Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phát triển du lịch homestay tại xã đông hòa hiệp, huyện cái bè, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI
XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN THỊ KHÁNH ĐOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI
XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA

Hà Nội, 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài: “Phát
triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”,
tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp
lãnh đạo, của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Quý Thầy Cô
Khoa Du lịch Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội và Trường Đại học Văn hóa Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS.Trần Thị Minh Hòa,
là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình đầy trách nhiệm, hướng dẫn và động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô
Trường Đại học Tiền Giang; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; Thư
viện tỉnh Tiền Giang; Cục thống kê Tiền Giang; Phòng Văn hóa – Thông tin huyện
Cái Bè, các đơn vị, cá nhân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin tài
liệu, số liệu, đóng góp ý kiến trong quá trình khảo sát đúng thực trạng vấn đề nghiên
cứu.
Dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Tiền Giang, tháng 8 năm 2015

Phan Thị Khánh Đoan


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6
6. Bố cục luận văn .......................................................................................................6
7. Đóng góp của luận văn ............................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY......7
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch homestay ....................................................................7
1.1.1. Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay ......................................................7
1.1.2. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay. ................................10
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay ...........................................................................11
1.2. Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................16
1.2.1. Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới ..........................16
1.2.2. Du lịch homestay tại Việt Nam .......................................................................19
1.3. Mô hình nghiên cứu về du lịch homestay ......................................................23
1.3.1. Một số mô hình nghiên cứu du lịch homestay của các tác giả .......................23
1.3.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài ........................................................................26
Tiểu kết .....................................................................................................................31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ
ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG .............................33
2.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp................33
2.1.1. Quá trình phát triển du lịch ở Đông Hòa Hiệp ...............................................33
2.1.2. Kế hoạch phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp khuôn khổ dự án “Phát triển bền
vững địa phương thông qua du lịch di sản” .............................................................35
2.1.3. Bộ máy tổ chức phát triển du lịch Đông Hòa Hiệp ........................................36
2.1.4. Sản phẩm du lịch .............................................................................................37
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp ..................37


2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển các ngôi nhà cổ của nhà dân hoạt

động du lịch homestay tại Đông Hòa Hiệp ...............................................................37
2.2.2. Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè ...............39
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................41
2.3.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................41
2.3.2. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................41
2.3.3. Thiết kế mẫu ....................................................................................................42
2.3.4. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................44
2.3.5. Mô tả thang đo ................................................................................................45
Tiểu kết .....................................................................................................................47
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ
ĐÔNG HÒA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG ..............................48
3.1. Cơ sở hình thành giải pháp .............................................................................48
3.1.1. Các giải pháp ..................................................................................................48
3.1.2. Các giải pháp khác..........................................................................................55
3.2 Kiến nghị ............................................................................................................58
3.3. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..............................59
Tiểu kết .....................................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN

Association of South East Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CSVC


Cơ sở vật chất

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

SPSS

Gross Domestic Produc
Tổng sản phẩm quốc nội
Statistical Package for the Social Science
Phần mềm thống kê

TG

Tiền Giang

Tp

Thành phố

Tp HCM


Tp Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1: Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 27
Bảng 2.1: Khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2009-2013 ..................... 45
Bảng 2.2: Khách du lịch đến khu du lịch Cái Bè giai đoạn 2009-2013 ......... 45
Bảng 2.3: Khách du lịch đến xã Đông Hòa Hiệp 2009-2013......................... 46
Bảng 2.4. Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................. 50
Bảng 2.5: Mô hình du lịch homestay ............................................................. 52
Bảng 2.6: Thang đo sự hài lòng...................................................................... 53
Bảng 2.7. Giá trị trung bình các thành phần ................................................... 57
Bảng 2.8: Ma trận hệ số tương quan .............................................................. 67
Bảng 2.9: Hệ số thống kê ............................................................................... 71
Hình 1.1: Mô hình du lịch homestay của Seubsamarn K. (2009), Thái Lan ....... 24
Hình 1.2: Mô hình Ứng dụng Quy trình hệ thống phân cấp phân tích mờ .... 26
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu du lịch homestay đề nghị ........................................36

Hình 2.1: Bản đồ ............................................................................................ 38
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ..................................................... 67



