Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ TÀI: ZEND FRAMEWORK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: ZEND FRAMEWORK

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THANH HẢI
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Toàn
MSSV: LT11780
2. Phạm Anh Tuấn
MSSV: LT11788
3. Võ Thị Phương Trinh
MSSV: LT11786
4. Trần Ánh Tuyết
MSSV: LT11792
5. Nguyễn Thị Thúy Ái
MSSV: LT11713
6. Nguyễn Cao Thụy Anh
MSSV: 1088211
7. Nguyễn Trung Nghĩa
MSSV: 1071463

Cần Thơ, ngày 19/04/2012


2
MỤC LỤC

TỔNG QUAN...........................................................................................................4
ZEND FRAMEWORK VÀ MÔ HÌNH MVC.......................................................4


I. FRAMEWORK..................................................................................................4
1. Framework là gì?............................................................................................4
2. Tại sao chúng ta lại phải sử dụng framework?...............................................4
3. Các thành phần cơ bản của một framework:..................................................4
4. Các PHP framework phổ biến hiện nay:........................................................4
II. MÔ HÌNH MVC TRONG FRAMEWORK.....................................................5
III. SO SÁNH MÔ HÌNH MVC VỚI MÔ HÌNH 3 LỚP:..................................7
1. Giống nhau:....................................................................................................7
2. Khác nhau:.....................................................................................................7
IV. ZEND FRAMEWORK...................................................................................8
1. Zend framework là gì?...................................................................................8
2. Quá trình phát triển của Zend Framework.....................................................9
3. Ưu và khuyết điểm của Zend Framework (ZF)..............................................9
2.1. Ưu điểm:..................................................................................................9
2.2. Khuyết điểm:.........................................................................................10
4. Mô hình MVC trong Zend Framework........................................................10
4.1. Model....................................................................................................10
4.2. View......................................................................................................10
4.3. Controller..............................................................................................11
5. Hướng dẫn cài đặt:.......................................................................................13
5.1. Cài JDK, NetBeans...............................................................................13
5.2. Cấu hình Zend Framework (ZF)...........................................................13
5.3. Tạo ứng dụng Zend Framework............................................................16
CÀI ĐẶT & SỬ DỤNG..........................................................................................17
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ WINESTORE........................................17
I. CÀI ĐẶT..........................................................................................................17
1. Cấu trúc WineStore......................................................................................17
2. Cấu hình Wampp Server..............................................................................18
3. Cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu......................................................................19
II. SỬ DỤNG......................................................................................................20

1. Trang người dùng.........................................................................................20
1.1. Xem chi tiết sản phẩm...........................................................................21
1.2. Thêm vào giỏ hàng................................................................................21
1.3. Thanh toán.............................................................................................22
2. Trang quản trị...............................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................25
1. Getting Started with Zend Framework...........................................................25


3
2. Zend Framework 1.8 Web Application Development....................................25
3. Easy PHP Websites with the Zend Framework.............................................25
4. Programmer's Reference Guide Zend Framework.......................................25


4

TỔNG QUAN
ZEND FRAMEWORK VÀ MÔ HÌNH MVC
I. FRAMEWORK
1. Framework là gì?
- Một cấu trúc mới của công nghệ web PHP giúp phát triển các ứng dụng web.
- Một thư viện được xây dựng sẵn để người lập trình sử dụng.
- Các chuẩn để xây dựng một framework:
+ MVC: có hỗ trợ Model-Control-View.
+ Multiple DB’s: làm việc được với nhiều loại database khác nhau.
+ ORM: có hỗ trợ Object-Relation-Mapper.
+ Templates: có hỗ trợ cho template engine AJAX, validation, caching.
+ Auth Module: có module xác thực người dùng.
+ Module: tích hợp các module tiện ích như PDF, RSS…

