BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
BÙI THỊ HIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN
TP. HỒ CHÍ MINH - 2014
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác
trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì hàm lượng
trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ,
năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện
một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ
thống. Cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng, coi: “con người là
trung tâm, là yếu tố quyết định tới sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước”.
Bên cạnh những thành tựu đạt được do đổi mới phương pháp dạy học thì vẫn
còn khá nhiều bất cập. Một trong những lý do dẫn đến nguyên nhân trên là do lâu
nay đã có quá nhiều công trình nghiên cứu về BT với việc phát triển tư duy cho HS
nhưng vẫn chưa có sự thống nhất nhất định. Song song với điều ấy là xu hướng của
học sinh hiện nay. Hầu hết các em chỉ quan tâm đến các cách giải nhanh để đi đến
kết quả mà không cần biết những bài tập đó có tác dụng như thế nào.
Ngoài ra, hóa học là môn khoa học thực tiễn. Bên cạnh những lý thuyết đem lại
kiến thức thì bài tập cũng đóng vai trò rèn luyện tư duy cho học sinh. Chúng giúp
học sinh rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp... Đây là những yếu tố
cần thiết làm hành trang cho các em chuẩn bị bước vào đời.
Với những tầm quan trọng to lớn của bài tập hóa học nên đã có khá nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về những vấn đề này tiêu biểu là: PGS.TS Nguyễn Xuân
Trường, PGS.TS Cao Cự Giác với các công trình về cách giải bài tập, bài tập giải
nhanh như: Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hoá học ở trường
phổ thông, Những viên kim cương trong hóa học... hoặc về vấn đề dùng bài tập bồi
dưỡng học sinh giỏi có TS. Vũ Anh Tuấn hay dùng bài tập phát triển năng lực tư
duy của TS. Lê Văn Dũng. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập để rèn kỹ năng quan sát
nhằm phát triển tư duy cho học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Với những lí do trên, để giúp cho các đồng nghiệp cũng như học sinh có thêm
một tài liệu tham khảo, tôi chọn vấn đề : “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
Trang 2
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
để rèn kỹ năng quan sát trong dạy học hóa học nhằm phát triển tư duy cho học
sinh THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ hơn tác dụng của bài tập hóa học thông qua đó giúp giáo viên rèn luyện
cho học sinh kỹ năng quan và phát triển tư duy cho học sinh.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
Tìm hiểu thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát cho học sinh.
Xây dựng giáo án thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm.
Xử lí kết quả thực nghiệm.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bài tập hóa học và việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho
học sinh.
Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp xử lý thông tin.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức được giới hạn trong phần vô cơ chương VI “ Kim loại kiềm
- kim loại kiềm thổ - nhôm” hóa học lớp 12 trong chương trình THPT
7. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn xây dựng và biết sử dụng một cách có hiệu quả các bài tập hóa
học có tác dụng rèn luyện kỹ năng quan sát thì sẽ phát triển được tư duy, năng lực
nhận thức cho học sinh thông qua đó góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh.
8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Tiếp tục hoàn thiện thêm về lí luận của bài tập hóa học trong dạy học.
Trang 3
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Góp phần xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát cho học
sinh để phát triển tư duy.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đổi mới phƣơng pháp
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trung ương
Đảng lần thứ 4 khoá VII (1/1993), nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khoá VIII
(12/1996), được thể chế hoá trong Luật GD (12/1998) và được cụ thể hoá trong các
chỉ thị của Bộ GD & ĐT, đặc biệt chỉ thị số 15(4/1999). Luật GD, điều 24.2 đã ghi :
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
1.2. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực
1.2.1. Phương pháp đàm thoại ơricrix
1.2.2. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
1.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT
1.3.1. Yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển của học sinh THPT
1.3.2. Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
1.3.3. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
1.3.4. Những đặc điểm tâm lý chủ yếu của học sinh THPT
1.4. Vai trò của hóa học trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trƣờng phổ
thông
1.5. Lý luận bài tập hóa học
1.5.1. Khái niệm bài tập hóa học
1.5.2. Phân loại bài tập hóa học
1.5.3. Tác dụng bài tập hóa học
1.5.4. Vai trò bài tập trong việc phát triển tư duy cho học sinh
1.5.4.1. Vai trò của Bài tập hóa học trong việc phát triển tư duy cho học sinh
Trang 4
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập
thông minh và sáng tạo.
Phát triển tư duy, rèn trí thông minh cho học sinh.
1.5.4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động giải bài tập hóa học với việc phát triển
tư duy
BTHH
Hoạt động giải BTHH
Xây dựng
algorit giải BT
Nghiên cứu
đề bài
Phân
tích
Tổng
hợp
So
sánh
Khái
quát
hóa
Trừu
tƣợng
hóa
Kiểm tra
Giải
Quan
sát
Ghi
nhớ
Tƣởng
tƣợng
Phê
phán
óa
Tƣ duy phát triển
1.6. Vai trò của quan sát trong việc hình thành và phát triển nhận thức
Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến
phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản
chất bên trong, như sau:
Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên
của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác
Trang 5
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau
: cảm giác, tri giác và biểu tượng.
