Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích văn hóa tại Doanh nghiệp FPT và phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến hành vi của người lao động trong tổ chức đó”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.63 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trên con đường hội nhập hiện nay, bên cạnh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nét văn hóa
doanh nghiệp đặc trưng và nhất quán, để từ đó điều chỉnh mọi hoạt động của doanh
nghiệp, tạo bản sắc riêng có, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Thông qua văn hóa, mục tiêu kinh doanh được đảm bảo hơn và còn thể hiện được cái
Tâm của nhà quản trị đối với doanh nghiệp qua cách giao tiếp với con người, khách
hàng, tuyên bố chiến lược kinh doanh, triết lí kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định
vị trí trong tâm trí khách hàng. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là một trong những tiêu
chí đánh giá, góp phần quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp có tác
dụng nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp vững mạnh là điều cần thiết vì văn hóa còn ảnh hưởng tới hành vi của
người lao động: niềm yêu thích, say mê công việc, gây dựng lòng trung thành của họ
đối với tổ chức, gắn bó với đồng nghiệp, tìm thấy sự lạc quan trong môi trường tổ
chức, doanh nghiệp, từ đó họ gắn kết mục tiêu của tổ chức và phấn đấu cho mục tiêu
đó.
Tại thị trường Việt Nam doanh nghiệp FPT đã và đang xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, tạo nên một bản sắc , một nét riêng có tại FPT mà khi nhắc tới FPT không ai
không biết tới. Để làm sáng tỏ điều này, nhóm 9 xin đi sâu vào phân tích đề tài : “Phân
tích văn hóa tại Doanh nghiệp FPT và phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa tổ
chức đến hành vi của người lao động trong tổ chức đó”


MỤC LỤC
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Chương 1. Một số lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
1.1.2 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
1.2 Những đặc trưng hình thành văn hóa doanh nghiệp


1.3 Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới hành vi của nhân viên trong tổ chức
1.3.1 Văn hóa mạnh và văn hóa yếu
1.3.2 Tác động của văn hóa mạnh đến hành vi nhân viên
1.4 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
của tổ chức
Chương 2.Giới thiệu Công ty cổ phần FPT
2.1 Quá trình hình thành
2.2 Cơ cấu tổ chức
2.3 Lĩnh vực kinh doanh
2.4 Quy mô nhân sự
Chương 3 Văn hóa chung của FPT
3.1 Các cấp độ và biểu hiện của văn hóa FPT
3.1.1 Cấu trúc hữu hình trong văn hóa FPT
3.1.2.Hệ thống giá trị tại FPT
3.1.3 Các giá trị văn hóa chia sẻ, tuyên bố và được thừa nhận


Chương 4 Một số đề xuất nâng cao hiệu quả các hành vi của người lao động tại
FPT
4.1. Trao cho nhân viên quyền tự chủ nhiều hơn
4.2. Xóa nỗi ám ảnh "giờ cao điểm"
4.3. Đừng phí thời gian vào những việc vô ích
4.4. Khuyến khích các hoạt động tập thể
4.5. Quan tâm tới sức khỏe nhân viên
4.6. Tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và phát triển
4.7. Mang đến những niềm vui bất ngờ
C. Kết luận


4



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, những niềm tin, những tập quán thuộc về
doanh nghiệp và chúng tác động qua lại với cơ cấu chính thức để hình thành những
chuẩn mực hoạt động mà tất cả các thành viên trong doanh nghiệp noi theo.
Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng
biệt. Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong
một tổ chức và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị
được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các
giá trị đó. Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và được coi là truyền thống riêng mỗi doanh nghiệp.
1.1.2 Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
• Cấu trúc văn hóa hữu hình: Đó là bầu không khí tại doanh nghiệp, thông qua cách
thức bố trí và trang trí nơi làm việc, các biểu tượng vật chất, trang phục của nhân viên,
điều kiện và môi trường làm việc.
• Các giá trị văn hóa chia sẻ, tuyên bố và được thừa nhận: được thể hiện thông qua
phong cách giao tiếp, ứng xử của người lao động trong tổ chức, qua các triết lý kinh
doanh của doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo,…
• Các giá trị văn hóa ngầm định: Khi các giá trị được tuyên bố được kiểm nghiệm qua
thực tế hoạt động của doanh nghiệp, được người lao động chấp nhận thì sẽ được duy trì
theo thời gian và dần dần trở thành các giá trị ngầm định. Các giá trị ngầm định này
thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, hành vi của nhân
viên trong tổ chức, tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt.
1.2 Những đặc trưng hình thành văn hóa doanh nghiệp


Hệ thống ý nghĩa chung, giá trị chung mà chúng ta đề cập ở trên là một nhóm các
đặc tính cơ bản mà tổ chức coi là có giá trị. Một nghiên cứu gần đây cho rằng, văn hóa

