Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cồn vành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 69 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận
Vũ thị thảo

1


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình ngoài sự nỗ lực của bản, em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân, tập thể.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo trong khoa NgữVăn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, những người đã
truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện
khóa luận này, đặc biệt là sự quan tâm, tận tình chỉ dấn của PGS.TS Đỗ Huy
Quang là người hướng dẫn chính trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ của ban quản lý khu
du lịch sinh thái Cồn Vành đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của anh Tô Cộng Hưởng
– phó ban quản lý, đã cung cấp số liệu đồng thời đóng góp ý kiến cho em trong quá
trình tìm hiểu và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và
tạo điều kiện cho em trong cuộc sống cũng như trong học tập để em hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!!
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Vũ Thị Thảo


2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu...............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
7. Bố cục khóa luận .................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH SINH THÁI..........................................5
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái...........................................................................5
1.2. Các hình thức tồn tại của du lịch sinh thái........................................................8
1.3. Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới..............................................10
1.4. Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam......................................................12
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI Ở CỒN VÀNH (THÁI BÌNH)........................................................16
2.1. Khái quát chung về Tiền Hải – Thái Bình........................................................16
2.1.1. Điểm mạnh phát triển du lịch ở Thái Bình....................................................16
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch ven biển Tiền Hải............................................18
2.1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên..................................................18
2.1.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn.................................................19
2.2. Khái quát chung về khu du lịch sinh thái Cồn Vành........................................20
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................20
2.2.2. .................................................................Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở
Cồn Vành.................................................................................................................21
2.2.2.1. Đặc điểm dân cư và điều kiện sống............................................................21
2.2.2.2. Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.....................22

2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, thông tin........................................23
2.3. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Cồn Vành.........................................................25
2.3.1. Tài nguyên địa hình.......................................................................................25
2.3.2. Thủy văn........................................................................................................26
2.3.3. Khí hậu..........................................................................................................27
2.3.4. Sinh vật..........................................................................................................29
3


2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Cồn Vành........................................................30
2.5. Thực trạng khai thác các tiềm năng phát triển du lịch ở khu du lịch sinh thái
Cồn Vành.................................................................................................................31
2.5.1. Tình hình hoạt động du lịch của Cồn Vành trong thời gian qua...................31
2.5.2. Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Cồn Vành...............................................33
2.6. Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng khu du lịch sinh thái ở Cồn Vành........36
2.6.1. Những thành công.........................................................................................36
2.6.2. Một số hạn chế...............................................................................................38
2.6.3. Nguyên nhân..................................................................................................40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI CỒN
VÀNH.....................................................................................................................43
3.1 Một số giải pháp về việc phát triển du lịch sinh thái.........................................43
3.1.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật........................................43
3.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý du lịch, hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực.......44
3.1.3. Công tác quy hoạch.......................................................................................46
3.1.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ.........................................................................48
3.1.5. Xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư.......................................................50
3.1.6. Tăng cường hợp tác liên kết với các vùng du lịch.........................................51
3.1.7. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương và thu hút cộng
đồng địa phương tham gia tích cực vào hoạt động du lịch......................................52
3.1.8. Về việc xây dựng thương hiệu và quảng bá các sản phẩm du lịch

Cồn Vành.................................................................................................................54
3.2. Kiến nghị.........................................................................................................56
3.2.1. Kiến nghị với Bộ thể thao và văn hóa du lịch...............................................56
3.2.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Bình.........................................................................56
3.2.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương.........................................................57
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................60
PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa,con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá những chân
trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.
Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO, có tác giả viết: “Cuộc phiêu lưu giờ
đây không còn những chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không
còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về
nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục , những niềm hy
vọng ẩn dấu, ...”(12/1989). Các nhà du lịch thời nay vẫn mang nguyên vẹn trong
mình trái tim nóng bỏng, lòng đam mê được đặt chân tới những chân trời xa lạ,
được khám phá quà tặng của thiên nhiên...Thêm vào đó, con người luôn bị cuốn
hút bởi những gì đối lập với thực tế mình đang sống. Đặc biệt, trong thời buổi
CNH – HĐH các cảnh quan, các động vật hoang dã cũng dần mất đi, thay vào đó
là các nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tầng và khói bụi tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu
tìm về với tự nhiên là một tất yếu. Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và

đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia. Bởi đó, không chỉ là một loại hình du lịch
thiên nhiên hấp dẫn mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn
môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần
tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất toàn cầu của DLST đối với bảo tồn
môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội nên ngày du lịch thế giới 27-9-2002 được Tổ chức Du lịch thế giới chọn chủ
đề “Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và Liên Hiệp Quốc đã quyết
định lấy năm 2002 làm năm quốc tế về DLST.
Cồn Vành là nơi có cảnh quan thiên nhiên còn giữ được những nét hoang sơ vốn
có, đây là một thế mạnh để khai thác du lịch khám phá, nghiên cứu hệ sinh thái
1


biển và rừng ngập mặn mà hiếm nơi nào có được. Mặt khác nơi đây còn có môi
trường, khí hậu khá tốt phục vụ cho nghỉ ngơi tĩnh dưỡng
Cồn Vành được UNESCO công nhận thuộc khu vực dự trữ sinh quyển thế giới
năm 2008, cộng với sự đa dạng về sinh thái nên tiềm năng du lịch của khu vực này
rất lớn. Nhận thức rõ lợi thế và tiềm năng du lịch của Cồn Vành, Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo nhằm khai thác, phát triển du lịch ở nơi đây, phục
vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Năm 2008, UBND tỉnh đã có quyết
định phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu du lịch sinh thái Cồn Vành.
Nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển du lịch sinh thái, Cồn Vành còn
rất nhiều vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết như: môi trường, nhân lực, giao
thông... Vì vậy, đề tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỒN
VÀNH (THÁI BÌNH)” được xây dựng, nhằm khảo sát và phân tích cụ thể tiềm
năng và hiện trạng du lịch sinh thái ở Cồn Vành, từ đó đưa xuất một số kiên nghị
để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trước mắt. Đề tài này hy vọng sẽ mang
đến một con đường phát triển mới cho du lịch sinh thái ở Cồn Vành, đồng thời góp
phần quảng bá cho du lịch sinh thái Cồn Vành – Thái Bình nói riêng và du lịch
sinh thái nước ta nói chung.

2.

Lịch sử nghiên cứu

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành có một số các dự án:
- Quy hoạch chung khu Du lịch sinh thái Cồn Vành. Viện kiến trúc nhiệt đới.
Trường đại học kiến trúc Hà Nội, 2008
- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường chạy dọc cồn cát nổi Cồn Vành. Công ty cổ
phần đầu tư vấn xây dựng thủy lợi Thái Bình.

2


Ngoài ra còncó khá nhiều bài viết của cá nhân và cơ quan du lịch đăng trên các
trang báo điện tử:
-

Tác giả Kim Anh với “Cồn Vành, cửa ngõ du lịch Bắc Bộ”

(dulich.vnexpress.net, ngày 12 tháng 08 năm 2013)
-

Tác giả Khánh Chi (TTVN) với bài viết “Đảo Cồn Vành – ‘viên ngọc ‘miền

duyên hải của đồng bằng Bắc Bộ” (baomoi.com, ngày 15 tháng 07 năm 2013)
-

Tác giả Quang Phạm với bài viết “Huyền ảo Cồn Vành” (anhninhthudo.vn,

ngày 28 tháng 3 năm 2012…)

-

“Bình minh trên Cồn Vành” của tác giả Nguyễn Nhung trên báo giáo dục và

thời đại online, ngày 05 tháng 06 năm 2009
Nội dung của những bài trên mới chỉ giới thiệu khái quát về Cồn Vành: về cảnh
quan thiên nhiên, ẩm thực, các loại hình du lịch, …
3.

Mục đích nghiên cứu

-

Chứng minh và khẳng định tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cồn

Vành
-

Đề xuất một số giải pháp để du lịch sinh thái ở Cồn Vành phát triển, tương

xứng với tiềm năng.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Du lịch sinh thái và những tiềm năng để Cồn Vành có thể trở thành điểm du lịch
sinh thái độc đáo, hấp dẫn.
Phạm vi nghiên cứu


3


Khóa luận tập trung khảo sát các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Cồn Vành
và một số dự án phát triển khu du lịch sinh thái Cồn Vành
5.

Nhiêm vụ nghiên cứu

-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

-

Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Cồn Vành,

-

Đề xuất một số giải pháp để phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Cồn Vành

6.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp tìm hiểu thực địa

-


Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

-

Phương pháp thống kê, mô tả

7.