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh
gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái
niệm, phán đoán, suy luận.
1.7. Các thao tác tƣ duy
Phân tích; tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa; cụ thể hóa; khái quát hóa.
1.8. Thực trạng sử dụng bài tập trong hiện nay
1.8.1. Mục đích điều tra
Làm rõ hơn thực trạng của việc sử dụng bài tập để rèn kỹ năng quan sát nhằm
phát triển tư duy cho HS trong các trườn gTHPT.
1.8.2. Nội dung điều tra
Tìm hiểu về qui trình khi GV hướng dẫn HS giải bài toán.
Thăm dò về cách nhìn nhận và suy nghĩ của GV về tác dụng của BT rèn kỹ
năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
Tìm hiểu về phương pháp rèn kỹ năng quan sát thông qua việc sử dụng bài
tập trong trường THPT.
Điều tra về việc sử dụng BTHH nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát
triển tư duy cho học sinh trong dạy học môn hóa ở trường THPT.
1.8.3. Đối tượng điều tra
Các giáo viên giảng dạy bộ môn hoá học của một số trường THPT trên địa
thành phố Hồ Chí Minh và trên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cán bộ quản lý ở trường THPT
1.8.4. Phương pháp điều tra
Nghiên cứu giáo án, dự giờ các tiết học hóa học ở trường THPT.
Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi với GV một số trường THPT.
Gửi và thu phiếu điều tra.
Hỏi ý kiến chuyên gia
1.8.5. Kết quả điều tra
Sau quá trình điều tra, chúng tôi đã tổng hợp lại và có kết quả như sau:
Trang 6
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Phần lớn GV đều đánh giá cao vai trò của bài tập trong quá trình dạy học đặc
biết về việc phát triển tư duy cho HS. Nhưng nhìn chung, GV vẫn còn chú trọng các
phương pháp giải bài tập.
Khi được hỏi về vai trò của bài tập trong việc rèn kỹ năng quan sát thì đa số
giáo viên cho rằng sự đóng góp của nó là lớn nhưng trong thực tế việc khai thác
chưa đúng mức.
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, chúng tôi ghi nhận
được những ý kiến sau:
Do các yếu tố thời gian, đảm bảo số tiết giảng dạy, áp lực công việc, gia
đình, kinh tế... nên một vài giáo viên vẫn chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc rèn
kỹ năng cho HS hoặc còn lúng túng trong việc đưa ra những câu hỏi cũng như tình
huống có vấn đề thu hút học sinh quan sát.
Do hệ thống tài liệu tham khảo về “việc sử dụng bài tập để rèn kỹ năng quan
sát nhằm phát triển tư duy cho HS” chưa nhiều nên việc xây dựng bài tập trong
giảng dạy vẫn còn hạn chế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
bao gồm:
Đổi mới phương pháp và một phương pháp dạy học tích cực.
Quá trình hình thành nhận thức và đặc điểm tâm lý học sinh THPT
Vai trò của hóa học ở trường phổ thông.
Khái quát về BTHH: Khái niệm, ý nghĩa tác dụng, phân loại, vai trò của bài
tập trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng BTHH để rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển
tư duy cho HS hiện nay.
Tất cả các vấn đề trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập để rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học hóa học nhằm phát triển tư duy cho
học sinh THPT.
Trang 7
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC HÓA
HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY CHO HỌC SINH THPT
2.1. Phân tích đặc điểm chƣơng: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm
Kiến thức
Cung cấp một kiến thức hóa học phổ thông cơ bản, hiện đại, thiết thực có
nâng cao ở mức độ thích hợp.
Vận dụng các lí thuyết chủ để nghiên cứu các nhóm nguyên tố, những
nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng, gần gũi trong
thực tế đời sống, sản xuất hóa.
Một số vấn đề: Phân tích hóa học: phương pháp phân biệt và nhận biết
cácchất thông dụng; Hóa học và vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
Về kỹ năng
Tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn hóa học, kĩ năng giảiquyết
vấn đề để phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động cho học sinh như
quan sát thí nghiệm, phân tích, dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả; biết làm việc
với SGK và tài liệu tham khảo, biết làm một số thí nghiệm độc lập và theo nhóm
nhỏ để biết lập kế hoạch giải một bài tập hóa học; biết vận dụng để giải quyết một
vấn đề đơn giản trong cuộc sống có liên quan đến hóa học.