5


tổ chức có 7 đặc trưng quan trọng nhất, tập hợp các đặc tính này có thể hiểu được bản
chất cốt lõi văn hóa doanh nghiệp trong một tổ chức.
Sự đổi mới và chấp nhận rủi ro: Mức độ mà người lao động được khuyến khích tích
cực đổi mới và dám chấp nhận rủi ro do sự đổi mới gây ra
Chú ý tới các khía cạnh chi tiết:Mức độ các nhà quản lý mong muốn những người
lao động thực hiện công việc chính xác, tỏ rõ khả năng phân tích, và chú ý tới các chi
tiết nhỏ trong khi thực hiện công việc.
Sự định hướng kết quả sản xuất:Mức độ mà người quản lý chú ý nhiều tới kết quả
thực hiện công việc hơn là chú ý tới quá trình thực hiện và phương pháp được áp dụng
để đạt được kết quả đó.
Hướng tới con người:Mức độ các quyết định của ban quản lý xem xét đến tác động
của kết quả lao động đến những người lao động trong tổ chức.
Hướng tới nhóm người lao động: Các hoạt động được tổ chức thực hiện theo nhóm
chứ không phải là theo từng cá nhân riêng lẻ.
Tính hiếu thắng: Mức độ nhân viên tỏ ra hiếu thắng và cạnh tranh với nhau hơn là tự
bằng lòng và dễ dãi.
Sự ổn định:Mức độ các hoạt động của tổ chức nhân mạnh tới việc duy trì nguyên
trạng chứ không phải sự tăng trưởng hay sự thay đổi.
Việc đánh giá tổ chức dựa trên 7 đặc tính này sẽ cho thấy một bức tranh tổng thể về
văn hóa của tổ chức. Bức tranh tổng thể này sẽ trở thành cơ sở để cảm nhận được sự
hiểu biết chung của các thành viên về tổ chức của họ; cách thực hiện công việc; cách
ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Các đặc tính này có thể kết hợp với nhau theo
những cách khác nhau hình thành nên nhiều loại hình tổ chức khác nhau.
1.3 Tác động của văn hóa tới hành vi nhân viên và tổ chức

1.3.1

Văn hóa mạnh và văn hóa yếu

6


Nền văn hóa được đặc trưng bởi các giá trị cơ bản của băn hóa tổ chức. Chúng ta
nhận thấy rằng, ngày càng có sự khác biệt giữa văn hóa mạnh và văn hóa yếu. Văn hóa
tổ chức càng mạnh khi càng nhiều thành viên trong tổ chức chấp nhận các giá trị cơ
bản của tổ chức, các giá trị này được chia sẻ rộng rãi cà có chủ định, và sự cam kết của
các thành viên đối với các giá trị này càng lớn. Theo định nghĩa, thì văn hóa mạnh rõ
ràng, sẽ có sự ảnh hưởng tới hành vi của các thành viên trong tổ chức lớn hơn so với
một nền văn hóa yếu. Mặt khác, văn hóa mạnh còn có mối liên quan trực tiếp tới việc
giảm mức độ thay thế nhân công (luân chuyển lao động)
1.3.2

Tác động của văn hóa mạnh đến hành vi nhân viên
Văn hóa mạnh có thể có những ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới tổ chức và hành
vi của nhân viên. Ảnh hưởng tích cực của văn hóa mạnh có thể tạo ra các tổ chức có sự
thành đạt vô cùng to lớn trong kinh doanh. Văn hóa mạnh có thể góp phần làm giảm sự
luân chuyển lao động vì văn hóa mạnh quy tụ được sự nhất trí cao giữa các thành viên
về những gì mà tổ chức của họ đề ra. Sự nhất trí về mục đích như vậy sẽ tạo được sự
liên kết, sự trung thành và sự cam kết với tổ chức của các thành viên, và như vậy sẽ
làm giảm được xu hướng người lao động từ bỏ tổ chức của họ. Mặt khác, văn hóa
mạnh còn có tác dụng làm tăng tính nhất quán của hành vi. Hiểu theo cách này, chúng
ta cần thừa nhận rằng, văn hóa mạnh có thể có tác dụng thay thế cho sự thích ứng hóa.
Chính thức hóa cao trong một tổ chức thường tạo ra được tính phục tùng kỷ luật , tính
kiên định, và khả năng tiên đoán. Văn hóa mạnh sẽ đạt được kết quả tương tự mà
không cần các tài liệu, văn bản nào. Do đó chúng ta nên xem sự chính thức hóa và văn

hóa là hai con đường khác nhau có chung một mục đích. Văn hóa của tổ chức càng
mạnh thì nhu cầu của ban quản lý trong việc xây dựng nguyên tắc, quy định để định
hướng sẽ được người lao động trong tổ chức tiếp thu khi họ chấp nhận văn hóa tổ chức.
Văn hóa có tác dụng nâng cao sự cam kết tổ chức và làm tăng tính kiên định trong
hành vi của người lao động. Những điều nảy rõ ràng đem đến lợi ích đích thực cho một
tổ chức. Theo quan điểm của người lao động văn hóa có giá trị vì nó làm giảm đáng kể