Bố cục khóa luận

Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ở Cồn Vành
(Thái Bình)
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Cồn Vành (Thái Bình)

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.Khái niệm về du lịch sinh thái
Ngày nay xu hướng chung của toàn thế giới coi du lịch nói chung, du lịch
sinh thái (DLST) nói riêng như là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. DLST
đang trên đà chuyển mình và và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên
nhiên. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn
hóa cộng đồng; phát triển DLST còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo
cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng
dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên
nhiên, văn hóa độc đáo, hấp dẫn.
Du lịch sinh thái (Ecotourist) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh

chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều cách khác nhau từ
những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhận thức
thống nhất, còn nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm DLST. Mỗi tổ chức
và cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này đều đưa ra những định
nghĩa của riêng mình:
Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nay
vẫn được nhiều người sử dụng là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế,
đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các
vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa
phương”
Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đến
thăm, đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương

5


- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã định nghĩa: “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn
tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên(có kèm theo các đặc
trưng văn hóa – quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ với bảo tồn, giảm thiểu tác
động từ khách du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhân dân địa phương.”
- Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm
hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt : nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng
khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong
các khu vực này (Cebblos – Cascurrain, H, 1987)
- Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh
thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây

tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật
hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và
những người bản địa phục vụ tại đó"
Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tuor du lịch sinh
thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm thiểu những
tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là mang lại những lợi ích kinh
tế cho cộng đồng cư dân địa phương và những người bản địa làm việc trực tiếp
trong ngành du lịch.
- Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation): Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị
can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động
thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu
cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào công

6


tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận
một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi
trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm.
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc
điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch, mục đích chuyến
đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng
với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn
môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
ở những nơi mà du khách tới thăm quan.
Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999
tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương"

Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái,
nó mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi
là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam.
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa
về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm:
Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc
tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự
nhiên, văn hoá và xã hội.
Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.

7


Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của
cộng đồng cư dân địa phương. Ngày nay, người ta rất hay sử dụng thuật ngữ du
lịch sinh thái để giới thiệu, quảng bá cho các điểm du lịch, tuor du lịch bởi vậy khi
xem xét, đánh giá chúng ta cần phải dựa vào các đặc trưng của mỗi loại hình du
lịch để có thể phân biệt đúng về hoạt động du lịch, đó là Du lịch sinh thái hay là du
lịch dựa vào thiên nhiên vì các loại hình này có hình thức tương đối giống nhau
nếu không hiểu rõ bản chất người ta sẽ dễ bị nhầm lẫn.
1.2. Các hình thức tồn tại của du lịch sinh thái
DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên DLST rất
phong phú và đa dạng cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn. Do đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau
Một là Du lịch biển. DLST biển được coi là loại hình du lịch truyền thống
gắn liền với biển, cát và nắng. Chính nó đã khởi đầu cho DLST phát triển. Đây là
loại hình du lịch mà du khách đến thưởng ngoạn các phong cảnh hữu tình của mặt
biển, đáy biển và các phong cảnh đẹp của đảo, bán đảo và hưởng thụ các sản phẩm

do biển cung cấp như: cua, sò, san hô, thảm cỏ biển...
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại du lịch sinh thái biển như: Tắm biển,
phơi nắng, thăm cảnh quan bằng tàu trên biển, bơi lặn có ống thở, hoặc lặn có bình
khí nén để tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, thám hiểm lòng
đại dương bằng tàu ngầm, các hoạt động giải trí thể thao trên biển như nhảy dù,
lướt ván...
Hai là du lịch rừng núi và hang động, là loại hình du lịch mà du khách khám
phá các đỉnh núi cao, đi bộ trong rừng, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở
các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cắm trại, tham quan khám phá hang

8


động, quan sát chim, ngắm nhìn động vật hoang dã, leo núi, trượt tuyết…Loại hình
du lịch này rất thích hợp với du khách ưa thích cảm giác mạnh.
Ba là Du lịch rừng sinh thái thiên nhiên, là loại hình du lịch mà du khách
tham quan hệ sinh thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem chim, thú và
hưởng dụng các sản phẩm của rừng cung cấp như: cá, thú… Hệ sinh thái thiên
nhiên điển hình là Vườn quốc gia, KDTSQ. Đây là khu vực thiên nhiên hoang dã
có đặc điểm nổi bật về hệ sinh thái và các loài động, thực vật được bảo vệ để duy
trì đảm bảo phát triển bền vững. Hệ sinh thái Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên là những vùng có sức cuốn hút lớn đối với khách du lịch. Vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng nhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức
đời sống hoang dã và cảnh quan môi trường. Do tính độc đáo của nó, cho nên rất
thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã, giáo dục, văn hóa, du lịch khám
phá, cắm trại, về nguồn, xem chim thú, câu cá, đi bộ trong rừng,…
Loại hình du lịch này có khả năng thu hút người có thu nhập, trình độ cao,
những người làm việc bận rộn, căng thẳng, người thành thị. Họ muốn thưởng thức
cuộc sống yên tĩnh, môi trường trong lành, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa

học...Đây là hình thức tồn tại đặc trưng của DLST. Loại hình này khuyến khích
phát triển nhà nghỉ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường.
Bốn là Du lịch thăm bản làng dân tộc. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn ở
các khu sinh thái tự nhiên, ở các làng bản dân tộc. Nét độc đáo thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước ở loại hình du lịch này là cộng đồng dân cư với vốn văn
hoá truyền thống của họ như: các món ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống,
sinh hoạt lễ hội và văn hoá dân gian…Loại hình này rất hấp dẫn du khách nước
ngoài.

