Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đảng bộ huyện lâm thao tỉnh phú thọ phát huy vai trò của phụ nữ hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

THẠCH THỊ MAI HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Chính trị học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

THẠCH THỊ MAI HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.02.04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DOÃN THỊ CHÍN


HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết
quả thu hoạch tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi, các sô liệu trình bày
trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Những kết luận của Luận văn chưa
được công bố trên các công trình khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thạch Thị Mai Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
1. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã cho tôi
thêm những kiến thức khoa học để tôi có thể nâng cao trình độ của mình trong
con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Doãn Thị Chín - Người đã
tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận văn này.
3. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học công nghiệp Việt
Trì - nơi tôi công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác để
tôi có thể hoàn thành khóa học

4. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, cô giáo,
gia đình, đồng nghiệp, bạn bè lời đã luôn giúp đỡ, động viên và ủng hộ tôi
trong quá trình thực hiện bản Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


TÊN CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

: Ban chỉ đạo

CNH- HĐH

: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CSXH

: Chính sách xã hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

MTTQ

: Mặt trận Tổ Quốc


Nxb

: Nhà xuất bản

UBND

: Ủy ban nhân dân

UVBTV

: Ủy viên Ban thường vụ

TW

: Trung ương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 9
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 9
Chƣơng 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ
SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG VÀO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
HIỆN NAY ...................................................................................................... 10

1.1. Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ ...... 10
1.1.1.Nguồn gốc khách quan ........................................................................... 10
1.1.2. Nguồn gốc chủ quan.............................................................................. 18
1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ ........................... 25
1.2.1.Vị trí, vai trò trong lịch sử dựng nước, giữ nước và giải phóng dân tộc ....... 25
1.2.2. Vị trí, vai trò trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ................................... 30
1.2.3. Vị trí, vai trò trong gia đình .................................................................. 32
1.3 Sự cần thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ hiện nay theo tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh .................................................................................................. 36
1.3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí vai trò của phụ nữ ............. 36
1.3.2 Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phát huy
vai trò phụ nữ hiện nay ................................................................................... 39
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ
2007 ĐẾN NAY .............................................................................................. 43


2.1 Những yếu tố tác động đến việc phát huy vai trò phụ nữ của Đảng bộ
huyện Lâm Thao, Phú Thọ hiện nay ........................................................... 43
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội ........................................ 43
2.1.2 Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ....................... 46
2.1.3 Đặc điểm, vai trò người phụ nữ huyện Lâm Thao, Phú Thọ hiện nay .......... 48
2.2 Thực trạng phát huy vai trò phụ nữ của Đảng bộ huyện Lâm Thao
tỉnh Phú Thọ hiện nay (qua khảo sát từ 2007 đến nay)............................. 51
2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân ..................................................................... 51
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 62
2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò phụ nữ của Đảng bộ
huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ hiện nay theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ........ 68
2.3.1 Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát huy vai trò của phụ
nữ hiện nay ...................................................................................................... 68

2.3.2 Nâng cao vai trò của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ đối với phát huy vai trò phụ nữ. ................................................ 74
2.3.3 Nâng cao sự tự ý thức về phát huy vai trò phụ nữ của chính bản thân
những người phụ nữ ở Lâm Thao - Phú Thọ. ................................................. 79
2.3.4 Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động về phát
huy vai trò phụ nữ ........................................................................................... 80
2.3.5 Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế ...... 82
2.3.6 Tăng cường hoạt động phối hợp, khai thác nguồn lực để thực hiện có
hiệu quả các chủ trương công tác của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 84
2.3.7 Tích cực, chủ động trong công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại và
rèn luyện của đội ngũ phụ nữ huyện Lâm Thao.............................................. 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ: Số lao động nữ được đào tạo nghề và số lao động nữ được giải quyết việc
làm mới ở huyện Lâm Thao từ 2010 đến 2014 ................................................... 52
Biểu đồ: Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp đỡ và số hộ thoát nghèo ở
huyện Lâm Thao qua các năm từ 2007 đến 2014 ........................................... 53
Biểu đồ: Số lượt cán bộ, Hội viên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước từ 2007 đến 6.2015 ...................... 54
Biểu đồ: Tỷ lệ Đảng viên là nữ được kết nạp ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ từ
2011 đến 2014 .................................................................................................. 55
Biểu đồ: Số lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, học tập các chủ
trương, chính sách của Đảng từ 2011 đến 2014 ................................................ 57
Biểu đồ: Số hộ đạt tiêu chí gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ở huyện