7


sự mơ hồ. Nó chỉ cho nhân viên biết mọi thứ được tiến hành như thế nào, và cái gì là
quan trọng. Nhưng chúng ta không nên bỏ qua khía cạnh tiềm tàng của văn hóa, đặc
biệt là của văn hóa mạnh.
Ngược lại, văn hóa cũng có thể là một gánh nặng khi những giá trị chung của tổ
chức không phù hợp, với những yếu tố có tác dụng thúc đẩy tính hiệu quả của tổ chức.
Tình hình này thường hay xảy ra nhất khi môi trường của tổ chức rất năng động. Khi
môi trường của tổ chức đang trải qua một sự thay đổi nhanh chóng, văn hóa vốn có của
tổ chức có thể hầu như không còn phù hợp nữa. Tính kiên định trong hành vi là một tài
sản đối với tổ chức trong một môi trường ổn định. Tuy nhiên nó cũng có thể là một
gánh nặng cho tổ chức và cản trở khả năng thích ứng của tổ chức với những thay đổi
trong môi trường. Hơn nữa, văn hóa cũng có thể gây cản trở đối với sự thay đổi, đa
dạng của nguồn lực con người trong tổ chức. Bản thân mỗi người lao động có hệ
thống giá trị và niềm tin riêng của họ. Khi làm việc trong một tổ chức có nền văn hóa
mạnh, họ cần phải tuân thủ theo những quy phạm và hệ thống giá trị chung của tổ
chức. Như vậy, những mặt mạnh hay những ưu thế của từng người lao động sẽ phần
nào bị hạn chế hay không có điều kiện để được phát huy. Văn hóa cũng có thể là cản
trở đối với sự sáp nhập của các tổ chức. Các tổ chức sáp nhập với nhau với nhiều mục
tiêu đặt ra liên quan đến vốn, công nghệ, thị trường,.. Tuy vậy, khi hai hay nhiều tổ
chức có những nền văn hóa khác nhau sáp nhập lại với nhau thì việc làm thế nào để
duy trì hoạt động của tổ chức mới một cách có hiệu quả cũng là một vấn đề mà các nhà

lãnh đạo và quản lý cần quan tâm.
1.4 Vai trò và chức năng của văn hóa doanh nghiệp


Vai trò văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một nền văn hóa doanh
nghiệp mạnh mẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mạnh
mẽ tạo được sự thống nhất, giảm thiểu được rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sats,
thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất, hiệu quả của doanh

8


nghiệp từ đó tăng sức cạnh tranh và khả năng hoàn thành của doanh nghiệp trên thị
trường. Đặc biệt trong môi trường toàn cầu như hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam
đã bước vào thời kỳ phải cạnh tranh bằng vốn tri thức và bằng tài nguyên con người.
Một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hóa cao sẽ tạo điều kiện cho tài năng
phát triển, nâng cao năng lực cá nhân, nhân tài và phát triển tinh thần đoàn kết của các
thành viên.
Thứ hai: Tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp. Sự phát triển các giá trị văn hóa
doanh nghiệp để nhận biết được sự khác nhau giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác, giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi của mình.
Thứ ba: Giá trị văn hóa doanh nghiệp góp phần thực hiện vai trò của mình đối với
các hoạt động của doanh nghiệp, nó được biểu hiện như sau:
-Các giá trị văn hóa doanh nghiệp góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng mối
đoàn kết.
-Phối hợp và kiểm soát
-Tạo động cơ



Chức năng của văn hóa
Thứ nhất, văn hóa có vai trò xác định ranh giới, nghĩa là văn hóa tạo ra sự khác biệt
giữa tổ chức khác khác.
Thứ hai, văn hóa có chức năng lan truyền chủ thể cho các thành viên trong tổ chức.
Thứ ba, văn hóa thúc đẩy phát sinh các cam kết của nhân viên đối với những gì lớn
hơn so với lợi ích riêng của cá nhân họ
Thứ tư, văn hóa làm tăng sự ổn định của hệ thống xã hội. Văn hóa là chất keo dính,
giúp gắn kết tổ chức lại thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn thích hợp để người lao
động biết họ cần làm gì và nói gì

9


Cuối cùng, văn hóa có tác dụng kiểm soát để định hướng và hình thành nên thái độ
và hành vi của người lao động. Chức năng cuối cùng này có ý nghĩa đặc biệt đối với
chúng ta.

10


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1.Quá trình hình thành của FPT
Một số mốc chính trong chặng đường phát triển của FPT:



1988 – 1990: Tìm hướng đi
13/9/1988, FPT ra đời với tên gọi Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm (The Food

Processing Technology Company), kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm

• Hợp đồng cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và việc đặt quan hệ
với hãng máy tính Olivetti năm 1989 là tiền đề cho sự ra đời của bộ phận tin học sau
này.
• Ngày 27/10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (The
Corporation for Financing and Promoting Technology) với định hướng kinh doanh tin
học.
• 1996: Trở thành công ty công nghệ thông tin số 1 Việt Nam
Sau 8 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số 1 trên thị trường tin học Việt Nam.
FPT nhiều năm liên tiếp được bạn đọc của Tạp chí PC World bình chọn là công ty
tin học uy tín nhất Việt Nam.


