Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

dự án nuôi trùn quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.62 KB, 20 trang )

GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần ba mươi năm đổi mới, mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng,
làm thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng về cơ bản, Việt Nam vẫn là một nước nông
nghiệp, với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp. Đời sống của đại bộ phận người lao
động vẫn khó khăn, nhất là ở nông thôn, trung du và miền núi. Vấn đề đặt ra ở đây là
nên trồng gì và nuôi gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao, thoát nghèo và vươn tới làm
giàu ở vùng nông thôn.
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là huyện nhỏ có nghề chăn nuôi khá phát triển,
với các đối tượng nuôi chính là heo, bò và gia cầm. Một nhu cầu đặt ra là cần có
những sản phẩm thúc đẩy việc chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo đất trồng và nâng cao năng
suất nông sản, nhưng không phải sử dụng các hóa chất độc hại. Trùn Quế và phân trùn
chính là giải pháp tối ưu, đem lại nhiều lợi ích quí báu khác, kể cả hiệu quả cao về
kinh tế. Khi hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, nuôi và sử dụng trùn Quế trở
thành một lĩnh vực quan trọng của nông nghiệp, không chỉ với Việt Nam, mà với cả
nhiều nước khác trên thế giới.
Nuôi và chế biến trùn Quế đã trở thành một ngành chăn nuôi, vừa tạo nguồn thức
ăn cho gia súc gia cầm, các loài thủy sản. Sản phẩm phụ của việc nuôi trùn là phân
trùn, một loại phân cao cấp, cải tạo đất làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra trùn có
khả năng xử lý các chất thải hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường. Trùn Quế thích nghi
tốt với điều kiện khí hậu của vùng, thức ăn thích hợp nhất cho loài trùn này là phân
của các loài động vật ăn cỏ. Nuôi trùn đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất
hữu ích, phù hợp với điều kiện của mọi gia đình và mang lại hệu quả kinh tế cao.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc nuôi trùn Quế tại địa phương, tôi chọn đề
tài: “Xây dựng dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu:
- Xây dựng dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh.


- Đề xuất kiến nghị trong việc thực hiện dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện
Phú Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Phú Ninh.
SVTH: Nguyễn Thị Bình

1


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thanh mục tiêu nghiên cứu trên, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp suy luận lo gic.
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp thông tin thông qua sách, báo, Internet, qua quá trình
học tập môn quản trị dự án ở trường.
5. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị dự án.
- Chương II: Xây dựng dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh.
- Chương III: Một số kiến nghị việc thực hiện dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn
huyện Phú Ninh.

SVTH: Nguyễn Thị Bình

2



GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
1.1. Dự án
1.1.1. Khái niệm
Theo quan điểm chung: “Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ
cần phải thực hiện theo một phương pháp riêng trong khuôn khổ nguồn lực riêng, kế
hoạch tiến độ cụ thể nhằm tạo ra một sản phẩm mới”. Từ đó cho thấy, dự án có tính cụ
thể, mục tiêu rõ ràng xác định để tạo ra một sản phẩm.
Theo PMBOK ® Guide 2000, p.4, thì “Dự án là một nỗ lực tạm thời được cam kết
để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Theo cách định nghĩa này, hoạt động
dự án tập trung vào 2 đặc tính:
- Nỗ lực tạm thời: mọi dự án đều có thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. Dự án chỉ
kết thúc khi đã đạt được mục tiêu dự án hoặc dự án thất bại.
- Sản phẩm và dịch vụ là duy nhất: điều này thể hiện có sự khác biệt so với những
sản phẩm, dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự án khác.
Trên phương diện phát triển: “Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm
vụ cần phải thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch
tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”.
Trên phương diện pháp lí: “Dự án là những nổ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản
phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Tóm lại có thể định nghĩa bằng một câu: “Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm
vụ, hoạt động ), được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng
buộc về phạm vi, thời gian và ngân sách”.
1.1.2. Phân loại
Có ba dạng thức dự án chính, bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và dự án
thay thế:
- Dự án đầu tư mới: Hoạt động đầu tư mới trong một lĩnh vực, địa bàn nhất định

- Dự án mở rộng: Đầu tư mở rộng sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có từ trước (mở
rộng về quy mô, địa bàn).
- Dự án thay thế: Đầu tư thay thế một hoạt động sản xuất hay dịch vụ nào đó đã có
từ trước song lợi suất không cao (do quá cũ hoặc hết khấu hao). Đầu tư này nhằm lợi
suất cao hơn và hiệu quả hơn về kinh tế.

