Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập tại sở tư pháp tỉnh ninh bình (luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.72 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP

Tên sinh viên:

Nguyễn Thế Thành

Mã sinh viên:

CQ523257

Lớp:

Luật kinh doanh khóa 52

Ngành :

Luật

Chuyên ngành:

Luật kinh doanh

Địa điểm thực tập:

Sở Tư pháp Tỉnh Ninh Bình

Giáo viên hướng dẫn:



PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy


SV. Nguyễn Thế Thành 2
Báo cáo thực tập tổng hợp

Hà Nội, 2014

MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.................................................................1
KHOA LUẬT..................................................................................................................1
Hà Nội, 2014..........................................................................................................2
MỤC LỤC.......................................................................................................................2
Danh mục từ viết tắt......................................................................................................3
Phần I
Khái quát chung về Sở Tư pháp Ninh Bình................................................................6
I/ Lịch sử hình thành ngành Tư pháp:.....................................................................6
II/ Lịch sử hình thành và phát triển Sở Tư pháp Ninh Bình : ..............................7
Phần II
Nhiệm vụ, chức năng và tổ chức bộ máy quản lý
của Sở Tư pháp Ninh Bình...........................................................................................9
I/ Chức năng và nhiệm vụ :......................................................................................9
II/ Cơ cấu tổ chức quản lý, các phòng ban:...........................................................15
Phần III
Khái quát tình hình hoạt động của Sở Tư pháp Ninh Bình..................................17
I/ Hoạt động chủ yếu :............................................................................................17
II/ Đánh giá chung về công tác của sở Tư pháp qua các năm:............................31
Kết luận........................................................................................................................34
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................35


2


SV. Nguyễn Thế Thành 3
Báo cáo thực tập tổng hợp

Danh mục từ viết tắt
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

TGPL

Trợ giúp pháp lý

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật
Danh mục biểu đồ

Bảng 1:


Biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình thời kì mới thành
lập

(1992)



hiện

tại

(2014).......................................................................trang 6
Bảng 2:

Số lượng VBQPPL Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm
định, rà soát, kiểm tra, xem xét tính pháp lý trong các năm gần
đây……..…trang 16

Bảng 3:

Hộ tịch có yếu tố nước ngoài………………………………………

trang 17
Bảng 4:

Hộ tịch trong

nước………………………………………………….trang 19


3


SV. Nguyễn Thế Thành 4
Báo cáo thực tập tổng hợp

Lời nói đầu
Hòa với sự phát triển của nền kinh tế với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
được mở rộng, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn, đồng
nghĩa với việc ngày càng có một số lượng lớn những người có quốc tịch khác đến
làm việc và sinh sống tại Việt Nam, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được
hình thành và được điều chỉnh , dựa trên những nguyên tắc nhất định theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
Ở Việt Nam, phần lớn các trường hợp đăng kí kết hôn với người nước ngoài
đều là kết hôn với công dân của các quốc gia có tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam cao hoặc những quốc gia, vùng lãnh thổ có tuyển dụng nguồn nhân lực từ Việt
Nam ví dụ như Đài Loan, Hàn Quốc hoặc một số ít các nước Châu Âu. Và vấn đề
kết hôn với người nước ngoài càng trở nên phức tạp khi nảy sinh các hệ lụy như hiện
tượng lấy chồng (vợ) là người nước ngoài vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kết
hôn không xuất phát từ tình yêu nam nữ, sự tự nguyện… Những hiện tượng này đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, từ đó rút ra được một số đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa
các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
Ninh Bình là một trong các khu vực có tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài cao
nhất cả nước, đặc biệt với các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Đài Loan.
Sở Tư pháp Ninh Bình là cơ quan trực tiếp xem xét điều kiện kết hôn, quản lý và cấp
đăng kí kết hôn cho những trường hợp này. Chính vì lý do đó em xin lựa chọn đề tài

“ Đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình ” làm đề tài cho Chuyên
đề tốt nghiệp của mình. Vì vậy, bài báo cáo thực tập tổng hợp này em xin trình bày
chi tiết về cơ cấu tổ chức, các phòng ban, hoạt động và nhiệm vụ của Sở Tư pháp
Ninh Bình để tạo nên một cơ sở lý luận chắc chắn cho bài Chuyên đề tốt nghiệp. Em
4


SV. Nguyễn Thế Thành 5
Báo cáo thực tập tổng hợp

xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy đã giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp về Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình này.

5


SV. Nguyễn Thế Thành 6
Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần I
Khái quát chung về Sở Tư pháp Ninh Bình
I/ Lịch sử hình thành ngành Tư pháp:
Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
Tuyên cáo thành lập Nội các thống nhất Quốc gia gồm 13 Bộ, ngành Tư pháp của
chế độ mới ra đời do ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp đã tích cực tham gia vào việc soạn thảo bản Hiến pháp đầu
tiên của Nhà nước ta - Hiến pháp 1946, xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ
dân chủ nhân dân và tổ chức bộ máy nhà nước. Trên cơ sở bản Hiến pháp đó, Bộ
Tư pháp đã chủ trì và phối hợp với các Bộ trình Chính phủ ban hành hàng trăm
sắc lệnh về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp, về dân

sự, hình sự, về các quyền tự do cá nhân.
Theo chức năng, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37 ngày
01/12/1945, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về tổ chức, cán bộ,
hoạt động và cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp. Ngày 13/9/1945, Bộ Tư
pháp trình Chính phủ ký ban hành Sắc lệnh số 33 thiết lập các toà án quân sự đầu
tiên ở một số thành phố để xét xử mọi hành vi phương hại đến nền độc lập nước
nhà. Và chỉ 4 tháng sau đó, Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã thiết lập các
toà án và các ngạch thẩm phán (bao gồm cả các ngạch thẩm phán làm nhiệm vụ
công tố, buộc tội) trên toàn Việt Nam. Toà án tư pháp được tổ chức và hoạt động
theo các nguyên tắc dân chủ, tiến bộ. Tổ chức luật sư được củng cố trong khuôn
khổ pháp luật về luật sư thời Pháp thuộc với một số điểm sửa đổi phù hợp với
điều kiện mới để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
Trong những năm đầu kiến thiết hoà bình ở miền Bắc và đấu tranh thống
nhất đất nước, Bộ Tư pháp tập trung giúp Chính phủ, Quốc hội xây dựng Hiến
pháp 1959 và các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền tự do, dân chủ
của công dân phù hợp tình hình xã hội mới. Tuy nhiên từ năm 1960, sau khi Toà
6


SV. Nguyễn Thế Thành 7
Báo cáo thực tập tổng hợp

án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trở thành hai hệ thống độc lập tách khỏi
Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ
quan khác nhau.
Năm 1981, Bộ Tư pháp được tái thành lập với chức năng giúp Chính phủ
quản lý thống nhất về công tác tư pháp. Từ đó đến nay, đặc biệt trong gần 30 năm
thực hiện đường lối đổi mới, Bộ Tư pháp được giao thêm nhiều trọng trách. Tổ
chức Ngành ngày càng được củng cố và từng bước mở rộng. Đến nay, hệ thống
tư pháp 4 cấp đã được thành lập với gần 40 nghìn cán bộ, công chức, viên chức,

trong đó có trên 10 nghìn cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở cơ sở.
II/ Lịch sử hình thành và phát triển Sở Tư pháp Ninh Bình :
Kể từ khi Bộ Tư pháp được thành lập ngày 28/8/1945, Chính phủ Việt Nam
chưa thành lập Sở Tư pháp ở từng tỉnh mà chỉ có 3 Sở Tư pháp được đặt tại Ủy
ban hành chính 3 kỳ : Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Từ đó cho tới năm 1981, các
tỉnh, địa phương chỉ có hệ thống pháp chế chứ chưa thành lập Sở Tư pháp. Từ
năm 1981 đến nay, hệ thống pháp chế địa phương mới được chuyển sang hình
thức Sở Tư pháp.
Thời kì từ năm 1981 đến năm 1992, tỉnh Ninh Bình đang được ghép với 2
tỉnh Nam Định và Hà Nam tạo thành một tỉnh là Hà Nam Ninh. Trong giai đoạn
đó chỉ tồn tại Sở Tư pháp Hà Nam Ninh chứ chưa thành lập Sở Tư pháp Ninh
Bình.
Sau khi tái lập tỉnh ngày 26/12/1991, đầu năm 1992 Sở Tư pháp Ninh Bình
được thành lập. Từ đó đến nay ngành Tư pháp Ninh Bình đã có sự phát triển đáng
kể, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Ngành và xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Dưới đây là biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình trong 2 giai
đoạn.

7


SV. Nguyễn Thế Thành 8
Báo cáo thực tập tổng hợp

Bảng 1: Biểu đồ về số lượng cán bộ Sở Tư pháp Ninh Bình thời kì mới thành lập
(1992)
và hiện tại (2014)
Cụ thể, ban đầu, Sở Tư pháp Ninh Bình mới có 10 cán bộ, trong đó có 05
cán bộ có trình độ Đại học, đến nay toàn ngành Tư pháp Ninh Bình đã có 298 cán

bộ, công chức, viên chức (Sở Tư pháp 62 cán bộ, Phòng Tư pháp cấp huyện 28
cán bộ, Tư pháp - Hộ tịch cấp xã 208 cán bộ), trong đó: Trình độ Thạc Sỹ, Đại
học, cao đẳng 151 cán bộ (51%), trình độ Trung cấp 147 cán bộ (49%). Điều đó
cho thấy trình độ cán bộ, công chức, viên chức ngày một nâng cao để đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ, HĐND, UBND các
cấp về hoạt động công tác tư pháp, các cơ quan tư pháp đã bám sát nhiệm vụ
chính trị của tỉnh và của Ngành, thực hiện và hoàn thành tốt Chương trình công
tác tư pháp các năm. Trong nhiều năm qua, Sở Tư pháp Ninh Bình đã có được
những thành tựu nhất định. Điểm nổi bật là ngành Tư pháp Ninh Bình đã tập
trung tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng thể chế, đã chủ trì việc
soạn thảo, trình UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, điều hành và
hoàn thiện thể chế Ngành, chủ động phối hợp với các cơ quan tham gia ngay từ
đầu công tác soạn thảo VBQPPL; thẩm định và tham gia đóng góp ý kiến vào các
dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND các cấp và
các văn bản khác theo yêu cầu; tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và rà soát
8


SV. Nguyễn Thế Thành 9
Báo cáo thực tập tổng hợp

VBQPPL của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành hàng năm. Công tác
PBGDPL cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đã tổ chức hàng nghìn buổi tuyên
truyền các VBQPPL với các hình thức phong phú, đa dạng tới các tầng lớp nhân
dân trong tỉnh. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực hành chính tư pháp và bổ
trợ tư pháp cũng được đẩy mạnh theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này đã thực hiện công khai, minh bạch hoá
các trình tự, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân khi có yêu
cầu; công tác đăng ký, quản lý hộ tịch; công chứng, chứng thực; cấp phiếu lý lịch

tư pháp; bán đấu giá tài sản; TGPL có nhiều chuyển biến tích cực, các mặt công
tác luôn được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; công tác theo dõi thi
hành VBQPPL, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và công tác pháp chế Sở,
Ngành, Doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ mới nhưng được triển khai thực
hiện bước đầu có hiệu quả. Do làm tốt công tác tham mưu và quản lý tốt công tác
tư pháp trên địa bàn tỉnh, ngành Tư pháp Ninh Bình đã nhiều năm liền được Bộ
Tư pháp, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc và nhiều Bằng khen.
Phần II
Nhiệm vụ, chức năng và tổ chức bộ máy quản lý
của Sở Tư pháp Ninh Bình
I/ Chức năng và nhiệm vụ :
Sở Tư pháp có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành VBQPPL; kiểm tra, xử lý
VBQPPL; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng
thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc
tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật, TGPL; giám định tư pháp; hòa giải
ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật,
đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp ủy quyền
của UBND tỉnh Ninh Bình.

9


SV. Nguyễn Thế Thành 10
Báo cáo thực tập tổng hợp

Với những chức năng riêng biệt nêu trên, Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình có những
nhiệm vụ và được giao cho những quyền hạn như sau:
Về việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình phải
theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;

hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực
quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện. Đồng
thời, Sở Tư pháp Ninh Bình phải tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản
quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những
khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với UBND tỉnh
và Bộ Tư pháp.
Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình giúp
UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản do UBND tỉnh ban hành; kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn)
theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó phải kiểm tra, đôn đốc thực hiện các
biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp Ninh Bình còn tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh, hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với
UBND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Về phổ biến và giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáp dục pháp luật ở địa phương sau
khi được CHủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; làm Thường trực Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp
luật, biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật. Sở Tư pháp Ninh bình phải tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình, hướng dẫn việc
10


SV. Nguyễn Thế Thành 11
Báo cáo thực tập tổng hợp


xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị
khác theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch và các Sở
có liên quan để giúp UBND tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước
của thôn, tổ dân phố phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo
quy định của pháp luật.
Về vấn đề công chứng, chứng thực, Sở Tư pháp Ninh Bình tổ chức thực
hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương sau
khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh thực hiện các
biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng. Sở còn hướng dẫn,
kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các phòng công chứng và Văn phòng công
chứng ở địa phương; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ để trình UBND tỉnh cho phép
thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu
hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng. Khi được UBND tỉnh
phê duyệt, Sở Tư pháp Ninh Bình tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập,
giải thể Phòng công chứng. Thêm nữa, Sở còn có quyền hạn đề nghị Bộ trưởng
Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên. Về việc cấp bản sao từ sổ
gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Sở phải hướng dẫn,
kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
và công chức Tư pháp- Hộ tịch thuộc UBND cấp xã.
Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp, Sở
Tư pháp Ninh Bình phải chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng
ký và quản lý hộ tịch đối với phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên
môn thuộc UBND cấp xã, xây dựng hệ thống tổ chức đăng kí và quản lý hộ tịch,
bồi đưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch; trực tiếp giửi quyết các
việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định
của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh; thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh giải
11



SV. Nguyễn Thế Thành 12
Báo cáo thực tập tổng hợp

quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo
quy định của pháp luật. Những giấy tờ hộ tịch do UBND cấp huyện cấp trái với
quy định của pháp luật, Sở Tư pháp đề nghị UBND tỉnh quyết định thu hồi và
hủy bỏ. Sở còn có nhiệm vụ quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch theo quy định của pháp luật; cấp bản sao giấy tở hộ tịch từ sổ hộ tịch,
cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của
pháp luật; thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình UBND tỉnh xem xét,
đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.
Về luật sư và tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp Ninh Bình thẩm định hồ sơ,
trình UBND tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;
cấp và thu hồi các loại giấy tờ như Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành
nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật, giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật.
Sở cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty
luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp
luật, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần
thiết. Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở
địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với UBND
tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa
phương; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật, hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề
luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền cũng là một trong những
nhiệm vụ cơ bản của Sở Tư pháp Ninh Bình.
Sở Tư pháp Ninh Bình còn có nhiệm vụ trong vấn đề TGPL. Trong đó có
một số việc như quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm và Chi
nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước; hoạt động tham gia TGPL của các Văn

phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp
luật; hay như việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng
12


SV. Nguyễn Thế Thành 13
Báo cáo thực tập tổng hợp

thực hiện TGPL trong phạm vi địa phương; cấp, thay đổi và thu hồi giấy đăng ký
tham gia TGPL của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp
luật; quết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên TGPL.
Ngoài những vấn đề trên, Sở Tư pháp Ninh Bình còn có nhiệm vụ, quyền
hạn trong việc bán đấu giá tài sản như Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ
chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề
xuất với UBND tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở
địa phương; kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong
phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
Nói về nhiệm vụ, quyền hạn, Sở Tư pháp Ninh Bình còn có giúp UBND tỉnh
quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy
định của pháp luật; hướng dẫn và kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở theo quy
định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với
công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh
nghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có những
việc như tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật
thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện
phòng chống tham nhũng, lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy
định của pháp luật; thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp
theo quy định của pháp luật; hay tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công
nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư

pháp; thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột
xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo
quy định của UBND tỉnh và Bộ tư pháp. Đối với các tổ chức trực thuộc Sở Tư
pháp thì Sở quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác
giữa các tổ chức đó; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách,
chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
13


SV. Nguyễn Thế Thành 14
Báo cáo thực tập tổng hợp

chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo
quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Sở Tư pháp Ninh Bình phải
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật; quản lý tài
chính, tài sản theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh; và phải thực hiện các
nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách thuận
lợi nhất thì Sở Tư pháp Ninh Bình cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt,
hợp lý, thuận tiện cho quá trình làm việc của từng vị trí, cũng như làm sao để
phối hợp tốt giữa các phòng ban. Sở Tư pháp Ninh Bình có Giám đốc và không
quá 03 Phó Giám đốc. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về hoạt động
của Sở. Giúp việc cho Giám đốc Sở là Phó Giám đốc- chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở
vắng mặt, một Phó giám đốc được Giám đốc ủy nhiệm sẽ điều hành các hoạt
động của Sở thay cho Giám đốc. Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ tư
pháp ban hành và theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh cũng là

người đưa ra quyết định miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ
luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách dối với Giám đốc, Phó
Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật. Dưới ban lãnh đạo Sở, Sở Tư pháp
Ninh Bình có 06 tổ chức chuyên môn nghiệp vụ và 04 tổ chức sự nghiệp thuộc
Sở để giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Các tổ chức
chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Thi hành văn bản
quy phạm pháp luật, Phòng văn bản quy phạm pháp luật, Phòng phổ biến, giáo
dục pháp luật, Phòng Hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp. Các tổ chức sự

14


SV. Nguyễn Thế Thành 15
Báo cáo thực tập tổng hợp

nghiệp thuộc Sở bao gồm 02 phòng công chứng số 1 và 2; Trung tâm TGPL nhà
nước và Trung tâm Dịch bụ bán đấu giá tài sản.
II/ Cơ cấu tổ chức quản lý, các phòng ban:
Đối với các tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp thì Sở quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức đó; quản lý biên chế, thực
hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm
vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
Sở Tư pháp Ninh Bình phải hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của
pháp luật; quản lý tài chính, tài sản theo quy định và phân cấp của UBND tỉnh; và
phải thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp
luật.
Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách thuận
lợi nhất thì Sở Tư pháp Ninh Bình cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt, hợp

lý, thuận tiện cho quá trình làm việc của từng vị trí, cũng như làm sao để phối hợp
tốt giữa các phòng ban. Sở Tư pháp Ninh Bình có Giám đốc và không quá 03 Phó
Giám đốc. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của Sở. Giúp việc
cho Giám đốc Sở là Phó Giám đốc- chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó giám
đốc được Giám đốc ủy nhiệm sẽ điều hành các hoạt động của Sở thay cho Giám đốc.
Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo
tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ tư pháp ban hành và theo quy định của
pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh cũng là người đưa ra quyết định miễn nhiệm, điều
động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ,
chính sách dối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật. Dưới
ban lãnh đạo Sở, Sở Tư pháp Ninh Bình có 06 tổ chức chuyên môn nghiệp vụ và 04
15


SV. Nguyễn Thế Thành 16
Báo cáo thực tập tổng hợp

tổ chức sự nghiệp thuộc Sở để giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của
mình. Các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng
Thi hành văn bản quy phạm pháp luật, Phòng văn bản quy phạm pháp luật, Phòng
phổ biến, giáo dục pháp luật, Phòng Hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp. Các tổ
chức sự nghiệp thuộc Sở bao gồm 02 phòng công chứng số 1 và 2; Trung tâm TGPL
nhà nước và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản.
UBND tỉnh quyết định biên chế hành chính của Sở Tư pháp trong tổng biên chế
hành chính được Trung ương giao; và biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc
Sở Tư pháp theo định mức biên chế và quy định của pháp luật.
Với những nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Sở Tư pháp cũng có một trách
nhiệm vô cùng lớn trong việc tổ chức thực hiện. Giám đốc Sở Tư pháp căn cứ Nghị

định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư
liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện
và công tác tư pháp của UBND cấp xã; các quy định khác của pháp luật và UBND
tỉnh, ban hành chức năng, nhiệm vụ cụ thể và mối quan hệ công tác cho các phòng
chuyên môn, đơn vị trực thuộc, đồng thời chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị
trực thuộc hoạt động đạt kết quả tốt, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh hay vướng mắc cần bổ sung, sửa
đổi thì Giám đốc Sở Tư pháp phải báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Nội
vụ) để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

16


SV. Nguyễn Thế Thành 17
Báo cáo thực tập tổng hợp

Phần III
Khái quát tình hình hoạt động của Sở Tư pháp Ninh Bình
I/ Hoạt động chủ yếu :
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Lãnh đạo Sở Tư pháp thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong ngành Tư pháp
Ninh Bình thực hiện tốt công tác tư pháp tại địa phương. Công tác chỉ đạo
điều hành của lãnh đạo Sở và thủ trưởng các đơn vị luôn thực hiện tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ, duy trì thường xuyên nề nếp giao ban tập thể
lãnh đạo và giữa tập thể lãnh đạo với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, trên
cơ sở đó thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tăng cường công tác
kiểm tra, kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức bằng quản lý chất
lượng công tác. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành,
đoàn thể của tỉnh và Cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo nên mối quan hệ
thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Ngành.
2. Quản lý nhà nước về xây dụng và thi hành pháp luật
a) Công tác văn bản quy phạm pháp luật

17


SV. Nguyễn Thế Thành 18
Báo cáo thực tập tổng hợp

Bảng 2: Số lượng VBQPPL Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp huyện thẩm
định, rà soát, kiểm tra, xem xét tính pháp lý trong các năm gần đây
Cụ thể, Sở Tư pháp đã thực hiện rà soát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, phối hợp
với các Sở, ngành soạn thảo tới 994 (năm 2011), 1549 (năm 2012) và 1295
(năm 2013) các VBQPPL và văn bản hành chính thuộc thẩm quyền của
HĐND, UBND tỉnh. Các Phòng Tư pháp ở cấp huyện cũng thực hiện cùng
chức năng đối với các VBQPPL và văn bản hành chính của HĐND, UBND
cùng cấp. Biểu đồ trên là tổng số văn bản mà tất cả các Phòng Tư pháp cấp
huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình đã rà soát, kiểm tra, đóng góp ý kiến xây
dựng. Với số lượng lớn văn bản được kiểm tra, rà soát, đóng góp ý kiến cho
thấy, Sở Tư Pháp và các Phòng Tư pháp các cấp đã thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình trong việc xem xét tính pháp lý của các văn bản, hạn chế tối đa
việc bỏ sót bất kì VBQPPL nào. Các VBQPPL qua kiểm tra có vi phạm đã
được cơ quan Tư pháp kiến nghị xử lý.
Thêm vào đó, trong năm 2013, Ngành Tư pháp Ninh Bình đã làm tốt vai trò
Tổ trưởng Tổ giúp việc đã giúp HĐND, UBND cùng cấp tổ chức các đợt lấy

ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đảm bảo đúng tiến độ.
b) Công tác thi hành pháp luật

18


SV. Nguyễn Thế Thành 19
Báo cáo thực tập tổng hợp

Trong năm 2013, Sở Tư pháp đã phối hợp với Viện Khoa học pháp lý, Bộ
Tư pháp tổ chức 02 cuộc khảo sát với 215 đối tượng; tổ chức 03 buổi tọa
đàm về thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999 trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực
hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực Chứng thực đối với 275
cá nhân tại 05 xã thuộc huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan.
c) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Sở Tư pháp tiếp nhận nhiệm vụ Kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng
UBND tỉnh chuyển giao từ ngày 01/8/2013, hiện nay công tác Kiểm soát thủ
tục hành chính tiếp tục được triển khai thực hiện thường xuyên theo kế
hoạch.
3. Công tác triển khai thi hành luật Xử lý vi phạm hành chính
Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tuyên truyền Luật Xử
lý vi phạm hành chính cho 54 đại biểu là cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành
trên địa bàn tỉnh, cán bộ tư pháp cấp huyện, đồng thời tổ chức tuyên truyền,
phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ và nhân dân tại 8/8
huyện, thành phố, thị xã. Phòng Tư pháp cấp huyện đã tổ chức gần 70 hội
nghị tuyên truyền, phổ biến Luật xử lý vi phạm hành chính, cấp phát hơn
1.000 bộ tài liệu tới cán bộ chủ chốt cấp xã và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cơ
sở.
4. Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp
a) Công tác hộ tịch, quốc tịch

Hộ tịch có yếu tố nước ngoài:

19


SV. Nguyễn Thế Thành 20
Báo cáo thực tập tổng hợp

Bảng 3: Hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Dựa vào bảng số liệu trên có thể dễ dàng nhận thấy công tác hộ tịch có
yếu tố nước ngoài chỉ chiếm một số lượng nhỏ. Một năm chỉ có khoảng dưới
40 vụ việc liên quan tới công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, số lượng các trường hợp đăng ký kết hôn với người nước
ngoài chiếm phần lớn tổng số trường hợp liên quan đến công tác hộ tịch có
yếu tố nước ngoài. Chi tiết hơn, từ năm 2008 đến nay trên địa bàn toàn tỉnh
có 267 trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Điển hình số
lượng người có nguyện vọng kết hôn với người nước ngoài tăng mạnh trong
2 năm gần đây. Nếu từ năm 2008 về trước đó mỗi năm chỉ có từ 10 đến 15
trường hợp, năm 2008 là 29 trường hợp thì trong 2 năm gần đây nhất (2012
và 2013) con số này lên tới 53 trường hợp có nhu cầu kết hôn với người
nước ngoài. Đối tượng người nước ngoài kết hôn chủ yếu là công dân mang
quốc tịch Đài Loan, Trung Quốc hoặc Hàn Quốc, một số lượng ít từ các
nước Châu Âu. Điểm đặc biệt đây đều là các quốc gia có đầu tư lớn vào Việt
Nam và có số lượng người sinh sống và làm việc đáng kể tại Việt Nam. Phần
lớn công dân có các quốc tịch của các quốc gia này đều có thu nhập cao so
với người Việt Nam. Việc tăng bất thường số lượng các trường hợp kết hôn
với người nước ngoài giai đoạn hiện nay cho thấy có thể do những nguyên
nhân sâu xa có thể không bắt nguồn từ tình cảm tự nguyện từ 2 phía mà chỉ
có thể là việc lợi dụng mối quan hệ vợ chồng để chuộc lợi, xuất ngoại…
20



SV. Nguyễn Thế Thành 21
Báo cáo thực tập tổng hợp

Nghiêm trọng hơn là việc lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài nhằm
buôn bán người, xâm phạm tình dục người phụ nữ. Hậu quả từ những tiêu
cực trong việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để lại cả
trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt kinh tế, văn hóa, an
ninh xã hội, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Khi tiếp nhận các trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài,
Sở Tư pháp Ninh Bình đã xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện của
công dân Việt Nam cũng như công dân nước ngoài để được cấp giấy đăng ký
theo quy định của pháp luật.

21


SV. Nguyễn Thế Thành 22
Báo cáo thực tập tổng hợp

Hộ tịch trong nước:

Bảng 4: Hộ tịch trong nước
Công tác quản lý và cấp hộ tịch trong nước tại tỉnh Ninh Bình được
thực hiện 1 cách đầy đủ. Số lượng trường hợp khai sinh, khai tử và đăng ký
kết hôn được thống kê đầy đủ số liệu trong từng năm.
Bên cạnh các trường hợp khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, tỉnh
Ninh Bình còn tiếp nhận đăng ký nhận con nuôi cho 6 trường hợp (năm
2011), 19 trường hợp (năm 2012) và 30 trường hợp (năm 2013). Đặc biệt

trong năm 2012, Sở Tư pháp Ninh Bình Thụ lý 01 hồ sơ quốc tịch Brasil,
hiện là vận động viên bóng đá làm việc cho Câu lạc bộ Bóng đá Xi măng
The Vissai Ninh Bình xin nhập Quốc tịch Việt Nam.
b) Công tác lý lịch tư pháp
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược
phát triển lý lịch tư pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Tư pháp; Quy
trình chuyển dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp
quốc gia. Báo cáo thực trạng tình hình giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp số 2 tại tỉnh Ninh Bình theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc
gia. Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và Quyết định số
2360/QĐ-TTg ngày 28/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Lập 50 bản lý
22


SV. Nguyễn Thế Thành 23
Báo cáo thực tập tổng hợp

lịch tư pháp gửi Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Năm 2013 đã cấp Phiếu
lý lịch tư pháp số 1 cho 2.696 trường hợp, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho 30
trường hợp theo đúng quy định của pháp luật.
c) Công tác chứng thực
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo tổng kết công tác
chứng thực trên địa bàn tỉnh và công tác chứng thực chữ ký người dịch tại
Ninh Bình theo yêu cấu Bộ Tư pháp.
UBND cấp huyện và cấp xã trong tỉnh đã chứng thực 490.450 trường
hợp, trong đó chứng thực bản sao 478.370, chứng thực chữ ký 12.080 trường
hợp, tổng số lệ phí thu được 1.921.693.000đ. Trong 3 năm gần đây, công tác
chứng thực bản sao thu tổng số lệ phí lên đến 4.200.000.000đ.
d) Công tác bồi thường của nhà nước
Sở Tư pháp đã tổ chức góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện

quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính; dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện trách nhiệm hoàn trả
và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong lĩnh vực bồi thường nhà nước.
Tham mưu UBND tỉnh sơ kết 03 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường
của nhà nước và báo cáo công tác bồi thường nhà nước (phục vụ kỳ họp thứ
6, Quốc hội khóa XIII) theo yêu cầu của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Năm
2013 không có trường hợp nào yêu cầu bồi thường theo quy định.
e) Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm
Tham mưu UBND tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Nghị định số
83/2010/NĐ-CP và đánh giá kết quả 5 năm triển khai công tác đăng ký giao
dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Biên soạn, in
ấn tờ gấp giới thiệu một số nội dung cơ bản của Nghị định số 83/2010/ NĐCP và các văn bản hướng dẫn thi hành và tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm năm 2013.
5. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp
23


