Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực tập cộng đồng dịch tễ học NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.97 KB, 23 trang )

dggd
jh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
BỘ MÔN: DỊCH TỄ

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH,
CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TẠI PHƯỜNG HƯƠNG LONG

Huế
01/2016

11



O


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
BỘ MÔN: DỊCH TỄ

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Đề tài:
NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH,
CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TẠI PHƯỜNG HƯƠNG LONG



01/2016

2



O


BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
VÀ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI PHƯỜNG HƯƠNG
LONG, THÀNH PHỐ HUẾ


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
-…



THỰC HIỆN:
Lớp …
1.

3



O



Mục lục

4



O


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như:
đất, nước, không khí, sinh vật,...vv...Ngày nay, song song với việc phát
triển không ngừng của kinh tế-xã hội thì người dân toàn cầu cũng phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường.
Theo nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi ngày phát sinh hơn
12 triệu tấn rác thải sinh hoạt và con số đó có thể tăng lên 20 triệu
tấn/ngày vào năm 2020[1]. Qua nghiên cứu trên chúng ta có thể nhận thấy
rằng một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh môi trường
hiện nay có liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh ở hộ gia đình-cá nhân,
điều đó thể hiện ngay trong thói quen sinh hoạt, thói quen lao động
thường ngày của người dân như việc sử dụng và xử lý hệ thống nước thải,
rác thải, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi, phân bón... Dựa theo nghiên cứu
Trần Đỗ Hùng và Phạm Văn Tuyến năm 2011, tỷ lệ các hộ gia đình ở Việt
Nam sử dụng hố xí hợp vệ sinh là 74,8%, tỷ lệ sử dụng hố xí không hợp vệ
sinh là 25,2% [2]. Theo số liệu của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến tháng 6 năm 2012, số hộ gia
đình nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh (HVS) theo tiêu chuẩn là 87.000

hộ, đạt tỷ lệ 77% [3]. Về vấn đề sử dụng phân bón, thống kê năm 2005 cho
thấy 30% số hộ gia đình nông thôn Việt Nam còn sử dụng phân người trong

5



O


nông nghiệp, trong đó chỉ có 20,6% ủ phân đủ 6 tháng theo quy đinh[4]. Bên
cạnh đó theo Viện Môi trường Nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi của người
dân Việt Nam mỗi năm gây phát sinh trên 85 triệu tấn chất thải rắn (phân,
lông, da) và hàng trăm triệu tấn nước thải (nước tiểu, nước rửa chuồng). Mặc
dù có lượng phát sinh chất thải lớn nhưng mới chỉ có 8,7% hộ chăn nuôi có
sử dụng hầm khí sinh học, tổng lượng chất thải rắn chăn nuôi được xử lý
chiếm chưa đầy 10%. Kết quả khảo sát của Viện Môi trường Nông nghiệp
cũng cho thấy chỉ có 10% chuồng trại chăn nuôi đạt yêu cầu về vệ sinh và chỉ
0,6% số hộ chăn nuôi có cam kết bảo vệ môi trường và còn nhiều hộ, ước
tính trên 40% không áp dụng bất kỳ hình thức hoặc phương pháp xử lý chất
thải nào trong chăn nuôi [5].
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề vệ sinh môi trường hiện nay
cũng như để làm sáng tỏ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này, chúng
tôi tiến hành cuộc điều tra: “Nghiên cứu đặc trưng hộ gia đình-cá nhân và vệ
sinh môi trường” với các mục tiêu sau đây.
Mục tiêu:
1.
2.
3.


Tìm hiểu các đặc trưng của hộ gia đình-cá nhân.
Khảo sát về việc thực hiên vệ sinh môi trường tại hộ gia đình.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các đặc trưng của hộ gia đình-cá nhân
và tình hình vệ sinh môi trường tại nơi khảo sát.