Về thái độ
Tiếp tục hình thành và phát triển ở HS thái độ tích cực như hứng thú họctập bộ
môn hóa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số vấn
đề có liên quan đến hóa học trong cuộc sống, sản xuất; rèn luyện tính cẩnthận, nhận
thức và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trêncơ sở phân tích khoa
học.
2.2. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng quan sát
Để định hướng cho việc xây dựng hệ thống bài tập Hóa học có nhiều cách giải
nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho học sinh, khi lựa chọn
cần dựa vào một số nguyên tắc sau :
Hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu môn học.
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Trang 8
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng.
Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, không đi sâu vào các vấn đề tính
toán phức tạp, nặng về tính toán.
Hệ thống bài tập là bài tập thực nghiệm, các bài toán có tính thực tiễn.
Hệ thống bài tập phải đảm bảo góp phần rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS,
nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học.
2.3. Qui trình xây dựng hệ thống bài tập
Để xây dựng hệ thống bài tập có tác dụng rèn kỹ năng quan sát phù hợp với
mục tiêu và nội dung dạy học cần thực hiện theo các bước sau đây:
Xác định mục tiêu dạy học và nội dung.
Phân tích giải bài tập
Tìm ra các điểm chính trong bài tập để rèn kỹ năng quan sát.
Tuyển chọn bài tập.
Xây dựng hệ thống bài tập.
2.4. Xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng quan sát trong chƣơng
trình lớp 12 cơ bản phần vô cơ
Trong phần này, chúng tôi đã xây dựng được 83 bài tập để rèn kỹ năng quan sát cho
học sinh trong chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm” gồm: 54 bài
tập tính toán, 17 bài tập lý thuyết và 12 bài tập thực nghiệm.
2.4.1. Xây dựng hệ thống bài tập tính toán để rèn kỹ năng quan sát
Ví dụ 1: Cho kim loại (X) hoà tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672
lít H2 đktc. Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà hết 1/3 dung dịch A là
Phân tích: Đối với dạng toán này, hầu hết HS sẽ viết phương và đặt số mol
giải quyết vấn đề như sau:
2X + 2nH2O 2X(OH)n + nH2
0,06
n
0,03
X(OH)n + nHCl XCln + nH2O
0,06
n
0,06
(1)
(mol)
(2)
(mol)
1 0, 06
VHCl = .
= 0,2(l)
3 0,1
Trang 9
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Nhưng để rèn kỹ năng quan sát GV yêu cầu HS quan sát phương trình (đặc biệt
là hệ số phương trình). Từ đó, HS rút ra nhận xét như sau :
n OH nMOH 2nH2
nH nHCl nMOH
nH =nOH = 2nH
+
-
2
Từ nhận xét đó, HS sẽ giải bài tập trên bằng cách sau:
n H+ = n OH- = 2 n H2 2.0,03 0,06(mol )
1 0, 06
VHCl = .
= 0,2(l)
3 0,1
Như vậy, sau khi giải quyết hai bài tập này các em sẽ rút ra mối liên hệ giữa số
mol H2 ; OH- và H+ là một hằng số không đổi là: nH =nOH = 2nH . Kết luận này
+
-
2
đúng với tất cả các axit hay bazơ nào.
Ví dụ 2: Cho 43 gam hỗn hợp gồm BaCl2 và CaCl2 vào 1 lít dd gồm Na2CO3
0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 39,7g kết
tủa A và dd B. Tính % khối lượng các chất trong A.
Phân tích: Vì cả BaCl2 và CaCl2 đều tạo kết tủa được với Na2CO3 và
(NH4)2CO3 nên kết tủa sinh ra là gồm BaCO3 và CaCO3. Do đó, không biết BaCl2
và CaCl2 phản ứng hết hay Na2CO3 và (NH4)2CO3 phản ứng hết. Nếu giải biện luận
từng trường hợp thì rất mất thời gian. Có thể giải bài toán theo phương pháp tăng
giảm khối lượng như sau :
Trong hỗn hợp Na2CO3 và (NH4)2CO3 có các ion: Na+ ; NH +4 và CO32- . Hỗn
hợp BaCl2 và CaCl2 có các ion Ca 2+ ; Ba 2+ và Cl- . Các phản ứng :
Ba 2+ +CO32- BaCO3
(1)
Ca 2+ +CO32- CaCO3
(2)
Theo (1) và (2) cứ 1 mol BaCl2 hoặc CaCl2 biến thành BaCO3 hoặc CaCO3 thì
khối lượng giảm 71 – 60 =11(g) ( 2 Cl- chuyển thành CO32- ). Do đó tổng số mol 2
muối BaCO3 và CaCO3 bằng
43- 39, 7
0,3(mol ) mà tổng số mol ion CO32- = 0,1 +
11
0,25 = 0,35. Điều đó chứng tỏ dư CO32- . Gọi x, y là số mol BaCO3 và CaCO3 trong
A.
