Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã tông lạnh huyện thuận châu tỉnh sơn la giai đoạn 2005 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.62 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt báo cáo thực tập này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, em còn nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các
cô chú tại đơn vị thực tập.
Trƣớc hết em xin trân thành cảm ơn các thầy cô trƣờng Cao Đẳng Sơn
La, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Nông Lâm đã trang bị cho em những kiến
thức quý báu trong suất thời gian học tập tại trƣờng.
Xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, quý cơ
quan, cô chú, anh chị công nhân viên chức của cơ quan đã giúp em hòan thành
khóa thực tập trong thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Trần
Minh Tiến, ngƣời đã định hƣớng nghiên cứu, tân tình hƣớng dẫn và hết lòng
giúp đỡ em trong suất quá trình nghiên cứu và thực hiên đề tài.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do hạn chế về thời gian và
cũng nhƣ năng lực nên không thể tránh đƣợc nhƣng thiếu sót, Vì vậy, bản thân
em rất mong nhân đƣợc sự góp ý của quý thầy cô để báo cáo thực tập đƣợc hoàn
thiên hơn.
Sơn La, tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lù Văn Bó

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Số

Chữ viết tắt và ký Chữ viết đầy đủ

thứ



hiệu

tự
1

UBND

Ủy ban nhân dân

2

TĐC

Tái định cƣ

3

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4

ĐKTN, KTXH

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

5


DTTN

Diện tích tự nhiên

6

HDND

Hội đồng nhân dân

7

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

8

THCS

Trung học cơ sở

9

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

10


SX

Sản xuất

11

TN & MT

Tài nguyên và môi trƣờng

12

DT

Diện tích

13

QH, KH SD

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng

2


DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ...................................................... 38
Biểu 02 So sánh biến động đất đai từ năm 2005 đến năm 2010....................... 39
Biểu 03 .Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính............................................. 44
Biểu Số 04: Kết quả phân hạng đất theo năng suất cây trồng của

xã Tông Lạnh ............................................................................................... 46
Biểu số 05. Tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ ....................................... 49
Biểu 06. Biến động diện tích Đất theo mục đích sử dụng ............................... 51
Biểu số 07: Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất
đai trên địa bàn xã Tông Lạnh (2000 - 2010). ................................................. 54

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Biểu đồ phân loại đất trên thế giới ..................................................... 13

4


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên mà tự nhiên ban tặng cho con ngƣời, là
tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Từ đất có thể làm ra lƣơng
thực, thực phẩm để nuôi sống con ngƣời. Đất đai còn là môi trƣờng sống, là địa
bàn phân bố khu dân cƣ, các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phòng... Nhƣ vậy đất
đai đã gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của loài ngƣời
Diện tích đất đai là có hạn trong khi nhu cầu của con ngƣời đối với đất đai
ngày càng lớn, quan hệ đất đai phức tạp và luôn biến động, việc quản lý, s ử
dụng đất còn nhiều bất cập. Trong khi các chủ sử dụng đất chỉ quan tâm tới lợi
ích trƣớc mắt mà không tính đến mục tiêu lâu dài, gây ra nhiều tranh chấp đất
đai, các vi phạm Luật đất đai liên tục diễn ra thì các cán bộ, cơ quan còn chƣa
thực sự nghiêm trong công tác Quản lý Nhà nƣớc về đất đai.
Đứng trƣớc những vấn đề bức xúc nhƣ vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất

nhiều lần thay đổi, bổ sung các chính sách pháp luật về đất đai. Từ Luật sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001 cho đến gần đây nhất
là Luật đất đai năm 2003 và dự thảo Luật đất đai sử đổi cùng với các Thông tƣ,
Nghị định, văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã và đang từng bƣớc đi sâu vào
thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế trên cũng nhƣ nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng
của vấn đề, đồng thời đƣợc sự phân công của khoa Nông Lâm cùng với sự
hƣớng dẫn của thầy giáo – Th.s Trần Minh Tiến giảng viên khoa Nông Lâm –
Trƣờng CĐ Sơn La, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình quản
lý đất đai tại xã Tông Lạnh huyện Thuận Châu- Tỉnh Sơn La giai đoạn 2005
- 2010”.

