Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÔ THỊ LỆ QUYÊN

CẢI BIÊN MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TÔ THỊ LỆ QUYÊN

CẢI BIÊN MỘT SỐ TRÒ CHƠI
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học
Th.S LẠI THẾ ANH

HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, quan tâm của các thầy cô giáo
trong khoa Giáo dục tiểu học, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, Th.S
Lại Thế Anh - Người đã tận tình hường dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường
Mầm non Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên - Vĩnh phúc, trường Mầm non Sơn Ca
– Thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện cho em có được những thông tin có
ích trong việc hoàn thành khóa luận.
Với khả năng và trình độ còn hạn chế của một sinh viên nên trong quá
trình thực hiện khóa luận này chắc chắn em không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cản ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện

Tô Thị Lệ Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cải biên một số
trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi” là công trình nghiên
cứu của riêng em, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Lại Thế Anh.
Em xin cam đoan công trình nghiên cứu khóa luận của em là trung
thực, chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Tô Thị Lệ Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
7. Đóng góp của khóa luận............................................................................6
8. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................6
NỘI DUNG ......................................................................................................7
Chương 1. Tổng quan về tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc cho trẻ 5-6
tuổi trong trường mầm non.............................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................7
1.1.1. Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non....................................................7
1.1.2. Tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm non............11
1.1.3. Đặc điểm tâm lý và khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi....................13
1.1.4. Trò chơi âm nhạc đối với lứa tuổi 5-6 tuổi trong trường mầm non...16
1.2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................20
1.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm non......20
1.2.2. Nguyên nhân các vấn đề cơ bản trong tổ chức hoạt động trò chơi âm
nhạc.................................................................................................................23
Tiểu kết chương 1........................................................................................24
Chương 2. Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc cải biên
sáng tạo một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi........26

2.1. Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi26
2.1.1. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc”...........................................................26


2.1.1.1. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” dạng nguyên bản............................26
2.1.1.2. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” cải biên 1.......................................27
2.1.1.3. Trò chơi “Chiếc mũ âm nhạc” cải biên 2.......................................29
2.1.2. Trò chơi “Nghe thấu hát tài”.............................................................30
2.1.2.1. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” dạng nguyên bản..............................30
2.1.2.2. Trò chơi “Nghe thấu hát tài” cải biên ............................................31
2.1.3. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”...................................................33
2.1.3.1. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” dạng nguyên bản....................33
2.1.3.2. Trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” cải biên..................................34
2.1.4. Trò chơi “Giai điệu thân quen”.........................................................35
2.1.4.1. Trò chơi “Giai điệu thân quen” dạng nguyên bản..........................36
2.1.4.2. Trò chơi “Giai điệu thân quen” cải biên.........................................37
2.1.5. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.......................................40
2.1.5.1. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” dạng nguyên bản.......40
2.1.5.2. Trò chơi “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng” cải biên.......................41
2.1.6. Trò chơi âm nhac nhí 2014................................................................42
2.2. Yêu cầu cần thiết khi tổ chức trò chơi âm nhạc...................................44
2.2.1. Yêu cầu đối với giáo viên..................................................................44
2.2.2. Các yếu tố khác.................................................................................45
Tiểu kết chương 2........................................................................................46
KẾT LUẬN....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................53
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21, nhiệm vụ của đất nước là đào tạo
con người mới, con người của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là
nền văn minh trí tuệ trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Vấn đề giáo
dục con người là vấn đề của mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và cũng là của
mọi nhà, mọi người.Vì vậy, việc giáo dục con người ngay từ những năm
tháng đầu đời là vô cùng quan trọng.
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển của nhân cách con người. Trong thời đại ngày nay, trẻ em
luôn được xác định là tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định
vận mệnh đất nước.
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật suất hiện sớm trong lịch sử loài người,
và là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Âm
nhạc là loại hình nghệ thuật biểu hiện bằng âm thanh có sức tác động mạnh
mẽ đến tình cảm con người. Ngôn ngữ của âm nhạc chính là giai điệu, âm sắc,
cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu… diễn ra cùng với thời gian đã thu hút
hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, đồng thời là phát triển ngôn
ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm
mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm
những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện Âm nhạc. Khi nghe nhạc,
trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của Âm nhạc, ảnh hưởng những trạng
thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời Âm nhạc cũng dắt trẻ đến với
những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng.