Trang 10
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
x y 0,3
x 0,1(mol )
197 x 100 y 39, 7
y 0, 2(mol )
Ta có :
% BaCO3 =
0,1.197
49, 62%
39, 7
% CaCO3 = 100 – 49,62 = 50,38 %.
2.4.2. Xây dựng hệ thống bài tập lý thuyết để rèn kỹ năng quan sát
Ví dụ 1: Chỉ dùng một loại thuốc thử hãy nhận biết các chất sau: Mg, Al,
Al2O3.
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS quan sát dữ kiện để phân tích bài tập
như sau:
Đây là bài toán chỉ được dùng 1 hóa chất.
Các chất không có mùi đặc trưng do đó cũng không thể nhận biết chúng bằng
màu sắc được.
Đây là các chất rắn đều không tan trong nước nhưng có khả năng tan trong
dung dịch kiềm.
Để giải được bài này ta phải trích các mẫu thử, cho các mẫu thử tác dụng với
dung dịch kiềm như: NaOH, KOH…
Bước 1: Trích mẫu thử, cho chúng tác dụng với NaOH. Quan sát hiện tượng.
Mẫu thử
Mg
NaOH
_
Al
Chất rắn tan và có sủi
bọt khí
Bước 2: Kết luận:
Không có hiện tượng gì với NaOH là Mg.
Chất rắn tan và có sủi bọt khí là Al.
Chất rắn tan là Al2O3.
Ví dụ 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
HCl + (B) (C) + (D) + H2O
(C) + NaOHdư (B) + H2O
Xác định các chất B, C.
Trang 11
Al2O3
Chất rắn tan
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Phân tích: Để rèn kỹ năng quan sát GV yêu cầu HS quan sát phương trình
(tập trung vào phương trình 2). Những hợp chất nào có khả năng tác dụng với dd
NaOH để thu sản phẩm là H2O. Từ việc quan sát đó, HS có thể đưa ra nhận xét:
(C) có thể là một axit hoặc oxit axit.
Nhưng (C) là sản phẩm của axit với một chất khác (C) chỉ có thể là oxit
axit.
Vậy HS có thể chọn kết quả là: (C) : CO2 ; (B) : Na2CO3
Khi đó, ta sẽ có phương trình như sau:
2 HCl Na2CO3 2 NaCl CO2 H 2O
CO2 2 NaOH Na2CO3 H 2O
2.4.3. Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm để rèn kỹ năng quan sát
Ví dụ 1: Quan sát bộ dụng cụ sau đây, hãy cho biết chất nào có thể được
điều chế trong các chất sau đây:
A. H2.
B. Cl2.
C. CO2.
D. O2
Phân tích : Để có thể trả lời câu hỏi này, HS cần phải quan sát vào những
hình ảnh sau:
Chất rắn chứa trong bình cầu.
Dung dịch có trong ống nhỏ giọt.
Miệng bình tam giác.
Cách đặt bình tam giác.
Từ những quan sát đó, HS có thể rút ra nhận xét sau:
Đây là chất được điều chế từ một chất rắn và một dung dịch.
Ở miệng bình tam giác không có bông tẩm đây là chất an toàn với môi
trường.
Trang 12
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Bình tam giác được úp ngược lại đây là chất khí có khối lượng nhẹ hơn
không khí.
Tổng hợp các nhận xét trên, HS chọn được đáp án là A (khí H2)
Ví dụ 2 : Hãy quan sát và giải thích hiện tượng khi cho mẫu Na vào trong
chậu nước thủy tinh.
Phân tích : Đối với dạng bài tập thực nghiệm này các em cần phải quan sát
thí nghiệm thật chi tiết để có thể nêu hiện tượng một cách đầy đủ nhất. Từ đó, các
em mới có thể đưa ra những giải thích thật sát đáng cho các hiện tượng mà em được
nhìn thấy. Bài tập này, có thể tập cho các em cách quan sát một hiện tượng vốn có
sẵn.
Khi quan sát các em sẽ thấy được từng hiện tượng sau :
Mẫu Natri tác dụng mãnh liệt với nước và sinh ra nhiệt nên chậu nước sẽ nóng
dần lên, nó có thể gây cháy nếu như mẫu Natri quá lớn. Ta có phản ứng như sau :
Na H 2O NaOH
1
H2
2
Do phản ứng sinh ra khí nên HS quan sát thấy được mẫu Natri chạy vòng quanh
chậu nước.
Và do khối lượng riêng của kim loại Natri nhẹ hơn nước nên HS thấy được hình
ảnh mẫu Natri lơ lửng trên mặt nước.
