Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT k47 trường cao đẳng sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.05 KB, 69 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, sức khoẻ được xem như một bộ phận cấu thành
của nền văn hoá xã hội, nó là một mặt quan trọng của chất lượng cuộc sống,
là nguồn tài sản quý báu của mỗi Quốc gia và là sản phẩm phản ánh một cách
khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học cũng như chất lượng cuộc
sống xã hội.
Ngay từ thời dổ đại Hy Lạp, Thể dục thể thao (TDTT) được xem là một
bộ phận của nền văn hóa, nhằm hoàn thiện con người với quan niệm vận động
là sức khỏe là sức sống. Như nhà triết học Aristos đã khẳng định: “không có
gì hủy hoại sức khỏe bằng sự thiếu vận động kéo dài” hay câu nói của nhà
triết học Platon đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa: “trong sạch về
đạo đức, phong phú về mặt tinh thần hoàn thiện về mặt thể chất” do TDTT
mang lại. Vậy muốn có sức khỏe thì phải luyện tập TDTT.
Ngày nay trong giai đoạn mới của công cuộc xây dựng đất nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn phát huy mạnh mẽ vai trò
tích cực của TDTT. Chỉ thị 36/CT-TW về công tác TDTT nêu rõ: “phát triển
TDTT là một bộ phận không thể thiếu được trong chính sách phát triển kinh
tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát huy và bồi dưỡng nhân tố con
người góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực làm phong phú đời sống tinh thần
của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và giữ gìn Tổ quốc”. Hay trong
văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “Đẩy mạnh hoạt
động TDTT nâng cao tầm vóc và thể trạng con người Việt Nam, phát triển
phong trào tập luyện TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, Đào
tạo đội ngũ Vận động viên thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ
chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều môn”.

1


Khi cả nước đang tập trung sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát triển


kinh tế Xã hội, Quốc phòng và An ninh, xây dựng đất nước với mục tiêu:
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với sự hình
thành của nền kinh tế thị trường, kinh tế trí thức thì hơn lúc nào hết, nhiệm vụ
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có sức khoẻ của thế hệ trẻ nói
chung và sinh viên trường Cao đẳng Sơn La nói riêng, càng phải được chú
trọng và quan tâm.
Trường Cao đẳng Sơn La là trường đào tạo đa ngành nghề, trong đó có
đào tạo ra giáo viên, cán bộ TDTT. Sinh viên ra trường là những giáo viên
giảng dạy ở các trường phổ thông, làm việc ở các sở ban ngành trong tỉnh.
Việc rèn luyện và phát triển thể lực của mỗi sinh viên trong nhà trường là một
nhiệm vụ rất quan trọng, để họ sẵn sàng thích nghi, hoà nhập tốt nhất với môi
trường công tác đặc biệt và sẵn sàng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng
và Nhà nước giao cho.
Nhận thức đựơc tầm quan trọng của rèn luyện nâng cao sức khoẻ, thể lực
cho sinh viên nhiều năm qua đội ngũ giảng viên, cán bộ TDTT của nhà trường
luôn được kiện toàn về số lượng và nâng cao về chất lượng, các trang thiết bị
phục vụ huấn luyện, rèn luyện thể lực tương đối đầy đủ, đúng quy cách và được
sử dụng đúng mục đích. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên, cán bộ TDTT cũng đã
xây dựng công tác huấn luyện thể lực trở thành nề nếp và phong trào hoạt động
thể thao sâu rộng trong toàn trường. Ngoài chương trình học chính khoá sinh
viên còn được rèn luyện thể lực ngoại khoá giờ thứ 9, giờ câu lạc bộ, thể dục
buổi sáng…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, việc nâng cao sức
khỏe và phát triển thể lực vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế trong nội dung, chương
trình, kế hoạch và phương pháp thực hiện, điều đó thể hiện ở chỗ: Việc nâng
cao thể lực cho sinh viên chưa có hệ thống, tính khoa học chưa cao nên chưa có

2



sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp trong giảng dạy. Thời gian giảng dạy chính
khoá còn eo hẹp về số giờ lên lớp, mới chỉ đủ để giới thiệu và tập luyện cho
học viên nắm được kỹ thuật các môn thể thao mà thôi. Các bài tập huấn luyện
thể lực còn dàn trải, phần lớn các bài tập phát triển thể lực chung còn chưa
được thống nhất và chưa đủ điều kiện về mặt thời gian và các yếu tố tác động
sinh học cần thiết để học viên phát triển thể lực toàn diện. Đặc biệt là học viên
năm thứ nhất vừa mới dời ghế nhà trường phổ thông, việc tự tập còn mang tính
tự phát, sinh viên chưa có khả năng phân biệt tập luyện như thế nào cho đúng,
làm thế nào để phát triển tốt các tố chất thể lực, lựa chọn những bài tập nào để
phát triển tố chất nào.
Vì vậy, việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy, nâng cao
hiệu quả phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên nói chung và học viên
năm thứ nhất nói riêng là điều cần thiết đối với thực tế hiện nay, nhằm đảm
bảo thể lực tốt cho sinh viên sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phát triển tố chất sức mạnh là một vấn đề đã được nhiều người nghiên
cứu, nhưng với thực tế ở trường Cao đẳng Sơn La chưa có một tác giả nào
nghiên cứu vấn đề này. Do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong môn cầu lông cho sinh
viên TDTT K47 Trƣờng Cao đẳng Sơn La”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng sức mạnh của sinh viên TDTT trường
Cao đẳng Sơn La, từ đó lựa chon ứng dụng bài tập nhằm phát triển sức mạnh
cho sinh viên. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá việc sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ trong môn cầu lông cho sinh viên TDTT tại trường Cao đẳng Sơn La.

