Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,077 trang)

Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 1,077 trang )


THỤY KHUÊ

NHÂN VĂN
GIAI PHẨM
và vấn đề

Nguyễn Ái Quốc

BIÊN KHẢO


NHÂN VĂN GIAI PHẨM
và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Biên khảo
Bổ sung tài liệu mới

Bản điện tử pdf số 01-1212
LTL thực hiện

Tác giả giữ bản quyền


Thụy Khuê
Tên thật Vũ Thị Tuệ, sinh ngày 9 tháng 8 năm Giáp Thân tức
ngày 25 tháng 9 năm 1944 tại nguyên quán làng Doanh
Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Tháng 10/1954, theo gia đình di cư vào Nam.
Học Tiểu học tại trường Ngô Sĩ Liên, Hà Nội và tiếp theo là
trường Bàn Cờ, Sài Gòn. Học Trung học tại các trường Văn
Lang, Tao Đàn và Gia Long, Sài Gòn.


Tháng 9/1962 sang Pháp du học. Học dự bị thi vào Grandes
Ecoles.


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 5

Từ 1987, chuyên viết tiểu luận phê bình văn học trên các báo
Văn Học, Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, ...
Từ tháng 12/1990 đến tháng 3/2009, cộng tác với đài RFI
(Radio France Internationale), phụ trách chương trình Văn
Học Nghệ Thuật.
Tác phẩm đã xuất bản:
• Cấu Trúc Thơ, Văn Nghệ, California, 1995
• Sóng Từ Trường, Văn Nghệ, California, 1998
• Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn, và Tạ Trọng Hiệp, Văn
Nghệ, California, 2002
• Sóng Từ Trường II, Văn Nghệ, California, 2002
• Sóng Từ Trường III, Văn Mới, California, 2005
• Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Tiếng
Quê Hương, Virginia, 2012.
Dịch:
• Mademoiselle Sinh (Nàng Sinh), với sự cộng tác của
Marion Hennebert, tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
Aube, France, 2010.
• Crimes, amour et châtiment, tuyển tập truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, hiệu đính và chú thích toàn bộ; dịch một
phần với sự cộng tác của Marion Hennebert, Aube, France,
2012.



MỤC LỤC
Tựa
Chương 1: Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
Chương 2: Lịch trình Nhân Văn Giai Phẩm
Chương 3: Giai Phẩm Mùa Xuân
Chương 4: Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa thu
của tư tưởng
Chương 5: Nội bộ báo Nhân Văn
Chương 6: Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX
Từ Phan Châu Trinh, Hoàng Đạo đến NVGP
Chương 7: Biện pháp thanh trường
Chương 8: Thụy An (1916-1987)
Chương 9: Nguyễn Hữu Đang (1913-2007)
Chương 10: Lê Đạt (1929-2008)
Chương 11: Trần Dần (1926-1997)
Chương 12: Hoàng Cầm (1922-2010)
Chương 13: Văn Cao (1923-1995)
Chương 14: Phùng Cung (1928-1998)
Chương 15: Cuộc cách mạng hiện đại đầu thế kỷ XX


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 7

Chương 16: Nguyễn Tất Thành
Chương 17: Hội Đồng Bào Thân Ái - Phong trào ái quốc đầu
tiên tại Pháp
Chương 18: Nguyễn Ái Quốc, lai lịch và văn bản
Chương 19: Khảo sát văn bản Nguyễn Ái Quấc/Quốc
Chương 20: Vì sao Phan Châu Trinh phó thác "đại sự" cho
Phan Khôi?

Chương 21: Phan Khôi (1887-1959)
Chương 22: Vụ án Nam Phong
Chương 23: Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)
Chương 24: Une voix dans la nuit: Cải cách ruộng đất và Cải
tạo tư sản
Chương 25: Une voix dans la nuit: Vấn đề trí thức và Độc tài
đảng trị
Phụ Lục
Trò chuyện với người trong cuộc
• Với nhà cách mạng Nguyễn Hữu Đang
• Với nhà thơ Lê Đạt
• Với nhà thơ Hoàng Cầm
• Với họa sĩ Trần Duy
Thư mục


TỰA
Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai
Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau
ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và
1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học
sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ
nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém
phần đau xót:
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió.
Bắc Nam ơi! Ðứt ruột chia đôi.
Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão

Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi!
Những tiếng thơ của một thời, thời còn yêu thương,
thời vết thương chia cách hai miền chưa đỏ máu, chỉ có nhớ
thương và thương nhớ bay bổng như Giấc mơ hồi hương của
Vũ Thành:
"Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm heo may về, lệ sầu
tràn mi...


