Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Thất thoát và lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.89 KB, 43 trang )

Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những tư tưởng về quản lý kinh tế của Hồ chủ tịch đó là sản
xuất phải đi đôi với tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh
coi đây là biện pháp quan trọng để tích luỹ vốn, để sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, đặc biệt là ở một nước nghèo nàn và lạc hậu như nước ta.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề chống tham nhũng
đang là mặt trận nóng bỏng, không nhũng có ý nghĩa to lớn trong mặt trạn sản
xuất và tiết kiệm, nâng cao đời sống nhân dân, mà còn là uy tín chính trị của
Đảng và Nhà nước,là sự tồn vong của chế độ xã hội, Những chỉ dẫn của Hồ
chủ tịch về chống tham ô, lãng phí, quan liêu đang thực sự là kim chỉ nam cho
hành động chống tham nhũng hiện nay của toàn Đảng, toàn dân ta.
Ta đã biết hiện tượng thất thoát và lãng phí vốn trong đầu tư thường chỉ
xảy ra trong khu vực Kinh tế nhà nước vì nguốn vốn đó không phải của riêng
cá nhân nào và thường do nhiều cấp, ban, ngành quản lý nên việc quản lý và
sử dụng vốn không chặt chẽ và thường kém hiệu quả.
Từ vấn đề nóng bỏng đó mà Em đã chọn đề tài Thất thoát và lãng phí
trong Đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.Thực trạng và giải pháp.
Đây là vấn đề lớn và quan trọng, liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực
trong nền kinh tế.Do những hạn chế về thông tin và thực tế không tránh khỏi
những thiếu sót.Vì vậy Tôi rát mong nhận được sự đóng góp của các Thầy Cô
và các bạn để có thể hiểu thêm nhiều về vấn đề này và vận dụng vào thưc tế
để góp phần đưa nước ta hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước như mục tiêu đã đề ra của Đảng và Nhà nước ta.
Bố cục của Đề án gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về Đầu Tư và Thất thoát, lãng phí trong Đầu Tư.
Chương II: Thực trạng thất thoát và lãng phí ở Việt Nam giai đoạn 20012005
1


Đề án môn học


Chương III: Giải pháp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hồng Minh, Bộ môn kinh tế Đầu tư –
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tình giúp đỡ Tôi hoàn thành
Đề án này.

2


Đề án môn học
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
VÀ THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.Khái niệm Đầu Tư
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định
trong tương lai.
Các nguồn lực được sử dụng có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức
lao động, trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật
chất , tài sản tài chính hoặc tài sản chí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện
để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho xã hội.
2.Các loại đầu tư
Phân theo các tiêu thức khác nhau sẽ có các loại đầu tư khác nhau. Tuy
nhiên trong bài này ta chỉ xét theo tiêu thức quan hệ của chủ đầu tư. Bao gồm:
2.1 Đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tha
gia quản lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đâù tư. Bao
gồm:
- Đầu tư dịch chuyển: là 1 hình thức đầu tư trực tiếp trong đó việc bỏ vốn là

nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Không có sự gia tăng giá
trị tài sản.
VD: Đầu tư mua 1 số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia
HĐQT 1 công ty ….
- Đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới
trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Là hình
thức đầu tư trưcj tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và
cung ứng dịch vụ.
2.2 Đầu tư gián tiếp
3


Đề án môn học
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực
tiếp tham gia quản lí, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu
tư.
VD: Nhà đầu tư mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường chứng
khoán thứ cấp để hưởng các lợi ích vật chất như cổ tức, tiền lãi trái phiếu,lợi
ích phi vạt chất(quyền biểu quyết, tiên mãi) nhưng không được tham gia quản
lí trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư .
3.Đặc điểm của đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi 1 số vốn lớn và nằm khê đọng trong
suốt quá trình đầu tư .Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
Thời gian kể từ khi bắt đầu tiến hành 1 công cuộc đầu tư cho đến khi các
thành quả của công cuộc đó phát huy tác dụng, đem lại lợi ích KTXH thì
thường kéo dài.
-

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng thường kéo dài nhiều khi là


vĩnh viễn.
Các thành quả của hoạt động đầu tư nếu là các công trình xây dựng vật
kiến trúc như nhà máy, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi,đường xá… thì nó sẽ
vận động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện địa lí, địa
hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như các quá
trình khai thác cá kết quả đầu tư sau này.
-

Với đặc điểm là thời gian hoạt động dài, vốn lớn ,lao động nhiều, thời

gian vận hành các kết quả đầu tư dài do đó đầu tư phát triển thường chịu mức
độ rủi ro cao.
4.Vai trò của Đầu tư phát triển
4.1. Hoạt động Đầu tư phát triển vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động
đến tổng cầu
-

Tác động đến tổng cầu (AD): Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Đầu

tư thường chiếm 24% đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước.

4


Đề án môn học
Đối với AD thì tác động của Đầu tư là ngắn hạn, khi tổng cung (AS) chưa kịp
thay đổi thì sự tăng lên của Đầu tư ( I ) sẽ làm cho AD tăng, kéo theo sản
lượng cân bằng tăng từ Qo → Q1 , giá cả đầu vào của I tăng từ Po → P1 và
điểmPcân bằng dịch chuyển từ Eo → E1.


S
S’

P1
P0
P2

E0

E1
E2

D’
D
Q0 Q1

-

Q2

Q

Tác động đến Tổng cung ( AS )
Khi thành quả của hoạt động Đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực

mới đi vào hoạt động thì tổng cung sẽ tăng lên, đường AS sẽ dịch chuyển
sang AS’ , kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1→Q2. Và giá cả sản phẩm
giảm từ P1→P2.
Sản lượng tăng, giá cả giảm, cho phép tiêu dùng tăng lên và việc tăng
tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa và sản xuất phát triển

là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, để phát triển Kinh tế xã hội, để tăng thu
nhập cho người lao động và nâng cao đời sống ccủa mọi thành viên trong Xã
hội.
4.2. Đầu tư có ảnh hưởng hai mặt đến sự ổn định và phát triển của nền
Kinh tế.