7


Ngoài ra, Âm nhạc còn giúp phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm

xúc cho trẻ.
Ở trường mầm non, tổ chức hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động hát,
nghe nhạc và vận động theo nhạc. Quá trình tham gia các hoạt động âm nhạc
như: nghe giáo viên hát, trẻ tự hát, vận động, trò chơi âm nhạc… sẽ hình
thành các yếu tố của một nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện. Muốn thực
hiện tốt việc giáo dục âm nhạc, giáo viên phải có khả năng, kiến thức âm
nhạc, thường xuyên rèn luyện để có khả năng biểu diễn, vì hiệu quả giáo dục
ảnh hưởng trực tiếp đến với trẻ. Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo
viên Mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ
thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên
có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong
khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi
ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì
tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài
hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn
nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào
bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang
hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ
đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được
trong trường lớp Mầm non. Đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục
âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ
chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm
nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế
độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc
được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình,

8



làm quen với toán, thể dục buổi sáng… Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm
vui tươi hồn nhiên. Chúng ta cần phải biết vận dụng một cách sáng tạo,
thường xuyên tổ chức sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi giáo dục âm
nhạc, tổ chức các hoạt động để đưa giáo dục âm nhạc vào cho phù hợp thì sẽ
uốn nắn kịp thời và tạo điều kiện để thực hiện tốt. Trẻ ở lứa tuổi mầm non học
tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận
động, nghe… tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ và
thường được mọi trẻ yêu thích. Trong thực tế các loại trò chơi âm nhạc được
lồng vào quá trình học hát, vận động và cũng có thể có kết cấu riêng. Dù ở
hình thức nào, trò chơi âm nhạc cũng tuân theo nguyên tắc : Âm nhạc quyết
định nội dung và tính chất các hoạt động nhằm phát triển các giác quan nhạy
bén. Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động
tích cực, sáng tạo. Tham gia chơi với nhau giúp các cháu có sự tưởng tượng
phong phú, có tinh thần tập thể và rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn.
Em luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ
môn âm nhạc, em đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, và tìm hiểu các thầy
cô có nhiều kinh nghiệm để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi
trường học tập tốt nhất cho trẻ.
Với tất cả những lý do trên, Em nhận thấy công tác tổ chức cải biên,
sáng tác một số trò chơi Âm nhạc có tác dụng rất tích cực đối với trẻ nên Em
luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn Âm
nhạc. Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng, Em xin đề cập tới đề tài: “CẢI BIẾN
MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI”

9


2. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc.
- Giúp trẻ nhận thức nhanh các môn học thuộc nhiều lĩnh vức khác nhau.

- Đặc biệt, giúp trẻ ham học ham tìm hiểu, biết tự rèn luyện sức khỏe
thông qua quá trình học tập âm nhạc. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện
“chân, mỹ, thiện”.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lý luận:
Tổng quan về tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường mầm
non.
Xây dựng hệ thống đặc điểm tâm lý, khả năng âm nhạc và hoạt động
trò chơi âm nhạc với trẻ 5-6 tuổi.
- Thực tiễn:
Tìm hiểu các trò chơi ở dạng nguyên bản được sử dụng trong giờ hoạt
động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non.
Đề xuất các trò chơi ở dạng cải biên, sáng tạo giúp tăng hiệu quả giáo
dục âm nhạc trong trường Mầm non.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Trò chơi âm nhạc phục vụ hoạt động học cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non.

5. Phạm vi nghiên cứu:
Trường mầm non công lập Trưng Nhị, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường Mầm non công lập Sơn Ca, Thành Phố Thái Bình.
Và một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Bình và Thị xã
Phúc Yên.

10


6. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng hệ thống các phương pháp

nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Bằng việc vận dụng các kĩ năng tư duy như: phân tích, so sánh, tổng
hợp,... Em tiến hành nghiên cứu các tài liệu về Giáo dục học Mầm non, Tâm
lý học trẻ em, Chương trình giáo dục Mầm non, Tạp chí Giáo dục Mầm non,
các giáo trình liên quan đến Giáo dục Âm nhạc cho trẻ Mầm non, Trò chơi âm
nhạc cho trẻ Mầm non,... để góp nhặt những kiến thức lí luận về dạy học âm
nhạc, tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc và đưa ra đề xuất về các trò chơi
mới nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong trường Mầm non.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát
Qua những tiết học Âm nhạc ở trường Mầm non Trưng Nhị, Thị xã
Phúc Yên, trường Mầm non Sơn Ca, Thành phố Thái Bình em chú ý quan sát
hoạt động dạy và học để nắm được quá trình dạy học Âm nhạc trong thực tế,
khả năng ca hát cũng như sự hợp tác tích cực của trẻ trong các hoạt động âm
nhạc khi được giáo viên hướng dẫn.
- Phương pháp đàm thoại
Bằng việc trò chuyện với giáo viên vấn đề giảng dạy môn Âm nhạc và
khả năng âm nhạc của trẻ đồng thời gần gũi với trẻ để nắm được mức độ hứng
thú của trẻ đối với âm nhạc nói chung và trò chơi âm nhạc nói riêng.
- Phương pháp trao đổi kinh nghiệm
Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên mầm non trực tiếp giảng dạy lứa
tuổi 5-6 tuổi để tích lũy những kinh nghiệm thực tế trong việc tổ chức hoạt
động trò chơi âm nhạc trong hoạt động Âm nhạc.

11


Trao đổi với giáo viên hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến đề tài từ
đó rút ra một số bài học khi tiến hành nghiên cứu.

7. Đóng góp của khóa luận
Bài Khóa luận góp phần làm phong phú thêm kho tàng trò chơi âm
nhạc dành cho trẻ Mầm non để phục vụ cho các hoạt động Âm nhạc,nhằm
phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ đồng thời nâng cao chất lượng Giáo
dục Âm nhạc trong trường Mầm non.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì nội dung khóa luận gồm 3
chương:
- Chương 1: Tổng quan tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong
trường Mầm non.
- Chương 2: Cải biên một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc cho trẻ
5-6 tuổi.

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI
ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non
Âm nhạc mang sức mạnh vô cùng to lớn trong việc thể hiện một
cách tinh tế thế giới nội tâm của con người, những rung cảm hết sức tế nhị
của niềm vui, nỗi buồn, day dứt, suy tư, nghi ngờ, ước vọng, tin tưởng… đối
với các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong đời sống một cách đầy đủ
và đa dạng. Vì vậy, khi nói đến ý nghĩa tình cảm của âm nhạc là có cả ý nghĩa
tư tưởng. Âm nhạc trong khi tác động trực tiếp vào lĩnh vực tình cảm của con
người còn có khả năng thống nhất con người vào cùng nỗi xúc động và trở
thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm giữa con người mà không cần
đến ngôn ngữ. Âm nhạc có khả năng tác động đến con người ngay từ thủa nằm

nôi, nghe tiếng hát ru của mẹ. Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm, những biểu
hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm…, đã khẳng định rằng có thể cho
trẻ làm quen với âm nhạc từ những tháng tuổi đầu tiên và âm nhạc là phương
tiện tích cực trong giáo dục trẻ em phát triển một cách toàn diện.
Trong chương trình Giáo dục Mầm non, môn Giáo dục âm nhạc là một
môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là
nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là phương tiên hữu
hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của
cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ,
thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở
xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã
cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu

13


thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ
say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần
lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho
nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức,
góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí
của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo
viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục
âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm nonMẫu giáo một cách lôgich, có hiệu quả. Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép
phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm
nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 4 phương
pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là:
∗ Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm


Phướng pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm là phương
pháp đặc thù trong thường thức và giáo dục âm nhạc. Vì âm nhạc chỉ có thể
gợi cảm xúc tới người nghe khi được trình diễn.
Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc nhằm mục đích gợi lên những
tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi giúp trẻ có sự liên tưởng. Tác
phẩm hay rất quan trọng, đồng thời cũng cần người trình bày tốt mới truyền
cảm tới người nghe.
Ví dụ: Tiếng đàn, giọng hát chuẩn xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu
bộ phù hợp với trẻ sẽ mang đến cho trẻ niềm vui sướng, thán phục
Giáo viên nghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác
phẩm dưới các hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lôi
cuốn trẻ mong muốn được tự thể hiện mình.