1999: Toàn cầu hóa
Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm (tiền thân của Công ty Phần mềm FPT – FPT
Software) được thành lập vào cuối năm 1999 với mục tiêu xuất khẩu phần mềm sang
châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Các chi nhánh FPT tại Bangalore (Ấn Độ) và Văn phòng
FPT tại Mỹ lần lượt được thành lập vào năm 1999, 2000.




2002 – 2006: Trở thành công ty đại chúng
Tháng 03/2002, FPT cổ phần hóa.

11




Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng

khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí



Minh – HOSE).
2008: Đạt mức doanh thu 1 tỷ USD
FPT liên tục tăng trưởng trên 50%/năm kể từ năm 2002 và năm 2008 đã cán đích
doanh thu 1 tỷ USD.



Năm 2008, đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần FPT và tái khẳng định ngành nghề



kinh doanh cốt lõi gồm viễn thông, công nghiệp nội dung và các dịch vụ CNTT.
2010: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, tiến sâu vào thị trường đại chúng
Lần đầu tiên sau 22 năm, FPT thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu. Đây là bước
khởi đầu quan trọng cho chiến lược tiến vào thị trường đại chúng của FPT.



2011: Chiến lược OneFPT – “FPT phải trở thành Tập đoàn Toàn cầu Hàng đầu của Việt
Nam. Chiến lược One FPT với lộ trình 13 năm (2011-2024) được phê duyệt với định
hướng tập trung vào phát triển công nghệ và mục tiêu “FPT phải trở thành Tập đoàn
Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam”, lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global
2000 vào năm 2024.




2012: Đầu tư nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới và các giải pháp CNTT Hạ tầng
của hạ tầng
Tập đoàn đầu tư nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới Mobility, Cloud, Big data
và các giải pháp CNTT Hạ tầng của hạ tầng: Chính phủ điện tử, Giao thông thông
minh, Y tế thông minh.
2.2.Cơ cấu tổ chức
FPT hiện có:
- 12 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information
System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần
Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT

12


Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT;
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land); Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT
(FPT Online); Công ty cổ phần đô thị FPT Đà Nẵng ( FPT City JSC)
-3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities), Công ty
Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên
Phong.
- Có mặt tại 10 quốc gia trên thế giới và các chi nhánh, văn phòng đại diện tại TP Hồ
Chí Minh,Đà Nẵng và Cần Thơ.
2.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của FPT
- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống; Giải pháp phần mềm;
Dịch vụ nội dung số; Dịch vụ dữ liệu trực tuyến; Dịch vụ Internet băng thông rộng;
Dịch vụ kênh thuê riêng; Điện thoại cố định; Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin
và viễn thông; Sản xuất và lắp ráp máy tính; Dịch vụ tin học; Lĩnh vực giáo dục-đào
tạo; Đào tạo công nghệ.

- Đầu tư: Giải trí truyền hình; Dịch vụ tài chính-ngân hàng; Đầu tư phát triển hạ tầng
và bất động sản; Nghiên cứu và phát triển. FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các
hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động,
CMMI cho phát triển phần mềm.
Hiện nay, FPT telecom độc quyền cung cấp các trò trơi trực tyến nổi tiếng trên thế
giới tại Việt Nam MU-Online Sứng Danh Anh Hùng và PTV Giành Lại Miền Đất Hứa
đã được đông đảo người dùng Internet đón nhận và ủng hộ.
Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của
các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.

13


Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và
đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng
triệu người tiêu dùng.
Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam
bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối
tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải
thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng ;Sao Khuê;
Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer
World Expo, IT Week, Vietgames…
Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội
Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp
Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học
và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà
nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003.
2.4. Quy mô nhân sự
Theo báo cáo của Tập đoàn FPT, số lượng nhân viên của FPT và các công ty con
tính đến 30/6/2012 là 13.790 người – tăng thêm 1.850 người so với cuối năm 2011.

Riêng trong Q2, FPT tuyển thêm 1.275 người. Cả năm 2011, FPT mới chỉ tuyển
thêm 512 người.
Từ năm 2011, những sinh viên đầu tiên của Đại học FPT bắt đầu ra trường, một
phần trong số này được làm việc cho FPT. Tuy nhiên, số lượng nhân viên tuyển thêm
từ sinh viên Đại học FPT chưa nhiều vì từ đầu năm 2011 đến giữa năm 2012 mới chỉ
có 500 sinh viên tốt nghiệp.
Trong số các doanh nghiệp niêm yết, FPT hiện có số lao động đông thứ 2 sau
Vietinbank với hơn 18.100 người. Một số doanh nghiệp khác sử dụng trên 10.000 lao
động là Taxi Vinasun, Vietcombank, Sacombank.