5


Đề án môn học
Sư tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với AD và
AS của nền kinh tế đã làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng hay giảm
đều cùng 1 lúc, vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn
định.
-

Khi tăng đầu tư:

+ cầu tăng→giá tăng→lạm phát ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
+ cung tăng→của cải trong nền kinh tế dồi dào hơn→ảnh hưởng tích cực
trong dài hạn.
-

Khi giảm đầu tư:

+ Cầu giảm→giá giảm→bình ổn nền kinh tế→ảnh hưởng tích cực trong ngắn
hạn.
+ Cung giảm→của cải trong nền kinh tế khan hiếm→đất nước có nguy cơ tụt
hậu→ảnh hưởng tiêu cực trong dài hạn.
4.3. Đầu tư là nhân tố then chốt trong sự tăng trưởng của nền kinh tế.

ICOR = I/mức tăng GDP =I/∆GDP
Mức tăng GDP = I/ICOR
Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư.
4.4. Đầu tư tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
-

Đối với cơ cấu ngành:
Kinh nghiệm của các nước trên Thế Giới cho thấy để tăng trưởng

nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9% đến 10%/năm) thì quốc gia đó nên tăng
cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch
vụ.Còn đối với ngành nông- lâm- ngư nghiệp thì do những hạn chế về đất đai
và khả năng sinh học nên để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5% đến 6% là rất
khó khăn.
Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
các quốc gia.Nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh
tế.

6


Đề án môn học
-

Đối với cơ cấu lãnh thổ (địa phương), vùng.
Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối giũa các vùng, lãnh

thổ; đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo.Đồng thời
phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị. .
.của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn để làm bàn đạp thúc đẩy

các vùng khác cùng phát triển.
4.5. Đầu tư tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ của Đất nước.
Để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH thì đòi hỏi phải có công nghệ thiết
bị tiên tiến. Mà để có công nghệ thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu phát
triển thì có 2 con đường:
+ Tự phát minh ra công nghệ
+ Nhập công nghệ từ nước ngoài.
Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài thì đều cần phải có tiền (vốn đầu
tư). Mọi phương án đổi mới công nghẹ mà không gắn với vốn đầu tư thì là
những phương án không khả thi.
5. Các nguồn huy động vốn đầu tư.
5.1. Khái niệm nguồn vốn và nguồn vốn Đầu tư.
- Khái niệm nguồn vốn: là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích
luỹ lại và những của cải tự nhiên ban cho (đất đai, khoáng sản đã được cải
tạo, chế biến), trong đó nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nhuồn
vốn tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế để đàp ứng nhu cầu
chung của nhà nước và của xã hội.
5.2. Các nguồn huy động vốn đầu tư.
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chi của ngân sách nhà
nước cho đầu tư, bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nó đóng
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Nguồn vốn này thường được sủ dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội, an ninh, quốc phòng, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào
7


Đề án môn học
các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực
hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, đô

thị và nông thôn. Trong những năm qua, nguồn vốn này vẫn chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư tàon xã hội. Tuy nhiên hoạt động đầu
tư vẫn còn kém hiệu quả do đó cần phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn nầy để
phát huy hiệu quả cap nhất.
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
Được hình thành từ vốn điều lệ của quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ngân
sách cấp bù chênh lệch hàng năm, vốn thu hồi nợ, vốn vay nợ viện trợ của
chính phủ dùng để cho vay lại, vốn do quỹ hỗ trợ phát triển huy động, trái
phiếu chính phủ. Được dùng để:
- Cho vay đầu tư: Đối tượng là các dự án đầu tư có khả năng thu
hồi vốn trực tiếp của các thành phần kinh tế như các dự án đầu tư tại các vùng
khó khăn, cơ sở hạ tầng, giao thông có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là
các dự án thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của
Chính Phủ.
- Bảo hành tín dụng đầu tư: Đối tượng được bảo lãnh là các chủ
đầu tư có dự án đầu tư thộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện
hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đầu tư trong nước.
Mặt khác, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước còn phục vụ cho
công tác quản lý và điều tiết vĩ mô. Thông qua vốn tín dụng đầu tư, Nhà nước
đã thực hiện khuyến khích kinh tế xã hội của ngành, vùng theo định hướng
chiến lược của mình. Từ đó có tác dụng tích cực trong việc cắt giảm đáng kể
sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Nếu như trước đây những đối tượng
trên đều do ngân sách nhà nứoc cấp phát thì đến nay đã được chuyển sang
nguồn vốn tín dụng. Do vậy nguồn vốn này không những đã thực hiện được
mục tiêu tăng trưởng mà còn thực hiện được mục tiêu phat triển kinh tế xã

8



Đề án môn học
hội, có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
c) Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại
cho doanh nghiệp, vốn tích luỹ lợi nhuận sau thuế, các nguồn vốn tự huy động
khác của doanh nghiệp nhằm đầu tư phất triển sản xuất kinh doanh, xây dựng
mới nhà xưởng, sủa chũa nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị, mở rộng cơ sở vật
chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh.
Hiện nay nguồn vốn này vẫn được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Với chủ trương sắp xếp, đổi mới lại doanh nghiệp
nhà nước, hoạt động đầu tư của khu vực này ngày càng hiệu quả, đóng góp
quan trọng trong việc huy động các nguồn lực phục vụ nhu cầu đầu tư phát
triển.
d) Nguồn vốn từ tư nhân và dân doanh
Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp
dân doanh, các hợp tác xã. Hiện nay, khu vực này vẫn đang nắm giữ một
khối lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Để phục vụ
cho nhu cầc đầu tư phát triển, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước thì
không đủ do đó cần phải có chính sách đầu tư hợp lý để thu hút nguồn vốn
này theo tinh thần đưa nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh
tế quốc dân.
e) Nguồn vốn FDI
Là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển do không phát sinh
nợ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thay vì nhận lãi suất trên thị trường vốn,
nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận khi hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào
nước tiếp nhận vốn nên hoạt động đầu tư sẽ mang nhiều ý nghĩa.
+ Nước tiếp nhận sẽ có thêm vốn để khai thác triệt để nguồn lực của
mình.