3



3.2. Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc
độ cho sinh viên Trường Cao đẳng Sơn La.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bài tập phát triển sức mạnh cho sinh viên TDTT Trường Cao đẳng
Sơn La.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên lớp TDTT K47 Trưòng Cao đẳng Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đọc và tham khảo các tài liệu liên
quan đến vấn đề GDTC và Phát triển thể lực cho học sinh - sinh viên. Trước
hết là tổng hợp các nội dung quan điểm, đường lối TDTT của Đảng và các
nghị quyết, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp và tiếp thu một cách có chọn lọc
các thông tin thu thập được để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp này nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức và xây dựng cơ
sở lí luận cho đề tài nghiên cứu, đưa ra các giả thiết khoa học, xác định mục
đích và nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập các số liệu để so sánh với các số liệu
đã thu được trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra cũng thông qua các nguồn
tài liệu đề tài xác định hệ phương pháp, lựa chọn các test phục vụ công tác
phát triển sức mạnh cho sinh viên TDTT trường Cao đẳng Sơn La. Các tài
liệu tham khảo được trình bày trong Danh mục tài liệu tham khảo.
5.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong quá trình điều tra thực
trạng việc sử dụng các phương tiện, biện pháp, hệ thống các bài tập trong quá
trình giảng dạy, tập luyện của sinh viên, về phát triển sức mạnh của sinh viên

4



trường Cao đẳng Sơn La. Mặt khác, thông qua phỏng vấn đề tài có được
những kinh nghiệm của đông đảo cán bộ quản lý, thầy cô giáo để lựa chọn các
test nghiên cứu ứng dụng trong quá trình nghiên cứu.
Đối tượng đề tài tiến hành phỏng vấn là các cán bộ quản lý có kinh
nghiệm, giáo viên TDTT, các huấn luyện viên của trung tâm huấn luyện và
sinh viên chuyên ngành TDTT trường Cao đẳng Sơn La.
5.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm nhằm quan sát bộc lộ sức mạnh của sinh viên. Là
phương pháp nghiên cứu rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu về huấn luyện và giảng dạy thể thao. Trong đó nhà nghiên cứu
tiếp cận với chính bản thân hiện thực khách quan.
5.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành kiển tra sư phạm. Mục
đích của quá trình này nhằm thu thập số liệu về trình độ phát triển sức mạnh
của sinh viên trong thực tế dưới tác động của công tác giảng dạy và học tập
môn cầu lông của sinh viên chuyên ngành TDTT trường Cao đẳng Sơn La.
Cũng như kiểm tra tính thực tiễn, tính khả thi của hệ thống các chỉ tiêu, tiêu
chuẩn các bài tập đã lựa chọn trong quá trình nghiên cứu. Kết quả của phương
pháp này là cơ sở cho việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá mức độ phát triển
sức mạnh của sinh viên chuyên ngành TDTT trường Cao đẳng Sơn La.
5.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn và ứng dụng
vào thực tiễn giảng dạy để phát triển sức mạnh cho sinh viên. Trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 40 nam sinh viên K47 Cao
đẳng TDTT trường Cao đẳng Sơn La. Quá trình tổ chức thực nghiệm được
chúng tôi trình bày ở phần “kết quả nghiên cứu” của đề tài.


5


Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh hiệu quả của nhóm thực
nghiệm với nhóm đối chứng. Các test được sử dụng song song để kiểm tra
bao gồm:
- Test: Đứng tại ném cầu (tính bằng: m), đánh giá sự phát triển của
nhóm cơ tay vai.
- Test: Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây tính số lần, đánh giá sự phát
triển của nhóm cơ lưng bụng.
- Test: Nhảy dây đơn 60 giây tính số lần. đánh giá sức mạnh của chi
dưới.
5.6. Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và xử lí các số
liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình phân
tích và xử lý số liệu đề tài sử dụng các tham số đặc trưng sau:
- Số trung bình cộng:
n

x   xi
i 1

- Phương sai:


2

x  x 



2

(với n < 30)

i

n 1

- Độ lệch chuẩn:
  2

- Hệ số biến sai:
Cv 

x
x

.100%

- So sánh 2 số trung bình quan sát: (t tính)
t

xa  xb

 c2
na



 c2


(với n < 30)

nb

6


- Công thức tính hệ số tương quan r
- Công thức tính nhịp độ tăng trưởng
W

v2  v1
.100%
0,5.  v1  v2 

Trong đó: W là nhịp tăng trưởng (tính bằng %).
V1 là chỉ số trung bình kiểm tra lần thứ nhất.
V2 là chỉ số trung bình kiểm tra lần thứ hai.
6. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
6.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài được chia thành 3 giai đoạn:
6.1.1. Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 9/ 2011
- Xác định tên đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu và báo cáo đề cương trước hội đồng khoa
học
6.1.2. Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2011 đến tháng 4 năm 2012
- Giải quyết nhiệm vụ 1.
- Tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu và điều tra thực trạng.
- Thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Giải quyết nhiệm vụ 2.
6.1.3. Giai đoạn 3: Từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2012
- Xử lí các số liệu thu thập được.
- Hình thành kết cấu đề tài và viết từng phần.
- Hoàn thiện đề tài và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng nghiệm thu.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Cao đẳng Sơn La.

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác Giáo dục thể chất
(GDTC)
Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng
sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta là: Khẳng định rõ thể dục thể thao là
một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của
quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của thể
dục thể thao là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần cải tạo
nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện
cho thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng
nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh - sinh viên - người chủ
tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Định hướng về công tác giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ trong
những năm tới, Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã khẳng định: "Giáo
dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách
hàng đầu... Chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ XXI... Muốn
xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn

diện, không chỉ phát triển về trí tuệ trong sáng, về đạo đức lối sống mà phải
là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo cho con người về thể chất là
trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các đoàn thể, trong đó có
giáo dục - đào tạo, y tế và thể dục thể thao" [15].
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu: "Mục tiêu
cơ bản, lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể
thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu

8


cầu văn hoá tinh thần của nhân dân... Thực hiện giáo dục thể chất trong tất
cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống
hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên" [2].
Trong các trường Đại học, giáo dục thể chất có tác dụng tích cực trong
việc hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho nghiệp vụ
và hoàn thiện thể chất của sinh viên. Việc tiến hành giáo dục thể chất nhằm
giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng
vận động cơ bản, còn có tác dụng chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và tinh thần của
người cán bộ tương lai. Đồng thời giúp họ hiểu biết phương pháp khoa học,
để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng cố sức khoẻ, góp phần tổ chức xây dựng
phong trào thể dục thể thao trong nhà trường. Do vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo
đã ban hành chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học:
"Chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học nhằm giải quyết
các nhiệm vụ giáo dục: Trang bị kiến thức, kỹ năng về rèn luyện thể lực của
sinh viên, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên những
kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện thể dục thể
thao, góp phần duy trì và cung cấp sức khoẻ của sinh viên" [4].
Tóm lại, cùng với sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì trường Cao
đẳng Sơn La ngày càng không ngừng lớn mạnh. Bộ môn Giáo dục thể chất

của trường lớn mạnh không ngừng về đội ngũ giáo viên cũng như trình độ
chuyên môn ngày càng được quan tâm rõ rệt hơn. Sự quan tâm của lãnh đạo
nhà trường luôn động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho giáo viên và sinh
viên có môi trường phát triển chuyên môn tốt nhất. Kết quả cụ thể là năm qua
bộ môn Giáo dục thể chất đã được trang bị đầy đủ về dụng cụ học tập như: Xà
đơn, xà kép, xà lệch, cột bóng chuyền, lưới bóng chuyền, bóng bàn.....
1.2. Một số khái niệm liên quan
Sức mạnh

9


Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài, hoặc đề
kháng lại nó bằng sự nổ lực cơ bắp.
Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như:
- Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh).
- Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục).
- Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp sản ra các lực cơ học, các chỉ
số khác nhau cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt
các loại sức mạnh. Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học người ta đã đi
đến một số kết luận có ý nghĩa cơ bản trong phân loại sức mạnh. [34,35].
Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với
các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ
khả năng sinh lực của các cơ là lớn nhất, đôi khi gấp 2 lần trong điều kiện
tĩnh. Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
Khả năng sinh ra trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh
lực trong các hoạt động tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với
nhau. Trên cơ sở đó, sức mạnh được phân chia thành: Sức mạnh đơn thuần
(khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả

năng sinh lực trong các động tác nhanh). Sức mạnh tốc độ còn được chia nhỏ
tùy theo chế độ vận động mà ta có sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn
xung. [27,41].
Ngoài những sức mạnh cơ bản trên, trong thực tiễn và tài liệu khoa học,
chúng ta còn gặp sức mạnh bột phát (sức mạnh bột phát là khả năng con
người phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất).
Trong vận động thể thao, sức mạnh luôn có quan hệ với các tố chất thể
lực khác, cụ thể là sức mạnh và sức bền. Do đó, năng lực sức mạnh được phân
thành 3 hình thức: Năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh, năng

10


lực sức mạnh bền. Đồng thời các năng lực sức mạnh này rất có ý nghĩa trong
hoạt động TDTT, có vai trò quyết định đến thành tích của hoạt động. Song
năng lực của sức mạnh nhanh, sức mạnh bền đặc trưng phần lớn cho phần lớn
các môn trong hoạt động TDTT.
Có nhiều có chế sinh lý tạo điều kiện cho sự phát triển sức mạnh bằng
cách cải thiện sự phối hợp hoạt động giữa các chức năng vận động và chức
năng thực vật. Trong đó những cơ chế quan trọng nhất gồm:
- Tăng số lượng đơn vị vận động trong vận động.
- Ức chế hoạt động của các cơ đối kháng.
- Truyền đến cơ những xung động thông qua hệ thần kinh giao cảm.
- Lực căng cơ tối đa phụ thuộc vào số lượng sợi cơ.
Những nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả đã chứng minh rằng
trong những phản ứng không điều kiện chỉ có một số sợi cơ co, chứ không
phải tát cả các sợi của cơ co. Huấn luyện để phát triển sức mạnh làm hình
thành ở người những phản xạ có điều kiện cho phép động viên một số lượng
lớn đơn vị vận động vào hoạt động.
Để phát triển sức mạnh tối đa, trong huấn luyện cần phải hình thành

những phản xạ có điều kiện phối hợp hoạt động của các trung tâm thần kinh
để các cơ chủ vận có thể co trong khi hoạt động của các cơ đối kháng bị ức
chế. Có thể sử dụng cả động lực và tỉnh lực để phát triển sức mạnh.
1.3. Đặc điểm sức mạnh trong đánh cầu lông
Muốn xác định sức mạnh đánh cầu trong cầu lông lớn hay nhỏ, điều
đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu hai đặc điểm sau:
* Đặc điểm thứ nhất: Dựa vào đòi hỏi của chiến thuật thi đấu bên mình định
áp dụng để phát lực điều khiển cầu bay với tốc độ khác nhau, đường bay của
vòng cung cao thấp khác nhau và điểm rơi của cầu vào sân đối phương ở
những điểm khác nhau. Sức mạnh đánh cầu phải có sự biến hóa lớn: Có lúc

11


đòi hỏi phải dùng sức mạnh tối đa để đập, vụt, nhưng có lúc lại dùng thủ pháp
tinh xảo làm cho cầu nhẹ nhàng qua lưới. Mặt khác, do vị trí và tư thế thân
người của vận động viên đánh cầu trên sân thiên biến vạn hóa luôn thay đổi,
muốn đánh cầu đến một điểm nào đó trên sân đối phương cũng cần thể hiện
sức mạnh rất khác nhau.
* Đặc điểm thứ 2: Người đỡ cầu do đối phương đánh sang (trừ quả phát cầu)
do đường vòng cung của cầu và tốc độ đa dạng của cầu đến không phụ
tguoocj vào sự điều khiển của mình, nên căn cứ vào tính chất của cầu để vận
dụng sức mạnh của một bộ phận nào đó của cơ thể đánh cầu. Ví dụ: Cầu của
đối phương đánh đến cao sâu thì người đỡ cầu có thời gian nhiều hơn để vận
dụng nhịp nhàng sức mạnh lớn nhất của toàn thân cho đập, vụt cầu. Nếu đối
phương đánh cầu sang mà cầu đi tương đối thấp và ngang bằng thì người đỡ
cầu có thể chủ yếu dựa vào cánh tay và cổ tay để đập, vụt, cắt… nếu cầu lật
sát lưới thì dùng sức mạnh cổ tay.
Dựa vào đặc điểm nói trên, khi nghiên cứu về sức mạnh đánh cầu trong
cầu lông phải xem xét các vấn đề sau:

- Làm thế nào để trong mọi tình huống đều có thể phát huy đầy đủ được
sức mạnh đánh cầu lớn nhất.
- Làm thế nào để điều khiển sức mạnh đánh cầu lớn hay nhỏ.
- Làm thế nào sử dụng hợp lý sức mạnh của các bộ phận cơ thể ở từng
tình huống cụ thể khí đánh cầu, tránh sử dụng quá mạnh của các bộ phận cơ
thể và sử dụng quá tập chung vào một bộ phận nào đó làm suy giảm sức mạnh
đánh cầu hoặc tạo thành cục bộ quá sức của cơ thể.
Tầm quan trọng của sức mạnh trong hệ thống cơ rất lớn trong những
lần đánh cầu kéo dài. Thời gian đánh cầu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tốc
độ của cơ thể với cú đánh cầu trực tiếp, tốc độ chậm thì thời gian đánh cầu
chậm. Nếu vận động viên đang di chuyển trực tiếp với cú đánh cầu thì thời

12


gian phụ thuộc vào cú đánh cầu nhanh hay chậm (ở đây muốn nói đến sức
mạnh bột phát của cổ tay). Động tác đánh cầu kết hợp với bật nhảy đánh cầu
thì thời gian tiếp xúc giữa vợt và quả cầu nhanh hơn (khoảng 0,1 đến 0,12
giây). Trong khi nghiên cứu vận động viên của Đan Mạch, người ta đã đo
được sự di chuyển bật nhảy một chân tới vị trí đánh cầu trung bình khoảng
0,52 giây và bật nhảy 2 chân đánh cầu (động tác đập cầu) nhanh hơn vào
khoảng 0,32 giây. Như vậy, thực tế mối quan hệ sức mạnh cơ bắp của 2 chân
lớn hơn khoảng 2 lần so với một chân.
Một trong những yêu cầu đặt ra ở môn cầu lông là việc phát triển thể
lực phải toàn diện, nhưng thực tế sự phát triển trên các cơ bắp của chân, cơ
tay vai, cơ hông của cùng một bên phát triển mạnh, kết quả thực tế cho thấy ở
phía tay cầm vợt cơ bắp lớn hơn và mức độ linh hoạt cao hơn. Vì vậy tay và
vai bên cầm vợt phải được tập luyện nặng hơn trong môn cầu lông (đây cũng
là cơ sở để xây dựng bài tập sức mạnh cho sinh viên chuyên ngành cầu lông).
1.4. Đặc điểm huấn luyện thể lực

1.4.1. Khái niệm chung
Huấn luyện thể lực là quá trình tác động thường xuyên, liên tục theo kế
hoạch sắp xếp hợp lí bằng những bài tập TDTT nhằm phát triển khả năng vận
động. Quá trình đó tác động sâu sắc đối với hệ thần kinh, cơ bắp cũng như đối
với hệ tuần hoàn, hô hấp và trao đổi chất.
Nói đến thể lực cũng có nghĩa là chúng ta đang nói đến các tố chất thể
lực. Các tố chất thể lực bao gồm: Sức nhanh, Sức mạnh, Sức bền, Mềm dẻo
và năng lực phối hợp vận động.
Ở đây, khi nói đến thể lực hay các tố chất vận động, thực chất là cần
hiểu rõ hơn trong hoạt động chung của con người thì hoạt động cơ bắp là
dạng đặc biệt và mang tính trọng tâm. Hoạt động cơ bắp được thể hiện ở 3
phương diện:

13


- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu và tỉ lệ với cấu trúc sợi cơ, số lượng sợi
cơ và tiết diện cơ)
- Sự trao đổi chất (là quá trình sinh năng lượng phục vụ cho quá trình
vận động)
- Sự dẫn truyền kích thích (nói đến hoạt động thần kinh cơ)
Ba phương diện trên luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động
của các tố chất thể lực theo (Ozilin 1970, vaixekhovxki 1976, Phomin 1979).
Đặc biệt chúng tôi luôn có mối tương quan chặt chẽ với 3 tố chất thể lực cơ
bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Trong đó độ lớn của sức mạnh có quan
hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, thể hiện theo hướng thay đổi giữa yếu tố thời
gian duy trì và cường độ vận động của cơ bắp. Độ lớn của sức nhanh có quan
hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền cuẩ hệ thần kinh và liên quan đến thành
phần của sợi cơ. Độ lớn của sức bền có quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi
chất, mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh năng yếm khí và ưa khí (Ozolin

1970, Patrerxki 1972, Dietrich Hare 1976) [43,45,46]
Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực, song chúng
tôi cho rằng hệ thống các quan điểm của giáo sư HLV Công Huân CHLB Nga
N.G.Ozolin trình bày trong cuốn “Hệ thống huấn luyện thể thao hiện đại –
NXB – TDTT, Matxcova 1970” là đầy đủ hơn cả. Tác giả cho rằng: “Quá
trình huấn luyện thể lực là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của
cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển
các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, léo léo và khả năng phối
hợp vận động)”.
Trong quá trình huấn luyện thể lực, người tập phát triển một cách toàn
diện mà sự phát triển này được gọi là năng lực thể chất. Nó được đánh giá bởi
mức độ phát triển về khả năng sức nhanh, sức mạnh, sức bền, léo léo và khả
năng phối hợp vận động, khả năng làm việc của tất cả các khả năng chức phận

