Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thực tiễn của luật bình đẳng giới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.32 KB, 29 trang )

LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng ta bước sang kỷ nguyên
mới, một kỷ nguyên văn minh, phát triển và tiến bộ hơn, nhưng những vấn
đề về bạo hành phụ nữ vẫn đang diễn ra. Đó vẫn còn là vấn đề nhức nhối
không chỉ với cơ quan nhà nước mà của toàn xã hội. Nó đã và đang là một
rào cản cho sự phát triển của đất nước trên mọi mặt như kinh tế văn hóa,
chính trị, y tế,...... nghiên cứu đánh giá thực trạng cho chúng ta một cái nhìn
tổng quan về vấn đề, để từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề.
Phần I :Sơ qua luật bình đẳng giới ở Việt Nam
Việt Nam vấn đề bình đẳng giới và giải phóng phụ nữ là một trong những
mục tiêu to lớn của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định trong các văn
kiện, nghị quyết , chỉ thị của Đảng , trong hiến pháp qua các thời kỳ và đã
được thể chế hóa trong hầu hết các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý , tạo
điều kiện và cơ hội trao quyền bình đẳng cho cả nam và nữ trong các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Ngay từ ngày đầu mới lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong
phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền
bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc".
+ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hiếp
pháp 1946, đã ghi nhận “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,
giai cấp, tôn giáo” (Điều 1).“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi
phương diện” (Điều 9).
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn dành suối nguồn nghĩa tình sâu nặng, trân quý các thế hệ
1



phụ nữ Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Người đã ôn lại truyền thống yêu nước đầy tự
hào của người phụ nữ Việt Nam với hình ảnh Hai Bà Trưng phất cờ
khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân thủa trước “cho đến nay mỗi khi nước
nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng
đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Tại Đại hội liên
hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Người đã khẳng
định “Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách
đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông” 1. Trong
cuộc Tuyển cử phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946, Người vui sướng
nói "Phụ nữ là tầng lớp đi bỏ phiếu hăng hái nhất". Trong bản di chúc
viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu
và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực
để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ
trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải
cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng
thật sự cho phụ nữ"
+ Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và thực hiện
những lời di huấn của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo và thực
hiện bình đẳng giới, nhiều văn bản chính sách đã được ban hành như:
Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày 10/01/1967 “Về một số vấn đề về tổ
chức công tác phụ vận”, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ
như“phân bố, sử dụng hợp lý sức lao động phụ nữ trong nông nghiệp,
hướng dẫn thực hiện quyết định của chính phủ về sử dụng lao động
phụ nữ trong công nghiệp”; “Tăng cường việc tổ chức đời sống, bảo
vệ sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em”. Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày
2



10/01/1967 về “Công tác cán bộ nữ”; Chỉ thị số 44-CT/TW ngày
07/6/1984 “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ"; Nghị
quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về “Đổi mới và tăng cường công
tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
29/9/1993 về “Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình
mới”; Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị
về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước"Một trong
những văn bản quan trọng không thể không nhắc đến, đó là Hiến pháp
1992 đã quy định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi
mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; Nghiêm cấm hành vi
phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” (Điều 63).
Trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước đã
được ban hành nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và thực
hiện bình đẳng giới như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn
nhân và Gia đình, Pháp lệnh Dân số... và không thể không nhắc đến là
Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới.
Đặc biệt, ngày 29/11/2006 Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
chỉ thị số 10/2007/CT- TTg ngày 3/5/2007 về việc triển khai thi hành Luật
Bình đẳng giới ; Nghị định số :70/2008/NĐ-CP ngày 4/6/2008 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số : 48/NĐ-CP
ngày 19/5/2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới .Trong
đó quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới là Bộ Lao động
thương binh xã hội .

3


Nội dung cơ bản của luật bình đẳng giới

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình
và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân).
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội
như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn
nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố
quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
và gia đình.

4


Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối

quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát
triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa
nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình
đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong
trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện,
cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc
áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự
chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một
thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách
xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn

5


lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng

bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và
thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia
đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử
về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối
xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực
thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả
năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng
thành quả của sự phát triển.
6


2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ;
tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán
lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt
động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các
ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung
bình của cả nước.
Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình
đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình
đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
7


8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng
giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Phần II BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI
SỐNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH
Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt
động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương
ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

8


3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu
ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề
bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao
gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ
quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành

hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc
tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao
gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài
chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

9


Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối
xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm
xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm
giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho
lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc
tiếp xúc với các chất độc hại.
Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào
tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách

về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng
mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của
Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo bao gồm:
10


a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy
định của pháp luật.
Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công
nghệ.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học
và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh,
sáng chế.
Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục,
thể thao
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin,
thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng
các nguồn thông tin.
Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền
thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp
tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu
số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng
chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
11


Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản
chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và
quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa
chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian
nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện
như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công
việc gia đình.
Phần II: Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
I. Một số chỉ tiêu đo lường bình đẳng giới
Chỉ số phát triển giới (GDI) là thước đo phản ánh sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung của con người theo các
yếu tố thu nhập, tri thức và tuổi thọ. Chỉ số phát triển giới được tính theo
công thức:

Trong đó:
GDI1: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố thu nhập;
GDI2: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tri thức;


12


GDI3: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo yếu tố tuổi thọ.
Chỉ số phát triển liên quan đến giới (Gender related development index –
GDI) là một chỉ số tổng hợp đo lường phát triển con người trong ba lĩnh
vực giống như trong chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, học vấn và
thu nhập) nhưng đã điều chỉnh để xem xét sự bất bình đẳng giới trong
những lĩnh vực này. GDI được UNDP đưa ra và xây dựng cách tính toán từ
năm 1995. Về cơ bản GDI vẫn dựa trên những số liệu của HDI nhưng có
tính đến sự can thiệp của yếu tố giới để qua đó đánh giá trình độ phát triển
giới của mỗi quốc gia. Do bất bình đẳng giới có mặt ở hầu hết các nước
nên chỉ số GDI thường thấp hơn so với HDI.
Chỉ số bình đẳng về giới (GEM) là thước đo phản ánh sự bất bình
đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, lãnh đạo quản
lý, kỹ thuật, chuyên gia và thu nhập. Chỉ số bình đẳng về giới được tính
theo công thức sau:
Trong đó:
EDEP1: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo số đại biểu nam, nữ
trong Quốc hội;
EDEP2: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo vị trí lãnh đạo, quản
lý, kỹ thuật, chuyên gia và kinh tế;
EDEP3: Chỉ số phân bổ công bằng thành phần theo thu nhập.
Chỉ số bất bình đẳng giới (GII-Gender Inequality Index) để đo
lường sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong một quốc gia hay vùng lãnh
thổ. Giá trị đo lường được tính trong khoảng từ 0-1. GII càng tiệm cận
điểm 0 thì mức độ bất bình đẳng càng thấp, tức càng bình đẳng và càng
tiệm cận điểm 1 thì mức độ bất bình đẳng càng cao. GII của quốc gia nào
13



gần 0 nhất sẽ xếp thứ nhất, tức mức độ mất bình đẳng thấp nhất hay mức
độ bình đẳng cao nhất.
GII được tính toán dựa trên các chỉ báo: Tỷ suất chết mẹ, tỷ suất sinh
của vị thành niên, tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong cơ quan lập pháp, trình độ
học vấn tính từ cấp 2 trở lên chia theo giới, tỷ lệ tham gia lao động chia
theo giới, các chỉ báo về sức khoẻ sinh sản gồm tỷ lệ sử dụng biện pháp
tránh thai, tỷ lệ ít nhất khám thai một lần trong thời kỳ mang thai, tỷ lệ
trường hợp sinh có nhân viên y tế chăm sóc và chỉ số về tổng tỷ suất sinh.
II. Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam

1.Tỷ lệ giới khi sinh ở việt nam
Tỷ lệ nam và nữ là nhân tố quan trọng của dân số bởi nam và nữ khác nhau
ở cả góc độ tự nhiên lẫn góc độ xã hội. Những điểm khác biệt này giúp
chúng ta phân công lao động hợp lý cũng như xây dựng mối quan hệ bình
đẳng về giới. Theo quy luật tự nhiên, khi sinh ra thì tỷ lệ nam và tỷ lệ nữ khá
cân bằng. Để đánh giá mức độ cân bằng giữa nam và nữ, người ta dùng chỉ
tiêu “Tỷ số giới tính”, tức là số nam tương ứng với 100 nữ. Bình thường, tỷ
số giới tính khi sinh ở mức 104 - 107 nam/100 nữ. Do tỷ lệ tử vong ở trẻ em
trai cao hơn trẻ em gái nên đến tuổi trưởng thành, tỷ lệ nam, nữ sẽ trở nên
cân bằng.tỉ số giới tính khi sinh có thể coi là một trong những chỉ số đo vị
thế của phụ nữ ở khía cạnh bất bình đẳng giới, tỷ số này càng cao,rõ ràng
nhận thấy đây là hậu quả của tư tưởng thích con trai hơn con gái và phá thai
có sự lựa chọn giới tính. Bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào của tỷ suất này
chênh kệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có
chủ định ở mức độ khác nhau đến sự mất cân bằng tự nhiên. ở Việt

14



Nam những năm gần đây tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) lại tiếp tục tăng.
Năm 2000, TSGTKS của Việt Nam ở mức 106 nam/100 nữ. Kết quả Tổng
điều tra dân số năm 2009 cho thấy, TSGTKS đã tăng đến ngưỡng là 110,5
nam/100 nữ. Như vậy hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay
đã đến mức đáng báo động.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em (2005) về tình
trạng giới tính khi sinh tại 6 tỉnh: Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,
Bình Định, Đồng Nai và Cần Thơ thì tỉ lệ giới tính của trẻ khi sinh trong
thời kỳ 5 năm (1999-2003) tại những tỉnh này là 115,6 nam/100 nữ. Tỉ lệ
này cao hơn tỉ số tự nhiên của trẻ khi sinh, trung bình 104 - 106 nam/100 nữ,
tỉ lệ này được coi là cân bằng đối với bất kỳ quốc gia nào.
Một nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (2007) được
thực hiện trên cả nước cho thấy, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có sự chênh lệch
đáng kể. Có tới 16 tỉnh, thành có tỉ lệ giới tính khi sinh từ 115 - 128
nam/100 nữ; ở 20 tỉnh, thành khác là 111- 120 nam/100 nữ. Cụ thể, tại Kiên
Giang, cứ 125 nam thì có 100 nữ; tại Sóc Trăng là 124 nam/100 nữ; tại Bắc
Ninh là 123 nam/100 nữ; tại Bình Định 107 bé trai/100 bé gái…
Tại hội thảo truyền thông về công tác dân số (15/6/2011), ông Nguyễn Đình
Lân, phó Chi cục trưởng Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình cho biết, Hà
Nội hiện có tỉ lệ sinh cao nhất đồng bằng sông Hồng. Trong 6 tháng đầu
năm 2011, toàn thành phố có 49.830 trẻ em ra đời, tăng gần 3.000 trẻ so với
cùng kỳ năm 2010. Tỉ lệ giới tính khi sinh mất cân bằng ở mức báo động khi
có 118 nam/100 nữ.

