Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh sóc trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.67 KB, 24 trang )

1

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển các doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc gia, bởi vì nó tạo ra cơ sở vật chất để phát triển đô thị, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, tạo thu nhập quốc dân. Nhưng vấn đề đặt ra là phát triển các doanh nghiệp ở địa
phương bị tác động bởi những yếu tố nào. Đồng thời, những yếu tố nào có khả năng tác
động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay. Tuy các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh
khác nhau như: ngành công nghiệp xây dựng, tác động của các dịch vụ hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ khá hạn chế trong bối cảnh các nước đang phát triển (Timberg, 1992).
Điển hình là nghiên cứu khảo sát các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Khan (2004); Khan, Nazmul, Hossain, Rahmatullah,
(2012); Chowdhury, Islam, Alam, (2013). Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được nghiên
cứu ở các khía cạnh như các yếu tố khả năng doanh nhân, hỗ trợ tài chính, kết nối thị
trường, hỗ trợ chính sách nhà nước, công nghệ phù hợp, cơ sở hạ tầng đầy đủ.
Từ vấn đề đặt ra, định hướng nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng, tác giả
sử dụng mô hình của Chowdhury, Islam, Alam (2013) để làm sáng tỏ lý thuyết trong nghiên
cứu doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng”.
2. Tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu phát triển doanh nghiệp
Neck (1977) đưa ra một mô hình khái niệm để phân tích hỗ trợ cho việc phát triển
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến Gibb (1993) đã phát triển một khung khái niệm cho việc
đánh giá sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh các nước khu vực miền
Trung và Đông Âu. Sau này các khung lý thuyết hình thành và phát triển, điển hình một số
công trình nghiên cứu thực nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước
đang phát triển vẫn tiếp tục áp dụng nghiên cứu như Bangladesh (Rahman, 2004; Khan,
2012; Chowdhury, Islam, Alam, 2013) và tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Kenya (Wekesa Bunyasi; Henry Bwisa and Gregory, 2014).




2

Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Bangladesh của Chowdhury, Islam, Alam, (2013) cho thấy có 06 yếu tố tác động đến
phát triển doanh nghiệp bao gồm: các khả năng của các doanh nhân (CE), hỗ trợ tài chính
(F), hỗ trợ của chính phủ (G), công nghệ phù hợp (T), kết nối thị trường/nhu cầu cho các
sản phẩm (M), cơ sở hạ tầng đầy đủ (I). Môi trường nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Bangladesh cũng phù hợp với tình trạng phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc
biệt, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trường hợp
nghiên cứu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng thì vận dụng mô hình nghiên cứu của
Chowdhury, Islam, Alam (2013) phải điều chỉnh lại một số yếu tố và bổ sung thêm một số
yếu tố mới để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng.
Vì vậy, mô hình này chưa quan tâm đến yếu tố nguồn nhân lực, môi trường, kiến trúc xây
dựng. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu của mô hình Chowdhury, Islam, Alam (2013),
đồng thời với phân tích thực trạng và những vấn đề đặc thù phát triển doanh nghiệp xây
dựng tỉnh Sóc Trăng, các yếu tố này được sử dụng nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu và
phát triển mới với tình hình phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, sử dụng
phương pháp định lượng nhằm kiểm định lại kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên
cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng nhằm đưa ra một số giải pháp phát
triển doanh nghiệp thời gian tới tại tỉnh Sóc Trăng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Khám phá các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng;
(2) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng; (3) Đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng; (2) Phạm vi nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp

xây dựng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; (3) Phạm vi thời gian: Dữ liệu dùng
để thực hiện luận án được thu thập bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu được
thông qua các bảng khảo sát 257 doanh nghiệp xây dựng và được thiết kế phù hợp với vấn
đề cần nghiên cứu.


3

5. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp của luận án thể hiện qua các mặt sau: (1) Luận án đã góp một phần
vào vận dụng lý thuyết phát triển doanh nghiệp nhằm làm sáng tỏ trường hợp nghiên cứu
phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. (2) Luận án đã góp phần phát hiện một số
yếu tố mới bổ sung vào mô hình phát triển doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng; (3) Luận án
đề xuất một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng trong thời gian
tới.
6. Kết cấu luận án
Luận án nghiên cứu với những nội dung chính được chia thành 5 chương; ngoài phần
tổng quan về nghiên cứu, kết luận và kiến nghị, bảng biểu, các hình, sơ đồ, tài liệu tham
khảo.
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TỈNH SÓC TRĂNG
1.1 Một số khái niệm và phát triển doanh nghiệp
1.1.1 Doanh nghiệp và doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng: Doanh nghiệp xây dựng là một tổ chức kinh tế, có tư cách
pháp nhân kinh doanh các sản phẩm đặc biệt (sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài)
trên thị trường xây dựng để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Luật doanh nghiệp quy
định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau
đây gọi chung là doanh nghiệp) theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11.
1.1.2 Khái niệm phát triển doanh nghiệp
Gibb (1993) đã phát triển một khung khái niệm cho việc đánh giá sự phát triển doanh
nghiệp trong bối cảnh các nước khu vực miền Trung và Đông Âu. Khái niệm thể hiện sự tồn
tại của bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào: Văn hóa; Sự khởi đầu và tồn tại
của doanh nghiệp; Sự tăng trưởng doanh nghiệp; Hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Neck (1977) đã đưa
ra một mô hình khái niệm để phân tích hỗ trợ cho việc phát triển các doanh nghiệp. Như thể


4

hiện mô hình khái niệm có ba yếu tố quan trọng, đó là: Quản lý, Tổ chức và Môi trường.
Gibb and Manu (1990) đã phát triển một mô hình trong bối cảnh phát triển doanh nghiệp
nhỏ, hiệu quả của tổ chức hỗ trợ, là phụ thuộc vào tình hình, có thể được đánh giá theo mức
độ phù hợp giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các tổ chức hỗ trợ về con người, cấu
trúc và quy trình làm việc. Hossain (1998) trong kết quả báo cáo đã nhấn mạnh phát triển
doanh nghiệp chính là rào cản pháp lý, điều kiện pháp luật và trật tự nghèo đói của xã hội, là
một số trong những vấn đề khác có tác động đến bất lợi về phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Qudus, Rashid (2000) cũng cho rằng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải đối
mặt với vô số các trở ngại quan liêu khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp. Rahman
(2004) đã chỉ ra rằng các khó khăn phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bangldesh: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ
chức công nghiệp, kích thước giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, và thiếu
chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng, trình độ công nghệ nghèo nàn.
Khan (2012) phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các phần tử kết hợp bao
gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công
nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm. Chowdhury, Islam,
Alam (2013) cho rằng phát triển doanh nghiệp chính là đo lường sự tăng trưởng của doanh
nghiệp và giả định rằng có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố tăng trưởng được mô tả như

