Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí “Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trên kênh VTV6 – đài truyền hình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO THANH THIẾU NIÊN
TRÊN KÊNH VTV6 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội, 7/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO THANH THIẾU NIÊN
TRÊN KÊNH VTV6 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(Khảo sát từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC



Hà Nội, 7/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn này là trung thực, được ghi rõ
nguồn gốc một cách minh bạch, đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Giáo dục kỹ năng sống cho Thanh thiếu niên trên Kênh
VTV6 – Đài truyền hình Việt Nam” được hoàn thành với rất nhiều sự giúp
đỡ từ các thầy, cô giáo, các anh, chị làm việc trong lĩnh vực báo chí truyền
thông và gia đình, bạn bè.
Xin gửi lời kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đinh Thị Xuân
Hòa, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi thực
hiện luận văn này.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí, Học viện Báo chí
và tuyên truyền đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Ban Thanh thiếu niên (VTV6) - Đài
truyền hình Việt Nam đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong việc cung cấp
một số tài liệu nội bộ liên quan đến Luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến
tất cả các đồng nghiệp tại Ban Thanh thiêu niên (VTV6) đã giúp đỡ và
động viên tinh thần trong quá trình hoàn thành Luận văn.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, mô tả, phân tích thái độ của thanh

thiếu niên về kênh truyền hình dành cho giới trẻ- kênh VTV6, nhưng do
hạn chế về thời gian và năng lực nên đề tài không thể được phân tích một
cách toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện
tốt hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Học viên Nguyễn Thị Thủy


DANH MỤC VIẾT TẮT
MC

: Người dẫn chương trình

TDTT

: Thể dục thể thao

GDTC

: Giáo dục thể chất

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

UNESCO

: Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc


UNICEF

: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNFPA

: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

WHO

: Tổ chức y tế Thế giới

RATING

: Tỷ suất khán giả


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mức độ quan tâm của khán giả với các nội dung giáo dục kỹ
năng sống trên VTV6
Bảng 2: Mức độ theo dõi các chương trình trên kênh VTV6
Bảng 3: Sự yêu thích của khán giả với các chương trình giáo dục kỹ
năng sống trên kênh VTV6
Bảng 4: Đánh giá chất lượng thông tin giáo dục kỹ năng sống trên
VTV6

Bảng 5: Ý nghĩa tác động của nội dung giáo dục kỹ năng sống trên
VTV6
Bảng 6: Đánh giá hình thức thể hiện các chương trình giáo dục kỹ
năng sống trên VTV6
Bảng 7: Đối tượng truyền tải kỹ năng sống được khán giả yêu thích
nhất trên VTV6
Bảng 8: Thực trạng nội dung giáo dục kỹ năng sống trên VTV6


MỤC LỤC
3.2 Một số giải pháp.................................................................................................................120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với những tiến bộ của xã hội, giới trẻ ngày nay được sống và
phát triển trong những điều kiện ngày một tốt hơn về chính trị, kinh tế, giáo
dục, văn hóa xã hội….Bên cạnh đó, trường học cũng đã cung cấp một
lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng tri thức phục vụ cho
quá trình phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân trong học tập và lao động.
Điều đó cũng đóng một phần quan trọng trong việc giúp thanh thiếu niên
có thể dễ dàng tiếp cận được với những cơ hội để phát triển cho bản thân.
Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa thực sự đầy đủ để một cá nhân
có thể vững vàng bước vào đời.
Lứa tuổi thanh thiếu niên có những sự thay đổi về mặt tâm sinh lý,
sự thay đổi này kéo theo những suy nghĩ và hành động khác với những giai
đoạn phát triển trước đó. Bên cạnh đó, môi trường tiếp xúc mở rộng sẽ
mang lại nhiều mối quan hệ mới như quan hệ đồng nghiệp trong công việc,

quan hệ thầy trò bạn bè trong trường học, quan hệ xã hội…Do đó, đòi hỏi
giới trẻ phải có những phương thức tiếp cận phù hợp và thích ứng với các
vấn đề xã hội mới nảy sinh đó.
Trước những phát triển nhanh chóng của xã hội, đời sống vật chất
được cải thiện đáng kể, sự du nhập của văn hóa ngoại lai đang kéo theo
không ít hệ lụy, mà giới trẻ là đối tượng bị tác động trực tiếp của những
thay đổi ấy. Hiện nay, một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay đang rơi vào
lối sống trụy lạc, sa ngã, thiếu bản lĩnh và hiểu biết. Họ dễ bị tác động và
trượt dài khi gặp thất bại hay các cú sốc tâm lý trong cuộc sống. Vì vậy,
trong bối cảnh xã hội phức tạp, cơ hội nhiều nhưng thử thách, cám giỗ cũng
không ít, làm thế nào để giới trẻ có thể tạo dựng được bản lĩnh sống vững
vàng, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua thất bại, làm


