Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Khoá luận tốt nghiệp ngành báo chí chuyên ngành truyền hình “tìm hiểu về dự án kênh invest TV và xu hướng xã hội hóa truyền hình ở việt nam dưới góc nhìn phương pháp swot”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.97 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TÌM HIỂU VỀ DỰ ÁN KÊNH INVEST TV VÀ
XU HƯỚNG XÃ HỘI HÓA TRUYỀN HÌNH Ở
VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN PHƯƠNG PHÁP
SWOT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 1.01.01
CHUYÊN NGÀNH: TRUYỀN HÌNH

HÀ NỘI, THÁNG 5-2012

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trong thời đại ngày nay, báo chí đã trở thành một hiện tượng đặc biệt
phổ biến, tác động từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa
phương, từng tổ chức, từng thành viên của xã hội.”[4, tr.11] Báo chí hiện đại
ra đời cách đây chưa đầy năm thế kỉ. Tuy nhiên, với sức mạnh của mình báo
chí đã ngay lập tức và không ngừng phát huy vai trò của mình trong mọi lĩnh
vực của đời sống. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, đời sống vật


chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng lên, báo chí cũng vì
thế mà không ngừng phát triển. Quy mô, phạm vi và hình thức hoạt động của
báo chí ngày càng được mở rộng. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh
rằng, xã hội càng phát triển ở trình độ cao thì nhu cầu thông tin giao tiếp cũng
vì đó mà tăng lên. Đó là một điều kiện thuận lợi để các loại hình báo chí thể
hiện vai trò của mình tham gia tích cực vào đời sống chính trị xã hội.
Truyền hình ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác như báo
in, phát thanh nhưng ngay khi xuất hiện nó đã thể hiện những ưu thế vượt trội.
Bằng cả hình ảnh và âm thanh, truyền hình mang đến cho khán giả nhiều
thông tin hữu ích, chân thực và sống động hơn bao giờ hết. Đó chính là lí do
khiến truyền hình nhanh chóng được đón nhận và vẫn chiếm một ưu thế nhất
định cho đến bây giờ.
Hoạt động truyền hình ngày càng trở nên sôi động hơn, các kênh truyền
hình mới liên tục ra đời, các chương trình mới cũng liên tục được đưa lên
sóng. Trong thời kì bao cấp trước đây, truyền hình cũng như các loại hình báo
chí khác là công cụ tuyên truyền của Đảng và nhà nước, chỉ phục vụ cho mục
đích tuyên truyền. Nguồn kinh phí hoạt động là do nhà nước chu cấp. Và lẽ
đương nhiên, khi đó đài phát gì người dân xem nấy. Hiện nay, nhu cầu về
thông tin và giải trí của người dân rất cao. Họ không còn thụ động trong tiếp
nhận thông tin nữa mà chủ động tìm kiếm, yêu cầu những thông tin mà mình
2


cần. Để bắt kịp nhu cầu mới của khán giả, đài truyền hình cũng phải đa dạng
hóa nội dung các chương trình của mình. Đó là một thay đổi tất yếu để phù
hợp với xu hướng tiếp nhận của công chúng hiện đại. Bên cạnh đó, nền kinh
tế thị trường đòi hỏi các đơn vị báo chí phải năng động hơn tạo ra nguồn thu
để duy trì và phát triển hoạt động của mình. Sự thay đổi trong nhu cầu của
khán giả cũng như của cả nền kinh tế đã kéo theo những sự biến đổi tất yếu
đối với lĩnh vực truyền hình. Việc tham gia sản xuất các chương trình truyền

hình cũng không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi các đài truyền hình nữa. Xã
hội hóa truyền hình trở thành một xu hướng tất yếu. Các đơn vị tư nhân cũng
tham gia vào sản xuất các chương trình truyền hình. Thậm chí bản thân khán
giả xem truyền hình cũng có thể trở thành người làm báo. Khi xã hội hóa
truyền hình đồng nghĩa với việc khán giả sẽ có nhiều lựa chọn hơn, có những
chương trình hấp dẫn hơn để xem.
Từ trước đến nay, hoạt động truyền hình thường được nhìn nhận và
đánh giá dưới góc độ chuyên môn. Tức là khi xem xét, phân tích thông tin
truyền hình người ta thường chỉ chú trọng đến nội dung mang tính báo chí.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi đã thực
hiện xã hội hóa truyền hình thông tin trên báo chí không chỉ đơn thuần là sản
phẩm tinh thần nữa mà nó còn trở thành một “hàng hóa”. Bởi vì thông tin
hoàn toàn có thể đem lại giá trị kinh tế rất to lớn. Trong cuốn Nghiệp vụ báo
chí – lý luận và thực tiễn, tác giả người Nga V.V.Vorôsilốp cũng đưa ra quan
điểm về tính chất hai mặt của thông tin trên báo chí. Tác giả khẳng định:
Một mặt, đó là sản phẩm tinh thần, được tạo nên để tác động đến ý thức
con người, thôi thúc họ hoạt động, thay đổi quan niệm của họ về thế giới hoặc
chỉ để cho họ định hướng tốt hơn trong các tình huống của cuộc sống. Nhưng
mặt khác thông tin này xuất hiện trên thị trường và trở thành hàng hóa. Như
mọi hàng hóa khác thông tin có giá trị sử dụng và đơn giản là có giá trị. Giá
trị sử dụng là khả năng thỏa mãn nhu cầu về thông tin của khách hàng. Giá trị

3


đơn giản là cái giá của thông tin báo chí – giá chi phí lao động để làm ra mặt
hàng này. Giá trị sử dụng và giá trị ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
phương tiện thông tin đại chúng và lợi nhuận của nó.[6, tr.346]
Nói như vậy để thấy hoạt động báo chí không chỉ là một hoạt động về
tinh thần mà nó có mối liên hệ mật thiết với kinh tế. Một cơ quan báo chí

muốn tồn tại và phát triển được cần có kinh phí để trả lương cho phóng viên,
trang bị máy móc, phương tiện kỹ thuật, mở rộng sản xuất chương trình…
Ngoài nguồn kinh phí do nhà nước chu cấp thì các cơ quan báo chí, các đài
truyền hình phải tự chủ về tài chính. Trong xu thế xã hội hóa truyền hình,
nguồn cung thông tin ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Để khán giả đón
xem chương trình của mình các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình phải
cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng nội dung chương trình. Để có thể
thu được lợi nhuận từ hoạt động của mình các đài truyền hình cần phải giải
quyết bài toán bán thông tin nào mà công chúng muốn mua như một bài toán
kinh doanh thực sự.
Quá trình xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam có những điểm tích cực
đáng kể nhưng có những hạn chế nhất định. Bên cạnh những đơn vị tư nhân
kinh doanh lành mạnh, hài hòa giữa lợi ích của mình và chất lượng chương
trình phục vụ khán giả thì vẫn có rất nhiều những đợn vị sản xuất cẩu thả chạy
theo lợi nhuận. Vậy làm sao để có thể giải bài toán lợi ích mà vẫn đảm bảo
chất lượng chương trình truyền hình? Muốn có được câu trả lời cho vấn đề
này trước tiên chúng ta cần phải có một cái nhìn toàn diện hơn với hoạt động
xã hội hóa truyền hình. Một cách nhìn mới trên cả hai khía cạnh báo chí và
kinh tế. Để có thể đánh giá đầy đủ về toàn bộ hoạt động xã hội hóa truyền
hình ở Việt Nam cần nhiều thời gian quan sát và tổng kết thực tiễn.
Trong phạm vi khóa luận này người thực hiện đã lựa chọn một một dự
án xã hội hóa truyền hình cụ thể là mô hình kênh Invest TV, thông qua đó để

