Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Báo cáo thực tập: Một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.22 KB, 96 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

MỤC LỤC

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

2

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự cạnh
tranh khốc liệt, mục tiêu hàng đầu cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động
của sản xuất kinh doanh đó là sinh lợi. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải không ngừng vận động, phát triển, đổi mới phương thức
quản lý, cách thức sản xuất phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Do vậy, sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển
của nền kinh tế sản xuất xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, kế toán
càng trở nên quan trọng và là một công cụ không thể thiếu được trong quản lý
kinh tế của Nhà nước và của doanh nghiệp.
Không nằm ngoài quy luật chung của sự phát triển đó, công ty cổ phần
Mía đường Nông Cống đã, đang tìm ra và hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ


chức sản xuất kinh doanh của mình, hệ thống cung cấp thông tin kế toán tài
chính sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhằm cung cấp những thông tin thực sự
bổ ích cho việc ra những quyết định điều hành công ty của giám đốc Công ty.
Qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế tại công ty cổ phần Mía đường
Nông Cống với sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các phòng ban chức
năng và các thành viên trong Công ty, đặc biệt là các chị trong phòng kế toán
của Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống em đã thu nhận được nhiều kiến
thức rất bổ ích. Báo cáo của em nghiên cứu về tổ chức, quản lý của Công ty
cổ phần Mía đường Nông Cống.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống.
Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu của Công ty
cổ phần Mía đường Nông Cống.
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

3

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ của
các thầy, các cô trong bộ môn kế toán doanh nghiệp, trực tiếp là cô giáo
Nguyễn Thu Hà cùng với các cô chú cán bộ kế toán Công ty cổ phần Mía
đường Nông Cống.
Tuy nhiên thời gian thực tập chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu

sót.Kính mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của cô giáo và các cô chú phòng kế
toán Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống để bài báo cáo này được hoàn
thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hà Thị Duyên

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
NÔNG CỐNG.
1. Quá trình hinh thành và phát triển
Công ty mía đường Nông Cống là một doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán độc lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh
Hóa. Tiền thân là một phân xưởng sản xuất đường của Nhà máy đường Nông
Cống( Nông Cống- Thanh Hóa) được thành lập năm 1970. Đến năm 2001
được đổi tên thành Công ty mía đường Nông Cống, hoạt động theo Quyết
định thành lập doanh nghiệp số 2466/QĐ-UB ngày 28/12/1992 của UBND
tỉnh Thanh Hóa; Giấy phép kinh doanh số 106713 ngày 26/12/1993 do trọng
tài kinh tế tỉnh Thanh Hóa cấp.

Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại: xã Thăng Long, huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa. Ngành nghề kinh doanh là chế biến đường, cồn, bia
hơi và phân vi sinh từ nguyên liệu chính là cây mía và các phụ phẩm của sản
xuất đường.
Công ty mía đường Nông Cống nằm ở vùng trung du phía tây tỉnh Thanh
Hóa, có vùng nguyên liệu trải dài huyện Nông Cống với diện tích đất đai rộng
lớn, loại đất Bazan phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như
cây mía. Lợi thế này đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển vùng nguyên liệu
mía cho sản xuất đường. Thực hiện mục tiêu không ngừng đổi mới phát triển
sản xuất, trong những năm qua Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư
vốn cho bà con nông dân huyện phát triển diện tích trồng mía và cung cấp
những loại giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt cho nông dân.
Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu Công ty đã từng bước đầu tư
nâng công suất giây chuyền sản xuất đường: Ban đầu công suất chỉ 15 tấn
mía/ngày (sản xuất chủ yếu đường phên) lên 30 tấn mía/ngày năm 1980. Đến
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