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 9

... nghẹn nghào thương nhớ em, Hà Nội ơi!"
Đó cũng là thời lạc quan, thời hy vọng đất nước sẽ
thống nhất trong hoà bình, Phạm Ðình Chương viết Hội
Trùng Dương, Phạm Duy viết Tình Ca, Tình Hoài Hương, ...
thiết tha gửi cho một quê hương toàn vẹn trong giao tình
Nam Trung Bắc. Và trên đôi bờ vĩ tuyến chưa manh nha
mầm mống hận thù chết chóc.
Nhưng rồi yêu thương nhạt dần, nhường chỗ cho tuyên
truyền, cho hò hét chiến tranh, cho "lý tưởng thống nhất",
"giải phóng dân tộc", cho một mất một còn, cho ngày mai
chiến thắng bằng mọi giá bất kể ngàn tấn thịt vạn tấn xương
và cũng chẳng nề hà sự lệ thuộc gần như tuyệt đối vào các
cường quốc.
Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm xuất hiện. Miền Bắc
đàn áp Nhân Văn, quy kết Nhân Văn như một mầm mống
phản động, theo địch. Miền Nam khai thác phong trào, để
chứng minh điều kiện cần và đủ cho một cuộc "Bắc tiến". Đó
là một trong những lý do, khiến cho học trò miền Nam thuộc
lòng thơ Trần Dần. Nhưng phải công bằng mà xét, nếu

không có hậu ý tuyên truyền này, thì ảnh hưởng Nhân Văn
Giai Phẩm đã không bao trùm lên toàn thể hai miền Nam
Bắc, như một cao trào đấu tranh cho dân chủ, lớn nhất thế kỷ
XX, trong văn học Việt Nam.
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ
một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn
Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả
đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia
đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ "phải biết" Nhân Văn, xem
có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai
"nghe nói" đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân
Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, "nọc
độc" Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.


10 THỤY KHUÊ

Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước
vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một
trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu.
Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm,
đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4
năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI,
trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có
những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê
Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập
các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.
Trong quá trình làm việc, có những ngã rẽ bất ngờ:

khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan
Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời
mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở
Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và
Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu
tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.
Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên
Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết này phải là
người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài; không thể là
người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký "Những
mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch". Vậy có một
sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn
cội.
Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề
Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách này.
Thụy Khuê
Paris 2/2005-8/2011


Chương 1

Tìm hiểu phong trào
Nhân Văn Giai Phẩm
Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào tranh đấu cho tự do
dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn
lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt tháng
6 năm 1958. Hai tư liệu sớm nhất về Nhân Văn Giai Phẩm
(NVGP) là Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn
Chí do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá in ở Sài Gòn năm
1959, và Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận do

nhà xuất bản Sự Thật1 in ở Hà Nội, cùng năm.
Ngoài hai cuốn sách này còn có những tập tư liệu khác,
ra đời hơn 30 năm sau.
Trước hết là cuốn Cent fleurs écloses dans la nuit du
Vietnam - Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam của
Georges Boudarel2. Thời gian ở Việt Nam, Boudarel đã gặp
nhiều nhà văn nhà thơ, trong đó có các thành viên NVGP và
ông đã mang về Pháp các sách báo xuất bản ở Hà Nội vào
thời điểm NVGP. Cuối 1987 đầu 1988, trong bối cảnh "đổi
mới", Boudarel viết loạt bài Dissidences intellectuelles au
1 Nay là nxb Chính Trị Quốc Gia.
2 Georges Boudarel (1926-2003), nhà giáo, đảng viên cộng sản Pháp, sang Việt

Nam năm 1947 với mục đích tranh đấu chống chính quyền thực dân. Sau hai
năm dạy học tại Sài Gòn, Boudarel theo Việt Minh, đặc trách nhiệm vụ "cải tạo"
tù nhân Pháp ở trại 113. Năm 1966, vì không còn đồng ý với chính quyền Hà
Nội, ông trở về Pháp.


12 THỤY KHUÊ

Viêt Nam L'affaire Nhan Van Giai Pham - Trí thức phản
kháng tại Việt Nam, vụ Nhân Văn Giai Phẩm 3 sau tập hợp và
đào sâu thành cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam4".
Ngoại trừ việc Boudarel đã sai như Hoàng Văn Chí,
khi cho rằng NVGP bắt nguồn từ Trăm hoa đua nở bên
Trung Quốc5, cuốn sách của ông là tập tư liệu có giá trị, nhờ
đó, bi kịch NVGP đến được với người đọc tiếng Pháp.
Từ những năm 90, một loạt tài liệu mới về NVGP xuất
hiện rải rác trong và ngoài nước, dưới dạng tự thuật, bút ký,

sáng tác, của những thành viên đã tham gia phong trào, trong
đó có hai tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Mạnh
Tường: hồi ký Un Excommunié - Kẻ bị khai trừ6; và tiểu
thuyết Une voix dans la nuit - Tiếng vọng trong đêm7.
Sau 9 năm theo kháng chiến, Nguyễn Mạnh Tường từ
chiến khu trở về trong số những trí thức được chính quyền
ưu đãi. Phong trào NVGP ra đời, ông tham gia và đã chịu sự
trừng phạt nặng nề. Nhờ hồi ký Un Excommunié của Nguyễn
Mạnh Tường, ta có thể hình dung được các giáo sư đại học
như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, đã phải trải
qua những kỷ luật như thế nào, và hiểu được cuộc sống cách
ly, đói khát, luôn luôn bị theo dõi của họ trong hơn ba mươi
năm sa mạc.
Cuốn nhật ký Trần Dần ghi8 chép những việc hàng
ngày đặc biệt trong thời kỳ: Cải Cách Ruộng Đất và cuộc
thanh trừng sau NVGP. Nếu Un Excommunié của Nguyễn
3 In trên hai tập san: Sudestasie (số 50 tháng1/1988) và Politique Aujourd'hui en

Europe (phụ bản 1/1989).
4 Do Jacques Bertoin in năm 1991 tại Paris.
5 Lê Đạt, Hoàng Cầm đã đính chính qua các buổi trả lời phỏng vấn RFI.
6 Với tiểu tựa: Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel - Hà Nội 1954-1991:
Kết án một nhà trí thức, Quê Mẹ, Paris, 1992.
7 Chưa in, với tiểu tựa: Roman sur le Viet Nam 1950-1990 - Tiểu thuyết về Việt
Nam từ 1950 đến 1990.
8 Văn Nghệ, California, 2001.