SVTH: Nguyễn Thị Bình

3


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

Các dự án có thể được phân loại trên cơ sở lĩnh vực (như Y tế, Giáo dục, Nông
nghiệp, phát triển cộng đồng) và mang tính sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Dự án
cũng có thể được phân định theo hạn định thời gian (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn).
1.2. Quản trị dự án
1.2.1. Khái niệm
“Quản lý dự án là quá trình quản lý việc tổ chức xây dựng dự án, thiết lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án (phát
triển các chức năng quản trị cho dự án) nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách, nguồn lực được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định”.
1.2.2. Mục tiêu của quản trị dự án
Mục tiêu của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng
yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo đúng tiến
độ thời gian cho phép.
Ba yếu tố: thời gian, nguồn lực (cụ thể là chi phí, nguồn nhân lực,..) và chất lượng
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau
giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với từng dự án, nhưng tựu chung, đạt được tốt đối
với mục tiêu này thường phải “hy sinh”, một trong hai mục tiêu kia. Cụ thể, trong quá

trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu
dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn các mục tiêu kia trong
ràng buộc không gian và thời gian. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì
không phải đánh dổi mục tiêu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác quan, cũng như
chủ quan công việc dự án thường có nhiều thay đổi nên đánh đổi là một kỹ năng quan
trọng của nhà quản lý dự án.
1.2.3. Các mô hình quản lý dự án
1.2.3.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất,
tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu
tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ
quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ , đơn giản về kỹ
thuật và gần với chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực
chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và
sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà không cần lập ban quản lý dự
án.
SVTH: Nguyễn Thị Bình

4


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

1.2.3.2. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án
Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý điều
hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực
chuyên môn để diều hành dự án. Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực
hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành
làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định
đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp

nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng.
1.2.3.3. Mô hình chìa khoá trao tay
Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại diện toàn
quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là " chủ" của dự án. Hình thức chìa khoá trao
tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực
hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho
đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có
thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng công tác xây lắp cho
các nhà thầu phụ.
Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do
Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp dụng hình
thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với các dự án nhóm C, các trường hợp khác
phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm
thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
1.2.3.4. Mô hình tự thực hiện dự án
Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của
dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ
áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn
vay, vốn huy động từ các nguồn khác). Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự
sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây
dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công
trình xây dựng.
1.2.3.5. Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng
Mô hình quản lý này có đặc điểm:
- Dự án đầu tư được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp (tuỳ thuộc vào tính chất của dự án)
SVTH: Nguyễn Thị Bình

5



GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

- Các thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng
khác nhau đến và họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại đảm
nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản lý điều hành dự án
Mô hình quản lý này có ưu điểm sau:
- Linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ. Phòng chức năng có dự án đặt vào chỉ quản
lý hành chính và tạm thời một số mặt đối với các chuyên viên tham gia quản lý dự án
đầu tư. Họ sẽ trở về vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn khi kết thúc dự án.
- Một người có thể tham gia vào nhiều dự án để sử dụng tối đa, hiệu quả vốn, kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm của các chuyên viên.
Mô hình này có nhược điểm:
- Đây là cách tổ chức quản lý không theo yêu cầu của khách hàng.
- Vì dự án được đặt dưới sự quản lý của một phòng chức năng nên phòng này
thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó
mà không tập trung nhiều nỗ lực vào việc giải quyết thoả đáng các vấn đề của dự án.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với các phòng chức năng khác cùng thực hiện dự
án. Do đó dự án không nhận được sự ưu tiên cần thiết, không đủ nguồn lực để hoạt
động hoặc bị coi nhệ.
1.2.3.6. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án
Đây là mô hình quản lý mà các thành viên ban quản lý dự án tách hoàn toàn khỏi
phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu
được giao
Mô hình quản lý này có ưu điểm:
- Đây là hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên có thể
phản ứng nhanh trước yêu cầu của thị trường.
- Nhà quản lý dự án có đầy đủ quyền lực hơn nđối với dự án
- Các thành viên trong ban quản lý dự án chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm
dự án, chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều hành.