5

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

năm 1990 xây dựng nhà máy công suất 100 tấn mía ngày, năm 1995 Công ty
tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 200 tấn mía/ngày.
Năm 1999 Công ty thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản
xuất theo công nghệ hiện đại công suất 1,250 tấn mía/ngày, thiết bị đồng bộ

do Tây Ban Nha cung cấp và theo công nghệ sản xuất đường của Cu Ba (một
nước có truyền thống về phát triển mía đường). Tổng số vốn đầu tư 230 tỷ
đồng. Đây là công trình trọng điểm của Tỉnh, nằm trong chương trình 1 triệu
tấn đường/năm của Chính Phủ được sử dụng vốn ODA hỗn hợp của vương
quốc Tây Ban Nha. Tháng 3/2001 dây chuyền đã lắp đặt xong và đi vào sản
xuất ổn định, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội.
Ngoài ra Công ty còn mở rộng sản xuất một số mặt hàng như : Cồn, bia hơi,
phân vi sinh.

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

6

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

2. Cơ cấu bộ máy quản lý của đơn vị.
2.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công
ty CP Mía Đường Nông Cống
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

Phó giám đốc
sản xuất


P. KCS
hoá
nghiệm
và phân
tích

Phòng
KHCN
môi
trường

Nhà máy
sản
xuất
đường

2.2.

Phó giám đốc
nguyên liệu

Phòng
Kế
hoạch
kinh
doanh

Phòng
Kế

toán
tài
vụ

Xưởng
sản
xuất
cồn, bia

Phòng
Tổ
chức
hành
chính

Phòng
Nông
vụ

Nhà máy
sản
xuất
phân
vi sinh

Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận.

• Ban giám đốc:
Ban giám đốc hoạt động theo phương châm “Tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách”. Song để phân định trách nhiệm và phát huy hết khả năng cá nhân,

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

7

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

cũng như tạo điều kiện cho cán bộ thuận tiện trong giải quyết công việc, Ban
giám đốc quy định chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Giám đốc Công ty:
Trong Công ty đứng đầu là Giám đốc Công ty, là người chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài sản, tiền vốn, lao
động trong toàn Công ty. Làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có trách
nhiệm điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Giám đốc trực tiếp giải quyết
hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính trong Công ty. Có trách nhiệm tạo
việc làm, đảm bảo thu nhập và các chế độ khác theo luật định cho người lao
động mà mình ký hợp đồng. Tổ chức thanh tra, xử lý các vi phạm nội quy,
quy chế, điều lệ của Công ty. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công
ty và thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
+ Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty. Phải hoàn thành chuyên
môn khi Giám đốc Công ty phân công. Phó giám đốc thực hiện công việc theo
đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tuyệt đối không được giải quyết
những công việc quá hay trái với chức năng, nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty
đã phân công.
• Phòng KCS – Hoá nghiệm và phân tích.

Dưới sự điều hành và quản lý của Giám đốc Công ty, tuân thủ triệt để
các mẫu phân tích và chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm sản
xuất của Công ty.
• Phòng Khoa học – Công nghệ – Môi trường.
Phòng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực
thuộc Phó giám đốc sản xuất trong một số công việc do Giám đốc Công ty
phân công. Chịu trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc Công ty về công tác Khoa
học kỹ thuật, công nghệ, môi trường. Đồng thời chỉ đạo kiểm tra các công tác
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

khoa học, kỹ thuật, công tác môi trường. Các tài liệu kỹ thuật về quy trình
công nghệ sản xuất và các tài liệu liên quan khác phải được tuyệt đối bí mật.
• Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
Mục đích kinh doanh là phải có lãi trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Vì vậy
phòng Kế hoạch - kinh doanh phải hiểu sâu về thị trường về điều kiện kinh
doanh của Công ty, có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra thị trường trong và ngoài
tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần trên thị trường.
Trên cơ sở đó lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm.
• Phòng Kế toán - Tài vụ:
Làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty, trực tiếp

tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính trong Công ty. Chịu
trách nhiệm tổ chức hạch toán về sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy
định của Pháp luật; Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính, báo
cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
Cùng với các phòng Kế hoạch - kinh doanh - vật tư giúp Giám đốc Công ty
giao kế hoạch, xét duyệt kế hoạch các đơn vị sản xuất; Xây dựng nguồn tài
chính phục vụ sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
• Phòng Tổ chức - Hành chính.
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tham mưu cho
Giám đốc về việc giải quyết các chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật … Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Quản lý lao động tiền
lương, bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ cho người lao động. Theo dõi
công tác an ninh trật tự, lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Quản lý công
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

