Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trường mầm non hùng vương phúc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.94 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

VŨ THỊ HUỆ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
TRẺ MẪU GIÁO TRƯỜNG MẦM NON
HÙNG VƯƠNG - PHÚC YÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Người hướng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN XUÂN ĐOÀN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Vũ Thị Huệ
Sinh viên lớp K36B - Giáo dục Mầm non, Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tôi xin cam đoan đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi: Các số liệu, kết quả thu thập được
trong khóa luận là trung thực, rõ ràng, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên



Vũ Thị Huệ

năm 2014


DANH MỤC VIẾT TẮT
CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

ĐHSP:

Đại học sư phạm

GDMN :

Giáo dục mầm non

GDTC:

Giáo dục thể chất

GD&ĐT:

Giáo dục và đào tạo

HĐTDCB :

Hoạt động thể dục cơ bản


HĐNT :

Hoạt động ngoài trời

HNTW :

Hội nghị Trung ương

KNVĐCB :

Kỹ năng vận động cơ bản

TCVĐ :

Trò chơi vận động

TDCB :

Thể dục cơ bản

TDTT:

Thể dục thể thao

TTN:

Trước thực nghiệm

TW:


Trung ương

NQ :

Nghị quyết

STN:

Sau thực nghiệm

TDTT:

Thể dục thể thao

UBND :

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
biểu
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16

Nội dung

Trang

Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị và không
gian (n=30)
Thực trạng về công tác quản lý, chỉ đạo trong trường
mầm non Hùng Vương - Phúc Yên (n=30)
Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo
viên (n=30)
Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết
của GDTC cho trẻ mẫu giáo (n=30)
Thực trạng việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC cho
trẻ mẫu giáo (n=30)
Thực trạng việc thực hiện bài tập đội hình, đội ngũ
(n=30)
Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thực hiện
bài tập phát triển chung (n=30)
Thực trạng việc thực hiện bài tập kỹ năng vận động
cơ bản (n=30)

Thực trạng việc thực hiện TCVĐ (n=30)
Mức độ ưu tiên sử dụng giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động GDTC (n=30)
Kết quả phỏng vấn về mức độ ưu tiên lựa chọn test
đánh giá năng lực vận động của trẻ (n=30)
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đối với trẻ 3-4 tuổi

25

(nA= nB=10)
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đối với trẻ 4-5 tuổi
(nA= nB=10)
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm đối với trẻ 5-6 tuổi
(nA= nB=10)
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đối với trẻ 3-4 tuổi
(nA= nB=10)
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đối với trẻ 4-5 tuổi
(nA= nB=10)

26
27
28
29
30
31
32
33
35
42
43

43
44
45
45


Bảng 3.17

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm đối với trẻ 5-6 tuổi
(nA= nB=10)

46

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1


CHƯƠNG 1........................................................................................................4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................4
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM NON. .4
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC MẦM NON.........................................5
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..............6
1.3.1. Khái niệm giải pháp....................................................................................6
1.3.2. Khái niệm GDTC [6]..................................................................................7
1.4. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRỂ MẪU GIÁO [6]..............7
1.4.1. Sự phát triển cơ thể trẻ.................................................................................7
1.4.2. Sự phát triển vận động của trẻ mẫu giáo......................................................10
1.5. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA GDTC CHO TRẺ MẦM NON....................11
1.5.1. Mục tiêu của GDMN................................................................................11
1.5.2. Nhiệm vụ của GDTC cho trẻ mầm non [6].................................................12

1.6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON [6]......15
1.6.1. Bài tập đội hình, đội ngũ và ý nghĩa của bài tập đội hình, đội ngũ với sự phát
triển của trẻ........................................................................................................15
1.6.3. Bài tập vận động cơ bản và ý nghĩa của bài tập cơ bản đối với sự phát triển của
trẻ.....................................................................................................................17
CHƯƠNG 2......................................................................................................19
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..........................19
2.1. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................19
2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..........................................................................22
CHƯƠNG 3......................................................................................................24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................24
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO
TRẺ MẪU GIÁO TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG - PHÚC YÊN.........24