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn lợi to lớn
trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất
là trong giai đoạn "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong nhiều
năm qua, giai đoạn 2005 - 2009, Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic
Product) của ngành du lịch tăng bình quân hàng năm là 24,68%, tăng 6,7% so với
giai đoạn 2000-2005 [9, tr.7], trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mũi
nhọn, có tiềm năng phát triển nhanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế
chung của tỉnh trong thời gian tới.
Du lịch homestay (tiếng Việt gọi là du lịch nghỉ ở nhà dân) là loại hình du lịch
dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập
quán của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng ăn, ngủ tại nhà dân, sinh hoạt và
lao động cùng với người dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc
đáo. Những năm qua, ngành du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay
và đã đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của kinh tế địa phương, điển hình như: Cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An
Bình (Vĩnh Long), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ)… Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng
loại hình du lịch này đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng như:
Sản phẩm du lịch homestay chưa đa dạng, còn trùng lắp giữa địa phương này với
địa phương khác; năng lực kinh doanh của hộ gia đình kém; sự gắn kết giữa hộ dân
với các công ty du lịch chưa chặt chẽ…
Tại Tiền Giang, homestay là loại hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt động
từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa với mong
muốn trải nghiệm, tìm hiểu phong tục, tập quán của người dân miền sông nước Tiền
Giang. Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Tiền Giang (VHTT&DL) chọn làm dịch vụ
du lịch homestay là Khu du lịch Cù lao Thới Sơn, Tp Mỹ Tho và Khu du lịch Cái
Bè (gồm Thị trấn Cái Bè và xã Đông Hòa Hiệp). Đây là loại hình du lịch do Sở


1


VHTT&DL quản lý trực tiếp. Sự phân chia lợi ích từ loại hình du lịch homestay
được thỏa thuận theo bản hợp đồng giữa hộ dân và doanh nghiệp lữ hành theo tinh
thần tự nguyện, nếu có dịch vụ phát sinh sẽ được thỏa thuận giữa khách du lịch,
doanh nghiệp lữ hành và chủ hộ dân.
Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ loại hình du lịch này còn thấp, theo kiểu tự
phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, nguồn nhân lực phục vụ chưa được
đào tạo chuyên nghiệp... Do đó, đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Đông
Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được hình thành với mong muốn giúp
ngành du lịch Tiền Giang xây dựng phát triển du lịch homestay mang đậm nét đặc
thù của người dân vùng sông nước Tiền Giang, góp phần nâng cao nhận thức và
tăng thu nhập cuộc sống người dân tại địa phương. Từ đó quảng bá hình ảnh du lịch
Tiền Giang nói riêng và Việt Nam nói chung ra thế giới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Việc nghiên cứu về du lịch homestay đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu. Các nghiên cứu về loại hình du lịch homestay được công bố trên nhiều luận
văn, luận án, bài báo, tạp chí khoa học trên thế giới. Cụ thể:
- Tác giả Kathryn Richardson (2004) trong nghiên cứu: “Homestay: Mở ra
một thế giới của cơ hội” [19], đã phác họa homestay là loại hình du lịch ăn nghỉ tại
nhà dân và điều tra các giả thuyết về mục đích homestay của người bản xứ, khả
năng trao đổi văn hóa lẫn nhau giữa những sinh viên nghỉ tại nhà dân và chủ nhà.
Nghiên cứu điều tra nhận thức mối quan hệ và vai trò trong gia đình người bản xứ,
và đặt ra câu hỏi về mức độ giao lưu văn hóa đối ứng trong homestay: Mức độ nào
chủ nhà trọ cố gắng tìm hiểu về nền văn hóa của sinh viên? Mức độ nào các gia
đình người bản xứ khuyến khích chia sẻ các giá trị văn hóa của họ và thực hiện nó
với các sinh viên quốc tế trong việc chăm sóc sinh viên, và ngược lại? Các tổ chức
homestay cung cấp, hỗ trợ đầy đủ cho các chủ hộ cùng người bản xứ và sinh viên

nghỉ tại nhà dân trong việc phát triển giao lưu văn hóa hai chiều trong một khung
cảnh gia đình? Tác giả khảo sát khoảng 400 sinh viên, phần lớn là sinh viên Nhật
đang theo học tiếng Anh tại vùng ngọai ô phía đông Melbourne, với khoảng 375

2


chủ hộ homesaty. Tác giả đưa ra một số trở ngại trong khi thực hiện mô hình sinh
viên nghỉ lại nhà dân: i) Sốc văn hóa: các chủ hộ không hài lòng cách xử sự theo
thói quen của sinh viên ngoại quốc tại nhà mình; ii) Họ và chúng ta: Chủ hộ và sinh
viên ngoại quốc chưa gần gũi, trao đổi như người thân quen; iii) Không phải làm
như vậy: Sự khác biệt về cách giải quyết công việc giữa chủ hộ và sinh viên ngoại
quốc.
- Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010), trong nghiên cứu “Phát triển
Mô hình Văn hóa – Du lịch homestay của dân tộc Lao Vieng và Lao Song ở
vùng Trung tâm Thái Lan” [14]. Mô hình này được thực hiện tại các dân tộc Lao
Vieng và Lao Songe thuộc Miền Trung Thái Lan. Mẫu nghiên cứu bao gồm: 30 các
chuyên gia, 40 học viên và 50 dân làng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
trong đề tài là nghiên cứu định tính. Dữ liệu được thu thập bằng các kỹ thuật phỏng
vấn, quan sát và thảo luận nhóm. Nghiên cứu đưa ra các yếu tố phát triển du lịch
homestay tại Lao Vieng và Lao Songe là: (i) Bảo tồn; (ii) Quản lý di sản văn hóa
địa phương bởi cộng đồng ; (iii) Trung tâm du lịch; (iv) Tìm hiểu thực tế cuộc sống;
(v) Trách nhiệm và công bằng (Lao Vieng); và (i) Nơi sinh sống; (ii) Thực phẩm;
(iii) Quầy hàng; (iv) Truyền thống; (v) Nghi lễ; (vi) Bán sản phẩm của địa phương
và vui chơi (Songedam Ethnic Group). Các tác giả kết luận: Bản sắc dân tộc là cần
thiết cho du lịch văn hóa. Tuy nhiên, phong cảnh, văn hóa, phong tục và truyền
thống đậm đà bản sắc cần được nhấn mạnh bằng cách chú trọng vào sự an toàn và
thích ứng với các nhu cầu của khách du lịch.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2013), với đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch

homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long” [4], đã thu thập ý
kiến từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới Sơn, An
Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua phân
tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận
định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch
homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch
homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” giữa nhà

3


dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩm
dịch vụ mới lạ, đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch
homestay mang tính chuyên nghiệp.
- Các tác giả Ninh Thị Kim Anh, Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh
Trân (2013), trong Chủ đề nghiên cứu Hội thảo cấp Bộ môn về “Du lịch
homestay” [1], đã nêu tổng quan về loại hình du lịch homestay: các khái niệm về
du lịch homestay, đặc điểm và các quy tắc cơ bản về quy trình thực hiện loại hình
du lịch này. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản về các tiêu
chuẩn dịch vụ du lịch homestay: (1) Tiêu chuẩn về cơ sở lưu trú; (2) Tiêu chuẩn về
thực phẩm và dinh dưỡng; (3). Bên cạnh đó, các tác giả trên cũng đề cập đến sự ảnh
hưởng của văn hóa đến việc phát triển mô hình du lịch homestay: Khi đi du lịch
homestay, du khách sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có một góc nhìn gần
gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Du khách được
xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như
ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên; được yêu cầu phải
“nhập gia tùy tục” và phải tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia
chủ.
- Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 của Sở VHTT&DL

Tiền Giang công bố năm 2010. Đề án phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động
kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang quan tâm đến các ngôi nhà cổ ở xã Đông Hòa Hiệp đã có hơn 150 năm tuổi,
được tổ chức JICA của Nhật tài trợ tôn tạo với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng, và một số
nhà cổ khác đang khai thác và hoạt động dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân (homestay),
ngoài ra đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí, các làng nghề truyền thống…
đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch, ngoài ra đề án đã nêu ra
một số hạn chế tình trạng mua bán tự phát, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được
quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch.
- Nguyễn Văn Mỹ, Homestay Trông ngƣời lại ngẫm đến ta [6] đã đưa ra một
số kinh nghiệm từ du lịch homestay tại Thái Lan. Tác giả đã nêu ra được vai trò hỗ

4


trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương rất quan trọng đối với loại hình du lịch
này.
- Homestay ở đất mũi Cà Mau [29]. Theo ông Từ Quang Tuyến - phó trưởng
Phòng du lịch sinh thái & giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Cà Mau, loại
hình homestay tại đất mũi chỉ mới có 05 hộ gia đình (tại ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển) đưa vào hoạt động cuối năm 2013 với sự tài trợ ban đầu của Quỹ
môi trường Sida thuộc Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Vương quốc Thụy Điển
và Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF). Mô hình nhà sàn dành cho khách ăn
uống và trú qua đêm mô phỏng theo kiểu nhà sàn chống cá sấu và thú dữ nằm giữa
tứ bề là rừng đước, những con kênh rạch lấp lóa chẳng khác thời cha ông chúng ta
mở đất phương Nam nhưng không phá vỡ cảnh quan của hệ sinh thái rừng, mà
ngược lại như nét chấm phá cho màu xanh mướt bạt ngàn của cây lá và mặt nước
mênh mông. Nét sinh hoạt homestay trong không gian rừng mang dấu ấn riêng: vừa
hòa nhập chung với cuộc sống người bản địa, vừa an nhiên, tự tại giữa thiên nhiên
hoang dại, khác homestay miệt vườn.

3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch
homestay của nhiều tác giả trong và ngoài nước.
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa
Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đông
Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp,
huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, với sự
tham gia của một số khách du lịch, những hộ dân tham gia loại hình du lịch homestay và
các chuyên gia về lĩnh vực du lịch (khoảng 20 người), mục đích nhằm khẳng định và bổ
sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Được thực hiện nhằm khẳng định các
yếu tố, các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo các yếu tố tạo nên
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mẫu khảo sát là 150. Dữ liệu thu được sẽ
được xử lý thông qua sử dụng phần mềm SPSS 16.0
Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê, chuyên gia, so sánh cũng được sử
dụng nhằm phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng du lịch homestay tại xã Đông
Hòa Hiệp, huyện Cái Bè giai đoạn 2009 – 2013.