SV. Nguyễn Thế Thành 24
Báo cáo thực tập tổng hợp

a) Quản lý nhà nước về luật sư
Tổ chức khảo sát đối tượng là người dân, người tiến hành tố tụng và
Luật sư để thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh
tế quốc tế từ năm 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. Sở Tư pháp đã
Quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy đăng ký hoạt động của 01
Văn phòng Luật sư theo thủ tục tự chấm dứt hoạt động. Cấp phép hoạt động
cho 02 Văn phòng Luật sư. Thẩm định hồ sơ và đề nghị Bộ Tư pháp cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư cho 02 trường hợp. Phối hợp với Đoàn Luật sư
tỉnh tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Bình. Các Văn phòng Luật sư
đã tham gia tố tụng 90 vụ việc, thực hiện 110 việc tư vấn pháp luật, 10 việc

đại diện ngoài tố tụng, 37 việc dịch vụ pháp lý khác, 26 việc TGPL miễn phí.
b) Quản lý nhà nước về giám định tư pháp
Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp và
thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”. Ban chỉ đạo thực hiện đề án của tỉnh đã tổ chức
đánh giá kết quả thực hiện đề án và bàn biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện
trong những năm tiếp theo. Tổ chức 01 lớp tập huấn cho các cá nhân và tổ
chức có liên quan về các quy định của Luật Giám định tư pháp. Báo cáo tình
hình thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp từ năm 2010-2012 trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đề nghị Bộ Tư pháp cấp thẻ cho 07 Giám định viên
pháp y đã được UBND tỉnh bổ nhiệm.
Năm 2013 các tổ chức giám định đã thực hiện 553 vụ việc, trong đó: Tổ
chức Giám định pháp y thực hiện 222 vụ, tổ chức Giám định pháp y tâm
thần thực hiện 02 vụ, tổ chức Giám định kỹ thuật hình sự thực hiện 329 vụ.
c) Quản lý nhà nước đối với trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức 14 cuộc
tuyên truyền pháp luật tại các xã thuộc huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình,
04 cuộc tại trại tạm giam Công an tỉnh; 04 cuộc tại trại giam Ninh Khánh,
24


SV. Nguyễn Thế Thành 25
Báo cáo thực tập tổng hợp

(Bộ Công an) với 2.050 người tham dự. Trung tâm đã TGPL 256 vụ việc (50
vụ việc tại trụ sở và 206 vụ việc lưu động); tư vấn tại Văn phòng có thu phí
45 trường hợp, thu phí 2.250.000đ trong năm 2013.
d) Quản lý nhà nước đối với công tác công chứng
Sở Tư pháp trình UBND tỉnh cho phép 01 Văn phòng công chứng
chuyển đổi từ loại hình VPCC do 01 công chứng viên thành lập thành VPCC

được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, đồng thời đề
nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm 01 công chứng viên. Báo cáo tổng kết 5 năm thi
hành Luật Công chứng theo yêu cầu của Bộ Tư pháp. Tổ chức triển khai một
số VBQPPL thuộc lĩnh vực công chứng cho các công chứng viên đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra hoạt động
của 02 Văn phòng công chứng.
Các tổ chức hành nghề công chứng đã chứng nhận 6.609 trường hợp,
thu lệ phí 2.773.712.000đ, trong đó: Các Phòng công chứng chứng nhận 356
trường hợp, thu lệ phí 168.397.000đ; các Văn phòng công chứng chứng nhận
6.253 trường hợp, thu lệ phí 2.605.315.000đ.
đ) Quản lý nhà nước đối với công tác bán đấu giá tài sản
Hiện tại toàn tỉnh có 01 Trung tâm dịch vụ bán đấu gái tài sản và 01
doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch và tổ
chức kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, trên cơ sở
kiểm tra đã báo cáo UBND tỉnh và kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh hoạt
động, đưa hoạt động bán đấu giá tài sản đi vào nề nếp, đúng pháp luật.
Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã thụ lý 40 việc, trong đó ký
25 hợp đồng bán đấu giá tài sản, 15 việc chuyển giao. Bán đấu giá thành 37
việc với tổng giá trị khởi điểm 161.401.145.850đ, bán đấu giá thành
182.468.435.300đ, chênh lệch so với giá khởi điểm 21.067.289.350đ. Bán
đấu giá không thành 03 việc (02 hợp đồng. 01 chuyển giao).

25


×