9


Đề án môn học
+ Nước tiếp nhận đầu tư sẽ có thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại mà
không phải bỏ tiền mua.
+ Nước tiếp nhận đầu tư sẽ có cơ hội thúc đẩy nhiều ngành nghề mới
đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cần nhiều vốn.
+ Học tập được phương thức quản lý mới, hiện đại, có hiện quả hơn.
Từ đó ta thấy rằng nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển của mỗi quốc gia. ở nước ta hiện nay nguồn vốn này mới
chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội. Vì vậy cần phải có chính sách mới thông thoáng hơn, cởi mở hơn để
khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta.
6. Cơ chế quản lý các nguồn vốn trên.
7. Nguồn vốn ngân sách, quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước
II. THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ.

1.Khái niệm về Thất thoát và lãng phí.
Thất thoát vốn trong đầu tư là tát cả các hoạt động tác động tới Dự án
đầu tư làm mất mát hoặc tổn thương các nguồn lực của Dự án.
Lãng phí là chi cho những việc không đáng chi và chi ở những mục không
đáng chi trong hoạt động đầu tư.
2.Tiêu chí xác định thất thoát, lãng phí.
3.Các dạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư.
Thất thoát và lãng phí xuất hiện dưới nhiều hình thức cụ thể trong các
lĩnh vực khác nhau.Sau đây là kột số dạng thất thoát và lãng phí nổi bật:
3.1. Thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ( XDCB)
Đây là một dạng thất thoát và lãng phí chi tiêu diễn rất nghiêm
trọng.Thường bao gồm các dạng sau:

-

Thất thóat và lãng phí trong khâu quy hoạch ( không có quy hoạch hoặc

quy hoạch không tốt ).
10


Đề án môn học
-

Thất thoát và lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư.

-

Trong khâu thẩm định, phê duyệt, thiấe kế kỹ thuật, tổng dự toán.

-

Trong khâu kế hoạch hoá đầu tư.

-

Trong khâu đấu thầu xây dựng.

-

Trong công tác chuẩn bị xây dựng.

-


Trong khâu tỏ chức thự hiện.

-

Trong cơ chế quản lý giá trong xây dựng.

-

Trong khâu thanh, quyết toán.

3.2. Thất thoát và lãng phí khác trong Đầu tư.
-

Thất thoát và lãng phí trong công nghệ.

-

Trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

-

Thất thoát và lãng phí trong thu thuế.

4.Các nhân tố gây thất thoát và lãng phí trong đầu tư.
4.1. Nhân tố thuộc về cơ chế quản lý
a. Cụng tỏc quy ho?ch chua t?t
Một số dự án không có quy hoạch hoặc quy hoạch với chất lượng thấp, khâu
khảo sát thiết kế không tốt dẫn đến có nhiều sai sót về công trình, trong quá
trình thi công sẽ phải sửa đổi, thay thế nhiều làn làm ảnh hưởng đến tiến độ

và chất lượng công trình.Và cả việc quy hoạch vĩ mo chậm trễ so với đà phát
triển của đất nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hướng, không phù hợp vá bị
thay đổi liên tục.

11


Đề án môn học
b. Quy?t d?nh d?u tu khụng chu?n xỏc.
Việc định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi
của dự án. Tất cả những công việc trên đều ảnh hưởng rất lớn ( có thể nói là
lớn nhất ) đến hiệu quả đầu tư trong tương lai.Chủ trương đầu tư sai chiếm tới
60% đến 70% kết quả của hoạt động đầu tư.Chủ đầu tư có thể mát trắng số
vốn bỏ ra, không những thế gây hậu quả rát nghiêm trọng đến xã hội và môi
trường xung quanh.
c. Thẩm định, phê duyệt, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
Hiện nay, tình trạng phê duyệt lại dự án đầu tư la khá phổ biến.Thậm
chí có một số dự án được phê duyệt lại ngay khi đã hoàn thành khâu xây
lắp.Mà thực chất là hợp pháp hoá các thủ tục thanh, quyết toán dự án.
d .Kế hoạch hoá đầu tư
Việc phân bổ vốn cho các dự án nhóm A, B, C và các dự án ở các vùng
miền kinh tế khác nhau là không cân đối, không phù hợp.Tình trạng đầu tư
kéo dài là chủ yếu.Việc giám sát ở nhiều địa phương để tập trung có trọng
điểm chưa có kết quả rõ rệt.
e. Đấu thầu xây dựng.
Do việc móc ngoặc giữa các đơn vị nên trong khâu đấu thầu thì các gói
thầu đã được chia nhỏ để chỉ định thầu làm cho hiệu quả không cao. Mặt khác
nhiều cơ quan có những công trình nhỏ nhưng cũng “bôi” việc ra để đấu thầu
nhằm tạo công ăn việc làm cho nguời nhà. . . .
f. Chuẩn bị xây dựng.

Một vấn đề nữa dẫn đến thất thoát và lãng phí vốn đó là trong công tác
đền bù giải phóng mặt bằng.Các hồ sơ đền bù thiếu và không đúng với quy
định( không có bản đồ định vị mốc giới, không có bản đồ hiện trạng, bản đồ
giải thể, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng đã thục hiện đền bù.
ở nhiều dự án còn có hiện tượng chủ đầu tư đã đền bù, chuyển nhượng đất
trước khi có quy hoạch hay quyết định giao đất.