14


của cơ thể. Dưới ảnh hưởng của quá trình chuẩn bị thể lực, sức khỏe của con
người được tăng cường, các hệ cơ quan chức phận của cơ thể được hoàn
thiện. Vì vậy, khả năng tiếp nhận lượng vận động cửa cơ thể cũng được nâng
lên và khả năng phát triển về các tố chất thể lực cũng được nâng lên.
Điểm đặc biệt của quá trình chuẩn bị thể lực là phải củng cố được
những điểm yếu trong cơ thể, những cơ quan chậm phát triển.
Qua tham khảo các nguồn tài liệu, các công trình nghiên cứu của nhiều
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lí luận và phương pháp huấn luyện thể
thao trong nước như: Lê Văn Lẫm, Dương Nghiệp Chí, Lê Bửu, Phạm Trọng
Thanh, Nguyễn Thế Truyền, Phạm Danh Tốn. Chúng ta thấy các nhà khoa
học cho rằng: “Quá trình huấn luyện thể lực cho người tập là hướng đến việc
củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ cơ quan trước lượng vận
động thể lực (bài tập thể chất) và như vậy đồng thời đã tác động đến quá trình

phát triển của các tố chất vận động”. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng
sư phạm trong quá trình giáo ducn các tố chất vận động [27, 34, 35, 39, 41].
Một số quan điểm theo các chuyên gia y sinh Việt Nam như: Nguyễn
Ngọc Cừ, Phan Hồng Minh, Lưu Quang Hiệp, Trịnh Hùng Thanh, Nguyễn
Kim Minh, Lê Quý Phượng. “Nói đến huấn luyện thể lực trong thể thao là nói
tới những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra
trong cơ thể người tập dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực
hoạt động cao hay thấp” [28, 31, 44].
Đồng thời chúng tôi nhận thấy một số chuyên gia Việt Nam đề cập đến
vấn đề này dưới góc độ tâm lý như: PGS. Phạm Ngọc Viễn, PGS. Lê Văn
Xem cho rằng: “Quá trình chuẩn bị thể lực là quá trình giải quyết những khó
khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kĩ thuật là sự phù hợp những
yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu” [37].

15


1.4.2. Các đặc điểm của huấn luyện thể lực
Trong quá trình huấn luyện thể lực muốn đat được hiệu quả huấn luyện
tương đối tốt thì khi sắp xếp huấn luyện cụ thể cần quán triệt các đặc điểm
sau:
- Khi sắp xếp huấn luyện thể lực cần phải có kế hoạch hợp lý và toàn
diện. Như chúng ta đã biết, do sự phát triển trưởng thành của con người ở
những lứa tuổi khác nhau sẽ không giống nhau. Tố chất vận động ở lứa tuổi
thanh thiếu niên có sự suất hiện “thời kì nhạy cảm” nên chúng ta cần phải
nắm chắc thời cơ thuận lợi này để sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực
với nội dung thích hợp, làm cho nó phát triển lành mạnh và tiến bộ đạt thành
tích cao. Việc nâng cao năng lực làm việc của cơ thể VĐV đạt tới mức hoàn
thiện sẽ đẩy mạnh được sự xuất hiện trạng thái ổn định, càng cần phải xem
xét kỹ càng, tìm kiếm khả năng phát triển. Trong quá trình huấn luyện nhiều

năm, việc sắp xếp một cách có hệ thống về nội dung, tỉ lệ, biện pháp, lượng
vận động…
- Trên cơ sở huấn luyện thể lực toàn diện hướng dần sang chuyên môn
hóa. Ngày nay, xu thế thành tích thể thao không ngừng nâng cao, không dễ
dàng làm cho VĐV bỏ quá nhiều thời gian huấn luyện có hạn của mình với sự
tổn hao thể lực bằng các bài tập huấn luyện không có liên quan gì đến môn
chuyên sâu. Do đó việc sắp xếp huấn luyện thể lực phải tiến hành xoay quanh
đặc điểm của môn chuyên sâu, nhưng dựa vào việc xem xét tới đặc điểm của
môn chuyên sâu cần chú ý sắp xếp một cách toàn diện, thông qua việc huấn
luyện thể lực toàn diện, làm cho năng lực, chức năng của cơ thể VĐV không
ngừng được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho môn chuyên sâu. Đồng thời
việc chuyển dịch tố chất vận động chuyên môn và kỹ năng cũng cần được xây
dựng trên nền móng tố chất vận động chung, chỉ có cách sắp xếp toàn diện

16


mới có thể tạo nên điều kiện và khả năng làm cho tất cả những gì mà môn
chuyên sâu yêu cầu đều được phát triển đầy đủ.
- Huấn luyện thể lực cần kết hợp với huấn luyện kỹ - chiến thuật. Trong
quá trình huấn luyện thể thao, muốn đạt được thành tích tốt nhất, cần phải
luôn kết hợp các nhân tố tạo thành trình độ vận động, nhằm nâng cao lên
thành một trình độ tương ứng mới, làm cho hiệu quả huấn luyện thu được
luôn luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Huấn luyện thể lực phải lấy huấn
luyện kỹ - chiến thuật làm cơ sở, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến là tiền đề phát
huy trình độ huấn luyện thể lực. Huấn luyện thể lực và huấn luyện kỹ - chiến
thuật là sự kết hợp trên hình thức biểu hiện của động tác kỹ thuật.
- Khi sắp xếp huấn luyện thể lực cần xuất phát từ tình hình thực tế của
điều kiện huấn luyện như: Thời gian, môn chuyên sâu, tình trạng sức khỏe của
VĐV và yêu cầu của thi đấu… Huấn luyện thể lực cần tùy theo thời gian mà

có sự khác nhau, nghĩa là trong các chu kỳ huấn luyện lớn, nhỏ khác nhau,
thời kỳ khác nhau và giai đoạn nhỏ khác nhau đều phải căn cứ vào nhiệm vụ
huấn luyện và yêu cầu đòi hỏi mà tiến hành xem xét tính toán một cách kĩ
lưỡng. Phải tùy thuộc vào môn chuyên sâu khác nhau mà cso sự khác nhau.
Đó là sự sắp xếp huấn luyện thể lực dựa trên sự xem xét tới đặc điểm các môn
chuyên sâu khác nhau của VĐV tham gia tập luyện, bất cứ một môn chuyên
sâu nào cũng cần có một trình độ huấn luyện thể lực làm nền móng. Nhưng sự
sắp xếp này không thể nhất loạt như nhau trong trình độ huấn luyện, mỗi trình
độ lại có các tỷ lệ các nhân tố quyết định, nội dung bài tập chủ yếu đều cần có
sự sắp xếp khác nhau. Thông thường động tác chuyên sâu có sự thay đổi
tương đối ít, các môn chuyên sâu có kỹ thuật tương đối đơn giản thì yêu cầu
về trình độ huấn luyện thể lực tương đối cao, tỷ lệ của nó nên lớn một chút. Ở
các môn kỹ thuật động tác chuyên sâu phức tạp, có sự biến đổi nhiều thì việc
sắp xếp huấn luyện thể lực nên có tỷ lệ tương đối nhỏ một chút.

