc sống còn chậm đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp ở các bản.

25


×