14


Và tính cho đến hết năm 2014, số lượng nhân sự của tập đoàn này đã lên đến con số
hơn 22.000 người, tại 19 quốc gia trên thế giới. và tỉ lệ nhân viên nam nhiều hơn nữ là
1.7 lần.
Nhân viên trong tập đoàn là những người trẻ tuổi là nhiều tài năng và đáp ứng thỏa
mãn nhu cầ khách hàng, xu huóng của xã hội. Nhiều cán bộ công ty FPT Telecom đã
đạt được những chứng chỉ quốc tế như: CCNA, CCIE, CCNP về mạng của CISCO, các
chứng chỉ quốc tế về các hệ thống máy chủ MINI RS/6000, AS/400, SUN.

CHƯƠNG 3. VĂN HÓA CHUNG CỦA FPT
3.1 Các cấp độ biểu hiện của văn hóa FPT
3.1.1 Cấu trúc hứu hình trong văn hóa FPT


Logo
- Logo FPT với 3 màu sắc truyền thống thể hiện lĩnh vực hoạt động chính của FPT
từ ngày đầu mới thành lập. Khối hình được cách điệu từ chữ cái đầu của FPT tạo cảm
giác logo như một tòa cao ốc có hướng đi lên khỏe khoắn giống như một nề n móng

vững chắc cho sự phát triển của tương lai. Logo mang phong cách hiện đại, trẻ trung,
năng động, đơn giản. Logo là sự kế thừa nhận dạng và phát triển của thương hiệu FPT
luôn dẫn đầu, luôn tiên phong, vượt lên chinh phục đỉnh cao mới và thương hiệu mang
tính toàn cầu. Hình ảnh và màu sắc sống động gây ấn tượng, dễ nhớ, phù hợp đề ứng
dụng vào các công ty thành viên của FPT, dêc thể hiện trên các sản phẩm, trang web,
quảng cáo truyền thông và trên mọi chất liệu.



Trang trí nội thất và phương tiện thiết bị

15


- Tập đoàn FPT được đánh giá là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tư trong
nhiều ngành nghề lĩnh vực về cong nghệ thông tin hàng đàu Việt Nam hiện nay với
hàng tram chi nhánh văn phòng trên khắp cả nước. Để cho nhân viên của mình có một
văn phòng làm việc thoải mái và làm nổi bật được thương hiệu của mình FPT đã phối
hợp với công ty xây dựng nội thất OZ để thiết kế và trang trí nội thất văn phòng của
mình trên khắp các tỉnh thành.
- Mỗi văn phòng đều được thiết kế theo phong cách riêng nhưng vẫn làm nổi bật
được đặc thù kinh doanh của mình. Văn phòng FPT là một trong những kiểu mẫu văn
phòng đẹp và hiện đại.
- Thi công nội thất văn phòng FPT được trải dài toàn bộ khối đế và được thiết kế cho
toàn bộ nhân sự của công ty ở từng chi nhánh khác nhau. Việc sắp xếp nhân sự đã được
các kiến trúc sư tìm hiểu sát sao với từng công ty để từ đó bố trí công năng khoa học và
tổ chức công việc hiệu quả.


Kiến trúc, cách bày trí

- Khi tới thăm trụ sở công ty FPT tại Hà Nội, mọi quay khách đều có thể nhận thấy
sự quan tâm của lãnh đạo công ty trong việc xây dựng lớp cấu trúc hữu hình cho văn
hóa công ty. Ngoài trụ sở chính rất khang trang tại Láng Hạ, các văn phòng của công ty
con còn đều được đặt tại các tòa nhà bề thế trong thành phố. Cách bày trí trong công ty
không cầu kỳ nhưng khá đẹp và có phong cách. Logo của công ty có ở khắp mọi nơi.



Lễ nghi, lễ hội
- Trước trụ sở chính luôn có cờ của công ty và cờ của Tổ Quốc. Nghi lễ chào cờ mỗi
buổi sáng được tiến hành rất trang trọng. Lễ họi là một phần không thể thiếu được của
văn hóa FPT. Hàng năm đến ngày lễ hội, tất cả các cán bộ, nhân viên, công ty lại tụ tập
cùng nhau vui chơi và làm việc, để cảm thấy mình là thành viên của gia đình FPT.

16




Tổ chức phòng ban.
- Trong công ty, mõi thành viên đều được bố trí chỗ ngồi riêng biệt, nhưng không
cách biệt với người khác. Các trưởng phòng, phó phòng ban được bố trí cùng phòng
với nhân viên.
- Tất cả những cấu trúc hữu hình này đã tạo nên cảm giác trang trọng khi làm việc
taij FPT, việc bố trí chỗ ngồi không cách biệt tạo nên sự gần gũi, thoải mái giữa các
thành viên trong công ty, động viên tinh thần làm việc của các nhân viên và gây long
tin của khách hàng về uy tín của công ty.