3.1.1 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và không gian của trường.............25
3.1.2. Thực trạng về công tác quản lý, chỉ đạo trong trường mầm non Hùng Vương Phúc Yên ..........................................................................................................26
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên và trình độ đội ngũ giáo viên của trường mầm
non...................................................................................................................27
3.1.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của GDTC cho trẻ mẫu giáo
.........................................................................................................................28
3.1.5. Thực trạng việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC cho trẻ mẫu giáo ................29
3.1.6. Thực trạng việc thực hiện chương trình GDTC cho trẻ mẫu giáo..................30
3.2. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ
MẪU GIÁO TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG - PHÚC YÊN ................34
3.2.1. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho trẻ mẫu giáo trường
mầm non Hùng Vương - Phúc Yên ....................................................................34
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC.............40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................46
PHỤ LỤC 1........................................................................................................1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỷ mới - thế kỷ XXI, với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát
triển của nền kinh tế tri thức, thì chúng ta càng xiết bao khâm phục trước tầm
nhìn xa trông rộng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, càng thấm thía lời dạy của Người:
“một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc hiểm họa của
sự dốt nát, theo Người dốt nát cũng là kẻ địch. Nên Người chỉ rõ: “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng. Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát
triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Tại đại hội Đảng khoá IX đã xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa,
là điều kiện phát huy nguồn lực con người:” [5]. Đặc biệt là GDMN có một vị
trí quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học
đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân
tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ
trên con đường xây dụng cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc. Trẻ em hôm
nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được bảo vệ, được tồn tại,
được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa
tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội,

đối với cộng đồng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ gìn dân chủ xây dựng nhà
nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công”. Như
vậy GDTC được coi là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý


2
nghĩa vừa là tiền đề, vừa là điều kiện đến việc thực hiện thành công hay
không các hoạt động của con người. Và đối với trẻ em - thế hệ tương lai của
đất nước thì việc chăm sóc giáo dục trẻ lại cần phải được chú trọng hơn. Đặc
biệt GDTC cho trẻ thì càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa bởi trong nghị
quyết số 04-NQ/HNTW của hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân ghi rõ. “Sức khỏe là Cái vốn quý nhất của mỗi con người và của
toàn xã hội là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ tổ
quốc”. [15]
GDTC là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có
mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa,
GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn, bởi cơ thể trẻ đang phát
triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, hệ cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang
hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối nếu
không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót
trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều
đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới
công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
còn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khỏe còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều
trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh
đường ruột... Các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều
thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm
bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy GDTC cho trẻ em ở

nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm
ủng hộ của toàn xã hội tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Xuất phát từ những thực trạng trên, là một giáo viên mầm non trong
tương lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề GDTC cho trẻ nên tôi lựa chọn đề tài:


3
“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên”.
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng công tác GDTC cho trẻ mẫu giáo
trường mầm non Hùng Vương - Phúc Yên. Trên cơ sở đó đề xuất ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho trẻ mẫu giáo ở trường
mầm non Hùng Vương - Phúc Yên.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC MẦM
NON
Nền giáo dục có phát triển thì quốc gia đó mới hùng mạnh. Chính vì thế
mà, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế
hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng
khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển
giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con
người” [5]. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã
hội. Đặc biệt, GDMN có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ

thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách
con người mới xã hội chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dạy trẻ như trồng cây non, giáo dục
mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt.” [1]
Nhận thức được vai trò quan trọng của GDMN trong sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người Việt Nam. Hiện nay, việc giáo dục trẻ
trước tuổi đi học luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, định
hướng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non là thực
hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi
nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Tư tưởng
đó đã thể hiện rõ trong thư gửi tạp trí “Vì trẻ thơ” ngày 8/1/1997 nguyên tổng
bí thư Đỗ Mười đã viết: “Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, là một trong
những mắt xích đầu tiên của quá trình triển khai thực hiện con người” [9]. Và