9

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Lưu trữ công văn tài liệu. Quản
lý trang thiết bị văn phòng, phương tiện đi lại của toàn Công ty.
• Phòng Nông vụ:

Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực thuộc
Phó giám đốc nguyên liệu. Chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển vùng
nguyên liệu bao gồm: Diện tích trồng và chăm sóc, diện tích chưa trồng. Khảo
sát kỹ chất đất để có kế hoạch cơ cấu giống phù hợp năng suất cao, tăng
cường đầu tư thâm canh. Lên kế hoạch thu đốn hợp lý đáp ứng có mía đều
đặn đủ cho công suất hoạt động của nhà máy; Lập kế hoạch vận tải đảm bảo
vận chuyển mía theo tiến độ thu đốn mía, không để mía khô trên ruộng; Phân
vùng nguyên liệu để thành lập tổ quản lý vùng phù hợp. Thống kế theo dõi và
chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư cho người trồng mía; Tổ chức tiêu thụ
phân vi sinh.
• Các Nhà máy và Xưởng sản xuất.
+ Nhà máy sản xuất đường:
Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lý Nhà
máy gồm : 01 Giám đốc nhà máy, 03 phó giám đốc kiêm trưởng ca sản xuất,
3 ca và 11 tổ sản xuất. Nhà máy chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sử dụng
dây chuyền thiết bị công nghệ với công suất 1,250 tấn mía/ngày, quản lý về
con người. Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Phải tuyệt
đối tuân thủ về công tác an toàn lao động và an toàn thiết bị.
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh và Xưởng sản xuất cồn.
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Chịu trách
nhiệm quản lý và sử dụng tài sản, con người được giao. Hoàn thành tốt kế
hoạch sản xuất của Công ty giao và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người lao
động và thiết bị.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


3.

10

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Cơ cấu, đặc điểm tổ chức kinh doanh của đơn vị.

Dây chuyền sản xuất đường có công nghệ tiên tiến do Tây Ban Nha
chuyển giao, là dây chuyền có tự động hoá cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Toàn
bộ quy trình sản xuất đường thông qua 3 giai đoạn thực hiện nối tiếp nhau
theo quy trình nước chảy. Thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu cho
giai đoạn sau.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TỪ MÍA
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG
Mía cây

Cân

Bãi mía

Máng

Máy băm

Nước nóng thẩm thấu

Máy
ép 1


Máy
ép 2

Máy
ép 3

Lọc cám

Máy
ép 4

Kho


Lò hơi

Nước mía hỗn hợ

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

11

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Sơ đồ 01 :Sơ đồ qui trình ép mía lấy nước (giai đoạn 1)

Nước mía hỗn hợp

Gia vôi sơ bộ

Gia nhiệt lần 1

Xông SO2 lần 1

Trung hoà

Gia nhiệt lần 2

Xông SO2 lần 2

Mật chè

Cô đặc

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

12

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Sơ đồ 02: Qui trình làm sạch nước mía (Giai đoạn 2)

Mật chè
Nấu A

Nấu B

Nấu C

Trợ tinh

Trợ tinh

Trợ tinh

A

B

C

Ly tâm

Mật A

Ly tâm

Mật B

Ly tâm

Đường


Đường

Đường

A

B

C

Hồi dung
B, C
Sấy

Đóng
đường

Thành

Rỉ

bao

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


13

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty cổ phần Mía đường Nông Cống.
Biểu 1: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đơn vị tính: 1000đ
Chỉ tiêu
1, Doanh thu BH & CCDV
2, Các khoản giảm trừ doanh
thu
3, Doanh thu thuần về BH &
CCDV
4, Giá vốn hàng bán
5, Lợi nhuận gộp về BH &
CCDV
6, Doanh thu tài chính
7, Chi phí tài chính
Trong đó: lãi vay phải trả
8, Chi phí bán hàng
9, Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10, Lợi nhuận thuần từ HĐKD
11, Thu nhập khác
12, Chi phí khác
13, Lợi nhuận khác
14, Tổng lợi nhuận trước thuế
15, Chi phí thuế TNDN hiện

hành
16, Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
17, Lợi nhuận sau thuế
18, Lãi trên cổ phiếu

Năm 2013
170.657.215
-

Năm 2014
180.699.756
-

Năm 2015
275.561.167
-

170.657.215

180.699.756

275.561.167

127.328.689
43.328.526

144.425.270
36.274.486


204.175.454
71.385.713

6.214.758
9.325.981
6.231.356
15.132.083

2.161.974
8.883.199
5.006.361
18.256.256

7.447.092
10.549.333
10.105.657
19.522.678

18.853.864
1.894.233
1.292.547
601.686
19.455.550
4.863.887,5

6.290.644
1.392.619
305.530
1.087.089
7.377.733

1.844.433,25

38.655.137
2.614.991
2.504.757
110.234
38.765.371
9.691.343

-

-

-

14.591.662,5
-

5.533.299,75
-

29.074.028
-

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


14

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy:
Tổng doanh thu của công ty tăng dần theo thời gian và tăng mạnh vào
năm 2015, như trên bảng ta thấy tổng doanh thu năm 2015 tăng so với năm
2014 một khoản 94.861 triệu đồng,tương ứng tăng với tỷ lệ tăng 52%, trong
khi đó năm 2014 tăng so với năm 2013 chỉ có 10.042 triệu đồng tương ứng tỷ
lệ tăng 5,88%, đây là dấu hiệu tốt thể hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm và tiếp
nhận nhiều thêm các đơn hàng trong năm, cùng với đó thì tổng doanh thu và
giá vốn hàng bán cũng tăng lên,bên cạnh đó giá vốn hàng bán năm 2015 tăng
57.750 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 41,37% so với năm 2014, còn ở
năm 2014 tăng so với năm 2013 giá vốn hàng bán chỉ với 17.097 triệu đồng
với tỷ lệ 13,43% điều này chứng tỏ trong năm 2015 công ty đã sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.
Bên cạnh đó khi doanh thu tăng thêm cũng khiến giá vốn hàng bán tăng
lên điều này chứng tỏ sự tăng lên của giá vốn hàng bán có tác động tới sự tăng
lên của tổng doanh thu, và chứng tỏ doanh nghiệp có sự đầu tư cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
`Doanh thu hoạt động tài chính năm 2014 giảm so với năm 2013, còn ở
năm 2015 doanh thu này lại tăng do sự biến động của thị trường ,năm 2014
giảm so với năm 2013 giảm một lượng là 4052 triệu đồng,tương ứng tỷ lệ
giảm là 65,21% năm 2014 tăng so với năm 2014 một lượng là 5286 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 244,46 % sự biến động doanh thu trong các năm do
doanh nghiệp chưa biết tận dụng tối đa các cơ hội vì vậy doanh nghiệp có sự
biến động về doanh thu hoạt động tài chính.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao năm 2015,
năm 2015 tăng 32.365 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 514,49 % so với

năm 2014, do tổng doanh thu tăng lên. Và các khoản làm giảm doanh thu có

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

15

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

sự tụt giảm không đáng kể so với khoản tăng của doanh nghiệp đã làm tăng
lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, lợi nhuận sau thuế công ty tăng lên qua các năm và mức
tăng lớn dần, từ năm 2013 tới năm 2015, các mặt yếu kém của năm 2014 đã
được khắc phục, năm 2014 so với năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 9.058
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 62,08% cho đến năm 2015 tăng so với năm
2014 một lượng là 23.541 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 425,45 %. Kết quả
này phản ánh tốc độ tăng lên của chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu của các năm, và tạo ra lợi nhuận tăng dần.
Qua đó ta có thể nhận định sơ bộ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty đang trên đà phát triển, bộc lộ những khả năng mở rộng sản xuất
kinh doanh trong tương lai. Lợi nhuận của công ty biến đông qua các năm
thông qua việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kết hợp với đầu tư cho cơ
sở sản xuất kinh doanh tăng.

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập

Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

16

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ
YẾUCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG NÔNG CỐNG.
1. Những vấn đề chung về công tác kế toán của Công ty cổ phần Mía
đường Nông Cống.
1.1. Các chính sách kế toán chung
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theoTT200/2014/QĐ-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
- Các sổ kế toán tổng hợp gồm : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các
tài khoản như TK 111, TK 112, TK 131
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: VNĐ
- Phương pháp tính thuế GTGT: Doang nghiệp tính thuế theo phương
pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp bình
quân gia quyền cuối tháng trước.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty tuân thủ chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo

TT200/2014/QĐ - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. So với TT200 thì
quyết định 15/2006/ QĐ- BTC mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều được lập chứng từ
theo mẫu quy định thống nhất trong chế độ chứng từ kế toán. Chứng từ phát
sinh được phân loại theo nội dung kinh tế mà chứng từ phản ánh: Chứng từ
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

17

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

phản ánh chỉ tiêu tiền lương, chứng từ phản ánh chỉ tiêu hàng tồn kho,
chứngtừ phản ánh tăng giảm TSCĐ … hoặc được phản ánh theo tính pháp
lệnh: chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn … .Còn theo
TT200/2014/QD-BTC thì doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế
biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được yêu cầu của luật kế toán
và đảm bảo minh bạch, rõ ràng. Và trên thực tế thì công ty cổ phần mía đường
Nông Cống vẫn sử dụng biểu mẫu cũ, không thay đổi.
1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Để hệ thống hoá thông tin kế toán, Công ty đã tuân thủ quy định của Bộ
Tài chính ban hành áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản theo quyết định
TT200/2014/QĐ-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính nội bộ,
Công ty đã xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết các cấp để hệ thống hoá
thông tin kế toán chi tiết nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng
hợp. So với quyết định 15/2006/QĐ- BTC thì TT200/2014/QĐ- BTC có

những thay đổi sau:
- Các tài khoản tài sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
- Bỏ các tài khoản 311, 242, 531.
- Thêm các tài khoản:
+ TK 353 : Quỹ khen thưởng, phúc lợi
+ TK 356 : Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
+ TK 417 : Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.
1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Do đặc điểm, quy mô và quy trình sản xuất của Công ty và xuất phát từ
yêu cầu quản lý bộ máy kế toán, Công ty đã áp dụng hình thức kế toán
“Chứng từ ghi sổ”. Đây là hình thức kế toán có nhiều ưu điểm phù hợp cho cả
kế toán thủ công và kế toán máy. Hình thức kế toán này cho phép kiểm tra đối
chiếu chặt chẽ, dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật cao, dễ phân
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

18

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

công công tác kế toán, dễ tổng hợp số liệu phù hợp với yêu cầu quản lý của
Công ty, kết cấu các loại sổ đơn giản, gọn nhẹ.
Công ty chủ yếu sử dụng phần mềm kế toán Misa.