Lâm Thao từ 2007 đến 2014 .............................................................................. 58
Biểu đồ: Số hội viên nữ mới kết nạp ở huyện Lâm Thaotừ 2011 đến tháng
6/2015 .............................................................................................................. 59


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
luôn coi trọng vai trò to lớn của phụ nữ trong việc tập hợp, xây dựng lực
lượng của cách mạng. Đây là tầm nhìn chiến lược của Đảng và của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, tạo điều kiện cho mọi người,
trong đó có phụ nữ có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để
phát triển toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Nói đến phụ nữ là nói đến phân
nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài
người, nếu không giải phóng phụ nữ thì việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
một nửa… Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập dân tộc chẳng có nghĩa lý gì. Đây không chỉ là hoài bão, lý tưởng của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nó là con đường hết sức đúng đắn để đưa
dân tộc ta đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Trong đó, giải phóng phụ nữ để nâng cao vai trò, vị thế của họ là
một mục tiêu cụ thể cần thực hiện “chúng ta làm cách mạng để giành lấy tự
do, độc lập, dân chủ, bình đẳng trai gái đều ngang quyền nhau”.
Việt Nam là quốc gia ở châu Á, chịu ảnh hưởng và tác động nhiều của tư
tưởng Nho giáo, ý thức hệ phong kiến, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã để
lại dấu ấn đậm nét và hậu quả nặng nề trong ý thức và đời sống xã hội. Đây là
một trong những rào cản lớn trong tiến trình giải phóng và phát triển xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Chúng ta làm cách mạng là để giành lấy tự do,
độc lập, dân chủ, bình đẳng trai gái đều ngang quyền nhau. Đàn ông phải kính

trọng phụ nữ. Đây là nội dung mang tính nhân văn, tính cách mạng trong
đường lối cách mạng của Đảng ta. Thấm nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta thực hiện
1


nhất quán đường lối, quan điểm về giải phóng phụ nữ và nâng cao vị trí vai
trò của phụ nữ nhằm hướng tới mục tiêu nam nữ bình quyền, coi việc phát
huy vai trò, vị trí của người phụ nữ là một nhiệm vụ rất quan trọng của quá
trình cách mạng và quá trình xây dựng phát triển đất nước
Trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, vấn đề phát huy vai trò của phụ nữ được coi là một mục
tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài
đến sự phát triển của đất nước. Quá trình ấy không chỉ dừng lại ở quan điểm,
tư tưởng mà quan trọng hơn là Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, chính sách với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, tạo điều kiện để
phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào mọi mặt của đời sống xã hội. Bộ luật
Lao động của nước ta khẳng định: Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ
nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới; tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát
huy khả năng của mình, bảo hộ các chế độ làm việc, sử dụng lao động nữ và
chế độ liên quan đến thai sản trong quá trình lao động… Đây là văn bản pháp
lý bảo đảm quyền của lao động nữ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, tạo
điều kiện để phụ nữ phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội. Địa vị
chính trị, kinh tế, xã hội của phụ nữ được bảo đảm, có ý nghĩa quyết định cho
quyền bình đẳng và giải phóng phụ nữ trong thực tế. Với những quan điểm và
chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với sự phấn đấu
vươn lên của phụ nữ cả nước nói chung, vị trí, vai trò của phụ nữ đã ngày
càng được khẳng định trong thực tế xã hội.
Nhìn vào quá trình phát triển, phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
đã dệt nên truyền thống quý báu thông qua tám chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng

“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trải qua gần 30 năm thực hiện
sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã có những
cơ hội thuận lợi để phát triển, cống hiến tài năng, trí tuệ, sức lực trong mọi
lĩnh vực của cuộc sống, từng bước vượt qua những rào cản của xã hội, vươn
2