5


1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Củng cố kiến thức đã học trên lớp, tiếp cận với công tác quản lý đất đai
thực tế tại địa phƣơng.
Tìm hiểu công tác đánh giá tinh hình quản lý sử dụng cấp xã ,lập hồ sơ
địa chính tại xã Tông Lạnh
Đề suất một sồ biện pháp giúp địa phƣơng thực hiện tốt công tác quản lí
sử dụng đất đai trong giai đoạn tiếp theo
1.2.2 Yêu cầu
Số liệu điều tra thu thập phải có tính hiện thực, tính thời sự và tính pháp

Nắm vững quy định hiện hành của nhà nứoc về đất đai
Những đề xuất, kiến nghị đƣa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế ở địa phƣơng


6


PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cở sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý đất đai.
2.1.1. Sơ lược về lịch sử ngành địa chính và công tác quản lý Nhà nước về đất
đai.
* Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam trước cách mạng
tháng tám năm 1945.
Trƣớc cách mang tháng 8, chế độ sở hữu ruộng đất trƣớc đây của nƣớc ta
mang tính tự phát. Nhà nƣớc quân chủ phong kiến Việt Nam xây dựng trên nền
tảng của một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuý, nhƣng chƣa lúc nào nắm chắc
đƣợc quyền sở hữu ruộng đất của mình. Cũng có thời điểm Nhà nƣớc đã cố gắng
sử dụng triệt để quyền sở hữu đó để khẳng định tính thống nhất và tập trung của
đất nƣớc. Nhƣng khi thiết chế công xã đã hình thành và tồn tại lâu đời qua các
thời đại đã làm phá vỡ mọi sự cố gắng đó, góp phần tạo nên sự phân tầng của
chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất.
* Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam sau cách mạng tháng tám năm
1945.
Ngay sau cách mạng tháng tám thành công, nhân dân ta trải qua một thời
kỳ lịch sử phức tạp, nền kinh tế sa sút, lạc hậu mà trực tiếp là nạn đói năm 1945.
Để khắc phục dần tình hình đó Đảng và Chính phủ đã có các chính sách đất đai
của ta lúc này đều nhằm chấn hƣng nông nghiệp, hàng loạt Thông tƣ, Nghị định
của Bộ Quốc dân kinh tế và sắc lệnh của Chủ tịch nƣớc đã ban hành nhằm tăng
cƣờng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 1950, ngƣời cày đƣợc giảm tô
khi canh tác trên đất của địa chủ phong kiến. Ngày 14/12/1953, Quốc hội đã
thông qua Luật cải cách ruộng đất đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến - thực
dân sở hữu ruộng đất, triệt để thực hiện khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng”.
Từ năm 1959 giai cấp địa chủ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn, chế độ sử
dụng ruộng đất nông nghiệp đã thay đổi cơ bản. Đảng và Nhà nƣớc ta chủ

trƣơng từng bƣớc xây dựng hình thức kinh tế tập thể. Từ năm 1960 đến 1980 có
7


90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể do thành phần kinh tế quốc
doanh và kinh tế hợp tác xã sử dụng.
Giai đoạn 1980 – 1991 đƣợc mở đầu bằng hiến pháp 1980, trong đó quy
định toàn bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nƣớc thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch. Trong giai đoạn này,
chúng ta chƣa có một hệ thống tổ chức quản lý đất đai đủ mạnh trên phạm vi
toàn quốc cho mọi loại đất, chƣa có quy hoạch sử dụng đất toàn quốc. Nhà nƣớc
chỉ quan tâm đến quản lý và các chính sách đối với đất nông nghiệp nên dẫn đến
việc giao đất và sử dụng đất không đúng quy hoạch. Để khắc phục tình trạng đó,
hàng loạt các văn bản mang tính pháp luật của Nhà nƣớc về đất đai ra đời, đó là
quyết định 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất
quản lý ruộng đất trong cả nƣớc. Chỉ thị 299/TTG của thủ tƣớng Chính phủ
ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký đất đai.
Luật đất đai năm 1988 ra đời là dấu mốc lịch sử đầu tiên trong công tác
quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản dƣới luật hƣớng
dẫn thi hành luật, nhằm đƣa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp và đúng pháp
luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp là
nghị quyết 10/NQ – TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về việc giao đất cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Đây là việc làm cụ thể có tính then
chốt, khẳng định việc chuyển nền nông nghiệp sản xuất tự cung tự cấp theo
hƣớng sản xuất hàng hóa.
Khi Hiến pháp 1992 ra đời đã xác định điểm khởi đầu công tác đổi mới
chính trị. Chế độ sở hữu và quản lý đất đai đƣợc ghi vào Hiến pháp, trong đó
quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất cho các tổ chức và các cá nhân sử dụng ổn định

lâu dài…”. Tiếp theo luật đất đai 1993 là luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật
đất đai 1998 và 2001 lấy hiến pháp năm 1992 làm nền tảng đã khẳng định rõ
hơn về chế độ sử dụng đất cũng nhƣ phƣơng thức quản lý sử dụng đất trong thời
8