- Do sự tách khỏi các phòng chức năng nên đường thông tin được rút ngắn, hiệu
quả thông tin sẽ cao hơn.
Tuy nhiên mô hình này cũng có những nhược điểm sau:
- Khi thực hiện đồng thời nhiều dự án ở những địa bàn khác nhau và phải đảm bảo
đủ số lượng cán bộ cần thiết cho từng dự án thì có thể dẫn đến tình trạng lãng phí nhân
lực.
SVTH: Nguyễn Thị Bình

6


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

- Do yêu cầu phải hoàn thành tốt mục tiêu về thời gian, chi phí của dự án nên các
ban quản lý dự án có xu hướng tuyển hoặc thuê các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh
vực vì nhu cầu dự phòng hơn là do nhu cầu thực cho hoạt động quản lý dự án.
1.2.3.7 Mô hình quản lý dự án theo ma trận
Mô hình này kết hợp giữa mô hình quản lý dự án theo chức năng và mô hình quản
lý chuyên trách dự án. Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận mạnh và
ma trận yếu
Mô hình này có ưu điểm:
- Mô hình này giao quyền cho Chủ nhiệm dự án quản lý, thực hiện dự án đúng tiến
độ, trong phạm vi kinh phí được duyệt.
- Các tài năng chuyên môn được phân phối hợp lý cho các dự án khác nhau.
- Khắc phục được hạn chế của mô hình quản lý theo chức năng. Khi kết thúc dự án
các thành viên ban quản lý dự án có thể trở về tiếp tục công việc cũ tại phòng chức
năng của mình.
- Tạo điều kiện phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trước yêu cầu của khách hàng
và những thay đổi của thị trường.
Nhược điểm của mô hình này là:

- Nếu việc phân quyền quyết định trong quản lý dự án không rõ ràng hoặc trái
ngược, trùng chéo sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án.
- Về lý thuyết các Chủ nhiệm dự án quản lý các quyết định hành chính, những
người đứng đầu bộ phận chức năng ra quyết định kỹ thuật. Nhưng trên thực tế quyền
hạn và trách nhiệm khá phức tạp. Do đó, kỹ năng thương lượng là một yếu tố rất quan
trọng để đảm bảo thành công của dự án.
- Mô hình này vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý. Vì một nhân
viên có hai thủ trưởng nên sẽ gặp khó khăn khi phải quyết định thực hiện lệnh nào
trong trường hợp hai lệnh từ hai nhà quản lý cấp trên mâu thuẫn nhau.
1.2.4. Quy trình quản lý dự án.
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: lập kế hoạch, điều phối thực hiện
dự án, giám sát.
1.2.4.1. Lập kế hoạch
Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần
thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất,

SVTH: Nguyễn Thị Bình

7


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các
phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
1.2.4.2. Điều phối thực hiện dự án
Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc
biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa
thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào
kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp.

1.2.4.3. Giám sát
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực
hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá
trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối
kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự
án.
Lập kế hoạch
- Thiết lập mục tiêu
- Dự tính nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch

Giám sát
-Đo lường kết quả
- So sánh với mục tiêu
- Báo cáo
Giải quyết các vấn đề

Điều phối thực hiện
-Bố trí tiến độ thời
gian
- Phân phối nguồn lực
- Phối hợp các hoạt
động
- Khuyến khích động
viên

Chu trình quản lý dự án

SVTH: Nguyễn Thị Bình


8


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG DỰ ÁN NUÔI TRÙN QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH
2.1. Tổng quan về dự án
2.1.1. Loại hình dự án
- Dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh thuộc loại dự án đầu tư mới.
Hoạt động của dự án là xây dựng, đầu tư mới trong lĩnh vực nuôi trùn Quế trên địa
bàn huyện Phú Ninh.
- Loại sản phẩm:
+ Trùn tươi
+ Trùn khô
+ Phân trùn
2.1.2. Phạm vi dự án
- Địa điểm: Khu vực Thôn Tam An, xã Tam lộc. huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam.
- Thời gian thực hiện: 120 ngày: 1/6/2015 – 30/9/2015.
- Vốn đầu tư: 10.690.000 VNĐ.
- Diện tích: 200m2
2.1.3. Tính khả thi của dự án
Dự án nuôi trùn Quế trên địa bàn huyện Phú Ninh là rất khả thi. Nghề nuôi trùn sẽ
là một nghề góp phần thiết thực để xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả ở vùng sâu
vùng xa. Không những thế còn có thể làm giàu. Thực tế trong vài năm gần đây, có một
số người nuôi trùn ở các tỉnh thành phố khác đã trở thành tỉ phú. Thức ăn của trùn thì
rất đơn giản, chúng ta có thể sử dụng phần chất thải nông nghiệp hoặc gia súc, gia cầm
đều được (nếu nuôi để cho gia súc, gia cầm ăn) còn nếu nuôi quy mô thì phải gần
những nông trại chăn nuôi (bò, heo,...). hầu như tất cả các lòai vật nuôi đều có thể ăn