17


Tùy từng con người cụ thể khác nhau mà khác nhau. Huấn luyện thể
lực đối với VĐV đã đạt được thành tích vận động trình độ cao thì vẫn phải có
sự yêu cầu nghiêm khắc và sắp xếp tương đối nhiều, tương đối rộng. Sở dĩ
như vậy là vì: Những VĐV được huấn luyện trong thời gian dài và đạt được
thành tích cao, đã có sự cải tạo sinh học của cơ thể ở mức hoàn thiện, những
bộ phận cơ thể cần được cải tạo so với VĐV cấp thấp tương đối ít đi rất
nhiều, vì vậy muốn làm cho năng lực cơ thể họ nâng cao lên một bước thì cần
phải có một quỹ thời gian dài và phải tiến hành đồng đều ở các mặt. Nếu điều
này xử lý không tốt, thường thường sẽ tạo ra hậu quả là một VĐV cấp cao khi
đã đạt được một thành tích cao nào đó rồi sẽ dừng lại không tiến lên được.
1.5. Vai trò tố chất sức mạnh trong TDTT
Tập luyện sức mạnh bao gồm nhiều loại sức mạnh khác nhau, mỗi loại

đều có một vai trò, ý nghĩa nhất định đối với từng môn thể thao và VĐV khác
nhau.
* Sức mạnh chung: Là nền tảng của toàn bộ chương trình huuaans
luyện sức mạnh, phải tập trung huấn luyện sức mạnh chung trong giai đoạn
huấn luyện ban đầu. Trình độ sức mạnh trung thấp sẽ hạn chế khả năng phát
triển toàn diện, dễ bị chấn thương, cơ thể phát triển không cân đối hay làm
giảm khả năng phát triển cơ bắp.
* Sức mạnh chuyên môn: Là sức mạnh của một nhóm cơ (chủ yếu là
nhóm cơ chính) tham gia vào các hoạt động của một môn thể thao nhất định.
Như thuật ngữ nêu trên, loại sức mạnh này mang đặc thù cho từng môn thể
thao. Vì vậy bất kì sự so sánh nào giữa trình độ sức mạnh chuyên môn ở các
môn thể thao khác nhau đều không có giá trị.
* Sức mạnh tối đa: Đề cập đến lực lớn nhất có thể sản sinh ra bởi hệ
thống thần kinh cơ trong một lần co cơ tối đa. Nó thể hiện bằng trọng lượng
tối đa VĐV có thể nâng được một lần và được hiển thị bằng 100% của tối đa

18


hay một lần lặp lại tối đa. Nó rất quan trọng đối với mục đích huấn luyện vì
biết đươc sức mạnh tối đa của VĐV trong mỗi bài tập là nền tảng để tính toán
trọng lượng cho từng giai đoạn huấn luyện sức mạnh.
* Công suất phát lực hay sức mạnh tốc độ: Là sản phẩm của 2 năng
lực: Sức mạnh và tốc độ, được xem là khả năng phát lực tối đa trong thời gian
ngắn nhất.
* Sức bền cơ bắp hay sức mạnh bền: Được định nghĩa là khả năng của
cơ chịu đựng lượng vận động trong một thời gian dài, được sử dụng chủ yếu
trong các môn thể thao sức bền, là các môn mà khi tập luyện sức bền cơ bắp
cũng sẽ có một sự chuyển tích cực đối với sức bền tim mạch – hô hấp.
Sức mạnh tuyệt đối: Là khả năng sản sinh ra lực tối đa không tính đến trọng

lượng cơ thể. Ở một số môn thể thao như đẩy tạ, ném lao, ném đĩa hay các
hạng cân siêu nặng trong cử tạ đòi hỏi VĐV phải đạt trình độ rất cao về sức
mạnh tuyệt đối. Vì vậy VĐV tập luyện theo một chương trình có hệ thống, sự
phát triển sức mạnh tuyệt đối sẽ tăng lên song song với trọng lượng cơ thể.
* Sức mạnh tương đối: Là tỉ số giữa sức mạnh tuyệt đối và trọng lượng
cơ thể. Sức mạnh tương đối có ý nghĩa quan trọng trong các môn thể dục hay
các môn thi đấu theo hang cân.
* Sức mạnh dự trữ: Là sự chênh lệch giữa sức mạnh tuyệt đối và chỉ số
sức mạnh cần thiết để thực hiện một kỹ thuật trong điều kiện thi đấu. Dùng
các kỹ thuật đo đạc sức mạnh để đánh giá sức mạnh tối đa của VĐV.
1.6. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng căng cơ. Sức
mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào:
- Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ
- Chế độ co của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó.
- Chiều dài ban đầu của sợi cơ.

19


Khi số lượng sợi cơ co tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cơ cứng
và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa.
Lực đó được gọi là sức mạnh tối đa nó thường đạt được trong co cơ tĩnh. Sức
mạnh tối đa của một sợi cơ và tiết diện ngang (độ dày) của các sợi cơ. Chúng
là yếu tố quyết định độ dày của cơ, hay nói một cách khác là tiết diện ngang
của toàn bộ sợi cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ được gọi
là sức mạnh tương đối của cơ. Bình thường sức mạnh đó bằng 0,5 – 0,1
kg/cm2.
Trong thực tế sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực
nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức. Vì vậy mà sức mạnh mà chúng ta

xem xét thực tế chỉ là sức mạnh tích cực tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa
sinh lý của cơ mà ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ. Sự
khác biệt giữa sức mạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là
thiếu hụt sức mạnh. Nó là đại lượng biểu thị tiềm năng về sức mạnh của cơ. Ở
những người có tập luyện sự thiếu hụt sức manh giảm đi.
Sức mạnh tích cực tối đa phụ thuộc vào hai yếu tố chính là:
1. Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi: Nhóm cơ này gồm có điều kiện cơ
học của sự co cơ, góc tác động của lực cơ với điểm bám trên xương.
- Chiều dài ban đầu của cơ.
- Độ dày (tiết diện ngang) của cơ.
- Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ.
2. Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp
giữa các sợi cơ và cơ.
Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co
đã trình bày ở chương trình trên. Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức
mạnh. Hoàn thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều
dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ.