14


Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên cho trẻ được tri
giác trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc
điểm cơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi,
hấp dẫn với trẻ. Bên cạnh đó các cách thể hiện sắc thái như: to - nhỏ, ngân ngắt, to dần ở cao trào bài hát hay nhỏ dần và chậm lại ở cuối câu.
Trong hoạt động múa, vận động, phương pháp này giúp trẻ quan sát tỉ
mỉ các động tác, điệu bộ thể hiện nội dung âm nhạc của giáo viên, và tùy theo
khả năng của độ tuổi mà trẻ có thể dần ghi nhớ và bắt trước theo cô giáo hay
quan sát và tích lũy những kĩ năng vận động mà trẻ sẽ có cơ hội thể hiện trong
quá trình tham gia vào các hoạt động âm nhạc sau này.
Ví dụ: Trong giờ nghe hát, giáo viên thể hiện bài hát “Ba ngọn nến lung
linh – Ngọc Lễ”. Ngoài việc thể hiện bài hát bằng giọng hát truyền cảm người
giáo viên nên kết hợp những động tác nhẹ nhàng biểu lộ cảm xúc phù hợp để
minh họa theo lời bài hát. Qua đó trẻ sẽ tiếp thu được giai điệu của bài hát

đồng thời hình thành xúc cảm yêu thương gia đình mình hơn nữa, trẻ sẽ bắt
đầu cảm mến với bài hát và bắt trước theo những hành động của giáo viên.
∗ Phương pháp dùng lời

Phương pháp dùng lời là phương pháp cần thiết, đóng vai trò quan
trọng để hỗ trợ cho các phương pháp khác. Giáo viên sử dụng lời nói
trong dạy học âm nhạc phải có sự chuẩn bị kĩ càng để dùng lời đúng lúc,
đúng chỗ và vừa đủ.
Dùng lời trong giáo dục và dạy học âm nhạc khá phong phú: như trình
bày, giới thiệu tác phẩm, giới thiệu cách thể hiện, giới thiệu nội dung, trò
chuyện về nội dung âm nhạc, kể chuyện về âm nhạc, đặt câu hỏi, gợi ý, nhặc
nhở những chỗ trẻ quên, dùng lời để khích lệ, động viên trẻ,…
Ví dụ: Tiết dạy hát “Rềnh rềnh ràng ràng” - Nhạc: Phạm Tuyên, lời:
Đồng giao cổ

15


- Giáo viên dùng lời để giới thiệu tên bài hát và tác giả
- Giáo viên dùng lời đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát:
Bài đồng dao này nói về điều gì?
Bạn nhỏ đã đếm số chân của các bạn như thế nào?
Để dệt được những tấm vải hoa thật đẹp tặng cho ai?
Trời nắng thì bạn nhỏ trong bài hát dư định sẽ làm gì?
∗ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp hỗ trợ tích cực
cho phương pháp trình bày tác phẩm, thực hành luyện tập và phối hợp với các
biện pháp khác làm cho quá trình dạy học trở nên dễ dàng, hấp dẫn và sinh động.
Những đồ chơi, tranh ảnh, con rối,… có liên quan đến nội dung tác

phẩm thường được giáo viên sử dụng minh họa trong giờ học để thu hút sự
chú ý của trẻ. Ví dụ: Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống
lắc, nhạc cụ trẻ em,… sẽ tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn.
Khi vận động-múa, các đạo cụ, hóa trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động,
hấp dẫn hơn.
Đồ dùng trực quan có thể do giáo viên tự làm hoặc được trang bị, với
các nhạc cụ và phương tiện nghe nhìn được trang bị, giáo viên cần phải học
cách sử dụng và biết sư dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ tránh lạm dụng để
mọi đồ dùng trực quan có tác dụng hỗ trợ tốt trong giáo dục âm nhạc.
∗ Phương pháp thực hành nghệ thuật

Phương pháp thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển
tai nghe âm nhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ…
Đặc điểm của trẻ mầm non học âm nhạc không dựa vào chữ viết hay kí
hiệu nốt nhạc mà học qua bắt chước. Những hoạt động bắt trước, tập luyện
hay sáng tạo của trẻ dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên sẽ đồng thời
nâng cao khả năng hoạt động âm nhạc và phát triển trí tuệ cho trẻ.