12


Đề án môn học
Một số dự án khác thì sau khi giải phóng mặt bằng xong lại bỏ không, chẳng
thấy đầu tư, xây dựng gì.
g. Tổ chức thực hiện.
Khâu thi công được coi là bị lãng phì nhiều nhất do việc bớt xén
nguyên vật liệu, rút ruột công trình làm cho các công trình khi đưa vào sử
dụng hoặc thậm chí khi chưa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng nặng nề.
h.Cơ chế quản lý giá trong xây dựng.
Tiến độ công trình chậm diễn ra phổ biến ở rất nhiều dự án. Việc chậm
trễ này đẫn đến nguyên vật liệubị trượt giá rồi sẽ tác động đền lưu thông, vận
chuyển của nhiều ngành.
i.Trong khâu thanh, quyết toán.
Công tác nghiệm thu, thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán
dược duyệt.Trong khâu thiết kế thì cán bộ thiết kế đã cố tình kê những loại
vật liệu thừa để chi phí cho dự án dược tăng lên nhiều lần, sau đó trong quá
trình xây dựng họ lại cùng nhau rút bớt nguyên vật liệu. Rồi đến khi bị thanh
tra công trình thì lại trả lời là thừa không cần thiết nên đã rút bớt để tiết kiệm.
4.2. Các nhân tố khác gây thất thoát, lãng phí vốn.
a.


Trong công nghệ.
Các công nghệ nhập về từ nước ngoài hầu hết là các công nghệ đã lạc

hậu hoặc mức độ ứng dụng kém.Nhiều cán bộ phụ trách việc mua sắm công
nghệ cho đơn vị mình thì lại chịu ảnh hưởng từ phía gia đình, bạn bè do được
giới thiệu về sản phẩm. Một số khác thì đã được nhận % hoa hồng từ phía nhà
cung ứng. . .vì vậy mà hiện nay Việt Nam đã trở thành bãi rác thải công nghệ
của thế giới.
b.

Trong đào tạo sử dụng nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, tình trạng lao động được đào tạo nhưng không

được sử dụng đúng mục đích diễn ra phổ biến.Một số lao động được cử đi học
nâng cao tay nghề thì lại không đủ trình độ tiếp thu kiến thức mới.Mặt khác

13


Đề án môn học
hiện tượng sử dụng lao động là người nước ngoài quá nhiều trong khi lao
động trong nước cũng có đủ trình độ như vậy.
c.

Do trốn thuế trong đầu tư.
Ở nước ta gần 90% nguồn thu của Ngân sách nhà nước là từ thuế. Tuy

nhiên trong những năm qua, tình trạng dây dưa trốn lậu thuế diễn ra thương
xuyên trong các doanh nghiệp.


14


Đề án môn học
5.Tác hại của thất thoát và lãng phí trong đầu tư.
5.1. Gây thiệt hại to lớn đến Ngân sách nhà nước.
Hầu hết các khoản chi cho đầu tư mà bị thất thoát đều bắt nguồn từ
ngân sách nhà nước. Vì vốn đầu tư này không phải của riêng cá nhân nào nên
họ không tiếc, không cân nhắc khi chi tiêu không đúng mục đích.Các khoản
tiền thì ngày càng giảm đi trong lượng vốn đầu tư nhưng chất lượng công
trình đầu tư không hề được cải thiện, thậm chí chất lượng rất tồi, ảnh hưởng
rất rất lớn đến cuộc sống của nhân dân. Các khoản nợ của nhà nước thì ngày
càng nhiều lên. Và người phải trả nợ chính là thế hệ của chính bản thân chúng
ta và con em chúng ta.
5.2. Làm mất lòng tin của dân.
Ngân sách nhà nước thì được hình thành chính từ nguồn thu thuế của
nhân dân và các tổ chức.Trách nhiệm của Nhà nước là phải sử dụng có hiệu
quả Ngân sách nhà nước.Trong nhiều năm qua và qua sự việc PMU18 và
nhiều sự việc khác nữa đã làm cho nhân dân hết sức bất bình và mất lòng tin
vào Nhà nước.Chính vì thế mà nhiều người dân và các tổ chức doanh nghiệp
đã dựa vào đó mà khoái thác việc nộp thuế.
5.3. Làm mất uy tín với các nhà đầu tư và các nhà tài trợ.
Qua các sự việc kể trên va qua chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cử
Việt Nam năm 2004 đã có sự thụt lùi đáng kể trong mắt các nhà đầu tư và các
nhà tài trợ. Các nhà đầu tư và tài trợ rất ngần ngại khi rót vốn vào Việt Nam,
một nơi mà theo họ có sự rủi ro rất lớn về sự mất mát vô hình do lãng phí và
tham nhũng.

15



Đề án môn học

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ VỐN Ở
VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN 2001-2005
I.THỰC TRẠNG CỦA HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG THÀNH
TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM.

