ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG- BẢO HỘ LAO ĐỘNG
CHUYÊN ĐỀ:
QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG QUẬN 2, TP
HCM ĐẾN NĂM 202O
GiẢNG VIÊN: THS. NGUYỄN THÚY LAN CHI
NHÓM 4
NỘI DUNG
2
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN
LÝ MT QUẬN 2
3
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
4
XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG ƯU TIÊN
5
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH QUẬN 2
. Khí hậu:
Mùa mưa: tương ứng với mùa gió Tây Nam
Mùa khô: tương ứng với mùa gió Đông Bắc
. Nhiệt độ:
Nhiệt độ TB ngày trong các tháng lạnh nhất
trong năm trên 20 độ C
Tháng nóng nhất, có nhiệt độ trung bình tháng là
29 độ C.
. Lượng mưa:
Mùa khô lượng mưa chiếm từ 3,2-6,7 % lượng
mưa cả năm.
Mùa mưa lượng mưa chiếm từ 93,3 -96,8 %
lượng mưa cả năm
. Địa hình:
Quận 2 được hình thành bởi các trầm tích sông
chiếm ưu thế, nhiều nơi thường bị ngập.
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Dân số
Số dân là 123.663 người, với mật độ dân số trung bình là 2.492
người/km2
Dân số trung bình gia tăng đáng kể trong những năm qua, đa số là
do gia tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên không cao
Dân cư phân bố không đồng đều
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Tình hình phát triển kinh tế:
Trên địa bàn quận có 318 cơ sở CN-TTCN.
Ngành nghề chủ yếu là:
. khai thác đá
. chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống
. dệt và sản xuất trang phục
. sản xuất cao su và plastic
. chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ mây, tre; sản xuất giấy và
sản phẩm từ giấy…
. sản xuất sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại. Trong đó ngành
sản xuất sản phẩm từ khoáng chất kim loại đóng góp giá trị cao
nhất.
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Tình hình phát triển kinh tế:
.Thương mại-dịch vụ
Trong các năm qua tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp ngày càng
nhiều vào giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận.
Có 5.294 cơ sở, thu hút 12.421 lao động với 58 DNTN, 85 công ty
TNHH và cty cổ phần.
Có 5.151 hộ cá thể hoạt động trong các lĩnh vực thương nghiệp, ăn
uống, khách sạn và dịch vụ.
Trong đó thương nghiệp là ngành đóng góp giá trị sản xuất cao
nhất, chiếm 53% trong tổng số giá trị sản xuất.
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Tình hình phát triển kinh tế:
. Nông nghiệp
Trong những năm qua ít phát triển và giá trị đóng góp vào nền
kinh tế của Quận ngày càng giảm sút.
Về trồng trọt: phần lớn diện tích là trồng lúa, tập trung ở các
phường An Phú, Bình Trưng Tây, Thạnh Mĩ Lợi và nhiều nhất là
phường Cát Lái với 201.8 ha.
Về chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi heo và gia cầm, tập trung
nhiều ở các phường An Lợi Đông, Bình Khánh, Cát Lái, An
Khánh.
TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI
Hoạt động xã hội
Giáo dục đào tào: Quận có 1 trường ĐH, 2 trường CĐ, 2 trường dạy
nghề, 2 trường cấp III, 16 trường cấp I và II.
Y tế: tổng số cơ sở y tế trên địa bàn quận là 12 cơ sở, trong đó có 1
trung tâm y tế Quận, 11 trạm y tế phường.
Văn hóa, thể thao: Quận có 40 khu phố, ấp văn hóa xuất sắc, 1 thư
viện liên phường, có 2 sân vận động cấp phường, 1 CLB bơi lội.
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG NƯỚC:
. Chất lượng nguồn nước mặt
Hầu hết các thông số phân tích đều nằm trong khoảng giới hạn
TCCP. Nhìn chung chất lượng nước tại các sông và kênh rạch nội ô
trong khu vực quận 2 còn tương đối tốt. Kết quả phân tích mẫu cho
thấy nguồn nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm các chất hữu cơ, ô
nhiễm chất dinh dưỡng…
. Chất lượng nguồn nước ngầm
Nước ngầm ở phường An Phú đã bị nhiễm sắt vượt TCCP 3,4 lần,
Khu vực Cát Lái có pH thấp ( pH= 4,9)
Các chỉ tiêu Coliform tại các mẫu phân tích đều vượt TCCP rất
nhiều lần
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ:
Nồng độ các chất ô nhiễm: SO2, NO2, CO tại các điểm đo đều nằm
trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam riêng đối với hàm
lượng bụi cho giá trị vượt TCCP nhiều lần.