Nếu ta nhỏ vài giọt phenolphtalein vào chậu nước sau phản ứng ta sẽ thấy dung dịch
sẽ có màu hồng dung dịch sau phản ứng có tính bazơ (phù hợp với sản phẩm của
phương trình)
2.5. Sử dụng bài tập để rèn kỹ năng quan sát
2.5.1. Đặt vấn đề trong dạy học
Trong trường hợp này, GV thường sử dụng những bài tập mang tính chất có
vấn đề đề HS quan sát và rút ra thêm những kiến thức thực tế liên hệ với bài học.
Ví dụ 1: GV yêu cầu quan sát thí nghiệm sau: “Thổi khí CO2 vào dung dịch
nước vôi trong cho đến dư”. Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và giải thích
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS sẽ cần nắm được những kiến thức liên
quan đến bài học và bằng khả năng quan sát thì đưa ra lập luận để giải thích hiện
tượng thí nghiệm.
Trang 13
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Khi khí CO2 tiếp xúc với dung dịch nước vôi trong thì thấy xuất hiện kết tủa
trắng là CaCO3 theo phản ứng
Ca(OH )2 CO2 CaCO3 H 2O
Nhưng khi tiếp tục thổi khí CO2 thì sẽ làm tan kết trắng nên dung dịch trong trở
lại. Phương trình phản ứng xảy ra như sau
CaCO3 H 2O CO2 Ca( HCO3 )2
Ví dụ 2 : Ở những vùng nông thôn ngày nay, chúng ta vẫn thường nghe
người ta truyền nhau cách làm trong nước bằng phèn chua. Vậy tại sao phèn chua
có khả năng làm trong nước? Hãy giải thích hiện tượng đó.
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS sẽ cần nắm được những kiến thức liên
quan đến bài học và bằng khả năng quan sát thì đưa ra lập luận để giải thích hiện
tượng tự nhiên.
Trong bài học, HS đã nắm được thành phần chính của phèn chua là:
K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Khi cho phèn chua vào trong nước thì lúc này ion Al3+ sẽ
bị thủy phân tạo kết tủa dạng keo Al(OH)3 theo phương trình sau
Al 3 3H 2O
Al (OH )3 3H
Chính kết tủa keo này làm kết dính các chất bụi bẩn có trong nước và sẽ lắng
xuống theo kết tủa. Vì vậy, mà nước trở nên trong hơn.
2.5.2. Nghiên cứu tài liệu mới
Trong trường hợp này, GV thường sử dụng những bài tập mang tính chất dựa
vào kiến thức cũ để gợi mở cho các em HS hoặc những thí nghiệm trực quan để học
sinh quan sát và có thể rút ra những kiến thức cho bản thân mình.
Ví dụ 1 : Hãy quan sát hiện tượng khi cho mẫu Natri vào chậu nước thủy
tinh. Từ đó, em có thể rút ra những tính chất gì của Natri nói riêng cũng như kim
loại kiềm nói chung.
Phân tích: Khi quan sát các em sẽ thấy được từng hiện tượng sau:
Mẫu Natri tác dụng mãnh liệt với nước và sinh ra nhiệt nên chậu nước sẽ
nóng dần lên, nó có thể gây cháy nếu như mẫu Natri quá lớn.
Mẫu Natri lơ lửng trong chậu nước.
Khi kết thúc phản ứng thì nghe thấy một tiếng nổ nhỏ.
Nếu nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein thì dung dịch sẽ có màu hồng.
Trang 14
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Từ những hình ảnh quan sát được, HS đã có thể thu nhận những kiến thức mới cho
bản thân về tính chất của kim loại Natri (hay kim loại kiềm):
Kim loại kiềm có khả năng phản ứng với nước tạo ra sản phẩm là kiềm.
Kết hợp với việc bảo toàn các nguyên tố trong phản ứng và hiện tượng là
tiếng nổ nhỏ HS có thể viết phương trình như sau:
Na H 2O NaOH
1
H2
2
Với hiện tượng mẫu Natri lơ lửng trong chậu nước phản ứng HS kết luận
được tính chất vật lý của kim loại là có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.
Ví dụ 2 : Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố sau: Be (Z=4); Mg
(Z=12); Ca (Z=20); Sr (Z=38); Ba (Z=56). Từ đó, rút ra cấu hình electron chung và
tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm.
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS sẽ viết được cấu hình electron rút gọn
của các kim loại trên như sau:
Be : [He] 2s2 ; Mg : [Ne]3s2 ; Ca : [Ar] 4s2 ; Sr : [ Kr]5s2 ; Ba : [Xe]6s2
Quan sát những cấu hình trên, HS sẽ kết luận được cấu hình electron chung của
các nguyên tố trên là: ns2 chúng là kim loại (vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng)
Từ cấu hình trên, HS rút ra nhận xét trong phản ứng hóa thì các nguyên tố trên
có xu hướng nhường 2 electron để trở thành cation M2+ chúng có tính chất cơ
bản là tính khử. Phương trình electron như sau: M M2+ + 2e
2.5.3. Hoàn thiện kiến thức
Trong trường hợp này, GV thường sử dụng những bài tập mang tính chất củng
cố, ôn tập, luyện tập giúp HS ghi nhớ những kiến thức cũ đã được truyền tải và có
thể áp dụng vào những trường hợp rộng hơn.