4


có thể tham chiếu, tiếp tục tìm hiểu, phân tích về các kênh xã hội hóa khác ở
Việt Nam hiện nay.
Kênh Invest TV lên sóng vào tháng 6/2009 - thời điểm mà xu hướng xã
hội hóa truyền hình ở Việt Nam bắt đầu có sự phát triển sôi động. Mô hình dự

án này phản ánh rõ những đặc điểm của một kênh xã hội hóa, thể hiện tương
đối rõ cả những thành công và thất bại, cả những ưu điểm và nhược điểm cần
điều chỉnh khắc phục. Những thông tin khai thác được từ đây là cơ hội tốt để
người làm khóa luận chọn InvestTV để tìm hiểu, phân tích ,.
Như đã nói ở trên, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện với hoạt động
xã hội hóa truyền hình trên cả hai góc độ báo chí và kinh tế. Nên các phương
pháp được sử dụng để đánh giá về Invest TV sẽ không chỉ đơn thuần mang
tính nghiệp vụ báo chí nữa mà có cả những hướng tư duy phân tích mang tính
thực tiễn cao, trong đó phải kể đến phương pháp phân tích Swot. Swot đánh
giá các dự án dựa trên bốn tiêu chí cơ bản là : điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả rất cao khi được các doanh
nghiệp dùng để đánh giá, xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình. Việc áp
dụng Swot vào phân tích dự án truyền hình xã hội hóa Invest TV sẽ là một
góc nhìn mới giúp người làm khóa luận tìm ra được những điểm mạnh, hạn
chế và cơ hội, thách thức mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của
Invest TV nói riêng và hoạt động xã hội hóa truyền hình nói chung. Những
mong muốn như vậy đã thúc đẩy người làm khóa luận này nghiên cứu đề tài
“Tìm hiểu về dự án kênh Invest TV và xu hướng xã hội hóa truyền hình ở
Việt Nam dưới góc nhìn phương pháp Swot”.
2. Tình hình nghiên cứu
Xã hội hóa truyền hình là một hoạt động không còn quá mới mẻ ở Việt
Nam. Tuy nhiên xã hội hóa truyền hình chỉ thực sự được quan tâm và bàn tới
nhiều trong những năm gần đây.

5


Tại Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25, tổ chức tại Nha Trang
từ ngày 4 – 8/1/ 2006, các đại biểu cũng đã bàn về vấn đề xã hội hóa truyền
hình. Cũng tại liên hoan truyền hình này Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn (tại thời

điểm đó với vai trò là PTGĐ VTV) đã có bài phát biểu chính thức về xã hội
hóa truyền hình. Phát biểu này tiên phong cho những trao đổi tiếp theo sau đó
về xã hội hóa truyền hình.
Tại liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 26, tổ chức tại TP. HCM từ
ngày 9 – 13/1/2007 lần đầu tiên đã có riêng một hội thảo chuyên sâu, bàn về
xã hội hóa truyền hình. Đây quả thực là chủ đề tương đối mới mẻ, thiết thực,
được cả các nhà nghiên cứu và các cá nhân tổ chức hết sức quan tâm.
Về góc độ nghiên cứu báo chí, xã hội hóa truyền hình là đề tài trong
một số luận văn, luận án như:
- Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bước đầu nghiên cứu vấn đề xã hội
hóa truyền hình ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh viên Truyền
hình K23, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Bài viết “Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay” của
Ths Đinh Thị Xuân Hòa đăng trên trang Sóng trẻ - trang báo của Chi hội nhà
báo khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – ngày
21/9/2008.
- Luận án tiến sĩ với đề tài “Xã hội hóa sản xuất các chương trình
truyền hình của Đài THVN” (Khảo sát kênh VTV1 và VTV3 từ 1/2007 đến
6/2008) của Lê Thị Thu Hòa.
- Luận văn thạc sỹ với đề tài “Hiệu quả kinh tế và xã hội của hoạt động
xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung.
Một số công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến xu hướng xã hội
hóa truyền hình như:
- Luận án “ Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ
kinh tế học truyền thông” của TS Bùi Chí Trung.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích
Khóa luận này được thực hiện nhằm những mục đích cụ thể sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động của Invest TV từ góc nhìn quản trị
doanh nghiệp truyền thông, thông qua công cụ nghiên cứu Swot.
- Đưa ra những tìm hiểu, phân tích mới về hoạt động xã hội hóa truyền
hình ở Việt Nam. Nhìn nhận rõ hơn những ưu điểm và hạn chế khi thực hiện
xã hội hóa truyền hình tại Việt Nam.
- Đánh giá được hiểu quả hoạt động hiện nay của các kênh xã hội hóa,
trên cả hai bình diện nội dung và hiệu quả kinh tế.
- Nêu ra những cơ hội và thách thức mà truyền hình xã hội hóa sẽ gặp
trong tương lai.
- Đề xuất được những giải pháp thiết thực giúp thực hiện xã hội hóa
truyền hình có hiệu quả cao.
- Ngoài ra khóa luận còn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác học tập của các sinh viên chuyên ngành truyền hình.
3.2 Nhiệm vụ
Với mục đích như trên thì người thực hiện luận văn cần thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể:
- Thu thập các tài liệu liên quan trực tiếp tới hoạt động xã hội hóa
truyền hình tại Việt Nam, trong đó có kênh Invest TV.
- Phân tích các tài liệu thu được, tổng hợp để đưa ra nhận định khái
quát về hoạt động xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam.
- Phỏng vấn các nhà báo, chuyên gia về truyền hình, những đơn vị tư nhân
đang tham gia trực tiếp vào sản xuất các chương trình truyền hình xã hội hóa.
- Sử dụng phương pháp Swot để phân tích hoạt động xã hội hóa truyền
hình mà cụ thể là dự án Invest TV trên 4 điểm chính: thế mạnh, hạn chế, cơ
hội, thách thức.