1.Thực trạng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cùng với những cơ chế chính
sách thông thoáng nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho
đầu tư, nâng cao chất lượng của các công cuộc đầu tư. Vì thế mà trong nững
năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá nổi bật, ta có thể điểm
qua như sau:
2.Thành tựu đạt được.
2.1. Kết quả của hoạt động đầu tư.
2.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2.2.1. Về hiệu quả kinh tế.
2.2.2. Hiệu quả xã hội

16


Đề án môn học
II.THỰC TRẠNG CHUNG VỀ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM

1.Thực trạng
Theo VNECONOMY cập nhật ngày 21/8/2006, tập hợp từ những bài

báo phát hành năm 2005 và nửa đầu 2006, Tổng hội xây dựng Việt Nam đã
đưa ra danh sách 43 dự án đầu tư xây dựng có thất thoát, lãng phí. Điểm mới
là cùng với danh sách những dự án có lãng phí, thất thoát, các dự án có dạng
sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai cũng được điểm tên.
Điều này đã được minh chứng bởi danh sách 59 công trình có lãng phí,
thất thoát do tổng hội xây dựng Việt Nam tổng hợp và đưa ra năm 2005.
Sự lãng phí, thất thoát của 43 dự án trong 1 năm rưỡi qua được nhìn nhận với
3 hình thức chủ yếu. Đầu tiên phải kể đến là 15 dự án đầu tư không hiệu quả
gây lãng phí lớn. Tất cả đều là những dự án có 9 số “0” và đôi, ba con số
đứng trước.
Dự án nhà máy chế biến cà chua do công ty XNK rau quả Hải Phòng
làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 51.7 tỷ đồng, công suất 200 tấn/ngày được
xây dựng từ năm 2001. Tuy nhiên, hàng năm nhà máy chỉ thu được 1.000 tấn
cà chua chưa đáp ứng đủ cho nhà máy hoạt động từ 5-6 ngày. Từ năm 2001
đến nay, nhà máy sản xuất được 5 tấn sản phẩm. Mỗi năm nhà máy phải đắp
chiếu 300 ngày.
Cũng tại Hải Phòng, nhiều dự án nhà ở và khu đo thị được đầu tư theo
kiểu phong trào rồi bỏ dở dang. Người ta thống kê được 129 dự án nhà, trong
đó có 108 dự án phát triển khu đo thị mới.Nhiều dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ
đồng, để rồi vẫn chỉ là bãi đất,vừa lãng phí tiền đầu tư, vừa lãng phí đất sản
xuất nông nghiệp. Điển hình là khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng
đã hơn 5 năm, khu đo thị mới ngã năm sân bay Cát Bi đầu tư trên 100 tỷ đồng
từ năm 1997…
Trong danh sách này có 1 số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội. Đầu
tư hàng trăm tỷ đồng, đến nay có công viên còn đang xây dựng dở dang, có

17


Đề án môn học

công viên chưa xây xong đã bị đề nghị phá bỏ 1 số công trình không phù hợp
quy hoạch, có công viên vắng tanh không 1 bóng người. Điển hình là công
viên Yên Sở, đầu tư 188 tỷ đồng, do nước hồ Yên Sở ô nhiễm nên không ai
muốn vào. Thiết bị vui chơi giải trí của trung tâm Sao Chổi nhập từ Nga trị
giá 3 tỷ đồng không được sử dụng.
Tương tự, thành phố Đà Nẵng bỏ 65 tỷ đồng để xây dựng công viên
nước, quy mô 10 ha. Sau 3 năm dưa vào sử dụng công viên này rất vắng
khách, công trình đang xuống cấp.Thậm chí thiết bị đã nhập từ Tây Ban Nha
về có giá trị hơn 8 tỷ đồng nhưng không còn tiền để lắp đặt.
28 dự án khác được bêu danh dưới dạng công trình chất lượng xây dựng
xấy và công trình bị bớt xén, tham nhũng làm ảnh hưởng đến chất lượng,
thậm chí không thể đưa vào sử dụng. Tính phổ biến của các sai phạm được
thể hiện rõ qua các chương trình thực hiện trên quy mô lớn.
II.KẾT QUẢ THANH TRA CÁC DỰ ÁN, CHƯNG TRÌNH DO THANH TRA NHÀ
NƯỚC TIẾN HÀNH (2002- 2005)

a) Kết quả thanh tra các dự án, công trình do thanh tra Nhà nước
tiến hành:


Năm 2002
Theo báo cáo củaThanh tra Nhà nước năm 2002 đã thanh tra 17 dự án

có tổng mức đầu tư là 9.385 tỷ đồng, tổng giá trị vốn đầu tư được thanh tra,
kiểm tra là 6.407 tỷ đồng; tổng số sai phạm về tài chính phát hiện ở 17 dự án
là 871 tỷ đồng chiếm 13,6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra.


Năm 2003
Theo báo cáo củaThanh tra Nhà nước năm 2003 đã thanh tra 14 dự án


lớn với tổng mức đầu tư là 8.193 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư thanh
tra, kiểm tra là 6.450 tỷ đồng. Qua thanh ta đã phát hiện nhiều sai phạm về
kinh tế và lãng phí do làm trái các quy định của nhà nước, về thất thoát và
lãng phí vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, tổng số sai phạm về kinh
tế và lãng phí vốn đầu tư được phát hiện từ 14 dự án là 1.235 tỷ đồng (chiếm
18


Đề án môn học
khoảng 19,1% tổng số vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra). Trong tổng số
vốn được phát hiện có sai phạm về kinh tế, tài chính được thanh tra nhà nước
kiến nghị thu hồi là 357 tỷ đồng, chiếm 5,5% tổng số vốn được thanh tra. .


Năm 2004
Theo báo cáo củaThanh tra Nhà nước năm 2004 đã thanh tra 19 dự án

lớn với tổng mức đầu tư là 16.795 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư thanh
tra, kiểm tra là 11.650 tỷ đồng; tổng số sai phạm về tài chính phát hiện ở 19
dự án là 2.135 tỷ đồng chiếm 18,33% tổng số vốn đầu tư được thanh tra, kiểm
tra.



Năm 2005
Thanh tra chuyên ngành xây dựng tổ chức thanh tra 31 dự án lớn với

tổng mức đầu tư là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có sai phạm với tổng
số tiền thất thoát lãng phí lên tới 2.070 tỷ đồng.