lên khẳng định vai trò, vị thế của mình ngang hàng với nam giới trong gia
đình và ngoài xã hội.
Lâm Thao là một huyện đồng bằng - trung du của tỉnh Phú Thọ, một
huyện được coi là trọng điểm về sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có nền
văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những năm qua, chính quyền các cấp trong tỉnh
luôn quan tâm phát triển mọi mặt của đời sống nhân dân, trong đó có sự quan
tâm đến phụ nữ và việc phát huy vai trò của người phụ nữ trong quá trình
công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước hiện nay . Tuy nhiên , ở nhiều địa
phương trong tỉnh đôi khi vai trò của người phu ̣ nữ bi ̣xem nhe ̣ . Bên cạnh đời
sống vật chất, tinh thần được cải thiện, một bộ phận người phụ nữ trong tỉnh
vẫn còn chịu rất nhiều thiệt thòi: tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại
trong đời sống, trình độ học vấn, trình độ văn hóa và nghề nghiệp còn hạn
chế, vị thế người phụ nữ và tỉ lệ cán bộ nữ tham gia công tác lãnh đạo còn
thấp, gánh nặng gia đình, đời sống việc làm còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn
nạn bạo hành gia đình, xâm hại phụ nữ… Những quan niệm không đúng và
những tàn dư phong kiến đã và đang cản trở lớn đối với việc phát huy vai trò và
địa vị của phụ nữ của tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Lâm Thao nói riêng
trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, để phát huy vai trò của người phụ nữ ở Lâm Thao, Phú
Thọ, để người phụ nữ thể hiện được vai trò, vị trí của mình trên các lĩnh vực, góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, việc vận dụng những quan
điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ vào phát huy vai trò

của phụ nữ ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ không những có ý nghĩa lý luận mà
còn có giá trị thực tiễn sâu sắc vào sự nghiệp phát triển phụ nữ của đất nước nói
chung. Từ những đòi hỏi trong thực tiễn cuộc sống, với những kiến thức đã học,
tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ phát huy
vai trò của phụ nữ hi ện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh học của mình.
3


2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ
nữ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
tiếp cận từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Song, trong khuôn khổ của đề tài,
tác giả tổng quan một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan trực tiếp
đến đề tài.
Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu về phụ nữ của một số tác giả,
trong đó có những công trình ít nhiều có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh
về phụ nữ và giải phóng phụ nữ
*Các công trình khoa học:
- Phạm Văn Đồng:“Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con
đường dân giàu nước mạnh”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, đề cập
đến quá trình đấu tranh bền bỉ của con người trong lịch sử loài người nói
chung, người Việt Nam nói riêng (trong đó có người phụ nữ) và hoạt động
của Hồ Chí Minh nhằm giải phóng con người, xây dựng con người Việt Nam
một cuộc sống hạnh phúc và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh
- Phạm Ngọc Anh:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người”. Nxb
Chính trị quốc gia xuất bản năm 2005, khi bàn về nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, tác giả đã dành mục V để nêu lên
“quan điểm sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh về quyền phụ nữ” qua cách
tiếp cận và những nội dung về quyền phụ nữ trong tư tưởng của Người.

- Hoàng Chí Bảo:“Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình
CNH, HĐH theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nxb Chính trị quốc gia năm 2006.
Trong công trình, tác giả đã đề cập đến yêu cầu phát triển văn hóa, con người
và xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiến trình
CNH - HĐH, trong đó có người phụ nữ.
- Phạm Hoàng Điệp:“Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ
nữ”, Nxb Văn hóa thông tin, HN, 2008, cuốn sách gồm III phần trong đó tác
4


giả đã dành phần I để đưa ra những nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vai trò vị trí và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, trong đó
Người đã thể hiện sự quan tâm đến việc xác lập, đảm bảo quyền bình đẳng và
chăm lo đến sự tiến bộ của phụ nữ
- Nhiều tác giả: “Bác Hồ với sự tiến bộ của Phụ nữ”. Nxb Phụ nữ, Hà
Nội, 2009, cuốn sách gồm 2 phần, trong đó phần một các tác giả nói về những
câu chuyện về tình thương yêu, sự quan tâm dạy bảo của Bác với chị em phụ
nữ và những kỷ niệm sâu đậm, những tình cảm tha thiết của phụ nữ dành cho
Người. Trong phần 2, các tác giả chọn lọc các trích đoạn trong các bài viết,
lời nói của Bác về vấn đề giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ nói
chung.
- Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phụ nữ” do ThS. Lê Đình Năm chủ nhiệm đề tài năm 2009 là một đề tài khoa
học nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống đầy đủ, chi tiết các quan điểm của Hồ Chí
Minh về vai trò, vị trí, phụ nữ, tư tưởng về giải phóng phụ nữ và vận dụng của
Đảng Cộng sản Việt Nam vào công cuộc giải phóng phụ nữ hiện nay.
- Bùi Thị Tính:“Phụ nữ và giới”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010
đã cũng cấp những thông tin quan trọng về những vấn đề lý luận - thực tiễn
của vấn đề giới và phong trào nữ quyền; trình bày quan điểm về giới và con
đường giải phóng phụ nữ.

