Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

dạy học chủ đề bản thân cho trẻ mầm non dựa vào lý thuyết tháp nhu cầu của maslow

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.95 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-------------------------------

NGUYỄN BÍCH THỦY

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
CHO TRẺ MẦM NON DỰA VÀO LÝ THUYẾT
THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học

ThS. Nguyễn Thị Hương

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng Ban chủ nhiệm Khoa và
các giảng viên trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Hương đã
dành thời gian và tâm huyết để giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong khoảng thời gian có hạn, mặc dù cũng đã cố gắng hết mình xong
chắc chắn rằng khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để khóa luận được đầy đủ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014


Sinh viên

Nguyễn Bích Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non
dựa vào lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Đề tài của tôi chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học
nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Bích Thủy


MỤC LỤC
PHẦN

1.

MỞ

ĐẦU

1
1.




do

chọn

đề

tài

1
2.

Mục

đích

nghiên

cứu

thể

nghiên

cứu

tượng

nghiên

cứu


vụ

nghiên

cứu

4
3.

Khách

4
4.

Đối

4
5.

Nhiệm

4
6.

Phương

pháp

4

7.

Cấu trúc đề tài

5

nghiên

cứu


8.

Giả thuyết khoa học

5
PHẦN

2.

NỘI

DUNG

6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG LÝ THUYẾT THÁP NHU CẦU

CỦA


MASLOW TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
............................................................................................
............................................................................................
6
1.1.

Lý thuyết về Tháp nhu cầu của Maslow
6

1.1.1. Một số khái niệm
...........................................................................................................
...........................................................................................................
6
1.1.2. Nội dung của lý thuyết Tháp nhu cầu
...........................................................................................................
...........................................................................................................
11
1.2.

Đặc điểm của trẻ mầm non
...........................................................................................................
...........................................................................................................
18

1.2.1. Đặc điểm sinh lý
...........................................................................................................
...........................................................................................................
18



1.2.2. Đặc điểm tâm lý
...........................................................................................................
...........................................................................................................
19
1.2.3. Đặc điểm về nhu cầu trẻ mầm non
...........................................................................................................
...........................................................................................................
21
1.3.

Xác định các nhu cầu cơ bản của trẻ mầm non dựa theo lý
thuyết Tháp nhu cầu
...........................................................................................................
...........................................................................................................
24

1.3.1. Nhu cầu sinh học
...........................................................................................................
...........................................................................................................
24
1.3.2. Nhu cầu an toàn
...........................................................................................................
...........................................................................................................
25
1.3.3. Nhu cầu xã hội
...........................................................................................................
...........................................................................................................
26
1.3.4. Nhu cầu tôn trọng
26

1.3.5. Nhu cầu tự khẳng định
27
1.4.

Dạy học chủ đề Bản thân ở trường mầm non theo lý thuyết
Tháp nhu cầu


27
1.4.1. Mục tiêu, nội dung của chủ đề
27
1.4.2. Đặc trưng dạy học chủ đề Bản thân ở trường mầm non theo lý
thuyết Tháp nhu cầu
28
1.5.

Thực trạng dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết Tháp nhu
cầu
29

1.5.1. Thực trạng về nhu cầu của trẻ mầm non
29
1.5.2. Thực trạng về dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết Tháp nhu
cầu
30
Kết luận chương 1
31
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THÁP NHU
CẦU TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
CHO

TRẺ
MẦM
NON
............................................................................................
............................................................................................
32


2.1.

Nguyên tắc đề xuất biện pháp vận dụng lý thuyết Tháp nhu
cầu trong dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non
32

2.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu dạy học chủ đề Bản thân
32
2.1.2. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học mầm non
34
2.1.3. Đảm bảo phù hợp với trẻ mầm non
35
2.1.4. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng nhu cầu ở trẻ mầm non
35
2.2.