6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch homestay.
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Chương 3. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch homestay tại xã Đông
Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
7. Đóng góp của luận văn
- Về mặt khoa học: Đề tài đã tổng quan cơ sở lý luận về loại hình du lịch
homestay của các tác giả trong và ngoài nước. Dùng làm tài liệu tham khảo cho cán
bộ, chuyên viên cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, giảng viên và sinh viên ngành
du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chủ homestay… Đây là nguồn tài liệu tham
khảo cho những nghiên cứu về loại hình du lịch này trong giai đoạn tiếp theo.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ góp phần phát triển du lịch homestay cho xã
Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnhTiền Giang. Giúp các nhà quản lý, các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, người dân tại địa phương… kết hợp khai thác, xây dựng,
phát triển du lịch homestay cho xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, Tiền Giang phát
huy tốt hơn.

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH
HOMESTAY
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch homestay
1.1.1. Các khái niệm về du lịch, du lịch homestay
1.1.1.1.

Khái niệm về du lịch


Theo Luật du lịch, số 44/2005/QH11, Điều 4, Chương 1 [5, tr. 2]:
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
- Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch
vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
1.1.1.2.

Khái niệm du lịch homestay

- Lịch sử hình thành và phát triển
Thuật ngữ homestay có thể tạo ra một loạt các hình ảnh khác nhau trong tâm
trí của nhiều người khác nhau. Một số người có thể tưởng tượng nó là một phòng
khách thoải mái với những cuộc trò chuyện sinh động và giao tiếp hạnh phúc;
Những người khác lại gợi lên hình ảnh của phòng tắm ngập lụt và hóa đơn tính số
tiền điện khổng lồ; Người khác thì ngây ngô không biết homestay là gì [19, tr. 1].
Chương trình du lịch Homestay có thể được bắt nguồn từ đầu những năm
1970. Vào năm 1970, tại Malaysia, “vùng đất thả nổi” (drifter enclave) của Kg.

7



Cherating Lama ở Pahang, nơi một phụ nữ địa phương có tên là Mak Long đã trải
qua một thời gian sống trôi dạt/lập dị và được cung cấp bữa ăn sáng, ăn tối và ăn ở
trong nhà khiêm tốn của mình (Amran, 1997). Sau đó, những làng nhỏ hay còn
được gọi là “kampongs” 1 (tiếng Indonesia và Malaysia: những ngôi làng nhỏ) với
một thỏa thuận tương tự để đạt được những lợi ích của luồng khách du lịch nội địa
và quốc tế đang tìm kiếm một kinh nghiệm du lịch khác nhau tức là để tìm hiểu và
trải nghiệm văn hóa thông qua homestay [14, tr. 1].
Các chuyến du lịch homestay thường được tổ chức tại các vùng rừng núi tự
nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu, dân
cư thưa thớt, các điều kiện sinh hoạt, đi lại khó khăn. Do đó, khách du lịch cần có
sự giúp đỡ của người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn…
đã được người bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách
du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ – đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình
du lịch homestay.
- Khái niệm du lịch homestay
Du lịch homestay là một khái niệm mới đang được nhiều nhà nghiên cứu tranh
luận và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau như: “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở
nhà dân”.
Homestay là thuật ngữ là “ở trong nhà của một ai đó”. Theo định nghĩa,
homestay là một ngôi nhà của “cư ngụ cùng với một gia đình – hộ gia đình”.
Homestay cung cấp một cơ hội để trải nghiệm những cách sống của người dân địa
phương của một khu vực cùng với các bản địa về truyền thống các nền văn hóa
trong một khung cảnh giản dị thoải mái (Boonratana, 2010; Kamisan, 2004;
Kamisan et.al, 2007) [18, tr. 3].
Paul Lynch (2009), đưa ra một định nghĩa rộng hơn về homestay bằng cách giới
thiệu nó như là ngôi nhà thương mại, theo đó du khách hoặc khách hàng trả tiền để
ở trong nhà riêng tư, nơi diễn ra sự tương tác với một chủ nhà hoặc hộ gia đình. Đó
là một đặc trưng rất độc đáo vì khái niệm này thúc đẩy sự tương tác giữa các chủ
nhà và khách du lịch và hoạt động như một phương thức phát triển để nâng cao

1

(ngày 28/02/2014)

8


nhận thức về việc trao đổi văn hóa và tôn trọng văn hóa của chủ (Jamilah et.al,
2007) [18, tr. 3].
Theo Wiprpedia (2014), định nghĩa homestay là một hình thức du lịch và/hoặc
chương trình nghiên cứu ở nước ngoài cho phép một vị khách thuê một căn phòng
trong một gia đình ở địa phương trong một khung cảnh như ở nhà mình. Đôi khi nó
được sử dụng để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và nhận được lối sống quen thuộc với
địa phương 2.
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia về “Tiêu chuẩn nhà ở có nhà cho khách du lịch thuê
(Standards of homestay)”: homestay là “nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc
sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ
nhà” [11, tr. 5].
Như vậy, trong lĩnh vực du lịch, homestay là một loại hình lưu trú, nghĩa là mục
đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà người dân địa phương
tại một điểm đến du lịch, qua đó tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những nét văn hóa
độc đáo, đặc sắc của địa phương đó. Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành
một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo. Đây là loại hình du lịch dành cho
những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của nhiều
nền văn hóa khác nhau. Đúng nghĩa với homestay, có nghĩa là khách sẽ ở tại nhà dân,
cùng ăn, cùng tham gia lao động với người dân trong một không gian miệt vườn, đơn
giản, vui vẻ và thân thiện. Chính vì thế mà du khách sẽ thấy mình được về với thiên
nhiên và cảm nhận những điều thú vị từ cuộc sống dân dã.
Du lịch homestay hiện nay là loại hình du lịch khá phổ biến ở nhiều quốc gia

trên thế giới và Việt Nam. Loại hình du lịch này đã phát triển mạnh trong những
năm gần đây, thu hút được sự quan tâm của khách du lịch, tạo điều kiện cho cộng
đồng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch. Du lịch homestay phát triển dựa
trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa. Bản sắc
văn hóa của mỗi vùng, miền luôn là những ẩn số hấp dẫn, trở thành động cơ để
khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá.
2

(28/02/2014).

9


Loại hình du lịch homestay ra đời nhằm phục vụ đối tượng khách thích trải
nghiệm cuộc sống, thích học hỏi và giao lưu văn hóa, thích trải nghiệm chính bản
thân mình tại nơi đất khách quê người.
- Những đặc điểm của loại hình du lịch homestay
+ Phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn –
cùng ở – cùng sinh hoạt. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này.
+ Hoạt động du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực có điều kiện tài
nguyên, thiên nhiên hoang dã hoặc các khu vực dân cư có bản sắc văn hóa đa dạng,
phong phú, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn.
+ Có sự tham gia của cộng đồng địa phương: Là một phương thức hoạt động
kinh doanh mà người dân địa phương là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho
khách du lịch.
+ Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảm
bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lực nhằm
bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng.
+ Homestay được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gần gũi,
được tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày của người dân hoặc

văn hóa ẩm thực tại điểm đến du lịch. Do đó, du lịch homestay không đòi hỏi yêu
cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, khách du lịch cần một không gian
thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân
với những lợi thế về thiên nhiên của điểm du lịch.
+ Giá cả loại hình du lịch homestay không quá đắt, khách du lịch sẽ được ăn,
ở cùng người dân địa phương với mức giá tương đối giá rẻ.
1.1.2. Những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch homestay.
Theo Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (2009) và nghiên cứu của Ninh Thị
Kim Anh & Đỗ Thị Thanh Vinh, Đoàn Nguyễn Khánh Trân (2013), những điều
kiện cơ bản phổ biến để phát triển dịch vụ homestay gồm các yếu tố cơ bản:
(1) Cơ sở lưu trú:
- Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn.
- Thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi.

10


- Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng.
- Mái che chắc chắn và không thấm nước.
- Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, gối và khăn phủ giường
sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới.
- Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh.
- Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi.
- Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009.
(2) Thực phẩm:
- Thực phẩm được chuẩn bị tốt.
- Dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh.
- Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối.
- Có nước uống sạch.
- Cộng đồng có một nhà hàng phục vụ ăn uống.

(3) An toàn:
- Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh.
- Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu khách
bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu.
- Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo
vệ tài sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ cần dùng.
- Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên.
1.1.3. Vai trò của du lịch homestay
1.1.3.1. Đa dạng hóa loại hình du lịch
Đa dạng hóa các loại hình du lịch là điều hết sức cần thiết đối với các quốc
gia muốn phát triển ngành du lịch, trong đó có Việt Nam. Du lịch đã và đang trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và địa phương. Những hoạt động
của du lịch được phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực
cho người dân địa phương. Phát triển du lịch xanh, bền vững chẳng những không
phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch mà còn góp phần vào sự
tăng trưởng về kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