khả năng của các doanh nhân, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ chính phủ, công nghệ phù hợp, mối
quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm, cơ sở hạ tầng đầy đủ. Cùng với khái niệm
phát triển doanh nghiệp chính là sự tăng trưởng của doanh nghiệp được Gladys N. Wekesa
Bunyasi; Bwisa, Gregory (2014) tiếp tục đưa ra khung khái niệm phát triển doanh nghiệp
tiếp cận thông tin kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển độc lập của doanh
nghiệp vừa và nhỏ và tăng trưởng là biến phụ thuộc được đo lường về lợi nhuận và doanh
thu bán hàng thu được từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuối cùng, theo quan điểm tác giả vận dụng và đề nghị làm sáng rõ khái niệm phát
triển doanh nghiệp: phát triển doanh nghiệp xây dựng chính là đo lường sự tăng trưởng của
doanh nghiệp và có mối quan hệ tác động giữa các yếu tố đến tăng trưởng, được mô tả như
nguồn vốn kinh doanh, nguồn nhân lực, thị trường, công nghệ phù hợp, kiến trúc xây dựng,
môi trường và chính sách nhà nước.


5

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển doanh nghiệp
Nghiên cứu các yếu tố có tác động đến sự phát triển doanh nghiệp là cơ sở khái niệm.
Mặc dù, không có nhiều công trình nghiên cứu cơ sở về những hạn chế của sự phát triển của
các doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khan (2004) cho rằng các
khó khăn sau đây tác động đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bangldesh:
(a) thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, (b), thiếu tổ chức công nghiệp, (c) kích thước giới
hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, và (d) thiếu chính sách đúng đắn và mang
tính xây dựng, trình độ công nghệ nghèo nàn.
Nhìn chung, cũng giống nghiên cứu của Khan (2004) được Jahangir H. Khan, Abdul
Kader Nazmul, Md. Farooque Hossain, Munsura Rahmatullah (2012) tiếp tục kế thừa các
yếu tố như khả năng của các doanh nhân, hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng đầy đủ, hỗ trợ chính
phủ, công nghệ phù hợp, kết nối thị trường. Nếu chúng ta vận dụng các yếu tố này vào
nghiên cứu phát triển doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu kế thừa một số
yếu tố sẽ phù hợp với điều kiện phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam như yếu tố hỗ trợ chính

phủ có thể chuyển thành yếu tố chính sách nhà nước; kế thừa các yếu tố công nghệ phù hợp;
kết nối thị trường, điều này cho thấy công nghệ phù hợp là vấn đề rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Khi thi công một công trình xây dựng thì doanh nghiệp
xây dựng ngoài những yếu tố khác thì công nghệ phù hợp là vấn đề chính góp phần xây
dựng thành công công trình. Đối với yếu tố kết nối thị trường ở các doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam chưa được liên kết mạnh mẽ giữa thị trường các tỉnh trong khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, có nghĩa là doanh nghiệp xây dựng ở tỉnh nào thì phát triển ở thị trường
tỉnh đó, chưa tạo thêm sức mạnh kết nối thị trường trong xây dựng. Từ yếu tố kết nối thị
trường là vấn cần thiết cho các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Tiếp nghiên cứu của Khan, Nazmul, Hossain, Rahmatullah (2012) là nghiên cứu của
nhóm tác giả Chowdhury, Islam, Alam (2013) tiếp tục nghiên cứu mô hình các yếu tố tác
động đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bangladesh. Các nghiên này giới hạn trong
hai ngành công nghiệp (nhà hàng và doanh nghiệp sản xuất sữa) và đã không đưa vào phỏng
vấn chuyên sâu để điều tra các trở ngại cho sự tăng trưởng và phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Bangladesh. Nhưng nghiên cứu hiện nay là nền tảng, nghiên cứu
trong tương lai có thể được thực hiện với nhiều mẫu từ các khu vực khác nhau và sử dụng


6

phỏng vấn chuyên sâu để có cái nhìn rộng hơn về những khó khăn trong việc phát triển và
tăng trưởng của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy sự hạn chế của nghiên cứu này chính
là tiền đề xuất hiện nghiên cứu tiếp theo ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và quy mô mẫu được mở rộng hơn. Như vậy, tác giả cho rằng lĩnh vực doanh nghiệp
xây dựng là điều kiện thích hợp nghiên cứu tiếp theo của Chowdhury, Islam, Alam (2013).
Tổng hợp các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến doanh nghiệp xây dựng
Tác giả

Khan,


Nazmul,

Hossain,

Yếu

Yếu

Yếu

Yếu

Yếu

Yếu

Yếu

tố 1

tố 2

tố 3

tố 4

tố 5

tố 6


tố 7



















Rahmatullah (2012);
Chowdhury,

Islam,

Alam


(2013)

Khan (2004);
Leigthelm,
Batra,

Cant
Tan

(2002);



(2003);

Chowdhury, Amin (2011)


Chen, Lasker (2010)
Njuangang,
Liyanage

Douglas,
(2010);



Kent

Fairfield, Joel Harmon, Scott
Behson (2011)
Souza (2009)




Nguồn: tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Ghi chú các yếu tố (Yếu tố 1: nguồn vốn; yếu tố 2: kết nối thị trường; yếu tố 3: chính
sách nhà nước; yếu tố 4: nguồn nhân lực; yếu tố 5: công nghệ phù hợp; yếu tố 6: kiến trúc
xây dựng; yếu tố 7: môi trường xây dựng).
1.3 Mối liên hệ giữa các khái niệm và tổng quan nghiên cứu phát triển doanh nghiệp
Trên cơ sở tiếp cận khái niệm và tổng quan nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, tác
giả rút ra một số kết luận nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng và có thể đưa ra các giả thuyết sau đây:


7

H1: Nguồn vốn có tác động dương đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
H2: Kết nối thị trường có mối quan hệ tích cực đến phát triển doanh nghiệp xây
dựng.
H3: Chính sách nhà nước có tác động dương đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
H4: Nguồn nhân lực có tác động dương đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
H5: Công nghệ phù hợp có tác động dương đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
H6: Kiến trúc xây dựng có mối quan hệ tích cực đến phát triển doanh nghiệp xây
dựng.
H7: Môi trường xây dựng có tác động dương đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
1.4 Thiết kế mô hình lý thuyết phát triển doanh nghiệp
1.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình
Mô hình này được xây dựng dựa trên một nghiên cứu thực nghiệm đặc trưng được
thiết kế để cho phép quan sát các yếu tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Bangladesh (Chowdhury, Islam, Alam, 2013) có 06 yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp. Mô hình nghiên cứu lý thuyết các yếu tố tác động đến phát triển các doanh nghiệp

xây dựng tỉnh Sóc Trăng sử dụng mô hình lặp lại của Chowdhury, Islam, Alam (2013), mô
hình này được điều chỉnh cho phù hợp với ngành xây dựng ở Sóc Trăng. Kết quả nghiên
cứu định tính (ở chương 2), thông qua thảo luận nhóm, giữ lại 4 yếu tố (nguồn vốn, công
nghệ phù hợp, hỗ trợ chính sách nhà nước, kết nối thị trường) của mô hình gốc, loại bỏ 2
yếu tố (khả năng doanh nhân, cơ sở hạ tầng đầy đủ), đồng thời mô hình được bổ sung thêm
3 yếu tố mới (kiến trúc xây dựng, môi trường, nguồn nhân lực).
1.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình lý thuyết và các giả thuyết về mối quan hệ tác động đến phát triển doanh
nghiệp xây dựng được dựa trên mô hình gốc của Mohammed S.Chowdhury, Rabiul Islam,
Zahurul Alam, (2013) phát triển doanh nghiệp ở Bangladesh. Hiện nay, doanh nghiệp tại
Việt Nam chủ yếu là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn cả nước (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
Do đó, các doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng là một địa bàn của cả nước, nên phát
triển các doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng cũng là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phù
hợp khi vận dụng mô hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bangladesh của


8

Mohammed S.Chowdhury, Rabiul Islam, Zahurul Alam, (2013) vào nghiên cứu trường hợp
phát triển các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Mô hình nghiên cứu đề xuất phát
triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng như sau:
Nguồn vốn (NV)

Kết nối thị trường
(TTXD)
H1
Chính sách nhà nước
(CS)


H2
H3

Nguồn nhân lực
(NNL)

H4

Y
Phát triển doanh nghiệp xây
dựng tỉnh Sóc Trăng
(PTDN)

H5
Công nghệ phù hợp
(CN)

H6
H7

Môi trường (MT)

Kiến trúc xây dựng
(KTXD)

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Y= f(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7); Trong đó: X1: yếu tố nguồn vốn (NV); X2: yếu tố
kết nối thị trường (TT); X3: yếu tố chính sách nhà nước (CS); X4: yếu tố nguồn nhân lực
(NL); X5: yếu tố công nghệ phù hợp (CN); X6: yếu tố môi trường (MT); X7: yếu tố kiến trúc
xây dựng (KT) ; Y: Phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng (PTDN)

Tóm tắt chương 1: Từ cơ sở lý thuyết này, sẽ đo lường mức độ tác động của các
biến độc lập vào biến mục tiêu (phụ thuộc), đồng thời là cơ sở tiến hành nghiên cứu định
tính và định lượng để kiểm lý thuyết ban đầu đưa ra xem xét 7 yếu tố tác động vào sự phát
triển doanh nghiệp xây dựng với mức độ cao hay thấp, có ý nghĩa thống kê hay không; với
kết quả nghiên cứu nhằm đề ra giải pháp hợp lý cho phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh
Sóc Trăng trong thời gian tới.
Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu


9

Có hai loại phương pháp nghiên cứu phổ biến là định tính và định lượng. Một cuộc
tranh cãi lớn xuất hiện qua việc áp dụng các phương pháp này trong nhiều ngành khoa học
xã hội (Bryman, 1988). Trong phát triển doanh nghiệp được nghiên cứu các yếu tố tác động
đến tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp
định tính kết hợp với phương pháp định lượng nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể 2 phương pháp nghiên cứu được thực
hiện như sau.
2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
2.2.1 Quy trình nghiên cứu định tính
Quy trình được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này cũng giúp nghiên cứu sinh xây dựng, hiệu chỉnh nội
dung bảng câu hỏi và xây dựng thang đo phù hợp. Bảng câu hỏi mà nghiên cứu sinh xây
dựng được tham khảo từ tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây.
Giai đoạn 2: Điều tra, khảo sát thực tế: nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát các
doanh nghiệp xây dựng, các chuyên gia đang quản lý ở lĩnh vực xây dựng thông qua bảng
câu hỏi trực tiếp. Kết quả thông tin thu thập đa dạng và phong phú, đáp ứng được yêu cầu

cần thiết cho việc nghiên cứu chính thức.
Kết quả nghiên cứu bằng phỏng vấn ngoài việc đánh giá còn cho phép người nghiên
cứu mở ra các khía cạnh mới của vấn đề (Easterby-Smith, Thorpe, Lowe, 1991). Các cuộc
phỏng vấn của luận án này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố tác động đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng; bao gồm 7 yếu tố như: Nguồn vốn; Kết nối thị
trường; Chính sách nhà nước; Nguồn nhân lực; Công nghệ phù hợp; Môi trường; Kiến trúc
xây dựng, và Khả năng của các doanh nhân; Cơ sở hạ tầng đầy đủ mỗi cuộc phỏng vấn được
thực hiện với thời lượng khoảng từ 40 – 60 phút (phụ lục 1 và 2).
2.2.2 Thực hiện phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập thông tin tốt đối với các mẫu nhỏ
(O'Leary 2004). Chúng có lợi vì cho phép người tham gia đề xuất các giải pháp hoặc cung
cấp những hiểu biết, có sự linh hoạt để trả lời câu hỏi điều tra (Neuman, 1994). Theo Yin
(1994), các cuộc phỏng vấn là nguồn thiết yếu của cuộc khảo sát thu thập chứng cứ, vì
chúng là vấn đề liên quan đến con người. Các dữ liệu bổ sung cho nghiên cứu đã được tạo