7



- Đưa ra những kiến nghị để nâng cao chất lượng của các kênh truyền
hình xã hội hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động xã hội hóa truyền hình tại Việt Nam. Hoạt động của kênh
truyền hình Invest TV được sử dụng như một ví dụ cụ thể nhằm tham chiếu
tới hoạt động xã hội hóa truyền hình tại Việt Nam nói chung.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các kênh truyền hình xã hội hóa ở Việt Nam
trong giai đoạn 2010 – 2012, tiêu biểu là kênh truyền hình đầu tư Invest TV.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1Phương pháp luận
- Phương pháp luận chung: Các phương pháp luận của Chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống đường lối chủ trương
của Đảng và nhà nước.
- Phương pháp luận chuyên biệt: Các cơ sở lý luận chung về báo chí và
truyền thông.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các luận văn, sách, bài báo viết về xã
hội hóa truyền hình.
- Phương pháp phân tích Swot
- Phỏng vấn sâu: lấy ý kiến của các nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực
truyền hình, kinh tế truyền thông.
- Điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh: xử lý các ý kiến và số liệu
có được nhằm đưa ra nhận định chính xác. đặc biệt tác giả luận văn đã áp dụng thử
nghiệm phương pháp điều tra xã hội học thông qua hạ tầng công nghệ internet của
google. Đây là mô hình điều tra mới được áp dụng trong hoạt động nghiên cứu của
sinh viên, có khả năng thao tác đơn giản nhưng thu được kết quả cao.


8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Về mặt lý luận
Luận văn nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa truyền hình, là một đóng
góp vào những nghiên cứ chung về lý luận báo chí truyền hình. Ngoài ra luận
văn cũng phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của sinh viên chuyên
ngành truyền hình.
6.2 Về mặt thực tiễn
Những giải pháp, kiến nghị trong luận văn hy vọng sẽ đóng góp tích
cực vào hoạt động truyền hình nói chung và xã hội hóa truyền hình nói riêng.
7. Kết cấu khóa luận.
Khóa luận được chia làm các phần cụ thể:
Phần một (Mở đầu) nêu lên lý do lựa chọn đề tài, tình hình nghiên cứu,
mục đích, nhiệm vụ, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
Phần hai (Nội dung) gồm có 3 chương
Chương 1. Truyền hình Việt Nam trong xu thế phát triền xã hội hóa
Chương 2. Tìm hiểu về kênh Invest TV dưới góc nhìn phương pháp Swot
Chương 3. Đánh giá về hoạt động xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam
thông qua góc nhìn swot
Chương 4: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của các kênh
truyền hình xã hội hóa dựa trên phương pháp phân tích Swot
Phần ba (Kết luận): Tổng kết những kết quả nghiên cứu đạt được qua
khóa luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

9



NỘI DUNG
Chương 1. Truyền hình Việt Nam trong xu thế phát triển xã hội hóa
1.1 Hệ thống các khái niệm liên quan đến xã hội hóa truyền hình
1. 1.1 Khái niệm xã hội hóa
Từ rất sớm Mác và Lenin đã đưa ra quan điểm về xã hội hóa, song các
ông chỉ tập trung nghiên cứu về xã hội hóa tư liệu sản xuất trong chế độ xã hội
chủ nghĩa. Theo quan điểm của Mác thì xã hội hóa được hiểu là “quá trình xã
hội hóa lao động…thành khai thác xã hội, và do đó, là tư liệu sản xuất chung”[2,
tr.9]. Theo cách hiểu này chúng ta có thể hình dung từ “xã hội hóa” là mặt biểu
hiện của lao động tập thể, có thể đo đếm được, phân phối và trả lương trên bình
diện toàn xã hội. Tiến trình xã hội hóa lao động là sự biến đổi từ lao động đơn
thuần sang lao động với tư cách tư liệu sản xuất chung, tập thể.
Trong quan điểm của Đảng ta về xã hội hóa có nghĩa là “xã hội hóa sở
hữu” doanh nghiệp cổ phần có nhiều người góp vốn làm cổ phần viên, bầu
theo số cổ phiểu. Trong trang 3, mục IV.4 Dự thảo BCCT tại Đại hội X,
ĐCSVN có nêu “Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình
thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở
hữu.”[2, tr.10]
Từ góc nhìn của nhân loại học và xã hội học. Khái niệm xã hội hóa
được dùng để chỉ một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá
nhân phát triển khả năng con người và học hỏi, tiếp thu các khuôn mẫu văn
hóa để có được suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng xã hội.
Trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê biên soạn thì xã hội hóa có
nghĩa là làm cho trở thành sở hữu chung của toàn xã hội.[2, tr11]
Tuy nhiên những khái niệm nêu trên đều không phải là khái niệm xã
hội hóa vẫn thường được nhắc đến ở Việt Nam trong thời gian gần đây như xã
hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế và xã hội hóa truyền hình.
10



Cụm từ “xã hội hóa” được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo
dục, du lịch, công chứng… ở Việt Nam hiện nay được hiểu theo một nghĩa khác.
Trong Nghị quyết của chính phủ số 90/ 1997/ NQ- CP về phương hướng và chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa cũng như Nghị định
73/1999/NĐ-CP cụm từ xã hội hóa được hiểu như sau: “Xã hội hóa các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân,
của toàn xã hội vào sự phát triển của các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao
mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần
của nhân dân.”[8] Trong Nghị định 53/2006/NĐ-CP và mới đây là Nghị định
69/2008/NĐ-CP cụm từ này cũng được hiểu theo nghĩa tương tự. Và cụm từ xã
hội hóa trong xã hội hóa truyền hình vẫn được thường xuyên được nhắc đến hiện
nay chính là được hiểu theo cách nêu trên.
1.1.2. Khái niệm xã hội hóa truyền hình
Xã hội hóa trong mỗi lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục có những điểm
riêng biệt. Tuy nhiên qua khái niệm nêu trên có thể nhận thấy điểm chung
trong quá trình xã hội hóa ở tất cả các lĩnh vực này là sự tham gia rộng rãi của
toàn dân, toàn xã hội vào sự phát triển của các lĩnh vực đó.
Qua đó có thể đi đến một cách hiểu cụ thể về xã hội hóa truyền hình.
Đó là sự tham gia của các đơn vị ngoài đài, bên ngoài ngành truyền hình vào
quá trình sản xuất các chương trình truyền hình.
Xã hội hóa truyền hình cũng đồng nghĩa Đài truyền hình không phải
ôm đồm toàn bộ các khâu sản xuất một chương trình nữa mà thay vào đó có
thể đặt hàng một đơn vị tư nhân bên ngoài đài thực hiện một khâu nào đó
trong chương trình hoặc phối kết hợp với họ để tổ chức thực hiện chương
trình. Xã hội hóa truyền hình cũng rất đa dạng từ xã hội hóa đề tài, xã hội hóa
sáng tạo tác phẩm truyền hình hay xã hội hóa phát sóng. Nhiều đơn vị bên
ngoài đài hoàn toàn có thể đảm nhận một phần hoặc toàn bộ quá trình tổ chức
sản xuất một chương trình truyền hình. Còn đài cũng hoàn toàn có thể tiếp
nhận các chương trình đảm bảo chất lượng để phát sóng.