+ EDPnew (Event Driven Programming): có hướng sự kiện.
2. Tại sao chúng ta lại phải sử dụng framework?
- Tăng tốc quá trình phát triển ứng dụng.
- Giảm thời gian và sự nỗ lực để có được một dự án.
- Cung cấp sẵn các module cần thiết để xây dựng một project.
- Dễ nâng cấp, sửa chữa do có sự phân hóa rõ ràng của mô hình MVC.
3. Các thành phần cơ bản của một framework:
- Code Library: thư viện source code giúp các lập trình viên tra cứu về lập
trình. Hỗ trợ 30 ngôn ngữ lập trình: C#, Java, VB, PHP, Javascript, …
- Scripting Language: sử dụng ngôn ngữ kịch bản.
- API: sử dụng các hàm API xây dựng sẵn.
4. Các PHP framework phổ biến hiện nay:
- Trong vài năm qua, PHP đã tiến triển thành một ngôn ngữ script được lựa
chọn hầu hết bởi các nhà phát triển website, dẫn đến sự bùng nổ của PHP
framework. Câu hỏi đặt ra: “Hiện nay, PHP framework nào là phổ biến nhất? ”
- Dưới đây là 05 framework được đánh giá là phổ biến và tốt nhất hiện nay:


5
+ Zend Framework: có một cộng đồng phát triển rộng lớn, và nó tập trung
phát triển ứng dụng web theo phong cách 2.0. Nó có các tính năng mạnh mẽ, phải
có kiến thức sâu rộng về PHP để có thể sử dụng nó.
+ CakePHP: lựa chọn tuyệt vời cho các lập trình viên có kiến thức nâng cao
về php. Một framework mạnh về khía cạnh phát triển nhanh, đẩy mạnh quá trình
phát triển ứng dụng, có hệ thống hỗ trợ, tính đơn giản và môi trường mở cao.
+ Symfony: nhằm mục đích giúp đỡ các lập trình viên nâng cao hơn các
website doanh nghiệp, là một PHP framework mã nguồn mở, có đầy đủ tính năng
cần thiết, nhưng lại hạn chế về mặt tốc độ so với các framework khác.
+ CodeIgniter: dễ hiểu, dễ sử dụng, hiệu suất cao, lý tưởng cho việc xây dựng
các ứng dụng lưu trữ, chia sẻ dữ liệu. Phù hợp cho người mới làm quen với

framework.
+ Seagull: một framework cực kỳ dễ sử dụng cho người mới cũng như chuyên
gia về PHP, cung cấp mẫu ứng dụng tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu, cung cấp
các tùy chọn máy chủ để xây dựng ứng dụng web nhanh và dễ dàng.
II. MÔ HÌNH MVC TRONG FRAMEWORK
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại phòng thí nghiệm Xerox PARC ở Palo
Alto. Sự ra đời của giao diện đồ họa (Graphical User Interface - GUI) và lập trình
hướng đối tượng (Object Oriented Programming - OOP) cho phép lập trình viên
làm việc với những thành phần đồ họa như những đối tượng đồ họa có thuộc tính
và phương thức riêng của nó. Không dừng lại ở đó, những nhà nghiên cứu ở Xerox
PARC còn đi xa hơn nữa khi họ cho ra đời cái gọi là kiến trúc MVC (viết tắt của
Model – View – Controller).
Kiến trúc này ngày càng được phát triển và hoàn thiện nhằm giải quyết các
vấn đề phát sinh cũng như các giải pháp cho quá trình phát triển phần mềm.
Trong kiến trúc này, hệ thống được chia thành 03 tầng tương ứng đúng với tên
gọi của nó (Model – View – Controller). Ở đó nhiệm vụ cụ thể của các tầng được
phân chia như sau:


6

- Cách thức làm việc của một PHP framework phải kể đến Model-ViewController (MVC).
- MVC là một mô hình trong lập trình, cho phép tách biết các mã nghiệp vụ
(bussiness logic) và giao diện (UI) thành cách thành phần riêng biệt.
- MVC:
+ Model: được giao nhiệm vụ cung cấp dữ liệu cho cơ sở dữ liệu và lưu dữ
liệu vào các kho chứa dữ liệu. Tất cả các nghiệp vụ logic được thực thi ở Model.
Dữ liệu vào từ người dùng sẽ thông qua View đến Controller và được kiểm tra ở
Model trước khi lưu vào cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất, xác nhận, và lưu dữ liệu là
một phần của Model.

