Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài giảng Glucozơ chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.3 KB, 6 trang )

Tuần 31
Tiết 61

Ngày
Ngày

BÀI 50: GLUCOZƠ
CTPT: C6H12O6
PTK: 180





I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa
học và ứng dụng của glucozơ.
- Ứng dụng: là chất dinh dưỡng quan trọng của người và
động vật.
2. Kĩ năng:
- Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men
glucozơ.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào
trong cuộc sống hàng ngày.
4. Năng lực:
- Năng lượng sử dụng ngôn ngữ hóa học: xác định đúng và
viết tên được các chất hóa học.
- Năng lượng giải quyết vấn đề thong qua môn học: Phát hiện
vấn đề và nêu được tình huống có vấn đề trong khi làm thí


nghiệm, trong nghiên cứu bài học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
Dụng cụ: 1 giá ống nghiệm, 1 ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 1 ống hút
nhỏ giọt, 1 khay.
Hóa chất: glucozơ
Máy chiếu
2. HS: Học kĩ bài cũ và xem trước bài mới .
III. TIẾN TRÌNH DẠY VA HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Gluxit là tên gọi chung của một nhóm các
hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung là
Cn(H2O)m. Chúng tồn tại chủ yếu ở 2 dạng như dạng
đường ( gồm: glucozơ, saccarozơ.. ) và dạng bột: tinh
bột...Vậy glucozơ có ở đâu, nó có tính chất như thế


nào? Và vì sao glucozơ có tầm quan trọng trong công
nghiệp và đời sống như vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu bài
ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
GV: Dựa vào kiến thức thực tế và sự hiểu biết của
mình + quan sát hình ảnh trên máy chiếu, hãy cho
cô biết glucozơ có ở đâu?
HS: Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây,
nhiều nhất trong quả chín ( đặc biệt trong quả nho
chín). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động
vật.

GV: Trong máu có chứa một lượng nhỏ glucozơ
với nồng độ ổn định là 0,12%. Người ta gọi đó là
đường huyết, nếu như lượng đường này thay đổi thì
sẽ dẫn đến các vấn đề về bệnh lí. Đó là lí do lí giải
vì sao khi đến tiết 4, tiết 5 lại có bạn 1 số ngất xỉu,
đây là hiện tượng hạ đường huyết. Do có thói quen
thường xuyên nhịn đói, không ăn sáng dẫn đến tình
trạng lượng đường trong cơ thể giảm nhanh chóng
dưới mức bình thường. Biện pháp khắc phục ở đây
là cho người đó uống sữa hoặc nước đường để ổn
định lại lượng đường trong máu.
- Ngoài ra glucozơ còn có trong mật ong, đường
nho..
? Vậy vì sao glucozơ còn có tên gọi khác là đường
nho? ( Vì glucozơ có nhiều trong quả nho chín).
? Chúng ta có để ý khi mật ong để lâu thì dưới đáy
chai thường xuất hiện đường không nhỉ? Vậy lớp
đường đó là gì? ( Do mật ong có chứa glucozơ, khi
để lâu glucozơ kết tinh gây ra hiện tượng đóng
đường dưới đáy chai. Loại mật ong như vậy là mật
ong nguyên chất không pha thêm đường).
Trong tự nhiên glucozơ có rất nhiều, vậy nó có
những ứng dụng gì?Chúng ta cùng tìm hiểu sang
phần II: Ứng dụng của glucozơ.
Hoạt đông 2: Ứng dụng của glucozơ.
GV: Chiếu sơ đồ ứng dụng của Glucozơ.
? Dựa vào kiến thức chúng ta vừa tìm hiểu và sơ

Thời
gian

5p


đồ ứng dụng trên đây, em hãy nêu ứng dụng của
glucozơ ?
HS: Glucozơ có những ứng dụng chủ yếu là: pha
huyết thanh, tráng gương, tráng ruột phích, sản xuất
vitamin C..
GV: Như vậy, glucozơ có rất nhiều ứng dụng.
Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng
gương,pha huyết thanh, sản xuất vitamin C, tráng
gương..
GV: Cho HS đọc công dụng in trên bao bì của gói
đường Glucozơ.
HS: HS đọc công dụng của đường glucozơ.
GV: Như vậy, Glucozơ là chất dinh dưỡng quan
trọng của người và thực vật.
Mặc dù nó có nhiều lợi ích đối với cơ thể như vậy
nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, ví
dụ ăn quá nhiều nó sẽ dẫn đến các bệnh như tiểu
đường. Vậy các em có biết bệnh tiểu đường do đâu
không? ( Là do lượng glucozơ trong máu tăng cao
(hay người ta gọi là tăng đường huyết). Khi chúng
ta ăn uống, thức sẽ được chuyển hóa thành đường
glucozơ – 1 dạng tinh bột nguồn năng lượng chính
của cơ thể. Để sử dụng được đường glucozơ thì khi
đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra isulin và loại hooc môn
nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường
glucozơ đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra
năng lượng. Khi quá trình xử lí này hoạt động một

cách không bình thường, tức là đường glucozơ
không được vận chuyển đi các tế bào. Kết quả làm
cho lượng đường glucozơ trong máu tăng cao. Đây
chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
Tại sao glucozơ có nhiều ứng dụng như vậy, để giải thích phần này chúng ta sẽ
nghiên cứu tính chất của nó.

5p

Hoạt động 3: Tính chất vật lí.
GV: Các em ăn đường glucozơ thì nó có vị gì?
HS: Có vị ngọt.
GV: Cho HS quan sát mẫu glucozơ.
? Quan sát mẫu đường glucozơ, em hãy nhận xét
cho cô về trạng thái và màu sắc?
HS: Là chất kết tinh, không màu
GV: Cho vào ống nghiệm 1 ít glucozơ và nước,

5p


dùng đũa thủy tinh khuấy đều. Yêu cầu HS nhận xét
về tính tan của glucozơ trong nước.
HS: glucozơ dễ tan trong nước.
GV: Tại sao người ta có thể ăn glucozơ, pha nước
đường bằng glucozơ vì tính tan của nó. Dựa vào đó
người ta pha được huyết thanh và các sản phẩm giải
khát khác..
GV: Từ đó em hãy rút ra tính chất vật lí của
glucozơ.

HS: glucozơ là chất kết tinh, có vị ngọt, không màu
và dễ tan trong nước
Hoạt động 4: Tính chất hóa học.


Tại sao glucozơ lại là chất để điều chế ruột phích
chúng ta cùng xem thí nghiệm sau đây:
1. Phản ứng oxi hóa của glucozơ.
GV: Yêu cầu HS quan sát và nhận xét trước khi
cho ống nghiệm vào cốc nước nóng và sau khi cho
vào cốc nước nóng. Nhận xét hiện tượng xảy ra?
- Chiếu cho HS xem thí nghiệm glucozơ tác
dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 ( phản ứng
tráng bạc).
HS: quan sát thí nghiệm.
HS nhận xét: Khi cho AgNO3 vào ống nghiệm sau
đó cho NH3 đến khi kết tuả và tan hoàn toàn, cho
glucozơ vào ống nghiệm chứa AgNO3 và NH3 =>
không có hiện tượng gì.
- Khi cho ống nghiệm vào cốc nước nóng thì thành
ống nghiệm có màu sáng bạc bám trên thành ống
nghiệm.
- GV giải thích:
? Tại sao xuất hiện kết tủa nâu đỏ? ( Do AgNO3 +
NH3 tạo thành kết tủa đen sau đó kết tủa tan dần.
Đó là 1 quá trình phức tạp nên chúng ta không
nghiên cứu ở đây mà khi viết phương trình ta viết
đơn giản là Ag2O trong NH3 (Ag2O là một hợp chất
phức tạp của bạc). Còn cụ thể như thế nào lên cấp 3
chúng ta sẽ được nghiên cứu tiếp. Còn ở chương

trình này thì chúng ta chỉ nghiên cứu hiện tượng thứ
2: xuất hiện lớp màu xám bạc.màu trắng bạc trên
thành ống nghiệm. Đó chính là bạc.
-Yêu cầu HS lên viết phương trình.
HS:
C6H12O6(dd) + Ag2O*(dd) NH3

C6H12O6(dd) + 2Ag(r)

GV: Tên sản phẩm là C6H12O7 < axit gluconic >
Hiện nay rượu vang được sản xuất từ nho đã trở
thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Đó
chính là lên men glucozơ thu được rượu đỏ là tính
chất hóa học quan trọng thứ 2.
2. Phản ứng lên men rượu.
GV: Chiếu quy trình sản rượu vang.
HS: Quan sát video
GV: Như vậy, glucozơ được dùng để điều chế rượu
etilic. Em hãy viết cho cô phương trình hóa học lên
men rượu?

10p


-

3. Cũng cố (7’):
- Nhắc lại t/c vật lý, t/c hóa học và ứng dụng của glucozơ.
Bài tập củng cố:
Bài 1: Trình bày cách phân biệt 3 ống nghiệm đựng dung

dịch glucozơ, axit axetic, rượu etylic?
TL:
+ Dùng quỳ tím:
Làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
Không làm đổi màu quỳ tím là glucozơ và ruợu etylic.
Dùng AgNO3/ NH3: tác dụng được là glucozơ, chất không tác
dụng được là rượu etylic.
Bài 2: Viết PTHH để hoàn thành phản ứng sau:
Glucozo

1

Ruou etylic

2

Axit axetic

TL:
1/
C6H12O6(dd)

men ruou

30 - 32 C

2C2H5OH(dd) + 2CO2(k)

2/
C2H5OH + O2


men giam

4. Dặn dò về nhà (1’):
- Làm bài tập về nhà:1,2,3,4/179
- Dặn các em chuẩn bị bài “ Saccarozơ”

CH3COOH + H2O



×