20


Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày) nên khi tiết
diện ngang tăng lên thì sức mạnh cũng tăng lên. Tăng tiết diện ngang của cơ
do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ.
Sợi cơ là một tế bào được biệt hóa rất cao. Vì vậy sợi cơ có thể phận
chia để tạo ra tế bào mới, sự phì đại cơ xẩy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn
dày lên (tăng thể tích). Khi sợi cơ đã dày lên đến mức độ nhất định, theo một
số tác giả, chúng tách dọc ra để có thể tạo thành những sợi còn có cùng một
đầu gân chung với sợi cơ mẹ. Sự tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức
mạnh nặng và lâu dài.

Sự phì đại cơ xẩy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy
co bóp của sợi cơ đều tăng lên, mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tng lên
đáng kể. Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, trong sự phân hủy
chúng lại giảm đi. Hàm lượng ARN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so
với cơ bình thường. Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả
năng kích thích sự tổng hợp actin và myozim và như vậy thúc đẩy sự phì đại
cơ.
Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nam
adregen sinh ra tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận.
Sự phì đại cơ nêu trên được coi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì
đại cơ khác là phì đại cơ tương, phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ
yếu do tăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ phì đại
này phát sinh do hàm lượng các chất dự trữ năng lượng trong sợi cơ như:
glycogen, CP, myoglobin tăng lên, số lượng mao mạch tăng lên cũng là phì
đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tương là loại phì đại cơ thường gặp trong tập luyện
sức bền, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ.
Đặc điểm cấu tạo của các loại cơ trong cơ là tỷ lệ các loại sợi chậm
(nhómI) và nhanh (nhóm II-A và II-B) chứa trong cơ các sợi cơ nhanh, nhất là

21


sợi cơ nhóm II-B có khả năng phát lực lớn hơn các sợi cơ chậm. Vì vậy cơ có
tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh lớn, tập luyện sức mạnh cũng
như các hình thức tập luyện khác không làm thay đổi được các sợi trong cơ.
Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh gluco phân
nhóm II-B, giảm tỷ lệ sợi cơ oxy hóa nhanh nhóm II-B và làm tăng sự phì đại
của các sợi cơ nhanh.
Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp hoạt
động giữa các cơ, trước tiên là khả năng chức năng của noron thần kinh vận

động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao. Như đã biết, sức mạnh tối
đa phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy để
phát lực lớn hệ thần kinh phải gây hưng phấn đó phải không quá lan rộng để
không gây hưng phấn các sợi cơ đối kháng. Tức là phải tạo ra sự phối hợp
giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương. Các yếu tố này làm tăng cường
sức mạnh chủ động tối đa đáng kể.
Trên cơ sở các yếu tố nêu trên, cơ sở sinh lý của phát triển sức mạnh là
tăng cường số lượng đơn vị vận động tham gia vòa hoạt động, đặc biệt là các
đơn vị vận động nhanh, chức các sợi cơ nhóm II có khả năng phì đại cơ lớn.
Để đạt được điều đó, trọng tải phải lớn để gây được hưng phấn đối với các
đơn vị vận động nhanh có ngưỡng hưng phấn thấp. Trọng tải đó phải không
nhỏ hơn 70% sức mạnh tối đa.
1.7. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh và những yếu tố chi phối sức mạnh
1.7.1. Đặc điểm huấn luyện sức mạnh
Các bộ môn và các môn thể thao khác nhau đặt ra những yêu cầu rất
khác biệt về tố chất sức mạnh. Trong vận động thể thao sức mạnh luôn có
quan hệ với các tố chất thể lực khác, cụ thể là với sức nhanh và sức bền. Do
đó, các năng lực sức mạnh được phân thành 3 hình thức chính: Năng lực sức
mạnh tối đa, năng lực sức mạnh – nhanh và năng lực sức mạnh – bền. Hai

22


hình thức sau là các năng lực sức mạnh đặc trưng cho phần lớn các bộ phận
thể thao. Theo nghĩa rộng năng lực sức mạnh tối đa có thể là năng lực xác
định thành tích (ví dụ như trong môn cử tạ), tuy nhiên nếu quan sát một cách
chính xác thì năng lực sức mạnh tối đa là một đại lượng đo lường cho phần
sức mạnh của sức mạnh nhanh hoặc của sức mạnh bền.
Năng lực sức mạnh tối đa: là sức mạn cao nhất mà vận động viên
(VĐV) có thể thực hiện khi co cơ tối đa và theo ý muốn. Người ta cần các giá