+ View: hiển thị các thông tin cho người dùng của ứng dụng và được giao
nhiệm vụ cho việc nhận các dữ liệu vào từ người dùng, gửi đi các yêu cầu đến
controller, sau đó là nhận lại các phản hồi từ controller và hiển kết quả cho người
dùng. Các trang HTML, JSP, các thư viện thẻ và các file nguồn là một phần của
thành phần View. Trong các web framework, nó gồm 2 phần chính:
▪ Template file định nghĩa cấu trúc và cách thức trình bày dữ liệu cho user.
Ví dụ như layout, color, windows, …
▪ Logic xử lý cách áp dụng dữ liệu vào cấu trúc trình bày. Logic này có thể
bao gồm việc kiểm tra định dạng dữ liệu, chuyển đổi định dạng dữ liệu sang một
sạng dữ liệu trung gian, lựa chọn một cấu trúc hiện thị phù hợp.
+ Controller: đảm nhiệm việc cập nhật bộ phận hiển thị (View) khi cần thiết.
Bộ điều khiển này nhận dữ liệu nhập từ người dùng, truy xuất các thông tin cần
thiết từ mô hình trong (Model), và cập nhật thích hợp phần hiển thị (View). Giao
diện với người sử dụng phần mềm được thiết lập nhờ sự tương tác qua lại giữa


7
View và Controller: hai bộ phận này chính là phần trình bày bên ngoài của đối
tượng biểu diễn bên trong.
MVC chia nhỏ quá trình xử lý của một ứng dụng, giúp người lập trình làm
việc trên từng thành phần riêng lẻ, không ảnh hưởng đến các thành phần khác giúp
phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ nâng cấp.
III. SO SÁNH MÔ HÌNH MVC VỚI MÔ HÌNH 3 LỚP:
1. Giống nhau:
- Cả hai đều để tách rời programming core/business logic ra khỏi những phụ
thuộc về tài nguyên và môi trường.
- Trong một ứng dụng nhỏ, MVC thể hiện thế nào? Presentation thể hiện
giống như chức năng của View và Controller. Business và Database thể hiện giống
như chức năng của Model. Như thế nhìn ở góc độ này, thì MVC tương đương với
3-layer (tất nhiên có chồng chéo như hình vẽ).


2. Khác nhau:
Trong 3-layers, quá trình đi theo chiều dọc, bắt đầu từ Presentation Layer,
sang Business Layer, rồi tới Data Access Layer, và từ Data Access Layer, chạy
ngược lại Business Layer rồi quay ra lại Presentation Layer.


8

Còn trong mẫu Supervising Controller, dữ liệu được nhận bởi View, View sẽ
chuyển cho Controller cập nhật vào Model, rồi sau đó dữ liệu trong Model sẽ được
đưa lại cho View mà không thông qua Controller, do vậy luồng xử lý này có hình
tam giác.

IV. ZEND FRAMEWORK
1. Zend framework là gì?
- Zend Framework là một Framework hoàn chỉnh chứa đầy đủ mọi thứ chúng
ta cần để phát triển úng dụng web. Nó bao gồm cả thành phần mô hình kiến trúc
MVC để đảm bảo website được tổ chức theo cách tốt nhất. Đi cùng với thành phần
kiến trúc MVC có các thành phần khác như Authentication, Searching,
Localization, PDF, Email và Web Services.


9
- Zend Framework là sản phẩm framework mã nguồn mở được phát triển trên
nền PHP 5.0 theo chuẩn hướng đối tượng, Zend Framework là tập trung vào xây
dựng web an toàn hơn, đáng tin cậy, hiện đại ứng dụng, dịch vụ web 2.0, và các
API phổ biến rộng rãi tiêu thụ từ các nhà cung cấp hàng đầu như Google, Amazon,
Yahoo!, Flickr, cũng như các nhà cung cấp API và biên mục như StrikeIron và
Programmable Web.

- Zend Framwork là framework theo mô hình MVC.
- Zend Framework có hỗ trợ làm việc với Tempalate engine kết hợp cùng tầng
View
2. Quá trình phát triển của Zend Framework
Zend Framework được tổ chức của công ty Zend đưa vào xây dựng vào đầu
năm 2005, trong khi nhiều framework mới như Ruby on Rails và the Spring.
Framework đã được phổ biến trong xây dựng web động. Phiên bản Zend
Framework đầu tiên chính thức ra mắt công khai tại hội nghị đầu tiên của Zend vào
tháng 10/2005. Đến 01/07/2007 Zend đã cho ra đời phiên bản Zend Framework
1.0. Đến nay, Zend cho ra mắt phiên bản Zend Framework 1.11 là phiên bản mới
nhất hiện nay.
Zend Framework 1.11
Zend Framework 1.10
Zend Framework 1.9
Zend Framework 1.8
Zend Framework 1.7
Zend Framework 1.6
Zend Framework 1.5
Zend Framework 1.0
Zend Framework 0.9
Zend Framework 0.8
Zend Framework 0.6
3. Ưu và khuyết điểm của Zend Framework (ZF)
- ZF là một PHP framework ra đời khá trễ, tiếp thu những tinh hoa và khắc
phục những sai lầm mà các framework trước mắc phải.
2.1. Ưu điểm:
- ZF được viết theo kiểu OOP nên nó thừa hưởng các thế mạnh của kiểu viết
này. Các lớp của ZF được BA (Business Analysis) rất chuẩn và khi cần mở rộng
bạn có thể dùng thể dùng tính chất thừa kế của OOP. Nói chung là chúng ta không
phải chỉnh sửa core của ZF.



10
Hầu như các version mới của ZF ko có nhiều thay đổi trong core nên ta có thể
dễ dàng update.
ZF tích hợp được gần như tất cả các thư viện PHP và các CMS khác để sử
dụng. VD: Smarty - Pear - FCKEditer - Drupal ..
Cách viết của ZF rất thân thiện và đơn giản. Tích hợp những mới nhất của lập
trình web như: JSON - Search - Syndication - Web Services...
Bảo mật của các ứng dụng rất tốt nên tránh được các lỗi thường gặp trong các
ứng dụng viết bằng PHP thường.
ZF được sử dụng trong các dự án lớn và có kế hoạch phát triển dài lâu.
2.2. Khuyết điểm:
Mất nhiều thời gian để tìm hiểu về thư viện của ZF
Một số lớp chưa ổn định, có sự thay đổi, gây khó khăn cho người sử dụng khi cập
nhật các phiên bản.
4. Mô hình MVC trong Zend Framework

4.1. Model
Thành phần model được chúng ta xây dựng thành các lớp kế thừa từ lớp
Zend_Db_Table hoặc Zend_Db_table_Abstract được đặt trong thư mục
application/models của ứng dụng. Mỗi lớp sẽ đảm nhận việc kết nối và thao tác đến
table trong cơ sở dữ liệu.
4.2. View
Thành phần của view được đặt trong thư mục application/views. Trong thư
mục views có 3 thành phần :


11
+ scripts: chứa các thư mục gồm các file ánh xạ đến các controller/action để

hiển thị trang giao diện tương ứng.
+ helpers: trong thư mục này chứa các lớp mà chúng ta tạo ra và các lớp này
sẽ được nạp tự động cho đối tượng Zend_View thông qua Zend_View_Helper để
giúp chúng ta dễ dàng gọi đến hàm được xây dựng trong lớp này mà không cần
phải khai báo trước vì nó được xem là một thành phần trong thư viện của Zend.
+ filers: tương tự như helpers, thành phần filters chứa các lớp giúp cho chúng
ta có thể thay đổi hoặc xóa những dữ liệu không mong muốn trong quá trình nhập
liệu thông qua bộ lọc này.
4.3. Controller
Controller có nhiệm vụ điều hành trang web của bạn. Một trang web có thể có
nhiều module, một module có thể có nhiều controller, một controller gồm có nhiều
action.
Zend Framework sử dụng đối tượng Front Controller để quản lý các Request
được gửi tới Web Server. Và dựa trên Request đó nó sẽ gọi các lớp xử lý Model và
trả về kết quả trình bày với các lớp View.
index.php: một file rất quan trọng trong website, nó có nhiệm vụ đón đầu tất
cả các request vào, sau đó khởi tạo controller và dispatch request đến controller
tương ứng.
bootstrap.php: có nhiệm vụ khởi tạo các đối tượng toàn cục sử dụng cho
website, bẫy lỗi của ứng dụng và đưa về cho ErrorController xử lý.