trùn, ngoài việc bổ sung đạm, trùn còn giúp vật nuôi kháng bệnh rất cao. Trùn Quế
(perionyx excavatus) là vật nuôi sạch duy nhất hiện nay. Người ta có thể khai thác tất
cả sản phẩm từ việc nuôi trùn Quế. Trùn Quế chỉ có thể nuôi được ở một số nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam, cho nên triển vọng xuất khẩu là rất lớn.
Việc triển khai nuôi trùn Quế ở trang trại giúp nhà đầu tư đạt được một số lợi ích
vượt trội như: tận dụng nguồn nhân công dư thừa, xử lý toàn bộ chất thải trong chăn
nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch (vermicompost) và nhất là tận dụng được nguyên
liệu sẵn có ở địa phương. Như đã nói ở trên, hiện tại nghề nuôi trùn ở Việt Nam chưa
SVTH: Nguyễn Thị Bình

9


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

được định hướng, nhưng trong tương lai không xa công nghệ chế biến trùn sẽ ra đời và
đây được xem là một nghề thực sự nên sẽ có hướng xuất khẩu sang một số thị trường
như: Canada, Japan..
Tỉ lệ đẻ nhiều và mắn đẻ, mỗi trùn trưởng thành cứ một tuần là đẻ 1 lần, mỗi lần đẻ
1 kén, mỗi kén có từ 1-20 trứng, chỉ tính mỗi kén nở và sống 1 trứng thì sau 1 năm từ
vài cặp trùn trưởng thành ban đầu sẽ có quần thể cả ngàn trùn con. Hàm lượng đạm
tổng hợp rất cao từ 60 - 70% (tính trên trọng lượng chất khô).
Trước hết là nông dân nuôi trùn để sử dụng làm thức ăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy
sản đạt hiệu quả kinh tế cao và cũng có thể sử dụng trùn để tự chế biến thành các món
ăn giàu đạm ngay tại gia đình, góp phần chống suy dinh dưỡng. Trùn và phân trùn có
thể cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi,
chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm, làm phân bón v.v… với nhu cầu
lớn và ổn định. Vì vậy, đầu ra của con trùn vô cùng rộng lớn.
2.1.4. Điều kiện tự nhiên xây dựng dự án
2.1.4.1. Vị trí địa lý

Huyện Phú Ninh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp
thành phố Tam Kỳ; phía Tây giáp huyện Tiên Phước; phía Nam giáp huyện Núi
Thành, huyện Trà My; phía Bắc giáp huyện Thăng Bình.
Phú Ninh rộng 25.147 ha và có 84.863 dân.
2.1.4.2.Tài nguyên
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.151,95. Đất nông
nghiệp chiếm 59,29% diện tích tự nhiên; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm
58,7% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 38%, còn lại là đất nuôi trồng
thủy sản và đất nông nghiệp khác.
- Tài nguyên nước: Huyện có nguồn nước mặt quanh năm dồi dào, có hồ Phú Ninh
là công trình đại thủy nông, với diện tích mặt nước 3.433 ha; kênh chính Bắc của công
trình ngang qua trên địa bàn huyện với chiều dài 17,4 km, cung cấp nước tưới cho trên
4.500 ha canh tác.
- Tài nguyên rừng: Diện tích tự nhiên huyện Phú Ninh là 25.151,95 ha; trong đó,
diện tích đất có rừng 38%.
- Tài nguyên khoáng sản: Ngoài tài nguyên rừng, trên địa bàn có nguồn khoáng
sản phong phú. Mỏ vàng Bông Miêu – Tam Lãnh, núi Đá Ngựa – Tam Lộc, Tam

SVTH: Nguyễn Thị Bình

10


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

Thành, mỏ sắt núi Mun – Tam Thành, mỏ Caolin – Tam Lộc và nhiều khoáng sản
khác.
2.1.4.3. Dân số và lao động
Với số dân là 84.863 người (6/2014), huyện Phú Ninh có nguồn lao động dồi dào.
Trình độ lao động của người dân cũng không ngừng được cải thiện. Nếu năm 2008,

toàn huyện Phú Ninh có 38,303 lao động chưa qua đào tạo thì đến năm 2010 con số
này giảm xuống còn 37,269 người. Bên cạnh đó trình độ lao động đã qua đào tạo ở
trình độ sơ cấp, học nghề, công nhân kỹ thuật tắng lên đáng kể so với năm 2008. Sự
thay đổi đáng khích lệ trong trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động có tác
động tích cực đến việc thực hiện các dự án đào tạo nghề.
2.2. Phân tích đầu vào của dự án
2.2.1. Con giống
Khác với tất cả các loại vật nuôi khác như: gà, heo, ếch, cá... trùn Quế không cần
tái đầu tư con giống nhưng hàng tháng chúng ta vẫn có thể thu hoạch được. Do đó
chúng ta chỉ cần quan tâm đến việc mua giống ban đầu mà không lo bị thiếu giống sau
này.
Ở Việt nam, giống và chủng loại trùn khá phong phú. Tuy Nhiên, cho đến nay, các
cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống trùn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho
năng suất cao còn rất hạn chế. Nên liên hệ với các trại chăn nuôi trùn chuyên nghiệp
để có được nguồn giống khỏe, chất lượng cao. Khi mua giống, tốt nhất là mua ở dạng
sinh khối (có lẫn cả trùn bố mẹ, trùn con, trứng kén trùn chưa nở và cơ chất mà trùn
đang sống quen), để trùn không bị “sốc” trong môi trường mới lạ và sinh sản nhanh.
Trùn đất có nhiều loại, hiện có ba giống trùn được nuôi phổ biến nhất là: trùn Quế,
trùn Nhật Bản và trùn Đại Bình 3. Ba giống trùn kẻ trên có hàm lượng dinh dưỡng rất
cao, thích hợp với việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, cho hiệu quả kinh
tế cao. Mọi người thường lựa chọn nuôi trùn Quế, vì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi,
cho năng suất cao và thích hợp với những vùng nhiệt đới. Có thể nói về việc tăng số
lượng, trùn là loại động vật sinh sản nhanh nhất.
Chúng ta có thể lựa chọn mua con giống tại các điểm bán trùn giống trong tỉnh
hoặc các tỉnh lân cận. Ngoài ra, tại công ty Trùn Quế An Phú, địa chỉ 406C An Phú –
An Khánh, phường An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh có hỗ trợ con giống đến 40%,
hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
2.2.2. Thức ăn
SVTH: Nguyễn Thị Bình


11


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

Các nguồn phân động vật tại chỗ như phân trâu bò, phân dê thô, phân gà, phân lợn.
Các nguồn rác thải hữu cơ như: rơm rạ, rau quả, bã trái cây đã ép lấy nước, xơ mít, vỏ
dứa, xoài, thân cây chuối... Đây là nguồn thức ăn rất dễ kiếm đối với những hộ nông
dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC.
Mỗi ngày trùn tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể
chúng, nên chúng ta cần đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi trùn. Thức ăn của
trùn gồm: phân bò, trâu, heo, gà, vịt, rơm rạ, rác hữu cơ... Trong đó phân bò tươi và
phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của trùn; còn lại phân gà, phân lợn, phân vịt,
cần phải ủ cho kỹ trước khi cho ăn. Thức ăn là chất thải hữu cơ nên ở dạng đang phân
hủy, không nên có hàm lượng muối và amoniac quá cao: chủng loại tương đối đa dạng
nhưng thích hợp nhất là những phân gia súc, hấp dẫn trùn hơn là các loại phân khô
hoặc đã qua giai đoạn ủ.
Có thể chế biến thức ăn trùn gồm rơm rạ, bã mía, mùn cưa... 50%; lá xanh, rau các
loại vỏ chuối... 20% và phân gia súc, gia cầm 30%. Trong đó phân trâu bò là tốt nhất.
Cứ 2 kg trùn giống (khoảng 5000 con) tiêu thụ mỗi ngày 1-2 kg phân ủ, cứ 1000 con
hàng tháng ăn hết 100 kg phân ủ. Trộn đều các loại nguyên liệu theo tỷ lệ 70% nước,
30% phân rác... (cất nguyên liệu rơm rạ... ) đem ủ như ủ phân đống ngoài trát bùn chặt
kín, nhiệt độ tăng cao, cho đến 3 – 4 tuần lễ. Khi nhiệt độ hạ xuống bằng nhiệt độ môi
trường thì cho trùn ăn.
2.3. Xác lập kế hoạch xây dựng dự án nuôi trùn Quế
2.3.1. Mục tiêu dự án
- Giải quyết vấn đề về môi trường, vì thức ăn chủ yếu của trùn quế là chất thải
nông nghiệp hoặc gia súc, gia cầm.
- Mang lại giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định cho các hộ gia đình ở huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam.

- Giải quyết công ăn việc làm cho các hộ gia đình.
2.3.2. Xây dựng danh mục công việc
* Bảng mô tả công việc
CÔNG
VIỆC
A
B

MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chuẩn bị địa điểm nuôi giun
Mua và ủ phân làm thức ăn cho

SVTH: Nguyễn Thị Bình

giun

THỜI

TRÌNH

GIAN

TỰ

14

Làm ngay

28


Làm ngay
12


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

C

Tìm kiếm thị trường tiêu thụ

7

Sau A

D

Xây dựng chuồng trại nuôi giun

2

Sau B, C

E

Mua giống giun và thả giun

5

Sau D


3

Sau E

60

Sau F

F

Chuẩn bị nước,Dự
các
để
ándụng
nuôi cụ
giun

G

chăm sóc giun
Chăm sóc và cho giun ăn

Chuẩn bịH
I
Mặt bằng
K
Làm sạch, phát
quang mặt đất
L


ThuXây
hoạch
phân giun
dựng
chuồng nuôi
Thu hoạch giun
Muagiun
vật tươi
liệu
Bán

2
Nuôi và chăm
sóc trùn
10
Thả trùn
4
giống

Mua gạch
Phơi và chế biến giun
Mua xi măng,
Vận chuyển
ván gỗ
phế
M thải đi đổ Bán giun khô và phân giun .

Làm phẳng
mặt bằng
* Sơ đồ WBS

Thị trường tiêu thụ
Tìm hiểu
nhu cầu
Tìm kiếm thị
trường
Liên hệ nhận
đặt hàng
Thức ăn cho giun
Thu gom phân
chuồng, rác hữu cơ

Luống nuôi trùn
Đắp luống
Đào rãnh
thoát nước
Xây tường
quanh luống

6
Rải một lớp
phân ủ đáy
chuồng
1.5
Thả trùn
Cho trùn ăn và
chăm sóc
Rải đều
thức ăn
Tưới ẩm


Mái che luống

Diệt kiến

Hệ thống điện
nước

Theo dõi,
bảo vệ luống

Sau
ThuGhoạch
Sau G
Thu hoạch trùn
Sau I
Thu hoạch tỉa
Sau K dần
Thu toàn bộ
Sau L
Thu hoạch phân
trùn
Hớt lớp đất
mặt
Cào lớp
phân đáy
Bán trùn tươi
Làm sạch

Lắp ống nước


Định khối
lượng

Lắp điện

Vận chuyển
Chế biến trùn
khô

Ủ phân

Làm sạch

Giun giống

Phơi khô

Tìm nguồn bán
SVTH: Nguyễn Thị Bình

Mua giống
Các vật dụng chăm sóc

Bảo quản
13

Bán trùn khô
và phân trùn



GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

2.3.3. Xác định tiến độ công việc
2.3.3.1. Sơ đồ GANTT

119.5

2.3.3.2. Sơ đồ PERT

SVTH: Nguyễn Thị Bình

14


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

Dựa vào sơ đồ Pert ta xác định công việc găng gồm các công việc:
B–D–E–F–G–I–K–L–M
B: Mua và ủ phân làm thức ăn cho giun
D: Xây dựng chuồng trại nuôi giun
E: Mua giống giun và thả giun
F: Chuẩn bị nước, các dụng cụ để chăm sóc
G: Chăm sóc và cho giun ăn
I: Thu hoạch giun
K: Bán giun tươi
L: Phơi và chế biến giun
M: Bán giun khô và phân giun
2.3.4. Phân phối nguồn lực
CÔNG VIỆC


DỰ BÁO SỐ LƯỢNG
LAO ĐỘNG

A. Chuẩn bị địa điểm nuôi giun
2
C. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ
B. Mua và ủ phân làm thức ăn cho giun
1
F. Chuẩn bị nước, các dụng cụ để chăm sóc giun
D. Xây dựng chuồng trại nuôi giun
4
E. Mua giống giun và thả giun
2
G. Chăm sóc và cho giun ăn
H. Thu hoạch phân giun
3
I. Thu hoạch giun
K. Phụ trách bán giun tươi
2
M. Phụ trách bán giun khô và phân giun .
L. Phụ trách phơi và chế biến giun
2
Dự án nuôi trùn Quế với quy mô nhỏ, sử dụng nguồn lực trong hộ gia đình là
chính, các phân đoạn công việc được phân bổ hợp lý cho các thành viên trong hộ gia
đình. Ngoài ra dự án phải thuê thêm nhân công để xây dựng chuồng nuôi giun vì
nguồn lực và chuyên môn có hạn. Trong các công việc trên thì xây dựng chuồng và
thu hoạch giun là những công việc cần số lượng nguồn nhân lực nhiều nhất.
2.3.5. Dự toán chi phí
2.3.5.1. Chi phí con giống
Số lượng (kg)