9


Năm là Du lịch thôn quê. Đối với người dân đô thị, làng quê là nơi có không
khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Tất cả các yếu tố
đó, lại hoàn toàn không còn tìm thấy ở thành thị. Vì vậy, về nông thôn có thể giúp
họ phục hồi sức khỏe sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Về phương diện
kinh tế, người dân đô thị nhận thấy giá cả nhiều hàng hóa nông sản thực phẩm ở
nông thôn rẻ hơn, tươi hơn. Điều đó góp phần làm tăng thêm mối thiện cảm khi du
khách tiềm năng quyết định du lịch về nông thôn. Mặt khác, xét về tình cảm, người
đô thị thường tìm thấy ở nông thôn cội nguồn của mình, còn dưới gốc độ xã hội,
người thành thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chân thành, mến khách và
trung thực.
Loại hình du lịch thôn quê được ưa thích có thể là tham quan phong cảnh
làng quê, du thuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trải nghiệm
cuộc sống làng quê - ở nhà dân, du lịch về nguồn, thăm viếng người thân
Sáu là Du lịch gắn với chữa bệnh, là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh
quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi trường trong lành gắn với chữa bệnh như suối
nước, nghỉ dưỡng…. loại hình này rất thích hợp cho người lớn tuổi.
1.3. Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới
Tuỳ vào điều kiện môi trường sinh thái của các quốc gia mà người ta phát

triển các loại hình DLST khác nhau, các loại hình du lịch sinh thái rất đa dạng và
phong phú:
- Ở Nga: DLST được tổ chức dưới nhiều hình thức, điển hình như tham gia tuyến
"Huyền thoại Bắc cực" chẳng hạn. Năm ngày du lịch, trong đó có một tour vùng
cực, du khách tham gia nghi thức thanh lọc trong công viên bảo tàng "Zhivun”.
Đây là bảo tàng dân tộc học tự nhiên, nơi du khách có thể tìm hiểu các nền văn hóa
dân tộc bản địa trong môi trường lịch sử mà họ sinh sống. Khách du lịch được trải

10


nghiệm cuộc sống trong một lều mùa đông, học cách xẻ thịt, mổ cá. Du khách cũng
có thể học cách điều khiển xe do chó hoặc nai kéo..
Ngoài ra còn có một tuyến đi tuyệt vời đến vùng núi lửa Kamchatka. Trong
vòng 14 ngày du khách có thể nhìn thấy những đỉnh núi lửa đẹp nhất của vùng
Viễn Đông, tắm suối nước nóng, làm quen với cuộc sống của cư dân địa phương.
Có một tuyến du lịch khác đến rừng taiga Ussuri, trong khu bảo tồn thiên nhiên
“Kedrovaya Pad”. Cơ hội du lịch sinh thái mở ra tại vùng Karelia, nơi có thác nước
Kivach cao khoảng 10 mét. Khách du lịch sẽ vô cùng kinh ngạc trước cảnh đẹp của
quần đảo Valaam ở hồ Ladoga lớn nhất châu Âu. Nước Nga có hàng trăm danh
lam thắng cảnh như vậy, và đó là một món quà kì diệu dành cho những người yêu
thiên nhiên. Du lịch sinh thái là cuộc hành trình đi vào lịch sử để làm quen với
những truyền thống cổ xưa của nước Nga.
- Tại Thụy Sỹ với hơn 60.000km đường mòn, kết hợp với cảnh trí thiên nhiên tuyệt
đẹp còn nguyên sơ, Thụy Sĩ luôn làm say lòng khách du lịch mỗi khi họ tới thưởng
ngoạn xứ sở này. Chính bởi vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu du khách và để phục vụ tốt
hơn nữa khách du lịch từ bốn phương trên thế giới, cơ quan du lịch Thụy Sĩ (Suisse
Tourisme) đã chọn năm 2010 là năm " du lịch khám phá" với rất nhiều tuyến du
lịch đi bộ, giúp khách du lịch hòa mình vào thiên nhiên và tìm hiểu những nét văn
hóa truyền thống của người dân Thụy Sĩ. Thụy Sĩ vốn là một quốc gia nhỏ chỉ vỏn

vẹn hơn 41.000km2, nhưng Thụy Sĩ lại sở hữu tới 60.000km đường mòn với cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, đan xen với những dãy núi hùng vĩ Alpes, Jura
và gần 1.500 hồ lớn nhỏ. Vì thế ở đây có rất nhiều loại hình du lịch sinh thái được
tổ chức
- Tại Tanzania: Du lịch sinh thái được tổ chức dưới hình thức cho du khách đi bộ
trong 17 ngày trên đoạn đường 240 km với sự hướng dẫn của người dân địa

