Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón trên một số giống đậu xanh trồng vụ hè tại xã chiềng mung, huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.9 KB, 74 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
------******------

KS. QUÀNG THỊ VÂN THẢO
GV KHOA NÔNG LÂM

“ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN TRÊN MỘT SỐ GIỐNG
ĐẬU XANH TRỒNG VỤ HÈ TẠI XÃ CHIỀNG MUNG, HUYỆN MAI
SƠN, TỈNH SƠN LA”

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013

SƠN LA - 2013


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
------******------

KS. QUÀNG THỊ VÂN THẢO
GV KHOA NÔNG LÂM

“ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN TRÊN MỘT SỐ GIỐNG
ĐẬU XANH TRỒNG VỤ HÈ TẠI XÃ CHIỀNG MUNG, HUYỆN MAI
SƠN, TỈNH SƠN LA”

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2011 – 2012

CỘNG TÁC VIÊN: LÊ THỊ THẢO
GIẢNG VIÊN KHOA NÔNG LÂM

SƠN LA - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................ 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................. 3
2.1. Nghiên cứu đậu xanh trên thế giới: ............................................................ 3
2.2. Nghiên cứu đậu xanh trong nƣớc: .............................................................. 7
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:....................................................................... 11
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:....................................................................... 11
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .............................................................. 11
5.1 Thí nghiệm 1: ............................................................................................. 11
5.2 Thí nghiệm 2: ............................................................................................. 12
5.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm : ......................................... 13
5.3.1. Thời vụ và mật độ .................................................................................. 13
5.3.2. Phƣơng pháp bón phân........................................................................... 13
5.4. Các chỉ tiêu theo dõi : ............................................................................... 14
5.4.1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển ........................................................ 14
5.4.2.. Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................. 14
5.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu ..................................................... 15
5.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu: ....................................................................... 16
6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: .................................................................... 16
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 16
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:..................................................................................16

9. KẾ HOẠCH THỜI GIAN:..........................................................................16
NỘI DUNG ......................................................................................................... 17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ................................... 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: .............................. 19
2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trên thế giới: ............................................. 19
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam: .............................................. 20
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 25


3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số mật độ trồng đến sinh
trƣởng phát triển, năng suất của 2 giống đậu xanh trong điều kiện vụ hè: ...... 25
3.1.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trƣởng của hai giống
đậu xanh thí nghiệm (đơn vị: ngày) ................................................................. 25
3.1.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái của hai giống đậu
xanh thí nghiệm: ............................................................................................... 26
3.1.3. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai giống đậu
xanh thí nghiệm: ............................................................................................... 28
3.1.4. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng tích lũy chất khô của 2 giống
đậu xanh. ......................................................................................................... 30
3.1.5. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến số lƣợng và khối lƣợng nốt sần của hai
giống đậu xanh thí nghiệm: .............................................................................. 31
3.1.6. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh của hai giống
đậu xanh thí nghiệm ......................................................................................... 32
3.1.7. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của hai
giống đậu xanh thí nghiệm. .............................................................................. 34
3.1.8. Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất của 2 giống đậu xanh. ............... 36
3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến sinh
trƣởng phát triển, năng suất của 2 giống đậu xanh trong điều kiện vụ hè: ...... 38
3.2.1. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến thời gian sinh trƣởng của hai
giống đậu xanh thí nghiệm: .............................................................................. 38

3.2.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến đặc điểm hình thái của hai
giống đậu xanh thí nghiệm: .............................................................................. 39
3.2.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến chỉ số diện tích lá của 2 giống
đậu xanh. .......................................................................................................... 41
3.2.4. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng tích lũy chất khô của
2 giống đậu xanh. ............................................................................................. 42
3.2.5. Ảnh hƣởng của liều lƣợng lân bón đến sự hình thành nốt sần của hai
giống đậu xanh thí nghiệm: .............................................................................. 44
3.2.6. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh của 2
giống đậu xanh. ................................................................................................ 46


3.2.7. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến số các yếu tố cấu thành năng
suất của 2 giống đậu xanh. ............................................................................... 47
3.2.8. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến năng suất của 2 giống đậu
xanh:................................................................................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 52
4.1. Kết luận: .................................................................................................... 52
4.2. Kiến nghị: .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AVRDC

Đ/C
FAO
PB
LAI

N
P2O5
K2O
ĐB SCL
ĐVT
WHO
TB
NS
NSLT
NSTT
IRRI
CT
IPM
CTV
KL
SLNS
IMN

Từ viết đầy đủ
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á
Mật độ
Đối chứng
Tổ chức lƣơng thực thế giới
Phân bón
chỉ số diện tích lá
Đạm
Lân lâm thao
Kaliclorua
Đồng bằng sông Cửu Long
Đơn vị tính

Tổ chức y tế thế giới
Trung bình
Năng suất
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Viện nghiên cứu lúa quốc tế
Công thức
Quản lý dịch hại tổng hợp
Cộng tác viên
Khối lƣợng
Số lƣợng nốt sần
Vƣờn thử nghiệm đậu xanh quốc tế


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đậu xanh (Vigna radiata L.), tên đồng nghĩa (Phaseolas ayreus Roxb) là
loại cây thuộc họ đậu đỗ, họ phụ cánh bƣớm (Leguminoceae) là loại cây thực
phẩm có thời gian sinh trƣởng ngắn (63 – 75 ngày), dễ trồng, đặc biệt ở ĐB SCL
có thể trồng đậu xanh luân canh trên đất lúa. Trồng đậu xanh còn giúp bồi
dƣỡng và cải tạo đất tốt nhờ xác bã, thân, lá để lại cho đất (tƣơng đƣơng 8 – 15
tấn/ha phân xanh) và các nốt sần ở rễ cung cấp đạm cho cây (tƣơng đƣơng 20 –
40 kg N/ha, hay 42 – 85 kg phân Ure/ha). Nhờ đó mà sau mùa đậu đất càng trở
nên màu mỡ hơn (Dƣơng Minh, 1999) [14]
Về phƣơng diện dinh dƣỡng, hạt đậu xanh có chứa nhiều chất dinh dƣỡng
nhƣ: protein (21 – 24%), lipid (1 – 4%), đƣờng bột (57 – 58%), 4 – 5% các chất
khác và các sinh tố nhóm B. Giá đậu xanh (1 kg đậu hạt có thể ủ đƣợc 7 – 8 kg
giá) còn chứa nhiều sinh tố B và các sinh tố khác nên có giá trị để thay thế một
số rau tƣơi và các mùa vụ thiếu rau, giá đỗ lại có thể tồn trữ và sản xuất dễ dàng.
Hạt đậu xanh là loại nông sản quen thuộc đƣợc dùng rộng rãi trong nhân dân để