16


Ví dụ: tiết dạy hát “Cả tuần đều ngoan”
Sau khi trẻ đã thuộc bài hát, giáo viên hướng đãn cho trẻ biểu diễn bài
hát bằng một số động tác vận động đơn giản. Cần chú ý phát huy tính sáng tạo
của trẻ bằng cách cho trẻ được tự do bộc lộ bản thân và làm những động tác
minh họa mà trẻ thích.
1.1.2. Tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong trường Mầm non
Âm nhạc là bộ môn được ưa thích, học ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là lứa
tuổi mẫu giáo là nền tảng cho các bước phát triển của cuộc đời mỗi con người.
Trẻ em lớn lên và phát triển từng ngày. Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết tự

làm nhiều việc như: tự thu dọn đồ chơi của mình, tự xúc cơm ăn, tự mặc quần
áo,…, trẻ khao khát được tìm hiểu và khám phá những cái mới lạ, trẻ rất hiểu
động và nhiều khi hoạt động quá mức. Tuy nhiên chúng ta không nên hạn chế
bắt trẻ ngồi yên, cấm trẻ hoạt động mà thay vào đó hãy hướng dẫn trẻ những
kĩ năng cần thiết (đi bộ,chạy, nhảy,…) nhằm tăng cường sức khỏe đặc biệt là
những động tác. Kĩ năng cơ bản tốt cho cuộc sống sau này. Muốn làm giàu
tuổi thơ cho trẻ, đem lại những tình cảm và ấn tượng tốt thì hãy đưa trẻ đến
với những rung động mà âm nhạc mang lại.
Đối với trẻ mẫu giáo, việc làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi
là biện pháp hữu hiệu nhất vì đặc điểm của lứ tuổi mầm non là học mà chơi,
chơi mà học. Các trò chơi Âm nhạc có vai trò giúp trẻ phát triển tai nghe
nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc
giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt hơn. Trò chơi âm nhạc được coi là hình
thức hoạt động sáng tạo, tích cực nhất nhằm đến sự thể hiện nội dung, cảm
xúc âm nhạc, dưới các dạng vận động, xây dựng hình tượng… Tham gia trò
chơi âm nhạc, trẻ được động viên, được tự do thể hiện bản thân, những cảm
xúc, suy nghĩ và sáng tạo, thể nghiệm… Các trò chơi có nội dung, có luật
giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các bài luyện tập lỹ năng: hát, múa, cảm

17


thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm, nắm những khái niệm âm nhạc sơ giản về các
phương tiện diễn tả âm nhạc… trong những hình thức hấp dẫn, sinh động.
Để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ, cần phải lựa chọn trò chơi một
cách phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp nhận của trẻ. Dựa vào tình
hình thực tế ở từng lớp mà giáo viên tự xây dựng kế hoạch cho lớp mình, vì
vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động Âm nhạc nào với một nhóm trẻ, giáo
viên nên vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn
ào, giữa năng động và nghỉ ngơi. Để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng tạo

theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc,
đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: hát,
nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi…có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự
hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã
hội lành mạnh, làm phong phú thế giời nội tâm của trẻ, hình thành phát triển
tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám
phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi
kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận
dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò
chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ.
Trò chơi âm nhạc được xây dựng với sự tham gia của mọi trẻ và giáo
viên, đó là một hình thức thuận lợi để giáo dục trẻ tình đoàn kết, hiểu biết lẫn
nhau, quan tâm đến nhau. Những nội dung giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu
gia đình, bảo vệ môi trường, giữ gìn hòa bình, phân biệt điều tốt - xấu, nếp
sống văn minh… được lồng ghép một cách tế nhị, uyển chuyển vào các trò
chơi có chủ đề sẽ có tác động mạnh mẽ nhưng hết sức thu hút tới tâm hồn,
tình cảm, trí tuệ của trẻ. Không khí hào hứng, sôi động của cuộc chơi làm cho
mọi trẻ đều vui vẻ, sung sướng. Niềm vui, sự say mê, tích cực tham gia trò