Nhìn chung, ô nhiễm bụi là vấn đề quan trọng hiện nay tại quận 2
nguồn ô nhiễm chính là do hoạt đông giao thông và do hoạt động
san lấp mặt bằng để xây dựng các khu dân cư mới.
Ngoài ra nồng độ bụi cao còn do chất lượng đường kém và các dự
án nâng cấp, làm đường mới đang trong giai đoạn xây dựng.
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
.Tình hình xử lý nước thải:
Các cơ sở sản xuất hầu như không có HTXL nước thải, hoặc nếu có chỉ là
XL sơ bộ qua các bể lắng, bể tự hoại trước khi thải trực tiếp ra hệ thống
cống thoát.
. Tình hình xử lý khí thải:
Hầu hết các cơ sở vấn đề xử lý khí thải vẫn chưa được thực hiện, chỉ có 2 cơ
sở có HTXL.
. Tình hình quản lý CTR công nghiệp:
Tình hình quản lý CTRCN trên địa bàn quận 2 còn đang bỏ ngõ, chưa có
đơn vị nào chịu trách nhiêm thu gom và cũng chưa có các qui định chung
nhất về vấn đề quản lý CTRCN.
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Hiện trạng quản lý chất thải rắn
Trên địa bàn Quận 2 có 2 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vân
chuyên rác là Xí nghiệp Công trình công cộng Quận 2 trực thuộc
công ty quản lý và phát triển nhà Quận 2 và Đội thu gom rác Dân lập
ở các phường.
Xí nghiệp Công trình công cộng quét dọn đường phố trên địa bàn
quận, thu gom rác ở các chợ, công ty, trường học,…vận chuyển rác ra
khỏi địa bàn quận đến các bải rác chung của thành phố. Việc thu gom
rác sinh hoạt tại các hộ dân thường được các đội thu gom rác dân lập
tại các phường thực hiện thu gom nhưng:
. không có sự quản lý từ phía cơ quan Nhà nước
. phương tiện thô sơ, thủ công và không đồng bộ.
. thu gom rác không đúng giờ, không thu gom đúng tần suất quy định
gây hiện tượng rác tồn đọng, gây mất mỹ quan đô thị
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Cơ quan quản lý môi trường cấp Quận là Tổ Môi trường trực
thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 2
Các hoạt động:
. Công tác giải quyết khiếu nại và thanh tra môi trường
. Công tác di dời các Doanh nghiệp gây ÔNMT
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH CHUNG ( QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN QUẬN
2 ĐẾN NĂM 2020)
. Phân bố sử dụng đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận 2 là
5.017,55 ha
Đất xây dựng khu ở: 1.200 ha
Đất phục vụ công trình công ích và công viên cây xanh: 940 ha
Đất phục vụ công trình giao thông: 1.250 ha
Đất công nghiệp, kho tàng, bến cảng: 850 ha
Đất công trình HTKT ( cấp điện, nước) : 60ha
Đất dự trữ và các chức năng khác: 720 ha
BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
QUY HOẠCH CHUNG ( QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN QUẬN
2 ĐẾN NĂM 2020)
Các khu chức năng chính:
Khu công nghiệp Cát Lái: đất CN, bến cảng, kho hàng…
Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị:
Giao thông
Cấp điện, nước
Công trình công cộng
Đánh giá tác động môi trường các
chương trình phát triển đô thị
dự án “ Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm”
Quy mô dự án: Diện tích đất khu quy hoạch : 770 ha
Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm với dân số định cư trong tương
lai sẽ vào khoảng 150000 người dân sinh sống tại chỗ, 350000 người
sống và làm việc tại đây và khoảng 600000 khách vãng lai.
Đánh giá tác động môi trường các
chương trình phát triển đô thị
Một số tác động môi trường chủ đạo của dự án được xem xét như
sau:
Do cơ cấu sử dụng đất.