làm thực phẩm (chè, xôi, cháo, bánh ếch, bánh tét, bún tàu (miến), kẹo, bánh,
rau sống (giá đậu), bánh mì ... (Điêu Thị Mai Hoa, 2007) [8]
Protein đậu xanh chứa đầy đủ các axit amin không thể thay thế và là
nguồn protein thực vật dễ tiêu hóa. Bằng kết quả nghiên cứu chế biến, các nhà
khoa học thuộc trƣờng Đại học Kaset sart (Thái Lan) cho rằng đậu xanh có thể
chế biến thành các hỗn hợp thực phẩm giàu protein có giá trị dinh dƣỡng cao với
giá thành hạ nhất. Sự kết hợp của bột đậu xanh với bột gạo, bột mì, vừng và các
gia vị khác có thể tạo thành các món ăn cao cấp thay cho các sản phẩm chế biến
từ sản phẩm chăn nuôi. Vì vậy thực phẩm chế biến từ đậu xanh có giá trị kinh tế
cao đối với sức khỏe con ngƣời. Do có giá trị dinh dƣỡng cao nên đậu xanh
dùng để sản xuất nhiều loại thực phẩm cho ngƣời già, trẻ em suy dinh dƣỡng.
Trong nhiều trƣờng hợp đậu xanh còn đƣợc sử dụng làm thuốc và giải độc. (Đỗ
Tất Lợi, 1977) [13]
Trong hạt đậu xanh, các phân tử protein chiếm khoảng 23 - 28% và đƣợc chia
thành hai nhóm: nhóm protein đơn giản và nhóm protein phức tạp. Trong nhóm
1


protein đơn giản chủ yếu là globulin, chiếm từ 60 - 80%, còn lại là albumin và một số
loại khác. Chức năng chính của protein dự trữ là cung cấp amino acid và nitơ cho quá
trình nảy mầm của hạt. Protein đậu xanh có chứa đầy đủ các tính chất chung nhất của
protein. Ngoài ra, protein đậu xanh còn có một số tính chất riêng biệt nhƣ khả năng
hút nƣớc và dầu tạo nhũ tƣơng, khả năng hoà tan trong nƣớc. Đó là một trong những
yếu tố quan trọng trong nghiên cứu và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ đậu xanh.
(Nguyễn Xuân Thành, 1989 – 1991) [20]
Protein đậu xanh đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tốt do có chứa đầy đủ
các amino acid không thay thế và hàm lƣợng của chúng tƣơng đối trùng với
tiêu chuẩn dinh dƣỡng dành cho trẻ em do tổ chức nông lƣơng thế giới (FAO)
và tổ chức y tế thế giới (WHO) đƣa ra. (Vander Maesen L. J. G, 1996) [31].
Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan

trong nƣớc nhƣng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực nhƣ ether,
petroleum ether, benzen... Lipid cũng là thành phần cấu tạo quan trọng của
màng sinh học, là nguồn dự trữ nhiên liệu cung cấp năng lƣợng cho cơ thể.
Lipid cùng với protein và polysaccarid cung cấp năng lƣợng cho sự nẩy mầm
của hạt. Tuy hàm lƣợng lipid trong hạt đậu xanh chiếm tỷ lệ thấp (trung bình
khoảng 1,3%), nhƣng đó lại là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất
và khả năng bảo quản hạt (Trần Đình Long, 1998) [12].
Cây đậu xanh có thời gian sinh trƣởng ngắn và có thể trồng đƣợc trên
nhiều loại đất khác nhau. Đây là cây trồng dễ tính, có nguồn gốc từ Ấn Độ và
Trung Á. Do ƣu thế và chu kỳ sinh trƣởng ngắn ngày, kỹ thuật thao tác đơn
giản, nên đậu xanh dễ tham gia vào các cơ cấu luân canh tăng vụ, trồng xen,
trồng gối với nhiều loại cây trồng khác nên ngày càng đƣợc phát triển mạnh ở
các nƣớc nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở khu vực Đông Nam Á, cây đậu xanh đƣợc
phát triển mạnh ở Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Đài Loan,…Cây đậu xanh ngày
càng đƣợc quan tâm và phát triển ở Việt Nam cũng nhƣ toàn thế giới do giá trị
kinh tế và giá trị sử dụng cao. Nƣớc ta gần đây cơ bản đã giải quyết xong vấn đề
đói lƣơng thực, nhƣng vấn đề dinh dƣỡng protein vẫn đang còn gặp nhiều khó
khăn nên đòi hỏi chúng ta phải có hƣớng giải quyết đúng đắn bằng con đƣờng
protein thực vật mà trƣớc hết là cây họ đậu. (Nguyễn Hữu Quán, 1994) [18]
2


Hiện nay, hạt đậu xanh tiêu thụ rất mạnh ở các nƣớc nhƣ Đài Loan,
Philippin, Ấn Độ, Thái Lan...và nhất là nƣớc ta. Đối với khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ, diện tích cây đậu hàng năm khoảng 10.000 ha. Mặc dù, diện
tích sản xuất cây đậu xanh ở các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
không thể so sánh với cây lạc và đậu tƣơng, tuy nhiên đậu xanh cũng là cây thực
phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất đậu xanh bình quân toàn vùng đạt
khoảng 12 - 13 tạ/ha. Do nhiều công dụng và dễ sử dụng nên đậu xanh đƣợc
trồng rộng rãi trong nhân dân. (Dƣơng Minh, 1999) [14]

Muốn trồng và sản xuất đậu xanh có hiệu quả kinh tế cao, cần phải có các
giống mới năng suất và chất lƣợng cao, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh hợp lý. Tại Sơn La, ngƣời dân do thiếu hiểu biết về giá trị dinh dƣỡng của
đậu xanh, chƣa có sự đầu tƣ thâm canh hợp lý, vì vậy năng suất và sản lƣợng trồng
đậu xanh còn thấp, cũng do chƣa áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật nhƣ bố trí mật
độ, phân bón hợp lý cho từng giống đậu xanh vì thế chƣa phát huy hết tiềm năng của
các giống.Trong thực tế đã có những kết quả nghiên cứu về mật độ và phân bón cho
một số giống đậu xanh phổ biến, song với mục đích so sánh để có lựa chọn về mật
độ và liều lƣợng phân bón thích hợp cho giống mới đƣa vào sản xuất tại địa phƣơng
góp phần cải thiện năng suất đậu xanh của huyện Mai Sơn nói riêng và của toàn tỉnh
Sơn La nói chung, từ thực tế đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
''Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân bón trên
một số giống đậu xanh trồng vụ hè tại xã Chiềng Mung,
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La''
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1. Nghiên cứu đậu xanh trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới có nhiều trung tâm, cơ quan, viện nghiên cứu đã và
đang nghiên cứu về cây đậu xanh. Đặc biệt trung tâm AVRDC là trung tâm có tập
đoàn đậu xanh lớn nhất thế giới (khoảng 250.000 mẫu), AVRDC đã nghiên cứu
ảnh hƣởng mật độ đến năng suất và cho rằng: “ những giống có tỷ lệ đẻ nhánh
thấp sẽ đƣợc trồng dày lên, nghĩa là tăng mật độ trong quần thể dẫn đến năng
suất”. Chƣơng trình AVRDC có những tập hợp khác nhau về nguồn vật liệu dùng
cho đậu xanh thích ứng với các vùng khác nhau. Mục tiêu của AVRDC là chọn ra
giống có tính thích ứng rộng, năng suất cao, chín sớm, tập chung, nâng cao chất
3