11


Homestay chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2006. Việc đa
dạng hóa các loại hình du lịch không chỉ là nhiệm vụ mà còn là yếu tố tiên quyết
cho sự tồn tại của ngành du lịch một quốc gia. Trên thực tế, du lịch Việt Nam vẫn
đang ở dạng tiềm năng, những lợi thế du lịch chỉ được khai thác ở mức độ cơ bản.
Tuy vậy, với những bước thử nghiệm về các loại hình du lịch mới, homestay, du
lịch Việt Nam đang từng bước gặt hái được những thành công.
1.1.3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch
Bảo vệ môi trường có ý nghĩa quyết định đảm bảo sự phát triển bền vững của
du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch trước mắt cũng như lâu dài.
Trong ngành du lịch, môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và ngược

lại, việc phát triển du lịch cũng có tác động rất lớn đến môi trường. Du lịch cần
hướng tới sự phát triển bền vững với sự tham gia đóng góp của tất cả các bên liên
quan: các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng
đồng cư dân địa phương.
Đối với công ty du lịch và chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương: Có các biện pháp bảo vệ các di tích lịch sử, tu bổ
và tôn tạo các điểm du lịch nhân văn, để khách du lịch có thể tìm hiểu về những nét
văn hóa, các phong tục truyền thống của cộng đồng địa phương.
- Đối với các công ty du lịch: Nâng cao ý thức của các thành phần khách du
lịch mà công ty đang khai thác.
Đối với khách du lịch
Trách nhiệm của du khách đối với du lịch homestay cũng chính là trách
nhiệm với du lịch sinh thái. Chính vì khách có những hiểu biết và quan tâm đến môi
trường tự nhiên nên tham gia cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân địa phương. Họ
cần một không gian thật gần gũi với thiên nhiên. Nhưng họ luôn tuân thủ theo
nguyên tắc của điểm đến du lịch để điểm du lịch ngày càng phát triển bền vững hơn.
Trước khi áp dụng loại hình du lịch này các cơ quan quản lý nhà nước và công
ty lữ hành cần có những chính sách nhằm giáo dục ý thức của người dân trước khi
đi vào khai thác điểm du lịch ấy.

12


Chính quyền địa phương có các chính sách để nâng cao ý thức của cộng đồng
địa phương trong việc bảo vệ môi trường. Nếu người dân ý thức được tầm quan
trọng của tài nguyên thiên nhiên nơi mình sinh sống và bảo vệ để nó phát triển bền
vững thì đối với loại hình này điều đó là vô cùng cần thiết. Vì đặc điểm của loại
hình du lịch này nên người dân địa phương là thành phần nòng cốt giúp cho du
khách hiểu được hơn tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, nơi có hoạt động du lịch.

Trên thế giới, loại hình du lịch homestay kết hợp bảo vệ môi trường đang phát
triển rất mạnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì những hoạt động này chưa được hưởng
ứng tích cực từ các doanh nghiệp lữ hành, du khách và người dân địa phương.
Đối với cộng đồng địa phương
Du lịch homestay gắn liền với sự phát triển của cộng đồng địa phương, cộng
đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,
nền văn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn
hóa địa phương không bị đồng hóa với những nền văn hóa khác, có như vậy thì du
lịch mới có thể phát triển bền vững được.
Du lịch homestay là phương thức hữu hiệu để bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững. Tài nguyên thiên nhiên với nhiều loại thương phẩm có giá trị cao cần thiết
cho cuộc sống của con người nên khi có nhu cầu con người đã khai thác tài nguyên
thiên nhiên với nhiều hình thức. Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên đang bị
sức ép rất lớn từ nhiều phía, nhất là cộng đồng địa phương. Nhưng từ khi tham gia
vào các hoạt động dịch vụ du lịch, cộng đồng địa phương sẽ khai thác tài nguyên để
phục vụ cho nhu cầu sinh sống của họ một cách có ý thức, khai thác gắn liền với giữ
gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ
sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, họ là những người hiểu rõ nhất về các
nguồn tại nguyên tại nơi mình sinh sống. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong bảo vệ môi trường du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ kinh nghiệm thực tế của các quốc gia khác trên thế giới cũng như các vùng
trong nước cho thấy, công tác bảo vệ môi trường chỉ thành công khi huy động được
sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp, tổ chức quần chúng, cơ quan, đơn vị và

13


mỗi người dân. Sự tham gia của các lực lượng xã hội sẽ tạo nên tiếng nói đồng
thuận, tạo dư luận xã hội và tạo thêm nguồn lực cho các địa phương thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đối với lĩnh vực du lịch, sự tham gia của cộng đồng