10

ra từ các cuộc phỏng vấn sâu. Trong nghiên cứu này, những người được phỏng vấn họ cũng
có kinh nghiệm trong quá trình quản lý doanh nghiệp xây dựng (phụ lục 2).
2.2.3 Mẫu phỏng vấn định tính
Trong cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng với 19 người (giám
đốc) họ là những người rất am hiểu về lĩnh vực xây dựng. Cụ thể có 11 giám đốc làm trong
công ty trách nhiệm hữu hạn, có 7 giám đốc làm trong doanh nghiệp tư nhân, có 1 giám đốc
làm cơ quan nhà nước (Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng). Việc lựa chọn giám đốc
đã được dựa trên thực tế rằng họ đang trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về xây dựng, trực
tiếp điều hành doanh nghiệp xây dựng (phụ lục 2).
2.2.4 Phân tích số liệu
Quy trình xử lý và phân tích số liệu cũng được thực hiện theo 3 bước, bước thứ nhất
là tổng hợp và phân loại thông tin, bước thứ hai là tổ chức, kết hợp các thông tin và cuối

cùng là nhận định, xác định các thông tin với lý thuyết hoặc khái niệm trong quá trình
nghiên cứu (Miles & Huberman, 1994). Để đánh giá các yếu tố quan trọng và đảm bảo độ
tin cậy, nghiên cứu sẽ lựa chọn những vấn đề, khái niệm, thuật ngữ có tần suất hiện trên
60% trong quá trình phỏng vấn.
2.2.5 Kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi thực hiện các công việc thiết kế nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn, thu thập số
liệu và xử lý số liệu, để bố cục thông tin được chặt chẽ và dễ theo dõi kết quả nghiên cứu
định tính được trình bày bằng cách trả lời các câu hỏi nghiên cứu, với kết quả nghiên cứu
cho thấy trên 60% mức độ đồng ý (phụ lục 3), có 2 yếu tố không đạt yêu cầu có mức đồng ý
thấp dưới 60% (yếu tố khả năng của doanh nhân đạt 42,11%; yếu tố cơ sở hạ tầng đầy đủ
đạt 36,48%).
 Kết quả nghiên cứu yếu tố phát triển doanh nghiệp xây dựng
Khan Atiqur Rahman (2004) và Khan (2012) cho rằng các khó khăn trong phát triển
doanh nghiệp là sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qureshi, Herani (2011)
đo lường sự phát triển và tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua đo lường các biến
quan sát như: Tăng năng suất; Tăng cường công việc; Cải thiện thu nhập, thịnh vượng, và
chất lượng cuộc sống; Giảm nghèo khó; Đầu tư vào y tế và giáo dục gia đình. Chowdhury,
Islam, Alam (2013) cho rằng phát triển doanh nghiệp chính là đo lường sự tăng trưởng của


11

doanh nghiệp. Nghiên cứu của Bunyasi; Bwisa, Gregory (2014) tiếp tục khẳng định phát
triển doanh nghiệp tiếp cận thông tin kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
doanh nghiệp nhỏ và tăng trưởng là biến phụ thuộc được đo lường bằng lợi nhuận và doanh
thu bán hàng.
Từ kết quả cho thấy rằng có sự thay đổi của các yếu tố (nguồn vốn, kết nối thị
trường, hỗ trợ chính sách nhà nước, nguồn nhân lực, công nghệ phù hợp, môi trường, kiến
trúc xây dựng) sẽ có tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng; Kế thừa thang đo gốc
về phát triển (tăng trưởng) doanh nghiệp, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính, thang đo

phát triển doanh nghiệp bao gồm 5 biến quan sát.
2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng liên quan đến việc phân tích dữ liệu để kiểm tra tính khách
quan và chính xác của bằng chứng bằng số (Zikmund, 2000). Quy trình nghiên cứu.
2.4 Xây dựng thang đo
Thang đo Likert là phổ biến nhất, có 5 đến 7 điểm (Cavana et al, 2001; Creswell,
2003). Trong luận án này tác giả chọn thang đo Likert 5 điểm. Trong đó 1: hoàn toàn phản
đối và 5: hoàn toàn đồng ý (phụ lục 4. Bảng câu hỏi định lượng).
2.5 Phương pháp phân tích hồi qui bội
Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + ε
Trong đó: bi: hệ số hồi quy; ε: phần dư; X1: yếu tố nguồn vốn (NV); X2: yếu tố kết
nối thị trường (TT); X3: yếu tố chính sách nhà nước (CS); X4: yếu tố nguồn nhân lực (NL);
X5: yếu tố công nghệ phù hợp (CN); X6: yếu tố môi trường (MT); X7: yếu tố kiến trúc xây
dựng (KT); Y: Phát triển các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng (PTDN)
2.6 Mô hình lý thuyết đề xuất phát triển doanh nghiệp xây dựng
Để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu (mô hình 1.1, chương 1), các
yếu tố tác động đến phát triển các doanh nghiệp xây dựng được tính toán thông qua đo
lường các biến quan sát của thang đo, các ký hiệu và mã hóa các biến đo lường được mô
hình hóa như sau.
Ký hiệu các biến nghiên cứu
Loại

Ký hiệu
X1

Tên gọi
Nguồn vốn

Các biến quan sát
Các biến quan sát để đo lường; được ký



12

hiệu NV: từ NV1 đến NV3
X2

Kết nối thị trường

Các biến quan sát để đo lường; Được ký
hiệu TTXD: TTXD1 đến TTXD6

Các

X3

Chính sách nhà nước

biến

Các biến quan sát để đo lường; được ký
hiệu CS: từ CS1 đến CS4

độc lập

X4

Nguồn nhân lực

Các biến quan sát để đo lường; Được ký

hiệu NNL: từ NNL1 đến NNL4

X5

Công nghệ phù hợp

Các biến quan sát để đo lường; được ký
hiệu CN: từ CN1 đến CN4

X6

Môi trường

Các biến quan sát để đo lường; được ký
hiệu MT: từ MT1 đến MT5

X7

Kiến trúc xây dựng

Các biến quan sát để đo lường; được ký
hiệu KTXD: từ KTXD1 đến KTXD4

Biến

Y

Phát triển các doanh Các biến quan sát để đo lường; được ký
nghiệp xây dựng tỉnh hiệu PTDN: từ PTDN1 đến PTDN5


phụ
thuộc

Sóc Trăng (PTDN)

Nguồn: Tổng hợp xử lý của tác giả

2.7 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Mô hình đo lường gồm 35
biến quan sát, theo (Hair & Ctg, 1998) kích thước mẫu cần thiết là 1: 5, có nghĩa, 1 câu hỏi
cần 5 phiếu trả lời, do đó số phiếu cần khảo sát sẽ là n = 175 (35 x 5). Để đạt được kích
thước mẫu đề ra, có 262 bảng câu hỏi điều tra trực tiếp được gửi đi phỏng vấn. Kết quả thu
về và sàng lọc loại bỏ 5 mẫu không đạt yêu cầu, còn lại 257 mẫu hợp lệ và hoàn tất được sử
dụng cho nghiên cứu chính thức.
Tóm tắt chương 2: Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các vấn đề nghiên cứu, luận án
đề xuất các phương pháp nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu phát triển các
doanh nghiệp xây dựng, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hồi qui bội để phân tích
các thành phần tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.