Ví dụ 1: Có 4 lọ mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, Ba(OH)2,
AlCl3, FeSO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa
học mà không dùng thêm thuốc thử nào khác.
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS quan sát dữ kiện để phân tích bài tập
như sau:
Đây là bài toán không được dùng thêm hóa chất.
Trang 15
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Các dung dịch đều không màu do đó ta không thể nhận biết chúng bằng mắt
thường.
Các dung dịch không có mùi đặc trưng do đó cũng không thể nhận biết
chúng bằng màu sắc được.
Để giải được bài này ta phải trích các mẫu thử, cho các mẫu thử tác dụng với
nhau quan sát hiện tượng từ đó để nhận biết ra các chất.
Bước 1: Trích mẫu thử, cho chúng tác dụng với nhau. Quan sát hiện tượng.
Mẫu thử
Ba(OH)2
NaCl
AlCl3
Kết tủa
Ba(OH)2
tan dần
FeSO4
Kết tủa
NaCl
AlCl3
FeSO4
Kết tủa tan
dần
Kết tủa
Như vậy ta nhận biết được:
Không có hiện tượng gì với tất cả các chất là NaCl.
Có kết tủa trắng sau kết tủa tan dần là nhóm 1: Ba(OH)2, AlCl3.
Có kết tủa nâu đỏ là Ba(OH)2, FeSO4.
Bước 2: Cho nhóm 1 vào nhóm 2
Dung dịch có kết tủa trắng xuất hiện nhận biết được Ba(OH)2 và FeSO4 còn lại
AlCl3.
Phương trình phản ứng:
3 Ba(OH)2 + 2AlCl3 3BaCl2 + 2Al(OH)3
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3
Ba(AlO2)2 + 4H2O
Ba(OH)2 + FeSO4 BaSO4 + Fe(OH)2
Từ bài tập trên ta có thể thiết kế vô số bài tập nhận biết khi không dùng thêm
thuốc thử bằng cách thay, thêm hoặc bớt các chất cần nhận biết có tính chất tương
tự.
Ví dụ 1: Trong tiết luyện tập “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ”, GV yêu
cầu HS quan sát thí nghiệm: Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch nước vôi
trong. Giải thích các hiện tượng đã quan sát được.
Trang 16
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Phân tích: Khi gặp yêu cầu này, HS sẽ tập trung quan sát thí nghiệm mà GV
tiến hành, sau đó sẽ vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích các hiện
tượng đó.
Khi GV tiến hành thí nghiệm HS sẽ quan sát được những hiện tượng:
Ban đầu sẽ thấy dung dịch đục và có kết tủa trắng.
Sau đó kết tủa dần dần tan và dung dịch trong trở lại.
Từ đó, HS sẽ giải thích hiện tượng bằng phương trình phản ứng
Kết tủa trắng xuất hiện là do khí CO2 tác dụng với dung dịch nước vôi trong
CO2 Ca(OH )2 CaCO3 H 2O
Nhưng nếu tiếp tục sục khí CO2 vào cho đến dư, thì kết tủa đó sẽ bị tan theo
phản ứng
CO2 CaCO3 H 2O Ca( HCO3 )2
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày những nội dung sau:
1. 5 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát và
phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
2. Quy trình 5 bước xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát
và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
3. Hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 12 cơ bản nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát
và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
4. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học phần hóa vô cơ (lớp 12 cơ bản) nhằm
rèn luyện kỹ năng quan sát và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh:
Dùng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới.
Dùng bài tập khi đặt vấn đề trong dạy học.
Dùng bài tập khi hoàn thiện kiến thức.
Trang 17
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của HTBT trong việc rèn kỹ năng quan sát
nhằm phát triển tư duy.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Lựa chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi lựa chọn 12 lớp (6 lớp TN và 6 lớp ĐC) học chương trình hóa học cơ
bản ở ba trường THPT thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.1. Các lớp TN và ĐC