11


Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng chi phối đến vấn đề xã hội
hóa truyền hình là chi phí sản xuất. Đối với đơn vị ngoài đài cần phải có vốn, và
đảm bảo được kinh phí hoạt động thì mới có thể thành lập công ty và tổ chức sản
xuất các chương trình truyền hình. Tuy nhiên cốt lõi của xã hội hóa truyền hình
còn cần nhiều hơn thế. Theo ông Trần Đăng Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty
nghe nhìn toàn cầu AVG, nguyên PTGĐ Đài truyền hình Việt Nam cho rằng:
“Bản chất của xã hội hóa không phải là vì tiền mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ
chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho đài cũng
như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và nó sẽ thu hút
được sự quan tâm và ủng hộ của công chúng”.[20]
Một số người cho rằng xã hội hóa chương trình truyền hình có nghĩa là
tư nhân hóa, thương mại hóa truyền hình. Đây là cách hiểu phiến diện và hoàn
toàn sai với sự khuyến khích và chủ trương của nhà nước.
Như vậy, xã hội hóa truyền hình là tạo những điều kiện tốt nhất để cho
những tổ chức, cá nhân bên ngoài đài được hợp tác với đài tham gia sản xuất
các chương trình truyền hình. Và một lẽ đương nhiên là lúc này các đài cũng
cần phải chấp nhận cạnh tranh với cả những đối tác không nằm trong hệ thống
truyền hình quốc gia.
Tóm lại, có thể hiểu xã hội hóa truyền hình là sự liên kết giữa các đài
truyền hình với các đơn vị tư nhân bên ngoài để tận dụng được nguồn kinh
phí và nhân lực ngoài đài vào sản xuất chương trình truyền hình, nhằm phục
vụ tốt hơn nhu cầu thông tin và giải trí ngày càng cao của khán giả.
1.2. Vai trò của quá trình xã hội hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng xã hội hóa đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Cụm từ này được gắn với
nhiều lĩnh vực quan trọng như: giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, khoa học


12


công nghệ, thậm chí là công chứng, thi hành án dân sự, chương trình cấp
nước sạch vùng lũ… Chính sách khuyến khích xã hội hóa của Chính phủ
cũng được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể. Ngày 21/8/1997,
Chính phủ ban hành Nghị quyết 90 về phương hướng và chủ trương xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Sau Nghị quyết này Chính phủ lại
tiếp tục ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP, Nghị định 53/2006/NĐ-CP
và Nghị định 69/2008/ NĐ-CP để hướng dẫn về chủ trương xã hội hóa các
lĩnh vực nói trên. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nước lại quan tâm và
khuyến khích xã hội hóa như vậy. Điều đó cho thấy vai trò nhất định của xã
hội hóa với nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Nguyên nhân cơ bản để nhà nước quyết định khuyến khích xã hội hóa
là bởi vì:
Một là, chuyển giao một số dịch vụ công cho các đơn vị tư nhân, các
đơn vị ngoài nhà nước sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các đơn
vị làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn
hơn, có thể được sử dụng những dịch vụ tốt nhất.
Hai là, những dịch vụ về y tế, giáo dục, văn hóa…nhà nước hoàn toàn
có thể làm được, những xét một cách toàn diện thì tư nhân hoàn toàn có thể
làm tốt ở những lĩnh vực này. Thậm chí các đơn vị tư nhân làm việc còn
nhanh chóng, trọn gói, gọn gàng hơn nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình và
năng động.
Ba là, xã hội hóa các lĩnh vực kể trên nhằm huy động mọi nguồn lực xã
hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham
gia tích cực vào hoạt động này để phát huy khả năng, năng lực tiềm tàng
trong xã hội, khơi lên tính chủ động, sáng tạo của người dân…Những dịch vụ
nhờ đó mà cũng đa dạng hơn nhiều tăng sự lựa chọn cho nhân dân. Ngoài ra

gánh nặng ngân sách cũng được giảm nhẹ.

13


Từ những nguyên nhân cơ bản trên mà nhà nước đi đến quyết định
khuyến khích xã hội hóa nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế - xã hội của nước ta.
Một số lĩnh vực đã đạt được những thành quả nhất định, điều đó thể hiện vai
trò tích cực của hoạt động xã hội hóa.
Lĩnh vực xuất bản thu được những kết quả khả quan từ chủ trương xã
hội hóa. Xã hội hóa xuất bản kêu gọi được nhiều nguồn lực xã hội tham gia
phát triển ngành xuất bản, làm phong phú thị trường xuất bản phẩm. Xã hội
hóa thông qua hình thức liên kết dã làm thay đổi diện mạo ngành xuất bản.
Theo số liệu thông kê năm 2011, cả nước có 60 nhà xuất bản đang hoạt động,
mỗi năm có hơn 22.000 cuốn sách với trên 265 triệu bản in. Trong đó số
lượng sách liên kết xuất bản chiếm khoảng 51%.[22] Không chỉ chiếm tỷ lệ
lớn về số lượng sách, xã hội hóa xuất bản còn góp phần không nhỏ vào việc
chuyên nghiệp hóa lĩnh vực xuất bản. Với sự nhạy bén của các nhà làm sách
tư nhân, những tác phẩm hay trên thế giới đến tay bạn đọc nhanh chóng hơn,
thậm chí gần như cùng lúc với thời điểm xuất bản các đầu sách đó trên thế
giới. Chất lượng sách cũng tốt hơn vì các nhà làm sách tư nhân cũng quan tâm
nhiều tới công tác dịch thuật, biên tập, trình bày để nâng cao uy tín thương.
Ngoài ra các nhà làm sách cũng quan tâm tới cả những hoạt động quảng bá,
phát hành. Để quảng bá cho một quyển sách mới họ còn mời cả tác giả ở nước
ngoài về để trao đổi, giao lưu cùng bạn đọc. Nhà văn Marc Lévy đã từng đến
Việt Nam để giao lưu với độc giả vào năm 2008 trong ngày hội đọc sách do
Đại sứ quán Pháp, Tổng công ty phát hành sách Việt Nam và Công ty Văn
hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức. Chính điều này đã thu hút được người
hâm mộ văn học tìm đến với ngày hội sách, cảm nhận rõ hơn về những tác
phẩm, tác giả mà họ yêu mến.

