Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phụ lục miêu tả hồ sơ bài dự thi dự án liên môn đạt giải nhì quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.07 KB, 5 trang )

Phụ lục III
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
I. Tên dự án dạy học.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
II. Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình ở môn GDCD 9.
- Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở môn Lịch
Sử 8.
- Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,
chiến tranh hạt nhân đã và đang diễn ra môn Ngữ Văn 9.
- Hiểu được ranh giới địa phận của nước Việt Nam, đặc biệt là bảo vệ biển
đảo của tổ quốc ở môn Địa Lí 9.
- Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình chống lại chiến tranh đang
diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới ở các môn Văn - Sử - Địa - GDCD, cùng
thực tiễn đời sống bằng hành động, việc làm ở thực tại.
2. Kĩ năng:
- Bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hòa bình cho
nhân loại ở môn GDCD 9, Ngữ Văn 9
- Thấy được một cách khái quát toàn cảnh của chiến tranh thế giới thứ nhất
và thứ hai ở môn Lịch Sử 8
- Chỉ rõ địa phận của nước Việt Nam và biển đảo Việt Nam ở môn Địa Lí 9
- Chỉ rõ hòa bình và những việc đấu tranh cho một thế giới hòa bình mới
đem lại cuộc sống tốt đẹp. Vận dụng kiến thức liên môn Văn - Sử - Địa- GDCD
để giải quyết vấn đề.
3. Kĩ năng sống:
- Vận dụng kiến thức môn GDCD 9 và môn Ngữ Văn 9 chỉ có hòa bình
mới tạo cho nhân loại cuộc sống tốt đẹp.

1



- Vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn 9 và GDCD 9 nêu suy nghĩ, phê phán,
sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân hiện
nay.
- Liên môn Văn - Sử - Địa- GDCD để trình bày ý tưởng của cá nhân về
những việc làm cụ thể chống chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình.
- Nêu sự hiểu biết kiến thức qua môn Ngữ Văn 7,8,9 để trình bày tư tưởng
yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới của Lí Thường
Kiệt, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh và trong cuộc sống hiện tại.
4. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận lớp: Chia sẻ nhận thức của bản thân với các bạn về hiện trạng,
cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ hòa bình cho nhân
loại.
- Minh họa bằng tranh ảnh về hiểm họa và nguy cơ của chiến tranh hạt
nhân.
- Chơi trò chơi giải đoán ô chữ.
5. Thái độ:
- Tôn trọng hòa bình, biết đấu tranh để bảo vệ hòa bình cho toàn nhân loại.
- Thực hiện nhiệm vụ đoàn kết, luôn đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. Biết cư xử một cách hòa bình
thân thiện.
- Biết ủng hộ những hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh phi
nghĩa.
III. Đối tượng dạy học của dự án.
- Đối tượng của dự án dạy học là học sinh
- Số lượng học sinh: 94 em
- Số lớp thực hiện: 3 lớp : 9A1, 9A2, 9A3
- Khối lớp: 9
IV. Ý nghĩa của dự án.


2


Trong cuộc sống hiện tại, tuy chúng ta đang sống trong cuộc sống hòa bình,
hạnh phúc nhưng nguy cơ của chiến tranh và việc cố tình xâm chiếm biển đảo
cũng như hiểm họa của vũ khí hạt nhân… đã và đang gây nên mối hiểm họa
cho cuộc sống của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, vì vậy việc cấp
thiết nhất là giáo viên thông qua dự án thực tế cấp bách này kêu gọi ngay từ tầng
lớp học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường bằng những nhận thức về các hiểm
họa đe dọa cuộc sống hòa bình để cùng hành động bằng những việc làm cụ thể
và cùng tuyên truyền đến gia đình, người thân đấu tranh cho một thế giới hòa
bình.
V. Thiết bị dạy học, học liệu.
1. Đối với giáo viên: - SGK, giáo án tích hợp các Tiết 4: Bảo vệ hòa bình
môn GDCD 9, Tiết 6 - 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình môn Ngữ Văn 9,
Tiết 44 Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo môn Địa lí
9, Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), môn Lịch Sử 8, Bài 21.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) môn Lịch Sử 8.
- Sử dụng máy chiếu trình chiếu tranh Thạch Sanh, ảnh thảm họa sau chiến
tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, ảnh chiến tranh hạt nhân, hình ảnh chiến tranh
hạt nhân trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai. Lược đồ Châu Á,
Lược đồ Việt Nam Hình ảnh thể hiện hoạt động hòa bình của các nước, trò chơi
giải đoán ô chữ.
2. Đối với học sinh: Tìm hiểu nội dung bài:
- Tiết 4: Bảo vệ hòa bình môn GDCD 9
- Tiết 6 - 7: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình môn Ngữ Văn 9
- Tiết 44 Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo môn
Địa lí 9
- Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), môn Lịch Sử 8
- Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) môn Lịch Sử 8

- Sưu tầm hình ảnh của chiến tranh hạt nhân trong cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất, thứ hai. Hình ảnh thể hiện hoạt động hòa bình của các nước.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
3


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
4. Hướng dẫn tự học:
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Giáo viên củng cố bài, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng trò chơi ô chữ và câu hỏi củng cố qua trò chơi ô chữ.
- 99% tích cực xung phong trả lời câu hỏi ô chữ.
VIII. Các sản phẩm của học sinh
Qua quá trình thực hiện dự án cho học sinh khối 9. Với tổng số 94 em bản
thân tôi đã nhận thấy đạt được những kết quả như sau:
Số học sinh
nắm được nội
Lớp TSHS
dung kiến thức
của dự án
SL
TL
9A1
33
33
100%
9A2
30

30
100%
9A3
31
31
100%

Số học sinh thực
hiện được kĩ năng
và kĩ năng sống
SL
32
29
29

4

TL
96%
96%
93,5%

Số học sinh luôn chọn
và ủng hộ thái độ hòa
bình
SL
33
30
31


TL
100%
100%
100%


5



×