12
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ZEND FRAMEWORK

Khi có request từ người dùng thì lập tức bootstrap file (index.php) sẽ đón
nhận request này và giao nhiệm vụ điều khiển hướng truy cập cho Front Controller,
Front Controller sẽ chọn và gọi action tương ứng. Sau đó action này sẽ tương tác
với Zend_Db_Table (Model) và trả kết quả về cho Zend_View (View). Cuối cùng,
hiển thị kết quả ra trình duyệt.

Tóm lại, Zend Framework sử dụng kiến trúc MVC để xây dựng ứng dụng
website giúp cho việc nâng cấp và bảo trì ứng dụng một cách dễ dàng.


13
5. Hướng dẫn cài đặt:
5.1. Cài JDK, NetBeans

Để sử dụng được Zend Framework, chúng ta cần 04 files cài đặt như trên và
cài đặt theo thứ tự từ trên xuống. Đối với 03 files đầu tiên việc cài đặt rất đơn giản,
nên tôi không hướng dẫn.
5.2. Cấu hình Zend Framework (ZF)
Sau khi cài đặt xong 03 files đầu tiên, chúng ta đã cài xong NetBeans và
Wampp Server. Tiếp theo chúng ta sẽ cấu hình ZF.
Bước 01: giải nén file ZendFramework-1.11.11-minimal.zip vào thư mục
C:\Program Files. Sau khi giải nén xong ta được C:\Program
Files\ZendFramework-1.11.11-minimal có nội dung như hình:

Bước 02: cấu hình biến môi trường của Windows. Click chuột phải vào My
Computer -> Properties -> Advanced. Sẽ hiện lên 01 hộp thoại, trong hộp thoại có
02 phần (User variables và System variables) ở đây chúng ta chỉ cấu hình cho User
variables. Chọn New để tạo:


14

- Variables name: PATH
- Variables value: C:\wamp\bin\php\php5.3.8 (đường dẫn tới thư mục chứa
PHP).


- Variables name: ZEND_TOOL_INCLUDE_PATH
- Variables value: C:\Program Files\ZendFramework-1.11.11-minimal\library
(đường dẫn tới thư mục chứa thư viện ZF).

Xong click OK để đóng tất cả các hộp thoại.


15
Bước 03: khởi động NetBeans, chọn Tools -> Options -> PHP, tại tab
Gerneral –> Add Folder chọn thư mục chứa thư viện ZF.

Bước 04: chọn tab Zend -> Browse, chọn file zf.bat như hình bên dưới

Tới đây chúng ta đã cấu hình xong ZF để sử dụng trong NetBeans. Trong cấu
trúc ứng dụng của ZF có thư mục library. Mặc định khi tạo ra ứng dụng, thư mục
này rỗng, để sử dụng được chúng ta phải copy thư viện ZF vào (thư viện này
khoảng 30MB). Nếu chúng ta tạo ứng dụng nào cũng phải làm như vậy thi rất
phiền, do đó chúng ta sẽ cấu hình PHP để khi chạy ứng dụng PHP sẽ sử dụng cái
thư viện ZF nằm trong C:\Program Files\ZendFramework-1.11.11-minimal\library.
Khi nào chúng ta upload ứng dụng này lên mạng (host trên mạng không hỗ trợ ZF)
thì ta phải copy thư viện ZF vào thư mục library.
Bước 05: cấu hình PHP, click vào biểu tượng Wampp Server -> PHP ->
php.ini thêm dòng include_path = "C:/Program Files/ZendFramework-1.11.11minimal/library" vào cuối file. Giá trị nằm trong cặp ngoặc kép là đường dẫn tới
thư viện ZF (chú ý: khi giải nén thư viện ZF tại đâu thì chỉ đường dẫn tới đó, ở đây
tôi giải nén trong C:\Program Files)

Bước 06: cấu hình Apache, do ZF sử dụng mode_rewrite mà mặc định
Wampp Server không bật chế độ này, cách làm tương tự như Bước 05 thay vì chọn
PHP ta chọn Apache -> Apache modules -> rewrite_module



16

5.3. Tạo ứng dụng Zend Framework
Bước 01: chọn File -> New Project sẽ hiện 01 hộp thoại, trong Categories
chọn PHP trong Projects chọn PHP Application, sau đó click Next, đặt tên Project
trong ô Project Name, Source Folder là nơi lưu project, những thông số khác để
mặc định, click Next. Check vào Copy file from Source Folder to another location,
ta chọn Browse và chọn tới thư mục C:\wamp\www của Wampp Server.