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 13


Mạnh Tường là bản chúc thư9 gửi cho thế hệ mai sau về sự
đối đầu của một trí thức trước áp lực cách mạng, thì nhật ký
Trần Dần ghi là những suy nghĩ và sinh hoạt hàng ngày của
một nhà thơ đã chịu nhận mọi tội để mong được tha thứ,
muốn được trở lại sống bình thường như mọi người, nhưng
vô hiệu. Tiểu thuyết Une voix dans la nuit - Tiếng vọng
trong đêm mô tả các giai đoạn chính trong thời kỳ xây dựng
chế độ toàn trị ở Việt Nam.
Bộ băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè, ghi âm
trong khoảng thời gian 1998-2008, bộc lộ nhiều sự kiện chưa
từng thấy ở những tài liệu khác. Hoàng Cầm nói rất dài, rất
nhiều chi tiết, ở những thời điểm khác nhau, đôi khi về cùng
một sự kiện nhưng có những chi tiết thay đổi; nên chúng tôi
không thể trích đoạn, chỉ tóm tắt những ý chính, viết gọn lại,
giữ nguyên giọng Hoàng Cầm. Đây là một tư liệu quan trọng
về bi kịch NVGP, về những gì xẩy ra trong hậu trường, về sự
bắt bớ, giam giữ, tù đầy, tra khảo, hăm dọa, mà Hoàng Cầm
đã trải qua năm 1982-1983 vì tập thơ Về Kinh Bắc, về trách
nhiệm của giai cấp lãnh đạo dưới thời Hồ Chí Minh và sau
Hồ Chí Minh.
● Hoàng Văn Chí và Trăm hoa đua nở trên đất Bắc
Hoàng Văn Chí, tức Mạc Định, tác giả Trăm hoa đua
nở trên đất Bắc, cho biết: "Ở Hà Nội ra đi đầu năm 1955, tôi
đã hẹn với các bạn ở lại là hễ có dịp sẽ nói lên tiếng nói của
họ", "Tôi làm việc một mình", "Tôi liên lạc được với một ủy
viên trong Ủy ban kiểm soát đình chiến. Họ đi Hà Nội như
đi chợ. Mỗi tuần họ cắp về Sài Gòn cho tôi tất cả báo chí
xuất bản ở Hà Nội", "Tôi làm việc trong hai năm 56-58".
"Bộ Thông Tin và nói chung, chính quyền Sài Gòn không hề
giúp. Lý Trung Dung đến chào Bộ Thông Tin, yêu cầu mua

cho một số, nhưng chẳng mua một cuốn nào". "Mặt Trận
9 Viết năm 1991, ở tuổi 82.


14 THỤY KHUÊ

Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá ở Việt Nam là một chi nhánh của
một tổ chức quốc tế, tên là Congress for Cultural Freedom,
trụ sở trung ương ở 104 Boulevard Haussmann, Paris. Bác
sĩ Lý Trung Dung làm chủ tịch. Tội nghiệp, chỉ vì làm chủ
tịch Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá mà phải đi cải tạo
đến nay [1986] chưa được thả". "Trước khi đưa in, Lý Trung
Dung nghe nói có người gần ông Diệm ngờ rằng tôi soạn
cuốn Trăm hoa đua nở là có ý xúi dục trí thức miền Nam bắt
chước trí thức miền Bắc nổi lên chống lại chế độ. Vì vậy nên
Lý Trung Dung bàn với tôi nên để bút hiệu Mạc Định là
soạn giả. Chỉ ký tên Hoàng Văn Chí vào bài Tựa10".
Nhưng tại sao Hoàng Văn Chí lại đặc biệt lưu ý đến
NVGP? Ai là những người "ở lại" mà ông đã hứa sẽ nói lên
tiếng nói của họ? Tìm sâu hơn về liên hệ gia đình giữa
Hoàng Văn Chí và Phan Khôi, chúng ta sẽ thấy câu trả lời:
Sở Cuồng Lê Dư kết hôn với em ruột Phan Khôi, có
ba người con gái: cô đầu, Hằng Phương, gả cho nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan, cô thứ nhì, Hằng Huân, là vợ Hoàng Văn Chí
và cô út, Hằng Phân là vợ Tướng Nguyễn Sơn. Nữ sĩ Hằng
Phương, sau này viết bài đả kích mạnh mẽ NVGP, rất có thể
vì thế, mà bà Hằng Huân đã là một trong những động cơ thúc
đẩy Hoàng Văn Chí thu thập tài liệu và viết về NVGP.
Tác phẩm của Hoàng Văn Chí, cho đến nay vẫn là tác
phẩm đầy đủ nhất về phong trào NVGP, nhưng ba người

Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu và Lê Đạt bị loại, có thể ông
không tin họ vì Nguyễn Hữu Đang đã từng là người tin cẩn
của Hồ Chí Minh, Lê Đạt là bí thư của Trường Chinh và
Trương Tửu là nhà phê bình lý luận Mác-Xít. Phần lớn
những thành viên khác đều có mặt, với một tiểu sử khá đầy
đủ, với những chi tiết đáng quý và những bài viết tiêu biểu
của họ trong thời kỳ NVGP, đặc biệt tiểu sử Phan Khôi và
10 Phỏng vấn cụ Hoàng Văn Chí, Từ Nguyên thực hiện, Tự Do số 50, ngày

16/11/1986, phát hành tại Bỉ.


