Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí truyền hình các tỉnh đồng bằng sông cửu long với việc tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào khmer hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 121 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả khảo sát nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Trà Vinh, ngày 20 tháng 7 năm 2015


2

MỤC LỤC

ATV

Truyền hình An Giang

ATV1

Kênh 1 - Truyền hình An Giang

ATV2

Kênh 2 - Truyền hình An Giang



Biểu đồ

ĐBSCL



Đồng bằng sơng Cửu Long

GS,TS.

Giáo sư, Tiến sĩ

H

Hình

HGTV

Truyền hình Hậu Giang

KGTV

Truyền hình Kiên Giang

IDTV

Integrated DigitaL Televison

NTSC

National Teltevision System Committee

Nxb

Nhà xuất bản


PAL

Phase Alternative Line

PGS,TS.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ

PT-TH

Phát thanh và Truyền hình

STV

Truyền hình Sóc Trăng

STV1

Kênh 1 - Truyền hình Sóc Trăng

STV2

Kênh 2 - Truyền hình Sóc Trăng

THBT

Truyền hình Bến Tre

THTG


Truyền hình Tiền Giang

THTV

Truyền hình Trà Vinh

THVL1

Kênh 1- Truyền hình Vĩnh Long

UBND

Ủy ban Nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch


3

VTV1

Kênh 1 - Truyền hình Việt Nam

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên Biểu đồ


Trang

1

Diện tích vùng Đồng bằng sơng Cửu Long

106

2

Tỉ lệ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long

106

3

Tỉ lệ người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

107

4

Tỉ lệ người Khmer ở An Giang

107

5

Tỉ lệ người Khmer ở Kiên Giang


108

6

Tỉ lệ người Khmer ở Sóc Trăng

108

7

Tỉ lệ người Khmer ở Trà Vinh

109

8

Thời lượng phát sóng (phút) trong 24 giờ của ATV2,
STV1, STV2 và THTV

109

9

Đánh giá mức độ hài lòng của đồng bào Khmer đối
với thơng tin tun truyền chính sách dân tộc trên
sóng ATV1

66


10

Đánh giá mức độ hài lịng của đồng bào Khmer đối
với thơng tin tun truyền chính sách dân tộc trên
sóng ATV2

67

11

Đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của đồng
bào Khmer về vấn đề thay đổi kết cấu, thay đổi thời
lượng phát sóng chương trình tiếng Khmer trên ATV2

68

12

Đánh giá mức độ hài lòng của đồng bào Khmer đối
với thơng tin tun truyền chính sách dân tộc trên
sóng STV1

69


4

13

Đánh giá mức độ hài lòng của đồng bào Khmer đối

với thơng tin tun truyền chính sách dân tộc trên
sóng STV2

69

14

Đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của đồng
bào Khmer về vấn đề thay đổi thời lượng và khung
giờ phát sóng chương trình tiếng Khmer trên STV2

70

15

Đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của đồng
bào Khmer về vấn đề thay đổi kết cấu, thời lượng và
khung giờ phát sóng chương trình tiếng Khmer trên
STV2

71

16

Đánh giá mức độ hài lòng của đồng bào Khmer đối
với thơng tin tun truyền chính sách dân tộc trên
sóng THTV

72


17

Đánh giá mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của đồng
bào Khmer về vấn đề thay đổi kết cấu, thay đổi thời
lượng và khung giờ phát sóng chương trình tiếng
Khmer trên THTV

73

18

Ý kiến (%) yêu cầu thay đổi thời lượng phát sóng
chương trình tiếng Khmer ATV (1,2), STV (1,2) và
THTV

89

19

Ý kiến (%) yêu cầu thay đổi khung giờ phát sóng
chương trình tiếng Khmer trên ATV (1,2), STV (1,2)
và THTV

90


5

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

1

Nội dung
Vị trí vùng Đồng bằng sơng Cửu Long trên bản đồ
nước ta

Trang
110

2

Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

111

3

Trụ sở Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang

112

4

Trụ sở Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng

112

5

Trụ sở Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh


113

6

Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

113

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Hội đồng
7

Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc về chính

114

sách dân tộc.
8

Huỳnh Thị Sơ Maly, Vụ trưởng Vụ địa phương 3, Ủy
ban Dân tộc Chính phủ

114


6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Đại hội đổi mới, Đảng ta đã