lƣợng, khả năng chống chịu sâu bệnh. Theo hƣớng này mà các tổ hợp lai của
AVRDC thƣờng có giá trị cao về năng suất, do đó các giống đã đƣợc chọn lọc và
trồng khắp nơi trên thế giới của AVRDC và các dòng chiếm 70% các giống cải

tiến ở Châu Á. Hiện nay AVRDC đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong
việc tạo ra nguồn vật liệu quý cho các nƣớc trong khu vực, nhanh chóng đáp ứng
giống mới cho sản xuất ( [35]
Năm 1972 Trƣờng Đại học Missouri thành lập mạng lƣới thử nghiệm
đậu xanh quốc tế (IMN), cơ sở này đã đánh giá đƣợc sự tƣơng tác giữa giống
và môi trƣờng. Kết quả thử nghiệm đã thu đƣợc 1 số kiểu gen có năng suất cao,
thích ứng rộng và trƣờng Đại học Missouri đã lai tạo đƣợc giống có tỷ lệ đâm
nhánh năng suất cao. (Lin Y.H, Yao W.H, 1996) [27]
Năm 1990 – 1992 Thái Lan đã đƣa ra giống chín tập chung, thu hoạch 1
lần, đây đƣợc coi là một bƣớc đột phá trong công tác chọn giống đậu xanh
nhằm đƣa cơ giới hóa vào sản xuất cũng nhƣ việc mở rộng diện tích trồng đậu
xanh. (Lairunggreang.C,1990) [26]
Ở Philippin, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Đại học Nông
nghiệp đã nghiên cứu, lai tạo các giống đậu xanh thích hợp với điều kiện canh
tác trên đất lúa, đƣa cây họ đậu ngắn ngày vào chế độ luân canh vùng lúa, tạo
điều kiện nâng cao năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông dân.
(SURADIO.VN, 1986) [30]
Bên cạnh các nghiên cứu lai tạo các giống đậu xanh năng suất cao, chín
tập chung, phòng trừ sâu bệnh,… thì cũng có một số nhà khoa học đã nghiên
cứu tỉ mỉ về cây đậu xanh, về các đặc điểm nhƣ sinh thái học, khả năng chống
chịu, khả năng cố định nitơ phân tử và nhiều đặc tính khác,… Ngoài ra nghiên
cứu về vi khuẩn Rhizobium Vigna cộng sinh với rễ đậu cũng là một bƣớc tiến
mới trong việc nghiên cứu về cây đậu xanh, góp phần nâng cao năng suất,
phẩm chất hạt. (Nguyễn Xuân Thành, 1989 – 1991) [20]
Năm 1982 – 1984 Ấn Độ đã thí nghiệm nhiễm khuẩn cho đậu xanh trên
đất có pH 4,8 – 5,6 (có bón vôi), kết quả cho thấy làm tăng năng suất đậu xanh
lên 0,14 tấn/ha, tăng lƣợng đạm trong cây lên 4% so với đối chứng nhiễm
khuẩn. (Rathose S.S etall, 1980) [29].
4



Năm 1988 – 1989 ở Indonexia đã nghiên cứu hiệu quả của việc nhiễm
khuẩn cho đậu xanh, làm tăng năng suất hạt lên 0,16 tấn/ha và làm tăng hàm
lƣợng protein cho hạt lên 1,27%. Nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định
nitơ phân tử mà cây họ đậu sẽ để lại cho đất từ 60 – 300 kg N/ha/năm.
(Ignacimutthu and CR. Babu, 1991) [25]
Vander Maesen L. J. G. (1996) [31] cho rằng trong điều kiện dài ngày,
cây đậu xanh có thời kỳ sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh trƣởng sinh thực cân
đối, dễ cho năng suất cao, nhất là gặp điều kiện dài ngày và nhiệt độ không khí
cao. Đây là một trong những nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh
đến năng suất đậu xanh. AVRDC cho rằng năng suất của cây tăng lên cùng với
sự tăng lên của bức xạ.
Khi nghiên cứu thành phần dinh dƣỡng của hạt, thân, lá và công dụng
của cây đậu xanh trong hệ thống trồng trọt, các tác giả phƣơng tây đã ví đậu
xanh nhƣ thịt cho ngƣời nghèo bởi lẽ nó có cho nguồn protein nhanh nhất mà
số lƣợng lại cao. Cứ 100g đậu xanh có 24,42g protein; 1,3g lipit; 60,2g gluxit;
cung cấp 340 calo, ngoài ra còn chứa các loại muối khoáng nhƣ Ca, P, Fe, Na,
K và các vitamin nhƣ A, B1, B2, C, PP với hàm lƣợng tƣơng đối lớn. (Trần
Đình Long, 1998) [12]
Ở Ấn Độ ngƣời ta khẳng định rằng trồng cây đậu xanh xen cao su có tác
dụng cải tạo đất, chống xói mòn, cố định đƣợc lƣợng đạm lớn cung cấp cho
cây cao su trong thời kỳ trồng mới và kiến thiết cơ bản. Cây đậu xanh là cây
trồng xen tốt với ngô, cùng mật độ ngô nhƣng sử dụng khoảng cách trồng xen
đậu xanh thì năng suất thu đƣợc 24,9 tạ ngô và 3,3 tạ đậu xanh so với trồng
không là 19,2 tạ ngô/ha. (Rathose S.S etall, 1980) [29].
Để phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tƣơng lai thì hƣớng nghiên cứu chủ
yếu là chọn lọc, cải tạo,.. để tạo ra giống có thời gian sinh trƣởng ngắn, năng
suất cao, chín tập chung phù hợp với hệ canh tác đa canh, luân canh, tăng vụ.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầu Châu Á hiện lƣu giữ gần 30000
giống đậu xanh. Mỗi năm đƣa ra khảo nghiệm trên mạng lƣới khảo nghiệm

giống quốc tế hàng trăm dòng lai thuộc nhóm năng suất cao, chín sớm, chịu
hạn, chống chịu bệnh,… Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau mầu Châu Á
5