Một số biện pháp vận dụng lý thuyết Tháp nhu cầu trong dạy
học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non
36

2.2.1. Thiết kế mục tiêu dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết Tháp nhu
cầu của Maslow

36
2.2.2. Xây dựng nội dung dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết Tháp
nhu cầu
43
2.2.3. Cách thức tổ chức dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết Tháp
nhu cầu của Maslow


50
Kết luận chương 2
57
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
................................................................................................................
................................................................................................................
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
......................................................................................................................
......................................................................................................................
59


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba
tháng tuổi đến sáu tuổi.
Trong hệ thống chương trình giáo dục trẻ mầm non, lĩnh vực phát triển
nhận thức - khám phá khoa học là một lĩnh vực quan trọng và có ảnh hưởng
lớn đối với sự phát triển và hoàn thiện của trẻ.
Trong 9 chủ đề giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ

Giáo dục và Đào tạo thì chủ đề Bản thân là mảng nội dung rất gần gũi, quen
thuộc với trẻ, và việc dạy học chủ đề Bản thân là rất cần thiết, có vai trò quan
trọng. Nội dung giáo dục của chủ đề cung cấp đến trẻ một số hiểu biết sơ
đẳng về bản thân; hình thành và phát triển những tình cảm, kỹ năng sống,
hành vi ứng xử, giao tiếp cần thiết cho cuộc sống hằng ngày phù hợp với độ
tuổi. Thông qua hoạt động học tập, khám phá chủ đề Bản thân, trẻ bước đầu ý
thức được về mình, về những người thân gần gũi; về những gì trẻ thích và có
thể làm được từ đó dễ dàng thích nghi, hòa nhập với cuộc sống xung quanh;
giúp trẻ có những tình cảm, kỹ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp;
chuẩn bị tốt cho trẻ học tập ở giai đoạn sau một cách thuận lợi.
Trong thực tế khi dạy học về chủ đề Bản thân, giáo viên thường dạy trên
lý thuyết là chính, chủ yếu dạy trẻ những kiến thức sơ lược về bản thân như
những đặc điểm riêng (tên, tuổi, giới tính, hình dáng bên ngoài…) các bộ
phận trên cơ thể, trẻ cần phải ăn uống và giữ gìn cơ thể sạch sẽ… Những kiến
thức mà giáo viên truyền đạt đến trẻ chưa thấy rõ được tầm quan trọng, ý
nghĩa của chủ đề Bản thân đối với trẻ mầm non.
Hơn nữa, chủ đề Bản thân có nghĩa là chủ đề dành riêng cho mỗi trẻ,
hoạt động học tập chủ đề Bản thân là hoạt động trẻ tìm hiểu, khám phá về bản
1


thân mình. Mỗi đứa trẻ có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, trẻ
cần phải hiểu rõ nhu cầu của mình; mỗi trẻ cần có hiểu biết khác nhau và thể
hiện mức độ nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, việc dạy học chủ đề Bản thân
hiện nay ở các trường mầm non lại đánh đồng dạy chung cho mọi trẻ và chưa
lưu ý tới những nhu cầu của mỗi con người, nhu cầu của trẻ em. Mỗi đứa trẻ
không chỉ cần biết những thông tin cơ bản về bản thân, mà còn phải biết
chúng cần những gì trong cuộc sống, những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi
người là gì.
Do vậy, nếu trẻ có những nhận thức và hiểu về nhu cầu của mình, biết thể

hiện, thực hiện các nhu cầu ấy một cách chính đáng trẻ sẽ hiểu đúng về bản
thân, có những điều chỉnh hành vi phù hợp và hoàn thiện về thể chất, tinh thần.
Nhu cầu được hiểu là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con
người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người
bao gồm những nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, mặc, ở, đảm bảo an toàn,
được tham gia cộng đồng, được giao lưu tiếp xúc tình cảm, được tôn trọng và
thể hiện bản thân…
Đề cập đến nhu cầu, nhà khoa học Maslow đã từng đưa ra lý thuyết về
nhu cầu của con người. Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia ra 5
thang bậc từ cơ bản đến bậc cao hơn. Ông mô tả các mức độ nhu cầu của
con người thông qua mô hình Tháp nhu cầu. Theo đó, Tháp nhu cầu bao
gồm 5 cấp độ:

2


Từ những nhu cầu của con người mà Maslow đã chỉ ra trong Tháp nhu
cầu, có thể thấy vận dụng Tháp nhu cầu vào dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ
mầm non rất phù hợp. Vì trẻ phải biết trẻ cần gì, trẻ có những nhu cầu nào và
làm như thế nào để đạt được những nhu cầu ấy, nhu cầu với trẻ quan trọng ra
sao… Tuy nhiên, trong thực tế giáo viên lại chưa đề cập đến vấn đề này. Khi
dạy học về chủ đề Bản thân, giáo viên thường chú trọng dạy trẻ về con người
sinh học, những đặc điểm riêng… mà không lưu ý tới các nhu cầu cần thiết
của mỗi đứa trẻ, chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển của trẻ cũng như mục
tiêu giáo dục.
Đối với việc dạy học chủ đề Bản thân, có thể dựa vào các thang bậc của
Tháp nhu cầu để xây dựng những biện pháp dạy học chủ đề Bản thân phù hợp
với trẻ mầm non và đem lại hiệu quả tốt hơn.
Đối với trẻ mầm non, thông qua Tháp nhu cầu trẻ có thể nhận ra và có
những hiểu biết về nhu cầu của mình, cũng như biết cách đòi hỏi, bày tỏ và

hài lòng với những những mong muốn phù hợp của bản thân. Từ những kiến
thức, hiểu biết về nhu cầu trẻ xác định được các nhu cầu cần thiết của bản
thân, học cách thể hiện và thực hiện các nhu cầu ấy. Từ đó, trẻ có những nhận
thức đúng hơn về bản thân, có những điều chỉnh hành vi cho phù hợp và trẻ
hoàn thiện mình hơn.

3


Vì vậy, có thể tiếp cận theo lý thuyết Tháp nhu cầu mà Maslow đã đưa ra
để xây dựng các biện pháp dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non đem lại
hiệu quả tối ưu.
Do đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ
mầm non dựa vào lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non theo lý
thuyết Tháp nhu cầu của Maslow
3. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu
Việc vận dụng Tháp nhu cầu của Maslow để dạy học chủ đề Bản thân
cho trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học chủ đề Bản thân theo lý
thuyết Tháp nhu cầu.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy học chủ đề Bản thân theo lý
thuyết Tháp nhu cầu.
- Đề xuất các biện pháp dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non theo
lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu.
- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên
cứu thực tiễn.

4


6.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Thu thập thông tin từ phía giáo viên:
+ Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của dạy học chủ đề Bản
thân cho trẻ mầm non.
+Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức dạy học chủ đề Bản thân.
+ Nắm bắt thực trạng về nhu cầu của trẻ mầm non.
+ Nắm bắt thực trạng về việc dạy học chủ đề Bản thân theo lý thuyết
tháp nhu cầu.
- Tiến hành: Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và trẻ để tìm hiểu, thu
thập các thông tin có liên quan.
6.3. Phương pháp quan sát
- Đối với giáo viên: Quan sát giáo viên trong quá trình dạy học và tổ
chức các hoạt động cho trẻ trong chủ đề Bản thân. Kết hợp trao đổi về vốn
kinh nghiệm để dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ.
- Đối với trẻ: Quan sát mức độ nhận thức, thái độ, hành động của trẻ
trong hoạt động khám phá về chủ đề Bản thân. Quan sát những nhu cầu ở trẻ,
kết hợp trò chuyện với trẻ để đánh giá các đặc điểm và các nhu cầu của trẻ.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của khóa luận gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết Tháp
nhu cầu của Maslow trong dạy học chủ đề Bản thân.
Chương 2: Biện pháp vận dụng lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow trong
dạy học chủ đề Bản thân cho trẻ mầm non.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng lý thuyết về Tháp nhu cầu của Maslow vào dạy học chủ đề
Bản thân cho trẻ mầm non sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.

5


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG
LÝ THUYẾT VỀ THÁP NHU CẦU CỦA MASLOW TRONG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
1.1. Lý thuyết về tháp nhu cầu của Maslow
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa
học; đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự
hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào
cũng được xem xét từ nhiều góc độ, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó
với môi trường xung quanh.
Thông thường, nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Đã
là con người chắc chắn ai cũng có nhu cầu và có đối tượng của nhu cầu.
Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm
thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu,
một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ
thỏa mãn có khác nhau.

Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred
Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Hầu hết các
sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu.
Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học
thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức

6


hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng
thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.
Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua
quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Vậy nhu cầu là gì?
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển.
Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh
lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được[10].
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được
nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp
này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm
chế sự thoả mãn nhu cầu).
Tóm lại:
Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản thân của mỗi con người. Mọi
giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tùy theo từng quốc gia
hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung

giống nhau.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi
của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
Nhu cầu khác với ước muốn hay yêu cầu ở chỗ:
- Nhu cầu: Là trạng thái thiếu hụt 1 điều gì đó cần được thỏa mãn. Đây
có thể là các yêu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, đi lại, yêu thương…) hay các yếu
cầu cao cấp (giáo dục, thể thao, giải trí, làm đẹp, tự hoàn thiện…)
7


- Ước muốn: Là hình thái cụ thể của nhu cầu do văn hóa/bản sắc mỗi
người tạo nên. Nhu cầu chỉ chung, ước muốn chỉ riêng từ cá thể có nhu cầu
theo bản sắc/văn hóa riêng. Ví dụ: Ai cũng có nhu cầu ăn, ở, mặc, nhưng ước
muốn mỗi người là khác nhau.
- Yêu cầu: Là ước muốn với khả năng thanh toán; giải quyết cho cá thể
ước muốn nào đó.
Nhu cầu nói chung của con người có thể là các nhu cầu thiết yếu và các
nhu cầu cao cấp hơn.
Với người lớn, nhu cầu được thể hiện rõ ràng, được thực hiện cụ
thể. Người lớn dễ dàng thực hiện các nhu cầu thiết yếu khi họ cảm thấy
cần và có điều kiện thực hiện. Họ sẽ ăn khi cảm thấy đói, uống khi thấy
khát, mặc những trang phục phù hợp, đi lại, giao lưu tiếp xúc với mọi
người xung quanh, cảm thấy yêu và được yêu, họ sẽ thể hiện tình cảm
của mình với những người họ yêu quý. Cao hơn, là những nhu cầu về
học tập, giáo dục, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động xã
hội, thư giãn, giải trí, làm đẹp…
Với trẻ nhỏ, trẻ có thể chưa nhận thức được về nhu cầu của bản thân
hoặc có thể nhận thức được nhưng không biết biểu hiện, thể hiện chúng như
thế nào. Nhu cầu đặc trưng ở trẻ nhỏ là những nhu cầu về ăn uống, mặc, ở,

sức khỏe, vui chơi, được người lớn yêu thương.
1.1.1.2. Tháp nhu cầu
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển
một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục.
Đó là “lý thuyết về thang bậc nhu cầu” của con người. Trong lý thuyết này,
ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc,

8


trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức
độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết Maslow đã sắp xếp các nhu cầu
của con người theo 5 cấp bậc, từ cơ bản đến bậc cao hơn, đó là:
- Nhu cầu cơ bản (nhu cầu về sinh học)
- Nhu cầu về an toàn
- Nhu cầu về xã hội
- Nhu cầu về được tôn trọng
- Nhu cầu được thể hiện, tự khẳng định mình
Abraham Maslow mô tả các mức độ nhu cầu của con người thông qua
mô hình tháp nhu cầu. Theo đó tháp nhu cầu bao gồm 5 cấp độ.

