Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.31 KB, 82 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển của con
người. Sự nghiệp trồng người cũng giống như sự nghiệp trồng cây vậy, gốc có
chắc thì ngọn mới bền, đầu tư vào mầm non là vun vào gốc của sự phát triển
mỗi thế hệ. Trong đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu
quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp,
học tập, vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lí trẻ
em, bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn
diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực
hành vi văn hóa.
Trẻ thơ là lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh
liệt, giữa các em và các nhân vật trong những câu chuyện cổ tích có sự đồng
điệu về tâm hồn và tình cảm, các em thích nghe kể chuyện và thích kể lại
chuyện. Những câu chuyện là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những
xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, những mối quan
hệ giữa con người với con người... góp phần giáo dục thẩm mĩ và phát triển
ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ
thuật khi tiếp xúc với những câu chuyện.
Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy
trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu
quả nhất. Do đặc điểm tâm lí của trẻ tuổi mầm non, nhất là đặc điểm về ngôn
ngữ của lứa tuổi mà việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa to
lớn trong việc góp phần mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh,
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, hoàn thiện các quá trình tâm lí, và đặc biệt là phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc dạy trẻ kể lại chuyện văn học một cách sáng tạo

1


để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, là một nhiệm vụ chủ đạo trong


những phương pháp, biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hoàn thiện,
mạch lạc, rõ ràng, chính xác. Bởi vậy, chúng ta cần quan tâm phát triển lời nói
cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ thông qua hình thức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
Thông qua việc kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy,
óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể
chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ
phong phú, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện
nào đó... bằng chính ngôn ngữ của mình.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển
toàn diện cho trẻ mầm non, vì năng lực ngôn ngữ không phải là bẩm sinh di
truyền nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết đặc biệt là phát
triển vốn từ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc dạy trẻ kể chuyện một
cách sáng tạo làm phong phú đời sống tinh thần trẻ, đáp ứng được nhu cầu
giao tiếp của trẻ, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ, nhờ đó trẻ lĩnh hội được
thông tin và tình cảm của người khác một cách chính xác. Đồng thời, nó còn
là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ tham gia các hoat động vui chơi, học
tập và phát triển toàn diện. Hiện nay, đa số giáo viên mầm non chưa nhận
thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ít
ai quan tâm sâu sắc đến khả năng sáng tạo của trẻ do vậy mà ít có sự quan
tâm tìm tòi, nghiên cứu về vấn đề này. Trong các chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ mẫu giáo đang được ban hành hiện nay chưa có nội dung phát triển
ngôn ngữ cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo một
cách riêng biệt. Điều này hạn chế việc phát huy được tính tích cực chủ động
sáng tạo trong hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Kết quả là đa số trẻ sử dụng câu
đơn và mang tính liệt kê, trẻ không biết mở đầu và kết thúc câu chuyện, các
tình tiết câu chuyện không theo trình tự hợp lí, trẻ chủ yếu là nhìn thấy cái gì

2



nói luôn cái đó... Từ đó cho thấy việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
phải được tiến hành ở các môn học khác nhau, trong đó dạy trẻ kể chuyện
sáng tạo là một trong những loại tiết học thuận lợi nhất để phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ.
Do vậy, là giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm
quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là phát triển khả năng
sáng tạo ở trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Vì thế thông qua đợt
thực tập sư phạm tại trường mầm non Ngô Quyền tôi đã tìm hiểu và đưa ra
một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của các môn khoa học liên ngành như: Tâm lí học,
giáo dục học, phương pháp dạy văn học và thực tiễn, đề tài này hệ thống hóa
và đưa ra một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm nâng cao khả
năng kể chuyện của trẻ, phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo giúp trẻ hiểu được
cuộc sống diễn ra xung quanh trẻ. Từ đó giúp trẻ biết cách cư xử với mọi
người, mọi vật xung quanh trẻ và đặc biệt là phát triển toàn bộ nhân cách cho
trẻ.
3. Lịch sử nghiên cứu
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu nhất của nền văn hóa con người. Ngôn
ngữ chỉ sinh ra với xã hội và vì xã hội. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, giao
tiếp, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng trí thức của
dân tộc và nhân loại. Bởi vậy, giáo dục và phát triển ngôn ngữ giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng, nhất là đối với lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi diễn ra sự
phát triển nhanh về nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý hơn cả là lĩnh vực
ngôn ngữ và nhận thức. Đã từ lâu, ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề
được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.

3



Các nhà khoa học trên thế giới như: L.X.Vưgôtxki, A.M.Leusina,
E.I.Tikhêêva,

D.N.Ixtomina,

Ph.A.Xôkhina,

Kak

Hainơ

Dich,

A.M.Bôrôdich ... ở Việt Nam: Phan Thiều, Nguyễn Huy Cẩn, Nguyễn Xuân
Khoa, Tạ Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Oanh, Lưu Thị Lan .... Tất cả các nhà
khoa học trên thế giới hay trong nước, khi nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em dù
ở lĩnh vực tâm lí học hay giáo dục học đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu
xác định phương pháp, biện pháp nào là tốt nhất nhằm phát triển ngôn ngữ
cho trẻ. Trong quá trình khảo sát,nghiên cứu và tìm hiểu tôi có được tiếp xúc
với một số công trình như:
1. “Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua
chuyện kể” – của tác giả Hồ Lam Hồng đề cập đến ảnh hưởng của các biện
pháp kể chuyện khác nhau đến các hoạt động ngôn ngữ cũng như các đặc
điểm tâm lí của trẻ. Tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa
chuyện kể vào trong giảng dạy nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ trước tuổi
học.
2. “Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi” –
Nguyễn Thị Oanh coi kể chuyện như một biện pháp phát triển ngôn ngữ như
một biện pháp hữu hiệu đối với trẻ em trước tuổi học nói chung và trẻ em từ 5