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 15

Văn Cao, với các chi tiết hiếm, mà hiện nay không tìm thấy ở
đâu. Sau này, ở trong nước không thiếu sách viết về Văn
Cao, Phan Khôi, nhưng thường tô hồng, hoặc cắt xén, vo
tròn, ít thấy sự thật.
Nhưng tác phẩm của Hoàng Văn Chí cũng có một số
nhược điểm:
- Không phải là người trong cuộc, và đã rời miền Bắc
từ đầu 1955, cho nên có một số chi tiết ông viết sai.
- Về mặt biên tập, Hoàng Văn Chí, đã cắt hoặc không
chọn những bài, những đoạn có những câu chữ quá khích mà
các tác giả trong NVGP lên án "tội ác Mỹ Diệm", hoặc ca
tụng Đảng Cộng sản. Đặc biệt bài Nhất định thắng của Trần
Dần, ông đã bỏ những câu, những đoạn sắt máu, có tính cách
khẩu hiệu, tuyên truyền, khiến cho tác phẩm hay hơn, nhân
bản hơn, được độc giả miền Nam chấp nhận, nhưng đã làm
lệch ý Trần Dần ở thời điểm ấy. Bản in lại trong Trần Dần

thơ11 mới đây, là bản Hoàng Văn Chí.
Ngày nay, chúng ta đã có khoảng cách để phân tích tư
tưởng của mỗi thành viên, qua các văn bản gốc mà họ để lại
trên báo Nhân Văn, sách Giai Phẩm. Một mặt khác, qua nhân
chứng của các thành viên, chúng ta có thể tái tạo lại diễn
biến của phong trào: ai làm gì, ai giữ trách nhiệm gì.
Đối chiếu những nhân chứng này với lời buộc tội của
những ngòi bút chính thống đánh họ, in trên các báo chính
thức trong thời kỳ này, mà Lại Nguyên Ân đã có công sưu
tầm, chúng ta có thể nhìn ra nhiều khía cạnh của sự thật hơn.
● Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận
Cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận
là tài liệu đầu tiên, tập hợp những trích dẫn bài viết hoặc diễn
văn tố cáo, buộc tội NVGP. Phần cuối sách, có một chương
nhỏ trích "những lời thú tội" của các thành viên NVGP, còn
11 Nxb Đà Nẵng, 2008.


16 THỤY KHUÊ

toàn thể dành cho phía công tố "phát hiện tội", với những lời
lẽ vô cùng khiếm nhã, khó thể mường tượng được, từ miệng
hoặc từ ngòi bút của giới được gọi là "trí thức văn nghệ sĩ"
đối với các đồng nghiệp và bạn hữu của mình đã tham gia
NVGP.
Tập tư liệu dày 370 trang này rất hữu ích về mặt lịch sử
và văn học sử, mở ra nhiều khía cạnh của vấn đề NVGP: về
tầm vóc của phong trào, về không khí đàn áp thời đó, về mức
độ khốc liệt của lớp đấu tranh Thái Hà mà Lê Đạt mô tả
tường tận trong các bài phỏng vấn trên RFI. Đồng thời, nó

cũng gián tiếp trả lời một số lập luận, cố tình hạ thấp hoặc
thu gọn tầm vóc NVGP thành một cuộc "đánh đấm nội bộ",
tranh giành thế lực cá nhân, không liên hệ gì đến vấn đề tự
do tư tưởng.
Những bài luận tội có tính cách hạ nhục NVGP của 83
văn nghệ sĩ và các đoàn thể, báo chí, nhân dân và các vị cao
quyền trong Đảng như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm
Huy Thông, Trần Hữu Tước, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy
Tưởng, Hồng Cương, Nguyễn Văn Bổng, Hoài Thanh,
Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Vũ Đức Phúc, Quang Đạm,
Bàng Sĩ Nguyên, Ngụy Như Kontum, Hằng Phương, Lương
Xuân Nhị v.v... phản ảnh rất rõ tư cách của người tố. Có thể
nói, qua những "văn bản tố", các tác giả đã để lại tư cách của
mình trong ký ức dân tộc. Sau cùng, nhờ cách sắp xếp thứ tự
"những tên đầu sỏ" mà chúng ta biết được thứ tự "tội" nặng,
"tội" nhẹ, của mỗi người.
● Những buổi phỏng vấn trên RFI
Ngày 13/4/1999, trong dịp nhà thơ Lê Đạt sang Pháp
lần thứ nhì, chúng tôi đề nghị ghi âm ông, mong ông soi tỏ
những chỗ chưa được các tài liệu trước đề cập đến, hoặc viết
sai. Buổi nói chuyện -thu thanh với chủ đích giữ lại làm tài
liệu văn học sử- tuy mang tính cách cá nhân nhưng có hệ
thống về NVGP. Chúng tôi đề nghị ông nói thẳng, nói thật