11


phương dân tộc Massai để thăm quan thung lũng Otwai nổi tiếng với thảo nguyên
mênh mông xem voi, ngựa vằn, hươu, sư tử, hổ…
- Inđônêxia: Là một đất nước có địa hình đa dạng với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ,
và nền văn hoá phong phú, nhiều màu sắc riêng khiến cho du lịch, đặc biệt là
DLST ở quốc gia này rất phát triển. Có rất nhiều loại hình du lịch sinh thái được tổ
chức ở đây, nhưng độc đáo hơn cả là loại hình du lịch đi tìm các bộ lạc bị lãng
quên trong rừng sâu.
- Mêhicô: là đất nước có nền văn hoá phong phú, đa sắc tộc, địa hình tự nhiên,
môi trường sinh thái đa dạng, nhất là môi trường biển. Bởi thế, hình thức DLST
lặn biển để thăm quan hang động rất được quan tâm và phát triển ở quốc gia này.
- Mông Cổ: Là một đất nước với địa hình sa mạc là chủ yếu, cuộc sống du mục
tạo ra một nền văn hoá riêng có ở Mông Cổ. Rất nhiều du khách quan tâm đến du
lịch ở quốc gia này với loại hình DLST độc đáo là săn bắn chim ưng cùng người
du mục địa phương.
- Ở Braxin: nơi có nhiều hang động, và thiên nhiên nguyên sơ, những vùng núi
rừng, nông thôn với nền văn hoá độc đáo, điển hình. DLST rất phát triển, công ty
Aretic Edge Tour chuyên tổ chức các tour du lịch du lịch sinh thái dựa vào thiên
nhiên nhưng tích cực bảo vệ thiên nhiên. Họ đưa ra nguyên tắc tổ chức: Không
được sử dụng động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; Thực phẩm đem theo
được đóng gói sẵn; Nước bẩn phải đổ ra xa nguồn nước sạch; Rác đốt tại chỗ hoặc

đem đi; Đi hàng một trên đường mòn; Không cắm trại ở nơi tập trung các đoàn thú
hoang; Dọn sạch nơi cắm trại trước khi đi.
1.4. Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam
- Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng

12


Loại hình du lịch này phục vụ khách du lịch thuần tuý chỉ đơn giản là tìm về
với thiên nhiên có không khí trong lành tươi mát, để được hoà mình với thiên
nhiên hoang dã, rừng xanh suối mát, bãi biển mênh mông, tha hồ đùa giỡn với
sóng nước, thư giãn tâm hồn sau những ngày học tập và làm việc vất vả, căng
thẳng. Loại hình du lịch này có thể thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội
trong và ngoài nước và thường đến những KBTTN, các khu vui chơi giải trí... có
cảnh quan thơ mộng, có nhiều biệt thự để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
-Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa
Loại du lịch này dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, sinh viên,
học sinh yêu thích tìm hiểu về thiên nhiên, các cán bộ nghiên cứu các đề tài khoa
học, các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, sinh thái, đời sống của các loài
động thực vật… của vùng đất rừng ngập mặn, vùng sinh quyển… Du khách tham
gia loại hình du lịch này thường đến các KBTTN có hệ sinh thái đặc biệt, có loài
động, thực vật quí hiếm hay các khu di tích lịch sử, các khu di sản văn hóa thế
giới… (Nam Cát Tiên, Cát Bà, Cần Giờ, Bạch Mã, địa đạo Củ Chi, Phú Quốc…)
- Du lịch hội nghị, hội thảo
Một số KBTTN có hệ sinh học đa dạng, đặc biệt, có các loài thú quí hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng, một số di sản văn hóa, lịch sử thế giới thu hút các nhà đầu tư
thế giới hoặc các nhà nghiên cứu sinh thái, thực vật, động vật,… đến để bàn luận
về các vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và giúp đỡ Việt Nam trong quy hoạch,
bảo vệ những di sản thế giới. (Vịnh Hạ Long, Cần Giờ, Phú Quốc…)
- Du lịch về thăm chiến trường xưa

Loại hình du lịch này dành cho du khách là những chiến sĩ trong và ngoài
nước đã từng sống, chiến đấu ở các vùng rừng, núi, hải đảo trong chiến tranh. Sau
thời gian chuyển công tác hoặc đi kinh tế mới ở nơi khác muốn trở về nơi xưa để
13