Qua kết quả thanh tra các dự án, số sai phạm thất thoát chiếm từ 1419% tổng số vốn đầu tư. Trong khi đó năm 2005 tổng mức vốn đầu tư xây
dựng cơ bản chiếm tới 36,5% GDP. Nếu tình trạng thất thoát chưa được khắc
phục thì trong năm 2005, tổng mức vốn đầu tư nhà nước mất từ 5,11-7%
GDP.
Trong sự phân bổ ngân sách chung của Nhà nước, thì số tiền giành cho đầu tư
xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao. Song điều đáng phải suy nghĩ là tỷ lệ thất
thoát, lãng phí ở các công trình XDCB qua thanh tra phát hiện được cũng lại
luôn chiếm tỷ lệ cao. Như trong việc thực hiện dự án xây dựng giao thông
nông thôn giai đoạn 2, qua 700 hạng mục công trình có tổng số vốn là 532 tỷ
đồng được thanh tra, tổng số sai phạm về kinh tế đã là 13 tỷ đồng chiếm tỷ lệ
bình quân là 2,57%. Các sai phạm phổ biến như khai khống vật tư, tăng chi
phí, ăn bớt số lượng, làm không đảm bảo chất lượng dẫn đến hiệu quả đầu tư
không cao, một số công trình phải thi công đi, thi công lại gây tốn kém như
19


Đề án môn học
đoạn đường quốc lộ 1A tại tỉnh Ninh Thuận mới có 18 tháng sau khi xây dựng
và đưa vào sử dụng đã có 2,65 km giá trị là 37.100 USD hoàn toàn không sử
dụng được vì bị ngập chìm trong một lòng hồ. Ba trạm bơm ở tỉnh Bắc Giang
đầu tư hơn 1 tỷ đồng làm xong không đưa vào hoạt động được.
Qua thanh tra 901 hạng mục công trình xây dựng kiên cố hoá kênh
mương ở 30 tỉnh, thành phố có tổng số vốn đầu tư 693 tỷ đồng, các đoàn
thanh tra đã phát hiện 425 hạng mục công trình mắc sai phạm với tổng số tiền
sai phạm là trên 27 tỷ đồng chiếm 4,% tổng số vốn được thanh tra
Trong dự án xây dựng trường học tại 46 tỉnh, thành phố, qua 541 công
trình với tổng số vốn đầu tư là 1.300 tỷ đồng, các đoàn thanh tra đã phát hiện
tổng số tiền sai phạm là 22 tỷ đồng
- Cũng theo tài liệu từ điều tra chính phủ, cùng với việc thanh tra đầu tư xây
dựng, trong 2 năm 2004-2005, ngành thanh tra đã rất chú ý đến công tác

thanh tra về quản lý tài chính, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý tài
chính. Trong 2 năm này, riêng thanh tra ngành tài chính đã tiến hành gần
1.200 cuộc thanh tra đã phát hiện và xử lý về tài chính gần 4.000 tỷ đồng thu
vào NSNN gần 259 tỷ đồng, giảm cấp phát kinh phí, cắt giảm thanh quyết
toán vốn đầu tư 364,296 tỷ đồng, cắt giảm dự toán các công trình xây dựng cơ
bản gần 221 tỷ đồng.

b) Kết quả thanh tra của các địa phương:
Các địa phương đã tiến hành thanh tra 2138 dự án, công trình với tổng
mức đầu tư là 6571,2 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra la
4684,4 tỷ đồng. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều vi phạm về quản lý đầu tư
xây dựng và sai phạm về tài chính đã kiến nghị xử lý 136,3 tỷ đồng, trong đó
thu về ngân sách nhà nước 65,1 tỷ đồng còn lại là xuất toán, giảm trừ quyết
toán buộc đơn vị thi công phải sửa chữa khắc phục hậu quả 71,2 tỷ đồng đã
thu hồi 46,9 tỷ đồng.

20


Đề án môn học
-Tại Quảng Bình thanh tra tỉnh đã phát hiện nhiều công trình kiên cố hoá kênh
mương tính sai khối lượng, áp sai đơn giá, tính toán sai cả trong hồ sơ thiết kế
lẫn dự toán, khiến nghiệm thu không chính xác, vượt khối lượng 119 triệu
đồng và tăng gía trị xây lắp 220 triệu đồng. Một số công trình xây dựng kênh
mương đã mắc sai phạm ngay từ khâu đấu thầu lẫn trong việc huy động và
quản lý vốn của dân. Thanh tra tỉnh đã yêu cầu UBND xã Quảng Phong
(Huyện Quảng Trạch) phải làm thủ tục nộp vào kho bạc nhà nước 108 triệu
đồng đã thu nhận nhưng chưa sử dụng hết để quản lý và sử dụng khi cần tiếp
tục xây dựng kiên cố hoá kênh mương
-Thanh tra tỉnh Đồng Tháp: Riêng trong năm 2005 thanh tra tài chính đã phát

hiện tổng số sai phạm là 40,7 tỷ đồng và 1.918 USD
-Tại Đà Nẵng, Thanh tra thành phố đã tiến hành hơn 2.000 cuộc thanh tra,
phúc tra ở hàng nghìn đơn vị, địa phương, phát hiện tổng số sai phạm về kinh
tế lên tới gần 106 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 74,6 tỷ đồng cùng nhiều tài sản
có giá trị khác. Qua thanh tra, thành phố Đà Nẵng đã làm rõ nhiều vụ tiêu cực,
tham nhũng lớn như vụ tham ô tập thể ở một số cơ sở Hội LHT- NVN, vụ
quyết toán khống khối lượng trong thi công sửa chữa cầu Trần Thị Lý và cầu
Nguyễn Văn Trỗi gây thiệt hại hơn 3 tỷ đồng
-Kết hợp việc thanh tra quản lý đất đai với quản lý tài chính, Thanh tra tỉnh
Bình Phước đã phát hiện từ năm 2002- 2004 có 13 cán bộ Phòng Nông
nghiệp- địa chính xã đã thông qua “lũ cò” nhận nhiều tiền của dân để cấp gần
3.000 cuốn sổ đỏ.