Công nghệ, sản phẩm.
- Là một doanh nghiệp đa ngành nghề, các mảng hoạt động chính của FPT được chia
thành 4 khối: Khối công nghệ (FPT Software, FPT IS và FPT Services), Khối Viễn
thông (FPT Telecom và FPT Online), Khối phân phối – bán lẻ (FPT Trading và FPT
Retail), Khối giáo dục & khác (FPT Edu).
- Trong bối cảnh một số mảng kinh doanh gặp khó khăn, phân phối – bán lẻ bất ngờ
trở thành khối tăng trưởng mạnh nhất của FPT trong năm 2014 với doanh thu toàn khối
đạt 22.730 tỷ đồng, tăng 31% và lợi nhuận trước thuế đạt 589 tỷ đồng, tăng 46% so với
năm 2013. Khối này gồm 3 nhóm chính là phân phối điện thoại, phân phối sản phẩm
công nghệ thông tin và hệ thống bán lẻ kỹ thuật số.
- Tăng trưởng đến từ cả 2 mảng phân phối, bán lẻ nhưng đáng kể nhất là mảng bán
lẻ của FPT Retail khi doanh thu tăng tới 78% và lãi 41 tỷ trong khi năm 2013 lỗ 32 tỷ.
Chuỗi cửa hàng FPT Shop của FPT Retail hiện đã đứng trong top 3 chuỗi cửa hàng lẻ
kỹ thuật lớn nhất cả nước.



Câu chuyện truyền thống.

17


- Mỗi khi tuyển dụng, công ty luôn giáo dục nhân viên mới bằng các huyền thoại,
lịch sử hoạt động của công ty…
3.1.2. Hệ thống giá trị FPT.
- FPT tôn trọng nhân bản và những giá trị vĩnh cửu. Niềm tin vào những giá trị đó
xác định phương thức hành động của người FPT trong mọi hoàn cảnh khác nhau. FPT
tin tưởng sắt đá vào sự nghiệp chính nghĩa: nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học kỹ
thuật và công nghệ để góp phần phát triển các cá nhân, tập thể, đất nước, xây dựng
công ty phát triển và trường tồn. chính vì vậy Một trong những yếu tố giúp gắn kết

thành công các mảng hoạt động của FPT, từ đó tạo nên một tập thể hùng mạnh là bản
sắc văn hóa riêng của công ty. Ngay từ khi ra đời cách đây 15 năm, những người sáng
lập FPT đã rất nghiêm túc khi đưa ra khái niệm “văn hóa FPT”, và coi đây là yếu tố
sống còn trên con đường phát triển doanh nghiệp của mình.


Tôn trọng con người và tài năng cá nhân.
- Mục tiêu của công ty là nhằm “đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện
phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh
thần”. Truyền thống tôn trọng con người, tài năng cá nhân đã tạo nên một bầu không
khí làm việc dân chủ và sáng tạo, cùng cùng chung một mục đích, chung một lý tưởng.
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là phương châm làm việc của các thành viên FPT.



Trí tuệ tập thể.
- Ở FPT không có những quyết định được đưa ra một mình, không có chỗ cho
những nhà độc tài.Bạn phải là người sáng suốt tham khảo ý kiến của những đồng sự.



Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ.

18


- Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, FPT cũng thay đổi liên tục,
luôn luôn phát triển, hoàn thiện về tổ chức. Mỗi thành viên FPT phải không ngừng học
tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. FPT không có chỗ cho những ai
thoả mãn với cái gì đã có, thảo mãn với những kết quả đã đạt được. Những ai sớm thoả

mãn sẽ là những người tự dời đoàn tàu nhìn FPT tiến về phía trước.


Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá FPT.
- Tôn trọng lịch sử công ty, học hỏi truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc để ứng
dụng sáng tạo vào công tác kinh doanh.
- Mỗi người FPT đều phải biết lịch sử FPT thông qua Sử ký FPT, nội san Chúng ta,
các câu hỏi thi FQ (FPT Quotation) .Những bài học lịch sử của dân tộc, những nét đặc
trưng, nổi bật của văn hoá Việt Nam đều được khuyến khích áp dụng vào trong thực tế
kinh doanh và quản lý hàng ngày.
3.1.3 Các giá trị văn hóa chia sẻ, tuyên bố và được thừa nhận



Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của Doanh Nghiệp
Sứ mệnh
Trong tiềm thức FPT luôn luôn và mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới,giàu
mạnh bằng chính sự nỗ lực lao động sang tạo của tập thể cán bộ công nhân viên.Sáng
tạo trong từng sản phẩm dịch vụ mà bản thân công ty cung cấp ,làm khách hang tin
tưởng và hài long.Từ đó góp phần làm hung thịnh quốc gia Việt Nam,và chúng tôi sẽ
đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất để có một
cuộc sống đầy đủ về vật chất ,phong phú về tinh thần
Tầm nhìn