kỳ đổi mới nền kinh tế nƣớc ta. Điểm nổi bật trong chính sách quản lý đất đai
đƣợc thể hiện là cho phép ngƣời sử dụng đất có năm quyền là quyền chuyển đổi,
chuyển nhƣợng, thừa kế, thế chấp, cho thuê. Nhà nƣớc công nhận tính chất hàng
hóa của đất đai và giá trị của đất. Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc hình
thành thị trƣờng đất đai phát triển một cách sôi động và lành mạnh. Điều 13 luật
đất đai 1993 nêu 7 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Từ đây, Chính phủ và
tổng cục địa chính nay là Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng có hàng loạt các văn bản
dƣới luật hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ngày càng
hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đảm bảo đất đai đƣợc quản lý
chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả bền vững. Điều này đƣợc thể hiện qua việc
ra đời luật đất đai 2003, tại điều 6 Luật đất đai 2003 đã quy định 13 nội dung
quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Luật đất đai ra đời đã tạo ra những chuyển biến rõ
rệt hơn trong công tác quản lý sử dụng đất.
2.1.2. Cơ sở khoa học của công tác quản lý đất đai
Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của các hoạt động quản lý Nhà nƣớc thể
hiện thông qua các văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành.
*Hiến pháp 1980 của nƣớc CHXHCN Việt Nam quy định: “đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý”. Điều này tiếp tục khẳng định
trong hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1988, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi 1998,
2001, Luật đất đai 2003.
* Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc
thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cƣờng công tác quản lý ruộng đất trong cả
nƣớc, điều 9 Luật Đất đai 1998 quy định 7 nội dung của công tác quản lý Nhà

nƣớc về đất đai và để đáp ứng yêt cầu quản lý sử dụng đất trong giai đoạn mới.
Điều 13 Luật đất đai 1993 đã khẳng định lại và có bổ sung, sửa đổi bao gồm 7
nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai. 7 nội dung này luôn có mối quan hệ biện
chứng tạo ra những tiền đề bổ sung, hỗ trợ cho nhau và trong pháp luật về quản

9


lý Nhà nƣớc đối với đất đai, các nội dung này đều xoay quanh 3 phạm vi cơ bản
sau:
(1). Nhà nƣớc phải nắm chắc tình hình đất đai, tức là phải biết rõ các
thông tin chính xác về số lƣợng, chất lƣợng đất đai về tình hình hiện trạng của
việc quản lý sử dụng đất.
(2). Nhà nƣớc thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy
hoạch và kế hoạch thống nhất. Nhà nƣớc chiếm hữu toàn bộ đất đai nhƣng
không trực tiếp sử dụng mà giao cho các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điều
chỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế. Cụ thể, Nhà nƣớc tiến hành giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, thu hồi đất vì mục đích
của Nhà nƣớc. Vì vậy Nhà nƣớc phải quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng
đất đai.
(3). Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý và
sử dụng đất đai. Trong khi kiểm tra, nếu phát hiện các vi phạm, các bất đồng
quan điểm, Nhà nƣớc sẽ xử lý và giải quyết các bất đồng đó.
Điều 6 Luật Đất đai 2003 dựa trên cơ sở từ các nội dung trên cũng đã khẳng
định lại một lần nữa, có bổ sung và sửa đổi gồm 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc
về đất đai.
Các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai là tổng hợp các hoạt động của
các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà
nƣớc đối với đất đai. Để công tác quản lý đất đai đƣợc thuận lợi, phải thực hiện
đầy đủ và đồng bộ các nội dung quản lý này.

Ngoài các văn bản trên, cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc quản lý đất đai là hàng
loạt các nghị định, thông tƣ chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi
trƣờng:
+ Thông tƣ số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên
& Môi trƣờng về việc hƣớng dẫn dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

10


+ Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 hƣớng dẫn việc lập,
chỉnh lý , quản lý hồ sơ địa chính.
+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc
triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003.
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về việc
hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 về việc xử phạt hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
+ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc
bồi thƣờng hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
.+ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 28/2004/CT-TTg ngày 15-7-2004
về việc kiểm kê đất đai năm 2005.
.+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phƣơng pháp xác
định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Quyết định 08/2006/QĐ-BTMT về Ban hành Quy định về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
+ Quyết định 07/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
+ Thông tƣ 92/2007/TT-BTC hƣớng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền
nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà

nƣớc.
+ Quyết Định 11/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thực hiện đồng thời cho nhiều ngƣời sử dụng đất.
+ Thông tƣ 08/2007/TT-BTNMT hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê
đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Quyết định 1345/QĐ-BTNMT về việc tổ chức đợt kiểm tra tình hình thi
hành Luật Đất đai.
11