15


Tỷ lệ giới tính khi sinh ở Việt Nam
Năm


điều Nguồn

tra

Thời gian điều Tỷ
tra

giới(SRB)

2005

Điều tra dân số hàng năm

1/4/2005

106.0

2006

Điều tra dân số hàng năm

1/4/2006

110.0

2007

Điều tra dân số hàng năm

1/4/2007


111.6

2008

Điều tra dân số hàng năm

1/4/2008

112.1

2009

Điều tra dân số hàng năm

1/4/2009

110.5

lệ

Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội
Một nghiên cứu thực hiện năm 2008 ở 3 bệnh viện tuyến trung ương, từ năm
2006 – 2007, có tới 61% bé trai dưới 5 tuổi đã nhập viện trong khi đó tỷ lệ
bé gái là 39%. Con số trên theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ cũng ít đầu
tư vào chăm sóc sức khỏe cho con gái hơn.
SRB ra tăng nhanh ở Việt Nam là sự chỉ báo về mất cân bằng giới tính, kéo
theo nhiều hậu quả tiêu cực, tác động xấu chất lượng cuộc sống của người
dân, làm mất cân bằng nghiêm trọng cơ cấu dân số, các cơ sở y tế, bói toán
hành nghề phục vụ nhu cầu dinh con theo ý muốn, tình trạng nạo phá thai

khi kết quả chuẩn đoán cho biết là bé gái gia tăng, áp lực cho những người
phụ nữ không sinh được con trai gây tranh cãi tan vỡ hạnh phúc gia đình,
những bất hòa , xung đột ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của con cái, con
cái không được nuôi dạy chu đáo. Vì cố gắng sinh con trai nhiều gia đình
không thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình gây áp lực đến điều kiên kinh tế
Về lâu dài sự mất cân bằng giới tính sẽ làm thay đổi cơ cấu dân số trong
lương lai; thiếu hụt phụ nữ ở độ tuổi lập gia đình dẫn đến một tỷ lệ nam giới
sẽ phải trì hoãn việc xây dựng gia đình, đặc biệt là nam giới nghèo, vị thế xã
hội thấp; cấu trúc gia đình thay đổi đáng kể (một số nam giới có thể phải lựa
16


chọn hay rơi vào tình trạng sống độc thân); gia tăng tội phạm liên quan đến
lạm dụng tình dục; tình trạng khan hiếm phụ nữ sẽ cản trở việc nâng cao địa
vị của họ trong xã hội...

2.Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và trong quá trình hoạch định
chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận trong các chủ trương,
đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Trong hơn 60 năm trưởng thành và phát triển, vai trò, vị trí của phụ nữ
trong Quốc hội Việt Nam đã được khẳng định và có những đóng góp to lớn
vào sự phát triển chung của đất nước. Mặc dù tỷ lệ tham gia Quốc hội của
phụ nữ còn chưa tương xứng với tỷ lệ nữ trong dân số, trong lực lượng lao
động và có sự phát triển không đồng đều qua 12 nhiệm kỳ của Quốc hội, tuy
nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong
nhiều năm qua . Điều này phản ánh cam kết mang tính chất truyền thống về
mặt pháp luật của Nhà nước và chủ trương, đường lối của Đảng về việc
khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các cơ quan lãnh đạo nói chung và

cơ quan dân cử nói riêng ở Việt Nam.
Quốc hội khoá XI (2002-2007) của Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu đạt
27,3% trong tổng số đại biểu Quốc hội, đứng thứ hai ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cao hơn hẳn so với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.
Đến nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII, tuy tỷ lệ nữ đại biểu chỉ còn 25,76% và
không đạt chỉ tiêu đề ra (30%) trong Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn là nước xếp thứ 33

17


trên thế giới và dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có nghị viện và đứng thứ 4 ở
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ở cấp địa phương, có 27/64 tỉnh, thành
phố đạt tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trên 30% như Hà Nội đạt 42,86% 1, tỉnh
Bình Định đạt 37,5%... Nhìn chung, các nữ đại biểu Quốc hội mới chủ yếu
tham gia vào trong các cơ quan của Quốc hội hoạt động trong lĩnh vực văn
hoá - xã hội như: Uỷ ban về các vấn đề xã hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục,
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 20-40%
trong tổng số thành viên Uỷ ban. Các Uỷ ban khác của Quốc hội (Uỷ ban tài
chính-ngân sách, Uỷ ban quốc phòng và an ninh…) số thành viên là nữ đều
chiếm tỷ lệ không cao (xem Phụ lục 2).
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011), trình độ của nữ đại
biểu Quốc hội ngày càng được nâng lên: tỷ lệ nữ đại biểu có trình độ đại học
và trên đại học chiếm 91,4%, số nữ đại biểu trẻ dưới 40 tuổi chiếm 38,6% và
nữ đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm một phần không nhỏ (32,3%)
trong tổng số nữ đại biểu Quốc hội. Vai trò của phụ nữ ngày càng được phát
huy, trong điều kiện đa số là đại biểu mới (77,2% tham gia lần đầu) và kiêm
nhiệm, mặc dù vừa phải đảm nhiệm vai trò là người đại biểu của nhân dân,
vừa gánh vác công việc chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức của mình
nhưng các nữ đại biểu đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia vào các hoạt

động lập pháp, giám sát, cũng như tham gia các hoạt động khác của Quốc
hội một cách có hiệu quả.
Trong khi tỷ lệ nữ đại biểu tham gia cơ quan lập pháp đạt tương đối
cao thì trong cơ quan dân cử ở địa phương, tỷ lệ phụ nữ lại thấp hơn. Đặc
biệt, ở Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, mặc dù tỷ lệ này trong nhiệm kỳ
1

Tính đến thời điểm đầu nhiệm kỳ khóa XII (2007).

18


2004-2009 (và được kéo dài đến năm 2011) 2 có cao hơn so với nhiệm kỳ
trước (1999-2004). Trong nhiệm kỳ 2004-2009, tỷ lệ nữ tham gia HĐND ở
cấp tỉnh chỉ đạt 23,8%, cấp huyện đạt 23,22% và cấp xã đạt 20,1%.
Tỷ lệ lãnh đạo nữ trong hội đồng nhân dân các cấp cũng thấp, đặc
biệt, đa số lãnh đạo nữ đều giữ các vị trí Phó chủ tịch, chỉ có một tỷ lệ rất
nhỏ phụ nữ giữ các vị trí Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Trong nhiệm kỳ
2004-2009, tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí chủ tịch ở cấp tỉnh chỉ có 1,56%, cấp
huyện là 3,92% và cấp xã là 4,09%; trong khi tỷ lệ này ở cấp phó tương ứng
là 26,56%; 19,64% và 10,61%.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng nhân dân các cấp
Các cấp
Tỉnh/

Khóa 1999-2004

Khóa 2004-2011

Nữ


Nam

Nữ

Nam

77.67%

23.8%

76.2%

thành 22.33%

phố
Quận/ huyện

20.12%

79.88%

23.22%

76.78%

Xã/ phường

16.56%


83.44%

20.1%

79.9%

Nguồn: báo cáo tình hình bình đẳng giới trong quy hoach, bổ nhiệm,
tuyển dụng, cán bộ công chức
So với các cơ quan dân cử thì tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan hành
pháp tại trung ương và địa phương lại thấp hơn rất nhiều. Trong nhiệm kỳ
2007-2011, tỷ lệ phụ nữ được bổ nhiệm ở các vị trí lãnh đạo từ cấp bộ
trưởng đến các cấp thấp hơn (vụ phó) đều không bằng nhiệm kỳ trước. Ví
dụ, tỷ lệ nữ là Bộ trưởng và tương đương từ 12% nhiệm kỳ 2002-2007 giảm
xuống còn 4,5% nhiệm kỳ 2007-2011, nữ Thứ trưởng và tương đương giảm

2

Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 của Quốc hội ngày 14/11/2008 quy định về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt
động 2004-2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp đến năm 2011.

19


từ 9,0% xuống còn 8,4%, Vụ trưởng và tương đương giảm từ 6% xuống còn
5,5%, Vụ phó và tương đương giảm từ 14% xuống còn 13,9%3.
Theo báo cáo của Bộ nội vụ4, khối cơ quan Bộ, ngang bộ, số lượng nữ
được bổ nhiệm, đề bạt các vị trí lãnh đạo, quản lý có 436 người, chiếm
23,49%; khối cơ quan thuộc Chính phủ có 64 người, chiếm 24,81%; khối
Tổng cục thuộc Bộ và tương đương có 141 người, chiếm 24,61%; khối cơ
quan Cục thuộc Bộ và tương đương có 249 người, chiếm 22,55%. Ở khối cơ

quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, tỷ lệ nữ giữ chức vụ lãnh đạo bình quân đạt 18,95%; khối cơ quan
chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện, nữ giữ chức vụ lãnh đạo chiếm tỷ
lệ bình quân 15,59%; các chi cục thuộc Sở, nữ giữ chức vụ lãnh đạo chiếm
tỷ lệ bình quân 12,84%.
Số lượng nữ là thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20042009 cũng được cải thiện hơn. Tỷ lệ phụ nữ tham gia UBND cấp tỉnh chiếm
8,61%, UBND cấp huyện 6,4%, UBND cấp xã chiếm 3,99%.
Trong nhiệm kỳ 2004-2009, ở cấp địa phương, phụ nữ làm chủ tịch
UBND tỉnh chiếm 3,12%, phó chủ tịch UBND tỉnh chiếm 16,8%; chủ tịch
UBND huyện chiếm 3,62%, phó chủ tịch UBND huyện 14,48% và chủ tịch
UBND xã 3,42% và phó chủ tịch UBND xã chiếm 8,84%.
Tỷ lệ cán bộ ở UBND các cấp chia theo giới
Cấp
Tỉnh/ thành

Khóa 1999-2004

Khóa 2004-2011

Nữ

Nam

Nữ

Nam

6.4%

93.6%


8.61%

91.39%

3

Báo cáo của Bộ lao động – thương binh và xã hội số 1229/LĐTBXH-BĐG ngày 17/4/2009 về việc thực
hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
4
Báo cáo của Bộ nội vụ gửi UBCVĐHX kèm theo công văn số 506/BC-BNV ngày 27/2/2009 về tình hình
bình đẳng giới trong tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức.

20


phố
Quận/ huyện

4.9%

95.1%

6.4%

93.6%

Xã/ phường

4.54%


95.46%

3.99%

96.01%

Qua giám sát cũng phát hiện thấy, việc theo dõi tổng hợp các số liệu
trong một số ngành và lĩnh vực còn chưa được cập nhật. Chẳng hạn, số liệu
về tỷ lệ nam, nữ trong ngành tư pháp (kiểm sát, tòa án), tỷ lệ nam, nữ Đảng
viên được kết nạp mới trong các ngành, lĩnh vực, trung ương và địa
phương…
Nhìn chung, tỷ lệ nữ tham gia bộ máy hành pháp, tư pháp và dân cử ở
địa phương không đồng đều và không đạt mục tiêu nêu ra trong Chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.
so với các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam có tỷ lệ cán bộ công chức nữ
là cao và trình độ cán bộ cũng được nâng lên rõ rệt qua các năm tuy nhiên tỷ
lệ này con quá chênh lệch so với nam giới. điều này phản ánh cơ hôi phấn
đấu trong công việc của phụ nữ còn thấp hơn nhiều do với nam giới, từ tình
hình thực tế cho thấy sự bất bình đẳng vẫn còn tôn tại trong lĩnh vực chính
trị.

3.Bình đẳng giới trong giáo dục
Ý nghĩa của bình đẳng giới trong giáo dục
Bình đẳng giới trong giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. bất bình đẳng giới cao ngăn cản cơ hội học hành và
phát triển của những bé gái. Không chỉ có vậy bình đẳng giới trong giáo dục
21



giảm thì tỷ lệ nữ đến trường sẽ được tăng lên khi đó trình độ nhận thức của
phụ nữ trong gia đình được cải thiện, số lượng và chất lượng đầu tư cho giáo
dục đối với con cái sẽ được cải thiện trực tiếp thông qua sự dạ dỗ của người
mẹ. ngoài ra trình độ của người mẹ được tăng lên đóng vai trò quyết định
trong việc chăm sóc và dinh dưỡng đối với con cái về lâu dài các tác động
này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai cải thiện và tăng
lên và năng suất lao động của xã hội theo vậy cũng tăng lên
Ở bậc đại học và cao đẳng, tỷ lệ sinh viên, học sinh là nữ đang có xu
hướng tăng dần đều qua các năm 2004-2007 (47,79%, 48,49%, 53,32%),
trong đó năm học 2006-2007 tỷ lệ học sinh, sinh viên nữ còn cao hơn tỷ lệ
nam học sinh, sinh viên (nữ 53,32%, nam 46,68)
Ở trình độ đại học trở lên, tỷ lệ lao động này chiếm 4,7% trong tổng
số lao động, trong đó nam 5,4% và nữ 4% (tương đương khoảng 21% nữ
trong tổng số đào tạo từ đại học trở lên).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện bình đẳng giới
trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng có những hạn chế như: việc tiếp cận
với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn và trở ngại hơn so với các em trai và nam giới; Tỷ lệ
nữ có học hàm, học vị cao còn quá thấp so với nam giới.
Báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo cho thấy, số trẻ em gái đến trường
ở các tỉnh miền núi còn thấp, có nơi chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số.
Nguyên nhân chủ yếu vì các em phải lao động giúp đỡ gia đình, trường nội
trú ở quá xa nhà và ở một số nơi vẫn còn có tập quán lấy chồng sớm. Vì vậy,
có khoảng cách giới tồn tại về cơ hội đi học ở những vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng kinh tế khó khăn. Tây Bắc là khu vực có đông đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam. Chỉ số cân bằng giới trong giáo dục
22


(GPI)5 tại vùng Tây Bắc thấp hơn so với bình quân chung của cả nước đã thể

hiện khoảng cách chênh lệch giới tại đây6.
Trên bình diện cả nước, khoảng cách bất bình đẳng giới giữa nam và
nữ đang dãn rộng hơn ở các bậc học sau đại học. Mặc dù tỷ lệ nữ có trình độ
sau đại học của Việt Nam đã cao hơn 30%, nhưng vẫn chỉ bằng 1/2 so với
nam giới. Đặc biệt, càng ở trình độ học vấn cao thì mức độ bất bình đẳng
giới lại càng lớn. Tỷ lệ phụ nữ đạt học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, giáo sư
thấp hơn khoảng từ 5 - 18 lần so với nam giới. Năm 2007, tỷ lệ phụ nữ được
phong học hàm phó giáo sư chỉ chiếm 11,67%, trong khi tỷ lệ này của nam
giới là 88,33%. Đối với học hàm giáo sư, phụ nữ chỉ chiếm 5,1%, nam giới
chiếm 94,9%. Học vị tiến sĩ khoa học, nam giới chiếm 90,22%, phụ nữ
chiếm 9,78%; học vị tiến sĩ, nam giới chiếm 82,98% và phụ nữ chỉ chiếm
17,02% (xem bảng 11 của Phụ lục). Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới khả
năng thăng tiến và đóng góp của phụ nữ vào trong công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội, cũng như trong con đường chức nghiệp, đặc biệt là việc vươn lên
trở thành những người đứng đầu trong bộ máy nghiên cứu khoa học, quản lý
của đất nước.
Bảng thống kê tỷ lệ nữ tại các bậc đào tạo
97-98 01-02 03-04 04-05 05-06 06-07 07-08 08-09
Tiểu học