6



O


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình và đại diện hộ gia đình ở phường Hương Long, thành phố
Huế, Tỉnh thừa Thiên Huế.
Những người dân hoàn toàn tỉnh táo và đủ độ tuổi (>18 tuổi), là người có khả
năng biết rõ thông tin trong hộ gia đình của mình, đồng ý tham gia và trả lời
câu hỏi.
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
- Vị trí địa lý: phường Hương Long cách trung tâm thành phố Huế 6 km về
phía Tây.
Phía Tây giáp với xã Hương Hồ, xã Hương An, huyện Hương Trà.
Phía Bắc giáp với phường Hương Sơn thành phố Huế.
Phia Đông giáp với phường Kim Long thành phố Huế.
Phía Nam giáp với sông Hương và phường Thuỷ Biều thành phố Huế.
- Có diện tích là 720 ha với dân số 9850 người 1850 hộ gia đình.
- Toàn phường Hương Long có 06 khu vực với 21 tổ dân phố.
- Nghề nghiệp chính: sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ....

- Kinh tế gia đình: phần lớn trung bình, khá.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
- Từ 26/12/2015 đến 05/01/2015.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Thiết kế nghiên cứu:

7



O


Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
Thu thập số liệu dựa trên bộ câu hỏi đã được thiết kế để thu thập những thông
tin cần thiết cho nghiên cứu.
3.2 Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức:
Trong đó:
-

n là cỡ mẫu nghiên cứu.
γ = 1,96 với độ tin cậy 95%.
- p: là ước đoán chính xác nhất về tỷ lệ người dân nắm rõ tình hình vệ
sinh môi trường tại hộ gia đình mình. Vì chưa có nghiên cứu nào trước
đây về tình hình vệ sinh môi trường hộ gia đình trước đây tại phường
Hương Long, thành phố Huế nên để đảm bảo cỡ mẫu đủ để đại diện

-


nhóm chúng em chọn p=0,5.
c : Mức chính xác mong muốn, chọn c = 0,05.
2

Như vậy: n = = 384
* Vậy cần điều tra >= 384 hộ gia đình. Nhưng để loại bỏ sai số và các trường
hợp mất dữ liệu, vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu cho đề tài là 518
mẫu.
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp mẫu ngẫu nhiên đơn.
-Lý do chọn phương pháp này: Vì mẫu này áp dụng tốt cho quần thể nghiên
cứu nhỏ, khu trú. Phương pháp bảo đảm tính khách quan và tiết kiệm thời
gian.

8



O


* Tiêu chí chọn mẫu: sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn, chọn các đối tượng là
thành viên trong hộ gia đình thỏa mãn điều kiện nghiên cứu hiện đang ở
phường Hương Long thành phố Huế.
4. Kỹ thuật thu thập số liệu:
4.1 Công cụ: mẫu thu thập thông tin, số liệu được soạn sẵn.
4.2 Điều tra viên: 8 sinh viên nhóm 4 lớp Y4D trường đại học Y Dược Huế.
4.3 Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn cá nhân theo bộ câu hỏi đã
soạn sẵn.
5. Nội dung nghiên cứu:





Các đặc trưng về hộ gia đình và cá nhân:
Số người trong gia đình.
Sô thế hệ sống trong gia đình.



Tuổi
Giới
Nghề nghiệp: Cán bộ, thủ công nghiệp, buôn bán, nội trợ, nông dân, nghề



khác.
Trình độ văn hóa.



Vệ sinh môi trường:



Nguồn chất đốt để nấu ăn.: Củi, rơm, trú, than tổ ong, dầu hỏa, gas, khác.
Loại hố xí sử dụng: Không có, tự hoại, hố xí thấm dội nước, hai ngăn, hố xí










đất nổi, hố xí đất chìm, loại khác.
Đánh giá chung về vệ sinh hố xí: Tốt, trung bình, kém.
Gia đình sử dụng phân (người) để bón cây: Có hoặc không.
Cách sử dụng phân : Dùng phân tươi, có ủ.

9



O



Hiểu biết của người được phỏng vấn về khả năng mắc các bệnh từ việc sử
dụng phân tươi; Cụ thể là các bệnh: Tiêu chảy, bệnh ngoài da, giun sán,



không biết, khác.
Gia đình xử lý rác thải như thế nào: Đốt, chôn; bỏ vào thùng rác công cộng;
khác; không xử lý
6.Xử lí, phân tích và trình bày số liệu:
- Xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 và MS Excel 2010.
- Sử dụng phép χ2 để kiểm định giả thuyết thông kê, sử dụng bảng 2 hàng 2
cột và bảng nhiều hàng nhiều cột. So sánh χ2 tính được với χ2k(α) với k là bậc

tự do ( được tính bằng (số hàng -1)x(số cột-1)) còn α=5% trong bảng giới hạn
của χ2.
+ Nếu χ2 >= χ2k(α) : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05
+ Nếu χ2 < χ2k(α) : sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05
- Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ bằng phần mềm MS
Office 2010.
- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
7. Đạo đức nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền từ chối tham gia
nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu rõ về mục tiêu, nội dung phỏng vấn.
- Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Đặc trưng về hộ gia đình và cá nhân
1.1 Đặc điểm giới tính:

10



O


Nhận xét: Tỉ lệ về giới tính tương đối cân bằng nhau. Trong đó chênh lệch tỉ lệ
nam > nữ là 8,88%.

1.2 Đặc điểm độ tuổi:
Bảng 1: Phân bố độ tuổi
Độ tuổi


Số lượng

Tỷ lệ %

Trong độ tuổi lao động

402

77.6

Ngoài độ tuổi lao động

116

22.4

Tổng

518

100.0

Nhận xét: Số người trong độ tuổi lao động gấp hơn 3 lần số người ngoài độ tuổi
lao động.

1.3 Đặc điểm số lượng thành viên trong hộ gia đình;

Bảng 2: Tỉ lệ số lượng thành viên trong hộ gia đình
Số thành viên


Số hộ

Tỉ lệ %

1

24

4.6

2

68

13.1

3

95

18.3

4

125

24.1

11




O

5

99

19.1

6

66

12.7

>6

41

7.9

518

100.0

Total

Nhận xét: Số lượng thành viên phổ biến trong hộ gia đình là 4 thành viên chiếm tỉ

lệ 24.1%. Có 4% hộ gia đình có 1 thành viên và 20.6% hộ gia đình có từ 6 thành
viên trở lên.

1.4 Đặc điểm trình độ học vấn:
Bảng 3: Tỉ lệ trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Cao đẳng, đại học

Số lượng

Tỉ lệ %

62

12.0

THPT

153

29.5

THCS

178

34.4

Tiểu học, dưới tiểu học


125

24.1

Tổng cộng

518

100.0

Biểu đồ 4 :Tỉ lệ trình độ học vấn

Nhận xét: Trình độ học vấn chiếm tỉ lệ cao nhất là trung học cơ sở với
34.4%, thấp nhất là trình độ cao đẳng-đại học với tỉ lệ 12%. Nhìn chung,
trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ lệ 41.5%.
1.5 Đặc điểm nghề nghiệp:
Bảng 4: Phân bố nghề nghiệp cá nhân

12



O


Nghề nghiệp

Số lượng

Tỉ lệ %


Cán bộ

43

8.3

Thủ công nghiệp

78

15.1

Buôn bán

58

11.2

Nội trợ

26

5.0

Nông dân

290

56.0


Khác

23

4.4

Tổng

518

100.0

Nhận xét: Nghề nghiệp chiếm đa số trong các hộ gia đình là nghề nông
chiếm tỉ lệ 56%. Tiếp theo đó là thủ công nghiệp, buôn bán chiếm tỉ lệ 26.3
%. Trong số hộ khảo sát, cán bộ cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể với 8.3%.
2.Tình hình vệ sinh môi trường:
2.1 Tình hình sử dụng nguồn chất đốt:
Bảng 5: Sử dụng nguồn chất đốt