2

thế nào để thành công, có kiến thức, có bản lĩnh và hướng đi đúng đắn cho
riêng mình? Tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy không hề dễ dàng.
Khi đó, Kỹ năng sống chính là chìa khoá để giải đáp những vấn đề
trên. Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá
nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc
sống hàng ngày. Hiện nay tại các nước phương Tây, việc đưa giáo dục kỹ
năng sống vào trường học và được truyền thông từ rất sớm đã giúp cho giới
trẻ. Còn tại Việt Nam hiện nay, việc trang bị kỹ năng sống cho giới trẻ tuy
có được quan tâm nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép vào một
số môn học như đạo đức hay giáo dục công dân học đường. Trong khi thực
tế cuộc sống phức tạp đang đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới trong
việc giáo dục và cung cấp kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.
Vào những năm đầu của Thế kỷ XXI, với sự hợp tác của các nhà
giáo dục trên Thế giới, với sự hỗ trợ của UNESCO và tài trợ của Ủy ban

quốc tế UNICEF, Tây Ban Nha đã cho ra đời cuốn sách “ Những giá trị
sống: Một chương trình giáo dục”. Chương trình này đã đưa những hoạt
động giá trị khác nhau dựa trên kinh nghiệm, phương pháp thực hành đối
với các giáo viên và các huấn luyện viên, đối với những trẻ em và thanh
niên muốn tìm hiểu và phát triển 12 giá trị xã hội và cá nhân cơ bản, đó là:
Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Tình yêu, Hòa Bình,
Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung và Đoàn kết.
Bước vào thế kỷ 21, khủng hoảng về giá trị đã diễn ra trên toàn cầu
và ở mỗi quốc gia. Tổ chức UNESCO đã có khuyến cáo về vấn đề này, vì
thế ở mỗi quốc gia cũng có những quan tâm nhất định. Trên thế giới, nhiều
ngành khoa học trong đó có Tâm lý học, Giáo dục học đã chú ý nghiên cứu
vấn đề giá trị sống và kỹ năng sống cho thế hệ trẻ.


3

Tại Diễn đàn giáo dục Thế giới Dakar, tháng 5/2000 trường học thân
thiện với người học được phản ánh trong quan điểm toàn diện về chất
lượng được nêu trong Khuôn khổ Hành động Dakar. UNESCO và UNICEF
đã nhận thấy mô hình “trường học thân thiện” với các yếu tố của nó là giải
pháp nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giáo dục. Vì vậy mô hình
này được phổ biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên Thế giới. Trong mô hình
trường học thân thiện, tiêu chí giáo dục Kỹ năng sống vừa như một biểu
hiện của giáo dục, vừa giúp học sinh sống an toàn. Tiến hành giáo dục Kỹ
năng sống để nâng cao chất lượng giáo dục.
Ở Việt nam, giáo dục Kỹ năng sống cho thế hệ trẻ đã thu hút nhiều
ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Với nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS
Hà Nhật Tháng đã cho xuất bản cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá trị đạo
đức nhân văn” năm 1998 và đã tái bản nhiều lần. Trong đó trang bị cho học
sinh sinh viên nắm vứng hệ thống cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách,

rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo
đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại.
Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống về
kỹ năng sống và giáo dục Kỹ năng sống ở Việt Nam là tác giả Nguyễn
Thanh Bình. Tác giả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá
trình nhận thức về kỹ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống
trong giáo dục và giáo dục Kỹ năng sống ở nhà trường phổ thông, đồng
thời tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho người học từ trẻ mầm
non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên
ở Việt Nam. Trên cơ sở xác định thách thức và định hướng trong tương lai
để đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam.
Với nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh
Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốn sách


4

“Giáo dục giá trị sống và Kỹ năng sống cho học sinh THPT”. Cuốn sách
được viết lồng ghép giữa giá trị sống và kỹ năng sống. Đây là tiền đề đưa
công tác giáo dục kỹ năng sống vào trường học nhằm định hướng những kỹ
năng cơ bản cho học sinh.
Vấn đề giáo dục Kỹ năng sống hiện nay cũng đã và đang nhận được
sự quan tâm ủng hộ của mọi người. Bằng các phương pháp trực quan sinh
động, những Kỹ năng sống tích cực tạo điều kiện cho người trẻ bộc lộ
những điểm yếu và thế mạnh của bản thân, những xu hướng và sở thích cá
nhân ... Việc trang bị kỹ năng sống cho giới trẻ không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết, đó còn là việc hướng dẫn giới trẻ
cách thức vận dụng nó vào thực tế cuộc sống như thế nào cho phù hợp với
mỗi cá nhân và môi trường sống tương ứng.
Hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nội dung kỹ năng sống,

nhưng chủ yếu mới nằm trong phạm vi nghiên cứu, ứng dụng cho việc giáo
dục kỹ năng sống trong nhà trường. Trong khi có nhiều phương tiện, cách
thức truyền tải thông điệp về kỹ năng sống rất sinh động, phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức thể hiện, trong đó có báo chí.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công
nghệ, các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đã có những bước phát
triển mạnh mẽ. Trong đó, truyền hình là một phương tiện truyền thông rất
quan trọng, được đông đảo các tầng lớp trong xã hội quan tâm, đón nhận.
Với sức lan tỏa nhanh, cùng thời gian ngắn, dựa trên ưu thế về hình ảnh,
âm thanh, truyền hình đang là một trong những lựa chọn thông tin hàng đầu
cho giới trẻ.
Ở nước ta hiện nay số lượng kênh truyền hình được phát sóng có tới
gần 200 kênh, VTV6 – kênh truyền hình đầu tiên dành riêng cho giới trẻ
của Đài truyền hình Việt Nam đang là một điểm hẹn của đông đảo người
trẻ trên cả nước.


5

Cùng với VTV6, một số kênh truyền hình chuyên biệt dành cho
người trẻ cũng xuất hiện như: như Yan TV (thành lập 16/6/2009); Yaeh1
TV (thành lập tháng 8/2008)… Tuy nhiên những kênh này chỉ thiên về văn
hóa, giải trí là chính, gần như không có các thông tin chính trị, kinh tế, các
vấn đề nóng của đất nước, nhất là các chương trình mang tính giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên còn rất thiếu. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên mới chỉ được là lồng ghép ở một số chương
trình trên các kênh phát sóng của VTV, VTC, ANTV, chưa có tính tập
trung, chuyên biệt hướng tới khán giả trẻ. Vì vậy, VTV6 thể hiện rõ tính
chuyên biệt, đóng vai trò quan trong trong việc tuyên truyền, định hướng,
giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, thông qua hệ thống các

chương trình phát sóng của mình.
Hiện nay việc tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống thanh thiếu niên
vẫn còn khô cứng, đôi lúc chưa thực sự phù hợp với đối tượng khán giả. Để
tận dụng thế mạnh của truyền hình so với các loại hình báo chí khác trong
việc giáo dục giới trẻ, VTV6 cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng
các chương trình, làm mới nội dung, hình thức thể hiện phong phú, trẻ
trung để phù hợp với đối tượng khán giả, nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục
cao nhất. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về giáo dục toàn diện cho thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
nói chung và Ban Thanh thiếu niên - VTV6 nói riêng đã và đang sản xuất
hàng loạt chương trình có mục đích giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng
sống cho thanh thiếu niên về mọi mặt như: Thư viện cuộc sống, Đối thoại
trẻ, Điểm nóng, Ngược chiều, Hạc giấy, Sống khác… Tuy nhiên trên thực
tế, lượng khán giả xem VTV6 chưa nhiều, chưa đồng đều ở các vùng miền,
với mức rating dưới 1%. Trong khi, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu
niên đang có lối sống buông thả, suy nghĩ lệch lạch, vô cảm, tình trạng trẻ


6

hóa tội phạm ngày càng gia tăng…cần thiết phải có sự định hướng, giáo
dục kỹ năng sống kịp thời cho giới trẻ. Vấn đề này cũng đặt ra đòi hỏi nâng
cao chất lượng các chương trình truyền hình cả về nội dung và hình thức để
hấp dẫn khán giả và đạt được hiệu quả giáo dục.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, còn ít đề tài nghiên cứu đề cập đến vấn đề giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên. Hiện mới chỉ có một số ít tài liệu liên
quan như:
- “Giáo dục Thanh thiếu niên, nhi đồng trên sóng Đài truyền hình
Việt Nam” – Luận văn ThS. Báo chí học, tác giả Trần Thị Thi Hương, Học

viện báo chí và tuyên truyền, 2005. Trong cuốn luận văn này tác giả đã đề
cập tới vấn đề giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Cụ thể là các vấn đề: Giáo dục
đạo đức, lối sống, giáo dục kiến thức, giáo dục sức khỏe, giáo dục thẩm
mỹ. Do luận văn đề cập tới nhiều mảng nội dung của giáo dục nên phần
phân tích từng nội dung phản ánh còn chưa sâu. Đối tượng, phạm vi đề tài
còn khá rộng, chưa khu biệt vào một nội dung cụ thể. Riêng nội dung giáo
dục kỹ năng sống chưa làm rõ, mặc dù tác giả có lồng ghép vào 4 nội dung
giáo dục kể trên.
- “Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC với đời sống của giới trẻ” Luận văn thạc sỹ Đào Thị Phương Trà, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội, năm
2010. Luận văn này khái quát một cách cơ bản về đời sống tinh thần của
thanh niên Việt Nam được phản ánh và ghi nhận trong các chương trình
truyền hình dành cho giới trẻ được phát sóng trên một số kênh của Đài
truyền hình kỹ thuật số VTC. Luận văn đề cập khá kỹ tới vai trò của truyền
hình đối với đời sống tinh thần của giới trẻ, những xu hướng, trào lưu, thú
chơi mới…của người trẻ được đề cập tới trong các chương trình và xem


7

đây là tiêu chí đánh giá vai trò của 1 Đài truyền hình với đời sống tinh thần
của giới trẻ.
- “Tạp chí thanh niên với việc giáo dục thế hệ trẻ nước ta hiện nay”
- Khóa luận tốt nghiệp của học viên Trần Hương Giang, trường Học viện
Báo chí và tuyên truyền, năm 2004. Luận văn đề cập tới 3 vấn đề chính của
thanh niên là: đạo đức - lối sống; tình bạn – tình yêu – hôn nhân gia đình;
vấn đề giải trí vui chơi lành mạnh của thanh niên.
- “Khả năng tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đối
với việc hình thành lối sống của thanh niên hiện nay” – Tác giả Hoàng Thị
Xuân Quý, Học viện báo chí và Tuyên truyền, 1999. Luận văn tập trung
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phương tiện thông tin đại chúng và việc

hình thành lối sống thanh niên, sinh viên, cũng như tác động của các
phương tiện thông tin đại chúng tới nhận thức và hành vi của nhóm đối
tượng này. Qua đó, hình thành các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tác
động của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc giáo dục, hình
thành lối sống tích cực của thanh niên, sinh viên.
- “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Nam Phù Nừ, tỉnh Hưng Yên”Luận văn ThS. Quản lý giáo dục, PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa. Luận văn
đưa ra hệ thống khái niệm Kỹ năng sống, giá trị sống, mối quan hệ giữa kỹ
năng sống và giá trị sống. Luận văn dừng lại ở phạm vi nghiên cứu biện
pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở
trường Trung học phổ thông Nam Phù Nừ, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời đề ra
một số giải pháp nâng cao tính quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh ở cấp THCS.
- “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” –
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng.


8

Luận văn đưa ra hệ thống khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, giá trị sống
cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống
cho học sinh cấp tiểu học. Đồng thời đề ra một số giải pháp nâng hiệu quả
hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp tiểu học.
- “Tổ chức phối hợp của huyện đoàn với nhà trường trung học phổ
thông thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở huyện Gia Lâm hiện
nay” – Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, tác giả Phùng Thị Hoài Thương,
2009. Luận văn đề cập tới vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cấp huyện
và nhà trường cấp THCS trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
huyện Gia Lâm hiện nay. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ, cách thức phối hợp
giữa 2 tổ chức sao cho hiệu quả.

- “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường trung học phổ thông huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” - Luận văn
ThS. Giáo dục học, tác giả Hoàng Nghĩa Kiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2013. Luận văn đưa ra hệ thống khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, kỹ
năng, kỹ năng sống. Luận văn tập trung phân tích sâu về những tác động
của công tác quản lý đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà
trường. Đề ra những giải pháp nâng cao tính quản lý hoạt động giáo dục giá
trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở cấp THPT.
- “Quan hệ công chúng của các tờ báo dành cho thanh niên hiện
nay”
Luận án tiến sỹ Truyền thông đại chúng Đỗ Thị Thu Hằng, Học viện
Báo chí và tuyên truyền, năm 2009.
- “Giáo dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay” –
Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng của tác giả Trần Thị Dung, Học
viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội, 2006.


9

- “Văn hóa nghe nhìn của giới trẻ” là công trình nghiên cứu của
TS.Đỗ Nam Liên về phương thức tiếp cận thông tin qua truyền hình và
băng đĩa của khán giả trẻ TP.HCM, được xuất bản năm 2005. Trong đó, tác
giả đề cập đến thói quen tiếp nhận thông tin của thanh thiếu niên thành phố.
- Một số công trình nghiên cứu về công chúng của các tác giả Tạ
Ngọc Tấn (2001), Nguyễn Văn Dững (2002, 2006), Trần Bá Dung (2008),
Đỗ Chí Nghĩa (2009)...
Các luận văn nêu trên đã đề câp nghiên cứu giáo dục thanh thiếu
niên ở các lĩnh vực cụ thể như: kỹ năng sống, sức khỏe, pháp luật, nhân
cách… Tuy nhiên chưa đề cập tới vấn đề giáo dục kỹ năng sống thanh
thiếu niên một cách toàn diện. Một số luận văn Quản lý giáo dục đã đề cập

tới các khía cạnh của giáo dục kỹ năng sống, nhưng phạm vi dừng lại ở
trường học từ các cấp mầm non đến Đại học. Nội dung vẫn tập trung chính
vào công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà
trường. Bên cạnh đó, một số đề tài đã nghiên cứu tương đối đầy đủ các
nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, và đề xuất giải pháp
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường học nhưng gần như
chưa có 1 đề tài nào nghiên cứu cụ thể, cơ bản nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho Thanh thiếu niên trên báo chí, truyền hình. Trong khi báo chí, cụ
thể là truyền hình, với rất nhiều những thế mạnh sẵn có là một phương tiện
truyền tải hữu hiệu và không thể thiếu các kiến thức về kỹ năng sống cho
Thanh thiếu niên.
Đặc biệt, VTV6 với tư cách là Kênh truyền hình quốc gia dành riêng
cho giới trẻ đang đặt trước những thách thức không nhỏ, là làm thế nào để
tuyên truyền, giáo dục, định hướng thanh thiếu niên. Do đó, Luận văn sẽ
đóng góp một phần nhỏ trong việc khảo sát cũng như nâng cao tính giáo
dục cho các chương trình trên kênh VTV6.


10

3, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát về nội dung, hình thức, phương
thức sản xuất các chương trình truyền hình của kênh VTV6 về vấn đề giáo
dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, luận văn sẽ chỉ rõ những ưu điểm,
cũng như những hạn của các chương trình; từ đó đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên trên sóng truyền hình, đáp ứng nhiệm vụ
tuyên truyền mà Đảng và Nhà nước giao phó, đồng thời đáp ứng nhu cầu
thưởng thức thông tin của đông đảo khán giả trẻ yêu thích kênh VTV6.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Hệ thống hóa vai trò của Kênh VTV6 trong công tác giáo
dục kỹ năng sống cho Thanh thiếu niên.
Hai là: Thông qua các phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá
một cách khoa học để đưa ra những nhận định về thực trạng của Kênh
VTV6 trong việc thực hiện vai trò giáo dục, định hướng của mình; đồng
thời chỉ ra những thành công, hạn chế và hiệu quả trong tuyên truyền.
Ba là: Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả và phát huy vai
trò giáo dục kỹ năng sống cho Thanh thiếu niên của Kênh VTV6.
4, Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho Thanh
thiếu niên trong các trương trình trên kênh VTV6
4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
- Đối tượng khảo sát:
+ Các chương trình tuyên truyền nội dung nhằm giáo dục kỹ năng
sống cho thanh thiếu niên phát trên kênh VTV6.


11

Chúng tôi sẽ chọn 5 chương trình dại diện cho 3 thể loại báo chí trên
kênh VTV6 gồm Bản tin Thư viện cuộc sống; Sinh ra từ làng – đại diện
cho nhóm chính luận (Từ 1/6/2014 Thư viện cuộc sống được đổi tên thành
Lăng kính V6); Sống khác; Ngược chiều – đại diện cho nhóm Truyền hình
thực tế; Xưởng thời trang – đại diện cho nhóm giải trí.
Đây là 5 chương trình thể hiện rõ nét nhất vai trò của VTV6 trong
việc giáo dục kỹ năng sống cho Thanh thiếu niên. Đồng thời là 5 chương
trình nằm trong top có raiting và sự quan tâm cao nhất của khán giả đối với
các chương trình của VTV6 nói chung.

- Phạm vi khảo sát
Các chương trình: Thư viện cuộc sống, Sống khác, Ngược chiều,
Sinh ra từ làng, Xưởng thời trang, phát sóng trên kênh VTV6 từ tháng
9/2013 – 3/2014.
Do điều kiện và trong khả năng có thể, luận văn chủ yếu tập trung
nghiên cứu ở bốn trường với các cấp bậc và hệ học vấn khác nhau: Trường
THPT Đinh Tiên Hoàng (Quận Ba Đình); THPT Nguyễn Tất Thành (Quận
Cầu Giấy); Trường Đại học Ngoại Thương (Quận Ba Đình); Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên (Quận Thanh Xuân), Công ty cổ phần dịch vụ báo
chí truyền hình Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận:
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
của Đảng, Nhà nước và các chủ trương, định hướng của ngành Giáo dục về
công tác báo chí…
- Luận văn cũng sử dụng một số lý thuyết về báo chí – truyền thông
nói chung và một số lý luận về báo chí truyền hình nói riêng làm cơ sở cho
việc nghiên cứu và đánh giá.


12

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm hệ thống hóa
về mặt lý thuyết các quan điểm về công chúng và công chúng báo chí.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp được sử dụng nhằm khảo sát
việc đáp ứng nhu cầu thông tin giáo dục của Kênh VTV6 như thế nào với
khán giả.
- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm khảo sát thực trạng tiếp

nhận thông tin giáo dục kỹ năng sống của thanh thiếu niên đối với Kênh
VTV6.
Chúng tôi phát phiếu trưng cầu ý kiến ngẫu nhiên thuận tiện cho 500
người tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Quận Ba Đình); THPT Nguyễn
Tất Thành (Quận Cầu Giấy); Trường Đại học Ngoại Thương (Quận Ba
Đình); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Quận Thanh Xuân), Công ty
cổ phần dịch vụ báo chí truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên qua khảo sát
chúng tôi chỉ sử dụng trên 405 phiếu thu về để phân tích các nội dung
nghiên cứu của đề tài bởi 405 phiếu này là những cá nhân có xem các
chương trình trên kênh VTV6 và như vậy sẽ có những đánh giá chính xác
về các chương trình trên VTV6. Do đó dung lượng mẫu sử dụng để nghiên
cứu trong đề tài này là: 405.
- Phương pháp phỏng vấn sâu – trao đổi ý kiến được sử dụng để phỏng
vấn Lãnh đạo Kênh, chuyên gia, khách mời của Kênh VTV6 trong các
chương trình có tính định hướng, hay gây ảnh hưởng tới thanh thiếu niên.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu:
- Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên?
Nêu ra hiện trạng thiếu kỹ năng sống của thanh thiếu niên hiện nay,
những thách thức mà họ phải đối diện trong bối cảnh xã hội có nhiều thay


13

đổi. Đồng thời chỉ ra tầm quan trọng và tính cấp thiết phải giáo dục kỹ
năng sống cho thanh thiếu niên không chỉ trong gia đình, trường học mà
còn trên các phương tiện truyền thông, cụ thể ở đây là VTV6 – kênh truyền
hình dành riêng cho Thanh thiếu niên.
- Giáo dục kỹ năng sống gồm những nội dung gì?
Dựa trên những kiến thức, nội dung giáo dục kỹ năng sống trong

trường học hiện nay do Bộ giáo dục và Đào tạo đang triển khai, kết hợp với
những khái niện của một số tổ chức uy tín như: Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, khoa
học và văn hóa LHQ (UNESCO) để hệ thống hóa và rút ra những kỹ năng
sống được giáo dục trên truyền hình hiện nay.
- Giáo dục kỹ năng sống như thế nào?
Thông qua việc khảo sát nội dung, hình thức, thời lượng, tần suất
phát sóng, ưu, nhược điểm của các chương trình có nội dung giáo dục kỹ
năng sống trên VTV6, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng giáo dục kỹ năng sống
cho thanh thiếu niên hiện nay của kênh VTV6 về cả nội dung và hình thức.
- Làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống thông qua truyền hình đạt
hiệu quả cao?
Từ kết quả khảo sát chương trình, điều tra khán giả, lấy ý kiến
chuyên gia, những phóng viên, biên tập viên trực tiếp sản xuất chương
trình, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
chương trình mang nội dung giáo dục kỹ năng sống trên kênh VTV6.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận – nhận thức: Luận văn sẽ hệ thống hoá và phân tích
cụ thể về vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong
các chương trình truyền hình hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho hoạt động nghiên cứu và cơ sở đào tạo về báo chí, thông qua việc đưa


14

ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp nâng cao việc giáo dục
kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trên báo chí hiện nay. Đồng thời, góp
phần giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên về mọi mặt. Xây dựng
một thế hệ thanh thiếu niên phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập.

Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách
nhìn cụ thể hơn, bản chất hơn, chỉ ra sự cần thiết của các chương trình
mang tính giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, một vấn đề đang rất
cấp thiết, nóng hổi và cũng là yêu cầu thiết thân của công chúng trẻ trong
thời điểm hiện nay. Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra được những tiêu chí
để có thể sản xuất được những chương trình có nội dung hấp dẫn hơn, phù
hợp hơn với khán giả, nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục hiệu quả hơn. Đồng
thời, đặt ra những yêu cầu với các nhà báo rèn luyện kỹ năng và kiến thức
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên trong
tác phẩm của mình, tạo phong cách cá nhân và uy tín của cơ quan báo chí,
cụ thể ở đây là Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích
và quan trọng về quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của Kênh VTV6.
8. Kết câu Luận văn
Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần Mở đầu; Phần Nội
dung và Phần Kết luận.


15

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TRUYỀN HÌNH

1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Kỹ năng
Trong tâm lý học, khái niệm “kỹ năng” được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Tuy khái niệm “kỹ năng” được soi chiếu và luận bàn dưới
nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung được định nghĩa thiên về hai
quan niệm như sau:

- Quan niệm thứ nhất, coi Kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác, hành
động hay hoạt động. Chẳng hạn, Từ điển tâm lí học của Mỹ do tác giả
J.P.Chaplin chủ biên (1968) định nghĩa kỹ năng là “thực hiện một trật tự
cao cho phép chủ thể tiến hành hành động một cách trôi chảy và đúng đắn”.
[42, Tr.458]. Tác giả Nga V.A.Crutexki (1974) viết: “Kỹ năng là phương
thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững từ trước”[4, Tr.78].
Theo quan điểm này có tác giả V.X.Radic, V.A. Cruchextki, A.G.
Covaliôv, nhà Tâm lý học Liên Xô PGS. Trần Trọng Thủy…Các tác giả
này thống nhất ở quan điểm cho rằng: kỹ năng là phương tiện hành động
mà con người đã nắm vững – một người có kỹ năng hành động là người
nắm vững được tri thức về hành động, thực hiện hành động theo đúng yêu
cầu của nó (Tạp chí tâm lý học-số 11 (80), 11 - 2005).
Theo tác giả A.V. Covaliov: “Kỹ năng là phương thích hành động
thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động và những điều kiện
hành động”. Theo ông kết quả hành động phụ thuộc chủ yếu vào năng lực
của con người, chứ không đơn giản là nắm vững cách thức hành động thì sẽ
đêm lại kết quả tương ứng.


16

Trong cuốn sách “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”, A.V.
Pêtôvxki và V.A. Cruchextki cho rằng: “ Kỹ năng là phương thức hành
động được con người nắm vững không cần tính đến kết quả hành động, cơ
sở hình thành kỹ năng là tri thức. Kỹ năng được hình thành bằng con
đường luyện tập. Kỹ năng tạo điều kiện cho con người hành động không
chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả những điều kiện đã được thay đổi.
Theo A.V. Pêtôvxki, Từ điển tâm lý học, 1990 “Kỹ năng là cách
thức thực hiện hành động đã được chủ thể tiếp thu, được bảo đảm bằng tập
hợp các tri thức và kỹ xảo đã được lĩnh hội”.

Nhà nghiên cứu tâm lý học, PGS. Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ
năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm được các hành động
tức là có kỹ thuật hành động và có kỹ năng”[35].
- Quan niệm thứ hai xem kỹ năng là một biểu hiện năng lực của con
người. Chẳng hạn, Từ điển tiếng Nga (1968) định nghĩa: kỹ năng là
khả năng làm một cái gì đó; khả năng này được hình thành bởi tri
thức, kinh nghiệm; khi có kỹ năng tất cả đều có thể làm được[43,
Tr.819]. Từ điển tiếng Việt (1992) cũng định nghĩa “KN là khả năng
vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế”. [39, Tr.157]
Theo quan niệm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm
dẻo, sáng tạo và vừa có tính mục đích. Đại diện cho quan điểm này có tác giả:
K.K. Platônnôv, G.G. Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn…Các
tác giả này cho rằng kỹ năng thực hiện một hành động có kết quả với chất
lượng cần thiết và thời gian tương ứng, trong điều kiện xác định.
K.K. Platônnôv và G.G. Golubev đều chú ý đến các mặt kết quả
hành động trong kỹ năng. Theo K.K. Platônnôv “Kỹ năng là khả năng của
con người thực hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay cách hành động trên
cơ sở của kinh nghiệm cũ”.


17

Các tác giả như Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Quốc
Thành cũng quan niệm “kỹ năng là một mặt năng lực của con người trong
việc thực hiện một công việc có kết quả”. [40]
Trong từ điển Tâm lý học, do Vũ Dũng chủ biên, kỹ năng được các
định: “là năng lực vận dụng kết quả tri thức về phương thức hành động đã
được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”. [26]
Người có kỹ năng về một hành động nào đó phải đạt được những yêu

cầu:
- Có tri thức về phương thức thực hiện hành động đó, tức là nắm được
các thao tác, cách thức hành động, các điều kiện và hướng đến mục
đích hành động.
- Vận dụng các tri thức một cách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
- Đạt được kết quả trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.
Như vậy, để có được kỹ năng đòi hỏi con người phải có tri thức, kinh
nghiệm cần thiết về hoạt động. Tri thức và kinh nghiệm chưa phải là kỹ
năng, kỹ năng là những tri thức, kinh nghiệm đã được vận dụng vào thực
tiễn một cách có hiệu quả. Kỹ năng khác với thói quen. Hầu hết các thói
quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kỹ năng
được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập, nhắc đi nhắc lại
sao cho thuần thục. Kỹ năng không phảo là bẩm sinh mà là sản phẩm của
hoạt động thực tiễn, đó là kết quả vận dụng những tri thức và kinh nghiệm
vào hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích đề ra.
Trên cơ sở phân tích như trên, chúng tôi đưa ra một khái niệm về kỹ
năng để tiện cho quá trình nghiên cứu tiếp theo:
“Kỹ năng là năng lực của chủ thể trong việc vận dụng những hiểu
biết, tri thức để thực hiện một hoạt động một cách phù hợp với những điệu
kiện hiện có nhằm đạt được mục đích đề ra”.


18

1.1.2. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã
được quan tâm từ rất sớm như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm
ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, đối phó với thiên nhiên…Đó
là những kỹ năng đơn giản mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời
sống và giai cấp xã hội ở những thời điểm khác nhau. Nghiên cứu kỹ năng

sống ở mức độ khái quát, đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác
giả: P.Ia.Galperin - nhà tâm lý học thuộc trường phái tâm lý học hoạt động
đầu thế kỉ XX, V.A.Crutexki, P.V.Petropxki. Nghiên cứu ở mức độ cụ thể
có các nhà nghiên cứu như: V.V.Tseburseva, Trần Trọng Thuỷ, kỹ năng
học tập gắn với G.X.Cochiuc, N.A.Menchinxcaia, TS Hà Thị Đức, Khoa
Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. [12]
Giáo dục kỹ năng sống ở Lào được quan tâm từ năm 1997 với các
nội dung liên quan tới giáo dục phòng chống HIV/AIDS, được tích hợp
trong các chương trình giáo dục chính quy và trên báo chí. Năm 2001, giáo
dục kỹ năng sống ở Lào được mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân
số, giới tính, sức khỏe sinh sản, môi trường…với 3 kỹ năng chính: kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ở Ấn Độ: Giáo dục kỹ năng sống cho con người được xem xét dưới
góc độ giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất lẫn tinh
thần, nhằm phát triển năng lực con người.
Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng
với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình
trạng khẩn cấp Seoul.
Tại Mỹ, từ những năm 1916, người Mỹ đã nhận ra rằng tri thức
nhân loại là rất lớn nhưng để thực hành thành thạo và áp dụng, ứng dụng


×