Chứng từ gốc


Sổ quỹ

Các bảng kê,

Sổ, thẻ kế

bảng tổng hợp

toán chi tiết

chứng từ

Sổ đăng ký

Chứng từ

Bảng tổng hợp

chứng từ ghi sổ

ghi sổ

chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số phát
sinh

Báo cáo tài chính


Ghi chú:
- Ghi hàng ngày:
- Ghi định kỳ:
- Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ tại Công ty cổ phần mía đường Nông Cống.

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc,
kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
trước khi làm căn cứ ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tính tổng số
phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ
vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số
liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (lập từ sổ kế toán chi tiết) được
dùng để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả
các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số

tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Các loại sổ kế toán được mở tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài
chính như sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; sổ theo dõi
TSCĐ; sổ, thẻ kho theo dõi vật tư …
1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
Tuân thủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành, hàng quý, hàng
năm Công ty đều lập các báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Mẫu số B 01-DN)
(Mẫu số B 02-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Mẫu số B 03-DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính

(Mẫu số B 09-DN)

Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị, Công ty
đã thực hiện một số loại báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầu quản lý của từng
thời điểm.
1.6. Tổ chức bộ máy kế toán
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

1.6.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần mía đường Nông Cống là một Công ty có quy mô
tương đối lớn, có cơ cấu tổ chức gồm một nhà máy sản xuất chính đó là Nhà
máy sản xuất đường và Nhà máy sản xuất phân vi sinh, các Phân xưởng sản
xuất cồn, bia hơi tập trung tại Công ty, vì vậy để phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất cũng như hệ thống quản lý Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán
có cơ cấu gọn nhẹ theo hình thức kế toán tập trung, đứng đầu là kế toán
trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
Toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều tập trung tiến hành tại phòng
kế toán tài chính của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 05: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Kiêm trưởng phòng)

KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(Kiêm phó phòng)

KẾ TOÁN
THU CHI
CÔNG NỢ,
THÀNH
PHẨM


Ghi chú:

KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
LƯƠNG,
CHI PHÍ
SẢN
XUẤT

KẾ TOÁN
ĐẦU TƯ
VÙNG
NGUYÊN
LIỆU

THỦ
QUỸ

Quan hệ lãnh đạo
Quan hệ tác nghiệp.

SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

21


Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Bộ máy kế toán của Công ty gồm 07 người, tất cả đều có trình độ từ trung
cấp trở lên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp là kế toán trưởng (kiêm trường phòng)
có trình độ đại học.
1.6.2. Các phần hành kế toán.
• Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng).
Làm việc tuân thủ điều lệ kế toán trưởng. Tham mưu cho Giám đốc
Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính Công ty, tổ chức chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác thống kê, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế theo quy
định của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng là kiểm soát viên thay mặt cho Nhà
nước kiểm tra chế độ, thể lệ của Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Chịu trách
nhiệm về tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp với quá trình sản xuất
kinh doanh. Thông qua phân công, kiểm tra, kiểm soát để chỉ đạo công tác
nghiệp vụ các phần hành, qua công tác tài chính kế toán để tham gia nghiên
cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản xuất, phương án sản
phẩm, cải tiến quản lý trong Công ty. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi
nguồn vốn vay, tự có và nguồn vốn khác huy động vào sản xuất kinh doanh.
• Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng).
Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn bộ các số liệu tổng hợp vào sổ
tổng hợp tất cả các tài khoản và làm báo cáo kế toán, báo cáo thuế theo định
kỳ hàng tháng, quý, năm và cung cấp số liệu khi Giám đốc Công ty yêu cầu.
Chịu trách nhiệm lên chứng từ ghi sổ số 11 toàn bộ số liệu điều chỉnh từ
chứng từ ghi sổ số 13 liên quan đến quyết toán sau khi thông qua đồng chí kế
toán trưởng. Ghi chép sổ chi tiết sự biến động của TSCĐ, hạch toán việc tăng
giảm tài sản, hỗ trợ nghiệp vụ cùng kế toán phần hành để kịp thời lên chứng
từ ghi sổ phục vụ cho công tác tổng hợp. Giúp việc cho kế toán trưởng và
điều hành khi kế toán trưởng đi công tác.
• Kế toán thu chi, công nợ và thành phẩm:
SV: Hà Thị Duyên

Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

22

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Là kế toán chi tiết được phân công theo dõi các khoản tiền mặt TK 111,
tiền gửi ngân hàng TK 112, tài khoản 131- thanh toán với người mua, tạm
ứng TK 141, phải thu phải trả TK 1388, 3388, thành phẩm TK 155, doanh thu
TK 511, thuế TK 133, 333. Mở sổ chi tiết cập nhật hàng ngày từng chứng từ
theo dõi chi tiết đến từng khách nợ, chủ nợ. Kiểm tra các chứng từ gốc trước
khi làm phiếu thu, chi, nhập, xuất sản phẩm nếu có sai sót phát hiện kịp thời
để đảm bảo htính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Chịu trách
nhiệm về tính chính xác của các chứng từ ghi sổ số 1, 2, 3, 8 và bảng kê chi
tiết các tài khoản theo dõi, thuế GTGT đầu ra, phối hợp với phần hành khác
để làm bảng kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.


Kế toán vật tư, tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất.
Đây là kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản 152, 153, 154, 3311, 334,

338, 621, 622, 627. Do vật tư của Công ty nhiều chủng loại, vì vậy sổ chi tiết
phải được cập nhật hàng ngày theo chứng từ thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo chủng loại, số lượng và giá cả. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc
để lập phiếu nhập, xuất kịp thời phục vụ cho sản xuất.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và kế hoạch tiền lương để làm

lương cho các bộ phận. Chịu trách nhiệm chính trong công tác thanh toán tiền
mía, tiền vận tải để làm phiếu nhập mía cùng với sự hỗ trợ thanh toán của
toàn phòng. Tập hợp chi phí sản xuất kịp thời vào cuối kỳ và khi có nhu cầu
của Giám đốc Công ty. Hàng tháng đối chiếu với thủ kho để xác định số liệu
lên chứng từ ghi sổ số 5, 6, 7 có các bảng kê kèm theo.
• Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu.
Do nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu nên doanh số đầu tư hơn 10 tỷ đồng,
chi tiết chủ nợ nhiều trả dài huyện Nông Cống, để thu hết nợ tránh sai sót nên
phòng phân công 02 kế toán theo dõi.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Hàng ngày soát xét các lệnh đầu tư để làm phiếu xuất phân vi sinh, cuối
tháng đối chiếu với Nhà máy sản xuất phân vi sinh để làm phiếu nhập. Căn cứ
vào các chứng từ đầu tư, kế toán vào sổ chi tiết đến từng hộ dân trồng mía,
cập nhật kịp thời chính xác không sót không nhầm chủ.
Trước khi vào vụ ép phải đối chiếu xong với cán bộ nông vụ phụ trách
vùng để có đầy đủ số liệu công nợ, từ đó làm cơ sở cho nông vụ kê nợ vào
lệnh nhập mía. Vào vụ ép đối chiếu với các chủ nợ để kịp thời thu nợ qua
phiếu thanh toán mía. Hàng tháng lên chứng từ ghi sổ số 6B có bảng kê chi
tiết kèm theo. Làm báo cáo kịp thời khi có nhu cầu phục cho Công ty.
• Thủ quỹ.