c) Kết quả thanh tra của các bộ, ngành :
- Các Bộ, ngành thanh tra 380 dự án với tổng mức đầu tư là 13.218,1 tỷ đồng;
tuy nhiên, kết quả thu được chưa nhiều mới chỉ phát hiện sai phạm là 65,6 tỷ
đồng, kiến nghị xử lý về kinh tế 37,5 tỷ đồng
-Trong 6 tháng đầu năm 2005, thanh tra các Bộ, ngành và các địa phương đã
triển khai thanh tra 3.165 dự án trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đã phát

21


Đề án môn học
hiện các sai phạm về kinh tế trị giá 539 tỷ đồng, đã kiến nghị thu hồi 320 tỷ
đồng, bước đầu thu hồi được 173 tỷ đồng .

d) Kết quả báo cáo của Kiểm toán nhà nước:
- Qua số liệu kiểm toán năm 2002, 2003 và đầu năm 2004 cho thấy trong 648
dự án được kiểm toán với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng có sai sót 159 tỷ đồng,

chiếm 2,65% giá trị được kiểm toán, do một số nguyên nhân chủ yếu như: sai
khối lượng 87 tỷ đồng, sai đơn giá 4 tỷ đồng, sai khác (tính sai thuế, chi đền
bù giải phóng mặt bằng sai chế độ, chi ban quản lý sai chế độ, thiếu thủ
tục…) 68 tỷ đồng
e) Kết quả báo cáo của Kiểm toán các Bộ, ngành, địa phương:


Năm 2002
Kiểm toán XDCB 245 dự án ở 9 Bộ, ngành, 18 địa phương và 6 công

trình với tổng giá trị được kiểm toán là 3.212,5 tỷ đồng, giá trị chênh lệch
kiểm toán không chấp nhận đưa vào giá trị công trình 86,841 tỷ đồng chiếm
2,7% giá trị được kiểm toán.


Năm 2003
Kiểm toán XDCB 365 dự án ở 4 Bộ, ngành, 15 địa phương và 4 công

trình với tổng giá trị được kiểm toán là 2.822 tỷ đồng, giá trị chênh lệch
62,896 tỷ đồng chiếm 2,2% giá trị được kiểm toán


Năm 2004
Kiểm toán XDCB 38 dự án ở 4 địa phương với tổng giá trị được kiểm

toán là 190,567 tỷ đồng, giá trị chênh lệch 9,422 tỷ đồng chiếm 4,94% giá trị
được kiểm toán.
III.THỰC TRẠNG THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH,
LĨNH VỰC CỤ THỂ


1.Đối với các ngành
1.1.Nông nghiệp
- Dự án gây thất thoát, lãng phí lớn trong ngành nông nghiệp là Chương trình
cà phê chè Arabica vào năm 1997. Không ai nghĩ rằng 7 năm sau, nó lại có
22


Đề án môn học
một kết cục bi đát đến như vậy: Chỉ có 12.000 ha cà phê được trồng trong
tổng số 40.000 ha của giai đoạn I. Trong số đó, có đến 2/3 diện tích hoàn toàn
bị xoá sổ, sau khi để lại một đống nợ xấu khổng lồ cho ngân hàng. Thủ tướng
chính phủ đã phải ra quyết định dừng toàn bộ diện tích cà phê trong chương
trình, chỉ đạo các ngân hàng khoanh toàn bộ nợ của diện tích mất trắng và tiếp
tục cho vay vốn để cứu những vườn cây còn lại.
Tuy thời gian thực hiện của chương trình cà phê bắt đầu có hiệu lực từ
năm 1997 nhưng mãi đến năm 1999, chỉ có 8 trong số 15 tỉnh và đơn vị được
phê duyệt dự án: Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Yên
Bái, Lạng Sơn, và các đơn vị thành viên của VINACAFE. Còn 7 tỉnh khác
như: Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Bắc Thái, Cao Bằng, Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên Huế không thể xây dựng thành công dự án. Trong quá trình
kiểm tra triển khai, hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn xin dừng nửa chừng. Vì
vậy, chỉ còn lại 5 tỉnh (Sơn La, Lai Châu, Yên bái, Thanh Hoá, Nghệ An và
VINACAFE tiếp tục thực hiện trên diện tích 12.000 ha trong tổng số 40.000
giai đoạn I của chương trình.
Theo báo cáo giám sát, đánh giá chương trình cà phê số 8216/BKHTĐ và GSĐT của Bộ kế hoạch - Đầu tư ngày 22 tháng 2 năm 2004 thì qua 7
năm theo đuổi, chương trình cà phê chỉ thực hiện được hơn 30% diện tích của
giai đoạn I, năng suất bình quân của vườn cây chỉ đạt từ 8- 10 tấn quả
tươi/ha; những diện tích chăm sóc tốt có thể cho 12-15 tấn quả tươi/ha
( nhưng số này rất ít). Trong số 8.000 ha thuộc các địa phương diện tích gieo
trồng của tỉnh Thanh Hoá là 4009,37 ha (chiếm 50% diện tích các tỉnh).