– 6 tuổi nói riêng.
3. “Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện về sinh hoạt nhằm
phát triển lời nói mạch lạc” – của tác giả Hoàng Thị Thu Hương đề cập đến
vấn đề phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện
về sinh hoạt và bà cũng đã đưa ra một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi kể
chuyện giúp phát triển lời nói mạch lạc ở trẻ độ tuổi này.
4. “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua kể chuyện sáng tạo” của tác giả Hoàng Thị Hồng Mát đưa ra một

4


số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển lời nói
mạch lạc ở trẻ.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác như: “ Biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi thông qua hoạt động kể lại
chuyện thần thoại một cách sáng tạo ở trường mầm non Hạ Long” của Vũ Thị
Lan – khóa luận tốt nghiệp năm 2005, “ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm ở trường mầm non Hạ Long” của Phạm Thị
Hải – khóa luận tốt nghiệp năm 2005, ... và một số công trình khác.
Nhìn chung việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các độ tuổi được các nhà
nghiên cứu quan tâm nhiều mặt đa dạng và phong phú. Tuy nhiên các công
trình nghiên cứu này mới tập trung ở việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc
day trẻ kể chuyện mà chưa chú ý đến khả năng sáng tạo ở trẻ, đặc biệt khi lứa
tuổi trẻ 5 – 6 tuổi đã hoàn toàn có khả năng thuộc chuyện, kể chuyện và sáng
tạo trong kể chuyện.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng
tạo hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào cụ thể và chuyên sâu.
Trong khóa luận này, tôi nghiên cứu một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, với hy vọng góp

phần nhỏ vào việc chuẩn bị phương tiện ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
bước vào lớp 1, giúp trẻ tham gia vào một hoạt động chủ đạo mới là hoạt
động học tập được thuận lợi hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) thông qua hoạt
động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo rất rộng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu
có hạn và giới hạn về năng lực bản thân nên tôi chỉ nghiên cứu về cách tổ
chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo.

5


5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp và phân tích các tư liệu về lí thuyết có liên quan đến đề tài
như:
+ Tâm lí học về vấn đề lĩnh hội và sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
+ Giáo dục học mẫu giáo.
+ Đặc trưng của thể loại kể chuyện sáng tạo.
- Phương pháp thực nghiệm
- Thống kê
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Trên cơ sở tổng hợp các tư liệu về lý thuyết có
liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho việc xây dựng một hệ thống
các biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
- Nghiên cứu thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học
này đạt kết quả như thế nào.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá và kiểm tra giả thuyết khoa học.
7. Giả thuyết khoa học
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có nhu cầu và năng lực hoạt động nghệ thuật
sáng tạo. Nếu giáo viên nắm được khả năng này của trẻ mà tìm ra những biện

pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thì sẽ phát huy tối
đa khả năng tự hoạt động văn học nghệ thuật và phát huy trí tưởng tượng
phong phú ở trẻ.
8. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi kể chuyện sáng tạo ở
trường mầm non.
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

6


PHẦN II : NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Vai trò phát triển ngôn ngữ đối với trẻ mẫu giáo lớn
1.1.1. Khái niệm chung về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ
1.1.1.1. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp
cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người.
Dưới góc độ xã hội học, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội – lịch sử.
Ngôn ngữ xuất hiện là để thỏa mãn nhu cầu giao lưu của con người trong
cộng đồng xã hội loài người. Trong mọi lĩnh vực hoạt đông của con người
như: lao động, học tập, vui chơi, giải trí... đều cần đến ngôn ngữ. Nhờ ngôn
ngữ mà con người có thể trao đổi nguyện vọng, tình cảm, ý nghĩ, kinh nghiệm
với nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, ngôn ngữ thể hiện ý thức xã
hội, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Trong quá trình phát triển ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố
mới để phong phú và hoàn thiện thêm. Ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã
hội đặc biệt, không thuộc hạ tầng, không thuộc thượng tầng cũng không phải
là công cụ sản xuất. Đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ để phân biệt với các hiện
tượng xã hội khác, đó là ngôn ngữ phục vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp

giữa mọi người, là phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, giúp cho người ta
hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công tác trên mọi lĩnh vực hoạt động
của con người cả trên lĩnh vực xã hội lẫn sinh hoạt thường ngày, đó là những
đặc thù mà chỉ ngôn ngữ mới có được.
Theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các
bộ phận: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách. Các đơn vị của ngôn ngữ
là âm vị, hình vị, từ, câu, đoạn văn, văn bản. Mỗi từ có thể có nhiều hình vị,
các từ ghép lại thành câu, các câu ghép thành đoạn văn ...
VD: Đất, nước, mưa, nắng... từ có một hình vị.

7


Việt Nam, Buôn Mê Thuột, sinh viên, ... là từ có nhiều hình vị.
Ngôn ngữ là một hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, các quy tắc và ý
nghĩa được sử dụng trong giao tiếp. Các kí hiệu có thể được kết hợp, được tổ
chức để truyền đạt một khối lượng thông điệp vô cùng đa dạng và phức tạp.
Vì là một hệ thống tín hiệu đặc biệt nên ngôn ngữ có phạm vi sử dụng vô
cùng to lớn và có những đặc trưng riêng. Ngôn ngữ luôn luôn có tính sáng
tạo. Ngôn ngữ còn là một nhân tố thuộc quá trình tâm lí. Các nhà tâm lí học
cho rằng: “Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng thực tiễn tiếng nói để
giao tiếp với người khác”. Trong quá trình giao tiếp con người biểu hiện ý
nghĩ và xúc cảm nhờ tiếng nói, do đó hiểu nhau để cùng tiến hành hoạt động,
như hàng ngày mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngôn ngữ để giao lưu, đối với
từng người đặc điểm ngôn ngữ được thể hiện ở cách phát âm, ở cấu trúc của
câu, ở sự lựa chọn từ...
Các nhà sinh lí học lại coi ngôn ngữ là tín hiệu của hệ thống tín hiệu
thứ hai hệ thống các đường liên hệ tạm thời, là cơ sở cho tư duy trừu tượng
(theo thuyết phản xạ của Paplop)
Giáo dục học nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách là phương tiện, công cụ

giáo dục và phát triển con người, phát triển xã hội loài người.
Chức năng của ngôn ngữ: Ngôn ngữ có nhiều chức năng nhưng quan
trọng nhất là chức năng cộng cụ giao tiếp và chức năng công cụ tư duy:
∗Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Ngôn ngữ không phải là phương tiện giao tiếp duy nhất:
Ngoài ngôn ngữ, con người còn dùng những phương tiện giao tiếp khác
như điệu bộ, cử chỉ, các tín hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải, các ký hiệu
toán học ..., những kết hợp âm thanh của âm nhạc, kết hợp màu sắc của hội
họa v.v... Điệu bộ cử chỉ là các yếu tố phi ngôn ngữ. Trong điều kiện bình
thường điệu bộ cử chỉ đi kèm theo lời nói, thể hiện tâm trạng của người nói và

8


có lúc làm cho lời nói thêm chính xác. Trong trường hợp đặc biệt, điệu bộ cử
chỉ đóng vai trò độc lập, không đi kèm theo lời nói. Chẳng hạn khi người câm
điếc trao đổi với nhau, họ dùng ngôn ngữ cử chỉ. Dù điệu bộ cử chỉ có vai trò
quan trọng trong giao tiếp, chúng cũng chỉ có tính chất phụ trợ. So với ngôn
ngữ âm thanh, ngôn ngữ cử chỉ nghèo nàn và hạn chế. Đó là một số ít những
động tác giản đơn như lắc đầu, gật đầu, nhún vai, nheo mắt, khom lưng, vẫy
tay, chỉ tay v.v... Những tư tưởng khái quát, trừu tượng không thể được
chuyển tải đầy đủ bằng ngôn ngữ cử chỉ. Những tín hiệu khác nhau như tín
hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải, ký hiệu toán học v.v... chỉ được áp dụng
trong những phạm vi hạn chế, trong các lĩnh vực chuyên môn hạn hẹp. Bản
thân những tín hiệu trên muốn hiểu được phải dùng ngôn ngữ âm thanh để
giải thích. Chính vì vậy chúng là các phương tiện giao tiếp có tính chất phát
sinh, bổ sung cho ngôn ngữ thành tiếng. Âm nhạc, hội họa, điêu khắc... tuy có
những khả năng vĩ đại nhưng với tư cách là phương tiện giao tiếp, chúng vẫn
bị hạn chế và có tính chất phiến diện so với ngôn ngữ. Âm nhạc, hội họa, điêu
khắc ... không thể truyền đạt khái niệm, tư tưởng mà chỉ khêu gợi chúng trên

cơ sở những hình ảnh, cảm xúc đã gây ra được ở người nghe và người xem.
Những tư tưởng mà các tác phẩm nghệ thuật đó gây ra ở người nghe, người
xem có tính chất mơ hồ, không rõ rệt và rất khác nhau ở những người khác
nhau. Vì vậy, không thể dùng chúng làm phương tiện giao tiếp giữa con
người với con người trong giao tiếp hàng ngày được.
"Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người"(Lê
nin) :
Qua phần đã trình bày trên, ta thấy các phương tiện giao tiếp khác (tín
hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải, điệu bộ cử chỉ ...) đều có những nhược
điểm so với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất bởi
các lý do sau:

9


+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được sử dụng rộng rãi trong xã hội,
trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp gốc, giữ vai trò chủ đạo trong các
phương tiện giao tiếp. Các phương tiện giao tiếp khác hoặc có tính chất phụ
trợ (điệu bộ cử chỉ) hoặc có tính phát sinh, xuất hiện sau ngôn ngữ, dựa vào
ngôn ngữ mà tồn tại, chỉ có thể giải thích được bằng ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ là phương tiện phong phú nhất về khả năng giao tiếp, có thể biểu
đạt chính xác tất cả các nội dung tư tưởng, tình cảm của con người.
∗Ngôn ngữ là phương tiện tư duy
Chức năng làm phương tiện tư duy của ngôn ngữ:
"Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng"(Các Mác)
Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phương tiện vật chất của tư duy. Tư
duy là cái được biểu hiện, ngôn ngữ là cái biểu hiện. Các kết quả hoạt động
của tư duy (khái niệm, phán đoán) được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh
(ngôn ngữ) để thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất làm cho người khác

“thấy được”. Không có ý nghĩ, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn
ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng, phát
triển tư tưởng. Nó là công cụ để tư duy:
Vốn tri thức mà con người thu nhận được qua hoạt động thực tiễn được
tàng trữ, bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ; rồi chính nhờ ngôn ngữ mà người ta
truyền thụ vốn tri thức đó từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang
thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác. Khi con người đã có ngôn ngữ và đã có
vốn tri thức do thế hệ trước truyền lại, họ không nhất thiết phải tìm hiểu thế
giới bằng con đường nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng” nữa. Họ có thể đi từ những khái niệm đã biết tiến lên những khái niệm
chưa biết, đi từ những phán đoán cũ tiến lên những phán đoán mới. Con

10


người dùng ngôn ngữ để suy luận và cuối cùng áp dụng các kết quả suy luận
của mình vào thực tế để kiểm nghiệm chân lý và phát triển xã hội, cải tạo thế
giới.
Tóm lại, nhờ có ngôn ngữ tư tưởng được hiện thực hóa. Từ đó, con
người có thể truyền đạt, tích lũy, phát triển thêm vốn tri thức của mình. Tư
duy con người ngày càng trở nên phong phú và sâu xa hơn.
* Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ thống nhất với tư duy
+ Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc trong lịch sử hình thành và
phát triển của con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và
Ăngghen đã viết: “Ngay từ đầu, đã có một rủi ro đè nặng lên tinh thần”, đó là
sự rủi ro bị một “vật chất” làm hoen ố và vật chất đó thể hiện ở đây dưới hình
thức những lớp không khí chuyển động, những thanh âm, tóm lại là dưới hình
thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy - ngôn ngữ là ý thức

thực tại, thực tiễn”.
+ Ngôn ngữ và tư duy phụ thuộc vào nhau mà tồn tại: Không có ngôn
ngữ thì con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng,
là công cụ để hình thành tư tưởng. Theo triết học Mác, một thực thể tinh thần
muốn tồn tại, phải dựa vào một thực thể vật chất nhất định. Tư duy là một
thực thể tinh thần, muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã
hội con người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ. Ngược lại,
không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội
dung tinh thần, đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả tư duy
(khái niệm, phán đoán ...) ngôn ngữ chỉ còn là hình thức âm thanh thuần túy,
không khác gì tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng ho, hắt hơi, tiếng khóc của
con người.
+ Ngôn ngữ và tư duy hỗ trợ lẫn nhau mà phát triển:

11


Tư duy phát triển, có thêm nhiều khái niệm phán đoán thì đồng thời
ngôn ngữ cũng có thêm nhiều từ ngữ mới. Ngược lại ngôn ngữ càng phong
phú về khả năng diễn đạt, càng phản ánh trung thực, chính xác tư tưởng, quá
trình tư duy của con người càng phát triển, tiến xa thêm mãi.
Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau như “hai mặt của một
tờ giấy không thể cắt mặt phải mà không đồng thời cắt luôn cả mặt trái
Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy
+ Về chức năng:
Tư duy có chức năng nhận thức hiện thực. Sự nhận thức này có tính gián
tiếp, khái quát. Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản trong đó chức năng giao
tiếp là quan trọng nhất. Do chức năng khác nhau nên tiêu chuẩn để đánh giá
các sản phẩm ngôn ngữ và tư duy cũng khác nhau: tiêu chuẩn để đánh giá các
sản phẩm tư duy là tính chân lý (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp

với hiện thực). Tiêu chuẩn để đánh giá ngôn ngữ là có hiệu lực hay không có
hiệu lực, thuận lợi hay không thuận lợi cho giao tiếp.
Nhằm đạt được mục đích giao tiếp, con người có thể “bóp méo” hiện
thực, tạo ra các yếu tố phi logic trong văn bản. Các yếu tố phi logic đều được
chấp nhận trong ngôn ngữ nếu nó diễn đạt được điều cá nhân định nói hoặc có
vai trò trong tổ chức lời nói, tổ chức thông điệp. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ
có quá nhiều yếu tố phi logic, các yếu tố đó lại hết sức quen thuộc với người
bản ngữ nên con người dễ bị nhận thức hiện thực theo ngôn ngữ.
Ví dụ: ba từ tươi, sống, mộc trong các kết hợp “thịt tươi”, “gạo sống”,
“gạch mộc” đều dùng để chỉ tính chất “chưa trải qua nhiệt độc cao, chưa
được nấu chín”. Ba từ thể hiện một khái niệm nên con người dễ lầm tưởng đó
là ba khái niệm.
Các kết hợp phi logic khác như “lòng yêu thương”, “trái tim nồng
nhiệt”, “mặt trời mọc” ... quá quen thuộc đến mức người bản ngữ không chú

12


ý nên dễ mắc sai lầm trong nhận thức thế giới khách quan. Lênin đã từng nói:
con người dễ nhận biết bao nhiêu sự lừa dối của cảm giác thì khó nhận biết
bấy nhiêu sự lừa dối của ngôn ngữ; sự lừa dối của cảm giác thô thiển bao
nhiêu thì sự lừa dối của ngôn ngữ tinh vi đến bấy nhiêu.
+ Về bản thể, ngôn ngữ và tư duy khác nhau ở các điểm sau:
¤ Ngôn ngữ là một thực thể vật chất vì các đơn vị của nó đều mang thể
chất âm thanh, có những thuộc tính vật lý nhất định (độ cao, độ dài, bản
sắc ...). Ngược lại, tư duy là một thực thể tinh thần. Nó nảy sinh và phụ thuộc
vào một vật chất được tổ chức đặc biệt là não nhưng bản thân nó lại có tính
tinh thần. Tư duy không có các đặc tính của vật chất như khối lượng, trọng
lượng, mùi, vị
¤ Các đơn vị của tư duy không đồng nhất với các đơn vị ngôn ngữ.

Nhiều người đã cố lập một thể song song giữa khái niệm và từ, phán đoán và
câu nhưng thực tế không hẳn như vậy. Một khái niệm có thể được biểu hiện
bằng những từ khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng
một ngôn ngữ.
Ví dụ: Một khái niệm “hoạt động ngừng trao đổi chất của cơ thể sống
với môi trường bên ngoài” được thể hiện bằng các từ đồng nghĩa: chết, hy
sinh, từ trần, băng hà, thác, đi, mất, ngoẻo...
Ngược lại, một vỏ ngữ âm có thể tương ứng với nhiều khái niệm khác
nhau; đó là các từ đồng âm, đa nghĩa:
Ví dụ: “đài” vừa là một từ đa nghĩa vừa là các từ đồng âm:
Đài 1:
1. Nơi cao, để làm lễ (lễ đài, đài tưởng niệm)
2. Nơi phát sóng truyền thanh, truyền hình (đài truyền hình Việt Nam)
3. Máy thu sóng truyền thanh (đài Sony)
Đài 2: Phần dưới của bông hoa (đài hoa)

13


Đài 3: Gàu múc nước (đài múc nước)
Ngoài ra, có những từ không biểu thị khái niệm (thán từ, đại từ, danh từ
riêng), những câu không biểu thị phán đoán (câu hỏi, câu cầu khiến). Các
thành phần câu không trùng với các thành phần phán đoán
¤ Nội dung các đơn vị ngôn ngữ không đồng nhất với nội dung các đơn vị tư
duy vì: Ngôn ngữ lựa chọn nội dung khái niệm, phán đoán để xây dựng nghĩa
của từ và câu., nhưng nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ còn chịu ảnh hưởng của
các đơn vị đứng trước và đứng sau nó (ngữ cảnh) và hoàn cảnh giao tiếp.VD:
Khái niệm nước trong hóa học có các dấu hiệu lôgic:
- Chất lỏng
- H2O

- Không màu, không mùi, không vị.
Nhưng từ “nước” trong tiếng Việt chỉ có nghĩa là “chất lỏng” (nước
biển, nước mắm, nước mắt ...) vì nó chịu ảnh hưởng của những từ xung quanh
(biển, mắm, mắt)
¤ Nội dung các đơn vị ngôn ngữ không chỉ phản ánh các đơn vị tư duy
mà còn phản ánh thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người
Ví dụ: ba câu cùng chứa một phán đoán nhưng thể hiện 3 thái độ đánh
giá:
1.Còn 3 chai rượu. (Không thể hiện thái độ đánh giá)
2.Chỉ còn 3 chai rượu (đánh giá: ít)
3.Còn những 3 chai rượu (đánh giá: nhiều)
+ Về tính chất:
Tư duy mang tính nhân loại, qui luật của tư duy là quy luật chung cho
toàn nhân loại. Ngược lại, ngôn ngữ có tính dân tộc vì ngôn ngữ biểu hiện tư
duy nhưng mỗi ngôn ngữ lại biểu hiện theo cách riêng của mình.

14


Trong quá trình sống của mình con người dùng ngôn ngữ với tư cách là
một công cụ để giao tiếp và tư duy để xác lập mối quan hệ với thế giới xung
quanh, với cộng đồng, để nhận thức và để cải tạo nó. Hai chức năng này của
ngôn ngữ được thực hiện không tách rời nhau, trong một chừng mực nhất
định nào đó chúng xuất hiện cùng nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau.
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là một hệ thống tín hiệu
đặc biệt làm công cụ giao tiếp và phát triển tư duy.
1.1.1.2. Phát triển ngôn ngữ
Khái niệm phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt thì phát triển là mở mang
từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh, phát triển cũng có thể được hiểu là diễn
biến khi nó đứng trong cụm từ : “Tình hình phát triển”. Phát triển còn được

hiểu là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều,
từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Phát triển ngôn ngữ là một quá trình mở rộng, làm tăng vốn từ. Ngôn
ngữ bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách vì thế phát triển ngôn
ngữ cho trẻ là việc mở rộng vốn từ, khả năng đặt câu, giúp trẻ nghe hiểu lời
nói của loài người, và có thể sử dụng hệ thống kí kiệu từ ngữ thành thạo, từ
đó trẻ nhận thức được về xã hội loài người.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn
1.1.2.1. Đặc điểm chung:
Phần lớn trẻ tuổi mẫu giáo lớn đã nắm được và phát âm đúng tất cả các
âm vị của tiếng mẹ đẻ, phát âm đúng hầu hết các thanh điệu; biết phát âm
đúng và rõ các từ, câu; biến đổi cường độ, ngữ điệu phù hợp; sử dụng các
phương tiện biểu cảm phù hợp... Trẻ đã có thể sử dụng những câu phức tạp
hơn như những câu tường thuật để miêu tả sự vật hiện tượng, con người, câu
nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Trẻ có thể nói câu gồm 4-5 tiếng; biết
dùng chữ “đã” hay “rồi” để diễn tả quá khứ; vốn từ khoảng 1500 từ, biết

15


phân biệt màu sắc, hình thể ... Trẻ cũng đã có thể nói những lời nói bày tỏ
được cảm xúc hay nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân như “Con
nhớ ông nhiều lắm, mẹ con cũng nhớ ông”. Trẻ cũng biết sử dụng lời nói để
thỏa thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong các hoạt động vui chơi hay
kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, kể được nội
dung câu chuyện đã nghe theo đúng trình tự.
Có một số trường hợp trẻ yếu không phát âm được hoàn toàn các âm vị,
thanh điệu và phát âm sai một số từ khó, bỏ sót một số nguyên âm. Một số trẻ
không phân biệt được các âm gần giống nhau: s-x, r-d, tr-ch; chưa làm chủ
được cường độ, ngữ điệu trong lời nói của mình.

Ở trẻ, sự phát triển lời nói mạch lạc đã đạt tới mức độ tương đối cao.
Lời nói mạch lạc tồn tại bởi sợi dây liên kết (liên kết nội dung và liên kết hình
thức) được biểu hiện bởi tư duy logic về một chủ đề nhất định và bởi phương
thức liên kết lời nói với nhau nhằm thực hiện các chức năng giao tiếp. Theo
nhận định của Ph.A.Xokhina thì lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở
rộng một nội dung, xác định được thục hiện một cách logic, tuần tự chính xác,
đúng ngữ pháp và biểu cảm. Lời nói mạch lạc không thể tách rời thế giới tư
duy, sự mạch lạc của lời nói chính là sự mạch lạc của tư duy. Trong lời nói
mạch lạc phản ánh tư duy của trẻ, kĩ năng suy nghĩ cái tiếp nhận được và phản
ánh nó một cách đúng đắn. Theo mức độ trẻ nói ra suy nghĩ của mình có thể
đánh giá được trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tác giả Nguyễn Xuân
Khoa thì cho rằng tính mạch lạc trong lời nói của trẻ thể hiện ở mối quan hệ
chặt chẽ của sự liên kết nội dung và liên kết hình thức, ông cho rằng “... nắm
vững lời nói mạch lạc không có được nếu không phát triển theo khả năng tách
biệt các yếu tố của nó như: câu, từ ...” Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã bắt đầu
để ý đến thuộc tính bên trong của sự vật thể hiện ở các câu hỏi “Tại sao?”.
F.Fiaget đã nghiên cứu nhu cầu trí tuệ, chức năng tư duy trong những câu hỏi

16


của trẻ, trong đó câu hỏi “Tại sao” trên cơ sở thống kê 1125 câu hỏi của một
em 6 tuổi với cô mẫu giáo (trong 10 tháng, mỗi ngày 2 giờ). F.Fiaget chia 250
câu hỏi “Tại sao” thành 3 nhóm:
1.

“Tại sao” đòi hỏi sự giải thích nguyên nhân của một hiện tượng

tự nhiên.
2.


“Tại sao” đòi hỏi sự giải thích một hành động, một trạng thái tâm

lý (chủ định, động cơ, lý do hướng dẫn hành động)
3.

“Tại sao” đòi hỏi sự xác minh lý do của một quy tắc (ngoài xã

hội, trong nhà trường ...)
Những mối liên hệ, sự phụ thuộc và các quan hệ có quy luật giữa các
đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện đã được xác lập và phản ánh trong lời
nói độc thoại của trẻ. Ở trẻ đã phát triển kỹ năng tìm những hình thức ít nhiều
hợp lí để biểu đạt trong câu chuyện kể. Trẻ có thể xây dựng những câu
chuyện tương đối liên tục về một đề tài nhất định. Trong chuyện kể, trẻ đã thể
hiện tình cảm đối với các đối tượng, các hiện tượng được miêu tả.
Đây là tuổi có khả năng nắm vững và lĩnh hội được hai hình thức cơ
bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói (hay còn gọi là ngôn ngữ đối thoại hay
còn gọi là lời nói hội thoại, bao gồm những phản ứng tương hỗ của hai hay
nhiều cá nhân giao tiếp với nhau nó được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nói
của người tham gia đối thoại. Trong ngôn ngữ hội thoại các phương tiện biểu
cảm phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng) và ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ
bên trong là ngôn ngữ dành cho mình, hướng vào mình. Nhờ đó con người
hiểu được, suy nghĩ được, tự điều chỉnh tình cảm, ý chí và hành vi của mình.
Ngôn ngữ bên trong được hình thành sau lời nói bên ngoài, do ngôn ngữ bên
ngoài chuyển vào mà được rút gọn lại. Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ giao
tiếp với chính mình. Lúc đó con người tự tách mình ra làm hai. Mình vừa là
chủ thể, vừa là đối tượng giao tiếp với chính mình. Mình nói cho mình nghe,

17



viết cho mình đọc (nhật ký) nhờ đó tự điều chỉnh, điều khiển chính mình).
Việc nắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu ngôn ngữ đã giúp cho đứa
trẻ hiểu được nhiều điều người lớn nói. Đây là một đặc điểm vô cùng thuận
lợi để đứa trẻ nghe kể chuyện. Từ đó trẻ có thể kể lại chuyện bằng ngôn ngữ
của chính mình.
1.1.2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn:
Trong lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được tiếp tục phát triển. Các
cấu tạo âm thanh của ngôn ngữ được hoàn thiện, vốn từ được mở rộng. Trẻ
nắm được cách dùng trong thực tế cấu tạo ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Từ vựng
của trẻ trong tuổi mẫu giáo tăng lên rất nhiều, ở các giai đoạn khác của tuổi
mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ có tính chất khác nhau. Giai đoạn 5 – 6 tuổi là giai
đoạn mà trẻ rất nhạy cảm với sự hình thành ngôn ngữ. Đây là bước ngoặt
quan trọng nhất cần có những biện pháp tác động đúng lúc và kịp thời vì mọi
sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn vẫn tuân theo những quy
luật chung, song so với trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ thì ngôn ngữ của trẻ
mẫu giáo lớn có nội dung phong phú hơn, có cấu tạo phức tạp hơn, và mang
những nét riêng gắn với đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ ở lứa tuổi này.
- Vốn từ: Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tăng lên đáng kể. Trẻ nắm được
khoảng 3000 – 4000 từ vào cuối tuổi lên 5. Trẻ mẫu giáo lớn đã thường xuyên
sử dụng khoảng 1033 từ. Trong đó loại từ được tích lũy khá phong phú không
những về danh từ, động từ mà cả về đại từ, tính từ, liên từ... Danh từ và động
từ vẫn chiếm ưu thế nhưng tính từ và các loại từ khác cũng được trẻ sử dụng
nhiều hơn. Có thể nói rằng trẻ đã nắm được các loại từ có trong tiếng mẹ đẻ
và đủ để trẻ có thể diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Khả năng nắm
bắt nghĩa của từ phát triển hơn... Các từ chỉ tính chất không gian (rộng lớn,
mênh mông... ); từ chỉ tốc độ (nhanh, chậm dần... ); từ chỉ màu sắc (xanh

18



nhạt, phơn phớt hồng... ) đã được trẻ sử dụng chính xác. Trẻ đã hiểu và biết
dùng các từ chỉ khái niệm thời gian (hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày
kia... ), từ đồng nghĩa (bố mẹ - ba má, tầu hỏa – xe lửa, ...), từ có tính chất gợi
cảm, có hình ảnh và mang sắc thái khác nhau (nắng chói chang, đi nhè nhẹ,
lung linh, cười tủm tỉm ...); các từ chỉ mức độ, sắc thái khác nhau (be bé, bé tí,
tị ti, đỏ chon chót, đỏ choét ...). Ngoài ra, các loại từ khác như đại từ, trạng từ,
quan hệ từ, phụ từ cũng được trẻ dùng nhiều hơn các lứa tuổi trước.
- Trẻ đã nắm được ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng ngôn ngữ:
Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng, thính giác của trẻ được
rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớn nói cơ
quan phát âm đã trưởng thành mà trẻ có thể phát ra những âm chuẩn, kể cả
những âm khó của tiếng mẹ đẻ như "quềnh quàng", "khúc khuỷu"…. Chỉ có
trong trường hợp bộ máy phát âm bị tổn thương, hay do chịu ảnh hưởng của
lời nói ngọng của những người lớn trong địa phương, trẻ mẫu giáo lớn mới
phạm nhiều lỗi trong nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ hoặc một số âm khó, xa lạ
với trẻ thì trẻ có thể phát âm sai. Ví dụ "quét trầu" trẻ nói thành "quết trầu".
Trẻ mẫu giáo lớn cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với
nội dung giao tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thường dùng
ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại, khi giận
dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng ấy được thể hiện rõ khi trẻ kể
những câu chuyện mà mình yêu thích cho người khác nghe.
- Nắm cơ cấu ngữ pháp:
Với điều kiện sống và giáo dục tốt, trẻ em ở cuối tuổi mẫu giáo( 5 - 6
tuổi) đã có thể sử dụng ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, mặc
dù quá tŕnh đó diễn ra một cách không có ý thức, khác với quá trình học ngữ
pháp một cách có ý thức ở trường phổ thông. Điều đó được thể hiện trong câu

19



nói của trẻ có cấu trúc ngữ pháp phức tạp và nội dung biểu hiện cũng phong
phú hơn nhiều so với lứa tuổi trước.
Chẳng hạn: Trẻ 3 tuổi có tỷ lệ câu đơn là: 72,55%, câu phức là: 27,44%.
Nhưng trẻ 5 tuổi tỷ lệ câu đơn là: 62,13%, câu phức là: 37,84%
Sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ (5 - 6 tuổi) còn được quyết định bởi tính
tích cực của trẻ đối với ngôn ngữ. Những trẻ em tích cực giao tiếp, tích cực
tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ đã trở thành đối tượng của
ý thức thì không những hiểu từ ngữ và nắm ngữ pháp một cách sâu sắc mà
còn sáng tạo ra những từ ngữ, những cách nói chưa hề có trong ngôn ngữ của
người lớn.
Chẳng hạn cháu nói: "Con vịt ngã lộn phèo" hay cháu dùng từ ngữ rất lạ
để nói về màu đỏ "Đỏ choen choét". Tính tích cực cao đối với ngôn ngữ của
trẻ mẫu giáo lớn còn biểu hiện ở chỗ trẻ thích "sáng tác" thơ ca. Nhìn chung,
thì trẻ mẫu giáo chưa thể sáng tác thơ ca theo đúng nghĩa được, nhưng ở một
số trẻ do tiếp xúc sớm với những âm hưởng thơ ca nên cũng đã bắt đầu làm
thơ vào cuối tuổi mẫu giáo.
Chẳng hạn: Cháu Thu Giang đã làm bài thơ "Cái vườn". Đây là bài thơ
cháu làm đầu tiên khi cháu mới gần 6 tuổi:
"Cái vườn nho nhỏ
Cô gió đến chơi
Cô đưa võng đỏ
Ru chú mặt trời
Cháu Ngô Thị Bích Hiền cũng đă làm bài thơ "Ông mặt trời” ngay từ
lúc cháu mới 5 tuổi:
Ông mặt trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng em và bóng mẹ


20


Đi lon ton trên đường
Ông mỉm cười nhìn em
Em mỉm cười nhìn ông
"Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi"
Tuy nhiên ở một số trẻ còn nói năng lộn xộn, không rõ ràng, dài dòng,
không mạch lạc… Nguyên nhân chủ yếu là do vốn từ của trẻ còn nghèo, chưa
biết sử dụng các từ liên kết, chưa diễn đạt đúng trình tự logic của sự việc…
Điều đó cho thấy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có sự khác biệt cá nhân thể hiện rõ
trong ngôn ngữ hơn bất cứ lĩnh vực nào khác của sự phát triển tâm lí trẻ.
- Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc:
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng nhất. Ngôn ngữ
mạch lạc ở trẻ mẫu giáo không chỉ là phép cộng đơn giản của những câu và từ
mà đó là những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ đề nhất định, được
diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong những câu được xây dựng
đúng theo các quy luật ngữ pháp, logic chặt chẽ.
Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuất phát từ nhu cầu vốn ngôn ngữ
của trẻ tăng nhanh. Trẻ muốn giải thích trao đổi với bạn, với người lớn một
nội dung nào đó. Muốn vậy, trẻ phải cố gắng trình bày rõ ràng, nêu được mối
quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để thuyết phục người nghe. Theo tác giả
Nguyễn Ánh Tuyết, ngôn ngữ mạch lạc của trẻ là lời nói thể hiện tính chặt
chẽ, tính trình tự, tính liên kết.
Lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo được thể hiện qua việc nói đúng cấu
trúc câu của tiếng Việt. Lời nói có nội dung thông báo đầy đủ, logic, có hình
ảnh, diễn đạt rõ ràng khi nói, viết, biết ngắt câu, giọng nói có sắc thái biểu
cảm.
Như vậy, ngôn ngữ được coi là mạch lạc khi có đủ những yếu tố sau:


21


+ Các câu phải đúng ngữ pháp và có nghĩa.
+ Nội dung thông báo phải đầy đủ, khúc chiết, chính xác và hợp lý và có
chủ đề nhất định.
+ Có sử dụng các phép liên kết một cách hợp lí.
+ Các hành động ngôn ngữ được thực hiện trong các câu phải dung hợp
nhau và thực hiện được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
+ Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.
Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện trình độ phát triển tương đối cao không
những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy nữa. Đây chính
là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, là kỹ năng khó nhất, phải đến tuổi mẫu
giáo lớn kỹ năng này mới thể hiện rõ.
Trẻ 1 - 2 tuổi có thể sử dụng 1 từ, trẻ 2 - 3 tuổi có thể sử dụng 1 câu để
giao tiếp nhưng trẻ 5 - 6 tuổi nhờ có ngôn ngữ mạch lạc trẻ mới có thể giao
tiếp một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất và có hiệu quả nhất. Nhờ ngôn ngữ
mạch lạc mà trẻ thể hiện được suy nghĩ của mình một cách đầy đủ hơn, trọn
vẹn hơn và lĩnh hội được thông tin và tình cảm của người khác thông qua
ngôn ngữ một cách chính xác hơn.
Ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu. Khi
giao tiếp với những người xung quanh, trẻ sử dụng nhiều yếu tố trong tình
huống giao tiếp để hỗ trợ cho ngôn ngữ của mình. Vì vậy, chỉ có những người
đang giao tiếp với trẻ lúc đó mới hiểu được trẻ muốn nói gì. Dần dần cuộc
sống đòi hỏi trẻ em cần phải xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ mới phụ
thuộc vào tình huống hơn, nhất là khi trẻ phải mô tả lại cho người khác những
điều mà mình đã mắt thấy tai nghe. Ở đây, trẻ phải nói năng sao cho người
khác có thể hình dung ra được những điều mình định mô tả mà không thể dựa
vào tình huống cụ thể trước mắt. Kiểu ngôn ngữ này là ngôn ngữ ngữ cảnh

mang tính rõ ràng, khúc chiết. Mặt khác ở tuổi này trẻ có nhu cầu giải thích

22


cho các bạn cùng tuổi về nội dung trò chơi, cách tạo ra đồ chơi và nhiều
chuyện khác, trẻ muốn giải thích cho người lớn (Cha mẹ, anh chị, cô
giáo…) những điều mà trẻ cần họ hiểu. Ngôn ngữ giải thích đòi hỏi đứa trẻ
phải trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định, phải nêu bật được
những điểm chủ yếu và những mối quan hệ liên kết các sự vật và hiện tượng
một cách hợp lý để người nghe dễ đồng tình, có nghĩa và nó yêu cầu phải có
tính chặt chẽ và mạch lạc, do đó còn gọi là ngôn ngữ mạch lạc.
Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình
thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ em và những người xung
quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Muốn cho ngôn ngữ
được mạch lạc thì những điều trẻ định nói ra cần phải được suy nghĩ rõ ràng,
rành mạch ngay từ trong đầu, tức là cần được tư duy hỗ trợ. Mặt khác chính
ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một
chất lượng mới đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgíc, nhờ đó mà
toàn bộ sự phát triển của trẻ nâng lên một trình độ mới, cao hơn.
Tóm lại, trong các độ tuổi của mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát
triển dần về các mặt: Vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp và xuất hiện dần
kiểu ngôn ngữ mạch lạc. Đến cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) trẻ đã có khả
năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát
âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc
biệt là nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn
ngữ tinh vi nhất về phương tiện cú pháp và về phương diện tu từ, trẻ nói năng
mạch lạc và thoải mái. Trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ trong phong
cách sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật (tức là nói
năng có văn hoá).

Tuy nhiên, trong thực tế còn khá nhiều trẻ em nói năng chưa đúng, phát
âm ngọng, dùng từ sai, nói câu què câu cụt, ngôn ngữ chưa mạch lạc. Điều

23


này đáng để cho các nhà giáo dục phải suy nghĩ. Cần phải có cách dạy dỗ
đúng đắn để khi "tốt nghiệp" trường mẫu giáo, trẻ đã nắm vững được tiếng
mẹ đẻ, nếu không trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm tháng học tập
phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này.
Để làm việc đó một cách tích cực, ở gia đình cũng như ở trường mẫu
giáo cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội
dung quan trọng nhất của "giáo dục mầm non" và nhiệm vụ đó cần phải thực
hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới cuối mẫu giáo đặc biệt là thời kỳ phát cảm
ngôn ngữ (từ 2 đến 5 tuổi). Tất nhiên, sau này cá nhân cần phải học thêm
nhiều ở trường phổ thông, trong sách báo và ngoài đời để nắm vững một cách
có ý thức hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ với tư cách là một khoa
học, nhờ đó mà nắm vững nhiều phong cách đa dạng của ngôn ngữ có thể sử
dụng trong nghề nghiệp và để nâng cao trình độ văn hoá chung của mình.
1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ đối với phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo
lớn
1.1.3.1. Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức con người nói chung.
Nhận thức là một trong 3 mặt của đời sống tâm lý con người (nhận
thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của 2 mặt kia và đồng thời có
quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Hoạt động
nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ hiện
thực khác nhau gồm cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng ... và mang lại sản
phẩm khác nhau về hiện thực khách quan như: Hình ảnh, hình tượng, khái
niệm...
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành

hai mức độ: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

24


∗Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính: Ngôn ngữ có vai trò
rất quan trọng đối với nhận thức cảm tính, nó làm quá trình này diễn ra ở
người mang một chất lượng mới.
- Đối với cảm giác: Cảm giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh
các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp
vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết,
là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành
yếu tố ý thức. Lê Nin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc
tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ, bởi vì, muốn hiểu biết bản
chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy
nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn. Khi ngôn ngữ tác động
đồng thời với sự tác động của sự vật, hiện tượng sẽ làm cho quá trình cảm
giác diễn ra nhanh hơn, hình ảnh do cảm giác đem lại rõ ràng hơn, đậm nét
hơn, chính xác hơn... VD: Mùa hè nghe thấy một người nói: “Trời nóng
quá!” thì ta cũng cảm thấy nóng hơn. Khi ăn một loại trái cây chua, nếu một
người nào đó nói “chua quá!” thì ta cũng cảm thấy trái cây đó chua hơn...
- Đối với tri giác: Tri giác hình thức nhận thức cảm tính phản ánh
tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác
quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri
giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa
đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của
sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính
đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả
khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy

nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn. Ngôn ngữ làm cho tri
giác của con người diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng, khách quan hơn, đầy

25


×