hiện là cơ sở nghiên cứu đậu xanh lớn nhất Châu Á. Tại đây đã tạo ra các giống
đậu xanh cho năng suất cao 2 – 3 tấn/ha nếu thâm canh tốt, điển hình là dòng lai
VC2768A là kết quả lai kép của 4 giống. Năm 1982 dòng này đƣợc tuyển chọn
và đƣa vào mạng lƣới khảo nghiệm quốc tế của AVRDC và là một trong hai
dòng lai có năng suất cao nhất trong tập đoàn. Ở các thí nghiệm khu vực,
VC2768A luôn là dòng ƣu tú có năng suất cao, năm 1983 ở Newzealand,
Pakistan, Nepan cũng thử nghiệm và đánh giá đây là một dòng có triển vọng và
VC2768A nhanh chóng đƣợc một số nƣớc chọn lọc tạo thành giống của mình
nhƣ Thái Lan (psu 1), Việt Nam (044). Việc hợp tác giữa các nƣớc và trung tâm
nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
giống đậu xanh thích hợp với từng vùng sinh thái với năng suất cao và thời gian
gieo trồng ngắn. Ví dụ nhƣ ở Pakistan đã tạo ra đƣợc giống đậu xanh có năng
suất 2,5 tấn/ha và thời gian sinh trƣởng khoảng 60 – 70 ngày.
() [33]
Theo một báo cáo gần đây của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
mầu Châu Á về việc Trung Quốc phát triển đƣợc giống đậu xanh có năng suất
rất cao so với năng suất truyền thống trƣớc đây, giống mới có năng suất từ 1,8 –
2,2, tấn/ha, cao gấp 4 lần so với năng suất bình quân trƣớc đây.
( [34]
Ngoài ra Viện nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) và
viện khoa học nông nghiệp Ấn Độ chủ yếu nghiên cứu giống đậu xanh chịu hạn
để cung cấp cho những vùng sản suất đậu xanh không đƣợc tƣới, vùng khô hạn
Ấn Độ đều là những trung tâm nghiên cứu lớn về đậu đỗ. Họ đã đạt đƣợc khá
nhiều thành tựu về lĩnh vực này, không những trên đất khô cằn mà còn nghiên
cứu trên cả đất lúa. (Ignacimutthu and CR. Babu, 1991) [25]

Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã tập chung nghiên cứu chọn tạo
giống đậu xanh thích hợp với chế độ luận canh của vùng sản xuất Phippin , theo
hƣớng này một số giống chịu ẩm đã đƣợc chọn tạo. Đồng thời tác giả cũng đề
xuất mô hình các giống thích hợp với mô hình canh tác lúa – đậu. Việc trồng
xem giữa lúa cạn và đậu xanh đã thu đƣợc kết quả tƣơng đối khả quan, năng
suất lúa xen đậu đạt 73 – 87%, đậu xanh đạt 59 – 99% so với lúa trồng thuần.
6


Tại Nhật Bản thì các nhà chọn giống chú ý đến những giống cho năng suất giá
đỗ cao, giàu chất dinh dƣỡng. (Lairunggreang.C ,1985) [26]
2.2. Nghiên cứu đậu xanh trong nước:
Theo Nguyễn Mạnh Chính, Nguyễn Mạnh Cƣờng (2008) [1], thực tế ở
nƣớc ta cuộc cách mạng về giống đậu xanh đƣợc bắt đầu từ khi nhập nội các
giống, các dòng của AVRDC. Nhập nội giống có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác giống cây trồng, thông qua các thao tác nhập nội giống sẽ làm cho nguồn
giống trong nƣớc phong phú thêm nhiều chi, nhiều loài. Thời kỳ 1976 – 1978 bắt
đầu có vài giống của AVRDC tham gia trong tập đoàn giống đậu xanh nhập nội.
Viện Cây lƣơng thực đã giới thiệu giống ĐX102 là dòng cho năng suất cao của
AVRDC. Một tập đoàn giống đậu xanh phong phú đƣợc thu thập vào năm 1988
với 51 dòng lai chủ yếu của AVRDC và một số nƣớc Đông Nam Á (Thái Lan,
Philippin, Indonexia,..) Điều này đã thúc đẩy diện tích trồng đậu xanh, tạo điều
kiện cho cây đậu xanh tham gia nhiều chế độ luân canh, trồng xen,… tăng hiệu
suất sử dụng đất, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả. Hiện nay nƣớc ta có nhiều
trung tâm nghiên cứu lớn về cây đậu đỗ trong đó có đậu xanh nhƣ:
+ Trung tâm đậu đỗ thuộc Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
+ Viện nghiên cứu ngô thuộc Viện khoa học nông nghiệp kỹ thuật Việt Nam
+ Bộ môn đậu đỗ thuộc Viện khoa học nông nghiệp kỹ thuật Việt Nam
+ Trƣờng Đại học nông nghiệp Hà Nội
+ Bộ môn đậu đỗ thuộc Viện nghiên cứu rau quả

Hƣớng nghiên cứu tập chung chủ yếu vào chọn lọc và nhập nội các
giống đậu xanh mới, ngắn ngày, năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả năng thích
ứng rộng với điều kiện Việt Nam.
Bên cạnh việc chọn lọc, nhập nội và lai tạo, các nghiên cứu về đặc điểm
sinh học thời vụ, cố định đạm của cây đậu xanh đã góp phần vào việc cải thiện
giống đậu xanh của nƣớc ta hiện nay.
Với mục đích muốn phát triển đậu đỗ để tăng sản lƣợng 500000 –
600000 tấn/năm giai đoạn 1986 – 1985 đã có 4 đề tài cấp Nhà nƣớc đƣợc triển
khai về chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đậu đỗ. Quá trình
chọn tạo giống đƣợc tiến hành ở nhiều trung tâm nghiên cứu từ bắc vào nam.
7