* Một số luận văn thạc sỹ khoa học và cử nhân khoa học Lịch sử Đảng,
Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh:
- “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ” của Đào Tố
Uyên, 2003.
- “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào hoạt động
thực tiễn của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” của
Trương Thị Thu Thuỷ, 2006.

5


- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vận dụng vào giai đoạn
cách mạng hiện nay” của Hoàng Trà My, 2008.
- “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ vào
việc phát huy quyền bình đẳng của phụ nữ huyện Quảng Xương - Thanh Hóa
hiện nay” của Lê Thị Yến, 2009.
- “Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay” của Đoàn Anh
Phượng, 2012.
* Một số bài viết đăng trên các tạp chí:
- “Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” của PGS.TS Nguyễn Khánh Bật, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 3 - 2000.
- “Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI” của tác giả Lê Thi đăng trên
Tạp chí cộng sản số 20/2000.
- “Một số luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ”
của TS. Ngọc Hà, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3 - 2004
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ
cán bộ nữ”của tác giả Nguyễn Thị Trà Giang đăng trên tạp chí Xây dựng
Đảng số tháng 6 năm 2010.

- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ trong xây dựng Chủ
nghĩa xã hội”, Tạp chí xây dựng Đảng tháng 3 - 2011…
Các bài viết đã đưa ra những nghiên cứu, nhận định về giải phóng phụ
nữ và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ vào công tác phụ nữ hiện
nay.
Thứ hai: các công trình nghiên cứu và có đề cập đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ
- Lê Thi, Đỗ Thị Bình:“Mười năm bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
(1985 – 1995). Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1997. Cuốn sách đã đề cập đến những
6


nét chung về phụ nữ Việt Nam giai đoạn 1985 - 1995 như: Việc làm, giáo
dục, sức khỏe, hôn nhân, gia đình, pháp luật và vai trò xã hội của phụ nữ.
- Nguyễn Linh Khiếu:“Nghiên cứu phụ nữ: Giới và gia đình”. Nxb Khoa
học xã hội, 2003. Cuốn sách đã đề cập về gia đình và vai trò của người phụ
nữ trong gia đình, sự bình đẳng của người phụ nữ nói chung và phụ nữ nông
thôn nói riêng trong thời đại ngày nay cũng như vai trò của phụ nữ trong việc
chăm sóc và nuôi dạy con cái.
- Nguyễn Đức Hạt:“Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ
thống chính trị”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 2009, đã đưa ra những luận
cứ khoa học, thực tiễn về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của
cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ
thống bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở nước ta trong tình
hình mới.
- “Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ” là
cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung do Nhà xuất bản Dân trí ấn hành
năm 2010. Cuốn sách là tập hợp những bài báo, bài viết của tác giả trong các
hội thảo. Bên cạnh việc nêu lên những quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền
bình đẳng của phụ nữ; những quan điểm của Người trong việc đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ nữ, tác giả trực tiếp nghiên cứu vấn đề: “Tăng cường bình đẳng
giới và nâng cao vị thế năng lực cho phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ trong quản lý nhà nước” của
Nguyễn Thị Liên đăng trên website Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày 7 3 - 2011…
Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu,
các ấn phẩm và một số đề tài luận văn đã bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của
vấn đề giải phóng phụ nữ nói chung, vấn đề bình đẳng giới, hay công tác phụ

7


nữ nói chung và một khía cạnh nhỏ về vị trí của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Như vậy, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đề cập đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, về giải phóng phụ nữ, về vai trò người phụ
nữ trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên
chưa có công trình nào nghiên cứu về việc phát huy vai trò phụ nữ ở huyện
Lâm Thao tỉnh Phú Thọ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng những
kết quả nghiên cứu của các công trình trên chính là nguồn tư liệu rất quý giúp
tác giả tiếp thu, tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
phụ nữ, vận dụng vào phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ huyện Lâm Thao
tỉnh Phú Thọ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
phụ nữ
- Làm rõ thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng bộ

Lâm Thao, Phú Thọ vào phát huy vai trò của phụ nữ từ 2007 đến 2015.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò phụ nữ của Đảng bộ
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay và các giai đoạn sau này theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Đảng bộ Lâm Thao, Phú Thọ phát huy vai
trò của phụ nữ huyện Lâm Thao theo tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.

