Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tinh than nhan van giai pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.69 KB, 17 trang )

Quốc Việt
Làm thế nào để giết chết tinh thần Nhân văn-Giai phẩm?

Gần nửa thế kỉ đã qua đi sau những sự kiện liên quan đến Nhân văn-
Giai phẩm (NVGP), một trong những sự kiện văn hoá chính trị và tư
tưởng nổi bật nhất ở Việt Nam trong thế kỉ 20 mà sức ám ảnh của nó
đè nặng lên các hoạt động văn hoá tư tưởng của Việt Nam cho đến tận
ngày nay. Thế nhưng, cụm từ NVGP vẫn là những gì không được miêu
tả và đánh giá rõ ràng. Với một người Việt bình thường chỉ tiếp xúc với
thông tin chính thống, NVGP đơn giản là một nhóm văn nghệ sĩ phản
động chống Đảng (và như vậy, gần như đồng nghĩa với chống nhà
nước, chống cách mạng, phản bội tổ quốc …) vào những năm 50-60
của thế kỉ 20.
Cho tới ngày hôm nay, những nỗ lực “quên” những gì liên quan đến
NVGP làm liên tưởng đến những cố gắng tập thể và có tổ chức nhằm
tẩy rửa các kí ức tập thể về NVGP (xem bài của Nguyễn Huệ Chi) và
hướng dẫn dư luận xã hội ra xa những vấn đề cơ bản mà NVGP đã
nhen nhúm lên và đã bị thất bại.
Bên cạnh những nỗ lực có tổ chức ấy là những nhận định, đánh giá về
NVGP với một cố gắng khác nhằm tách rời nó khỏi không gian chính
trị xã hội: chúng giản lược NVGP thành những vấn đề cá nhân, hoặc
văn học thuần túy. Lối tiếp cận cá nhân hoá, văn học hoá chính trị và tư
tưởng này là một phương cách khác, tinh vi hơn, giết chết tinh thần
NVGP. Hai hình thức đối xử với tinh thần NVGP này, cùng với những
khẩu hiệu chính trị thời thượng “khép lại quá khứ” được diễn giải một
cách thô thiển, làm cho sự biến dạng của tinh thần NVGP qua cái thấu
kính xã hội Việt Nam ngày càng trở nên trọn vẹn.
Trong hai bài viết gần đây trên talawas, tác giả Đỗ Minh Tuấn (ĐMT)
đã đưa ra một số đánh giá về NVGP và về trí thức trong một vị thế tạo
ra cảm giác rằng những phát biểu ấy là một phát ngôn đại diện cho thế
hệ trí thức sau 1975. Những đánh giá và so sánh thiếu căn cứ và có


phần vô trách nhiệm về NVGP ấy đại diện cho tinh thần cá nhân hoá và
văn học hoá chính trị-tư tưởng nói trên và cần một phân tích nghiêm
túc. Trong một chừng mực hạn hẹp, khuôn trong nhận thức của một cá
nhân “ngoại giới” với thế giới các nhà văn, thơ, lí luận…, người viết
bài này muốn tham gia góp ý về những đánh giá, so sánh giữa NVGP
và “chúng tôi” mà ĐMT coi mình là một đại diện tiêu biểu.
Bài viết này chỉ giới hạn trong một vài luận điểm được trình bày rõ
ràng trong bài viết của ĐMT về NVGP, chứ không phải là một bài
phản biện toàn diện về các ý kiến, các thao tác và các đánh giá trong
bài viết của ĐMT. Nó cũng không phải là một nghiên cứu về NVGP
cũng như về đề tài quyền lực dân sự và tinh thần trí thức, một điều mà
rõ ràng là vượt khỏi kiến thức và khả năng của người viết. Mặc dù vậy,
tôi tin rằng những điều mà tôi đề cập đến, sẽ không thừa. Tôi cũng hi
vọng rằng, những người có liên quan hoặc ít nhiều quan tâm đến vấn
đề này cùng tham gia vào việc tìm hiểu và đánh giá đúng mức một sự
kiện quá khứ vẫn còn hết sức thời sự này.
I. Nhân văn-Giai phẩm
Những ý kiến đánh giá của ĐMT về NVGP có thể tóm gọn lại trong
các ý chính sau:
1. Thất bại của NVGP là do lười biếng trong lao động chính trị,
không tổ chức, không liên minh với nhau, không nắm lấy tổ
chức, đối lại với ĐMT đã chăm chỉ trong lao động chính trị, liên
minh với nhau và nắm lấy tổ chức.
2. Thất bại của NVGP do giới hạn của đạo lí truyền thống, ở tinh
thần liệt sĩ văn hoá, cao ngạo trí thức rởm, đối lại với ĐMT đã
“vượt thoát khỏi đạo lí truyền thống”, chịu đựng hi sinh và nhẫn
nhục cộng sinh với quyền lực: một thứ “tử vì đạo” trong quan hệ
với quyền lực.
3. NVGP là những hoạt động bè phái trong văn học học nghệ thuật,
tự thất bại do ứng xử bất cần, do kĩ thuật tổ chức và do không