Loại
Củi, rơm, tro

Số lượng

Tỉ lệ %
270

52.12%


13

Đánh giá
Gây ô nhiễm

1



O


Than tổ ong
Dầu hỏa
Gas
Khác

2

0.39%

24

4.63%

395

76.25%

3


0.58%

Hợp vệ sinh

Nhận xét: Đa số người dân sử dụng nguồn chất đốt là gas và củi, rơm, tro.
Có đến 57.24% hộ gia đình còn sử dụng nguồn chất đốt gây ô nhiễm môi
trường.
2.2 Tình hình sử dụng hố xí:

Bảng 6:Loại hố xí sử dụng
Loại
Không có

Số lượng

%
37 7.14%
66.41

Hố xí tự hoại

344

%
18.73

Hố xí thấm dội nước

97


Hố xí hai ngăn

31 5.98%

Hố xí đất nổi
Hố xí đất chìm

%

5 0.97%
14 2.70%

14

1



O


Khác

5 0.97%

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại chiếm tỷ lệ cao nhất 66.41%.
Vẫn còn 7.14% hộ gia đình không sử dụng hố xí.
Bảng 7: Chất lượng hố xí được sử dụng:
Chất lượng hố xí


Số lượng

Tỉ lệ %

Tốt

352

67.95%

Trung bình

154

29.73%

Kém

12

2.32%

Tổng cộng

518

100.00%

Nhận xét: Đa số các hộ gia đình sử dụng hố xí có chất lượng vệ sinh tốt

chiếm tỉ lệ 67,95%. Tuy nhiên tỉ lệ hố xí có chất lượng trung bình-kém khá
ca, chiếm 32,05%.
2.3 Tình hình xử lý rác thải
Bảng 8: Phương thức xử lý rác.
Số lượng

15

Tỉ lệ %

Đánh giá

1



O

Bỏ vào thùng rác công cộng
Đốt, chôn

483

93.24% Hợp vệ sinh

57

11.00% Không hợp

Khác


5

0.97%

Không xử lí

2

0.39%

1

vệ sinh

Nhận xét: Đa số các hộ gia đình có phương thức xử lí rác đúng cách: bỏ rác
vào thùng công cộng chiếm tỉ lệ 93,24%. Bên cạnh đó vẫn còn 12,36% hộ gia
đình có các phương thức xử lí rác không hợp vệ sinh.
2.4 Tình hình sử dụng phân tươi để bón cây:
Bảng 9: Tình hình sử dụng phân tươi để bón cây
Dùng
phân



tươi

3

0.58%


Có ủ

8

1.54%

507

97.88%

Không bón phân

100.00
Tổng cộng

518

16

%



O


Nhận xét: Phần lớn các hộ gia đình không sử dụng phân tươi để bón phân.
Có 2.12 % hộ gia đình còn sử dụng phân tươi để bón cây và 0,58% sử dụng
phân tươi hoàn toàn không qua ủ.

3. Đánh giá các mối liên quan
3.1 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tình hình sử dụng nguồn chất đốt
Bảng 11: Mối liên quan giữa trình độ học vấn chủ hộ với tình hình sử dụng
nguồn chất đốt để nấu:

Chất đốt hợp
vệ sinh
Trình độ
học vấn


Số

Không
%

Số lượng

%

lượng

Cao đẳng đại học

34

14.92%

28


9.65%

Khác

194

85.08%

262

90.35%

Tổng

228

100%

290

100%

Chú thích: χ2 = 3.348, p= 0.067
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa trình độ văn hóa của chủ hộ với chất đốt
hợp vệ sinh môi trường.