8


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc Đảng bộ Lâm Thao, Phú Thọ phát huy vai trò
của phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2007 đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được triển khai trên nền tảng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm chỉ đạo của Đảng về vị trí, vai trò của
phụ nữ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch
sử và logic, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò
của phụ nữ; làm rõ sự cần thiết phát huy vai trò của phụ nữ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vị trí, vai trò của phụ nữ vào việc phát huy vai trò của phụ nữ ở huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Kết quả của đề tài có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy Tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.

9


Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ SỰ CẦN THIẾT
VẬN DỤNG VÀO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ HIỆN NAY

1.1. Nguồn gốc hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của
phụ nữ
1.1.1.Nguồn gốc khách quan
1.1.1.1 Truyền thống văn hóa gia đình, quê hương đất nước
Gia đình, quê hương đất nước là cái nôi đầu tiên và là một trong những
môi trường quan trọng hình thành nên nhân cách của mỗi con người. Với
Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành đó là niềm thôi thúc nỗi khao khát
cháy bỏng thúc dục con đường cứu nước, giải phóng gia đình, quê hương, đất
nước khỏi sự ô nhục của kiếp sống nô lệ, của sự mất độc lập tự do của giang
sơn, giống nòi và của mỗi con người trong đó có biết bao thân phận những
người mẹ, người chị, em gái Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, trên quê hương giàu
truyền thống cách mạng và văn hoá, có tinh thần yêu nước kiên trung, bất
khuất trước kẻ thù và truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó của

người dân trên mảnh đất Nam Đàn, Nghệ Tĩnh nghèo khó, luôn phải đối mặt
với thiên nhiên khắc nghiệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu hơn ai hết những
thiệt thòi mà người dân quê Người nói riêng và người dân cả nước nói chung,
đặc biệt Người thấu hiểu, thương cảm và luôn mong muốn mang lại cuộc sống
ấm no cho người dân, trong đó Người đặc biệt lưu tâm đến phụ nữ.
Người Việt Nam có những câu ca: “Thuận vợ thuận chồng tát biển
đông cũng cạn”, “Lệnh ông không bằng cồng bà”, “Chồng là cái giỏ, vợ là
cái hom”, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”… để nói về vai trò người
phụ nữ. Tuy nhiên, có thể thấy, những câu ca nói trên chỉ đề cập đến vai trò
của người phụ nữ trong phạm vi gia đình. Thực tế cuộc sống của người phụ
nữ trong xã hội phong kiến và chế độ thuộc địa vẫn chịu nhiều đau khổ, thiệt

10


thòi, luôn bị áp bức, bóc lột cả về tinh thần lẫn vật chất. Vị trí, vai trò của họ
trong gia đình và xã hội bị xem nhẹ, coi khinh.
Không phải từ khi Bác tiếp xúc với tư tưởng Lênin, với những tư tưởng
tiến bộ của châu Âu… mà Bác đã sớm coi trọng khả năng của phụ nữ, thông
cảm và tôn trọng phụ nữ. Bởi ngay từ trong phong trào yêu nước chống ngoại
xâm của dân tộc mình, từ trong nền văn hoá cổ truyền dân gian với câu nói:
“Lệnh ông không bằng cồng bà”; từ trong lịch sử Việt Nam với những nữ
anh hùng như; Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ tướng Lê Chân, đô đốc Bùi Thị
Xuân… Lịch sử đã từng ghi dấu chiến công hiển hách của các nữ anh hùng,
Hai Bà Trưng từng đưa ra lời thề rằng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”…
hay Bà Triệu với câu nói đầy khí phách: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp

luồng sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không chịu cúi đầu làm
tì thiếp người”.
Như vậy, các nữ anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc đã vượt qua khỏi lễ giáo phong kiến, bằng tài trí của mình đứng lên đanh
tan quân xâm lược, gây dựng cơ đồ, khiến cho quân giặc nhiều phen khiếp sợ
và nể trọng.
Thời loạn lạc đã vậy, trong thời bình, Nguyên phi Ỷ Lan cũng để lại
tấm gương tài trí hơn người trong việc giúp vua bình ổn giang san, giữ yên bờ
cõi. Và tấm gương của các vị nữ anh hùng đã làm nên truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Rõ ràng là, về
mặt tài trí, về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết họ không thua kém gì nam
giới, thế nhưng vẫn chịu những thiệt thòi về mặt địa vị, vai trò, vị trí trong gia
đình cũng như trong xã hội.
11


Với tấm lòng yêu nước thiết tha, với sự mẫn cảm chính trị lớn lao và
một tâm hồn cao thượng, một nhân cách lớn, một trí tuệ mẫn tiệp và tầm nhìn
vượt thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy phụ nữ Việt Nam chính là
động lực của sự phát triển xã hội, là lực lượng cách mạng to lớn, họ có vai trò
và vị trí quan trọng trong xã hội cũng như trong gia đình. Vì vậy, Người đã kế
thừa, khơi gợi và phát huy truyền thống của phụ nữ Việt Nam phục vụ sự
nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tư tưởng coi trọng phụ nữ của Người được thể hiện trong rất nhiều bài
viết, bài phát biểu, trong các buổi nói chuyện. Cụ thể, trong mục Vườn văn
trên báo Việt Nam độc lập số 104 ngày 1/9/1941 in tại Việt Bắc, có bài thơ
Phụ nữ của Bác ca ngợi truyền thống tốt đẹp của phụ nữ:
“Việt Nam phụ nữ đời đời,
Nhiều người vì nước, vì nòi hy sinh.
Ngàn thu rạng tiếng Bà Trưng,

Ra tay cứu nước, cứu dân đến cùng.
Bà Triệu Ẩu thật anh hùng,
Cưỡi voi đánh giặc vẫy vùng bốn phương.
Mấy năm cách mệnh khẩn trương
Chị em phụ nữ thường thường tham gia.
Mấy phen tranh đấu xông pha,
Lòng vàng, gan sắt nào đà kém ai?” 30,tr.239
Từ làng Sen nghèo khó, Nguyễn Sinh Cung lớn lên, sống tuổi ấu thơ
bên cạnh bà ngoại và mẹ, những người phụ nữ Việt Nam cần cù, cuộc sống
rất đỗi cơ cực nhưng vô cùng nhân hậu. Lên ba, lên năm, cậu được bà ngoại
dạy dỗ, uốn nắn từng lời nói, từng cách đối xử đối với mọi người. Lên chín,
lên mười, cậu giúp mẹ nấu cơm, quay xa, đánh sợi, trông em, chia sẻ với mẹ
nỗi lo âu. Tình thương yêu, tôn trọng phụ nữ nảy nở từ những tình cảm thân
thương nhất đối với bà ngoại và mẹ. Chính vì vậy, sau này, trên bước đường
12


tìm đường cứu nước, tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người luôn có
quan điểm rằng phải tôn trọng phụ nữ, vì Người nhận thấy phụ nữ là những
người có vai trò, vị trí lớn lao trong cả gia đình và xã hội. Trên bước đường
Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách
mạng vô sản - con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người, đồng thời với công cuộc ba giải phóng đó, Người cũng tìm ra con
đường giải phóng cho phụ nữ Việt Nam gắn liền với giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người.
1.1.1.2. Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây
Ngoài truyền thống văn hoá gia đình, quê hương, đất nước, Hồ Chí
Minh trong quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng của mình
đã “quốc tế hóa” tầm nhìn, nhận thức văn hoá phương Đông và phương Tây
sau khi có mặt ở nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều dòng văn hoá, nhiều đẳng

cấp xã hội, nhiều loại người… Đó là điều mà không phải lãnh tụ nào cũng có
được quá trình như vậy. Điều đó nói lên trí tuệ Hồ Chí Minh đã được làm
giàu bởi những di sản quý báu của văn hoá nhân loại. Tuy nhiên qua lăng kính
của mình, Người đã biết kế thừa có chọn lọc, không sao chép một cách máy
móc mà phê phán trên cơ sở phân tích sâu sắc các thông tin, các dòng tư
tưởng… để làm giàu tri thức của mình, biến thành của mình để ứng dụng một
cách phù hợp và hiệu quả trong thực tiễn, trong từng thời kỳ phù hợp với mỗi
nội dung, vấn đề và từng đối tượng xã hội… trong đó phụ nữ là một đối tượng
quan trọng.
Là người Việt Nam, Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành được học
chữ Hán và tiếp thu có chọn lọc tư tưởng Nho giáo. Người tỏ rõ thái độ của
mình đối với cái hay, cái nhược điểm của tư tưởng trên. Tuy nhiên, chúng ta
biết rằng tư tưởng Nho giáo khi du nhập vào nước ta đã hòa nhập vào tín
ngưỡng bản địa, vào chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành nên một thứ
Nho giáo Việt Nam hóa. Hồ Chí Minh kế thừa các giá trị tiến bộ của tư tưởng
13