Công tác thủ quỹ là công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến tài sản
của Công ty, vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi kiểm tra khi có đầy đủ chữ ký mới được thu, chi tiền. Nếu có phát
hiện sai sót báo cáo ngay trước lúc thu tiền, chi tiền. Phát tiền đúng đối tượng
chính chủ ghi trên chứng từ.
Hàng ngày cập nhật sổ quỹ, đối chiếu với kế toán thu chi để nắm chắc
số dư báo cáo cho phòng kịp thời để có kế hoạch về tiền mặt. Bảo quản tiền
cẩn thận không được nhận, phát các loại tiền kém chất lượng, bảo quản chứng
từ gốc đóng theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán theo dõi.
2.Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu của Công ty cổ phần Mía
đường Nông Cống.
A. KẾ TOÁN NVL
1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NLVL.
1.1. Khái niệm.
Nguyên liệu vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. Giá trị
nguyên liệu vật liệu thường chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Nguyên vật liệu chính là cây mía được tự trồng để phục vụ trực tiếp cho việc
sản xuất sản phâm như đường… của công ty.Giá trị cây mía quyết định đến

giá thành của sản phẩm được sản xuất ra.
1.2. Đặc điểm.
Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình tham
gia vào hoạt động kinh doanh bị tiêu hao toàn bộ, biến đổi hình thái vật chất
ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm.
Nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị vật liệu sẽ chuyển
dịch hết một lần vào giá trị sản phẩm làm ra.
Nguyên vật liệu được xếp vào tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu
động dự trữ.Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm
tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu có nhiều loại khác nhau, bảo quản phức tạp. Nguyên vật liệu
thừờng được nhập xuất hàng ngày do đó nếu không tổ chức tốt công tác quản
lý và hạch toán vật liệu sẽ gây ra lãng phí và mất mát.
+ Cây mía được nhập xuất hằng ngày để đảm bảo cho việc sản xuất và
chất lượng của san phẩm. Cây mía không được để lâu vì rất dễ bị hỏng.
+ Khi tham gia sản xuất, mía sẽ sản xuất hết 1 lần thành đường, bã mía
còn lại được ủ làm phân.
Yêu cầu quản lý NLVL:
Phải căn cứ vào chứng từ, vào các loại sổ sách chi tiết, từ các thời điểm
nhập xuất tồn kho.
Tăng cường công tác đối chiếu, kiểm tra, xác định số liệu trên sổ kế toán
và trên thực tế nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
Định kỳ phải kiểm tra sổ tồn kho trong các kho hàng, trong phân xưởng sản
xuất nhằm điều chỉnh kịp thời tình hình nhập xuất, để cung cấp nguyên vật
liệu ngay khi cần.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

25

Khoa Kế Toán Kiểm Toán

2. Danh mục các loại nguyên vật liệu chính của công ty.
Tài khoản
Tên tài khoản
152
Nguyên vật liệu
331
Phải trả người bán
621
641
642
627
111
112
133

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí sản xuất chung
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Thuế GTGT được khấu trừ

Ký hiệu

NVL
PTNB
CPNVLTT
CPBH
CPQLDN
CPSXC
TM
TGNH
TGTGTKT

3. Phân loại và đánh giá NVL.
3.1. Phân loại NVL
Hiện nay có nhiều cách phân loại nguyên vật liệu mà cách chủ yếu là
phân loại theo tác dụng của nó đối với quá trình sản xuất. Theo cách phân loại
này thì NVL được phân loại như sau:
• Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu bị biến biến đổi hình dạng và tính
chất của chúng sau sản xuất. Trong quá trình chế biến sản xuất để cấu
thành thực thể sản phẩm. Vật liệu chính cũng có thể là những sản phẩm
của công nghiệp hoặc nông nghiệp khai thác từ trong tự nhiên chưa qua
khâu chế biến công nghiệp
+ Như cây mía để sản xuất đường; than bùn, bùn mía để sản xuất phân
vi sinh.
• Vật liệu phụ: là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất.
Chủ yếu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất
lượng sản phẩm hoặc để đảm bảo cho tư liệu lao động hoạt động được
bình thường. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu phụ trong quá
trình sản xuất.
SV: Hà Thị Duyên
Báo Cáo Thực Tập
Lớp: LTCĐĐH – KT1 – K9



×