19


FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới ,giàu mạnh bắng nỗ lực lao động
sang tạo trong khoa học kĩ thuật và công nghệ ,làm khách hang hài long,góp phần hung
thịnh quốc gia,đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt

nhất và một cuộc sống đầy đủ vật chất,phong phú về tinh thần
Chiến lược kinh doanh : Chiến lược “Vì công dân điện tử”
FPT phấn đấu trở thành một tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp
dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ
tiếp tục là công nghệ nền móng trong xu thế tập trung số nhằm đáp ứng và cung cấp
những sản phẩm, dịch vụ thuận lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng
quan yếu nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm đổi thay sâu sắc thế giới và
là dịp của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con
người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã,
đang và sẽ càng ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các
dịch vụ điện tử sẽ là những dụng cụ quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt
động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải
mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân
điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm mãn
nguyện tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.
Ba hướng phát triển ưu tiên của FPT giai đoạn 2011-2014
1 . Các dự án lớn theo mô hình hợp tác công tư :Phấn đấu trở thành đối tác phát
triển hạ tầng CNTT số 1,tham gia đầu tư vào các công trình dịch vụ công cộng trong
các ngành kinh tế trọng điểm của nhà nước,nhằm góp phần giảm áp lực chi ngân sách

20


nhà nước,tăng nhanh tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ tiện ích,nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân và tăng trưởng vượt bậc về doanh thu
2 . Đẩy mạnh nghiên cứu ,sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ “Made by
FPT”.Trong đó,xác định phát triển phần mềm hiện đại,kho ứng dụng phong phú và tiện
ích,các dịch vụ gia tăng trên thiết bị di động thông minh là nhiệm vụ then chốt,tạo sự

khác biệt cho sản phẩm,hướng tới chiếm lĩnh thị trường mục tiêu
3 . Tiến vào thị trường viễn thông băng rộng không dây,tận dụng cơ hội mua bán sáp
nhập(M&A)và tập trung nguồn lực tối đa để tham gia thị trường cung cấp dịch vụ thoại
trên nền tảng công nghệ băng rộng không dây,đưa các ứng dụng tiện ích vào mạng lưới
thiết bị hiện đại phủ trên diện rộng
QUY CHẾ NỘI BỘ CỦA DN
Quy định về đạo đức nhân viên : Trong mọi hoạt động, CBNV Công ty FPT có
nghĩa vụ:
1.

Tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Quy định của
Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Quy tắc ứng xử của Công ty chứng
khoán (ban hành kèm theo QĐ số 20/QĐ-HHKDCKVN ngày 22/11/2006 của Chủ
tịch Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam) và các Quy định của Công ty Cổ
phần Chứng khoán FPT.

2.

Làm việc và phục vụ khách hàng với đầy đủ năng lực, sự tận tâm, công bằng,
minh bạch.

3.

Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn và những lợi thế khác có được từ vị trí công
tác tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT để mưu lợi cho cá nhân và những người
liên quan.

4.

Không đầu tư, kinh doanh chứng khoán dưới mọi hình thức, kể cả việc ủy quyền

cho người khác giao dịch, trừ các trường hợp được nêu dưới đây:

21


Mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT theo chính sách

o

của công ty;
Các trường hợp được Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

o

chấp thuận và công bố trước khi thực hiện giao dịch.
5.

Tuyệt đối bảo mật mọi thông tin của khách hàng, đối tác của công ty.

6.

Không truyền bá trực tiếp hay gián tiếp những thông tin sai lệch, mang tính đồn
thổi gây ảnh hưởng đến khách hàng, đối tác hay các thành viên khác trên thị trường
chứng khoán.

7.

Không sử dụng thông tin của khách hàng (một cách chính thức hoặc không
chính thức) để lôi kéo những khách hàng khác tham gia vào giao dịch mua bán.


8.

CBNV Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT tuyệt đối không nhận quà tặng hay
bất cứ khoản thù lao nào cho cá nhân từ khách hàng hay đối tác, dưới mọi hình thức.
Các trường hợp quà tặng mang tính xã giao không thể từ chối, phải nộp lại cho công
ty để xử lý. Người chịu trách nhiệm xử lý quà tặng là Kế toán trưởng công ty/chi
nhánh.

9.

Không thực hiện các nghiệp vụ mà công ty chưa có quy định hoặc không cho
phép

10.
o

Cán bộ môi giới cần tuân thủ các quy định chi tiết sau:
Không vi phạm nguyên tắc nhập lệnh giao dịch của công ty: "Theo đúng
thứ tự thời gian nhận lệnh".

o

Trong hoạt động tư vấn: Không quyết định thay cho khách hàng về các
giao dịch chứng khoán.

o

Không nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của khách hàng trong hoạt
động giao dịch chứng khoán.


o

Không tự ý sử dụng tiền và chứng khoán tại tài khoản của khách hàng.

22


Không sửa các thông tin hoặc giả mạo chữ ký của khách hàng trên phiếu

o

giao dịch. Các trường hợp nhận được lệnh mua, bán không hợp lệ của khách hàng
phải trả lại cho khách hàng để sửa hoặc lập lại lệnh.
Không dụ dỗ hoặc mời gọi khách hàng mua, bán chứng khoán liên tục để

o

tạo cung, cầu giả hoặc vì mục đích khác.
Không thông đồng với các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài để thực hiện

o

các giao dịch mua bán hưởng chênh lệch.
Quy định riêng với các cán bộ Môi giới niêm yết: Không sử dụng điện

o

thoại di động cá nhân trong suốt thời gian giao dịch, theo quy định về thời gian giao
dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
11.