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng
một hình tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.
Cụ thể :
Nhu cầu chính của con người có hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản
và Nhu cầu bậc cao.
- Nhu cầu cơ bản: liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước
uống, ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự

tôn. Những nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt, vì nếu
9


con người không có đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù
đắp bằng được sự thiếu hụt.
- Nhu cầu bậc cao: Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao
hay nhu cầu hiện hành (nhu cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự
công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí,…
Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ cũng được ưu tiên hơn những
nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một người nếu thiếu thức ăn hay nước uống sẽ
không quan tâm đến các nhu cầu về sự công bằng hay vẻ đẹp.
Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow
hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc đó là:
- Nhu cầu cơ bản
- Nhu cầu về an toàn
- Nhu cầu về xã hội
- Nhu cầu về được quý trọng
- Nhu cầu về nhận thức
- Nhu cầu về thẩm mỹ
- Nhu cầu được thể hiện mình
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã
Maslow cho rằng con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những
nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ
cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và
định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được
thoả mãn.
Sau khi những nhu cầu bậc thấp được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn
sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc dưới sẽ
lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được

thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.

10


Thang bậc nhu cầu cũng được áp dụng có hiệu quả trong việc giáo dục
trẻ, qua đó gia đình và nhà trường có thể nắm bắt được tâm lí, sự khó khăn,
thiếu hụt của học sinh đang gặp phải ở vị trí nào trong tổng quan tháp nhu cầu
để có những thay đổi, điều chỉnh và rút ra những phương pháp giáo dục phù
hợp nhất nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
1.1.2. Nội dung của lý thuyết tháp nhu cầu
Maslow mô tả các mức độ nhu cầu của con người thông qua mô hình
tháp, bao gồm 5 cấp độ:

* Cấp độ 1 hay còn gọi là cấp độ “sinh lý” hoặc “sinh tồn”
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý,
bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để
thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái… đây là những nhu
cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong mô hình tháp, chúng ta
thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện
trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản
này chưa đạt được.

11


Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực
được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt

động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe
mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi
sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được
thực hiện ưu tiên.
Nhu cầu này ở trẻ biểu hiện ở việc trẻ cần được ăn uống đủ lượng,
đủ chất và đa dạng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý. Nhu
cầu về ăn uống với trẻ cực kỳ quan trọng vì trẻ đang trong quá trình phát
triển và hoàn thiện, cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Hơn
nữa, cơ quan tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên thức ăn của trẻ luôn được
chế biến đặc biệt và đảm bảo đủ chất, vệ sinh.
Ngoài nhu cầu về ăn uống, ở cấp độ này những nhu cầu của trẻ còn bao gồm:
trẻ cần được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, được hít thở không khí trong lành, được mặc
các trang phục phù hợp, được sống trong ngôi nhà có cha mẹ, người thân chăm
sóc… Những biểu hiện về nhu cầu của trẻ con rất đơn giản. Chúng sẽ khóc lóc và
đòi ăn, đòi uống khi cảm thấy đói khát; muốn đi ngủ khi mệt mỏi, khi buồn ngủ;
đòi bố mẹ mặc quần áo đẹp, mặc ấm khi bị lạnh…
* Cấp độ 2 hay còn gọi là cấp độ “an toàn và an ninh”
Theo Maslow, khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: con người có
cơm ăn, áo mặc và chỗ ở thì sẽ hình thành các nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an
toàn và an ninh cho bản thân. Khi đó con người muốn được an toàn về thân
thể, sức khỏe, việc làm, gia đình; muốn tài tài sản được đảm bảo; muốn ổn
định để phát triển…

12


Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này
không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp

theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu
cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các
nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp
khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ…
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về
sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong
xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi
các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là
việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành
tiết kiệm… cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress
thì không thể học hành, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể
học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó
chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ
cho thấy, trong các trường hợp bị sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể
xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.
Với trẻ nhỏ cơ thể yếu ớt, nhận thức về sự an toàn hay nguy hiểm chưa
rõ ràng nên càng cần phải đảm bảo nhu cầu về an toàn, cần được cha mẹ,
người thân bảo vệ. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi
bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về, chúng rất dễ khóc khi bị
đau, bị ngã, bị ốm hay cảm thấy bị bỏ rơi…
* Cấp độ 3 hay còn gọi là cấp độ “xã hội”
Khi nhu cầu ở cấp độ 2 được đáp ứng, các mong muốn của con người sẽ
tiếp tục phát triển tạo thành các nhu cầu ở cấp độ 3, đó là nhu cầu khẳng định
13