Một số giống đậu xanh đã đƣợc tạo ra đáp ứng tốt yêu cầu về năng suất
cũng nhƣ điều kiện canh tác. Một trong số đó phải kể đến giống đậu xanh
ĐX044 do Tiến Sĩ Nguyễn Thế Côn – Trƣờng ĐH Nông nghiệp Hà Nội và các
cộng tác viên chọn lọc cá thể từ giống đậu xanh nhập nội 2768A của Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau mầm châu á, giống đậu xanh ĐX044 đƣợc
công nhận là giống quốc gia năm 1990, thời gian sinh trƣởng của giống là 75 –
90 ngày, hạt hình bầu dục, màu xanh vàng bóng, năng suất trung bình 11 – 13
tạ/ha. (Nguyễn Thế Côn, 1994) [2]
Bên cạnh việc nghiên cứu các giống mới và việc cải tiến các biện pháp kỹ
thuật thì việc bảo tồn nguồn gen và sự đa dạng của các giống địa phƣơng cũng rất
quan trọng, nó là nguồn vật liệu quý giá để phục vụ công tác an ninh lƣơng thực
lâu dài. Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cũng đang có dự án về bảo tồn các
nguồn gen cây trồng trong đó có đậu xanh nhằm xác định các vùng phong phú về
đa dạng sinh học nông nghiệp ở mức loài và quần thể nhằm cải thiện việc quản lý
nông dân và các cộng đồng địa phƣơng: đƣa ra các chiến lƣợc bảo tồn phù hợp
với tình trạng và mô hình đa dạng cụ thể đối với các loài bản địa khác nhau cũng
nhƣ các họ hàng hoang dại của chúng, khôi phục các kiến thức cổ truyền, xây

dựng các kỹ thuật xác định tính đa dạng sinh học và tăng cƣờng việc quản lý đa
dạng sinh học nông nghiệp trong các cộng đồng nông nghiệp và các cơ quan liên
quan đến việc bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, thiết lập các chính sách, các
tiêu chuẩn và cơ chế riêng để bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng
đƣợc bảo vệ, trên các cánh đồng nông nghiệp và các vùng quan trọng khác, tạo ra
các công cụ giám sát tài chính và bảo vệ đa dạng sinh học nông nghiệp
() [36]
Cùng với việc nghiên cứu các biện pháp trồng trọt và bảo tồn nguồn gen
đậu xanh thì việc nghiên cứu các giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của các sản
phẩm đƣợc chế biến từ đậu xanh cũng rất quan trọng. Đó là các thực phẩm nhƣ
bánh đậu xanh, sữa đậu xanh, miến,… các sản phẩm đƣợc chế biến từ đậu xanh
từ lâu đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt
Nam,… Công ty Acecook Việt Nam đã nghiên cứu và điều chỉnh các sản phẩm
đƣợc làm từ đậu xanh sao cho phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dung không chỉ
8


trong và ngoài nƣớc, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho nhà
sản suất, ngƣời nông dân và tác động lại các công tác nghiên cứu về giống và
kỹ thuật. (Trần Thị Trƣờng và VTV, 2005) [22]
Theo Trần Văn Lài và cộng sự (1993) [11] cây đậu xanh ít phân cành,
nếu có thì sự phân cành không đáng kể, nó chỉ xảy ra với những cây thừa dinh
dƣỡng hay trồng với mật độ thƣa. Chiều cao cây và số cành cấp 1 không có
quan hệ chặt chẽ với năng suất. Theo ông cây đậu xanh thuộc nhóm cây C3
nên việc tăng bức xạ đồng nghĩa với việc tăng năng suất. Ông cũng chỉ ra rằng
những cây có bộ lá màu xanh đậm, cuống lá ngắn, diện tích phiến lá rộng,
không che lấp lẫn nhau, cứng cây, chống đổ tốt, chống sâu bệnh là những
giống cho năng suất cao. Những nghiên cứu của ông về cây đậu xanh trồng xen
canh ở vùng cây ăn quả thời kỳ cây chƣa khép tán cho thấy ngoài việc trồng
thuần, trồng xen cây đậu xanh ở vƣờn cây ăn quả vẫn cho giá trị kinh tế cao

(năng suất khoảng 65 – 70% so với trồng thuần). Bên cạnh đó trồng xen trong
vƣờn cây ăn quả lại cũng cấp một lƣơng phân xanh khá lớn cho đất và có tác
dụng chống xói mòn, cải tạo đất, đất đƣợc tăng độ tơi xốp, chống cỏ dại,…
Khi theo dõi về chiều cao cây, Bùi Việt Nữ, 1995 [17] cho rằng trong vụ
hè và vụ đông chiều cao cây cho năng suất tối ƣu thƣờng dao động trong
khoảng 55 đến 70cm. Khi nghiên cứu chiều cao cây của đậu xanh ở miền bắc
Việt Nam, (Trần Đình Long, 1998) [12] cho rằng chiều cao cây cho năng suất
cao nhất khoảng 50cm.
Cũng từ một số mô hình trồng xen với ngô, cách 1 – 2 hàng ngô giống
mới (BH2, ngô lai BL2) xen với 4 – 6 hàng đậu xanh (HL93 - E3). Mỗi ha thu
đƣợc 1,8 – 3,5 tấn ngô hạt khô và từ 0,6 – 1 tấn hạt đậu xanh. Đây là một
hƣớng mới cho sản xuất đậu xanh ở nƣớc ta, mô hình này vừa tăng đƣợc hệ số
sử dụng đất, vừa đảm bảo đƣợc năng suất, lợi nhuận tăng rõ rệt so với việc
trồng thuần ngô hoặc đậu xanh, ít bị rủi ro của thiên tai và biến động của thị
trƣờng. (Hoàng Kim và cộng sự, 1994) [10]
Đào Quang Vinh và CTV, 1993 [24] kết luận số quả trên cây có tƣơng
quan chặt với năng suất, nhƣng biến động lớn theo điều kiện môi trƣờng. Còn
Bùi Việt Nữ, 1995 [17] cho rằng, chọn giống đậu xanh nên chú ý đến số quả vì
9


chúng tƣơng quan chặt với năng suất.
Nguyễn Hữu Quán, 1994 [18] còn đề cập và nghiên cứu một số bệnh
chính ở cây đậu xanh nhƣ:
+ Thối rễ do nấm Sekevitium
+ Mốc sƣơng do nấm Erisili polygoni
+ Gỉ sắt do nấm Uromyces appendiculatas
+ Đốm lá do nấm Lerospara spp và Maerophomia Seabi
+ Bệnh vàng lá, xoăn lá, hoa lá, chuột hoa do Virus gây ra
Nguyễn Thế Côn, 1994 [2] đã nghiên cứu điều kiện sinh thái một số