+ Chỉ thị 02/CT-BTNMT về việc tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai
năm 2003.
+ Chỉ thị 31/2007/CT-TTg về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng
của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất .
+ Nghị định 35/2008/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa
trang.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La XIII, đại hội Đảng bộ huyện
Thuận Châu XVII và XVIII;
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015 huyện Thuận
Châu;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Tông Lạnh khoá XVIII, Nghị quyết Hội
đồng Nhân dân xã Tông Lạnh khoá XVIII .
2.1.3. Tình hình quản lý đất đai của một số nước trên thế giới
Mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thức quản lý đất đai và các quan hệ đất
đai riêng. Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của từng Nhà nƣớc và lợi ích của giai cấp
thống trị quốc gia đó. Do vậy các biện pháp để quản lý quỹ đất đai của mỗi nƣớc là
khác nhau.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thế giới là 511 triệu km2, trong đó đất lục
địa có 149 triệu km2. Còn lại biển và đại dƣơng là 362 triệu km2. Theo tổ chức
Lƣơng Thực Thế Giới (FAO) Năm 2007 thì đất đƣợc phân bố ra các loại sau:


12


Hình 1. Biểu đồ phân loại đất trên thế giới
Đất có đồng Biểu đồ 01: Phân loại đất trên thế giới
Đất có nhiệt độ
cỏ tự nhiên
quá lớn(>250 C
10%
20%
Đất canh tác
10%
Đất có nhiệt độ
dƣới -50 C
20%

Đất hoang mạc
và sa mạc
20%

Đất có độ dốc
quá lớn
20%

Diện tích đất canh tác trên thế giới đƣợc phân bố không đều trên các Châu
lục. Đất nông nghiệp trên thế giới chiếm 10% tƣơng đƣơng với khoảng 1.476
triệu ha, trong đó đất đồi, núi đá là 973 triệu ha. Vùng Đông Nam Á và Thái
Bình Dƣơng hiện nay (đất nông nghiệp của 27 nƣớc đang phát triển và 3 nƣớc
phát triển) là 453 triệu ha, ngoài ra các loại đất khác nhau cũng phân bố không

đều, do việc quản lý đất đai ở mỗi quốc gia trên thế giới có những nét chung và
những điểm riêng mang sắc thái đặc trƣng.
2.1.4. Tình hình quản lý đất đai trên phạm vi cả nước
Ngay từ những năm 1980, Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt các văn bản
pháp luật để tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng đất và đã thu đƣợc những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế đất nƣớc,
hệ thống văn bản pháp Luật đất đai cần phải đƣợc cụ thể hóa cho phù hợp, đáp
ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất trong tình hình đổi mới. Luật Đất đai 1988 ra
đời, từng bƣớc đƣợc sửa đổi bổ sung và đƣợc Quốc hội thông qua ngày
14/07/1993 - Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi 2001 và đến nay là Luật Đất đai
2003 đƣợc Quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/11/2004.

13


Song song với việc từng bƣớc hoàn thiện pháp luật đất đai, các nội dung
quản lý Nhà nƣớc về đất đai cũng đƣợc triển khai đồng bộ, từng bƣớc đƣa công
tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, nhằm khai thác sử dụng đất có hiệu quả và bền
vững.
Đến hết năm 2008, công tác quản lý đất đai trên toàn quốc đã đạt đƣợc
những kết quả sau:
- Về công tác đo đạc - bản đồ: Đã tập trung hơn về chức năng quản lý
Nhà nƣớc hƣớng dẫn chỉ đạo công tác đo đạc bản đồ ở các địa phƣơng. Toàn bộ
hệ thống trắc địa quốc gia đã đƣợc hoàn chỉnh, đƣợc xử lý toán học. Hệ thống
bản đồ địa hình theo hệ toạ độ VN2000 tỷ lệ 1/50000 phủ trùm cả nƣớc bao gồm
570 mảnh. Tính đến năm 2006 ảnh hàng không do Việt Nam bay chụp đƣợc là
226.863 tờ phim và 175.438 tở ảnh trên tổng số 332 khu chụp ở các tỷ lệ 1/4000
và 1/44000. Hệ thống địa giới Quốc gia đã đƣợc hoàn thiện theo chỉ thị 364 vào
cuối năm 1996 trên hệ thống tỷ lệ lớn nhất có đƣợc tên từng địa phƣơng và đã