47,7

47,5

47,6

47,7

48,2


48,5

46,2

47,9

Trung học cơ sở

47,0

47,5

47,8

47,9

48,1

48,3

48,8

48,5

Trung học phổ thông 46,4

46,8

48,5


48,9

49,4

49,3

51,7

52,6

Cao đẳng

51,9

50,9

46,8

51,0

53,1

53,8

50,8

51,2

Đại học


39,1

44,3

49,5

47,0

47,2

48,4

48,4

48,5

5

GPI: là chỉ số cân bằng giới phản ánh mức độ tiếp cận giáo dục của nữ so với nam. GPI nhỏ hơn 1 nghĩa
là nữ được tiếp cận giáo dục ít hơn so với nam giới.
6
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Báo cáo số 123/BC-BGDĐT gửi UBCVĐXH ngày 27/2/2009 về tình hình thực
hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, tr.10.

23


Nguồn: báo cáo của bộ GD-ĐT
4.Bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động

kinh tế ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng
nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực
kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao. Theo Điều tra lao động - việc
làm ngày 18/2007 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động nữ đã chiếm 46%
trong số người làm công ăn lương từ các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh; số
chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh là nữ chiếm 41,12%; tỷ lệ lao động nữ làm
kinh tế hộ gia đình chiếm 49,42%. Mặc dù các số liệu thống kê cũng chỉ ra
có một tỷ lệ lớn lao động nữ còn làm các công việc giản đơn (53,64%),
nhưng tỷ lệ phụ nữ đang tham gia vào các lĩnh vực vốn được coi là “truyền
thống” (công việc kỹ thuật, quản lý) của nam giới cũng đang dần tăng lên .
Tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc khai khoáng chỉ chiếm
31,1%, trong khi đó nam giới chiếm 68,9%; tham gia hoạt động khoa học và
công nghệ thì nữ chiếm 34% và nam chiếm 66%; quản lý nhà nước về an
ninh, quốc phòng, bảo đảm xã hội thì nữ chiếm 24,7% và nam chiếm 75%.
Tuy vậy, có một số công việc vốn được coi là “truyền thống” của phụ nữ thì
tỷ lệ nữ tham gia vẫn còn rất cao. Chẳng hạn, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở
lên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm 71,6%, trong khi nam
giới chỉ chiếm 28,4%; giáo dục đào tạo, nữ chiếm 69,2% và nam chiếm
30,8%; y tế và cứu trợ xã hội, nữ chiếm 59,6%, nam chiếm 40,4%
Chia theo ngành kinh tế quốc dân

Nữ

Nam

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

51.6


48.4

Công nghiệp chế biến, chế tạo

51.7

48.3
24


Sản xuất và phân phối điện, khí nóng, khí đốt, 27.4

72.6

nước nóng….
Thương nghiệp, sửa chữa động cơ, xe máy…

61.5

38.5

Khách sạn. nhà hàng

71.6

28.4

Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm

52.7


47.5

Hoạt động khoa học, công nghệ

34.0

66.0

Kinh doanh tài sản, dịch vụ hành chính, tư vấn 42.2

57.8

hỗ trợ
Quản lý nhà nước về an ninh quốc phòng, bảo 24.7

75.3

đảm xã hội
Giáo dục và đào tạo

69.2

30.8

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

59.6

40.4


Hoạt động văn hóa thể thao

48.8

51.2

Phục vụ cá nhân, làm thuê công việc gia đình…

45.5

54.5

Làm việc trong các tổ chức quốc tế

51.4

48.2

Khai khoáng

31.1

68.9

Nguồn: điều tra lao động việc làm ngày 1/8/2007 của Tổng cục thống kê
Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy,
nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công
nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực
lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác

như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất
nhiều vào lực lượng lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, ước tính
khoảng 70% đến 80%. Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã
hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu
vực này còn rất nhiều hạn chế.
25


×