cái tôi của cá nhân trong xã hội. Nhu cầu này được thể hiện trong mỗi cá nhân

con người: họ muốn yêu và được yêu; có gia đình, bạn bè; muốn được nhận ra
và tôn trọng bởi cộng đồng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn
đóng góp bản thân cho cộng đồng…
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận,
một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể
hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia
đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia
các câu lạc bộ, làm việc nhóm…
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài
người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu
này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này
không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh
thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống
độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những
người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng
giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ
thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.
Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân
viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà
trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng
dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách
nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào những hoạt động bổ ích. Các
kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả
tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.
Trẻ lứa tuổi mầm non có nhu cầu yêu thương, thể hiện tình cảm rất rõ
ràng, hơn cả người lớn. Những đứa trẻ lúc nào cũng muốn được bố mẹ, người

14



thân yêu thương và chúng thể hiện cảm xúc với những người chúng quý mến,
những người yêu thương chúng một cách cụ thể, sinh động.
Để lớn lên, trẻ cần được sống trong gia đình, là một thành viên trong
xã hội và được mọi người thừa nhận. Trẻ nhỏ rất thích tham gia các hoạt
động chung, hoạt động tập thể như: hát, múa, chơi trò chơi, tham quan,
hoạt động ở các góc…
Trong thực tế, giáo viên chưa chỉ rõ cho trẻ thấy sự tồn tại của trẻ trong
xã hội và nhu cầu về xã hội của trẻ là gì. Vì vậy, việc dạy trẻ về nhu cầu xã
hội là rất cần thiết, cần tiến hành kịp thời. Cần dạy cho trẻ biết thể hiện các
cảm xúc của mình và đón nhận tình cảm của mọi người xung quanh; mong
muốn yêu và được yêu. Dạy cho trẻ biết trẻ chính là một phần của xã hội, có
gia đình, có bạn bè và được mọi người chấp nhận, được tham gia vào các hoạt
động cộng đồng…
* Cấp độ 4 hay còn gọi là cấp độ “tự trọng”
Khi được tham gia cộng đồng ở cấp độ 3, đến cấp độ này, con người
có xu hướng hướng đến sự vinh danh của bản thân trong cộng đồng xã
hội. Con người ở cấp độ này luôn muốn trở thành người có ích trong xã
hội, có một chỗ đứng trong cộng đồng và nhận được sự tôn trọng, kính
nể từ những người xung quanh…
Nhu cầu này còn được thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý
mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận,
quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào
khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho
một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được
khích lệ, tưởng thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc
hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về

15



một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một
đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý đấu
để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự
trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người
(cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).
Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã
cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách
nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.
Trẻ mầm non tuy còn nhỏ nhưng cũng đã xuất hiện ý thức bản ngã, ý thức
về cái tôi cá nhân. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui, tự hào khi được khen ngợi, động
viên. Và ngược lại, chúng cảm thấy buồn, thấy xấu hổ, thấy tủi thân và khóc
khi bị la mắng, phê bình; đặc biệt là bị chê bai, nhạo báng nơi đông người. Để
trẻ có thêm nhận thức đúng về bản thân, giáo viên cần dạy trẻ hiểu thế nào là
lòng tự trọng và biểu hiện của lòng tự trọng ra sao. Trong quá trình giáo dục
trẻ, nếu giáo viên nắm bắt được tâm lý về sự “tự trọng” của trẻ mầm non và có
những ứng xử phù hợp sẽ mang lại những hiệu quả giáo dục tốt đẹp.
* Cấp độ 5 hay còn gọi là cấp độ của sự “tự khẳng định”
Lúc này con người có xu hướng mãnh liệt hoàn thiện bản thân và luôn
ước mơ đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Nhu
cầu đó thể hiện thông qua việc con người luôn luôn muốn làm những gì mình
thích và hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu đó, muốn được sáng tạo, thể
hiện khả năng, trình diễn mình, thể hiện bản thân…
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong
muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói
một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm

16



×