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 17

hết và cam kết là sẽ chỉ công bố sau khi ông qua đời, bởi ông
không định viết hồi ký.
Đầu năm 2004, sau khi thực hiện chương trình phát

thanh kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ (1954-2004) với
Hữu Mai trên đài RFI, chúng tôi dự định làm thêm một
chương trình kỷ niệm 50 năm phong trào NVGP (nếu coi
1954 là thời điểm manh nha) nên đã cố gắng liên lạc với Lê
Đạt qua điện thoại Paris - Hà Nội, để làm một cuộc phỏng
vấn ngắn gọn có tính cách thời sự, phù hợp với đề tài này,
nhưng không thể thực hiện được, vì ông chỉ nói được vài câu
là đường dây bị nhiễu.
Sau nhiều tháng phân vân, cuối cùng, với sự đồng ý
của Lê Đạt, chúng tôi quyết định cho phát trên sóng RFI,
toàn bộ buổi nói chuyện với ông đã thu ngày 13/4/1999 tại
Paris. Do đó mà tài liệu văn học sử này đã đến với thính giả
RFI và độc giả sớm hơn dự tính.
Lần đầu tiên, toàn bộ lời kể của một thành viên cột trụ
trong NVGP được công bố.
Bên cạnh Lê Đạt, còn có tiếng nói của hai nhân vật chủ
chốt khác trong phong trào, đó là cuộc phỏng vấn Nguyễn
Hữu Đang về việc ông tổ chức ngày lễ Độc Lập, nhân dịp kỷ
niệm ngày 2/9/1945. Buổi nói chuyện này thu thanh qua điện
thoại nhà Lê Đạt ngày 30/8/1995 và được phát thanh trên đài
RFI ngày 10/9/1995. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối
cùng, chúng tôi có thể ghi âm được Nguyễn Hữu Đang. Tất
cả những cố gắng về sau đều vô hiệu: ông chỉ nói được vài
câu là đường dây bị nhiễu.
Thính giả nghe các chương trình này, đều nhận thấy sự
trả lời của Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm qua điện thoại
Paris - Hà Nội, không đạt mức độ tự do như các cuộc nói
chuyện trực tiếp với Lê Đạt ở Paris. Nhưng cả ba chứng
nhân, cũng là ba người đầu tiên đã xây dựng nên phong trào
NVGP cùng đồng quy ở điểm nói thẳng, nói thật. Có những



18 THỤY KHUÊ

câu hỏi cùng đặt cho Hoàng Cầm và Lê Đạt ở những thời
điểm khác nhau, nhưng sự trả lời gần như tương tự.
Sau cùng là nhân chứng Trần Duy. Hoạ sĩ Trần Duy đã
liên lạc với chúng tôi từ nhiều năm qua, ông cho biết đã nghe
những chương trình trên đài RFI về phong trào NVGP, có
những điều ông muốn nói, nhưng cơ hội chưa thuận tiện.
Tháng 6/2008, Trần Duy quyết định lên tiếng. Chúng tôi đã
ghi âm ông qua điện thoại Paris - Hà Nội, không bị trở ngại
gì. Như thế, chúng ta có thêm nhân chứng của Trần Duy, cựu
thư ký toà soạn báo Nhân Văn.
Nếu trong những bài viết trên báo hoặc các chương
trình phát thanh, từ 1988 đến ngày nay, còn có những thiếu
sót, sai lầm, thì, những chứng nhân quan trọng của Lê Ðạt,
Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, đã đính chính và
bổ sung. Các ông thay mặt những người đã khuất, viết lại
lịch sử của phong trào và lần này, không ai có thể ngăn ngừa
sự thật.
Tất nhiên, mỗi người có một sự thực của riêng mình,
về mỗi dữ kiện, mỗi vấn đề. Thời gian trôi qua, ký ức cũng
có đôi chỗ sai biệt, nhưng những sai biệt ấy, nếu có, thường
là những chi tiết không mấy quan trọng. Độc giả sẽ rút ra từ
những sự thực có thể khác nhau ấy, phần tổng kết riêng của
mình, về phong trào NVGP12.
Phần phát biểu của nhà thơ Lê Đạt (ghi âm tại Paris
ngày 13/4/1999) cho đến nay, vẫn là chứng từ quan trọng
nhất và đầy đủ nhất về lịch sử phong trào NVGP.

Lê Đạt mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội.
Những năm gần đây trang điện tử Talawas do Phạm
Thị Hoài chủ biên, đã cho in lại và lưu trữ trên mạng Internet
toàn bộ sách báo NVGP. Lại Nguyên Ân sưu tầm những bài
12 Những buổi phỏng vấn các thành viên chính của NVGP, phát thanh trên RFI,

từ 1995 đến 2008: Nguyễn Hữu Đang (10/9/1995), Hoàng Cầm (21/2/1998 đến
10/1/2004, 4 kỳ), Lê Đạt (từ 24/3/2004 - 5/6/2004, 7 kỳ) và Trần Duy
(26/6/2008-26/7/2008, 4 kỳ), đều được lưu trữ trên mạng