200

Đơn giá (đ)
25000

Thành tiền (đ)
5.000.000

2.3.5.2. Chi phí nhân công
SVTH: Nguyễn Thị Bình

15


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

Số lượng (người)
Đơn giá (đ/ngày)
4
150.000
2.3.5.3. Chi phí nguyên vật liệu
NVL
Số lượng
Xi măng
20 bao
Ván gỗ
10 tấm
Cây chĩa 6 răng
2 cái
Tấm che phủ (chiếu)

20 cái
Gáo múc thức ăn
2 cái
Ống nước
10m
Dây điện
10m
Chi phí khác
Tổng
2.4. Dự kiến kết quả đạt được

Ngày lao động
2
Đơn giá (đ/đơn vị)
75.000
100.000
50.000
60.000
20.000
10.000
5.000

Thành tiền (đ)
1.200.000
Thành tiền (đ)
1.500.000
1.000.000
100.00
1.200.000
40.000

100.000
50.000
500.000
4.490.000

2.4.1. Lựa chọn thị trường sản phẩm
Ta thấy, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Quảng Nam khá phát triển. Với chiều dài
bờ biển lớn, chủ yếu là đất cát nên một số vùng của Quảng Nam có khả năng triển khai
quy hoạch khu nuôi tôm công nghiệp trên cát. Ngoài ra, hệ thống sông Trường Giang
chạy song song trên biển đã tạo nên tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản
nước lợ với hai cửa thông ra biển, tạo thành hai trung tâm nghề cá của tỉnh. Vùng đồng
bằng nhỏ, hẹp, phân bố chủ yếu dọc theo hệ thống các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam
Kỳ, tạo nên những vùng trũng, rất phù hợp cho sự phát triển của các sinh vật thủy sinh
- nguồn thức ăn tự nhiên của các đối tượng nuôi.
Với việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh hiện nay, đây sẽ là thị
trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm thức ăn từ trùn Quế.
Dự án dự định bán sản phẩm đầu ra cho
- Các trang trại chăn nuôi, trồng trọt:
+ Vườn ươm cây Công ty CP Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam.
+ Trại gà ông Nguyễn Văn Minh, thôn Đồng Hành, xã Tam Ngọc, tp Tam Kỳ
+ Trang trại chăn nuôi Võ Ngọc Sơn, Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
+ Trại phát triển công nghệ giống cây trồng Tam An.
+ Xí nghiệp giống nông lâm nghiệp Chiên Đàn.
- Các hộ nuôi cá
+ Trại các Lê Minh Thành, thôn Tất Viên, xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam.
+ Trần Khương, tổ 13, thôn 3, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
+ Phùng Ngọc Hải, phường Cẩm Châu, tp Hội An, Quảng Nam.
SVTH: Nguyễn Thị Bình

16



GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

+ Trần Văn Nhựt, thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra còn khai thác triệt để nhu cầu từ địa bàn huyện Phú Ninh, các xã, huyện
lân cận. Đối với thị trường nhỏ lẻ này, sản phẩm cung cấp chủ yếu là thức ăn trùn Quế
cho gia súc, gia cầm, và phân trùn cho hộ nông dân trồng rau xanh, cây kiểng, vườn
ươm.
2.4.2. Dự kiến doanh thu
Nuôi 200 kg trùn Quế giống trên quỹ đất tối thiểu 200m2. Sau 2 tháng nuôi nhân
giống trùn Quế ta sẽ đạt cơ số chuẩn và bắt đầu cho khai thác định kỳ hàng tháng, mỗi
lần khai thác được tối thiểu 280 kg trùn quế thương phẩm và 100 kg phân trùn. Với giá
thu mua trùn Quế thương phẩm trên thị trường là 40.000 đồng/kg phân trùn, hàng
tháng nông hộ sẽ có mức thu nhập đáng kể và sau khoảng 12 tháng đã có thể khấu hao
toàn bộ vốn đầu tư cơ bản và bắt đầu thu lãi.
Dự toán doanh thu 2 tháng thu hoạch sản phẩm
Sản phẩm
Số lượng
Trùn tươi
460 kg
Trùn khô
70 kg
Phân trùn
200 kg
Tổng
2.4.3. Dự kiến lợi nhuận