chủ động nắm lấy lãnh đạo, đối lại với ĐMT đã “gắn sự tự vệ
của mình với một nỗ lực đổi mới chính trị ở cấp vĩ mô, tiến tới
chủ động tấn công tác động, đối thoại, tư vấn gây sức ép vào các
lãnh đạo cao cấp để đưa ra những nguyên tắc mới, nhân sự mới
vào trong đời sống”.
Ở đây, ĐMT không phân biệt hoặc không muốn phân biệt giữa các cá
nhân trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào NVGP và sau đó đã trải qua
50 năm sống và làm việc cho đến ngày nay, với phong trào NVGP, mà
thực tế chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi (khoảng từ 1956
đến 1958). Đặt trong văn cảnh bài viết, và bằng cách so sánh theo phân
đoạn thời gian, tôi muốn tin rằng, cái mà ĐMT đề cập qua cách nói
“các vị nhân văn xưa”, không phải là các vị NVGP trong quãng thời
gian sau khi đã bị đập tan, mà là trong chính quãng thời gian ngắn ngủi
đó, hoặc thậm chí, ngay chính bản thân phong trào NVGP.
Những sự kiện, những diễn biến chính trị và xã hội của NVGP và liên
quan đến NVGP cần những khảo cứu công phu của các nhà nghiên
cứu. Trong bảng so sánh dưới đây, tôi chỉ tóm tắt quan điểm cá nhân
liên quan đến các nhận xét và so sánh của ĐMT về NVGP.
Bảng 1
Luận đề Nhân văn-Giai phẩm Đỗ Minh Tuấn
Có tổ
chức, có
liên
minh với
nhau.
Tập hợp một đội ngũ trí thức
tương đối rộng (ít nhất là về mặt
ý thức) với nhiều thành phần: nhà
thơ, nhà biên kịch, nhà văn, giáo
sư đại học… Ra được các tờ báo

và tạp chí riêng, thể hiện được
các quan điểm nghệ thuật, tư
tưởng riêng. Tóm lại, tuy chưa
phải là một tổ chức thật sự,
nhưng đó là khởi điểm, là mầm
? liên minh với ông Lê Đức Thọ
để lật con trai ông Trường
Chinh?
? tổ chức và liên minh khác?
Tóm lại, đây là một thứ liên
minh không thể gọi khác hơn là
liên minh bè phái trong cuộc
đấu tranh tự vệ và giành quyền
mống cho một tổ chức thực sự,
Một thứ tiền-tổ-chức tất yếu cho
mọi tổ chức chính trị. Chính điều
này là điều khác cơ bản nhất.
lực trong những tổ chức ở tầm
vi mô, không động đến các
nguyên lí tư tưởng/ý thức hệ cơ
bản của hệ thống.
Nắm lấy
tổ chức.
Có sự ủng hộ bước đầu, do vậy
đã nắm được một số cơ quan
ngôn luận, một số nhân vật lãnh
đạo. Tuy nhiên, các quan điểm
nghệ thuật và tư tưởng của
NVGP, khi phát triển đến một
tầm mức mới về chất: đe doạ đến

hệ thống tổ chức nhà nước và các
nguyên tắc cơ bản của Đảng và
nhà nước chuyên chính, đã phát
triển thành một thứ mâu thuẫn
đối kháng trực tiếp. Sự ủng hộ
nói trên biến mất hoặc bị tước bỏ.
Nói như ĐMT rằng những người
như Nguyễn Hữu Đang, Trần
Dần… cũng là những nhân vật
lãnh đạo văn nghệ nhưng đã
không tranh thủ vị trí của mình là
một cách nói lấy được, là một
cách trình bày sự kiện phiến diện,
cố tình lẫn lộn giữa “ý thức và hệ
tư tưởng lãnh đạo xã hội” với
“một vài vị trí lãnh đạo trong văn
học nghệ thuật”.
Quan niệm nắm lấy tổ chức
bằng cách “quan hệ” cá nhân
với một số cá nhân quyền lực
trong bộ máy Đảng cầm quyền,
với mục đích sử dụng những
quyền lực cá nhân vào việc giải
quyết các công việc liên quan
đến một số việc nhất định, đa
phần là để tự vệ trong một xã
hội tù mù về cơ chế hành chính?
Đôi khi, quan hệ cá nhân này
cũng giúp ích ít nhiều với 2 điều
kiện:

1. sự giúp đỡ đó không
được ảnh hưởng tới
quyền lực của cá nhân
quyền lực kia.
2. sự giúp đỡ đó không ảnh
hưởng tới những nguyên
tắc tổ chức nền tảng của
bộ máy cầm quyền
Hay là một sự “nắm lấy tổ
chức” nào khác mà ĐMT chưa
tiết lộ?
Lao
động
chính trị
Có cơ quan phát ngôn và thể hiện
tư tưởng. Đấu tranh chính trị
công khai bằng các đề xuất, các
tác phẩm có mục đích, có định
hướng tư tưởng tập trung và nhất
quán.
Tương tự như trên: lao động
chính trị = quan hệ với các cá
nhân nắm quyền
Không
thèm đối
thoạI
? ?
Thành
công?
• Thất bại hoàn toàn với: 2

án tù 15 năm, nhiều án cải
tạo không có thời hạn,
nhiều án cấm in, cấm viết,
cấm giảng dạy. Một số cá
nhân được phục hồi một
cách dấm dúi sau 30 năm.
• Thành công với việc tạo ra
một chấn động trong xã hội
và trong tầng lớp trí thức.
Ảnh hưởng của NVGP lên
tầng lớp văn nghệ sĩ và cả
dân thường trong suốt nửa
sau thế kỉ là điều khó phủ
nhận. Cho dù chưa bao giờ
được tung hô một cách
đàng hoàng như ĐMT đã
nói, NVGP là vầng hào
quang mà các thế hệ trí
thức sau đó phải cảm thấy
chói mắt. Vầng hào quang
này đại diện cho một tinh
thần độc lập trí thức ít ỏi
của Việt Nam trước một hệ
tư tưởng hậu triết học
chuyên chính.
• một số các thành công cá
nhân nhất định (Xem
thêm các ví dụ trong bài
viết của ĐMT).
• đa phần là để tự vệ một

cách chủ động hoặc bị
động trước một bộ máy
hành chính xơ cứng và
giáo điều, những cơ quan
quản lí tư tưởng văn hoá
vừa độc đoán vừa bất lực.
Ý nghĩa? • Gieo mầm tự do ngôn luận
và tư tưởng, và tinh thần
độc lập trí thức
• Đe dọa trực tiếp vai trò
lãnh đạo toàn diện của
Đảng Cộng sản
• Đe dọa trực tiếp khối tập
trung và đoàn kết xung
quanh sự lãnh đạo tuyệt đối
của Đảng Cộng sản trong
thời kì chiến tranh, trong
• “một bước nhảy ghê gớm
về đạo đức của thế hệ tôi
vượt thoát khỏi lực trọng
trường của đạo lý truyền
thống để bay vào vũ trụ
quyền lực giành lấy tự
do” (lời của ĐMT).
• góp phần vào việc “xé
rào” từng bước một, cùng
với nhiều cá nhân, nhiều
yếu tố khác trong quá
trình “suồng sã hoá” hình
việc xây dựng và duy trì

nhà nước chuyên chính
toàn trị
ảnh và vai trò tuyệt đối
của Đảng lãnh đạo, trong
việc nhích dần đến những
không gian tự do hơn của
các sinh hoạt trí thức.
Tuy nhiên, cách trình bày
của ĐMT làm lu mờ
những tác động của kinh
tế, của công nghệ, của bối
cảnh thế giới mà theo tôi
có một tầm quan trọng
không thể hoài nghi.
• tuy nhiên, cũng góp phần
vào việc kéo dài quá trình
tan rã của xã hội toàn trị
bằng cách duy trì những
ảo tưởng về tự do và về
quyền lực dân sự của cá
nhân, và làm loãng sự tập
trung phát triển cần thiết
của giới trí thức trong
việc hình thành một
không gian trí thức tự do.
Xét ở khía cạnh này, nó
là một yếu tố cản trở quá
trình phát triển của xã hội
theo hướng đổi mới tư
tưởng, hệ thống, và xây

dựng một môi trường trí
thức thực sự.
Bảng so sánh này không phải là một bảng tổng kết toàn diện và đa
chiều về NVGP. Vì là một đối thoại với bài viết của ĐMT, nó chỉ bám
sát những luận điểm mà tác giả ĐMT đưa ra, dựa trên những hiểu biết
cá nhân về NVGP. Với những gì đã được trình bày, tôi cho rằng những
đánh giá của ĐMT là những đánh giá hồ đồ, dựa trên các định nghĩa và
diễn giải khá tù mù về “tổ chức”, “liên minh”, “lao động chính trị” ,

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×