ôn lại những kỷ niệm một thời. Hoặc du khách ngưỡng mộ cuộc chiến đấu của dân
tộc, hay sinh viên, học sinh đến đây để nghe thuyết minh viên địa phương kể về
những cuộc chiến đấu và các chiến công hiển hách của quân dân ta. Du khách
thường đến những KBTTN có căn cứ cách mạng hay các khu di tích lịch sử (Phú
Quốc, Bạch Mã, Nam Cát Tiên...).
- DLST rạn San hô
Du lịch tham quan các hệ sinh thái san hô là một hình thức du lịch khá mới
mẻ, có tính hấp dẫn cao và thu được nhiều lợi nhuận. Việc tận dụng các rạn sinh
thái san hô cho phát triển DLST là hình thức bảo tồn không chỉ cho các tảng đá san
hô mà cho cả những sinh vật biển sống nhờ các bãi đá này (theo ước tính 1/3 cá
ven biển liên kết với những tảng san hô). Hệ sinh thái san hô là hệ sinh thái phong
phú nhất trên trái đất, nó được ví như những khu rừng nhiệt đới về sự đa dạng và
mức độ sinh sản.
Ở Việt Nam nguồn tài nguyên này phân bố rải rác ở một số vùng ven biển
phía Bắc (95 loài, thuộc 35 giống, 13 họ) và phía Nam – miền Trung và Vịnh Thái
Lan (255 loài thuộc 69 giống). Như vậy số lượng các loài san hô ở Việt Nam cũng
khá giàu. Ngoài ra, cấu trúc hệ sinh thái san hô của nước ta khá đa dạng, điển hình
nhất là các kiểu rạn riềm hở, kín và nửa kín ở ven biển miền Trung; kiểu rạn đáy
cứng, đáy xốp ở vùng vịnh Thái Lan; kiểu rạn nền và kiểu đảo san hô ở vùng khơi.
Sự phân bố các hệ sinh thái san hô ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng
biển phía Bắc và vùng biển phía Nam.
Hiện nay, có thể khẳng định một số khu vực có điều kiện phát triển DLST
rạn san hô là:
- Đảo Cát Bà (Hải Phòng).

- Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).
14


- Vùng vịnh Văn Phong – Đại Lãnh (Khánh Hòa).
- Các quần đảo miền Trung. - Đảo Phú Quốc.
Cồn Vành (Thái Bình) là vùng nước mênh mông, sông liền với biển, còn hoang sơ,
tiềm ẩn nhiều điều thú vị, chờ du khách đến khám phá, trải nghiệm. Cồn Vành có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái với các loại hình: Du lịch dã ngoại,
tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo
chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn hóa.

15


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI Ở CỒN VÀNH (THÁI BÌNH)
2.1. Khái quát chung về Tiền Hải – Thái Bình
2.1.1. Điểm mạnh để phát triển du lịch ở Thái Bình
Trên bản đồ tổ quốc, Thái Bình là mảnh đất phù sa màu mỡ năm cánh như
tấm huy hiệu năm tấn vẻ vang khảm vào đồng bằng Bắc Bộ
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc
giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, phía Tây và Tây Nam giáp với
tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Đông giáp với vịnh Bắc bộ. Diện tích tự nhiên
của tỉnh là 1546, 54 km2.
Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km, cảng Hải Phòng 70 km, nằm trong
vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế và trung tâm du lịch lớn
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, gần một số tỉnh có tiềm năng du lịch như Ninh
Bình, Nam Định, Hải Phòng. Là cầu nối quan trọng giữa đồng bằng sông Hồng với
cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Vị trí địa lý tỉnh Thái Bình có những thuận lợi

trong giao lưu kinh tế, mở rộng hành lang liên kết kinh tế và du lịch với hầu hết
các trung tâm kinh tế, du lịch trong toàn quốc và một số nước Đông Nam Á.
∗ Tài nguyên thiên nhiên của Thái Bình
Về địa hình: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng
phẳng, Thái Bình được bao bọc bởi một hệ thống sông, biển khép kín. Với bờ biển
dài trên 50km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh. Phía Bắc và Đông Bắc có
sông Hóa dài 35,3km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc dài 53km, phía Tây và
Nam là đoạn hạ lưu sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý chạy qua giữa các tỉnh từ

16


Tây sang Đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba
Lạt, Trà Lý và Lân).
Khí hậu : Thái Bình chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm 23◦C - 24◦C nên mùa đông thường ấm hơn các tỉnh nằm sâu trong
đất liền. Mùa hè nóng nhưng có gió biển mát thuận lợi cho phát triển du lịch.
Về dân Cư: Thái Bình là một tỉnh đông dân, nhân dân cần cù, khéo tay, chất
phác và mến khách. Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn định và phát
triển. Đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ
ngơi du lịch, bồi dưỡng sức khỏe tinh thần của người dân được thay đổi. Điều đó
được thể hiện qua số lượng khách du lịch tăng trên 10 % trên một năm, đây là lợi
thế quan trọng để ngành du lịch Thái Bình phát triển.
Về cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày càng
hoàn thiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Đồng Châu với tổng số vốn
trên 50 tỷ, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc khu di tích lịch sử các vua
Trần tại Hưng Hà trên 70 tỷ đồng đã và đang được triển khai trên địa bàn tỉnh. Thái
Bình đã hình thành hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm 57 khách sạn, nhà nghỉ với
tổng số 851 phòng nghỉ trong đó 210 phòng loại một đạt tiêu chuẩn đón khách
quốc tế. Các khách sạn, nhà nghỉ đã được đầu tư, các trang thiết bị hiện đại, tiện

nghi, sang trọng.
∗ Nguồn tài nguyên nhân văn của Thái Bình rất phong phú, đậm đà bản sắc dân
tộc tiêu biểu cho vùng đồng bằng sông Hồng, đó là các lễ hội truyền thống đặc
sắc, các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú. Theo thống kê trên
toàn tỉnh Thái Bình có 1404 thiết chế tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng tôn
giáo, trong đó có 440 đình, 419 chùa, 348 đền, từ, miếu, phủ; 91 từ đường, 1
khảo cổ; 105 các thiết chế khác… Hiện có 261 di tích được xếp hạng di tích cấp

17


quốc gia hoặc cấp địa phương. Các di tích trên được phân bố tương đối tập
trung và hình thành một số cụm như cụm di tích thành phố Thái Bình và phụ
cận, cụm di tích đền Đồng Bằng và phụ cận, cụm di tích Diêm Điền và phụ cận,
chùa Keo (Vũ Thư), khu di tích vua Trần Hưng Hà…có sức thu hút khách du
lịch bồn phương.
Thái Bình còn có 173 làng nghề, trong đó có nhiều nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống như thêu ren, mây tre đan, chiếu thảm cói, dệt khăn bông, đũi tơ tằm,
chạm bạc… Tiêu biêu như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng dệt Phương La,
làng thêu Minh Lãng, làng đúc đồng An Lộng, làng vườn Bách Thuận, làng nghề
dệt đũi Nam Cao…
Thái Bình từ xưa tới nay vẫn được nhắc là cái nôi chèo “đất chèo”. Hát chèo
đã trở thành nghệ thuật đặc sắc ở Thái Bình. Ngoài nghê thuật chèo, Thái Bình
cũng là quê hương của nghệ thuật múa rối nước. Hai loại hình nghệ thuật này đã có
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển du lịch Thái Bình.
Ngoài ra, ở Thái Bình còn có rất nhiều lễ hội có sức hấp dẫn đối với khách
du lịch như lễ hội Ông Đùng –Bà Đùng, lễ hội bơi chải trên sông Diêm (12 tháng
giêng hàng năm), hội làng La Vân, hội đền Đồng Bằng, hội Sáo Đền – một lễ hội
thả diều độc đáo. Và sức hút không thể thiếu đối với du khách khi đến Thái Bình
đó chính là đặc sản đặc trưng của tỉnh như ổi Bo, bánh cốm Thanh Hương, bánh

Cáy, canh cá Quỳnh Côi.. Đó là tài nguyên của du lịch Thái Bình tạo điều kiện thu
hút khách du lịch đến với Thái Bình và đến với bãi biển Cồn Vành.
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch ven biển Tiền Hải.
2.1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên.
Huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình với diện tích 228,85 km2, dân số khoảng
213.692 người, cách thành phố Thái Bình khoảng 20 km đi theo quốc lộ 39B, phía
18


bắc giáp huyện Thái Thụy, phía Tây giáp với huyện Kiến Xương, phía Nam giáp
với tỉnh Nam Định và phía Đông giáp biển Đông, Tiền Hải là huyện ven biển có
lợi thế đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế - xã hội, trong đó
có du lịch biển của Thái Bình.
Với bờ biển dài 23km, huyện Tiền Hải có khu vực bãi biển Cồn Vành, hai
đảo biển Cồn Thủ. Khu rừng ngập mặn Cồn Vành là nơi dừng chân của nhiều loại
chim quý hiếm với các bãi tắm còn mang nhiều nét hoang sơ. Dải ven biển này là
địa điểm lý tưởng để hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái, tắm biển,
thể thao trên cát và trên mặt nước.
Dải ven biển Tiền Hải có nhóm thực vật ngập mặn, gồm các cây vẹt, bần,
trang, ô rô, cọc, kèn, mắn...;nhóm thực vật phù du có khoảng 170 loài tảo khá
phong phú và đa dạng so với vùng biển Bắc Bộ. Ngoài ra còn có trên 500 loài hải
sản như tôm, ngao, cá biển.. có giá trị kinh tế cao. Đây là tiềm năng về nguồn thực
phẩm phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch.
Hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ nối các điểm
du lịch nổi tiếng trong vùng là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch ở Tiền Hải.
2.1.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn.
Theo thống kê, huyện Tiền Hải có 33 di tích được xếp hạng và các sinh hoạt
văn hóa dân gian khá phong phú như đền Nhà Bà thờ vị vua đời Tống có công giúp
nhà Trần đánh quân Nguyên Mông, đền Lan Phường thời Dinh Điền sứ Nguyễn
Công Trứ là người có công trong việc chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang...

Bên cạnh việc phục hổi phát triển các giá trị nghệ thuật văn hóa dân gian, dễ
nhận thấy các lễ hội ở Tiền Hải mang ý nghĩa tìn ngưỡng, tôn giáo đến tinh thần
thượng võ gắn liền với các trò chơi truyền thống như chọi gà, múa lân, chơi

19


cờ...nên càng làm tăng thêm tính hấp dẫn, ngày càng thu hút du khách trong và
ngoài tỉnh.
2.2. Khái quát chung về khu du lịch sinh thái cồn vành.
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.
Cồn vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh
Thái Bình, cách trung tâm thị trấn Tiền Hải 25km về phía Nam và cách trung tâm
thành phố Thái Bình khoảng 45km về phía Đông.
Từ hướng Nam đến hướng Bắc có vĩ độ 20◦16” đến 20◦18”.
Từ hương Tây đến hướng Đông có kinh độ 106◦35” đến 106◦36”.
Vùng Cồn Vành là vùng đất mới được hình thành do bồi lấp phù sa sông
Hồng chuyển tải từ thượng lưu về, vị trí nằm bên bờ tả của Ba Lạt, được giới hạn
bởi:
+ Phía Bắc giáp Cồn Thủ.
+ Phía Nam giáp sông Hồng tại cửa Ba Lạt.
+ Phía Đông giáp vinh Bắc Bộ (Biển Đông).
+ Phía Tây giáp đê biển số 5 (xã Nam Phú).
Tổng diện tích của vùng này là 1.696 ha (bao gồm cả sông Hồng lấp, sông
Cau, và cách lạch nhỏ trên Cồn).
Cồn vành có hình từ giác, có kích thước như sau:
+ Cạnh phía Bắc dài 3km
+ Cạnh phía Nam dài 4,5km.
+ Cạnh phía Đông dài 6km.
20



+ Cạnh phía Tây dài 3,5km.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở Cồn Vành
2.2.2.1. Đặc điểm dân cư và điều kiện sống
Cồn Vành không có dân cư nhưng lại là bến đỗ của ngư dân các xã Hồng
Tiến (huyện Kiến Xương), Nam Phú, Nam Hưng, Nam Hồng, Nam Hà (huyện
Tiền Hải). Số ngư dân các xã Nam Phú, Nam Hưng, Nam Hồng, Nam Hà của
huyện Tiền Hải đều sống định cư trên đất liền, có nghề nông ổn định. Với họ, chài
lưới chỉ là nghề phụ tranh thủ trong những lúc nông nhàn hay khi mùa tôm cá, đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội, mặt bằng dân trí tương đối đồng đều.
Ngoài ra ở Cồn Vành còn có một số hộ dân tạm thuê và dựng lán trại tạm để
kinh doanh bán hang ăn uống hải sản phục vụ khách du lịch không thường xuyên.
Người dân ở xã Nam Phú vào đây nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản hoặc làm
dịch vụ du lịch nhỏ lẻ, mang tính tự phát và thời vụ.
Thế nhưng, điều đặc biệt cũng là cái làm nên những băn khoăn đau đáu trên
cồn cát hoang sơ này chính là những ngư dân thuộc đoàn chài Hồng Tiến. Ngư dân
là những giáo dân mộ đạo nay sống trên 43 phương tiện hầu hết còn hoang sơ. Đó
vừa là phương tiện sinh sống, cũng đồng thời là nhà của họ. Điều kiện đi lại khó
khăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến những ngư dân này thường chỉ
lên bờ vào những dịp lễ nguyện. Vì vậy, đất liền đối với họ vẫn như là một thế giới
vô cùng lạ lẫm. Những đứa trẻ khi còn ở trong bụng mẹ đã phải chịu những sóng
gió khắc nghiệt của biển khơi, sinh ra trên biển, sân chơi là những bãi cát nơi
thuyền neo đậu. Đoàn thuyền và sông nước là hầu như toàn bộ thế giới sống của
chúng

21



×