khẳng định: "Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát
triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng,
tính thống nhất là một q trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống
nhất khơng mâu thuẫn, khơng bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc
của mỗi dân tộc" [24, tr.98].
Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng đã giúp đồng bào dân tộc tiếp cận
với tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước ứng dụngvào các mơ hình sản xuất, kỹ
thuật chăn nuôi, trồng trọt,…;nâng cao kiến thức chobà con dân tộc Khmer trong
việc chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình; có ý thức giữ gìn và bảo vệ
mơi trường... từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, báo chí đã tập
trung cổ vũ, vận động, hướng dẫn đồng bào các dân tộc biết q trọng, giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hố truyền thống của dân tộc, trong xây dựng đời sống văn
hố mới, xây dựng bản làng, phum sóc và gia đình văn hố; giới thiệu, phản ánh
về đời sống văn hoá đa dạng, phong phú của các dân tộc trên mọi miền đất nước
và tinh hoa văn hoá của nhân loại như: các lễ hội truyền thống, hương ước cộng
đồng, phong tục tập quán, trang phục dân tộc, các làn điệu dân ca… qua đó nâng
cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Đồng thời, giáo
dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc; giữ gìn, phát huy, tơn vinh các giá trị văn
hố truyền thống.
Tuyên truyền, phục vụ là trách nhiệm xã hội của nhà báo chân chính:
"Trách nhiệm xã hội là một hệ chuẩn mực giá trị về đạo đức, theo đó, một thực


7

thể, có thể là một tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phải hành động để mang lại
lợi ích cộng đồng, xã hội"[37].
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 12% diện tích cả nước; dân
số hơn 17,3 triệu người; trong đó đồng bào Khmer có khoảng 1,2 triệu người, là
dân tộc có dân số cao thứ hai trong vùng, sau dân tộc Kinh. Đồng bào Khmer

vùng ĐBSCL sống chủ yếu trên các giồng cát ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng,
An Giang và Kiên Giang. Đây là một tộc người có dân số cao nhất trong nhóm
Mol Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á. Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết
riêng cùng với các lễ hội truyền thống đặc sắc đã kiến tạo một nền văn hóa rực
rỡ. Người Khmer ở ĐBSCL có nhiều phong tục tập quán có giá trị về văn hóa,
giáo dục đạo đức, lối sống rất cao. Các giá trị văn hóa đó được thể hiện trong đời
sống xã hội, phong tục tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật.
Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
vùng đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL đã được triển khai thực hiện và đi vào
cuộc sống. Nổi bật là các Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7
năm 1998 “Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa”; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20
tháng 7 năm 2004 “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”;
Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 3 năm 2007 “Về việc cho vay vốn
phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn”;
Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 6 năm 2008 “Về một số chính
sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo”;… Những Quyết định này được các địa phương ở


8

ĐBSCL triển khai thực hiện, là nguyên nhân chính giúp chuyển biến tích cực về
sản xuất, đời sống, sinh hoạt trong vùng đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL.
Ở ĐBSCL, các địa phương có đơng đồng bào Khmer sinh sống đều được
trang bị thêm kênh Truyền hình chuyên biệt (An Giang, Sóc Trăng,Trà Vinh,...)
nhằm chuyển tải những thơng tin về chính sách pháp luật, thơng tin kinh tế, văn
hóa – xã hội, giải trí đến với đồng bào Khmer. Với yếu tố về bản ngữ, chương
trình tiếng Khmer chính là điểm nhấn trong kế hoạch tuyên truyền trên sóng các

Đài Truyền hình ở ĐBSCL và nhanh chóng trở thành kênh truyền thông đồng
hành, gần gủi, thân thiện với bà con phật tử, Sư sãi, cán bộ người Khmer trong
vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, khi đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer
được cải thiện từ hiệu quả của những chính sách dân tộc - tơn giáo của Đảng và
Nhà nước ta thì Truyền hình các tỉnh ĐBSCL phải có những giải pháp nâng cao
chất lượng nội dung và phương thức tuyên truyền để đáp ứng kịp thời nhu cầu
ngày càng phong phú và đa dạng của đồng bào Khmer ở địa phương mình.
Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài “Truyền
hình các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Longvới việc tun truyền chính sách
dân tộc cho đồng bào Khmer hiện nay” nhằm chỉ ra và phân tích những ưu
điểm, hạn chế, thực trạng về vai trị của Truyền hìnhcác tỉnh ĐBSCL trong việc
tun truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer qua việc khảo sát tại Đài
Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Trà Vinh, Đài PT-TH Sóc Trăng, Đài PTTH An Giang. Từ đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục những
tồn tại để Truyền hình ở ĐBSCL phát triển hơn nữa, góp phần giúp chính quyền
địa phương tiếp tục thực hiện thành cơng chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra.


9

2. Tình hình nghiêncứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài luận văn “Truyền hình các tỉnh Đồng bằng sơng
Cửu Longvới việc tun truyền về chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer
hiện nay”, đã có khá nhiều cơng trình được cơng bố có giá trị, xin tổng quan tình
hình nghiên cứu như sau:
Thạc sĩ Phạm Ngọc Bách (2005), Chương trình Dân tộc và Miền núi trên
sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ truyền thơng đại chúng,
Học viện Báo chí và Tun truyền. Đây là cơng trình nghiên cứu về hiệu quả của
"Chương trình Dân tộc và Miền núi" được phát trên kênh 1 - Đài Truyền hình
Việt Nam (VTV1). Kế thừa kết quả của các tác giả nghiên cứu đi trước, đề tài

nghiên cứu chương trình Dân tộc và miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt
Nam của tác giả Phạm Ngọc Bách đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quát về“Chương trình Dân tộc và Miền
núi”trên kênh sóng VTV1, làm rõ những ưu điểm và nhược điểm, đề xuất những
giải pháp nâng cao chất lượng công tác thông tin về lĩnh vực này.
TS.Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL,
Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội. Đây là cơng trình tập trung nghiên cứu
một số giá trị cơ bản của văn hóa Khmer ĐBSCL, thực trạng việc phát huy giá trị
văn hóa Khmer thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và một số giải
pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện
nay. Cơng trình nghiên cứu "Giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL" của
TS.Huỳnh Thanh Quang là một tài liệu tham khảo bổ ích, nhất là đối với những
nhà nghiên cứu dân tộc học và những độc giả quan tâm đến văn hóa Khmer nói
riêng, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam nói chung.


10

TS.Trần Bảo Khánh (2011), Cơng chúng Truyền hình Việt Nam, Nxb
Thơng Tấn Hà Nội. Xun suốt cơng trình là những nội dung về cơng chúng
Truyền hình Việt Nam; cơng chúng Truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội
học; đặc điểm tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng Truyền hình Việt Nam
hiện nay; đặc điểm trong xử lý thơng tin Truyền hình... cho đến xu hướng thay
đổi của công chúng và những đề xuất hướng phát triển của Truyền hình trong
giai đoạn tới. Đây là cơng trình nghiên cứu thật sự bổ ích, thiết thực, khơng chỉ
phục vụ cho công tác đào tạo - hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập mà còn
là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý, lãnh đạo cơ quan báo chí,
các nhà báo, cơng tác viên và sinh viên, học sinh cao học, nghiên cứu sinh và
những ai quan tâm đến cơng chúng Truyền hình nói chung.

Cơng trình: “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2001, gồm nhiều bài viết của một số tác giả về sự
phát triển các dân tộc thiểu số; chính sách dân tộc; xây dựng phát triển kinh tế,
đời sống văn hoá - xã hội, bảo vệ tổ quốc;... của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó có bài "Sự nghiệp phát triển Truyền hình ở vùng dân tộc thiểu số" của
ông Hồ Anh Dũng, Nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Bài viết
cho thấy sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường đầu tư cho công
tác thông tin tuyên truyền của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung và Truyền
hình địa phương nói riêng đối với vùng dân tộc thiểu số trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, cơng trình nghiên cứu cũng được tác giả tham khảo từ nội
dung của các Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án của Trung ương và Tỉnh ủy các tỉnh,
thành ĐBSCL về chính sách cho đồng bào Khmer như: Nghị quyết số 01 NQ/TU của Tỉnh ủy Trà Vinh "Về công tác trong vùng đồng bào Khmer"; Nghị
quyết số 06 - NQ/TU của Tỉnh ủy Trà Vinh "Về phát triển toàn diện vùng đồng


11

bào Khmer"; Nghị quyết số 03 - NQ/TU của Tỉnh ủy Trà Vinh "Về tiếp tục phát
triển toàn diện vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2011-2015"; Chỉ thị số 68 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VI) "Về công tác ở vùng đồng
bào Khmer"; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy An Giang "Về phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2015"; Đề án số 05 - ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An
Giang" Về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong đồng
bào dân tộc Khmer"; Nghị quyết số 05 - NQ/TU của Tỉnh ủy Sóc Trăng "Về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer
giai đoạn 2006 – 2010"; Đề án số 01 - ĐA/BTCTU của Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Sóc Trăng "Về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên vùng đồng bào dân tộc
Khmer"; Kế hoạch số 10 KH/BTCTU của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng "Về
củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở nơi có đơng
đồng bào dân tộc, tơn giáo"....