3.2 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với sử dụng hố xí
Bảng 12: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và sử dụng hố xí hợp vệ sinh

17


1



O

Hố xí hợp
vệ sinh
Trình độ
học vấn của
chủ hộ


Số

Không
%

lượng

Số

%

lượng

Cao đẳng đại học

56


13.83

6

10,52

Khác

405

86.17

51

89,48

Tổng

461

100

57

100

Chú thích: χ2 = 0,127, p= 0.722.
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với việc
sử dùng hố xí hợp vệ sinh.

3.3 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc xử lý rác thải
Bảng 6: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và xử lý rác thải hợp vệ sinh

Xử lí rác hợp
vệ sinh
Trình độ
học vấn của
chủ hộ


Số

Không
%

lượng

Số

%

lượng

Cao đẳng đại học

53

11,67

9


14,06

Khác

401

88,33

55

85,94

Tổng

454

100

64

100

18

1



O



1

Chú thích: χ2 = 0,304, p= 0,582.
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với việc
xử lý rác thải hợp vệ sinh.

IV. BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
1.Bàn luận:
1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:
Phường Hương Long là một phường thuộc địa bàn thành phố Huế, cách trung
tâm thành phố 6km. Phường có diện tích 720 ha, gồm 1850 hộ gia đình, dân
số 9850 người. Phường là một địa bàn rộng lớn.Trong quá trình điều tra,
chúng em chỉ áp dụng ở 518 hộ gia đình.
Dân tộc: Kinh
Nơi đây địa hình bằng phẳng, nhiều cây cối, không khí trong lành. Đa số
người dân nơi đây làm nghề buôn bán và nông nghiệp, một số công chức,
hưu trí. An ninh trật tự, tình hình xã hội ổn định.
1.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Khi áp dụng nghiên cứu trên 518 hộ gia đình với phương pháp thu thập số
liệu còn một số những sai sót nên chưa thể hoàn toàn mang tính đại diện cho
quần thể, cộng đồng dân cư phường Hương Long. Qua quá trình nghiên cứu
chúng em cũng thấy những vấn đề nổi trội ở địa phương cần được lưu ý như
sau:
- Thành phần cơ cấu nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao là nông dân (56 %), chiếm
hơn một nửa trong cơ cấu nghề nghiệp. Tiếp theo là thủ công nghiệp chiếm
15.1%. Trong khi đó, các ngành như cán bộ, công nhân viên chức chiếm

19




O


2

8.3%. Từ đó cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu là nông dân nên kinh tế
của vùng còn gặp nhiều khó khăn.
-

Trong số những người đại hiện hộ gia đình mà hầu hết là chủ hộ, tỷ lệ nam
nữ tương đương nhau chênh lệch < 10%.

-

Trình độ học vấn của người đại diện hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao là trình độ
THCS và THPT (63,9%) . Tuy nhiên vẫn còn khoảng 25 % người được
phỏng vấn có trình độ tiểu học và dưới tiểu học. Bên cạnh đó tỷ lệ cao
đẳng- đại học chiếm 12%.Trong khảo sát chưa đánh giá được tỉ lệ mù chữ

-

trong đối tượng được nghiên cứu.
Về tình hình sử dụng chất đốt không hợp vệ sinh còn chiếm tỷ lệ khá cao,

-

chiếm tới 57,24%, trong đó chủ yếu là củi, rơm, trú (52,12%).

Về tình hình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì vẫn còn chiếm một tỷ lệ
11,78 %. Đây là nguồn chứa cũng như làm lây lan dịch bệnh trong cộng
đồng khi có dịch xảy ra ( ví dụ như dịch tả) và làm ô nhiễm nguồn nước
(đặc biệt mạch nước ngầm) nếu như không xử lý tốt chất thải. Do đó công
tác tuyên truyền, giáo dục hiểu biết cho người dân về tác hại của các loại hố
xí không hợp vệ sinh đối với môi trường và sức khỏe con người cần được tổ

-

chức rộng rãi, hoàn thiện hơn và có thể đưa ra những giải pháp phù hợp.
Về tình hình xử lý rác thải hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 93,24%. Điều
này cho thấy ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường đã có
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên
truyền giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho mọi người, đặc biệt
là tầng lớp trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để góp phần xây
dựng thành phố Huế văn minh, sạch đẹp.