Bên cạnh việc tổ chức công tác quảng bá tốt, các nhà xuất bản còn chú
trọng đến việc xây dựng hướng đi chuyên sâu, để tạo nên dấu ấn riêng biệt
cho mình. Nhã Nam trở thành tên tuổi quen thuộc với bạn đọc yêu thích văn

14


học dịch, DongA books với văn học trong nước, Trí Việt với dòng sách nhân
văn, dạy làm người, đối nhân, xử thế… Một trong những thành tựu quan
trọng khác nữa của xã hội hóa xuất bản là vấn đề bản quyền. Sau công ước
Berne, nhiều đơn vị nhà nước vẫn còn đang lúng túng với vấn đề bản quyền
thì các đơn vị làm sách tư nhân đã nhanh nhạy thương lượng bản quyền, giúp
thị trường sách ổn định khi đất nước hội nhập với thế giới.
Một lĩnh vực khác cũng dễ dàng nhận thấy được hiệu quả từ khi thực hiện
xã hội hóa là giáo dục. Năm 2007, lần đầu tiên ngành giáo dục đào tạo tri ân các
đơn vị, các nhà hảo tâm. Con số 150 tổ chức xã hội và 150 cá nhân tiêu biểu có
đóng góp xuất sắc cho ngành giáo dục trong 10 năm, từ 1996 đến 2006 được
vinh danh đã hỗ trợ ngành 900 tỷ đồng, 232.000 bảng Anh... Trong 3 năm trở lại
đây, sự hỗ trợ của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đã phát triển ở bình diện
rộng hơn, với hình thức phong phú và hiệu quả thiết thực hơn. Thống kê chưa
đầy đủ nhưng cũng đã có 1.293 tỷ 572 triệu đồng, 17.856 triệu USD, 276.828
euro được góp cho việc học của con em nhân dân. [20]
Bên cạnh xã hội hóa xuất bản và giáo dục thì hoạt động xã hội hóa bản tàng
cũng thu được nhiều thành tựu. Công tác xã hội hoá hoạt động bảo tàng ngày càng
thu hút được sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Nhất là sau khi Quy chế tổ
chức và hoạt động của các bảo tàng tư nhân được ban hành, đến nay, đã có sáu
bảo tàng tư nhân được thành lập, gồm: Bảo tàng Hoàng Gia (Quảng Ninh), Bảo
tàng Mỹ thuật của hoạ sĩ Sĩ Tốt và gia đình, Bảo tàng Mỹ thuật của hoạ sĩ Phan
Thị Ngọc Mỹ, Bảo tàng về Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Hà Tây); Bảo
tàng Cổ vật Hoàng Long (Thanh Hoá); Bảo tàng Gốm sứ Chămpa của ông

Nguyễn Vĩnh Hảo, (Bình Định). Sự ra đời của các bảo tàng tư nhân đã hạn chế và
khắc phục dần tình trạng thất thoát cổ vật ra nước ngoài và tạo cơ hội để công
chúng tiếp cận với một bộ phận di sản văn hoá quý giá của đất nước. Các câu lạc
bộ và hội sưu tầm cổ vật cũng đã được thành lập ở một số địa phương như: Hà
Nội, Nam Định, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây (trước đây), tạo
điều kiện cho các nhà sưu tầm tư nhân có cơ hội chia sẻ, trao đổi cổ vật và các
15


thông tin liên quan đến việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá. Hiện nay đã có
hơn 800 hiện vật được tiếp nhận, điển hình là Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận bộ
sưu tập ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều hiện vật, tài liệu khác liên quan đến
cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Người ; Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp
nhận 29 hiện vật về các dân tộc Đông Nam Á. [16]
Trên đây là những ví dụ cụ thể về đóng góp tích cực của xã hội hóa đối
với kinh tế, xã hội Việt Nam. Điều đó không có nghĩa hoạt động xã hội hóa
không mắc phải một sai lầm nào. Bên cạnh việc có thêm nhiều trường dân
lập, bán công… giảm tải được lượng học sinh dồn vào các trường công lập,
thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân thì xã hội hóa cũng tạo ra những vấn
đề bất cập. Nhà nước khuyến khích xã hội hóa nhưng mới chỉ xã hội hóa về
kinh phí, nội dung chương trình học, công tác tuyển giáo viên, học sinh vẫn
còn bị nhà nước quản lý. Sự xã hội hóa nửa vời này khiến cho chất lượng đầu
ra không cao. Cung không gặp cầu. sinh viên ra trường không đáp ứng kịp
biển đổi của thị trường.
Tuy nhiên, tạm gác những sai lầm, vướng mắc sang một bên, chúng ta
có thể khẳng định rằng, xã hội hóa đóng một vai trò quan trọng trong nhiều
lĩnh vực. Kể từ khi chúng ta thực hiện xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao… các lĩnh vực đó đều thu được những thành công nhất định. Còn đối với
lĩnh vực truyền hình thì sao? Liệu rằng xã hội hóa truyền hình có phải là một
xu hướng tất yếu? Và những hiệu quả cụ thể của hoạt động xã hội hóa truyền

hình đạt được như thế nào?
1.3. Tiến trình xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam trong những năm gần
đây
1.3.1. Sự phát triển xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam
1.3.1.1Xu hướng xã hội hóa truyền hình trên thế giới
Các nước phương Tây phát triển truyền hình trước chúng ta khoảng vài
chục năm. Và điều đó cũng có nghĩa là hoạt động xã hội hóa truyền hình ở
các nước này đã diễn ra trước chúng ta một thời gian khá dài. Bên cạnh các
16


đơn vị nhà nước thì sự tham gia vào sản xuất chương trình truyền hình của
các đơn vị tư nhân, các đơn vị ngoài đài cũng được khuyến khích từ rất sớm.
Tuy nhiên họ không sử dụng thuật ngữ xã hội hóa truyền hình như chúng ta
đang sử dụng mà thôi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đặc điểm lịch sử và
chính trị của phương Tây hoàn toàn khác chúng ta, đồng thời quan niệm về
báo chí của họ cũng không giống chúng ta. Ở nhiều quốc gia như: Anh,
Canada, Ôxtrâylia, Pháp, Nhật Bản đã tồn tại truyền hình tư nhân bên cạnh
truyền hình nhà nước từ lâu.
Ở Pháp truyền hình ra đời từ trước Đại chiến thế giới II do tư nhân sở
hữu. Năm 1994 truyền hình Pháp được quốc hữu hóa. Những buổi phát hình
kỹ thuật đầu tiên ở Pa-ri được thực hiện vao năm 1931, trường quay thử
nghiệm được xây dựng vào năm 1933. Chương trình truyền hình 4 của Pháp
bắt đầu từ 4/11/1984 cùng với một chương trình truyền hình tư nhân được
phát trên hệ thống “Canal plus”. Điều này đánh dấu sự tham gia đầu tiên của
đơn vị tư nhân vào lĩnh vực truyền hình ở Pháp. Cũng trong năm 1984 Chính
phủ đã thông qua việc phát sóng rộng rãi truyền hình cáp trên cả nước. Lúc
này 27 đài truyền hình địa phương đã liên hiệp với nhau để sản xuất các
chương trình truyền hình ở địa phương. Năm 1987, một sự kiện nổi bật đó là
việc tư nhân hóa truyền hình Pháp TF1 và thương mại hóa kênh này. Quá

trình tư nhân hóa diễn ra song song với việc áp dụng rộng rãi các kỹ thuật vệ
tinh thông tin và truyền hình cáp. Như vậy hiện nay, ở Pháp chỉ có 2 kênh
Antenne 2 và France 3 là của nhà nước và là kênh truyền hình công cộng, còn
lại các kênh khác đều là truyền hình tư nhân và trả tiền.[3, tr.165] Quá trình
xã hội hóa truyền hình ở các nước phương Tây được hiểu khác hơn so với
Việt Nam. Ở Pháp và nhiều nước châu Âu khác quá trình xã hội hóa được
hiểu gần như là tư nhân hóa và thương mại hóa truyền hình. Do đặc điểm của
các nước tư bản chủ nghĩa mà bản chất xã hội hóa truyền hình ở các nước
châu Âu khác với ở Việt Nam.

17


Không chỉ có Pháp mà nhiều quốc gia châu Âu khác cũng thực hiện sản
xuất truyền hình tư nhân từ rất sớm, có thể nói là trước chúng ta vài chục năm.
Ở Đức ngay từ những năm 1950 đã có ý kiến cho rằng nên thành lập
các công ty truyền hình để tạo sự tương phản với công ty ARD vốn là truyền
hình độc quyền và chỉ thiên về chính trị.
Ở Italia địa vị thống trị của tập đoàn phát thanh truyền hình Italia đã
chấm dứt vào đầu những năm 1970. Năm 1974, Italia cho phép các đài truyền
hình thương mại hoạt động, gây nên làn sóng thành lập các đài truyền hình
một cách tự phát.
Ở Anh, liên hiệp phát thanh Anh quốc BBC được độc quyền phát sóng
trên lãnh thổ cho đến năm 1954. Sau đó chính quyền đã cho phép thực hiện
truyền hình thương mại do tư nhân hùn vốn.[2, tr.15]
Ở Nhật Bản cũng tồn tại song song truyền hình nhà nước và truyền
hình tư nhân hoạt động do các giấy phép của Bộ Bưu chính viễn thông cấp.
[2, tr.15]
Điều này cho thấy rằng xã hội hóa truyền hình là một xu hướng chung
của truyền hình thế giới. Và xu hướng này đã diễn ra trên thế giới so với

chúng ta trước chục năm.
1.3.1.2 Xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam là xu hướng tất yếu
Cần phải khẳng định rằng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam là một xu
hướng tất yếu. Có nhiều nguyên nhân khiến xã hội hóa truyền hình trở thành
xu hướng tất yếu ở Việt Nam. Trong đó có cả những nguyên nhân khách quan
và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan hình thành xã hội hóa truyền hình ở Việt
Nam là: xu hướng toàn cầu hóa và xã hội hóa truyền hình trên thế giới. Việt
Nam gia nhập WTO năm 2006, trước và sau thời điểm đó Việt Nam cũng trở
thành thành viên của nhiều công ước quốc tế khác như Brusel, Berne... Đó
chính là những nỗ lực của một đất nước đang phát triển nhằm hòa nhập vào

18


sự phát triển chung của thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra trên toàn thế
giới, cả thể giới trở nên phẳng hơn. Sự giao lưu diễn ra trên mọi lĩnh vực từ
kinh tế, giáo dục đến văn hóa, giải trí. Không quốc gia nào có thể đứng ngoài
guồng quay chung của cả thế giới. Chính vì thế mà quốc gia nào muốn phát
triển cần phải tích cực hội nhập với xu thế chung của thế giới. Từ khi chúng ta
gia nhập WTO, những rào cản về thương mại được dỡ bỏ, chúng ta phải tuân
thủ theo luật chơi chung của quốc tế. Bên cạnh kinh tế, lĩnh vực văn hóa, báo
chí cũng cần phải có bước hội nhập thích hợp để bắt kịp với xu thế chung của
thế giới và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng. Chúng ta đang
sống trong một thế giới với sự bùng nổ thông tin. Thông tin xuất hiện trong
mọi lĩnh vực, rồi chi phối đồng thời làm thay đổi tư duy vận hành, quản lý
nhiều hoạt động trong xã hội. Các phương tiện báo chí truyền thông đều đã và
đang phát triển nhanh chóng, hơn cả sự hình dung của mỗi người. Mạng
internet xuất hiện mang theo một thư viện thông tin khổng lồ trở thành một
đối thủ đáng gờm của truyền hình. Trong cuộc cạnh tranh để giữ được công

chúng, buộc những người làm truyền hình phải sáng tạo hơn, chấp nhận cạnh
trạnh và đón nhận xu hướng mới phù hợp với quy luật phát triển đó là xã hội
hóa truyền hình.
Một trong những nguyên nhân khách quan khác cũng không kém phần
quan trọng tác động tới xướng xã hội hóa truyền hình Việt Nam chính là nhu
cầu tham gia vào chương trình truyền hình của công chúng. Nhu cầu tham gia
vào các chương trình truyền hình của công chúng ngày càng lớn. Sự tham gia
của công chúng vào lĩnh vực truyền hình cũng mang tới nhiều tác động tích
cực. Công chúng tham gia vào một chương trình truyền hình bằng rất nhiều
cách. Khán giả có thể tham gia giao lưu với chương trình và những khách
mời, những người làm chương trình qua điện thoại, thư tay, email… Tham gia
vào các chương trình truyền hình mang lại cho khán giả cảm giác hào hứng,
thú vị. Chính vì thế mà nhu cầu tham gia vào các chương trình truyền hình

19


của họ ngày càng tăng lên. Sự tham gia của khán giả không chỉ dừng lại ở
việc giao lưu với chương trình qua tin nhắn, email, điện thoại nữa mà chính
họ còn là người tham gia trực tiếp vào các khâu từ ý tưởng, kịch bản, tổ chức
sản xuất, thực hiện tác phẩm, hậu kì… để hình thành nên một sản phẩm, một
chương trình truyền hình hoàn thiện. Khi được tham gia sản xuất chương trình
khán giả được sống trong không khí làm truyền hình, được sáng tạo nên
những điều mình muốn và cuối cùng là nhìn thấy đứa con tinh thần mình sáng
tạo ra xuất hiện trên sóng truyền hình. Việc này giúp truyền hình và các
chương trình truyền hình ngày càng gần gũi hơn với công chúng. TS Nguyễn
Anh Tuấn – TBT Báo Đầu tư cũng đưa ra nhận định “xu hướng xã hội hóa
báo chí là rất lớn…khán giả truyền hình có thể vừa là người xem, vừa là
người làm báo, là người cung cấp thông tin, xu hướng đó là tất yếu, thậm chí
bây giờ nó mang tính chất sống còn với tất cả các cơ quan báo chí truyền