18


chơi còn giúp cho những trẻ rụt rè, nhút nhát thêm tự tin, mạnh dạn hơn, hòa
nhập cùng các bạn.
Ngoài việc tổ chức cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi phục vụ
cho các chuyên đề như toán, văn học- chữ viết, khám phá khoa học...thì trò
chơi phục vụ Giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường cũng đã từng bước nâng lên
rất phong phú và sáng tạo. Với mong muốn làm sao để các giáo viên đầu tư,
nghiên cứu chuyên môn như: sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi

không những phục vụ hoạt động Giáo dục Âm nhạc mà còn phục vụ các hoạt
động khác.
1.1.3. Đặc điểm tâm lý và khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi
1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
Nhà tâm lý học V.X. Mukhina đã có những nghiên cứu về tâm lý học
trẻ em và đã đưa ra kết luận: Độ tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là giai đoạn cuối
cùng của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”.
Ở giai đoạn này, những cấu tạo đặc trưng của con người đã được hình
thành trước đây. Với sự giáo dục của người lớn, những chức năng tâm lý đó
sẽ được hoàn thành về mọi phương diện hoạt động tâm lý (nhận thức, tình
cảm, ý chí) để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách
của con người.
Trẻ 5 - 6 tuổi đã biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, đã xác định ý
thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý, trẻ chuẩn bị tiến vào
bước ngoặt 6 tuổi. Bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các nhà
giáo dục cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát
triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có
đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường
phổ thông. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt
tâm lý cho trẻ đến trường phổ thông.

19


Trẻ cần hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người
xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm
việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai. Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển
mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa
ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi
của mình bằng việc thích tự mình quyết định.

Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có pha một chút kịch tính, phức tạp hơn.
Trí tưởng tượng phong phú, có tình hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa
các sự vật xung quanh. Do sự phát triển của cơ thể, trẻ lứa tuổi 5-6 rất hoạt
bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, chỉ thích được tự do chạy
nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên.
Trẻ con thích tưởng tượng, chúng đã biết yêu cái thiện, ghét cái ác.
Chính vì vậy, trẻ rất thích nghe những bài hát về động vật dễ thương, thiện ác
phân minh, kết thúc có hậu. Trẻ cũng rất thích hát, bắt trước trò chơi theo
những bài hát, trò chơi như thật để thể hiện cho mọi người.
Trẻ 5 tuổi bắt đầu có ý thức chan hòa với bạn cùng chơi. Biết tuân thủ
luật chơi, biết cho mượn, chia sẻ đồ chơi với bạn. Trẻ đã biết thiết lập quan hệ
rộng rãi và phong phú với bạn đồng lứa. Tâm trạng của trẻ không kéo dài, dễ
bộc phát nhưng cũng dễ tiêu tan. Trẻ giai đoạn này rất dễ xúc động, dễ cười,
dễ khóc. Tâm tư của trẻ được bộc lộ ra ngoài, chỉ cần nhìn là biết được ngay
trẻ đang vui hay đang buồn.Tính tình của trẻ lúc này tương đối ổn định, dễ
hướng dẫn, chỉ bảo.
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới –tư
duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic.
1.1.3.2 Khả năng âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi
Giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường Tiểu học, trẻ có khả năng tri giác
toàn vẹn hình tượng âm nhạc. Ở nhóm tuổi, trẻ có khả năng phân biệt một số

20


phương tiện biểu hiện âm nhạc, mối quan hệ giữa chúng và tính chất âm nhạc
của tác phẩm. Trẻ có thể phân biệt cao thấp của âm thanh, giai điệu đi lên hay
đi xuống, độ to nhỏ, thậm trí cả sự thay đổi cường độ âm thanh (mạnh hay
yếu) và âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát.
Trẻ đã tích lũy được cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc, cảm

thụ âm nhạc đã có định hướng, nhiều trẻ biết nhận xét đánh giá một cách đơn
giản về bài hát điệu múa theo ý kiến của riêng mình.Giọng của trẻ ở độ tuổi
này đã vang hơn, âm sắc ổn định hơn, tầm cữ giọng cũng được mở rộng, sự
phối hợp giữa nghe và hát đã tốt hơn.
Trẻ đã biết thể hiện vận động mềm dẻo nhanh nhẹn, biết di chuyển
đội hình, biết định hướng không gian. Những bài hát điệu múa, trò chơi âm
nhạc đã được trẻ tự thể hiện diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo. Trẻ có thể
vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di chuyển ở
các đội hình khác nhau, động tác chuyền cảm. Trẻ biết phối hợp động tác
múa với âm nhạc. Các bài hát, múa, trò chơi âm nhạc được trẻ thể hiện đã
diễn cảm và suất hiện các yếu tố sáng tạo.
Một số trẻ đã thể hiện rõ năng khiếu âm nhạc ở chính độ tuổi này.
Để tổ chức một hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cô giáo cần tạo một
môi trường âm nhạc mang màu sắc của nội dung chủ đề. Dựa vào khả năng
cảm thụ, thể hiện của trẻ và mức độ khó dễ của tác phẩm âm nhạc mà giáo
viên lựa chọn hoạt động trọng tâm và nội dung kết hợp để tiến hành trên hoạt
động học cho phù hợp.
Lịch sử đã cho thấy ở lứa tuổi này, những năng khiếu âm nhạc đặc biệt
xuất hiện nhiều hơn ở bất cứ lĩnh vực nào khác. Nhiều công trình nghiên cứu
sự phát triển của trẻ đã xác định rằng, tiến hành việc giáo dục âm nhạc ở tuổi
mẫu giáo sẽ thu hút được kết quả tốt. Bỏ qua giai đoạn này là một thiệt thòi
lớn cho các cháu trong các lứa tuổi sau. Như vậy, trong quá trình giáo dục âm