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 19

viết trên các báo chính thức thập niên 60, liên quan đến
phong trào NVGP và đưa dần lên Internet. Những tư liệu này
góp phần sáng tỏ thêm, giúp các nhà nghiên cứu sau này có
thể xây dựng lại toàn diện bối cảnh phong trào NVGP.
Từ tháng 4/1988, khi chúng tôi viết những dòng đầu về
Nhân Văn Giai Phẩm đến nay đã hơn hai mươi năm. Chuyên
luận này tưởng như hoàn tất một chương trình tìm kiếm lâu
dài, nhưng thực ra nó lại là khởi điểm cho một cuộc tìm kiếm
mới về những gì đã thực sự xẩy ra, trong thời kỳ kháng chiến
và hoà bình lập lại ở miền Bắc. Bởi càng đi sâu vào vấn đề,
càng thấy rõ những khoảng trống chưa thể lấp được, về Phan
Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao, Thụy
An... và bao nhiêu con người và sự kiện khác nữa, mà chúng
tôi không ngờ khi mới bắt tay vào việc.
Những gì chúng ta góp nhặt được về họ, ngoài những
văn bản do chính họ đã viết ra, đôi khi lượm lặt được vài ba
dòng nhật ký người này, hồi ký người kia, cũng chỉ là một

phần rất nhỏ của sự thật. Không kể những loại hồi ký, đã bị
cắt xén hoặc được sửa lại cho đúng đường lối, hoặc những di
cảo trá hình, viết để tự biện hộ, để đổi lấy bản thông hành đi
vào vĩnh cửu. Cho nên người nghiên cứu phải vô cùng thận
trọng khi tìm và lựa thông tin, phân biệt thật giả trong tư
liệu. Tìm tư liệu không khó trong thời buổi Internet này,
nhưng sử dụng tư liệu để dựng lại sự thật là một việc khác
hẳn.
Làm sao biết được hoạt động chính trị của Lê Đạt trước
khi gia nhập Việt Minh? Lê Đạt đã ở trong hàng ngũ Quốc
Dân Đảng?
Theo Văn Cao, thì Phạm Duy là người đầu tiên dẫn
ông liên lạc với Việt Minh, Phạm Duy cũng là người chứng
kiến sự ra đời của bài Tiến Quân Ca, là người "cướp" micro
trước cửa Nhà Hát Lớn ngày 17/8/1945 để hát Tiến Quân Ca
lần đầu trước công chúng. Nhưng khi viết hoặc in lại hồi ký


20 THỤY KHUÊ

của Văn Cao về Tiến Quân Ca, người ta đã cắt bỏ tất cả
những chi tiết nói về Phạm Duy, có chỗ thay bằng Nguyễn
Đình Thi.
Một mặt khác, ngay chính Lê Đạt và Phạm Duy, vì an
ninh của bản thân và của gia đình, các ông đã không thể nói
tất cả sự thật, càng không thể viết ra trên văn bản.
Chúng ta biết gì về hoạt động của Thụy An? Về "mối
tình đầu" của Thụy An với Võ Nguyên Giáp? Về những bí
mật giữa Thụy An và Đỗ Đình Đạo, một yếu nhân Quốc Dân
Đảng? Tại sao Thụy An quay trở lại Bắc, trong khi gia đình

bà di cư vào Nam? Những bí mật ấy, tuy chỉ là những chi
tiết, có vẻ không quan trọng, nhưng ngày nay, những người
muốn biết sự thực, phải có quyền được biết.
Nếu biết được những chi tiết ấy, chúng ta sẽ thấy tất cả
những hoạt động đảng phái thời kháng chiến chống Pháp
không đơn giản bên này yêu nước, bên kia bán nước. Mà bất
cứ một cá nhân nào, dù văn nghệ sĩ trí thức hay không, cũng
có thể theo hai ba đường chính trị khác nhau, trong hành
trình sống của mình. Chỉ khi đảng Cộng sản quyết định độc
quyền lãnh đạo, độc tôn xã hội chủ nghiã, các khuynh hướng
chính trị khác mới trở thành phản động.
Vấn đề của người nghiên cứu là phải tìm hiểu những
đầu mối đan cài vô cùng phức tạp giữa các khuynh hướng
chính trị, văn hoá khác nhau, trong mối tương giao không xé
ra được.
Những người kháng chiến ngoài Đảng hoặc chống
Đảng, bị chế độ kết án chung thân, phải chối bỏ lẫn nhau và
phủ nhận toàn bộ hành trình của mình, trên đường tranh đấu
cho độc lập, tự do, dân chủ.
Bi kịch của họ phản ánh bi kịch chung của dân tộc
dưới chế độ cộng sản.


Chương 2

Lịch trình
Nhân Văn - Giai Phẩm
Lịch sử NVGP gắn bó với các chính sách văn hoá,
chính trị của Đảng Cộng sản.
Chúng ta thử nhìn lại lịch trình này:

- 27/10/1943, Trường Chinh hoàn thành Đề cương văn
hoá Việt Nam, văn kiện chính thức đầu tiên của đảng Cộng
sản Đông Dương về văn hóa văn nghệ. Xác định sự lãnh đạo
về tư tưởng, học thuật và nghệ thuật của Đảng Cộng sản.
- 17/8/1945, biểu tình của công chức, Phạm Duy hát
Tiến Quân Ca lần đầu tiên tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội.
- 19/8/1945, Việt Minh cướp chính quyền, Tiến Quân
Ca được hát lần thứ nhì tại Nhà Hát Lớn do Văn Cao điều
khiển.
- 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc Lập tại
Ba Đình. Lễ Độc Lập do Nguyễn Hữu Đang tổ chức. Vũ
Hoàng Chương làm bài thơ Ngày Độc Lập.
- 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố
"tự giải tán", lui vào bí mật, đổi tên là Hội Nghiên Cứu Chủ
Nghiã Mác ở Đông Dương. Chính phủ lâm thời lấy danh
nghĩa Mặt Trận Việt Minh để tập hợp tất cả mọi thành phần
dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