20



O


2

2. Kết luận:
Qua nghiên cứu nhỏ, chúng em đưa ra kết luận theo mục tiêu của nhóm như
sau:
1.1 Mô tả các đặc trưng hộ gia đình – cá nhân tại các hộ gia đình phường

Hương Long, thành phố Huế:
a)

Giới tính.
-

b)

Nghề nghiệp.
-

c)

Cán bộ: 8,3%.
Thủ công nghiệp: 15.1%.
Buôn bán: 11,1%.
Nội trợ: 5.0%.
Nông dân: 56,0%.
Khác: 4.4%.

Trình độ học vấn.
-

1.2

Nam: 45,56%.
Nữ: 54,44%.

Tiểu học, dưới tiểu học: 24,1%.
THCS: 34.4%.

THPT: 29,5%.
Cao đẳng- đại học: 12%.

Xác định tình hình vệ sinh môi trường của từng hộ gia đình ở phường
Hương Long – Tp Huế
a) Tình hình sử dụng chất đốt hợp vệ sinh:
- Sử dụng chất đốt hợp vệ sinh: 77,83%.
- Sử dụng chất đốt gây ô nhiễm: 22,17%.
b) Tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh:

21



O


2

Đạt loại tốt : 67,95%.
- Đạt loại trung bình: 29,73%.
- Đạt loại kém: 2.32%.
c) Tình hình xử lý rác thải hợp vệ sinh:
- Xử lý rác hợp vệ sinh: 93,24%
- Xử lý rác chưa hợp vệ sinh: 12,36%.
1.3 Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố đặc trưng hộ gia đình với tình
-

hình vệ sinh môi trường:
- Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với


2

-

việc sử dụng chất đốt hợp vệ sinh môi trường.
Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với

-

việc sử dùng hố xí hợp vệ sinh.
Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ với

việc xử lí rác thải.
Kiến nghị:
-Tuyên truyền vận động người dân sử dụng chất đốt hợp vệ sinh như bếp
gas, bếp điện. Hạn chế các chất đốt không hợp vệ sinh như củi rơm trú,
than, dầu hỏa.
-Tuyên truyền vận động người dân sử dụng hố xí hơp vệ sinh: hố xí tự
hoại, thấm dội nước. Tư vấn, hỗ trợ kinh phí để xây dựng hố xí hợp vệ
sinh đúng cách.
-Tuyên truyền vận động người dân xử lí rác thải hợp vệ sinh: phân loại rác
thải, bỏ rác ở đúng nơi qui định. Đầu tư kinh phí để đặt các thùng rác ở
nơi công cộng.
-Giáo dục cho người dân biết về ảnh hưởng của nguồn chất đốt, sử dụng hố

xí và xử lí rác thải đến vệ sinh môi trường, tác hại của vấn đề vệ sinh môi
trường đến sức khỏe con người và mỹ quan đô thị.

22




O


2

V.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) năm 2010.
2. Nghiên cứu: “KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỐ XÍ HỢP VỆ SINH Ở CÁC
HỘ GIA ĐÌNH CỦA XÃ THANH SƠN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH
ĐỒNG NAI NĂM 2011” của Trần Đỗ Hùng và Phạm Văn Tuyến.
3. Số liệu của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Thừa Thiên Huế năm 2012.
4. Bài viết :”BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY MÔ CHĂN NUÔI
NÔNG HỘ” của ThS.Trần Việt Cường, Viện Tài nguyên môi trường.
5. Giáo trình dịch tễ học (2013) – Trường ĐH Y Dược Huế.

23



×