hình.” [6, tr.14]
Ở mức độ cao hơn nữa, nhu cầu phối hợp với đài truyền hình của các
đơn vị ngoài đài cũng rất lớn. Rất nhiều đơn vị tư nhân tham gia tài trợ cho
hoạt động truyền hình. Sự phát triển của ngành quảng cáo truyền thông
thúc đẩy nhiều đơn vị tư nhân tham gia vào sản xuất chương trình truyền
hình không chỉ để cung cấp thông tin và nhau cầu công chúng mà còn
mang về lợi nhuận lớn cho mình. Nhờ khả năng phủ sóng đến nhiều người
một lúc mà truyền hình có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền cực kì to lớn. Một
vài giây hình ảnh xuất hiện trên truyền hình có thể tạo ra sức ảnh hưởng tới
tâm trí người xem gấp ngàn vạn lần các quảng cáo, poster, panel quảng cáo
thông thường. Các đơn vị tham gia tài trợ cho chương trình truyền hình và
cùng thực hiện chương trình có thể trực tiếp khuếch trương hình ảnh của
mình tới hàng vạn khán giả.
Nhu cầu ngày càng lớn về thông tin của khán giả xem truyền hình cũng
là một nguyên nhân quan trọng để xã hội hóa truyền hình. Khán giả đã không

20


còn là những người tiếp nhận thụ động nữa. Xem truyền hình giờ đây đã trở
thành một nhu cầu và cũng là một cách để họ hưởng thụ. Đã qua rồi thời mà
đài phát gì công chúng xem nấy. Khán giả đã trở nên chủ động hơn, họ chủ
động tìm kiếm thông tin hữu ích với mình, họ cũng lựa chọn những chương
trình phù hợp với sở thích của mình để xem. Có cầu ắt có cung,nhiều đơn vị
tư nhân đã nhanh chóng nắm bắt được tâm lý này của công chúng và sản xuất
ra nhiều chương trình phục vụ nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng.
Sự thức thời của các đơn vị tư nhân mang lại lợi ích cho chính công chúng và
cả những đơn vị sản xuất chương trình truyền hình. Khán giả vừa được đáp
ứng nhu cầu thông tin, giải trí của mình, còn bản thân những đơn vị tham gia
sản xuất chương trình truyền hình thu lại được lợi ích kinh tế. Nhu cầu thông

tin của công chúng là hoàn toàn chính đáng và cấp thiết. Còn các đơn vị tư
nhân thật sự có mong muốn tham gia vào sản xuất chương trình truyền hình.
Sự kết hợp giữa nhu cầu của công chúng và mong muốn của các đơn vị tư
nhân đã thúc đẩy xã hội hóa truyền hình. Nhà đài không thể làm ngơ trước
nhu cầu cấp thiết này của công chúng và các đơn vị tư nhân khác được, Sự
tham gia của các đơn vị tư nhân vào lĩnh vực truyền hình chắc chắn sẽ dẫn
đến sự cạnh tranh. TS Tạ Bích Loan – trưởng ban biên tập VTV6 cho rằng “
ban đầu sự cạnh tranh này có thể làm ai đó cảm thấy khó chịu vì không còn
yên ấm trong tổ của mình nữa” [6, tr.64]. Tại Liên hoan truyền hình toàn quốc
Nha Trang 2006, PTG VTV Trần Đăng Tuấn có bài phát biểu trong hội thảo
chính thức về xã hội hóa truyền hình. Trước đó, người ta nói rất nhiều, nhưng
bài phát biểu của ông Trần Đăng Tuấn lúc đó như một tiếng chuông cảnh tỉnh
trở thành chủ đề nóng để cho giới truyền thông bàn luận …Nó làm cho những
người làm truyền hình phải giật mình suy nghĩ lại vị thế của truyền hình Việt
Nam trong bối cảnh chung và việc tham gia của xã hội vào truyền hình là một
xu hướng tất yếu. Tác giả luận văn xin được đánh giá rằng đó là mốc đánh
dấu để người ta có thể thấy là xã hội có thể làm truyền hình như mình,
thậm chí có thể làm tốt hơn. Nhận định này cho thấy xã hội hóa truyền hình
21


là một xu hướng tất yếu, dù muốn hay không nhà đài không thể làm ngơ
trước thực tế này.
Bên cạnh nhu cầu thông tin ngày càng lớn của khán giả, có một thực tế
là nhu cầu tiếp nhận của khán giả đang được phân hóa thành những nhóm
riêng biệt. Đó cũng chính là xu hướng kết hợp giữa hai xu hướng đại chúng
hóa và cá nhân hóa trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Xu hướng
đại chúng đã được nói rõ ở những nguyên nhân khách quan bên trên. Đó là
báo chí không chỉ còn là sản phẩm của những người làm báo chuyên nghiệp
nữa. Vị thế của khán giả cũng đã thay đổi, họ không đơn thuần ăn những món

ăn mà nhà đài mang đến một cách thụ động nữa mà chủ động hơn. Chính họ
tham gia xây dựng nên thực đơn chương trình họ yêu thích. Với sức mạnh của
công nghệ hiện nay việc tham gia vào sản xuất các chương trình truyền hình
cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Đi liền với xu hướng đại chúng hóa này là xu
hướng cá nhân hóa. Nhu cầu thông tin của những nhóm khán giả xem truyền
hình khác nhau theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp ngày càng được khu biệt
rõ ràng hơn. Sở thích, nhu cầu được phân nhỏ một cách kinh khủng. Và lẽ
đương nhiên báo chí truyền thông cũng cần phải hiểu và đáp ứng được nhu
cầu này của công chúng. Muốn đáp ứng tốt được yêu cầu này thì đài cần phải
tăng số lượng kênh, tăng số lượng chương trình cùng chất lượng, thời lượng
để có thể tiếp cận tới từng nhóm, tốp công chúng riêng. Tới đây thì xã hội hóa
trở thành yêu cầu tất yếu. Bởi lẽ để có thể phục vụ tốt một lượng công chúng
lớn với số lượng nhóm công chúng đa dạng như vậy cần cả nhân lực và vật
lực. Sự tham gia của các đơn vị bên ngoài sẽ đáp ứng được bài toàn về nguồn
kinh phí và nhân lực mà đài truyền hình cần.
Từ điểm nhìn này có thể thấy ngoài những nguyên nhân khách quan kể
trên có một nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính các nhà đài dẫn đến xu
hướng xã hội hóa truyền hình. Đó chính là đòi hỏi về nguồn kinh phí và nhân
lực vượt quá khả năng của đài.