Bước 02: click Next và check vào Zend PHP web Framework và click Finish.
Click chuột phải vào project tên toan chọn Run để chạy. Khi đó trình duyệt lại hiện
lên 01 danh sách các files và folders, ta chọn folder public, vì theo cấu trúc của ZF,
web sẽ chạy tại đây.


17

CÀI ĐẶT & SỬ DỤNG
WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ WINESTORE
I. CÀI ĐẶT
1. Cấu trúc WineStore

Thông thường khi chạy một ứng web dùng công nghệ PHP, chạy trên web
server Apache (dùng Wampp Server), ta phải copy source code của web vào thư
mục www (C:\wamp\www).
Ở đây, ta để source code WineStore tại ổ đĩa D như hình trên.
- wine: thư mục gốc của WineStore.
- application: toàn bộ source code PHP của ứng dụng.
- library: thư viện Zend Framework.

- public: web sẽ chạy tại đây.
- host.txt: file chứa code cấu hình Apache, dành cho Cấu hình Wampp
Server, trong đây sẽ cấu hình web chạy tại địa chỉ: http://localhost:88
- wine.sql: file cơ sở dữ liệu, mở phpMyAdmin, import vào (không cần tạo
database vì trong file này đã có lệnh tạo database).


18

2. Cấu hình Wampp Server
Bước 01: click vào biểu tượng Wamp -> Apache -> httpd.conf như hình bên
dưới.

Bước 02: xuống cuối file, pasts đoạn code bên dưới vào.

Listen 127.0.0.1:88
<VirtualHost 127.0.0.1:88>
ServerName localhost
DocumentRoot D:/wine/public
SetEnv APPLICATION_ENV "development"
<Directory D:/wine/public>
Options Indexes FollowSymLinks MultiViews
DirectoryIndex index.php
AllowOverride All
Order allow,deny
Allow from all


19
</Directory>

</VirtualHost>
Giải thích:
127.0.0.1:88 mở thêm port 88 để chạy web.
D:/wine/public thư mục để chạy ứng dụng web.
3. Cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu
Mở file application.ini trong thư mục D:\wine\application\configs bằng
WordPad, như hình bên dưới.

resources.db.params.host = "127.0.0.1": địa chỉ host.
resources.db.params.username = "root": tài khoản đăng nhập MySQL.
resources.db.params.password = "": mật khẩu đăng nhập MySQL.
resources.db.params.dbname = "wine": tên database.


20
II. SỬ DỤNG
1. Trang người dùng
Truy cập vào địa chỉ: http://localhost:88


21
1.1. Xem chi tiết sản phẩm

1.2. Thêm vào giỏ hàng
Để mua hàng, trước hết phải đăng nhập, các tài khoản khách hàng tạo sẵn:
user: a, pass: a; user: b, pass: b; user: c, pass: c.

Sau khi đăng nhập, chọn nút thêm vào giỏ hàng



22

1.3. Thanh toán
Click vào phía dưới giỏ hàng, chọn phương thức thanh toán.
Xem giỏ hàng

Thanh toán


23
2. Trang quản trị
Truy cập vào địa chỉ: http://localhost:88/cpadmin sẽ hiện trang đăng nhập, khi
đăng nhập, user: toan; pass: toan

Sau khi đăng nhập thành công sẽ hiện ra trang bên dưới:


24
Click vào menu Sản phẩm -> Danh sách để xem tất cả danh sách các sản phẩm
hiện có


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Getting Started with Zend Framework.
2. Zend Framework 1.8 Web Application Development.
3. Easy PHP Websites with the Zend Framework.
4. Programmer's Reference Guide Zend Framework.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×