Đơn giá (đ)
40.000

100.000
3.000

Thành tiền (đ)
18.400.00
7.000.000
600.000
19.007.000
( ĐVT: đồng)

Doanh thu
Chi phí con giống
Chi phí nhân công
Chi phí nguyên vật liệu
Lợi nhuận

19.007.000
5.000.000
1.200.000
4.490.000
8.317.000

SVTH: Nguyễn Thị Bình

17


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC

THỰC HIỆN DỰ ÁN NUÔI TRÙN QUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH
3.1. Đối với chính quyền địa phương
- Đối với những nông dân nghèo không đủ điều kiện để nuôi trùn quế, riêng chính
quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ với mọi hình thức như: cho vay
vốn, thuê đất…
- Liên kết với các trại cung cấp giống nuôi trùn Quế hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật,
cũng như kinh nghiệm đến từng hộ nông dân.
- Tổ chức các buổi tập huấn cho người dân về kỹ thuật nuôi trùn, mời các kỹ sư
chuyên môn để hướng dẫn cho mọi người.
3.2. Đối với người nuôi
- Nên kết hợp nuôi trùn quế với các loại cây trồng vật nuôi khác, vừa tiết kiệm chi
phí thức ăn, vừa giải quyết vấn đề môi trường do chất thải gia súc, gia cầm, vừa là
nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng trong giai đoạn hiện nay với giá cả vật tư nông
nghiệp ngày càng tăng.
- Khi chăn nuôi thì đầu ra cho sản phẩm rất là quan trọng, và trùn quế là mô hình
chăn nuôi tuy lâu rồi nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết sử dụng nó và việc tìm đầu
ra trùn quế cho người mới nuôi khá là khó khăn, và khi bỏ tiền đầu tư thì ai cũng muốn
có lợi nhuận, nên khi bắt đầu nuôi được một thời gian mà không có thu nhập thì rất là
chán nản và không còn hứng thú nuôi trùn quế nữa. Vì vậy ta nên kết hợp với các
trang trại lâu năm để cùng hợp tác với họ đưa sản phẩm ra thị trường.
- Việc lựa chọn giống trùn quế có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển thuận
lợi sau này. Nếu chọn nguồn sinh khối không tốt, người nuôi lại chưa nhiều kinh
nghiệm nên trùn ăn rất chậm, sinh sản ít và tỷ lệ nở cũng hạn chế theo. Tốt nhất nên
chọn sinh khối của những trại lâu năm, và tốt hơn là những nơi chuyên về sản xuất
sinh khối sẽ tốt hơn.
- Ban đầu mới nuôi thì sự đầu tư cần phải hợp lý, nhất là xây dựng chuồng trại,
thức ăn và thuê nhân công. Những người đầu tư không hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều chi
phí không đáng có mà có thể tiết kiệm được nếu nhờ người chăn nuôi trùn quế lâu năm
tư vấn. Do đó, người nuôi trùn phải được tư vấn kỹ trước khi bắt đầu xây dựng chuồng
trại và bắt đầu nuôi trùn.


SVTH: Nguyễn Thị Bình

18


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

C. KẾT LUẬN
Nuôi trùn Quế là một nghề làm kinh tế độc lập, bên cạnh đó còn hỗ trợ cho các
ngành nuôi trồng khác. Đồng thời, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo
vệ sức khỏe cộng đồng và tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Trùn Quế là vật nuôi sạch duy nhất hiện nay. Người ta có thể khai thác tất cả sản phẩm
từ việc nuôi trùn Quế. Trùn quế chỉ có thể nuôi được ở một số nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam, cho nên triển vọng xuất khẩu là rất lớn. Dự án nuôi trùn Quế có tính
khả thi cao, vì vậy việc triển khai nuôi trùn Quế ở huyện Phú Ninh sẽ giúp người nông
dân đạt được một số lợi ích vượt trội như : tận dụng nguồn nhân công dư thừa, xử lý
toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch và nhất là tận dụng
được nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

SVTH: Nguyễn Thị Bình

19


GVHD: ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Quản lý dự án (2008), trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
[2]. Bài giảng Quản trị dự án (2015), ThS. Hồ Thị Thanh Tuyền, trường Đại học

Quảng Nam.
[3]. Một số trang web
-
-

SVTH: Nguyễn Thị Bình

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×