Nho giáo nhưng không lặp lại máy móc các tư tưởng như “trung - hiếu”,
“nhân - nghĩa”, “tứ hải giai huynh đệ”…
Đặc biệt Người không đồng tình với tư tưởng phong kiến phân chia các
tầng lớp xã hội ra thành “quân tử - tiểu nhân”, coi thường lao động chân tay,
đặc biệt coi khinh phụ nữ… Những luận điểm đó hoàn toàn xa lạ với tư tưởng
Hồ Chí Minh: đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, dân chủ; tôn trọng lao
động - cả lao động trí óc và lao động chân tay; tôn trọng phụ nữ, chủ trương
nam nữ bình quyền…. Ngoài Nho giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiếp thu
các tư tưởng triết lý của Phật giáo, Lão giáo… Nhưng dù thế nào chăng nữa
thì Người đều lấy mục tiêu giải phóng con người làm trung tâm, mưu cầu
hạnh phúc trên mặt đất cho con người nói chung và phụ nữ nói riêng.
Không chỉ thấm nhuần các tư tưởng triết lý phương Đông một cách có

chọn lọc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người hiểu biết khá rộng các tư tưởng
triết lý phương Tây về con người và quan tâm đến con người nói chung và
phụ nữ nói riêng. Khi học ở trường tiểu học Pháp - Việt và trường Quốc học
Huế cũng như khi sang Pháp và các nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ…
Người không chỉ được nghe, được biết mà còn được chứng kiến khẩu hiệu
“Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được nêu ra từ Đại cách mạng tư sản Pháp của
chủ nghĩa thực dân. Tư tưởng tiến bộ nhìn thấy hạn chế và bản chất xấu xa
của chủ nghĩa tư bản giải phóng con người của Phuriê Sáclơ (1772 - 1837),
ông “thủy tổ của chủ nghĩa xã hội” (như cách gọi của C.Mác), nhà xã hội chủ
nghĩa không tưởng Pháp với các quan niệm tiến bộ về giải phóng con người
xóa bỏ đối lập lao động trí óc và lao động chân tay, thành thị và nông thôn, lợi
ích cá nhân gắn liền với lợi ích xã hội… Tư tưởng đó đã có ảnh hưởng và thu
hút Nguyễn Tất Thành quan tâm vì nó gợi ý, làm sáng tỏ và phù hợp với
những gì mà anh theo đuổi, tìm tòi. Đặc biệt Người quan tâm đến bản Tuyên
ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đề cập đến “quyền bình đẳng”, “quyền
sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”… của con người và bản Tuyên
14


ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789 về “tự do và
bình đẳng về quyền lợi” của con người… Có thể nói các tư tưởng tiến bộ đó
đã thu hút sự quan tâm của Nguyễn Ái Quốc, góp phần định hình những tư
tưởng của nội dung cách mạng, những vấn đề mà Người mong muốn đem về
cho đồng bào nói chung và phụ nữ nói riêng. Mưu cầu mục tiêu giải phóng
dân tộc khỏi áp bức bóc lột của ngoại xâm, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ
phương Tây… đã ngày càng định hình rõ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đối
với việc giành độc lập cho dân tộc; coi trọng quyền sống, quyền tự do, hạnh
phúc của con người nói chung trong đó có phụ nữ Việt Nam đang rên xiết
dưới gót giày của bọn thực dân Pháp và tay sai ở quê hương.
1.1.1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin

Quá trình khảo sát thế giới, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến,
nhìn thấu những hành động man rợ đối với phụ nữ bản xứ ở bất cứ nơi đâu.
Khi đặt chân đến Ấn Độ thuộc Anh, Việt Nam hay Angiêri thuộc Pháp,
Người đều nhận thấy, ngoài nỗi khổ của người dân mất nước, người phụ nữ ở
các thuộc địa, phụ thuộc còn phải chịu nỗi đau khổ riêng, đó là sự áp bức, hà
hiếp, sự ràng buộc của những luật lệ từ trong các xã hội cũ để lại… Và ở đâu,
Người cũng chứng kiến cảnh người phụ nữ có địa vị thấp hèn trong xã hội,
trong gia đình. Vì vậy, đồng thời với mong muốn giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có mong
muốn riêng là giải phóng cho những người phụ nữ.
Tháng 7/1920, Người đã đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa, Người đã tìm ra con đường đi cho dân tộc. Ở đó,
Người đã tiếp thu, học tập những quan điểm tiến bộ của học thuyết cách
mạng, khoa học, chân chính và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.
Một trong những quan điểm thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả mà Người
tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin là quan điểm về giải phóng con người,
trong đó có giải phóng phụ nữ. Đây là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật
15