5
đề án: “Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015'' đã thể hiện rõ quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay về phát triển GDMN thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Quan niệm giáo dục hiện nay đã nhấn mạnh rằng, cùng với việc chăm
lo, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì người lớn cần phải nhạy cảm biết
đón nhận và thỏa mãn nhu cầu phát triển mới, từng bước hoàn thiện và phát
triển nhân cách trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những năm
đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành
những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhiều công trình khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh
lợi ích của việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách khoa học từ
khi trẻ còn nhỏ sẽ đảm bảo phát triển toàn diện đúng hướng, làm cơ sở cho sự

phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của con người.
Từ đó chứng tỏ rằng phát triển GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là việc làm cấp bách và cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn
trên toàn thế giới.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC MẦM NON
GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là cấp
học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình
chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ.
Do vậy, phát triển GDMN, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu
tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Và hiện nay GDMN đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với mọi
quốc gia. Có đến 160 nước và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi GDMN là
một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn


6
mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: Trường
mầm non là trường tự nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có
thể theo học không mất tiền, 3 tiếng/ngày. Ở New Zealand, Chính phủ hỗ trợ
cho các loại trường GDMN dựa trên kết quả hoạt động mà các cơ sở đó đã đạt
được. Điều kiện được nhận hỗ trợ là cơ sở GDMN phải đáp ứng được các
Chuẩn do Bộ Giáo dục đưa ra. Chính phủ hỗ trợ 50% chi phí hoạt động của các
cơ sở GDMN không phân biệt cơ sở công lập hay tư thục. Phần còn lại do cha
mẹ đóng góp. Các gia đình khó khăn về thu nhập hoặc có con ở tuổi mầm non
bị khuyết tật có thể làm đơn xin miễn đóng góp. Luật hệ thống giáo dục quốc
gia Indonesia đã công nhận GDMN là giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục
cơ bản. Luật Giáo dục của Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải
cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN nhằm thực hiện Công ước quốc tế về
quyền trẻ em. Còn ở Việt Nam việc chăm lo phát triển GDMN đã trở thành

trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và
toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Như vậy,
mọi cá nhân và toàn xã hội không thể không thừa nhận tầm quan trọng và tích
cực của GDMN đối với sự phát triển của đất nước.
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khái niệm giải pháp
Theo từ điển quản lý xã hội của các tác giả Nguyễn Tấn Dũng, Đỗ
Minh Hợp thì giải pháp là: Phương tiện, hành vi thực hiện sự tác động bằng
phương tiện quản lý phương thức biểu thị các mối quan hệ quản lý xã hội là
dự án đã được xây dựng thông qua... [4]
Các giải pháp hiệu quả phải gồm các phương pháp (cách thức tác động)
hữu ích phù hợp với điều kiện cụ thể kinh tế - xã hội của cơ sở (của môi trường).
* Giải pháp hữu ích phải có các yêu cầu:
Có cái gì mới về lý luận và thực tiễn.
Có cái gì mới về trình độ phát triển.


7
Nội dung, mục tiêu phải ứng dụng được.
Đựơc pháp luật bảo vệ. [8]
1.3.2. Khái niệm GDTC [6]
GDTC là một quá trình sư phạm nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri
thức văn hóa thể chất của thế hệ trước cho thế hệ sau để giải quyết các nhiệm
vụ GDTC.
GDTC là một loại hình giáo dục chuyên biệt với nội dung chủ yếu là dạy
học động tác và phát triển nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh
học của cơ thể người, hình thành và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát
triển các tố chất của cơ thể con người. Đặc trưng của GDTC là dạy học động tác
(giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực.
GDTC cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ,

tổ chức cho trẻ sinh hoạt và vận động hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển
đều đặn, sức khỏe trẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện.
1.4. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA TRỂ MẪU GIÁO [6]
1.4.1. Sự phát triển cơ thể trẻ
Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi) là thời kì thuận lợi để trẻ tiếp
thu và củng cố các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Trẻ em lứa
tuổi này lớn nhanh, cảm thấy như gầy hơn mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp đã có ở
lứa tuổi nhà trẻ. Đặc trưng của trẻ ở lứa tuổi này là cơ thể phát triển chưa ổn
định và khả năng vận động còn hạn chế.
* Sự phát triển của hệ thần kinh
Hệ thần kinh của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã ở mức độ cao hơn so với trẻ
em lứa tuổi nhà trẻ. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh đại não kết thúc.
Ở trẻ quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân
tích, đánh giá, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được các
hiện tượng xung quanh. Do đó mà giáo viên cần phải có kế hoạch giáo dục trẻ