Cán bộ Tư vấn - Phân tích cần tuân thủ các quy định chi tiết sau:
Cẩn trọng tối đa trong hoạt động tư vấn và phân tích nhằm đưa ra các

o

thông tin báo cáo chính xác nhất. Phân biệt rõ giữa các thông tin mang tính sự kiện
thực tế hoặc các thông tin mang tính chủ quan cá nhân khi tư vấn.
o

Đảm bảo hoạt động phân tích, tư vấn mang tính độc lập và khách quan.

o

Bảo mật tuyệt đối các thông tin về khách hàng trong hoạt động tư vấn,
phân tích

12.
o

Cán bộ Công nghệ cần tuân thủ các quy định chi tiết sau:
Cẩn trọng trong mọi hoạt động, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt,
xây dựng hệ thống dự phòng, bảo mật an toàn và đầy đủ.

o

Không sao chép thông tin của các đơn vị nội bộ hoặc của khách hàng nếu
không được sự đồng ý bằng văn bản, kể cả mục đích sử dụng trong phạm vi dự án.
Không được can thiệp vào dữ liệu dưới các hình thức không được mô tả hay quy
định trong Quy trình quản lý thông tin tại Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.


o

Bảo mật mọi thông tin nội bộ Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT và
thông tin khách hàng khi triển khai các dự án CNTT. Không sử dụng các sản phẩm

23


của dự án (tài liệu giải pháp, sản phẩm, quy trình...) ở nơi khách hoặc cho khách
hàng khác
Quy định văn hóa trong giao tiếp khách hàng
Mối quan hệ trực tiếp với khách hàng không chỉ tập trung ở bộ phận bán hàng và
chăm sóc khách hàng, mặc dù đây là đơn vị trực tiếp tương tác với khách hàng. Trong
công ty, tất cả các hoạt động ở mọi bộ phận đều phải hướng về khách hàng. Tư tưởng
truyền thống (nhất là các công ty bán lẻ) là tiêu chí “khách hàng là thượng đế”. Tuy
nhiên, FPT đưa ra một cách tiếp cận mới, điều khách hàng cần ở nhân viên là tư vấn tốt
và trung thực, sau đó, quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của FPT hay không là ở họ.
Mỗi nhân viên tại FPT nói chung và FPT Retail nói riêng, luôn được định hướng là một
chuyên gia tư vấn, thậm chí là một người bạn tư vấn. Chúng tôi nói “người bạn”, điều
này nghĩa là FPT sẵn sàng tư vấn trung thực về điểm tốt và chưa tốt ở sản phẩm/dịch
vụ để khách hàng cân nhắc, vì công ty (và cả khách hàng) đều biết rằng sản phẩm/dịch
vụ nào cũng có ưu và khuyết điểm. Xét về mặt nào đó,FPT đang mạo hiểm theo hướng
này vì không nhiều công ty bán lẻ thực hiện.

24


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HÀNH VI
CỦA NLĐ

Có thể thấy rằng, để nâng cao hiệu quả các hành vi của người lao động thì biện
pháp tốt nhất là nâng cao mức độ hài lòng của họ. Khi người lao động hài lòng với
công việc, với doanh nghiệp thì họ sẽ có thái độ, hành vi tích cực đối với doanh nghiệp.
Mặc khác, nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên sẽ duy trì sự ổn định của nguồn
nhân lực, giảm chi phí hoạt động và tăng năng suất kinh doanh. Nâng cao mức độ hài
lòng của nhân viên không đơn thuần chỉ là tăng lương. Có rất nhiều biện pháp đơn
giản, ít tốn kém giúp các nhà quản lý cải thiện sự hài lòng và làm tăng mức độ cam kết
của nhân viên.
4.1. Trao cho nhân viên quyền tự chủ nhiều hơn.
Nhà quản lý nên tạo điều kiện cho nhân viên sắp xếp lịch làm việc linh động, tự
chủ môi trường và thói quen làm việc. Mỗi nhân viên ngoài giờ làm việc còn có những
trách nhiệm khác nhau với gia đình, xã hội vì vậy khung giờ làm việc linh hoạt sẽ giúp
nhân viên tập trung làm việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích nhân viên
trang trí khu vực làm việc theo sở thích. Làm việc ở nơi khiến mình thấy thoải mái tốt
hơn nhiều so với làm việc trong một văn phòng đơn điệu. Điều này không chỉ tạo sự
gần gũi hơn giữa các cá nhân trong công ty mà còn hỗ trợ nhân viên chăm sóc sức khỏe
bản thân. Một số người bị đau lưng, mỏi mắt hoặc kích thước bàn ghế không thích hợp
sẽ thấy thoải mái hơn khi sử dụng bàn ghế phù hợp với nhu cầu của họ. Bạn cũng có

25


×