trong bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng. Cộng
đồng địa phương là tai mắt, là lực lượng nòng cốt chính trong các hoạt động nhằm
ngăn chặn các hành vi khai thác tài nguyên cũng như góp phần bảo vệ bền vũng
nguồn tài nguyên này.
Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân bản địa trong việc bảo tồn nguồn
tài nguyên môi trường và văn hóa. Những thành viên trong cộng đồng địa phương,
đặc biệt là những người trẻ tuổi sẽ được học hỏi và trong quá trình đào tạo và tham
gia có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát triển của du lịch địa phương.
Cư dân bản địa sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm đồng thời họ sẽ được
tiếp cận và học hỏi tay nghề, chuyên môn từ khách du lịch, công ty du lịch và các
nhà quản lý.
1.1.3.3. Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương
Du lịch ở tại nhà dân khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta,
trong những năm gần đây, loại hình du lịch này cũng được chú ý hơn, thu hút được
sự quan tâm của du khách và tạo nhiều điều kiện cho cộng đồng tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch
quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh du lịch. Du lịch homestay đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm
nghèo cho nhiều cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng những vùng sâu, vùng xa.
Đối với một địa điểm được khai thác để phát triển du lịch, ngoài chính quyền
sở tại thì cộng đồng địa phương ít nhiều cũng có thể thu lại lợi ích kinh tế từ hoạt
động đó.
Đối với chính quyền địa phương, khi phát triển loại hình du lịch homestay,
nhà nước được thu lợi từ nguồn thuế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chính
quyền tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển
theo hướng bền vững. Công tác đảm bảo an toàn cho du khách là một trong những
vấn đề cần được quan tâm góp phần quảng bá hình ảnh của địa phương với khu vực
và thế giới.

14



Khi hoạt động du lich phát triển tại một địa điểm nào đấy thì khách du lịch
khi đến đây sẽ có nhu cầu ăn, ở và mua sắm… người dân có thể nắm bắt tình hình
ấy và có thể mở các dịch vụ lưu trú và ăn uống để đáp ứng nhu cầu của khách. Nhất
là đối với các địa phương có làng nghề truyền thống thì việc phát triển du lịch để có
thể tiêu thụ sản phẩm đấy một cách nhanh chóng. Từ các hoạt động đó, cộng đồng
địa phương sẽ có thể thu lại một nguồn thu cố định và lâu dài. Du lịch homestay
mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng địa phương khi tham gia trực
tiếp vào cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng
được lợi từ sự đóng góp của du lịch.
Phát triển du lịch homestay giúp cư dân bản địa được hưởng lợi từ phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương. Phát triển du lịch luôn
đi đôi với phát triển đời sống của cộng đồng địa phương. Vì vậy, phát triển du lịch
là cơ hội lớn để người dân có thể tham gia hoạt động và thu lại lợi ích để dần ổn
định và nâng cao đời sống.
1.1.3.4. Tăng cường giao lưu văn hóa và nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Việt Nam được thế giới công nhận là một địa chỉ du lịch rất hiếu khách, hấp
dẫn và an toàn. Homestay đang trở thành một xu hướng du lịch và tiếp cận văn hóa
ngày càng phát triển, mở rộng. Homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu
của những vị khách “tây ba lô”.
Tại những điểm du lịch homestay, chủ hộ phải là những người đã có kinh
nghiệm trong việc phục vụ khách du lịch. Các chủ hộ vẫn giữ nguyên hiện trạng căn
hộ của mình chỉ bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết và cải thiện để phù hợp
với điều kiện phục vụ khách du lịch. Giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà để du khách
khi đến sinh sống cùng họ thì sẽ dễ dàng hiểu được nét văn hóa của nơi đến hơn.
Phát triển du lịch góp phần giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng địa phương
cũng như giữa quốc gia này với quốc gia khác, giúp cho du khách hiểu thêm về một
nền văn hóa của một dân tộc. Văn hóa của một địa phương được thể hiện qua nhiều
mặt như đặc trưng về cách sống, nét sinh hoạt của từng vùng miền, làng nghề truyền

thống, các lễ hội…Tham gia vào hoạt động du lịch người dân địa phương có thể
giới thiệu với khách du lịch về những đặc sắc văn hóa của quê hương mình, góp
phần làm tăng thêm niềm tự hào về dân tộc, về quê hương.

15


Tham gia hoạt động du lịch homestay không chỉ là du khách được biết đến
một dân tộc mới, một phong tục mới và người dân địa phương cũng có thể tiếp thu
những nền văn hóa hay và độc đáo từ các dân tộc khác, vùng miền khác. Và thông
qua hoạt động du lịch homestay các cộng đồng truyền thống thường cảm thấy tự
hào hơn nhờ vào những mối quan tâm tôn trọng của du khách. Việc phát triển loại
hình du lịch homestay có tác động hai chiều, người đi du lịch thì thỏa mãn mục đích
của mình còn người dân bản địa có cơ hội giao lưu, tiếp cận với những nền văn hóa
khác nhau trên thế giới.
Ngoài ra, du lịch homestay cũng giúp người dân địa phương nhận thức về
bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của họ hơn. Du khách ở các nơi khác đến tham
quan, tìm hiểu bao giờ cũng có cái nhìn mới hơn và đánh giá cao về văn hóa, phong
tục tập quán, lối sống, sản xuất… của người dân bản địa. Từ đó, các cộng đồng địa
phương có thể cảm nhận sự tăng lên về ý thức, cảm giác tự hào và sẽ nỗ lực bảo tồn,
phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của mình. Du lịch homestay còn góp phần
bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch. Bản thân các phong tục tập
quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, môi trường sống của cộng đồng dân cư là yếu
tố tạo nên sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch. Do vậy, có thể nói cộng đồng là một
thành tố của tài nguyên du lịch tạo nên hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng
đồng nói riêng.
1.2. Du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Du lịch homestay tại một số quốc gia, khu vực trên thế giới
1.2.1.1. Dãy Hymalaya
Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn

Độ lô nhô với những tu viện bên sườn núi. Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm
trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch. Du khách có thể được thưởng thức
một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì
hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ. Thức ăn được phục vụ cùng với trà. Du
khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng.
Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một hướng dẫn viên người địa
phương và phục vụ tất cả các bữa ăn.