trị tuyệt đối cao nhất về năng lực sức mạnh tối đa cho các môn thể thao trong
đó cần phải khắc phục lực cản bên ngoài như cử tạ và vật. Năng lực sức mạnh
tối đa cũng có giá trị cao đối với các môn ném tạ xích và đẩy tạ. Ý nghĩa của
năng lực sức mạnh tối đa với thành tích thể thao càng nhỏ, nếu lực cản khắc
phục càng nhỏ và lượng vận động trong thi đấu càng kéo dài. Do đó, VĐV
chạy cự li ngắn trong điền kinh cần sức mạnh tối đa nhiều hơn VĐV chạy
Marathon.
Năng lực sức mạnh – nhanh: Là khả năng khắc phục các lực cản với tố
độ co cơ cao của VĐV. Sức mạnh nhanh xác định thành tích trong các môn
vận động không chu kỳ. Sức mạnh nhanh cũng có ý nghĩa đối với việc đạt
được tốc độ cao khi đá, ném bóng, giậm nhảy trong các môn bóng đối với
việc nắm vững các hành động nhanh trong các môn thể thao thi đấu giữa 2
người, đối với khả năng tăng tốc của các VĐV chạy cự ly ngắn, đua xe đạp,
cũng như đối với sự xuất phát nhanh và giai đoạn tăng tốc trong thi đấu.
Năng lực sức mạnh – bền: Là khả năng chống lại mệt mỏi của VĐV
khi hoạt động sức mạnh kéo dài, sức mạnh bền được đặc trưng bởi một năng
lực sức mạnh tương đối cao kết hợp với khả năng sức bền quan trọng. Trước
hết, sức mạnh bền xác định thành tích trong các môn sức bền cần phải khắc
phục các lực cản lớn trong một thời gian dài. Trong các môn thể thao sức bền,
sức mạnh bền xác định trước hết độ lớn của xung lực trung bình thực hiện

23


trong mỗi chu kì chuyển động mà hiệu quả của lực đẩy trong từng chu kì
chuyển động phụ thuộc vào xung lực này. Xung lực trung bình cũng có thể
biểu thị là sức mạnh bền tuyệt đối khác với sức mạnh bền tương đối.
Sức mạnh bền tương đối này liên quan đến hiệu số giữa xung lực tối đa
có thể đạt được và xung lực trung bình được thực hiện trong thi đấu. Độ lớn
cần thiết để điều khiển sức mạnh bền. Ngược lại độ lớn này cho phép kết luận

huấn luyện sức mạnh bền phải hướng nhiều vào nâng cao các thành phần sức
bền, hay phải hướng vào nâng cao sức mạnh tối đa. Sức mạnh bền cũng có ý
nghĩa trong các môn thể thao có động tác không chu kì chiếm ưu thế. Những
môn này đặt ra những yêu cầu cao về sức mạnh và sức bền cả trong tập luyện
lẫn thi đấu.
1.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh
Tố chất sức mạnh được biểu hiện ra thông qua hoạt động cơ bắp. Sự
biểu hiện này không giống với các hoạt động của cơ bắp của các tố chất khác
mà mang tính chất đặc thù. Nhân tố ảnh hưởng đến tố chất sức mạnh là:
* Cường độ và tần số xung động của hệ thần kinh trung ương : Trạng
thái chức năng của hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
mạnh của cơ bắp. một mặt hệ thần kinh trung ương có điều động tới sợi cơ
tham gia vào hoạt động, mặt khác thần kinh vận động góc trước cột sống đối
với cơ bắp phat ra xung động cường độ lớn, tần số cao thì cơ bắp đó sản sinh
ra sức mạnh lớn nhất từ 5 – 6 lần/phút, đạt 45 – 50 lần/phút.
* Cấu trúc hình thái tổ chức của cơ bắp:
- Các loại hình sợi cơ, độ lớn nhỏ của sức mạnh cơ bắp được quyết định
bởi tỉ lệ phần trăm loại hình sợi cơ. Loại hình sợi cơ chia ra: Sợi cơ màu sẫm
(sợi cơ chậm), sợi cơ sáng (sợi cơ nhanh và sợi cơ trung gian). Khả năng trao
đổi chất yếm khí của sơi cơ có màu sáng lớn hơn rất nhiều so với sợi cơ màu

24


sẫm, do đó tố chất sức mạnh chủ yếu là do sợi cơ màu sáng quyết định. Vì thế
tỷ lệ sợi cơ màu sáng cao thì sức mạnh lớn.
- Mặt cắt ngang sinh lí của cơ bắp: Sức mạnh tuyệt đối của cơ bắp được
quyết định bởi mặt cắt sinh lý của cơ bắp. Bề mặt cắt ngang sinh lý của cơ
bắp là tổng mặt cắt nganh của tất cả các sợi cơ. Mặt cắt ngang của mỗi sợi cơ
to ra thì bề mặt cắt ngang sinh lý của cơ bắp cũng căng to ra. Do đó sức mạnh

co cơ cũng tăng lên tương ứng.
- Số lượng sợi cơ trong cơ bắp nhiều thì sức mạnh co cơ lớn. Về vấn đề
số lượng các sợi cơ trong cơ bắp, hiện nay có 2 loại ý kiến khác nhau: Một
loại cho rằng con người sau khi sinh ra 4 – 5 tháng thì số lượng sợi cơ trong
cơ bắp đã được xác định rồi, còn ý kiến thứ 2 thì cho rằng nhờ tập luyện cơ
bắp nó to ra, ngoài việc làm cho sợi cơ to lên còn do tác dụng phân chia theo
trục dọc của các sợi cơ tạo nên sự tăng lên về số lượng sợi cơ.
- Mặt đỡ phụ của sợi cơ, sự tăng về tổ chức đệm bên trong của cơ bắp,
sự tăng về tổ chức gân, dây chằng đều có ảnh hưởng đến sức mạnh của co cơ.
- Về đọ dài của sợi cơ: Một nhà khoa học Mỹ Ddatsson nghiên cứu rút
ra kết luận: Sức mạnh lớn nhỏ của một con người được quyết định bởi thể tích
của cơ bắp, bởi vì tiềm lực phát triển thể tích cơ bắp chủ yếu được quyết định
bởi độ dài cơ bắp của mỗi cá nhân (chỉ độ dài giữa hai đầu sợi cơ), độ dài của
cơ bắp là do di truyền nó không bị ảnh hưởng bởi huấn luyện.
* Đặc tính phản ứng của cơ bắp:
- Cơ bắp khi làm việc năng lực động viên số lượng, đơn vị vận động
tham gia làm việc, tức là năng lực nhịp nhàng bên trong của cơ bắp tốt hay
xấu được quyết định bởi việc có huy động được nhiều đơn vị vận động tham
gia làm việc hay không. Nếu số lượng đơn vị vận động được huy động tham
gia làm việc nhiều thì sức mạnh lớn, ngược lại sức mạnh nhỏ. Khả năng nhịp
nhàng bên trong của cơ bắp chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh trung

25


×