22


Các đơn vị truyền hình nhà nước vẫn sản xuất bằng nguồn kinh phí của
ngân sách nhà nước. Nguồn nhân lực của đài cũng có hạn. Trong khi đó nhu
cầu thông tin của khán giả rất đa dạng và đòi hỏi về chất lượng chương trình
cũng ngày một cao. Muốn có thêm ngày càng nhiều chương trình có chất
lượng, nội dung chương trình hấp dẫn thì không thể không đầu tư về nhân lực
và kinh phí. . Nhân lực phục vụ cho các khâu sản xuất chương trình cũng lớn
hơn, kinh phí đầu tư cho các chương trình từ các đơn vị tư nhân cũng nhiều

hơn và linh hoạt hơn. Để có thể khắc phục những khó khăn về nhân sự và
kinh phí để sản xuất chương trình thì việc huy động nguồn lực xã hội vào sản
xuất chương trình truyền hình là một giải pháp mang tính lâu dài. Điều này
cũng được thể hiện rõ trong Nghị quyết 90/1997/NQ-CP: “Xã hội hoá là mở
rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực
trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân,
tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn,
có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý
nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này.
Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải
thực hiện xã hội hoá, bởi vì giáo dục, y tế, văn hoá là sự nghiệp lâu dài của
nhân dân, sẽ phát triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.” [9].
Bản thân các lãnh đạo của VTV cũng đã tiếp nhận xu hướng xã hội hóa
truyền hình, tạo điều kiện để các đơn vị ngoài đài tham gia sản xuất chương
trình truyền hình. Điều này cũng có nghĩa là truyền hình sẽ phải chấp nhận sự
cạnh tranh giữa các đơn vị tư nhân và thậm chí cả truyền hình từ nước ngoài.
Tóm lại, qua những điểm đã phân tích và dẫn ra trên đây, có thể khẳng
định rằng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu. Xã hội
hóa truyền hình ở Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển chung của báo chí
và truyền thông trên thế giới, cũng như nhu cầu thực tiễn của khán giả và

23


ngành truyền hình Việt Nam. Qua phân tích thực tiễn, gắn chính sách với thực
tế mà nhà nước chủ trương khuyến khích hoạt động xã hội hóa nhiều lĩnh vực
trong đời sống và khẳng định đây là chủ trương lâu dài chứ không phải là biện
pháp tình thế khi kinh phí ngân sách bị eo hẹp. Xã hội hóa truyền hình thực sự
đã trở thành xu hướng tất yếu, đã và đang được thực hiện sâu rộng hơn trong

hoạt động của truyền hình Việt Nam.
1.3.2. Các đơn vị tham gia xã hội hóa truyền hình
Các công ty quảng cáo, truyền thông. Đây là một lực lượng rất đông
đảo tham gia vào hoạt động xã hội hóa truyền hình. Có thể liệt kê ra một số
công ty như: Công ty quảng cáo Đất Việt, Công ty tổ chức sự kiện Việt, Công
ty Truyền thông BHD, Hoàng Gia Media Group, Vietba media…Khó có thể
có được thống kê chính xác về số lượng các công ty truyền thông hiện nay.
Các cơ quan báo chí không thuộc truyền hình. Nhiều cơ quan báo in hoặc
báo mạng điện tử cũng tham gia sản xuất chương trình truyền hình. Các cơ quan
báo chí này hướng tới mô hình truyền thông đa phương tiện. Ví dụ cụ thể là báo
điện tử Vietnamnet. Tháng 2/2004 VASC đã thành lập VietNamNet TV để tập
trung sản xuất các chương trình truyền hình. Các nội dung đa phương tiện được
thực hiện để bổ trợ cho các bài viết trên báo điện tử. Ban đầu đó là những âm
thanh, hình ảnh động của các buổi phỏng vấn trực tuyến, bàn tròn trực tuyến. Dần
dần VietNamNet cũng hướng tới sản xuất các chương trình thời sự, tin tức, giải
trí… Khán giả ở khu vực Hà Nội cũng có thể xem VietNamNet TV qua hệ thống
truyền hình cáp của Đài truyền hình Hà Nội. Lượng chương trình phát trên
VietNamNet TV có hơn 30% là tự thực hiện và khoảng gần 70% chương trình do
bên ngoài sản xuất. Độc giả của báo điện tử hoàn toàn có thể là người sản xuất và
cung cấp những sản phẩm hay để VietNamNet TV đăng tải. [2, tr.18]
1.3.3. Các hình thức xã hội hóa kênh truyền hình hiện nay
Số lượng các công ty quảng cáo – truyền thông ở Việt Nam ngày càng
nhiều. Năng lực sản xuất chương trình của họ cũng rất lớn. Các doanh nghiệp
này hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm truyền hình có chất lượng. Tuy
24


nhiên, ở nước ta chỉ có các đài truyền hình nhà nước mới được cấp tần số để
phát sóng. Chính vì vậy mà khi tham gia vào làm truyền hình các doanh
nghiệp này phải liên kết với đài truyền hình. Đặc điểm và năng lực tế của mỗi

doanh nghiệp sẽ quyết định việc họ liên kết với Đài truyền hình theo hình
thức nào dưới đây.
1.3.3.1. Đơn vị tư nhân sản xuất – kinh doanh sản phẩm truyền hình
độc lập
Đây là các đơn vị tư nhân hội tụ đầy đủ các yếu tố về nhân sự, kinh phí,
thiết bị kỹ thuật để sản xuất nên một sản phẩm truyền hình. Các đơn vị này
không chỉ đủ năng lực để hoàn toàn chủ động sản xuất chương trình mà còn
đủ năng lực để đảm bảo chất lượng chương trình cao. [5. tr.103]
Phía Đài truyền hình sẽ đặt hàng, mua lại các chương trình này để phát
sóng. Với hình thức liên kết này, đài sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản
xuất và nâng cao chất lượng chương trình.
Hình thức liên kết này không chỉ mang lại lợi ích cho phía đài truyền
hình mà bản thân các doanh nghiệp tư nhân tham gia liên kết cũng có được
những lợi thế riêng. Các đơn vị này hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình
sản xuất chương trình của mình. Họ cũng nắm giữ bản quyền chương trình
mình sản xuất. Sau đó họ có thể bán chương trình theo giá thỏa thuận cho đài
truyền hình.
1.3.3.2 Đơn vị tư nhân liên kết với đài truyền hình sản xuất chương
trình truyền hình
Với hình thức này, các đơn vị ngoài đài tham gia vào một trong các
khâu của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, phối hợp cùng với nhân
lực và trang thiết bị của Đài. Đơn vị bên ngoài có thể tham gia tìm nguồn kinh
phí, tìm y tưởng, lên kịch bản, phối hợp với Đài ở các khâu sản xuất chương
trình. Một ví dụ cụ thể cho hình thức xã hội hóa truyền hình này là chương
trình “Sức sống mới” phát sóng trên VTV1 do Đài truyền hình Việt Nam hợp
25


×