tiến hành bổ sung hồ sơ cho các địa phƣơng mới tách. Chính xác hóa tọa độ địa
giới trong chƣơng trình đo vẽ bản đồ địa chính.
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Vấn đề quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trong điều kiện hồ sơ đăng ký đất đai chƣa đƣợc hoàn chỉnh
là một trong những khó khăn lớn của các địa phƣơng. Mặc dù vậy, Bộ Tài
nguyên & Môi trƣờng đã chỉ đạo xây dựng xong và trình Chính phủ quy hoạch
sử dụng đất cả nƣớc đến năm 2010 và kế hoạch chuyển dịch đất nông nghiệp,
lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Xây dựng kế hoạch sử dụng
đất hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã đi vào nề nếp. Đến nay
các tỉnh, thành phố đã xây dựng xong kế hoạch sử dụng đất và có 57/64 tỉnh lập
xong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Các tỉnh thành phố đã
xây dựng xong bảng giá đất theo nghị định 87/CP, một số tỉnh đã điều chỉnh giá
đất mới cho phù hợp với giá của thị trƣờng tại địa phƣơng.

14


- Công tác giao đất, cấp GCNQSD đất và tổng kiểm kê đất đai: Trên
cơ sở luật đất đai 2003, Bộ tài nguyên & Môi trƣờng đã xây dựng nhiều văn bản
pháp lý về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất.
Tình hình triển khai công tác cấp GCNQSD đất trên phạm vi cả nƣớc tính
đến ngày 15/1/2007 cả nƣớc đã cấp 25.680.731 GCNQSD đất cho các cá nhân,
gia đình, tổ chức; gồm các loại đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đô thị, ở
nông thôn, đất chuyên dùng, đất cơ sở tín ngƣỡng, đất nuôi trồng thủy sản. Hiện
nay 43/64 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSD đất nông
nghiệp, đạt hơn 85% diện tích.
Thực hiện chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 về việc kiểm kê đất
đai năm 2005, cả nƣớc đã tiến hành kiểm kê đất đai. Theo số liệu kiểm kê đất
dai năm 2005 hiện nay tổng diện tích tự nhiên nƣớc ta là 33121,2 nghìn ha,
trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp là 24696 nghìn ha chiếm 74,56% diện tích cả
nƣớc.
+ Đất phi nông nghiệp là 3309,1 nghìn ha chiếm 9,99% diện tích cả nƣớc.
+ Đất chƣa sử dụng là 5116 nghìn ha chiếm 15,45% diện tích cả nƣớc.
Tính đến ngày 01/1/2007, cả nƣớc đã tiến hành giao đƣợc 21262,7 nghìn
ha đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử
dụng đất chiếm 86,1% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nƣớc, đã giao 1390,5
nghìn ha đất phi nông nghiệp chiếm 42,02% diện tích loại đất này, đã giao
1110,5 nghìn ha đất chƣa sử dụng chiếm 21,71% tổng diện tích đất chƣa sử
dụng.
- Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Qua số liệu thống kê
của Tổng cục Quản lý đất đai chung ta có thể thấy Nguồn thu từ đất tăng đều
qua các năm (năm 2005 đạt 17.949 tỷ đồng; năm 2006 đạt 20.765 tỷ đồng; năm
2007 đạt 36.821 tỷ đồng; năm 2008 đạt 40.029 tỷ đồng; năm 2009 đạt 46.876 tỷ
đồng; năm 2010 đạt 54.000 tỷ) dần trở thành nguồn lực quan trọng cho phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.Tuy nhiên qua xem xét tình hình quản lý Nhà
15


nƣớc về đất đai trong cả nƣớc, bên cạnh những mặt đạt đƣợc, công tác quản lý
đất đai còn có những hạn chế, bất cập trong đó có những nguyên nhân nhƣ
nhiệm vụ, chức năng còn chồng chéo, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu,
hơn nữa ở địa phƣơng quyền hạn giải quyết của các cơ sở địa chính chƣa đủ
mạnh.

16


PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Công tác quản lý đất đai của xã Tông Lạnh huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn
La
- Toàn bộ quỹ đất của xã Tông Lạnh
- Các ĐKTN,KTXH liên quan đến tình hình quản lý và SD đất trên địa
bàn xã Tông Lạnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại xã Tông Lạnh huyện Thuận Châu
Tỉnh Sơn La
- Thời Gian: số liệu từ năm 2005 đến Năm 2010
3.3. Mục đích, yêu cầu
3.3.1 Mục đích:
- Tìm hiểu và đánh giá công tác Quản lý đất đai của xã Tông Lạnh huyện
Thuận Châu tỉnh Sơn La giai đoạn 2005 - 2010.
- Đƣa ra những kiến nghị đề xuất một số phƣơng pháp giúp địa phƣơng
hoàn thiện công tác quản lý đất đai.
3.3.2 Yêu cầu:
- Năm vững 13 nội dung quản lý nhà nƣớc về đất đai
- Nắm vững đƣợc những quy định pháp luật đất đai hiện hành.
- Số liệu điều tra, thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Những đề xuất, kiến nghị đƣa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phƣơng.