vùng đồng bằng, trung du bắc bộ. Các nghiên cứu về khảo sát giống, so sánh
giống có ƣu thế về năng suất để chọn lọc và đƣa vào sản xuất thí điểm các thời
vụ trồng đậu xanh hợp lý ở các vụ xuân, hè, hè thu. Trên cơ sở giải quyết một
số khâu kỹ thuật nhƣ giống, thời vụ,... nhằm khai thác các điều kiện tự nhiên,
nâng cao năng xuất đậu xanh trong sản xuất và đề ra một số công thức luân
canh cho cây ở vụ hè, hè thu ( đây là vụ thích hợp nhất cho cây trên đất 3 vụ).
Ông đã đƣa ra một số thời vụ thích hợp cho cây đậu xanh nhƣ:
+ Vụ xuân gieo khoảng 8 – 20/3
+ Vụ hè gieo khoảng 25/5 – 15/6
+ Vụ đông gieo khoảng 15 – 25/9
Những vụ gieo sớm vào đầu tháng 3, do nhiệt độ thấp dẫn đến kéo dài
thời gian sinh trƣởng, tỷ lệ cây con bị lở cổ rễ cao. Gieo muộn tháng 4 đậu
xanh bị giảm năng suất do bị ngập mƣa lớn (tháng 5, 6) làm giảm số hạt trên
quả và số quả trên cây.
Thực hiện chính sách “ đổi mới quản lý nông nghiệp” trong 10 năm gần
đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bƣớc tiến bộ vƣợt bậc. Nƣớc ta từ một
nƣớc thƣờng xuyên phải nhập khẩu lƣơng thực mà nay đã là nƣớc xuất khẩu
đứng thứ 2 trên thế giới. Trong thành tựu chung này có phần đóng góp tích cực
của phân bón nói chung và phân hóa học nói riêng. Hiện nay theo chủ trƣơng
của Đảng và Nhà nƣớc sản xuất nông nghiệp cần tập chung theo hƣớng vừa có
sản phẩm nhiều về số lƣợng vừa phải chú ý nâng cao chất lƣợng. Trong sản
xuất để đạt đƣợc mục tiêu này việc sử dụng phân bón cân đối và hợp lý giữ vị
10


trí rất quan trọng.
Trong nhóm cây họ đậu thì cây đậu xanh là một trong những cây có giá
trị về dinh dƣỡng cũng nhƣ có giá trị về kinh tế, đây cũng là cây có tác dụng
cải tạo đất mà thời gian sinh trƣởng lại ngắn. Cũng nhƣ các cây họ đậu khác
cây đậu xanh cần đƣợc cung cấp đủ về lƣợng và đúng tỷ lệ các yếu tố dinh

dƣỡng cần thiết. Việc cung cấp một lƣợng đạm và lân nhất định cho cây đậu
xanh ngay từ giai đoạn đầu rất có ý nghĩa, vì đây là những điều kiện cần để
giúp vi khuẩn nốt sần hoạt động có hiệu quả. Khi nghiên cứu khả năng cộng
sinh của vi khuẩn nốt sần, Nguyễn Xuân Thành, (1989 – 1991) [20] cho rằng
nếu nhiễm khuẩn thì số nốt sần hữu hiệu tăng lên, năng suất chất xanh cũng
nhƣ năng suất hạt tăng lên rõ rệt.
Theo Trần Văn Lài và cộng sự, 1993 [11] sử dụng Nitrazin cho đậu xanh
làm tăng năng suất từ 17 – 20%, ở đất bạc màu trên nền bón lân, kali đầy đủ,
nhiễm khuẩn có hiệu lực cao nhất khi bón đạm ở 20 – 30 kg/ha, làm năng suất
tăng từ 39,5 - 47,9%.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ và liều lƣợng phân bón đến sinh
trƣởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu xanh nhằm xác định đƣợc
mật độ trồng và liều lƣợng phân bón hợp lý cho một số giống đậu xanh trong
điều kiện vụ hè tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng, phát triển và
năng suất của một số giống đậu xanh
- Đánh giá ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến sinh trƣởng, phát triển
và năng suất của một số giống đậu xanh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1 Thí nghiệm 1:
Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng phát triển và
năng suất của giống đậu xanh ĐX 208 và ĐX11 trong điều kiện vụ hè trên đất
Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La.
- Giống đậu xanh thí nghiệm: sử dụng 2 giống đậu xanh phổ biến là ĐX
11


208 và ĐX11

- Thời gian gieo trồng: tháng 6/2012
- Cách bố trí thí nghiệm: thí nghiệm 2 nhân tố, gồm 4 công thức, bố trí
theo phƣơng pháp split - plot với 3 lần nhắc lại.
Nhân tố chính là mật độ (ô nhỏ) gồm các mức mật độ:
+ MĐ1: mật độ 25 cây/m2 (đối chứng)
+ MĐ2: mật độ 35 cây/m2
+ MĐ3: mật độ 45 cây/m2
+ MĐ2: mật độ 55 cây/m2
Nhân tố phụ là giống (ô lớn): G1 là ĐX208 ; G2 là ĐX11
- Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích mỗi ô nhỏ: 10 m2.
+ Diện tích mỗi ô lớn: 40 m2.
+ Diện tích khu thí nghiệm (10 m2/ô x 8 ô x 3 lần nhắc lại) = 240 m2, chƣa
kể dải bảo vệ
Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
3

4

1

2

3

4

4


2

1

3

1

4

1

2

3

4

ĐX 208
ĐX11
ĐX 208

Dải bảo vệ

2

1

4


3

2

3

1

2

ĐX11

ĐX 208
ĐX11

5.2 Thí nghiệm 2:
Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến sinh trƣởng phát triển
và năng suất của giống đậu xanh ĐX208 và ĐX11 trong điều kiện vụ hè trên đất
Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La
- Giống thí nghiệm: sử dụng 2 giống là ĐX208 và ĐX11
- Thời gian gieo trồng: tháng 06/2012
- Phân bón nền cho 1ha: bón 8 tấn phân chuồng + 400kg vôi bột/1ha
- Cách bố trí thí nghiệm: thí nghiệm 2 nhân tố, với 4 công thức, bố trí theo
kiểu Spit - plot với 3 lần nhắc lại.
12


Nhân tố chính là phân bón (ô nhỏ): với các mức bón:
+ PB1: nền (phân chuồng: 8 tấn/ha; vôi bột 400 kg/ha) (ĐC)
+ PB2: nền + 20kg N - 60 kg P2O5 - 40 kg K2O

+ PB3: nền + 30kg N - 90 kg P2O5 - 60 kg K2O
+ PB4: nền + 40kg N - 120 kg P2O5 - 80 kg K2O
Nhân tố phụ là giống (ô lớn): G1 là ĐX 208 ; G2 là ĐX11
- Diện tích thí nghiệm:
+ Diện tích mỗi ô nhỏ: 10 m2.
+ Diện tích mỗi ô lớn: 40 m2.
+ Diện tích khu thí nghiệm (10 m2/ô x 8 ô x 3 lần nhắc lại) = 240 m2, chƣa
kể dải bảo vệ.
Sơ đồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
4

3

ĐX 208

1

2

3

4

ĐX112

1

1


4

3

2

1

3

4

2

3

2

4

1

2

3

1

4


ĐX11

ĐX 208
ĐX11

ĐX 208
Dải bảo vệ
5.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm :
5.3.1. Thời vụ và mật độ
- Thời vụ: gieo tháng 06/2012
- Mật độ khoảng cách:

+ Đối với thí nghiệm 1 gieo với mật độ khoảng cách đã bố trí nhƣ 4 công
thức thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 2 bố trí với mật độ 35 cây/m2 khoảng cách trồng 17 x 35 cm
(2 hạt/hốc).
5.3.2. Phương pháp bón phân
- Lƣợng phân bón:
+ Thí nghiệm 1: bón 8 tấn phân chuồng + 30kg N+ 90kgP2O5+ 60kg
13


K2O+ 400kg vôi bột/1ha
+ Thí nghiệm 2: bón theo các công thức đã thiết kế.
- Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + vôi bột.
- Bón thúc khi cây ra 2 – 3 lá thật : bón toàn bộ lƣợng phân đạm và
phân kali.
5.4. Các chỉ tiêu theo dõi :
5.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
- Thời gian gieo đến mọc (ngày): xác định khi có 50% cây trên ô mọc có 2

lá mầm xòe ra trên mặt đất.
- Tỷ lệ mọc mầm (%): số cây trên ô mọc/số hạt gieo × 100 (theo dõi 100
hạt ở giữa ô thí nghiệm)
- Thời gian từ gieo đến ra hoa: xác định khi có khoảng 50% số cây trên ô
có ít nhất 1 hoa nở.
- Thời gian từ ra hoa đến thu lần 1 (ngày) : Tính từ khi bắt đầu ra hoa đến
khi thu hoạch lần đầu tiên (mỗi công thức theo dõi 5 cây ngẫu nhiên trên cả ba
lần nhắc lại).
- Thời gian từ thu lần 1 đến tận thu (ngày): Tính từ khi bắt đầu thu hoạch
lần 1 đến khi thu hoạch hết
- Chiều cao thân chính (cm): đo từ đốt 2 lá mầm đến đỉnh sinh trƣởng
ngọn, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2 cây đại diện (mỗi ô đo 10 cây mẫu). Đo
khi chuẩn bị thu hoạch đo tại đốt trên lá mầm, đo tại 5 điểm/ô, mỗi điểm đo 2
cây đại diện. Đo cùng với đo chiều cao thân chính
- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất): lấy ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi công
thức, tiến hành bằng phƣơng pháp cân nhanh ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ
và quả mẩy.
- Tích lũy chất khô (g): cho cây mẫu vào tủ sấy trong 9 - 12 giờ sau đó đem
cân lần 1, 30 phút sau đem cân lần 2 thấy hiện số lần 1, lần 2 không đổi là đạt. Tiến
hành lấy mẫu xác định ở 3 thời kỳ: bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ và quả mẩy.
- Nốt sần: đếm tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu ở 3 thời kỳ bắt đầu ra hoa,
thu lần 1 và tận thu mỗi ô lấy 5 cây đại diện để xác định. Tính trung bình.
5.4.2.. Các yếu tố cấu thành năng suất
Trƣớc khi thu hoạch mỗi ô thu 10 cây để đo đếm.
14


- Tổng số cành cấp 1 trên cây: xác định vào thời kỳ thu hoạch, đếm số
cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô sau đó tính trung bình / cây
- Tổng số quả trên cây: đếm xác định tổng số quả của 10 cây mẫu/ô, sau

đó tính trung bình trên /cây
- Số quả chắc/cây (quả): đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô, tính trung bình 1 cây
- Xác định khối lƣợng 1.000 hạt (g): cân mỗi công thức 2 mẫu và mỗi mẫu cân
500 hạt rồi tính trung bình, cân xác định ở độ ẩm 12% và lấy 1 chữ số sau dấu phẩy.
- Năng suất cá thể (g/cây): khối lƣợng hạt trung bình của 10 cây mẫu
Năng suất cá thể = Khối lƣợng hạt 10 cây/10
- Năng xuất lý thuyết (tạ/ha)= Năng suất cá thể x mật độ x 10.000m2.
- Năng suất thực thu (tạ/ha)= (Năng suất ô thí nghiệm/10m2) x 10.000m2.
5.4.3. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu
- Mức độ nhiễm sâu hại: đƣợc đánh giá theo 10TCN 468- 2005
+ Sâu cuốn lá: Tỷ lệ lá bị hại = Số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra
ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc.
+ Sâu đục quả: Tỷ lệ quả bị hại = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều
tra ít nhất 10 cây đại diện theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc
+ Sâu ăn lá: theo dõi nhƣ đối với sâu cuốn lá
- Mức độ nhiễm bệnh: đƣợc đánh giá theo 10TCN 468 - 2005
+ Bệnh gỉ sắt: đánh giá theo cấp bệnh từ 0-5
Cấp 0: là không bị bệnh
Cấp 1: 1 - 5% diện tích lá bị bệnh
Cấp 2: 6 - 10% diện tích lá bị bệnh
Cấp 3: 11 - 25% diện tích lá bị bệnh
Cấp 4: 26 - 50% diện tích lá bị bệnh
Cấp 5: >50% diện tích lá bị bệnh
+ Bệnh lở cổ rễ (%): đƣợc tính bằng số cây bị bệnh/số cây điều tra (điều
tra toàn bộ số cây/ô)
+ Bệnh đốm nâu, đốm đen: điều tra 10 cây/ô theo 5 điểm chéo góc vào
thời điểm trƣớc thu hoạch, phân cấp bệnh :
Rất nhẹ - cấp 1

< 1% diện tích lá bị hại


Nhẹ - cấp 3

1-5% diện tích lá bị hại

Trung bình - cấp 5

> 5 - 25% diện tích lá bị hại
15


Nặng - cấp 7

> 25% - 50% diện tích lá bị hại

Rất nặng - cấp 9

> 50% diện tích lá bị hại

5.5. Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp phân tích phƣơng sai (ANOVA)
bằng phần mềm IRRISTAT 5.0
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
* Giống đậu xanh: gồm 2 giống: Giống ĐX11: do trung tâm đậu đỗ,
viện cây lƣơng thực thực phẩm chọn tạo; Giống đậu xanh cao sản ĐX208:
đƣợc tuyển chọn từ giống địa phƣơng ở miền Nam (công ty cổ phần giống cây
trồng miền Nam)
* Phân bón:

- Phân đạm ure (46% N)

- Phân lân lâm thao (Supe lân 16% P2O5)
- Kaliclorua (60% K2O)
- Phân chuồng hoai mục.