22 THỤY KHUÊ

- 24/11/1946, Đại Hội Văn Hoá Toàn Quốc I, ở Hà Nội
do Nguyễn Hữu Đang tổ chức, tập hợp các thành phần trí
thức đủ mọi khuynh hướng trong toàn quốc.
- 19/8/1948, Đại hội Văn Hóa Toàn Quốc II, ở Việt
Bắc do Trường Chinh tổ chức, đọc bài Chủ nghiã Mác và
văn hoá Việt Nam, xác định con đường văn nghệ kháng
chiến: Tuyên truyền, thi đua, đánh địch, hiện thực xã hội chủ
nghĩa. Nguyễn Hữu Đang bỏ về Thanh Hoá.
- 1949-1951: Nhiều trí thức văn nghệ sĩ bỏ kháng chiến

về thành.
- Tháng 1/1950, tại Đại Hội III, đảng Cộng Sản tuyên
bố Việt Nam chính thức đi theo đường lối Trung Quốc, đẩy
mạnh chính sách Đấu Tranh Giai Cấp trên toàn lãnh thổ.
- Tháng 7-8/1950, Đại Hội Văn Nghệ I, họp tại Yên
Giã, Việt Bắc, chính thức tuyên bố thực thi đường lối văn
nghệ xã hội chủ nghĩa, loại bỏ: Tuồng, Chèo, Cải Lương,
Kịch thơ... Hoàng Cầm thắt cổ kịch thơ của mình.
- Từ 14- 23/11/1953, Đại Hội I của đảng Lao Động họp
tại Việt Bắc chính thức tuyên bố thi hành chính sách Cải
Cách Ruộng Đất, qua bản báo cáo của Trường Chinh.
- 1951-1960: Chỉnh Huấn, Giảm Tô, Cải Cách Ruộng
Đất, Thanh Trừng Trí Thức (NVGP), Cải Tạo Tư Sản.
- 10/10/1954, Việt Minh tiếp thu Hà Nội.
Cùng ngày 10/10/54 Trần Dần13 được cử đi Trung
Quốc viết thuyết minh cho phim Điện Biên Phủ. Trần Dần bị
Hoàng Xuân Tuỳ, cán bộ chính trị, kiểm soát gắt gao. Ngày
10/12/54, Trần Dần bỏ về Hà Nội.
- 24/12/54, Trần Dần bắt đầu tổ chức các cuộc thảo
luận đòi thay đổi chính sách văn nghệ quân đội.
- Tháng 2/1955, Trần Dần, sau khi tham khảo ý kiến
các bạn, viết bản Đề nghị Chính sách Văn nghệ.
13 Vừa viết xong tác phẩm Người người lớp lớp về Điện Biên Phủ.


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 23

Trần Dần, Tử Phác "chủ mưu", Hoàng Cầm "a dua",
nhóm ủng hộ có cả Đỗ Nhuận, Thanh Tịnh...
- Tháng 3 và 4/55, Trần Dần, Tử Phác tổ chức phê bình

tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và tiểu thuyết Vượt Côn Đảo
của Phùng Quán với sự cộng tác của Hoàng Cầm, Lê Đạt.
- Tháng 4/1955: Nhóm Trần Dần, Tử Phác... ký "Dự
thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá", gồm 32 điểm, đòi
quyền tự do sáng tác và bác bỏ chế độ chính trị viên trong
văn nghệ quân đội. Trong một cuộc họp mặt nội bộ khoảng
hơn 20 người, Trần Dần đọc cho tướng Nguyễn Chí Thanh
nghe. Tướng Thanh đập bàn quát mắng, rồi bỏ ra về.
- 13/6/55-14/9/55: Trần Dần, Tử Phác bị bắt lần thứ
nhất, phạt cấm trại 3 tháng, sau đó được đưa đi cải tạo ở Yên
Viên, tham gia Cải Cách Ruộng Đất, đợt 5.
- Tháng 1/1956: Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời do Lê
Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với những bài chính: Nhất định
thắng của Trần Dần, Anh có nghe thấy không của Văn Cao,
Làm thơ và Mới của Lê Đạt, ...
- Tháng 2/56: Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu. Ngày
9/2 (28 Tết): Tố Hữu ra lệnh gọi Lê Đạt lên Tuyên Huấn.
ngày 16/2 (mùng 5 Tết): Lê Đạt lên trình diện, bị giữ lại 15
ngày để kiểm thảo, trong khi đó Tố Hữu triệu tập Đại Hội
Cán Bộ Tuyên Huấn toàn miền Bắc để phê phán Giai Phẩm
Mùa Xuân: trong đại hội này, Chế Lan Viên khai ngòi việc
đánh Trần Dần. Tố Hữu ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác.
Trong tù, Trần Dần dùng dao cạo cứa cổ. Hội Văn Nghệ tổ
chức Đại hội, gồm 150 văn nghệ sĩ, ở 51 Trần Hưng Đạo để
đánh Trần Dần.
Chiến dịch đánh Trần Dần trên báo bắt đầu với bài của
Hoài Thanh "Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ
Nhất định thắng của Trần Dần" trên Văn Nghệ số 110, ngày
7/3/56.