“Truyền hình các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Longvới việc tun
truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer hiện nay” là đề tài mới và
bao qt các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy, cơng trình nghiên cứu sẽ xoáy sâu vào những
mặt được và hạn chế trong việc tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào
Khmer tại các Đài PT-TH Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang để so sánh và rút ra
những ưu, khuyết điểm. Từ đó, kiến nghị, đưa ra các giải pháp phù hợp để
Truyền hình các tỉnh ĐBSCL phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế
trong việc tuyên truyền về chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer.
Cho đến nay cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là rất ít, có thể kể
đến: TS.Huỳnh Thanh Quang (2011), Giá trị văn hóa Khmer vùng ĐBSCL, Nxb
Chính trị Quốc gia - Sự thật Hà Nội; Phạm Ngọc Bách (2005), Chương trình


12

Dân tộc và Miền núitrên sóng VTV1, Luận văn Thạc sỹ truyền thơng đại chúng,
Học viện Báo chí và Tun truyền; TS.Lưu Văn An (2008), Truyền thông đại
chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước Tư bản phát triển,
Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội; TS.Tạ Bảo Khánh (2011), Cơng chúng Truyền
hình Việt Nam, Nxb Thông tấn; PGS,TS.Nguyễn Văn Vững – TS.Đỗ Thị Thu
Hằng (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật Hà Nội; Cục văn hóa cơ sở (2003), Tập tục của người Khmer Nam bộ,
trang thơng tin điện tử Cục văn hóa cơ sở Hà Nội;...
Với đề tài tác giả đề cập có thể xem là một nội dung mới, các cơng trình
nghiên cứu về lĩnh vực này chưa có nhiều. ĐBSCL hay nói cách khác là Vùng
Tây Nam bộ, một trong "ba Tây" cùng với Tây - Bắc và Tây Nguyên là những
khu vực nhạy cảm về tình hình chính trị. Bởi thế, việc nghiên cứu vấn đề này là
điều cần thiết để giúp Truyền hình các tỉnh ĐBSCL phát huy lợi thế trong việc
tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá đúng thực
trạng hoạt động của Truyền hìnhcác tỉnh ĐBSCL trong việc tuyên truyền chính
sách dân tộc đối với đồng bào Khmer, luận văn đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer
của Truyền hình các tỉnh ĐBSCL thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về vai trò của Truyền hìnhvới việc
tun truyền chính sách dân tộc cho đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL.


13

- Đánh giá đúng thực trạnghoạt động của Truyền hình các tỉnh ĐBSCL
trong việc tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer hiện nay;
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền
chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer của Truyền hình các tỉnh ĐBSCL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền hình các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long với việc tuyên truyền
chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer hiện nay.
4.2. Phạmvi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn, tác giả sẽ khảo sát hoạt động tuyên truyền về
chính sách dân tộc trên sóng Truyền hình ở ba cơ quan báo chí: Đài PT-TH An
Giang, Đài PT-TH Sóc Trăng, Đài PT-THTrà Vinh, từ tháng 12/2014 – tháng
7/2015. Lý do tác giả lựa chọn khảo sát các địa phương này vì những lý do:
+ Thứ nhất, Đài PT-TH An Giang là cơ quan Báo chí địa phương đầu tiên
ở Đồng bằng sơng Cửu Long phát sóng “Chương trình tiếng Khmer”;
+ Thứ hai, Trà Vinh và Sóc Trăng là hai địa phương có đồng bào Khmer

sinh sống đơng nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long;
+ Thứ ba, số đơng người Khmer ở Trà Vinh và Sóc Trăng có quan hệ
huyết thống với người Khmer ở Vương Quốc Campuchia. Yếu tố này ảnh hưởng
sâu sắc đến vấn đề an ninh, chính trị của địa phương và khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc, Chức năng


14

và vai trị của Truyền hình trong việc tun truyền chính sách dân tộc nói chung
và đối với đồng bào Khmer ở ĐBSCL nói riêng.
Luận văn kế thừa các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả thực hiện những
phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm được
q trình thực hiện cơng tác tun truyền về chính sách dân tộc, có thêm kiến
thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của
mình;
+ Phương pháp khảo sát: khảo sát cơng tác tun truyền về chính sách dân
tộc ở cả ba Đài PT-TH Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang, đồng thời rút ra những
mặt được và chưa được ở cả ba đơn vị báo chí này.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn lãnh đạo của Ban Dân tộc, Lãnh
đạo ba cơ quan báo chí mà tác giả khảo sát, những người trực tiếp tác nghiệp về
chính sách dân tộc để có những ý kiến đánh giá chuyên môn về những mặt được
và chưa được trong công tác tun truyền về chính sách dân tộc trên sóng

Truyền hìnhở ĐBSCL;
+ Phương pháp điều tra xã hội học: thu thập ý kiến của công chúng là
đồng bào Khmer về nhu cầu xem Truyền hình cũng như mong muốn của họ về
nội dung, phương thức tuyên truyền trên sóng Truyền hình các tỉnh ĐBSCL.
+ Phương pháp so sánh: So sánh việc thực hiện cơng tác tun truyền giữa
Truyền hình Trà Vinh với Truyền hình Sóc Trăng; giữa Truyền hình Trà Vinh
với Truyền hình An Giang.


15

6. Cái mới của luận văn
Cái mới của cơng trình khoa học là những nghiên cứu, khảo sát thực tế
cũng như đề xuất những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả cơng tác
tun truyền chính sách dân tộc cho đồng bào Khmer của Truyền hình các tỉnh
ĐBSCL.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa thêm khung lý luận cơng tác tun
truyền về chính sách dân tộc trên sóng Truyền hình địa phương ở ĐBSCL, cụ thể
là trên sóng Truyền hình Trà Vinh. Đồng thời nêu ra những yêu cầu cần thiết đối
với người trực tiếp tác nghiệp ở lĩnh vực này để phục vụ tốt hơn trong tương lai.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế cịn tồn tại trong
lĩnh vực tun truyền về chính sách dân tộc trên sóng Truyền hình địa phương ở
ĐBSCL nói chung và ở Truyền hình Trà Vinh nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu
về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc nâng cao vai trị của
Truyền hình địa phương ở ĐBSCL nói chung và Truyền hình Trà Vinh nói riêng
về cơng tác tuyên truyền trong vùng đồng bào Khmer và là nguồn thơng tin cho

các sinh viên báo chí quan tâm đến lĩnh vực này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương 10 tiết.


16

Chương 1:
TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
CHO ĐỒNG BÀO KHMER CỦA TRUYỀN HÌNH
CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Truyền hình- Khái niệm và chức năng
1.1.1.Khái niệm
Thuật ngữ Truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latin và tiếng
Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” cịn “videre” là “thấy
được”, cịn tiếng Latin có nghĩa là thấy được từ xa. Ghép hai từ đó lại thành
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp
là “Television”. Như vậy, dù phát triển bất cứ đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi
Truyền hình cũng có chung tên gọi là nhìn được từ xa [42, tr.13].
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ nhờ sự
tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông
tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ở thập niên 50 của thế kỷ XX, Truyền hình
chỉ được sử dụng như là cơng cụ giải trí, rồi thêm chức năng thơng tin. Dần dần
Truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo
lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa,
quảng cáo và các dịch vụ khác.
1.1.2.Chức năng của Truyền hình
Truyền hình là một loại hình báo chí có lịch sử phát triển ngắn hơn so với
các loại hình truyền thơng khác. Xét vai trị của Truyền hình như một tiểu hệ

thống trong hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống xã hội liên tục vận động và
phát triển nói chung, Truyền hình có những chức năng cơ bản như sau:


17

+ Chức năng thông tin: Thông tin là nhu cầu sống của con người và xã
hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thơng tin càng cao. Do đó, báo chí nói
chung và Truyền hình nói riêng càng phải nổ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Truyền hình có những lợi thế nhất định so với các loại hình báo
chí khác trong việc phản ánh thông tin.
+ Chức năng tư tưởng: Công tác tư tưởng có vai trị đặc biệt quan trọng
đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền,
quản lý xã hội. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã
hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định.
Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẻ vào xã hội,
hoạt động báo chí nói chung cũng như của Truyền hình nói riêng có vai trị và ý
nghĩa rất lớn trong cơng tác tư tưởng. Truyền hình có lợi thế đặc biệt về âm thanh
và hình ảnh có khả năng thể hiện một lượng thông tin lớn sinh động và cụ thể,
xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán thính giả của Truyền hình và có
tác dụng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng cho người xem.
+ Chức năng tổ chức quản lý xã hội: Báo chí nói chung và Truyền hình
nói riêng đang hàng ngày, hàng giờ tham gia vào công tác tổ chức, quản lý xã
hội. Truyền hình góp phần tun truyền những chủ trương chính sách của Đảng
và Nhà nước đến quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là diễn đàn để phản ánh
tâm tư nguyện vọng của người dân. Truyền hình là kênh thơng tin hai chiều để
mọi chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra từng bước đáp ứng nhu cầu và phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân.
+ Chức năng phát triển văn hóa và giải trí: Ngày nay, xem chương trình
Thời sự vào lúc 19 giờ là một thói quen của rất nhiều gia đình. Điều này cho thấy

Truyền hình đã đi vào cuộc sống của từng gia đình, từng cá nhân và trở thành


18

một nhu cầu giải trí khơng thể thiếu đối với họ. Đây là một trong những chức
năng quan trọng không kém những chức năng của Truyền hình đã đề cập ở trên.
Ưu thế số một của Truyền hình hiện nay đó là đáp ứng một cách cao nhất nhu
cầu thơng tin giải trí cho khán giả xem Truyền hình. Cuộc sống càng hiện đại,
con người phải làm việc căng thẳng thì nhu cầu giải trí càng cao. Truyền hình đã
và đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Nhờ vào khoa học – công nghệ ngày
càng hiện đại, người dân có thể ngồi tại nhà và lựa chọn những kênh Truyền hình
mà họ u thích. Ca nhạc, phim ảnh... tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng
nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người đều có thể đáp ứng trên
Truyền hình.
+ Chức năng giám sát xã hội: Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, Nhà
nước ra đời và báo chí ln ln thuộc về một giai cấp, một lực lượng chính trị
nhất định. Giám sát là một trong các chức năng quan trọng của báo chí. Trong
nghị quyết Trung ương 6 (Khóa VIII) lần 2, Đảng ta xác định báo chí là một
trong bốn hệ thống giám sát xã hội quan trọng. Trong quá trình thực hiện chức
năng giám sát xã hội, một số người chủ yếu nhấn mạnh vai trò đấu tranh chống
tiêu cực, tham nhũng, làm phơi bày những vụ việc khơng lành mạnh ra cơng
luận. Điều đó thể hiện sự bức xúc của dư luận xã hội trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên chức năng giám sát được hiểu bằng cả việc kịp thời biểu dương các
hiện tượng tích cực, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới...
Các chức năng xã hội của báo chí Truyền hình quan hệ chặt chẽ, biện
chứng với nhau, khó có thể tách bóc từng chức năng trong hoạt động thực tiễn.
Mỗi chức năng có vai trị của nó. Thơng tin là chức năng tiền đề, vì các chức
năng khác chỉ có thể được bảo đảm trên cơ sở làm tốt chức năng mang tính mục
đích của hoạt động báo chí là xác lập hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thống nhất



19

trong toàn thể nhân dân. Chức năng chỉ đạo và giám sát bảo đảm cho báo chí
hoạt động có hiệu quả trong từng thời gian, nhằm vào những mục tiêu cụ thể và
kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra sự vận hành
nhịp nhàng, cân đối và hiệu quả của các tiểu hệ thống và cả hệ thống xã hội nói
chung. Nhận thức về chức năng xã hội của báo chí Truyền hình cũng có nghĩa là
đồng thời nhận thức về vai trò xã hội của nhà báo Truyền hình để khơng ngừng
phấn đấu học tập và rèn luyện nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tác
động của báo chí.
Ở Việt Nam, Truyền hình ra đời tương đối muộn so với các loại hình
phương tiện truyền thơng khác, song ngay từ khi ra đời Truyền hình đã chứng tỏ
được những ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khác. Từ chương trình
Truyền hình đầu tiên phát sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975, đến nay, ngành Truyền
hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Đài PT-TH ở tất cả tỉnh
thành trong cả nước nói chung và các tỉnh ĐBSCL nói riêng.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, cánh cửa thông
tin rộng mở đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành Truyền hình nâng cao chất lượng
nội dung, chất lượng phát sóng Truyền hình ngày càng cao đa dạng và phong phú
về thể loại nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của
người dân. Hơn ba thập kỷ trơi qua kể từ chương trình Truyền hình đầu tiên được
phát sóng, đến nay ngành Truyền hình trong cả nước đã phát triển tồn diện, điều
đó đã khẳng định vị trí, vai trị của Truyền hình và đặc biệt là thế mạnh vượt trội
của Truyền hình so với các phương tiện truyền thơng đại chúng khác.
Nói đến Truyền hình, người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền
tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của
con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh



20

sống động trên màn hình. Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của Truyền hình.
Chắc hẳn trong chúng ta đã từngcảm thấy hứng khởi, hạnh phúc hay xúc động và
đơi khi bật khóc khi theo dõi những hình ảnh trên Truyền hình. Chúng ta vui
mừng hay phải xúc động vì lý do gì ? Phải chăng là sự kiện, thơng tin mà Truyền
hình đưa ra....Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ tác động vào tâm lý của chúng ta mà
thơi, nhưng thực sự điều mà ít ai nghĩ tới lại ẩn chứa ngay ở tầng thông tin thứ
hai. Nếu chúng ta thường xuyên theo dõi các chương trình gặp gỡ, giao lưu trên
Truyền hình, đặc biệt là những chương trình Truyền hình: “Như chưa hề có cuộc
chia ly” và “Khát vọng sống” trên kênh VTV1; “Trái tim nhân ái” trên kênh 1 –
Truyền hình Vĩnh Long (THVL1);... hay các chương trình mang ý nghĩa bảo tồn
và phát huy nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên sóng các Đài PT-TH ở
ĐBSCL như: Lễ hội đua Ghe Ngo trên Truyền hình Trà Vinh(THTV) và Kênh 1
– Truyền hình Sóc Trăng(STV1); Lễ hội đua bị Bảy núi truyền thống trên kênh 1
– Truyền hình An Giang(ATV1);...v.v... Việc Đài PT-TH các tỉnh ĐBSCL trực
tiếp Truyền hình các sự kiện văn hóa - thể thao nhân dịp lễ hội khơng chỉ mang
những hình ảnh sống động và hào hứng của nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer đến
với cộng đồng mà nó cịn mang một ý nghĩa về chính trị sâu sắc, gắn kết tinh thần
đoàn kết giữa các dân tộc anh em ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nước nói chung.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1448/QĐ-TTG, ngày 19
tháng 8 năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, Truyền
hình đến năm 2020” với một số chỉ tiêu và định hướng phát triển cụ thể. Theo đó,
về chỉ tiêu phát triển. Từ năm 2015, sẽ cung cấp ổn định 70-80 kênh Truyền hình
phục vụ chính trị, thơng tin thiết yếu quốc gia, khu vực và địa phương và đảm bảo
cung cấp 40-50 kênh Truyền hình chuyên biệt của Việt Nam cho dịch vụ trả tiền.


21


Đến năm 2015, cả nước có khoảng 30-40% hộ gia đình sử dụng dịch vụ Truyền
hình trả tiền và con số này sẽ là 60-70% vào năm 2020 [47].
Cũng theo Quyết định, định hướng phát triển đến 2020 sẽ không phát triển
thêm và từng bước hạn chế dịch vụ Truyền hình tương tự; giảm số lượng và tăng
chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Truyền hình cáp cơng
nghệ tương tự…
1.2.Dân tộc và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc ở nước ta
1.2.1.Khái niệm dân tộc
Vấn đề dân tộc là một nội dung có ý nghĩa chiến lược của chủ nghĩa Mác Lênin và của cách mạng xã hội chủ nghĩa; là vấn đề thực tiễn nóng bỏng địi hỏi
phải được giải quyết một cách đúng đắn và thận trọng. Cũng như nhiều cộng
đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội
loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức
cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
Dân tộc là cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử. Khái
niện dân tộc thường được hiểu theo hai cấp độ:
+ "Dân tộc với nghĩa là dân tộc - quốc gia (hay quốc tộc), thể hiện ở
những đặc trưng cơ bản là: có lãnh thổ chung; có ngơn ngữ giao tiếp chung; có
phương thức sinh hoạt kinh tế chung; có nền văn hóa, tâm lý chung" [32, tr.104].
Căn cứ vào những đặc trưng này, ở các nước phương Tây mãi đến khi chủ
nghĩa tư bản ra đời mới hình thành dân tộc, cịn ở phương Đơng nói chung, ở
Việt Nam nói riêng, dân tộc ra đời trước chủ nghĩa tư bản.
+ "Dân tộc còn được hiểu với nghĩa là cộng đồng tộc người với ba đặc
trưng chính: Sự cộng đồng về ngơn ngữ (ngơn ngữ tộc người); những đặc điểm


22

chung thể hiện trong văn hóa từng dân tộc (tộc người); có chung ý thức tự giác
con người" [25, tr. 105].

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia; với nghĩa thứ
hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc. Dưới góc độ
mơn học chủ nghĩa xã hội khoa học, dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Tuy
nhiên, chỉ khi đặt nó bên cạnh nghĩa thứ hai, trong mối liên hệ với nghĩa thứ hai
thì sắc thái nội dung của nó mới bộc lộ đầy đủ.
Vậy là khái niệm dân tộc có nội hàm:
+ Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan
trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các
thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.
+ Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư
trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng
gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
+ Có ngơn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ
chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hố,
tình cảm...
+ Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn
hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hố dân tộc, gắn bó với nền văn
hố của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).
Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặc
trưng trên, các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau,
đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trưng nêu
trên làm cho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây - về thực chất là một cộng
đồng xã hội - tộc người, trong đó những nhân tố tộc người đan kết, hòa quyện


23

vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với các khái
niệm sắc tộc, chủng tộc - thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng
hạn màu da hay cấu tạo tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể để phân loại cộng

đồng người.
Dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả của sự cải tạo, xây dựng
từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của
chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất
hiện do kết quả của cơng cuộc cải tạo, xây dựng toàn diện các lĩnh vực của đời
sống xã hội để từng bước củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện hiện nay, khi đời sống chính trị xã hội diễn biến phức tạp
liên quan nhiều đến quan hệ dân tộc trên thế giới và trong từng quốc gia, rất cần
thiết phải phân biệt rõ hai cấp độ khác nhau trong khái niệm dân tộc, để thấy
được rằng, trong nhiều văn bản, thuật ngữ dân tộc được sử dụng tùy thuộc vào
bối cảnh cụ thể.
Nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc (theo nghĩa hẹp). Sự gắn bó của
các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã được Đảng ta khẳng
định: "Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển
của cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính
thống nhất là một q trình hợp qui luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất
khơng mâu thuẫn, khơng bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi
dân tộc" [6, tr.98].
1.2.2.Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Trên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của khối đại đoàn kết các dân tộc đối
với sự thành bại của cách mạng, Đảng ta cho rằng chính sách “Đại đồn kết các
dân tộc” thực chất là khơng ngừng nâng cao đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa –


24

xã hội của từng dân tộc, vừa làm cho mỗi dân tộc được phát triển một cách toàn
diện, vừa làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, củng cố và tăng cường khối đại
đoàn kết giữa các dân tộc. “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc ln có vị trí
chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”[41, tr. 127 – 128].

Như vậy, sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với củng cố, phát
triển của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phát triển một cách tồn diện, trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh - quốc phịng,
mơi trường sinh thái… vùng đồng bào dân tộc thiểu số chính là góp phần xây
dựng khối đại đồn kết các dân tộc. Vì vậy, phát huy vai trò của đồng bào dân
tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thực chất là phát triển mọi mặt
đời sống của đồng bào dân tộc. Nhận thức rõ điều đó, thời gian qua, Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều Quyết định về chính sách dân tộc với những nội
dung rất cơ bản để phát triển vùng đồng bào dân tộc, miền núi một cách bền
vững theo từng giao đoạn cụ thể thông qua các Quyết định như:
+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7 năm 1998 “Phê duyệt
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng
sâu, vùng xa”;
+ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 7 năm 2004 “Về một
số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”;
+ Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 3 năm 2007 “Về việc cho
vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn”;


25

+ Quyết định số 289/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2008 “Về ban hành
một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ
nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân”;
+ Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg, ngày 9 tháng 6 năm 2008 “Về một số
chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo”;
+ Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2011 “Về chính

sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”;...
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các nội dung cơ
bản sau đây:
+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng các dân tộc thiểu số nhằm phát
huy tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát
triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước
tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hóa,
y tế... nhằm nâng cao năng lực, tạo tiền đề và các cơ hội để các dân tộc có đầy đủ
các điều kiện tham gia vào quá trình phát triển, để trên cơ sở đó khơng ngừng
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh, nhằm củng cố các địa
bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong
mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế tồn cầu
hóa.
1.2.3. Chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu
Long
1.2.3.1.Khái lược về vùng Đồng bằng sông Cửu Long


×