Do dân số và sự bố trí định cư.
Tác động do hạ tầng
Các nhu cầu điện, nước và phát thải ô nhiễm từ quá trình xây dựng
vả hoạt động của đô thị.
Tác động lên môi trường kinh tế-xã hội quận 2.
Đánh giá tác động môi trường các
chương trình phát triển đô thị
Đánh giá tác động MT các dự án phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị:
ảnh hưởng do giải tỏa mặt bằng
ảnh hưởng do quá trình vận chuyển vật liệu và
xây dựng
ảnh hưởng do hoạt động của các công trình hạ
tầng
XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN
Dựa trên kết quả nghiên cứu về hiện trạng CLMT, hiện trạng QLMT
nhóm nghiên cứu đưa ra các vấn đề MT quan trọng:
-Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các cơ sở CN-TTCN.
-Ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động giao thông đô thị.
-Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cấp
và chỉnh trang đô thị.
-Ô nhiễm môi trường do việc quản lý chất thải rắn kém hiệu quả.
-Ô nhiễm nguồn nước ở các sông, kênh rạch.
-Ô nhiễm nước ngầm tầng nông ở một số khu vực do nhiễm bẩn nước
thải.
-Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông
nghiệp.
-Vấn đề thoát nước đô thị.
-Vấn đề sử dụng đất đô thị.
-Vấn đề suy giảm tài nguyên, đa dạng sinh học.
XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN
Để thực hiện phương pháp lựa chọn ưu tiên các vấn đề môi trường
nêu trên, phải cần thực hiên qua 3 bước sau đây:
Bước 1:
Nghiên cứu hiên trạng môi trường.
Nghiên cứu DTM quy hoạch phát triển chung.
Xác định các vấn đề môi trường hiện nay.
Dự báo các vấn đề môi trường tiềm tàng.
Bước 2:
Sử dụng phương pháp Lohani để tính trị số U của các biến cố môi
trường.
Xếp hạng các vấn đề môi trường.
Bước 3:
Xem xét chiến lược môi trường Quốc gia và Chiến lược môi trường
thành phố.
Thực hiện phân nhóm các vấn đề môi trường.
Láy ý kiến đánh giá của cộng đồng.
Sắp đặt thứ tự các vấn đề môi trường ưu tiên.
Vấn đế môi trường
Mức độ ưu tiên của các vấn đề môi trường
Thứ tự ưu
tiên giải
quyết
Kết quả
xếp hạng
(chỉ số U)
Yêu cầu
Yêu cầu
Tham vấn
địa phương của CLMT cộng đồng
T.phố
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các cơ sở CNTTCN
3
2
2
1
3(8)
Ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động giao thông đô
thị.
5
2
2
1
4(9)
Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở,
nâng cấp và chỉnh trang đô thị.
4
2
2
1
4(9)
Ô nhiễm môi trường do việc quản lý chất thải rắn kém hiệu
quả
2
1
1
2
2(6)
Ô nhiễm nguồn nước ở các sông, kênh rạch.
5
1
1
2
4(9)
Ô nhiễm nước ngầm tầng nông ở một số khu vực do nhiễm
bẩn nước thải.
3
3
1
3
5(10)
Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi và sản xuất
nông nghiệp.
5
3
3
2
7(13)
Vấn đề thoát nước đô thị.
1
1
1
1
1(4)
Vấn đề sử dụng đất đô thị.
1
2
2
1
2(6)
Vấn đề suy giảm tài nguyên, đa dạng sinh học.
3
3
3
3
6(12)
XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ƯU TIÊN
Kết quả đánh giá lựa chọn ưu tiên các vấn đề môi trường của quận 2
theo thứ tự ưu tiên giải quyết như sau:
Vấn đề thoát nước đô thị.
Vấn đề sử dụng đất đô thị.
Ô nhiễm nguồn nước ở các sông, kênh rạch.
Ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các cơ sở CN-TTCN.
Ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động giao thông đô thị.
Ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở, nâng cấp
và chỉnh trang đô thị.
Ô nhiễm môi trường do việc quản lý chất thải rắn kém hiệu quả.
Ô nhiễm nước ngầm tầng nông ở một số khu vực do nhiễm bẩn nước
thải.
Vấn đề suy giảm tài nguyên, đa dạng sinh học
Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp.