Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

P5A báo cáo tham luận nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng việt lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.06 KB, 4 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯỜNG 5A
( NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 )

Như chúng ta biết, môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở
học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần
rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực
nhận thức nhằm giáo dục học sinh toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ
năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo góp phần hình thành
nhân cách con người. Đặc biệt, môn Tiếng việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn đều rèn
cho học sinh những kỹ năng đặc thù riêng. Bên cạnh đó mỗi phân môn còn hỗ trợ lẫn nhau
về rèn luyện các kỹ năng đọc-viết-nghe-nói. Chính vì vậy, muốn dạy và học tốt môn Tiếng
Việt nói chung, dạy – học Tiếng Việt lớp 5 nói riêng đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến
thức, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các phương pháp, cách thức tổ
chức các hoạt động dạy học phù hợp vào từng bài dạy. Riêng đối với học sinh thì phải có
nền tảng kiến thức vững chắc từ các lớp dưới. Đó cũng là việc làm hết sức khó khăn trong
việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhà trường, mỗi cá nhân nhằm nâng cao chất lượng học
tập môn Tiếng Việt của học sinh bậc tiểu học nói chung, của học sinh lớp 5 nói riêng.
Đồng thời khắc phục triệt để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
Xác định được yêu cầu quan trọng nêu trên, từ thực tế dạy học môn Tiếng Việt của
Trường TH Phường 5A, chúng tôi tiến hành thảo luận, phân tích, đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Việt. Đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng học tập môncủa học sinh lớp 5 như sau:
I. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
a. Công tác quản lý của tổ chuyên môn:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho tổ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, sự chỉ đạo chuyên môn của
ngành sâu sát, thực tế.
- Cơ sở vật chất, sách giáo khoa , tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học được ngành


quan tâm đầu tư và đơn vị đã tiết kiệm các nguồn kinh phí tự trang bị thêm nên cơ bản đáp
ứng được yêu cầu tối thiểu các hoạt động dạy học của đơn vị.
- Trường đã tổ chức được việc dạy trên 5 buổi/tuần của khối 5.
b. Giáo viên:
- Giáo viên khối 5 phần lớn thật sự yêu nghề, có tinh thần đoàn kết, ý thức trách
nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt
trình độ trên chuẩn vì thế đáp ứng được với yêu cầu công việc.


- Giáo viên nắm vững kiến thức - kỹ năng bài dạy của từng phân môn trong dạy-học
Tiếng Việt. Việc vận dụng các phương pháp dạy học vào bài dạy khá hợp lý.
- Giáo viên lớp 5 đều được tham gia dự chuyên đề, thao giảng, thi tay nghề . Từ đó
giáo viên có thêm kinh nghiệm nên việc dạy trên lớp của giáo viên có phần tự tin hơn.
- Có ý thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc tự học tự bồi
dưỡng dưới nhiều hình thức: dự học các lớp nâng cao trình độ (nâng chuẩn), báo, tài liệu
tham khảo, internet,…..
- Thường xuyên sinh hoạt tổ chuyên môn (2 lần/tháng)
* Học sinh:
- Ý thức học tập của học sinh ngày một được nâng lên, hầu hết các em chăm ngoan,
chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Đa số các em đọc thông, viết thạo, vận dụng thực hành tốt theo yêu cầu chuẩn kiến
thức, kĩ năng.
- Có đầy đủ SGK và những đồ dùng thiết yếu phục vụ môn tiếng Việt.
* Phụ huynh học sinh:
- Phần lớn phụ huynh đã từng bước quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp
với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
2. Khó khăn (hạn chế)
a. Cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt
động học tập của học sinh (thiếu phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,…). Đặc biệt, trang

thiết bị dạy học môn Tiếng Việt còn thiếu nhiều. Do đó, việc sử dụng PP dạy học mới rất
khó.
b. Giáo viên:
- Trong giờ dạy trên lớp, đôi lúc giáo viên còn lúng túng trong nội dung của từng
phân môn trong dạy học Tiếng Việt (còn lưỡng lự trong việc mục tiêu bài dạy). Vì thế
chưa khắc sâu được những kiến thức, kĩ năng, những điểm nhấn trọng tâm trong bài dạy.
- Chưa thật sự sáng tạo, linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học
cũng như hình thức tổ chức dạy học. Việc xác định được phương pháp dạy học đặc trưng
của từng phân môn trong dạy học Tiếng Việt chưa chủ động cao tiết học.(Chưa phát huy
triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh)
- Chưa mạnh dạn ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt còn lúng túng, khó
khăn trong việc dạy phân hóa đối tượng học sinh.
- Việc sử dụng ĐDDH của giáo viên trong các tiết dạy chưa phát huy hết hiệu quả.
- Trường có 2 lớp 5 nên thành lập tổ chuyên môn ghép với khối 4. Vì vậy, đôi lúc còn
gặp khó khăn trong sinh hoạt chuyên môn.
- Giáo viên còn chưa mạnh dạn trong việc góp ý, chia sẻ cùng đồng nghiệp ở các tiết
thao giảng, dự giờ.
c. Học sinh:
- Một số học sinh còn hổng kiến thức ở các lớp dưới. Kĩ năng nghe – nói – đọc –
viết của một số HS chưa tốt. Dẫn đến chưa đọc thông, viết thạo (mặc dù đã học lớp 5)

2


- Học sinh phần đông là con em lao động nghèo, cha mẹ sống bằng nhiều ngành
nghề khác nhau, công ăn việc làm không ổn định. Vì thế có những em ngoài giờ học còn
phải lo phụ giúp gia đình.
- Còn một bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập tốt hoặc hoàn cảnh khó khăn,
thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình nên chất lượng học tập chưa cao.
d. Phụ huynh:

Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em nên việc phối kết hợp
giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế.
- Sự nghiệp giáo dục tuy đã được xã hội hoá một cách rộng rãi và được Đảng và
chính quyền địa phương xem là nhiệm vụ trọng tâm. Nhưng vẫn còn một số ít quần chúng
nhân dân chưa thấy được tầm quan trọng của công tác này nên việc đầu tư học tập cho con
em chưa được quan tâm đúng mức còn khoán trắng cho nhà trường.
e. Cấu trúc chương trình và kiến thức sách giáo khoa đôi chỗ quá tải, chưa phù hợp
với trình độ nhận thức của học sinh.( việc thực hiện chuyên môn chưa thống nhất giữa các
tài liệu chỉ đạo như : Công văn số 896/BGDĐT; chuẩn kiến thức kĩ năng ; Hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học (giảm tải )
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT
1. Công tác quản lý của tổ chuyên môn:
- Thực hiện nghiêm túc và chất lượng phong trào thi đua dạy tốt – học tốt : thường
xuyên dự giờ thăm lớp để hướng dẫn, giúp đỡ nâng cao tay nghề cho GV trong tổ, nâng
cao chất lượng chung nhà trường. Phân công GV giỏi giúp đỡ GV còn hạn chế về chuyên
môn. Thực hiện tốt việc đánh giá năng lực chuyên môn của GV đúng theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng, hội giảng, thi tay nghề, các chuyên đề
bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên.
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng: Trong cuộc họp tổ chuyên môn có
nội dung bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng, thực hiện chương trình. Đồng thời đi sâu vào
nghiên cứu thảo luận thống nhất về nội dung và phương pháp giảng dạy của từng phân
môn, từng dạng bài, những nội dung khó, chưa hợp lý…
- Tổ thống nhất nội dung chương trình cũng như việc thống nhất hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học ( lớp 5 ) cho giáo viên . Nhằm tạo điều kiện cho giáo
viên trong tổ chủ động lập kế hoạch dựa trên tình hình thực tế của lớp (Lớp giỏi dành thời
gian dạy nâng chuẩn, lớp yếu dạy đạt chuẩn)
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu: Căn cứ vào kết quả
kiểm tra đầu năm, phân loại đối tượng học sinh từ đó sắp xếp, phân công giáo viên cho phù
hợp và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như phụ đạo học sinh yếu. Hàng tháng

từng giáo viên báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc để
cùng nhau bàn bạc, thống nhất và tìm hướng khắc phục.
- Khai thác tối đa năng lực và sở trường của mỗi giáo viên, phát huy những sáng
kiến, những kinh nghiệm hay trong khối.

3


- Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm : tổ trưởng chuyên môn phải đánh giá đúng
thực chất chất lượng giảng dạy của giáo viên (thông qua công tác kiểm tra hồ sơ cá nhân,
dự giờ,……)
- Phối hợp đồng bộ giữa hình thức kiểm tra báo trước và đột xuất. Tập trung kiểm tra
vở ghi và chất lượng học tập của học sinh hàng tháng. Trong công tác kiểm tra, đánh giá
không cả nể hoặc cho qua lỗi sai phạm trong chuyên môn.
- Theo dõi, quản lí chặt chẽ việc duy trì sĩ số, phụ đạo học sinh yếu trong tổ (khối 5)
2. Giáo viên:
- Nêu cao ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Làm tốt vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp. Tham mưu, phối hợp tốt với cha mẹ
học sinh.
- Quan tâm đến công tác tự học tự bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng môn học.
- Trên cơ sở nghiên cứu SGV và các tài liệu tham khảo khác, mỗi giáo viên chủ
động xây dựng kế hoạch bài dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tập trung vào
các nội dung sau:
+ Nội dung bài dạy phải bám sát mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ
năng.
+ Thực hiện đúng vai trò thầy chủ đạo, trò chủ động.
+ Tăng cường trang thiết bị dạy học, không dạy chay.
+ Phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học hợp lý (không có phương pháp
nào là vạn năng) nhằm gây được hứng thú trong học tập, các em thích học. Từ đó các em
sẽ học được.

+ Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia thực hành, chia sẻ lẫn nhau trong
quá trình học tập.
+ Quan tâm tới từng đối tượng học sinh (dạy học phân hóa đối tượng học
sinh).
- Thực hiện đúng quy định của BGD & ĐT về khung chương trình đối với môn học:
+ Tùy theo đối tượng học sinh của lớp mà giáo viên có thể tăng thời lượng ở
bài khó, các tiết luyện tập,…. Nhằm có thêm thời gian để giáo viên dạy học phân hóa đối
tượng học sinh, nhất là giúp đỡ học sinh yếu kém, sao cho mỗi tiết học không có học sinh
nào không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đó là việc rèn luyện cho HS các kĩ năng nghe-nóiđọc-viết. Vì đây chính là các kĩ năng cơ bản mà mỗi học sinh phải đạt được khi học Tiếng
Việt khối 5.
- Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong việc kiểm tra, đánh giá và xếp loại.
Trên đây là báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận của khối 5 chúng tôi. Rất mong được
sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý đại biểu, quý thầy cô nhằm giúp chúng tôi có được
những giải pháp hữu hiệu nhất để sau hội thảo này mỗi đồng chí chúng ta sẽ có những nội
dung thiết thực trong công tác chỉ đạo, quản lý cũng như giảng dạy mang tính khả thi cao.
Cuối cùng, xin chúc quý đại biểu, quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Chúc hội nghị thành công.
Xin cảm ơn!

4



×