Nhưng có tới 53,09% diện tích hoàn toàn mắt trắng và 32,365 diện tích rất
xấu. Chưa hết, tỉnh Yên Bái cũng góp phần vào “thành tích” trên bằng những
con số đáng xấu hổ. Trong tổng diện tích 2667,5 ha (kể cả 557 ha của chương
trình cà phê) chỉ có 350 ha cho thu hoạch, còn lại là mất trắng hoặc cho năng
suất và chất lượng thấp. tỉnh Hà Giang trồng 116,32 ha vào năm 1999-2000
nhưng hầu hết nên không thu hồi được nợ. Ngoài ra số phận của 4.000 ha
23


Đề án môn học
thuộc những đơn vị thành viên VINACAFE cũng gặp không ít trắc trở, có tới
20% diện tích ở các Công ty Đắc Đoa, Xí nghiệp cà phê Vina ở Gia Lai, Công
ty cà phê Rsaim ở Đắc Lắc trồng mới từ năm 2000 bị bệnh “ tuyến trùng” và
chết. Chương trình cà phê cũng đã ngốn một thời lượng tiền không ít từ vốn
vay AFD và vốn đối ứng trong nước. Mặc dù Chính phủ đang yêu cầu
VINACAFE báo cáo rõ hơn về con số giải ngân nhưng theo cơ quan này, đối
với phần vốn vay hết quí III/2000, chương trình đã giải ngân được 146.520
triệu đồng, trong đó có 500.000 Franc và 192.310 Euro. Như trên đã nói tổng
vốn đầu tư cho chương trình cà phê theo quyết định 172/ TTg ước tính được
dựa vào các kênh: Vốn vay của quĩ phát triển Pháp (CFD): 212.000.000
Franc, vốn đối ứng trong nước bao gồm: Vốn của các dự án khuyến nông, giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư…Chương trình 327,
773...vốn tự có của VINACAFE, các doanh nghiệp cà phê và vốn của nhân
dân tự đầu tư. Do việc huy động vốn đối ứng khó khăn nên chủ yếu dựa vào
nguồn vốn của AFD theo tiêu chuẩn, phải cần từ 30- 40 triệu đồng/ ha mới
thực hiện đủ qui trình và đạt năng suất mong muốn. Nhưng vì chỉ dựa vào
AFD trước là 6 triệu đồng/ha, sau điều chỉnh thành 10- 15 triệu/ha và phần
còn lại đều trông vào ngân sách và các kênh khác. Trong khi đó, ngân sách
địa phương eo hẹp, đồng vốn trong dân rất hạn chế. Tiền ít nên qui trình bị cắt
xén, bớt công đoạn, nên dễ hiểu vì sao năng suất, chất lượng vườn cây thấp.

- Chương trình kiên cố hoá 28.300 kênh mương với tổng vốn đầu tư 8.900 tỷ
đồng có tới 425/901 dự án có sai phạm. Công trình có “khởi” nhưng không có
“động” cũng là một điển hình trong lãng phí, thất thoát. Cảng Vũng Rô là một
ví dụ, 10 năm thi công chưa xong, vốn đầu tư được điều chỉnh đến 3 lần, từ
12,1 tỷ đồng lên đến 108,8 tỷ.
1.2. Ngành công nghiệp:
- Dự án xây dựng nhà máy đường Linh Cảm Hà Tĩnh khi xây dựng không
tính đến nguồn nguyên liệu sản xuất tương ứng với qui mô của Nhà máy dẫn
đến khi bước vào sản xuất thiếu nguyên liệu trầm trọng, công suất thiết kế của
24


Đề án môn học
nhà máy khi vận hành chỉ đạt được 60- 70%. Vùng nguyên liệu không đủ
cung cấp trong khi nông dân lại bán mía cho tư nhân vì giá cao hơn . Nhà máy
có tổng vốn xây dựng là 100,5 tỉ đồng nhưng thua lỗ gần 2 tỷ đồng
-

Dự án nhà máy chế biến cà chua do công ty XNK rau quả Hải

Phòng làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 51.7 tỷ đồng, công suất 200
tấn/ngày được xây dựng từ năm 2001. Tuy nhiên, hàng năm nhà máy chỉ thu
được 1.000 tấn cà chua chưa đáp ứng đủ cho nhà máy hoạt động từ 5-6 ngày.
1.3. Ngành xây dựng:
- Dự án có quy mô lớn, được nhiều người quan tâm nhất là khu đô thị mới An
Vân Dương 1700 ha, Nằm về phía đông nam thành phố Huế, với định hướng
qui hoạch gồm các trung tâm thương mại, hành chính, thể dục thể thao, vui
chơi giải trí…đan xen với các cụm dân cư nhằm mở rộng thành phố về hướng
đông. Tuy nhiên trong số 10 chủ đầu tư đăng ký tham gia ban đầu đến nay
mới chỉ có 2 đơn vị là Công ty Thái Sơn (Bộ quốc phòng) ở dự án đô thị thuỵ

An, diện tích 33,6 ha và công ty Điện lực 3 ở dự án đô thị Phú thượng, diện
tích 43 ha )Thuộc xã Phú Thượng, Phú Mỹ, huyện Phú vang) triển khai. Các
chủ đầu tư còn lại đến nay chưa thấy động tĩnh.
- Dự án đường quốc lộ 1A tại tỉnh Ninh Thuận, 18 tháng sau khi xây dựng và
đưa vào sử dụng, đã có 2,65 km với giá trị là 37.100 USD hoàn toàn không sử
dụng được vì bị ngập chìm trong một lòng hồ.
- Năm nay, tổng hội xây dựng Việt Nam đã nêu thêm một số nội dung lớn,
không kém phần nhức nhối, đó là những vi phạm trong lĩnh vực đầu tư đất đai
ở các địa phương. 30 dự án có sai phạm trong sử dụng đất, chiếm dụng đất
công trái phép và sai phạm trong giả toả, đền bù. Trong số những vụ lấn
chiếm, tham nhũng đất công, phần lớn rơi vào một số cán bộ viên chức nhà
nước, có chức có quyền ở địa phương.
Nhiều dự án đã dành phần lớn diện tích để “ưu tiên” cho cán bộ địa
phương bán lại thu lợi. Điển hình nhất là dự án xây dựng nhà ở tại phường Dư
Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng. Chỉ có 168 suất đất giao cho dân xây nhà ở,
25


×