17


3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội của xã Tông Lạnh.
3.4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
3.4.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

3.4.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất và biến động đất đai xã Tông Lạnh
3.4.2.1. Tình hình quản lý đất đai.
3.4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai.
3.4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai.
3.4.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Tông
Lạnh huyện Thuận Châu.
3.4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Quản lý
đất đai
3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu.
3.5.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp
- Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình
quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã Tông Lạnh.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật Thông tƣ, Nghị quyết … về quản lý và
sử dụng đất do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Tìm hiểu các văn
bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất của UBND Tỉnh Sơn La và UBND
huyện Thuận Châu
3.5.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa
Điều tra, khảo sát tìm hiểu thực tế để phục vụ cho mục đính nghiên
cứu, qua đó nắm bắt đƣợc chính xác tình hình quản lý đất đai trên địa bàn.
3.5.3. Phương pháp thống kê các số liệu thu thập
Đây là phƣơng pháp mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc tiến hành điều tra
khảo sát, tổng hợp và sử dụng các số liệu trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu nhằm
nắm chắc đƣợc tình hình số lƣợng, chất lƣợng đất đai, nắm đƣợc đầy đủ các
thông tin về đất đai để có kế hoạch về quản lý đất đai.

18


3.5.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý các số liệu thống kê
Qua các số liệu, tài liệu đã thu thập đƣợc tiến hành tổng hợp, phân loại

các số liệu về công tác quản lý đất đai và các số liệu liên quan nhằm phân nhóm
toàn bộ các đối tƣợng điều tra có cùng một chỉ tiêu và phân tích tƣơng quan giữa
các yếu tố đó.
3.5.5. Phương pháp so sánh trực tiếp các số liệu
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập, cần so sánh và đánh giá để có
những thông tin đủ độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu cần phân bố đất đai và rút ra
những nhận định về tình hình quản lý.

19


PHẦN IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi
trƣờng.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Tông Lạnh là nằm ở phía Đông Nam của huyện Thuận Châu, nằm dọc
trên trục Quốc lộ số 6 với chiều dài là 5 km, cách thị trấn Thuận Châu 6 Km về
hƣớng đông nam. Có toạ độ địa lý nằm từ 210 24’- 21 0 29’ vĩ độ Bắc và 1030
42’-1030 47 phút kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã: Nong Lay, Chiềng Ly.
- Phía Nam: Chiềng Pấc.
- Phía Đông: Tông Cọ.
- Phía Tây: Thôm Mòn.
4.1.1.2 Địa hình:
Xã có địa hình phức tạp, mang nét đặc trƣng của vùng núi cao Tây Bắc
với độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi những dãy núi cao và hệ thống các khe
suối. Độ cao trung bình khoảng 750 m so với mực nƣớc biển, địa hình dốc dần
từ Tây bắc xuống Đông nam, nằm xen kẽ giữa các dãy núi là phiêng bãi bằng
nhƣng không liên tục. Địa hình đƣợc chia thành 3 dạng chủ yếu nhƣ sau:

- Dạng địa hình núi cao và dốc có thể trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ
rừng phân bố ở khu vực phía nam Quốc lộ 6, độ cao trung bình 770 m.
- Dạng địa hình đồi thoai thoải, bát úp có độ dốc từ 150 đến 250 phân bố
tại
khu vực phía bắc trục Quốc lộ 6 chủ yếu ở các bản Dẹ, Lạnh, Hua Nà, bảnTáng.
- Dạng địa hình bằng phẳng gần nguồn nƣớc hiện đang canh tác ruộng 1
vụ và 2 vụ lúa tập trung ở khu vực dọc trục đƣờng Quốc lộ 6 gồm các bản: Nà
Lạn, Pằn Nà, Thẳm, Tốm, Cuông mƣờng và khu vực 7 tiểu khu.

20


Nhìn chung địa hình của xã tƣơng đối phức tạp gây nhiều khó khăn cho
sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nhất là cho xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng nhƣ mạng lƣới giao thông và hệ thống thuỷ lợi, gây khó khăn
cho việc nâng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất canh tác và chuyển dịch
cơ cấu cây trồng cũng nhƣ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên:
4.1.2.1 Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tông Lạnh là 2356,0 ha tính toán trên
bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Sơn La tỉ lệ 1/100.000 xã Tông Lạnh có các loại đất chủ
yếu nhƣ sau:
- Nhóm đất Feralit vàng nhạt trên đá cát (FHqz) diện tích khoảng 1.791,27
ha chiếm 76,03% tổng diện tích tự nhiên của xã.
- Nhóm đất Feralit mùn nâu đỏ (FHkx) trên đá mác ma trung tính bazơ
diện tích khoảng 198,84 ha chiếm 8,44% DTTN của xã.
- Nhóm đất vàng đỏ trên đá biến chất (F jz) diện tích khoảng 365,89 ha
chiếm 15,53 % tổng DTTN của xã.
Nhìn chung đất đai trên địa bàn xã còn tƣơng đối tốt thích hợp với nhiều
loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả,cây công nghiệp.

4.1.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã sử
dụng chủ yếu từ hai nguồn sau:
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nƣớc chính phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống ao hồ và
suối trên toàn xã. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nƣớc hạn chế, mặt
khác nguồn nƣớc mặt phân bố không đồng đều trên toàn địa bàn xã.
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chƣa có điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ.
Song trong thực tế ở một số các khu vực nƣớc ngầm đã đƣợc nhân dân khai thác
để phục vụ sinh hoạt.

21


4.1.2.3 Tài nguyên rừng
Trên địa bàn xã có 191,73 ha rừng phòng hộ, chiếm 8,14% tổng diện tích
tự nhiên. Bao gồm 2 loại là rừng tự nhiên phòng hộ và rừng trồng phòng hộ
Nhìn chung, tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo
vệ môi trƣờng và điều hoà không khí, chống xói mòn đất, giữ nguồn nƣớc. Tuy
nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chƣa thực sự hợp lý, công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều còn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy
giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng
tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái từng đi theo chiều hƣớng không có
lợi. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi
dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu qủa cao về mọi mặt.
4.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Thuận Châu nói chung và xã Tông Lạnh nói riêng đều nằm trong
vùng nghèo khoáng sản, trên địa bàn xã có hai ngbuồn khoáng sản chính là đá
vôi và đất sét chủ yếu dùng dể sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng
trên địa bàn và các và các vùng lân cận song trữ lƣợng không lớn, khả năng đầu

tƣ khai thác quy mô lớn hạn chế.
4.1.2.5 Tài nguyên nhân văn
Xã Tông Lạnh nằm trong vùng đất cổ đƣợc hình thành và phát triển sớm
trong lịch sử. trong quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, nhân dân các
dân tộc xã Tông Lạnh đã viết nên trang sử quê hƣơng rạng rỡ, với truyền thống
văn hoá đặc sắc, lâu đời, gắn liền với truyền thống kiên cƣờng trong đấu tranh
cách mạng. Cồng đồng dân tộc gồm 2 dân tộc ( Dân tộc thái và dân tộc kinh)
đoàn kết, gắn bó chung sống từ lâu đời. Mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trƣng riêng
trong đời sống văn hoá truyền thống, hoà nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc
dân tộc, đến nay công đồng dân tộc của xã vẫn bảo tồn và lƣu giữ đƣợc các điệu
múa, hát và các hoạt động văn hoá truyền thống nhƣ: múa xoè, hát đối, ném còn,
kéo co, bắn nỏ....

22


4.1.3. Thực trạng cảnh quan môi trường
Cảnh quan môi trƣờng đa dạng mang vể đẹp của vùng núi tây bắc với
nhiều dẫy núi xen kẽ các phiêng bãi tƣơng đối bằng phẳng, môi trƣờng không
khí trong lành, nguồn nƣớc ít bị ảnh hƣởng do ô nhiễm chất thải công nghiệp –
TTCN và sinh hoạt của con ngƣời. Trong một thời gian dài việc bảo vệ rừng
không đƣợc quan tâm đúng mức dẫn đến diện tích rừng giảm, độ che phủ của
rừng chiếm tỷ lệ thấp, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, độ phì của đất giảm gây ảnh
hƣởng xấu đến đời sống, sản xuất và cảnh quan môi trƣờng. Ngoài ra các hoạt
động trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: chăn thả gia súc, gia cầm; sử dung phân
bón hoá học, thuốc trừ sâu; tập quán canh tác lạc hậu cũng ảnh hƣởng đến môi
trƣờng sinh thái. Vì vậy việc khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, cải tạo đất,
bảo vệ môi trƣờng là yêu cầu cấp thiết phải đƣợc các ngành, các cấp đặc biệt
quan tâm.
Tập quán sinh sống và ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân chƣa cao

cũng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, nhất là khu vực ngã ba Tông Lạnh. Tuy
nhiên mức độ ô nhiễm chƣa nhiều, về cơ bản môi trƣờng tự nhiên của xã vẫn giữ
đƣợc sắc thái tự nhiên. Để giữ đƣợc sự phát triển bền vững trong tƣơng lai, cần
có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế - Xã hội:
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế
1. Cơ cấu kinh tế.
Xã biết huy động và sử dụng khá hợp lý các nguồn lực sẵn có để phát triển
sản xuất, tuy nhiên nền kinh tế vẫn đang dựa vào nông nghiệp là chính; điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, nắng nóng, lũ là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất cây
trồng vật nuôi còn thấp. Một số chỉ tiêu chính năm 2011 đã đạt đƣợc nhƣ sau:
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế:

14%/năm

- Tổng sản lƣợng cây lƣơng thực cây có hạt:

1.930,5 tấn

- Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt:

192 kg/ ngƣời/ năm

- Tổng giá trị sản xuất:

40.457,4 triệu đồng
23


- Thu nhập bình quân đầu ngƣời:


7 triệu đồng/ năm

- Tỷ lệ hộ nghèo: 688 hộ

30,4%, không có hộ đói

- Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành.
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp

: chiếm 70,0%

+ Tiểu thủ công nghiệp - XD

: chiếm 8,5%

+ Thƣơng mại - dịch vụ

: chiếm 21,5%

2. Dân số - lao động:
2.1. Dân số.
Theo số liệu điều tra thống kê tháng 11 năm 2011 dân số của xã có 2.262
hộ với 10.026 nhân khẩu, bình quân 4,5 - 5 ngƣời/hộ. Thành phần dân tộc chủ
yếu là dân tộc Thái 1.674 hộ chiếm 74% và dân tộc Kinh có 588 hộ chiếm 26%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,5%.
2.2. Lao động.
Theo số liệu thống kê toàn xã có trên 5.182 lao động trong đó lao động
nông, lâm, ngƣ nghiệp là 4.793 ngƣời còn lại là lao động ngành nghề khác. Phần
lớn lao động chƣa qua đào tạo, đây là khó khăn chính của xã trong việc tiếp thu

các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất.
Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động : 5.182 lao động, trong đó :
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp

: 4.793 lao động, chiếm 92,49%

+ Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

: 120 lao động, chiếm 2,31%

+ Thƣơng mại - dịch vụ

: 269 lao động, chiếm 5,2%

Chất lƣợng lao động: Tỷ lệ lao động qua đào tạo 948 ngƣời chiếm 18,3%
chƣa đáp úng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
3. Hoạt động tổ chức sản suất
3.1, Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
3.1.1. Trồng trọt
* Cây trồng chính: Lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày
- Diện tích lúa gieo cả năm 236 ha. Trong đó:

24


+ Diện tích lúa xuân 107 ha, năng suất bình quân cả năm đạt 68tạ/ha, sản
lƣợng ƣớc đạt 727,6 tấn;
+ Diện tích lúa vụ mùa 121 ha, năng suất bình quân cả năm đạt 55tạ/ha,
sản lƣợng ƣớc đạt 665,5 tấn;
+ Diện tích lúa nƣơng 8 ha, năng suất bình quân cả năm đạt 8,5tạ/ha, sản

lƣợng ƣớc đạt 6,8 tấn;
- Cây ngô: Diện tích 125 ha. Trong đó:
+ Ngô Xuân hè: 75 ha, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha, sản lƣợng 390,0
tấn.
+ Ngô Hè thu: 50 ha, năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha, sản lƣợng 200,0 tấn.
- Cây sắn: Diện tích 60,0 ha, năng suất đạt 140 tạ/ha, sản lƣợng đạt 840,0
tấn.
- Màu và cây nông nghiệp:
+ Lạc, đậu các loại: Diện tích 15,0 ha, năng suất đạt 10 tạ/ha, sản lƣợng
đạt 15,0 tấn.
+ Rau các loại: Diện tích 28,0 ha, năng suất đạt 120 tạ/ha, sản lƣợng đạt:
336,0 tấn.
- Cây ăn quả: Diện tích 12,0 ha, năng suất đạt 65 tạ/ha, sản lƣợng đạt 78,0
tấn.
- Cây cà phê: Diện tích 16,0 ha, năng suất đạt 63 tạ/ha, sản lƣợng đạt 100,8
tấn.
Giá trị ngành trồng trọt ƣớc đạt 11.609,0 triệu đồng.
(Chi tiết tại Biểu 03/HT)
3.1.2. Chăn nuôi.
Những năm gần đây, chăn nuôi đã có những bƣớc phát triển mặc dù dịch
bệnh có diễn ra trên địa bàn. Hình thức chăn nuôi trên địa bàn xã vẫn là nhỏ lẻ
theo quy mô hộ gia đình.
* Số lƣợng tổng đàn trong năm 2010:
- Tổng đàn trâu

: 623 con;
25



×