13

Chương 3
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TỈNH SÓC TRĂNG
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Mẫu khảo sát
Trong nghiên cứu này, thực tế tổng số mẫu gởi đi là 262 bảng, kết quả thu về và qua
sàng lọc còn lại 257 bảng hợp lệ trả lời và được sử dụng để phân tích.
3.1.2. Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Phiếu khảo sát
được gởi tới các doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Đối tượng khảo sát: Giám đốc doanh nghiệp xây dựng.
- Dữ liệu thu thập và xử lý trong 2013 - 2014, phương pháp thu thập là gởi bảng câu
hỏi trực tiếp đối với người được phỏng vấn.
3.2 Phân tích mô tả
3.2.1 Hình thức sở hữu doanh nghiệp
Kết quả thống kê hình thức sở hữu DNXD được trình bày trong bảng 3.1. Tỷ lệ đối
tượng khảo sát (giám đốc, phó giám đốc) các doanh nghiệp có hình thức sở hữu Doanh
nghiệp tư nhân chiếm khá cao đến 29,18%; Tiếp đến Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH
2 thành viên) chiếm đến 26,85%; và hình thức sở hữu Công ty Cổ phần chiếm 24,12% và
cuối cùng hình thức sở hữu Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH 1 thành viên) chiếm
19,84%. Số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ trên cũng phản ánh đúng thực tế số lượng doanh
nghiệp phân loại theo hình thức sở hữu tại tại tỉnh Sóc Trăng.
3.2.2 Vị trí địa lý doanh nghiệp
Lĩnh vực nghiên cứu doanh nghiệp xây dựng tập trung vào các huyện và thành phố
Sóc Trăng, khái quát vị trí địa lý doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được liệt kê trong
Bảng 3.2. Trong đó các đối tượng khảo sát doanh nghiệp thành phố Sóc Trăng chiếm cao
nhất đến 24,12%; tiếp đến doanh nghiệp địa bàn huyện Mỹ Tú chiếm 11,28%; các doanh
nghiệp huyện Kế Sách chiếm đến 10,89%; và cùng hai địa bàn huyện Long Phú và huyện
Mỹ Xuyên chiếm 10,12%.; và huyện Châu Thành, thị xã Ngã Năm chiếm 9,34%, và cuối


14

cùng thị xã Vĩnh Châu chiếm 7,00%. Do đó, vị trí địa lý doanh nghiệp được khảo sát được
liệt kê 6 huyện và một thành phố Sóc Trăng và 2 thị xã (Ngã Năm, Vĩnh Châu).
3.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh
Sóc Trăng
3.3.1 Cơ sở lý thuyết phân tích nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết phát triển doanh nghiệp xây dựng được sử dụng trong nghiên cứu
gồm 7 biến độc lập và một biến phụ thuộc, với 35 biến quan sát được đánh giá sơ bộ thông
qua hai công cụ chính: (1) Hệ số tin cậy Cronbach alpha, và (2) Phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn
hơn 50% và trọng số yếu tố phải từ 0.50 trở lên.
3.3.2 Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng được trình bày. Kết quả này cho thấy các thang đo đều đảm
bảo độ tin cậy, hệ số Cronbach’s alpha nhỏ nhất là 0.693 và cao nhất là 0.879 được chấp
nhận, hệ số tương quan biến – tổng đều đạt trên 0.3, các thang đo đều đạt yêu cầu và được
tiếp tục đưa vào phân tích EFA.
3.3.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo các biến độc lập.
Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA cho thấy thang đo đạt yêu cầu với tổng
phương sai trích là 66,39% ( > 50%) và yếu tố phần lớn đều lớn hơn 0.50; trích được 7 yếu
tố có Eigenvalue >1 (Xem phụ lục 1).
3.3.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích yếu tố khám phá EFA thang đo biến phụ thuộc cho thấy thang đo
đạt yêu cầu với tổng phương sai trích là 60,8% ( > 50%) và yếu tố phần lớn đều lớn hơn
0,70; trích được 1 yếu tố có Eigenvalue =3,0441 (xem phụ lục 2.2).
3.3.5 Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng
3.3.5.1 Phân tích trung bình và độ lệch chuẩn
Theo kết quả xử lý được nêu cho thấy giá trị trung bình của các yếu tố tác động đến
phát triển doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng dao động từ 3,48 đến 3,66 với thang điểm
cho từ 1 đến 5 và độ lệch chuẩn từ dao động 0,694 đến 0,786 (dưới 1).
3.3.5.2 Phân tích tương quan


15

Theo số liệu được nêu ở phụ lục lục 2.5 cho thấy, mối quan hệ tuyến tính giữa biến

phụ thuộc phát triển doanh nghiệp xây dựng (Y) với 7 biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng
có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập (các giá trị Sig.
< .05) và mối quan hệ ở mức độ khá chặt chẽ thể hiện qua hệ số tương quan Person từ 0.1
đến 0.5.
3.3.5.3 Phân tích hồi quy
1) Kiểm định mô hình nghiên cứu
Phương trình hồi quy sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất, với phương pháp
Enter, do tính chất nghiên cứu là khám phá. Các chỉ tiêu được lựa chọn trong kiểm tra giả
thuyết hồi quy bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 2.20); kiểm định White với mức
ý nghĩa p > 0.1 (độ tin cậy 90%) để đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến và hiện
tượng phương sai thay đổi không xuất hiện.
2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả hồi quy cho thấy, trị số R = 0,756, có nghĩa mối quan hệ giữa các biến trong
mô hình là khá chặt chẽ. Giá trị R2 = 0,572 thể hiện sự phù hợp của mô hình, hệ số R2 hiệu
chỉnh là 0,560 (giải thích được 7 yếu tố có tác động đến 56,0% phát triển doanh nghiệp xây
dựng) và kiểm định F với giá trị F là 70.616 tại mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ là .000.
Mức độ phù hợp của mô hình: Theo kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho
thấy Sig. = 0,000 <0,01. Như vậy, mô hình phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng phù hợp với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Hay nói cách khác, các biến độc lập có liên
quan tuyến tính với các biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%. Kết quả kiểm định các giả
định của mô hình hồi quy rút ra từ phương pháp Enter cũng cho thấy các giả định không bị
vi phạm và không có hiện tượng đa cộng tuyến vì VIF nhỏ hơn 3.
Bảng hệ số hồi quy
Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Trọng số
hồi quy


Hằng số

1.513E-16

Sai lệch
chuẩn

.041

Hệ số
chuẩn
hóa

Thống kê cộng tuyến
Giá trị
t

Beta

.000

Mức ý
nghĩa
Sig.

1.000

Hệ số
chấp
nhận


Hệ số phóng
đại phương
sai
VIF


16

X1
.234
.041
.234
5.643
X2
.388
.041
.388
9.366
X3
.139
.041
.139
3.356
X4
.145
.041
.145
3.501
X5

.383
.041
.383
9.237
X6
.279
.041
.279
6.725
X7
.319
.041
.319
7.708
a. Biến phụ thuộc:
Y: Phát triển doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

.000
.000
.001
.001
.000
.000
.000

.820
.608
.614
.750

.714
.480
.601

1.219
1.645
1.628
1.334
1.401
2.083
1.664

Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0,234X1 + 0,388X2 + 0,139X3 + 0,145X4 + 0,383X5 + 0,279X6 + 0,319X7

3.3.5.4 Kiểm định giả thuyết.
Kết quả kiểm định giả thuyết được trình bày trong bảng sau.
Kí hiệu
H1

Giả thuyết
Nguồn vốn có tác động dương đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng
Kết nối thị trường có mối quan hệ tích cực đến
phát triển doanh nghiệp xây dựng
Chính sách nhà nước có tác động dương đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng.

P value
Kết luận

0,000< 5% Chấp nhận

Nguồn nhân lực có tác động dương đến phát triển
doanh nghiệp xây dựng.
H5
Công nghệ phù hợp có tác động dương đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng.
H6
Kiến trúc xây dựng có mối quan hệ tích cực đến
phát triển doanh nghiệp xây dựng.
H7
Môi trường xây dựng có tác động dương đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng.
Nguồn: Kết quả từ xử lý số liệu điều tra của tác giả

0,001<5% Chấp nhận

H2
H3

H4

0,000<5% Chấp nhận
0,001<5% Chấp nhận

0,000<5% Chấp nhận
0,000<5% Chấp nhận
0,000<5% Chấp nhận

3.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây

dựng.
Kết quả định lượng cho thấy tất cả 7 yếu tố đều có tác động đến sự phát triển các
doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, có thể được xếp theo thứ tự ưu tiên mức độ từ cao
đến thấp sau:
1) Kết nối thị trường (X2): Yếu tố kết nối thị trường có tác động mạnh nhất đến
phát triển DNXD Sóc Trăng (b2=0,388). Nhưng kết quả đánh giá chỉ ở mức trung bình khá
(điểm TB = 3,57, độ lệch chuẩn là 0,696)


17

2) Công nghệ (X5): Yếu tố công nghệ có tác động mạnh thứ 2 đến phát triển DNXD
Sóc Trăng (b5 = 0,383). Kết quả đánh giá yếu tố này cũng ở mức trung bình khá (điểm TB=
3,66 và độ lệch chuẩn là 0,694).
3) Kiến trúc xây dựng (X7): Yếu tố kiến trúc xây dựng có tác động mạnh thứ 3 đến
phát triển DNXD Sóc Trăng (b7= 0,319). Kết quả đánh giá yếu tố này cũng ở mức trung
bình khá (điểm TB= 3,55 và độ lệch chuẩn là 0,743).
4) Môi trường xây dựng (X6): Yếu tố môi trường xây dựng có ảnh hưởng đến phát
triển DNXD Sóc Trăng nhưng yếu hơn 3 yếu tố trên (b6= 0,279). Kết quả đánh giá yếu tố
này cũng ở mức trung bình khá (điểm TB= 3,56 và độ lệch chuẩn là 0,761).
5) Nguồn vốn (X1): Yếu tố nguồn vốn cũng có tác động đến phát triển DNXD Sóc
Trăng (b1= 0,234). Kết quả đánh giá yếu tố này cũng ở mức trung bình khá (điểm TB= 3,54
và độ lệch chuẩn là 0,717).
6) Nguồn nhân lực (X4): Yếu tố nguồn nhân lực có tác động ở mức yếu đến phát
triển DNXD Sóc Trăng (b4= 0,145). Kết quả đánh giá yếu tố này cũng ở mức trung bình
khá (điểm TB= 3,48 và độ lệch chuẩn là 0,786).
7) Chính sách nhà nước (X3): Yếu tố chính sách nhà nước có ảnh hưởng ít nhất đến
phát triển các DNXD Sóc Trăng (b3= 0,139). Kết quả đánh giá yếu tố này cũng ở mức trung
bình khá (điểm TB= 3,58 và độ lệch chuẩn là 0,759).
Tóm tắt chương 3: Kết quả nghiên cứu này là cơ sở kết hợp với tìm hiểu những

nguyên nhân, hạn chế thực trạng phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng ở chương
4 nhằm đề xuất các nhóm giải pháp phát triển các DNXD Sóc Trăng ở chương 5.
Chương 4

HIỆN TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
4.1 Giới thiệu doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhìn chung phát triển các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng tăng dần từ khi mới
tái lập tỉnh đến nay, giai đoạn năm 2009-2013 số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng


18

đều qua các năm, cụ thể năm 2009 là 1.230 doanh nghiệp thành lập mới đến năm 2013 là
1.540 doanh nghiệp thành lập.
4.1.2 Số lượng doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp
Số lượng thành lập doanh nghiệp: Tình hình thành lập mới năm 2014 của tỉnh Sóc
Trăng toàn tỉnh có thêm 145 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 93% so cùng kỳ,
tổng vốn đăng ký đầu tư 349 tỷ đồng, tăng 6,3%; bên cạnh đó, có 31 doanh nghiệp đăng ký
giải thể, tăng 29%, với tổng vốn 56,5 tỷ đồng. Tính đến nay, toàn tỉnh có 1.672 doanh
nghiệp, với số vốn đăng ký 5.321 tỷ đồng.
Phân theo loại hình doanh nghiệp: Theo loại hình và vốn đóng góp tính đến năm
2014, toàn tỉnh chủ yếu là loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn, doanh nghiệp tư nhân có trên 1.672 các doanh nghiệp với tổng số vốn là 9.017 tỷ đồng.
Trong đó, doanh nghiệp tư nhân số lượng thành lập nhiều nhất là 798 doanh nghiệp, với số
vốn đăng ký kinh doanh là 2.350 tỷ đồng, trong khi đó Công ty cổ phần có số lượng chỉ 123
doanh nghiệp và lại thấp hơn so với doanh nghiệp tư nhân nhưng vốn đăng ký kinh doanh là
2.866 tỷ đồng gấp hơn rất nhiều lần.
Phân theo ngành nghề kinh doanh: Theo danh mục các doanh nghiệp đăng ký kinh

doanh được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp giấy
đăng ký kinh doanh năm 2013 tập trung chủ yếu phân bố trong lĩnh vực xây dựng. Từ số
liệu cho thấy lĩnh vực xây dựng có 389 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng rất cao trong các lĩnh
vực doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó xây dựng mang tính đặc thù
của tỉnh, có số lượng doanh nghiệp hoạt động tương đối cao so với các lĩnh vực khác tại tỉnh
Sóc Trăng.
4.1.3 Quy mô lao động doanh nghiệp xây dựng
Nhìn chung, tình hình lao động trong các doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều chuyển biến
tích cực so với các năm trước. Đặc biệt ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2010 có 15.957 lao động đến năm 2011 tăng lên 16.209
lao động, nhưng đến năm 2014 tăng lên 18.520 lao động; đối với doanh nghiệp xây dựng thì
lượng lao động năm 2010 là 5.963 lao động đến năm 2011 tăng lên 6.108 lao động, nhưng
đến năm 2014 lại giảm xuống còn 5.209 lao động (bảng 4.4).


19

4.1.4 Quy mô vốn sản xuất kinh doanh
 Vốn sản xuất kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp
Tại tỉnh Sóc Trăng nhìn qua bốn năm chúng ta thấy loại hình doanh nghiệp tư nhân có số
vốn sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm, thể hiện vốn ở loại hình doanh nghiệp tư
nhân rất ổn định, cụ thể công ty cổ phần năm 2010 có tổng vốn là 1.593 tỷ đồng đến năm
2011 giảm xuống còn 1.018 tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 tăng lên 1.760 tỷ đồng; tương tự
công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và 2 thành viên có vốn sản xuất kinh doanh tăng,
giảm và thể hiện tính chưa ổn định như năm 2010 là 6.073 tỷ đồng, và đến năm 2011 tăng
lên không đáng kể là 5.058 đồng, và đến năm 2013 tăng lên đến 6.650 tỷ đồng.
 Vốn sản xuất kinh doanh phân theo ngành nghề doanh nghiệp
Nhìn chung trong 10 ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng chỉ có 3 ngành nghề kinh doanh có giá trị vốn sản xuất kinh doanh lớn (bảng
4.6): Thứ nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn năm 2010 là 7.059 tỷ đồng và

đến năm 2014 tăng lên 8.620 tỷ đồng; Thứ hai là ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác năm 2010 với số vốn sản xuất kinh doanh là 2.833 tỷ
đồng và đến năm 2014 tăng lên 4.672 tỷ đồng; Thứ ba là ngành nghề kinh doanh xây dựng
năm 2010 với số vốn sản xuất kinh doanh là 2.583 tỷ đồng và năm 2014 tăng lên 3.702 tỷ
đồng.
4.1.5 Quy mô doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng phân theo
ngành nghề của 10 ngành nghề kinh doanh chính. Trong đó có 03 ngành nghề kinh doanh có
doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phân theo ngành nghề cao nhất
đó là: Thứ nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn năm 2010 với doanh thu
thuần sản xuất kinh doanh 10.067 tỷ đồng và đến năm 2014 doanh thu tăng lên 20.420 tỷ
đồng; Thứ hai là ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác năm 2010 với doanh thu thuần sản xuất kinh doanh là 9.625 tỷ đồng và đến năm 2014
doanh thu tăng lên 14.920 tỷ đồng; Thứ ba là ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp xây
dựng năm 2010 với số vốn sản xuất kinh doanh là 1.431 tỷ đồng và sang năm 2014 doanh
thu tăng lên 1.982 tỷ đồng.
4.2 Thực trạng những yếu tố tác động phát triển doanh nghiệp xây dựng


20

Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng thời gian qua,
thông qua tìm hiểu một số yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng như: Yếu
tố môi trường xây dựng; Yếu tố kiến trúc xây dựng; Yếu tố nguồn vốn; Về yếu tố kết nối thị
trường; Yếu tố tiếp cận các chính sách nhà nước; Yếu tố nguồn nhân lực; Về yếu tố công
nghệ phù hợp.
4.3 Đánh giá chung tình hình phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng
Trên cơ sở đánh giá chung thực trạng phát triển rút ra một số ưu điểm và những hạn
chế và nguyên nhân các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc
Trăng.

Tóm tắt chương 4: Phân tích 7 yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp nhằm
thấy được một số nhược điểm, thiếu sót cần tìm giải pháp khắc phục ở chương 5, nhằm phát
triển doanh nghiệp xây dựng trong thời gian tới ở tỉnh Sóc Trăng.
Chương 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG TỈNH SÓC TRĂNG
5.1 Quan điểm phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng
Quan điểm phát triển doanh nghiệp xây dựng của tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy nhanh
tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng, tạo môi
trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các doanh nghiệp xây dựng đóng góp
ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và hội
nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là quan điểm nhất quán đã được xây dựng từ kết quả nghiên
cứu.
5.2 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xây dựng Sóc Trăng
5.2.1 Giải pháp về kết nối thị trường
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy kết nối thị trường tác động mạnh thứ nhất
đến phát triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b2 = 38.8%, trung bình đánh giá là 3.57 và
độ lệch chuẩn là 0.696. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thị trường xây dựng có ảnh
hưởng mạnh đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất một số
giải pháp phát triển thị trường xây dựng thông qua các dịch vụ của doanh nghiệp xây dựng
Sóc Trăng. Một số giải pháp có thể thực hiện nhằm phát triển thị trường xây dựng như sau:


21

1) Giải pháp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng
2) Giải pháp đối với sản phẩm dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp ngày càng đáp ứng
được yêu cầu khách hàng
3) Giải pháp kinh doanh bất động sản đối với doanh nghiệp xây dựng

5.2.2 Giải pháp về công nghệ phù hợp
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy công nghệ phù hợp tác động mạnh thứ hai
đến phát triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b5 = 38.3%, trung bình đánh giá là 3.66 và
độ lệch chuẩn là 0.694. Từ đó, trong thời gian tới doanh nghiệp xây dựng cần tập trung vào
một số giải pháp về công nghệ xây dựng như sau:
1) Doanh nghiệp bổ sung kinh phí để tiếp cận công nghệ xây dựng mới
2) Doanh nghiệp cần thực hiện liên tục cải tiến công nghệ xây dựng
3) Doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng trình độ công nghệ
mới
4) Doanh nghiệp cần quan tâm hơn công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng
5.2.3 Giải pháp về thiết kế kiến trúc xây dựng
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thiết kế kiến trúc xây dựng tác động mạnh
thứ ba đến phát triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b7 = 31.9%, trung bình đánh giá là
3.55 và độ lệch chuẩn là 0.743. Để thực hiện giải pháp về thiết kế kiến trúc xây dựng doanh
nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp như:
1) Thiết kế kiến trúc hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, khí hậu
2) Thiết kế kiến trúc cân bằng, hài hòa với đặc điểm môi trường sông nước ở tỉnh Sóc
Trăng cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long
3) Thiết kế của các doanh nghiệp xây dựng phải có tính kế thừa dòng kiến trúc dân
gian, dòng kiến trúc truyền thống
4) Đối với doanh nghiệp xây dựng thực hiện công tác tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng
cần quan tâm.
5.2.4 Giải pháp về môi trường
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy môi trường tác động mạnh thứ tư đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b6 = 27.9%, trung bình đánh giá là 3.56 và độ lệch
chuẩn là 0.761. Tuy nhiên, hiện nay các chất ô nhiễm trong ngành xây dựng chủ yếu là tiếng


22


ồn xây dựng, bụi xây dựng, chất thải xây dựng và tiếp tục thực hiện một số giải pháp cải
thiện tình trạng ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng:
1) Giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng.
2) Giải pháp đối với các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng thực hiện một số
cam kết về quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên hiệu quả và tiết kiệm như: Khai thác
hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên địa phương; Sử dụng nguyên liệu sạch và công nghệ
trong thi công ít gây ô nhiễm trong doanh nghiệp xây dựng; Thực hiện cam kết mức độ giải
quyết ô nhiễm môi trường trong ngành xây dựng; Doanh nghiệp xây dựng phải đánh giá tác
động môi trường của sản xuất và kinh doanh xây dựng hàng năm; Trang bị bảo hộ lao động
và mua bảo hiểm đầy đủ cho người lao động ở doanh nghiệp xây dựng.
5.2.5 Giải pháp về nguồn vốn
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy nguồn vốn tác động mạnh thứ năm đến phát
triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b1 = 23.4%, trung bình đánh giá là 3.54 và độ lệch
chuẩn là 0.717. Thời gian tới doanh nghiệp xây dựng cần triển khai một số giải pháp nguồn
vốn như: Vốn của doanh nghiệp (vốn hữu hình, vô hình); Vốn phát hành cổ phiếu; Vốn vay
các tổ chức tín dụng.
1) Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp
2) Đối với vốn huy động khác của doanh nghiệp xây dựng
3) Giải pháp vốn vay của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp
5.2.6 Giải pháp về nguồn nhân lực
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy nguồn nhân lực tác động mạnh thứ sáu đến
phát triển doanh nghiệp xây dựng, với hệ số b4 = 14.5%, trung bình đánh giá là 3.48 và độ
lệch chuẩn là 0.786. Một số giải pháp có thể thực hiện:
1) Đối với doanh nghiệp cần phải xây dựng qui chế tuyển dụng thật hoàn chỉnh trong
thời gian tới.
2) Đối với doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh Luật lao động nhằm đáp ứng
nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.
3) Doanh nghiệp xây dựng được qui chế đào tạo, đãi ngộ người giỏi
4) Đối với việc xây dựng được quy chế phối hợp tốt trong công việc tại doanh nghiệp
xây dựng



23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xuất phát từ tình hình thực tế phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, luận
án đã phân tích được những nguyên nhân, hạn chế cơ bản tác động đến phát triển doanh
nghiệp xây dựng; và rút ra bảy yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.
2. Kiến nghị
2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Kiến nghị chính quyền địa phương: Một là, Ủy ban nhân tỉnh Sóc Trăng, Sở Xây
dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cần có sự quan tâm đúng mức và xây dựng
chiến lược mang tính định hướng, mục tiêu phát triển doanh nghiệp toàn vùng và cả nước
theo Quyết định số 1231/QĐ-TTg của Chính Phủ và Quyết định số 2457/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm
2020. Hai là, đối với Ủy ban nhân tỉnh cần rà soát lại quy hoạch phát triển doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình
phát triển doanh nghiệp cụ thể ở Quyết định số 206/QĐ-UBND của Ủy ban nhân tỉnh Sóc
Trăng. Ba là, các Sở, Ban ngành tham mưu Ủy ban nhân tỉnh, trước hết Sở Kế hoạch và Đầu
tư cần được nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động; nhất là mảng quản lý nhà nước về
phát triển các doanh nghiệp xây dựng được tăng cường về nhân sự có chuyên môn sâu, bản
lĩnh và tâm huyết.
Kiến nghị chính sách nhà nước: Một là, đối với chính sách cải cách thủ tục hành
chính của chính quyền; Hai là, chính sách thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng; Ba là,
đối với chính sách nhà nước quản lý kinh doanh bất động sản; Bốn là, đối với chính sách
quản lý đấu thầu trong hoạt động xây dựng; Năm là, chính quyền địa phương cần hoàn thiện
hệ thống pháp luật kinh doanh bất động sản nhằm nâng cao tính hấp dẫn của thị.
2.2 Một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo
Một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo, cũng như bất kỳ nghiên cứu

khoa học nào, luận án nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định: Thứ nhất là, luận
án nghiên cứu này chỉ thực hiện tại thị trường nghiên cứu ở tỉnh Sóc Trăng, nên khả năng
tổng quát hóa kết quả nghiên cứu chưa cao hơn, nếu được lặp lại nghiên cứu ở một số thị
trường lớn như vùng đồng bằng sông Cửu Long hoặc một số vùng, thành phố lớn ở Việt


24

Nam. Hai là, mục tiêu chính của luận án là nhằm khám phá các yếu tố và xây dựng thang
đo để đo lượng phát triển doanh nghiệp xây dựng địa phương tại thị trường tỉnh Sóc Trăng.
Ngoài ra, còn một số biến khác cũng tác động vào sự phát triển các doanh nghiệp xây dựng
tỉnh Sóc Trăng nhưng trong nghiên cứu của luận án này chưa phát hiện. Nhưng đây là định
hướng nữa cho vấn đề nghiên cứu tiếp của đề tài khoa học khác.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Thảo Vy, 2012. Mô hình chất lượng quy
hoạch ngành xây dựng ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
số 23b, trang 203-214.
2. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Thảo Vy, 2012. Mô hình tác động lan tỏa
ngành xây dựng ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 24b,
trang 240-250.
3. Nguyễn Thanh Liêm, 2014. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh, số 03(15), trang 66-67.




×