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Địa điểm nghiên cứu: xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
* Điều kiện đất đai: thí nghiệm đƣợc bố trí trên đất đồi tại xã Chiềng
Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
8. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài thực hiện theo đúng cấu trúc và trình bày đề tài NCKH cấp trƣờng
của phòng QLKH&QHQT.
9. KẾ HOẠCH THỜI GIAN:
Thời

gian

thực Nội dung

hiện
5/2012

Viết đề cƣơng

6/2012

Thiết kế mô hình thí nghiệm

6/2012 – 9/2012

Tiến hành các bƣớc trồng, chăm sóc mô hình thí nghiệm


6/2012 – 10/2012

Điều tra, thu thập số liệu thí nghiệm 1

6/2012 – 10/2012

Điều tra, thu thập số liệu thí nghiệm 2

11/2012 – 3/2013

Viết bản thảo báo cáo

4/2013 – 5/2013

Sửa và nộp báo cáo
16


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đứng hàng thứ ba
sau đậu tƣơng và lạc. Về dinh dƣỡng, hạt đậu xanh là nguồn thực phẩm giàu
đạm (khoảng 24 - 28%), ngoài ra, còn có lipid khoảng 1,3%, glucid 60,2%
và các chất khoáng nhƣ Ca, Fe, Na, K, P… cùng nhiều loại vitamin hoà tan
trong nƣớc nhƣ vitamin B1, B2, C... Protein hạt đậu xanh chứa đầy đủ các
amino acid không thay thế nhƣ leucine, isoleucine, lysine, methyonine,
valine… Hạt đậu xanh không chỉ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc
mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và làm nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến và tinh rút protein. (Trần Đình Long, 2011) [12]

Hạt đậu xanh đƣợc dùng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm ngon, bổ,
hấp dẫn nhƣ các loại bột dinh dƣỡng, các loại bánh, chè, xôi đỗ và một số đồ
uống…. Lá non và ngọn của cây đậu xanh có thể đƣợc dùng để làm rau, muối
dƣa. Thân lá xanh của cây đậu xanh dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, còn thân
lá già đem phơi khô, nghiền nhỏ làm bột dự trữ cho gia súc. (Phạm Văn Thiều,
2001) [21]
Ngoài ra, đậu xanh còn có giá trị trong y học. Hạt đậu xanh có vị ngọt,
tính mát, không độc nên có tác dụng giải nhiệt, giải bách độc. (Đỗ Tất Lợi,
1977) [13]
Cây đậu xanh có thời gian sinh trƣởng ngắn, khả năng sinh trƣởng mạnh,
mỗi chu kỳ sinh trƣởng kéo dài từ 60 - 90 ngày. Mặt khác, yêu cầu kỹ thuật
canh tác đơn giản, vốn đầu tƣ ít, thu hồi nhanh, có thể trồng nhiều vụ trong
một năm. Do đó, cây đậu xanh có thể đƣợc trồng xen, trồng gối, luân canh
trên nhiều loại đất canh tác khác nhau. (Phạm Văn Thiều, 2001) [21]
Trồng cây đậu xanh còn có tác dụng trong cải tạo và bồi dƣỡng đất. Đậu
xanh là nguồn đạm sinh học quan trọng trong cơ cấu cây trồng luân canh bởi hệ rễ
đậu xanh có các nốt sần chứa các vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ từ
khí trời, cung cấp một phần đạm cho cây và để lại lƣợng đạm đáng kể trong đất sau
khi thu hoạch. Vì vậy, đất sau khi trồng đậu xanh sẽ trở nên tơi xốp và giàu dinh
17


dƣỡng hơn. (Nguyễn Xuân Thành, 1989 – 1991) [20]
Sơn la là một tỉnh trung du miền núi, diện tích đất chủ yếu là đồi núi, loại
đất chủ yếu là đất feralit vàng đỏ nghèo dinh dƣỡng, nên việc đƣa cây đậu xanh
vào sản xuất là cần thiết, tuy nhiên trên thực tế sản xuất đậu xanh ở đây còn
nhiều hạn chế nên hiểu quả thu đƣợc từ cây đậu xanh chƣa cao, điều này là do
chƣa có nhiều các giống mới thích hợp đƣợc đƣa vào sản xuất, bên canh đó trình
độ thâm canh của ngƣời dân còn nhiều hạn chế nhƣ việc bố trí thời vụ, bố trí mật
độ khoảng cánh trồng, cũng nhƣ bón phân cho cây đậu xanh chƣa hợp lý...nên

việc nghiên cứu để lựa chọn bộ giống mới, cũng nhƣ nghiên cứu đầy đủ về quy
trình thâm canh đối với cây đậu xanh là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay đối với tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mai Sơn nói riêng.

18


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trên thế giới:
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) đã có tập
đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó có
giống cho năng suất 18 - 25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ ha. Mặt
khác, giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng, Lin Y.H (1996) [ 27] cho
rằng phân đạm mà cơ thể cây đậu xanh hấp thụ và giữ lại đƣợc là 40,66% nên
có tác dụng rất tốt trong cải tạo, bồi dƣỡng đất, vì sau khi trồng đậu xanh đất
đƣợc tơi xốp và tăng đƣợc một lƣợng đạm khoảng 30 - 70 kg/ha. Tuy nhiên,
năng suất của cây đậu xanh rất thấp, khoảng 6 - 8 tạ/ha vì chƣa đƣợc đầu
tƣ đúng mức nên gần đây nhiều nƣớc đã chọn đƣợc giống cho năng suất bình
quân 10 - 12 tạ/ha với các ƣu điểm là hạt to, màu đẹp, thời gian sinh trƣởng
ngắn, chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh
có thể cải thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm khắp cả
nƣớc nghiên cứu về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các
viện, trƣờng tham gia nghiên cứu về cây đậu xanh. Đậu xanh đứng thứ 3 trong
các cây họ đậu và đứng đầu trong các cây thuộc chi Vigna về diện tích và sản
lƣợng, diện tích đậu xanh trên thế giới khoảng 3,4 – 3,6 triệu ha với sản lƣợng
1,4 – 1,8 triệu tấn. (Niên giám thống kê, 2005) [16]
Trên thế giới, đ ậ u xanh phát triển mạnh ở khu vực Nam Á và Đông
Nam Á nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Miến Điện, Indonesia,…Và gần đây,
đậu xanh đƣợc phát triển rộng rãi hơn đến một số vùng ở ôn đới nhƣ ở Châu

Âu, lục địa Châu Mỹ. Về diện tích gieo trồng, đậu xanh đƣợc gieo trồng trên
thế giới khoảng 1 triệu ha, sản lƣợng hàng năm ƣớc đạt 6,8 triệu tấn, trên 58
nƣớc khác nhau. (Bùi Việt Nữ, 1995) [17]
Theo Dƣơng Minh (1999) [14] diện tích trồng đậu xanh trên toàn thế
giới từ năm 1985 đến năm 1995 đã tăng lên trên 1 triệu ha, với năng suất
tăng từ 0,57 – 0,66 tạ/ha, sản lƣợng tăng từ 15,15 – 17,94 triệu tấn. Trong đó
Ấn Độ có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất thế giới; Mỹ, Nhật Bản,
Indonexia là những nƣớc có năng suất và sản lƣợng cao (năng suất trên 1
19


×