16


1.2.1.2. Nam Phi
Cơ sở lưu trú Hazel’s Homestays ở thị trấn Oudtshoorn, trên Garden Route
(bờ biển phía nam) giữa Tp Cape Town và Tp Port Elizabeth, do Hazel và 11 phụ
nữ dám nghĩ dám làm khác quản lý. Có lẽ phòng ốc ở đây không được bóng bẩy
như hầu hết các cơ sở lưu trú khác dọc bờ biển phía nam nhưng đến đây du khách sẽ
được chào đón nồng nhiệt. Oudtshoorn là thủ đô chim đà điểu châu Phi của Nam
Phi, vì thế du khách không ngạc nhiên khi bất ngờ thấy một con chim khổng lồ xuất
hiện. Chuyến tham quan có thể bao gồm hang động Cango và một trại nuôi gia súc
hoang dã có báo gêpa và chó rừng.
1.2.1.3. Thái Lan
Điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Thái Lan nằm ở Koh Pet, một ngôi làng
nhỏ thuộc vùng nông thôn Isaan (miền đông bắc Thái Lan). Chủ nhà Lamai và
Jimmy có ba phòng cho thuê, ngoài ra còn có thêm một khu vườn lớn trồng chuối
và xoài. Du khách sẽ được ăn trong một khu vực nấu ăn ngoài trời có bóng râm.
Món ăn thông thường là gạo nếp với thịt lợn, rau và ớt. Hai vị chủ nhà này đã được
khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức du lịch Responsible Tourism
gần đây. Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan, từ việc đi mua sắm ở chợ
đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa.
1.2.1.4. Grenada

Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển
xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới,
nhà máy sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố. Ở đây có hàng chục
cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến
phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn
nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt
lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia vị địa phương. Đặc biệt là tất cả các món,
thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được
gọi là “hòn đảo gia vị”.

17


1.2.1.5. Malaysia
Ở Malaysia loại hình du lịch homestay chính thức bắt đầu từ năm 1995 ở
làng Temerloh, bang Pahang và hiện phát triển rộng rãi ở 14 bang của Malaysia.
Đến tháng 12-2009 đã có gần 4.000 hộ dân từ 227 ngôi làng khắp cả nước được Bộ
Du lịch Malaysia huấn luyện đào tạo và cấp bằng cho phép tổ chức chương trình
homestay và đến nay nó đã trở thành nguồn thu nhập bổ sung cho người dân.
Malaysia cũng là nước xúc tiến phát triển loại hình du lịch homestay tại Việt Nam.
Cụ thể là tại TP. Hồ Chí Minh.
1.2.1.6. Úc
Không phải tất cả các cơ sở homestay đều nằm trong những điểm đến phát
triển. Angorichina Station, một trang trại cừu xa xôi hẻo lánh do người chủ trại đời
thứ tư Ian and Di Farghers sở hữu, nằm ở trung tâm hoang dã của dãy núi Flinders,
cách Tp Adelaide 300 dặm về phía tây bắc. Đó là một ngôi nhà được lợp mái bằng
thiếc nổi bật với một hàng hiên rộng, một ốc đảo hoa hồng và những bờ giậu hoa
oải hương. Du khách sẽ ăn với gia đình Farghers, họ làm món càri Thái Lan cũng
như món nướng rất tuyệt hảo. Du khách thậm chí có thể đi máy bay cùng Ian để
kiểm tra vật nuôi hoặc dồn đàn gia súc bằng xe ôtô. Du khách cũng có thể đi các

tour tới những khu vực thổ dân gần đó. Fargher sẽ là hướng dẫn viên riêng của bạn.
1.2.1.7. Miền nam Ấn Độ
Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch
xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với
những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm. Có rất
nhiều lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần Tp
Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây mới
được mở cho khách du lịch. Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia
Periyar, đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su.
Các hoạt động có thể bao gồm như đi thăm di sản Varikatt, một biệt thự
mang phong cách phương Đông ở Tp Trivan-drum, và hai đồn điền gia vị
Kanjirapally Estate và Vanilla Country. Sau cùng, du khách được học về nghệ thuật
nấu ăn. Các món ăn ở khắp mọi nơi đều đặc biệt, du khách sẽ được nếm món cá và

18


×