lịch sử, coi con người là nhân vật trung tâm, chủ thể duy nhất có khả năng
nhận thức và cải tạo thế giới. Trong đề cao con người, cả Mác, Ăngghen và
Lênin đều đánh giá cao vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ ở trong cuộc
cách mạng. Theo đánh giá của Mác thì: Trong lịch sử nhân loại không có một
phong trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có phụ nữ lao
động tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả
những người bị áp bức.
Trong các thời kỳ lịch sử, phụ nữ và trẻ em đã chiến đấu, sát cánh cùng
những người đàn ông để đánh đổ giai cấp thống trị. Từ thực tế lịch sử đó mà
Mác đã khái quát: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà

không có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi” 29,tr.313. Hay như
Lênin nói rằng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Mà quần chúng
ở đây bao gồm một nửa nhân loại - đó chính là phụ nữ. Rõ ràng, mỗi bước
chuyển mình của lịch sử xã hội, mỗi nấc thang tiến bộ của xã hội đều có dấu
ấn công lao của những người phụ nữ. Tuy nhiên, vị trí, vai trò, khả năng của
phụ nữ không phải khi nào cũng được xác nhận như là một tất yếu khách
quan. Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, vị trí, vai trò của người phụ nữ là một
trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn minh của xã hội. Hồ Chí Minh
kế thừa quan điểm của Mác, cũng đưa ra ý kiến của mình: “Xem tư tưởng và
việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào” 29,tr.313.
Nhìn vào thực tế lịch sử, cuộc cách mạng vô sản là cuộc cách mạng xoá
bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội mới tự do, bình đẳng.
Một cuộc cách mạng to và lớn như vậy thì không thể thiếu lực lượng phụ nữ
tham gia. Và thực tế đã chỉ ra rằng phụ nữ là lực lượng cách mạng đông đảo,
là một trong những nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Đánh giá
về vị trí, vai trò của phụ nữ, Lênin cho rằng: Chừng nào phụ nữ không những
chưa được tự do tham gia đời sống chính trị nói chung mà cũng chưa được
quyền gánh vác một công việc thường xuyên và chung cho tất cả mọi người
16


thì chừng ấy chưa có thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền
vững được.
Xuất phát từ tình trạng bất bình đẳng giữa nam và nữ do hoàn cảnh lịch
sử - xã hội trước kia để lại, Ăngghen đã khẳng định: Sự giải phóng phụ nữ,
quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có và mãi mãi không thể có
được chừng nào mà phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội
và còn bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình. Để giải quyết tình
trạng này, Mác đã đưa ra giải pháp: Đưa những công việc nội trợ của gia đình
thành công việc chung của xã hội, biến nội trợ gia đình thành lao động hàng

hoá. Lênin cũng đưa ra kiến giải xung quanh vấn đề giải phóng phụ nữ phải
qua hai bước:
- Bước 1: Bóc trần sự lừa bịp và giả nhân, giả nghĩa của chế độ dân chủ
tư sản, xoá bỏ chế độ sở hữu về ruộng đất, công xưởng, nhà máy, trao toàn bộ
quyền lực nhà nước về tay quần chúng lao động, chính quần chúng lao động
đang nắm sự nghiệp chính trị trong tay là nắm sự nghiệp xây dựng xã hội
mới. Thủ tiêu sự bất bình đẳng trong tay pháp luật, hôn nhân và gia đình, sự
bất bình đẳng về con cái. Và chính Lênin coi “đó chỉ là bước đầu đi đến giải
phóng phụ nữ”.
- Bước 2: “Giải phóng phụ nữ ra khỏi “cảnh nô lệ gia đình” bằng cách
chuyển gia đình vụn vặt thành công việc lớn của xã hội. Để phụ nữ còn bận
gia đình thì địa vị của họ vẫn còn bị hạn chế. Muốn triệt để giải phóng phụ
nữ, muốn làm cho họ thật sự bình đẳng với nam giới thì phải có kinh tế chung
của xã hội, phải để phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung”. Chính quyền
Xôviết phải ban hành một số chính sách và biện pháp khác nhau như: Lập
một số cơ quan làm mẫu như: nhà ăn, nhà giữ trẻ để giúp phụ nữ tham gia
chính trị, tham gia quản lý các xí nghiệp công cộng, quản lý nhà nước. Và
trên thực tế của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã khẳng định chân lý:

17


×