Số TT
1
2
3
4
5
4
7
8
9
10
11
12
Lớp TN
ĐC
TN1
ĐC1
TN2
ĐC2
TN3
ĐC3
TN4
ĐC4
TN7
ĐC7
TN8
ĐC8
Số HS
42
37
40
41
41
42
43
42
44
44
42
43
Lớp
thực tế
A1
A2
A3
A4
A6
A8
A9
A10
A2
A3
A4
A5
Trường
GV tham gia
TN sư phạm
THPT Nguyễn Văn
Cừ – Tp. HCM
Bùi Thị Hiền
Trường Lương Văn
Can – Tp. HCM
Ngô Ngọc Huỳnh
Hân
Trường THPT Long
Hải – Tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Bùi Thị Lệ Huyền
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
3.4. Tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Chọn lớp TN và ĐC
3.4.2. Trao đổi với GV về việc hướng dẫn HS sử dụng HTBT và phương pháp
tiến hành TN
3.4.3. Giao HTBT và hướng dẫn HS sử dụng
3.4.4. Kiểm tra
3.5. Phƣơng pháp xử lý kết quả thực nghiệm.
Trang 18
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
3.5.1. Kết quả thực nghiệm.
Bảng 3.2. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường Nguyễn Văn Cừ
Trường
Lớp
Đối
Điểm xi
Số
Điểm
tượng HS 0 1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
A1
TN1
42
0 0 1
2
2
3
9
9
10
8
2
6.96
THPT
A2
ĐC1
37
0 0 2
2
2
7
8
7
4
7
1
6.38
Nguyễn
A3
TN2
40
0 0 0
0
3
6
11 12
6
3
3
6.75
A4
ĐC2
41
0 0 1
1
3
8
13 10
5
2
1
6.20
TN
82
0 0 1
2
5
9
20 21 16 11
5
6.86
ĐC
78
0 0 3
3
5
15 21 17 10
2
6,29
PT
Văn Cừ
9
Bảng 3.3. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường Lương Văn Can
Trường
Lớp
Đối
Điểm xi
Số
Điểm
tượng HS 0 1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
A6
TN3
41
0 0 0
0
1
6
4
11
7
2
1
6.84
Trường
A8
ĐC3
42
0 0 0
1
2
7
7
9
5
1
0
6.25
Lương
A9
TN4
43
0 0 0
0
3
4
3
10
8
4
0
6.88
A10
ĐC4
42
0 0 1
2
4
4
5
8
6
2
0
6.13
TN
84
0 0 0
0
4
10
7
21 15
6
1
6.86
ĐC
84
0 0 1
3
6
11 12 17 11
3
0
6.19
PT
Văn Can
Trang 19
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Bảng 3.4. Điểm bài kiểm tra 15 phút của học sinh trường Long Hải
Trường
Đối
Lớp
THPT
Long Hải
Điểm
tượng HS 0 1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
TB
A2
TN7
44
0 0 1
1
5
3
7
8
10
8
1
6.82
A3
ĐC7
44
0 0 1
2
6
5
8
8
8
6
0
6.34
A4
TN8
42
0 0 0
1
5
5
7
7
8
7
2
6.81
A5
ĐC8
43
0 0 1
1
6
7
6
9
6
6
1
6.40
TN
86
0 0 1
2
10
8
14 15 18 15
3
6,82
ĐC
87
0 0 2
3
12 12 14 17 14 12
1
6.37
PT
Trường
Điểm xi
Số
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất lũy tích
Điểm Xi
Lớp
Số
HS
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
82
0
0
0.6
2.8
9.5
19.6 35.4 57.9 81.3
95.3
100
ĐC
78
0
0
1.9
6.1
14.4 29.8 52.9 74.4 88.1
98.1
100
TN
84
0.0
2.1
4.2
8.3
18.8 39.6 58.3 72.9 87.5
97.9
100.0
ĐC
84
0.0
2.1
10.6 25.5 44.7 57.4 74.5 85.1 93.6
97.9
100.0
TN
86
0.0
0.0
2.0
ĐC
87
0.0
3.8
11.5 21.2 36.5 61.5 80.8 92.3 98.1 100.0 100.0
5.9
13.7 43.1 68.6 84.3 94.1 100.0 100.0
% HS đạt điểm xi trở xuống
Các đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút
120
120.0
100
100.0
80
TN
60
ĐC
40
80.0
TN
ĐC
60.0
40.0
20
0
20.0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
0.0
Điểm kiểm tra
0
Hình 3.1. Trường Nguyễn Văn Cừ
Trang 20
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Hình 3.2. Trường Lương Văn Can
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
120.0
100.0
80.0
TN
60.0
ĐC
40.0
20.0
0.0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Hình 3.3. Trường Long Hải
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút
Lớp
% Yếu – Kém
% Trung bình
%Khá
% Giỏi
TN
9.5
25.9
45.9
18.7
ĐC
14.4
38.5
35.3
11.9
50
45
40
35
30
25
TN
ĐC
20
15
10
5
0
%Yếu-kém
%Trung bình
%Khá
%Giỏi
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra 15 phút
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 15 phút
Lớp
X TB
S2
S
V
m
tTN
TN
6.97
2.90
1.70
24.42%
0.0960
4.597
ĐC
6.34
3.03
1.74
27.44%
0.0964
3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm.