24 THỤY KHUÊ

- 24/2/1956: Khrouchtchev tường trình tội ác của
Staline tại đại hội XX của đảng Cộng sản Liên Xô.
- 26/5/1956: Mao Trạch Đông phát động "Trăm hoa
đua nở trăm nhà đua tiếng".
- 28/6/1956: Ba Lan nổi dậy.
- Tháng 7/1956: Hoàn thành Cải Cách Ruộng Đất.
- 25/8/56 đến 24/9/56 Hội nghị X Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng Lao Động phát động Sửa Sai. Trường
Chinh từ chức Tổng Bí Thư. Hồ Chí Minh kiêm Tổng Bí
Thư lẫn Chủ Tịch. Võ Nguyên Giáp đọc Bẩy sai lầm trong
Cải Cách Ruộng Đất.
- 8/8 đến 26/8/56: Hội Văn Nghệ -được lệnh- tổ chức
lớp học tập dân chủ 18 ngày. Nguyễn Hữu Đang tổ chức và
đọc tham luận tổng kết chỉ trích gắt gao đường lối lãnh đạo
văn nghệ của Trung Ương Đảng. Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi
và bộ phận lãnh đạo văn nghệ phải "thừa nhận những sai
lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sẽ sửa chữa". Hoài Thanh viết
bài nhận lỗi đánh Trần Dần.
- 29/8/56: Giai Phẩm Mùa Thu, tập I, ra đời, với những
bài chủ chốt: Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi,
Tỉnh giấc chiêm bao của Nguyễn Bính, Tiếng sáo tiền kiếp
của Trần Duy, ...
- 20/9/1956: Nhân Văn số 1, với bài Phỏng vấn
Nguyễn Mạnh Tường về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ,
bài thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử của Lê Đạt, bài
Con người Trần Dần của Hoàng Cầm và tranh Nguyễn Sáng
vẽ Trần Dần với vết sẹo ở cổ, bài Chống bè phái trong văn

nghệ của Lê Đạt (ký tên Trần Công), ...
- 30/9/1956: Nhân Văn số 2, với bài Phỏng vấn Đào
Duy Anh về mở rộng tự do và dân chủ, bài Trả lời Nguyễn
Chương và báo Nhân Dân của Nguyễn Hữu Đang (ký tên
Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy), bài Phấn đấu cho trăm
hoa đua nở của Trần Duy...


NHÂN VĂN GIAI PHẨM 25

- 30/9/56: Giai Phẩm Mùa Thu, tập II, với bài Bệnh
sùng bái cá nhân của Trương Tửu, Ông bình vôi của Phan
Khôi, Những người khổng lồ của Trần Duy, Chống tham ô
lãng phí của Phùng Quán, ...
- 8/10/1956: Giai Phẩm Mùa Xuân tái bản.
- 15/10/56: Nhân Văn số 3, số Kỷ niệm ngày Vũ Trọng
Phụng tạ thế 13/10/1939, và các bài Nỗ lực phát triển tự do
dân chủ của Trần Đức Thảo, Phỏng vấn bác sĩ Đặng Văn
Ngữ về mở rộng tự do và dân chủ, ...
- 20/10/56: Nguyễn Bính xuất bản báo Trăm Hoa, bộ
mới, lập trường bênh vực Nhân Văn.
- Trong ba ngày 20, 21 và 23/10/56, Trường Chinh tổ
chức tọa đàm với văn nghệ sĩ ở trụ sở Trương Ương Đảng.
- 30/10/56: Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết "Qua
những sai lầm trong Cải cách ruộng đất xây dựng quan
điểm lãnh đạo" tại Mặt Trận Tổ Quốc, Hà Nội.
- 30/10/1956: Giai Phẩm Mùa Thu, tập III, với bài Văn
nghệ và chính trị của Trương Tửu, Muốn phát triển học
thuật của Đào Duy Anh, ...
- 31/10/1956: Bài Võ Nguyên Giáp đọc tại Hội nghị X

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bẩy sai lầm trong Cải
Cách Ruộng Đất, được in trên trên báo Nhân Dân.
- 5/11/56: Nhân Văn số 4, với bài Cần phải chính quy
hơn nữa của Nguyễn Hữu Đang, Sự thật về vụ xúc phạm thi
sĩ Nguyễn Bính và báo Trăm Hoa của Người Quan Sát,
Thành thật đấu tranh cho dân chủ của Trần Duy, Con ngựa
già của chúa Trịnh của Phùng Cung, Những ngày báo hiệu
mùa xuân của Văn Cao, ...
- 5/11/1956: báo Sáng Tạo của nhóm điện ảnh sân khấu
xuất hiện. Với Hoàng Tích Linh, Trần Công, Cao Nhị, Thanh
Châu, Nắng Mai Hồng, Trúc Lâm, Phan Vũ, Phan Tại,
Nguyễn Đình Phúc, Sỹ Ngọc, Phạm Kỳ Nam, Trung Sơn, Vũ
Phạm Từ, Anh Tâm, Lửa Mới, Nguyễn Sáng.


×