8
một cách thận trọng, tránh để trẻ thực hiện một khối lượng vận động quá sức
hoặc kéo dài thời gian vận động vì như vậy sẽ làm trẻ mệt mỏi.
*Sự phát triển của hệ xương
Đối với hệ vận động bao gồm hệ xương, hệ cơ và khớp.
Hệ xương của trẻ chưa hoàn toàn cốt hóa, thành phần hóa học trong
xương của trẻ còn chứa nhiều nước và các chất hữu cơ nhiều hơn các chất vô
cơ so với người lớn, nên hệ xương của trẻ có nhiều xụn xương, xụn mềm, dễ
bị cong gẫy nếu vận động cơ thể một cách hợp lý có thể làm cho hình thái cấu
trúc xương của trẻ em có sự chuyển biến tốt như: Thành xương dày hơn,
đường kính to ra tăng được công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo....
Hệ cơ của trẻ còn yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ mảnh,
thành phần nước trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh của cơ bắp còn yếu,

cơ nhanh mệt mỏi, do đó trẻ ở lứa tuổi này không thích nghi với sự căng
thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong
thời gian luyện tập.
Khớp của trẻ có đặc điểm là ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp
còn mềm yếu dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém.
Do đó mà các hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp cho khớp
được rèn luyện từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp.
Để hệ vận động của trẻ thực hiện tốt chức năng của mình thì cần phải
thường xuyên cho trẻ luyện tập hợp lý, vừa sức và chú ý đến thân người đúng
của trẻ trong đời sống hàng ngày.
* Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là một hệ thống ống khép kín do tim và mạch cấu tạo
thành. Các vận động của tim chủ yếu dựa vào sự co bóp của cơ tim. Ở trẻ sức
co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển được một lượng
máu rất ít nhưng mạch đập của trẻ lại nhanh hơn so với người lớn. Sự điều
hòa thần kinh tim của trẻ còn chưa hoàn thiện, nên nhịp co bóp dễ mất ổn


9
định, cơ tim hưng phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài.
Nhưng khi thay đổi hoạt động tim của trẻ nhanh chóng hồi phục. Các mạch
máu của trẻ rộng hơn so với người lớn do đó áp lực của máu yếu. Để tăng
cường công năng của tim, khi cho trẻ luyện tập nên đa dạng hóa các dạng bài
tập, nâng dần lượng vận động cũng như cường độ vận động phối hợp động và
tĩnh một cách nhịp nhàng.
* Sự phát triển của hệ hô hấp
Hệ hô hấp được cấu tạo bởi đường hô hấp gồm mũi, miệng, họng, khí
quản, nhánh phế quản và phổi.
Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp miên mạc đường hô hấp mềm mại,
mao mạch phong phú dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ em nhỏ,

không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí của phổi
kém. Việc thở nông đã làm cho không khí phổi chưa ổn định tạo nên sự ứ
đọng không khí ở phổi do đó mà giáo viên nên tiến hành thể dục ở ngoài trời
nơi không khí thoáng mát. Bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu được
những vận động quá sức kéo dài liên tục. Những vận động đó sẽ làm cho các
cơ đang vận động bị thiếu ôxy. Việc tăng dần lượng vận động trong quá trình
luyện tập sẽ tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thích ứng với việc tăng lượng ôxy cần
thiết và ngăn ngừa được sự xuất hiện lượng ôxy quá lớn của cơ thể.
* Sự phát triển của hệ trao đổi chất
Cơ thể trẻ phát triển đòi hỏi bổ xung liên tục năng lượng tiêu hao và
cung cấp các chất tạo hình để kiến tạo các cơ quan và mô. Quá trình hấp thụ
các chất ở trẻ vượt cao hơn quá trình phân hủy và đốt cháy. Đối với trẻ tuổi
càng nhỏ thì quá trình lớn lên và sự hình thành các tế bào và mô của trẻ diễn
ra càng mạnh. Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và
dự chữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận
động quá mức ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến tiêu hao năng
lượng trong các cơ bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan


10
trong quá trình trao đổi chất. Điều này gây cảm giác mệt mỏi và ảnh hưởng
không tốt đến cơ năng hoạt động của hệ thần kinh làm giảm độ nhạy cảm của
hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển sự hoạt động của
cơ bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động
liên tục của từng nhóm cơ. Do đó, cần thường xuyên thay đổi vận động của
các cơ, chọn hình thức vận động phù hợp với trẻ.
1.4.2. Sự phát triển vận động của trẻ mẫu giáo
* Phát triển vận động của trẻ 3 tuổi
Vai trò điều chỉnh các vận động của trẻ ở lứa tuổi này tốt hơn so với lứa
tuổi nhà trẻ, các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh chóng, các quá

trình kìm hãm được phát triển. Trẻ có cảm giác thường xuyên đòi hỏi thay đổi
vận động, trẻ không giữ được mình trong tư thế yên tĩnh, cần phải luân phiên
giữa vận động và nghỉ ngơi. Sự phát triển vận động diễn ra trên cơ sở những
vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng, vận động nhảy, vận động bò và
vận động ném. Như vậy, để phát triển những vận động khác nhau ở trẻ thì
giáo viên cần phải sử dụng phong phú và đa dạng các loại dụng cụ nhằm gây
hứng thú và lòng ham vận động của trẻ.
*Phát triển vận động của trẻ 4 tuổi
Tốc độ phát triển thể lực của trẻ ở lứa tuổi này chậm hơn so với lứa tuổi
trước nhưng quá trình cốt hóa xương lại diễn ra nhanh. Khả năng vận động của hệ
thần kinh còn yếu nên nếu vận động nhiều, nặng thì trẻ nhanh mệt mỏi. Các phản
xạ có điều kiện hình thành nhanh song việc củng cố còn chậm. Vì vậy, những thói
quen vận động mới được hình thành không bền vững, dễ sai lệch. Sự phát triển
vận động diễn ra trên cơ sở những vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng, vận
động nhảy, vận động ném, chuyền, bắt, vận động bò, trườn, trèo.
*Phát triển vận động của trẻ 5 tuổi
Giai đoạn này trẻ trở nên cứng cáp hơn, biết tự lực, rất hiếu động và
không biết mệt mỏi, các vận động của trẻ dần dần đã đi đến hoàn thiện. Vì vậy,
các vận động của trẻ cần phải được người lớn thường xuyên theo dõi, kiểm tra.


11
Khả năng chú ý của trẻ tăng, trẻ hiểu được nhiệm vụ của mình và có thể thực
hiện được những động tác vận động quen thuộc bằng nhiều cách trong một thời
gian dài với lượng vận động lớn hơn. Các vận động của trẻ đã đạt mức độ
chính xác, nhịp nhàng, biết phối hợp vận động của mình đối với các bạn, trẻ có
khả năng quan sát hình ảnh, động tác mẫu của giáo viên ghi nhớ và thực hiện
lại, do đó cần phải tăng dần yêu cầu đối với trẻ để giúp trẻ tăng dần lượng vận
động, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau để giúp
trẻ thực hiện động tác một cách có ý thức và đạt hiệu quả tốt. Chú ý, thường

xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình vận động của trẻ. Ở lứa tuổi này sự
phát triển vận động diễn ra trên cơ sở những vận động đi, chạy và phát triển
cảm giác thăng bằng, vận động nhảy, vận động ném, trườn, trèo.
*Phát triển vận động của trẻ 6 tuổi
Tốc độ trưởng thành của trẻ tăng rất nhanh, tỉ lệ cơ thể đã cân đối, tạo
ra tư thế vững chắc, cảm giác thăng bằng đã hoàn thiện, sự phối hợp vận động
đã tốt hơn. Hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt trẻ có khả năng chú ý cao trong
quá trình học các bài tập vận động. Các vận động cơ bản được thể hiện tương
đối chính xác mềm dẻo thể hiện sự khéo léo trong vận động, lực cơ bắp được
tăng lên. Lứa tuổi này sự phát triển vận động diễn ra trên cơ sở những vận
động đi, vận động nhảy, vận động chạy, bò, ném.
Như vậy, dựa vào đặc điểm phát triển thể chất và vận động của trẻ ở
từng độ tuổi mầm non ta sẽ lựa chọn những nội dung và phương pháp hướng
dẫn phù hợp với trẻ để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình luyện tập.
1.5. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA GDTC CHO TRẺ MẦM NON
1.5.1. Mục tiêu của GDMN
GDMN là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện
việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi.
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp


12
một. GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền tảng
cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
1.5.2. Nhiệm vụ của GDTC cho trẻ mầm non [6]
GDTC cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của giáo dục toàn
diện cho trẻ và tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình giáo dục trẻ.
Để thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị tiền đề quan trọng đảm bảo
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục thì GDTC

trong trường mầm non cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1.5.2.1. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe
Việc rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của
những điều kiện môi trường xung quanh sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng, phát
triển đúng và hoàn chỉnh. Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng
thái tâm lý vui tươi ngăn ngừa sự mệt mỏi của hệ thần kinh, cần sử dụng có
hệ thống các biện pháp thích hợp như sử dụng yếu tố thiên nhiên: Tắm nắng,
dạo chơi nơi không khí thoáng mát...
Củng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lý nhằm
nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể phát triển một cách cân
đối, hoàn chỉnh tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong không
gian và sự thích ứng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết xung quanh, tăng
cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
Nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật hình thành các hình thái
chức năng một cách tối ưu. Đảm bảo sự phát triển hài hoà nhất về thể chất, thúc
đẩy sự hoạt động chức năng bình thường của cơ thể, tăng cường sức khoẻ cho trẻ.
1.5.2.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng
Cùng với bảo vệ tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà
của trẻ thì chúng ta cần hình thành, phát triển và hoàn thiện những kỹ năng,
kỹ xảo vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhảy, leo chèo, ném, trườn... Phát triển
tố chất thể lực thói quen vệ sinh, nắm được một số kiến thức sơ đẳng về


13
GDTC. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận
động của các bộ phận cơ thể với nhau như đầu, thân hình, chân tay, năng lực
định hướng trong vận động như trái, phải, trước, sau, để vận động của trẻ
được nhanh nhẹn chính xác hơn.
Tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn luyện
các phẩm chất vận động, dần dần hoàn thiện các động tác để các động tác trở

nên nhanh nhẹn, chính xác, linh hoạt, gọn gàng, dẻo dai. Trẻ biết thực hiện
các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết
kết hợp các bài tập vận động đã học khác. Từ đó giúp trẻ có biểu tưởng về tư
thế đúng, nắm được kỹ thuật của bài tập, của trò chơi vận động cũng như
những tri thức đơn giản về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Những kiến
thức trẻ lĩnh hội được giúp trẻ có ý thức tự giác trong luyện tập và sử dụng
các phương tiện giáo dục thể chất ở trường, ở gia đình tốt hơn.
Thông qua các tiết học trẻ nắm được những kiến thức về tên gọi và
cách sử dụng những dụng cụ thể dục đơn giản như bóng, vòng, gậy..., biết các
bộ phận trên cơ thể và các hướng chuyển động.
1.5.2.3. Nhiệm vụ giáo dục
Đối với trẻ mầm non khả năng tự nhận thức của trẻ còn hạn chế do đó
cần hình thành ở trẻ những nhu cầu thói quen thực hiện bài tập thể chất hằng
ngày giáo dục lòng yêu thích rèn luyện thể dục, sự hứng thú đến với luyện
tập. Trong quá trình GDTC cần kết hợp với những giáo dục khác như: Giáo
dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, lao động để giúp cho nhân cách của trẻ phát
triển một cách toàn diện.
* GDTC với giáo dục trí tuệ
Cơ thể con người là một khối thống nhất. Trí tuệ và thể lực đều do hệ
thống thần kinh trung ương điều khiển. Khoa học về sinh lý và tâm lý đã chỉ
rõ một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp con người phát triển trí óc
của mình.


14
GDTC một cách khoa học sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hệ
thần kinh giúp các quá trình tâm lý như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát
triển tốt. Đặc biệt bước đầu hình thành một số thao tác tư duy ở trẻ như: Quan
sát, phân tích, tổng hợp, khái quát. Ngoài ra còn giúp trẻ có những hiểu biết
sâu rộng về các tư thế như: Tư thế của động vật, côn trùng, nhưng hiện tượng

thiên nhiên và xã hội.
* GDTC với giáo dục đạo đức
Đối với trẻ mầm non khả năng tự ý thức của trẻ còn yếu nên trẻ rất khó
đánh giá hành vi của bản thân mình và các bạn cùng chơi điều đó đòi hỏi
trách nhiệm của nhà giáo dục đối với việc hình thành có định hướng những cơ
sở đạo đức ở trẻ nhỏ.
Trong các hoạt động thể dục hoặc tiết học giáo viên thường xuyên
nhận xét đánh giá hành vi đạo đức của trẻ. Điều này sẽ tạo cho trẻ những hiểu
biết nhất định về đạo đức mặt khác do trẻ thường phải vận động trong tập thể,
phải tuân theo những quy tắc nhất định, biết điều khiển hành vi của mình
trong quá trình thực hiện động tác. Do đó có thể phát triển ở trẻ các thói quen,
phẩm chất như: Có thiện ý, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính trung
thực, công bằng... Ngoài ra còn giáo dục ở trẻ những phẩm chất ý trí như lòng
dũng cảm kiên trì, kiềm chế.
* GDTC với giáo dục thẩm mỹ
GDTC tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục thẩm mĩ. Trong quá trình
thực hiện bài tập thể chất các động tác được thực hiện một cách khéo léo nhịp
nhàng sẽ tác động đến nhận thức của trẻ về vẻ đẹp của thân thể con người.
Khi vận động còn tạo cho trẻ có khả năng biết đánh giá cái đẹp của thân thể
con người khi vận động, cái đẹp của động tác về các tư thế như đi, đứng,
chạy, ngoài ra màu sắc của dụng cụ thể dục cũng tác động đến việc hình thành
ở trẻ trí óc thẩm mĩ.


15
* GDTC với giáo dục lao động
Ở lứa tuổi mầm non, giáo dục lao động giúp trẻ làm quen với lao động
của con người với những kỹ năng đơn giản thể hiện qua lao động tự phục vụ,
trực nhật, giáo dục trẻ những hứng thú lao động, thái độ đúng đắn và tôn
trọng lao động.

1.6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON [6]
Chương trình GDMN là chương trình khung của bộ, nội dung chương
trình mang tính chất gợi ý. Người giáo viên mầm non phải dựa vào chương
trình đó để xây dụng kế hoạch và nội dung kiến thức giảng dạy. Do vậy, nội
dung GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non là căn cứ để xây dựng chương trình
chăm sóc trẻ trong các nhà trường đồng thời là căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ giáo viên mầm non.
1.6.1. Bài tập đội hình, đội ngũ và ý nghĩa của bài tập đội hình, đội ngũ
với sự phát triển của trẻ
* Khái niệm
Đội hình đội ngũ là loại bài tập thể chất sử dụng vận động đi với nhiều
hình thức khác nhau: Vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc... Chuyển đội hình từ
2 - 3 hàng dọc hay hàng ngang quay theo các hướng khác nhau: Quay phải
quay trái, quay sau, giãn hàng, dồn hàng, chuyển động trong không gian khi
đi, chạy.
Bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ mầm non thực hiện nhiều trong thể dục
sáng, tiết học thể dục, giáo dục âm nhạc và trong TCVĐ.
* Ý nghĩa
Khi tập các bài tập đội hình đội ngũ, giáo viên thường sử dụng hiệu
lệnh hoặc mệnh lệnh điều đó có thể phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhẹn và
có phản ứng nhanh với các yêu cầu của giáo viên. Qua đó, trẻ hiểu được tác
dụng của điều lệnh trong bài tập.


16
Luyện tập đội hình đội, đội ngũ còn giúp cho việc phát triển ở trẻ sự
chú ý khả năng phối hợp hành động khi hoạt động tập thể, khả năng định
hướng trong không gian, rèn luyện tư thế đúng như: Đi thẳng người, bước dứt
khoát và bồi dưỡng tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tự giác cho trẻ.
Ngoài ra, các bài tập đội hình, đội ngũ có liên quan đến động tác đi và

có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vận động đi của trẻ.
1.6.2. Bài tập phát triển chung và ý nghĩa của bài tập phát triển chung
đối với sự phát triển của trẻ
* Khái niệm.
Bài tập phát triển chung là một hệ động tác được lựa chọn có tác dụng
phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệt như cơ vai, cơ tay, cơ lưng,
cơ ngực. Nhiệm vụ của những động tác này là hình thành tư thế đứng, thân thể
khỏe mạnh, đồng thời củng cố và phát triển hệ cơ xương, khớp, dây chằng...
*Ý nghĩa:
Bài tập phát triển chung có tác dụng củng cố tăng cường sức khỏe cho
trẻ, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến hệ thần
kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa,
về hình thái và chức năng.
Ngoài việc phát triển các cơ khớp, bài tập phát triển chung còn làm
nhiệm vụ hỗ trợ các bài tập vận động cơ bản trong tiết học.
* Phân loại bài tập phát triển chung;
Dựa vào cấu trúc của cơ thể người ta phân chia bài tập phát triển chung
thành 4 nhóm:
+ Nhóm bài tập phát triển hô hấp: Giúp trẻ hít thở và thực hiện quá
trình trao đổi khí trong quá trình vận động.
+ Nhóm bài tập củng cố và phát triển cơ tay - vai: Làm tăng hoạt động
của các cơ ngực phục vụ cho động tác hô hấp, củng cố cơ hoành và các cơ


17
bắp khác giúp cho việc thở sâu. Ngoài ra bài tập còn củng cố cơ lưng, duỗi
thẳng cột sống.
+ Nhóm bài tập củng cố phát triển cơ lưng và tính mềm dẻo của cột
sống: Động tác này ảnh hưởng đến việc hình thành tư thế đúng và tác động
đến sự phát triển mềm dẻo của cột sống khi gập người ra trước, ra các phía,

xoay tròn.
+ Nhóm bài tập củng cố phát triển cơ bụng, cơ chân tạo khả năng củng
cố cơ bụng, cơ chân và bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những chấn động
bên ngoài khi cử động mạnh như: Nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống... Những
động tác này còn củng cố cơ vòm bàn chân làm cho máu không ứ đọng ở tĩnh
mạch khi ngồi sổm, ngồi lưng chừng.
1.6.3. Bài tập vận động cơ bản và ý nghĩa của bài tập cơ bản đối với sự
phát triển của trẻ
* Khái niệm:
Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con người trong
cuộc sống, được sử dụng trong các hoạt động và hoàn cảnh khác nhau như khi di
chuyển đi, chạy... Khắc phục khó khăn nhảy qua rãnh nước, leo chèo, ném...
Bài tập vận động cơ bản là một loại bài tập thể chất bao gồm một hệ
thống các hoạt động, vận động được chọn lọc từ các vận động cơ bản tác
động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo
dưỡng và giáo dục trong quá trình GDTC cho trẻ.
* Ý nghĩa
Việc tập luyện các bài tập vận động cơ bản sẽ giúp hoàn thiện khả năng
làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp củng cố và
phát triển cơ bắp, rèn luyện hình thành các tư thế đúng. Qua đó tác động tốt
tới sức khỏe và phát triển thể lực tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh,
mạnh, khéo...
Ngoài ra các bài tập vận động cơ bản còn có tác dụng:


18
+ Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian: Sự định
hướng trong khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mỗi quan hệ giữa các vật
trong không gian...
+ Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian: Sự lâu dài, kéo

dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt
của vận động.
+ Giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong hoạt động tập thể: Vị
trí của mình trong đội hình chung.
*Phân loại bài tập vận động cơ bản.
Dựa vào chu kỳ của bài tập vận động cơ bản người ta phân chia thành
hai loại bài tập là bài tập vận động có chu kỳ và bài tập vận động cơ bản
không có chu kỳ.
Bài tập vận động có chu kỳ là những vận động khi thực hiện chúng
toàn bộ cơ thể và bộ phận nào đó của cơ thể không ngừng lặp lại vị trí ban
đầu như: Đi, chạy, bò, trườn...
Bài tập vận động cơ bản không có chu kỳ là những vận động khi thực
hiện chúng không có sự lặp lại các động tác của người tập như: Ném, nhảy...


×