Điểm trung bình cộng
x
n1 x1 n2 x 2 ... nk x k 1 k
ni xi
n1 n2 ... nk
n i 1
Phƣơng sai S2 và độ lệch chuẩn S
n
S
2
x
n
i 1
i
n
(x i x) 2
n 1
và
Sx
n (x
i 1
Trang 21
i
i
x) 2
n 1
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
Sai số tiêu chuẩn
m
s
n
Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x ± m
Hệ số biến thiên
S
V 100%
x
Đại lƣợng kiểm định t (Student)
t TN
Với S
TN -ĐC
x TN x ĐC
STN ĐC
2
2
(nTN 1).STN
(nĐC 1) S ĐC
1
1
(
)
+
nTN nĐC 2
nTN nĐC
3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học
sinh các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm
sau:
Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là thấp
hơn so với lớp đối chứng.
Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm trong
đa số trường hợp là cao hơn so với với lớp đối chứng.
Đồ thị các đường lũy tích của các lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải và
phía dưới đường lũy tích các lớp đối chứng tương đương.
Giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (V) của các lớp thực nghiệm
trong đa số trường hợp là đều bé hơn so với lớp đối chứng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Sau khi xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống bài tập của chương, chúng tôi
đã tiếp tục xây dựng nội dung, kế hoạch và phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm
tra tính hiệu quả của đề tài. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại 5 trường THPT
với tổng cộng 12 lớp (gồm 6 lớp TN và 6 lớp ĐC). Song song với việc vận dụng hệ
thống BTHH của chương vào quá trình dạy – học để rèn kỹ năng quan sát nhằm
Trang 22
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
phát triển tư duy cho các em, chúng tôi còn tiến hành cho các em làm bài kiểm tra
nhằm đánh giá sự tiến bộ của các em. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lấy ý kiến của
các GV thực nghiệm về vấn đề này. Tất cả các giáo viên thực nghiệm đều cho rằng:
cần phải có hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy như
thế này để HS có ý thức hơn trong việc phát triển các kỹ năng cần thiết khác khi rời
khỏi ghế nhà trường .
Tóm lại, các nội dung được trình bày trong chương đã cho thấy nếu sử dụng
hệ thống BTHH mà chúng tôi đã xây dựng một cách khoa học, phù hợp thì sẽ rèn
được kỹ năng quan sát nhằm phát triển được tư duy cho học sinh.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ ban đầu mà đề tài đã đưa ra, chúng tôi đã
giải quyết được một số vấn đề sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về: Hoạt động nhận thức của HS,tác dụng của
BTHH, vai trò của BTHH trong việc rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho
HS.
1.2. Điều tra thực trạng về việc xây dựng và sử dụng BTHH của một số GV
trong quá trình dạy – học ở trường THPT, đặc biệt là việc sử dụng BTHH để rèn kỹ
năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS.
1.3. Xây dựng được hệ thống BTHH chương Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ
- nhôm với bài tập trắc nghiệm khách quan, bài tập tự luận, bài tập thực nghiệm và
đề xuất các phương pháp sử dụng chúng một cách hợp lí trong quá trình dạy học.
1.4. Đề xuất 3 biện pháp rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho HS
thông qua sử dụng BTHH: sử dụng BTHH có nhiều yêu cầu; rèn luyện khả năng
ứng biến linh hoạt của HS; HS phân tích cách khai thác dữ kiện của bài tập.
1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 6 cặp lớp thuộc 3 trường THPT trong và
ngoài tỉnh, thu thập các kết quả về mặt định tính và định lượng để từ đó chứng minh
được tính hiệu quả của đề tài.
1. Kiến nghị
Từ những kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng hệ
thống BTHH có tác dụng, vai trò rất lớn trong việc rèn kỹ năng quan sát nhằm phát
Trang 23
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hiền
Hv: Bùi Thị Hiền
triển tư duy cũng như nâng cao chất lượng, kết quả học tập của HS. Do đó, chúng
tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Với Bộ GD và ĐT: phân phối hợp lí hơn các tiết luyện tập; tăng số tiết
luyện tập; xây dựng một hệ thống BTHH phù hợp; tổ chức các cuộc thi xây dựng hệ
thống BT.
2.2. Với các trường THPT: quan tâm và có chính sách hỗ trợ, khuyến khích GV
xây dựng hệ thống BT; tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi giao lưu kiến thức giữa
GV các trường; tổ chức các cuộc thi HSG, thi kiến thức tổng hợp cho học sinh.
2.3. Với các GV: chú trọng hơn vào việc xây dựng hệ thống BTHH của từng
chương, từng mảng kiến thức quan trọng; chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng
cao năng lực chuyên môn;
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn, chúng tôi
không tránh khỏi thiếu sót. Hi vọng rằng luận văn này sẽ góp phần thiết thực vào
việc nâng cao kết quả học tập và rèn kỹ năng quan sát nhằm phát triển tư duy cho
HS.
Trang 24