21


nhạc cầm phải nắm được đặc điểm lứa tuổi để thiết kế nội dung phù hợp cho
bài giảng.
1.1.4. Trò chơi âm nhạc đối với lứa tuổi 5 -6 tuổi trong trường mầm non
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với Âm nhạc thông qua các trò chơi là

một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến
cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó tác dụng mạnh mẽ
nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Hiện nay, trò chơi Âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận
động theo nhạc của chương trình Giáo dục Âm nhạc - Giáo dục Mầm non. Nó
có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm
giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm trẻ
cảm thụ âm nhạc.
Các trò chơi âm nhạc ở trường mầm non rất phong phú và đa dạng.
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng
thông qua tai nghe âm nhạc. Phần nhiều trong tiết học âm nhạc ở giờ hoạt
động chung, hoạt động góc, trò chơi âm nhạc được sử dụng rộng rãi, là nội
dung kết hợp để truyền tải những nội dung trọng tâm như hát, nghe nhạc, múa
và vận động theo nhạc, ôn luyện và củng cố các kỹ năng đã học.
Dựa theo “Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học” của
TS Ngô Thị Nam -Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 thì trò chơi âm nhạc được
chia thành các dạng sau:
∗ Trò chơi với hát

Trò chơi với hát phát triển ở trẻ hứng thú với hát, với âm nhạc, giáo dục
tai nghe âm nhạc, cảm giác nhịp điệu, củng cố giọng hát và giúp trẻ biết thể
hiện nội dung âm nhạc.

22


Trong trò chơi với hát, trẻ tập nhập vai vào các hình tượng nghệ thuật,
đẩy mạnh khả năng cảm thụ tính chất chung của tác phẩm (vui,linh hoạt, chữ

tình, êm dịu hay sôi nổi, mạnh mẽ, kiên nghị,…), hình thức âm nhạc (đoạn
chậm, đoạn nhanh), tập thể hiện những yếu tố diễn tả âm nhạc riêng lẻ như
nhịp độ (nhanh, chậm, nhanh dần, chậm dần), cường độ (hat mạnh, nhẹ, mạnh
lên hay nhẹ dần), các loại âm hình tiết tấu âm nhạc, âm sắc giọng khác
nhau…
Qua trò chơi với hát, bài hát đi vào đời sống của trẻ một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng.
Ví dụ: Trò chơi “Trời nắng trời mưa”
Trò chơi “Thả đỉa ba ba”
∗ Trò chơi với hát và múa

Loại trò chơi với múa và hát cũng nhằm giúp trẻ thể hiện tình cảm
của nội dung âm nhạc và lời ca. Trong những trò chơi này trẻ có thể sử
dụng vốn kĩ năng múa đã tích lũy được để sáng tạo và bộc lộ những suy
nghĩ của bản thân.
Tham gia trò chơi có múa, hát trẻ có điều kiện để phát triển cảm giác
nhịp điệu, khả năng biểu hiện nhịp điệu âm nhạc bằng vận động của cơ thể,
tạo dáng đẹp, duyên dáng. Trình tự và diễn biến của trò chơi đòi hỏi trẻ rèn
luyện năng lực tập trung tư tưởng, phân phối chú ý. Trò chơi có nhiều bạn
tham gia sẽ đem lại những xúc động chân thực, niềm vui, mạnh dạn và tự tin.
Ở nhóm tuổi mẫu giáo, giáo viên nên gợi ý để trẻ nhớ lại những động
tác múa hay vận động theo nhạc đã học để sử dụng vào trò chơi. Nên khuyến
khích trẻ tự nghĩ ra các đọng tác phù hợp với trò chơi.
Các bài hát sử dụng vào trò chơi với múa hát cũng cần đơn giản, ngắn,
tuy nhiên không phải mọi bài hát đều có thể sử dụng vào trò chơi này. Các bài
hát được lựa chọn để tổ chức trò chơi cần đảm bảo các yếu tố sau:

23



- Rõ ràng về tính chất âm nhạc (Hành khúc, chữ tình, vui hoạt,…)
- Có sự thống nhất về âm hình tiết tấu.
- Có cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, rõ ràng (1 đoạn hay 2 đoạn, lời 1 hoặc
lời 2)
Trong trò chơi với múa và hát, có thể sử dụng thêm vận động nhưng
phải chú ý đến tính chất múa và tạo dáng trong khi thể hiện những hình
tượng, nhân vật, vai diễn.
Ví dụ: Trò chơi hát múa “Múa với bạn Tây Nguyên”, “Cho tôi đi làm mưa
với”, “Bông hoa mừng cô”,…
∗ Trò chơi với âm nhạc - kể chuyện

Loại trò chơi này chiếm vị trí quan trọng trong trường mầm non. Trong
trò chơi âm nhạc - kể chuyện, các dạng hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận
động theo nhạc, nghe nhạc được sử dụng rộng rãi. Đây là một trong những
hình thức tích hợp các nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, dễ tiếp cận đối
với trẻ. Trò chơi âm nhạc - kể chuyện có ảnh hưởng giáo dục đến trẻ rất
nhanh, phát triển ở trẻ những kĩ năng hát, múa, tạo điều kiện phát triển sở
thích nghệ thuật, đem lại cho trẻ niềm vui, hào hứng.
Tham gia trò chơi âm nhạc - kể chuyện trẻ có thể truyền đạt tính chất
âm nhạc mà trẻ cảm nhận được vào vận động một cách linh hoạt, phát âm
chính xác, hình thành thói quen chăm chú lắng nghe, phát triển thính giác cho
trẻ, cũng cấp những biểu tượng trực quan về các phương tiện diễn tả âm nhạc
cơ bản như: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc…
Trò chơi âm nhạc - kể chuyện mượn những cốt chuyện hết sức đơn
giản, những tích cổ, truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian,… Nội dung
truyện phải có chi tiết gắn với nội dung bài hát, một vài giai điệu, tiết tấu âm
nhạc,… để thiết kế trò, phân vai cho trẻ.

24



Có thể đưa vào trò chơi 1 vài đạo cụ như: mũ, gậy, nơ, khăn,… Cho trẻ
mặc quần áo theo vai diễn, hóa trang đơn giản theo những đặc trưng của nhân
vật,…
Ví dụ: Trò chơi âm nhạc -kể chuyện “2 anh em mèo trắng”
Trong câu chuyện nói về chú mèo hư, không vâng lời, lười lao động sẽ
sử dụng bài hát “Rửa mặt như mèo”, “Con mèo ra bờ sông”, “Là con mèo”,…
∗ Trò chơi với nhạc cụ

Trong trường mầm non các loại nhạc cụ cho trẻ chơi chủ yếu là nhạc cụ
gõ, tạo nhịp điệu như mõ, trống nhỏ, xúc xắc, lục lạc, chuông, lắc… Trong
thực tế, những nhạc cụ đơn giản, không dắt tiền có thể đưa vào cho trẻ sử
dụng như đàn piano nhỏ bằng nhựa, kèn Acmonica, sáo dọc, … Trò chơi với
nhạc cụ được trẻ rất thích thú, từ đó khơi dạy ở trẻ khả năng sáng tạo và hoạt
động độc lập. Trẻ học đệp cho các bạn và bản thân hát bằng những tiết tấu
đơn giản và làm quen với các phương tiện diễn tả âm nhạc.
Ví dụ: Trò chơi “Nghe tiết tấu, tìm đồ vật”
Trò chơi “Gõ phách theo nhạc”
Bên cạnh đó, TS Lê Thu Hương cùng đồng giả cũng đưa ra cách phân
loại trò chơi âm nhạc như sau:
* Trò chơi dựa theo nội dung vào cấu trúc âm nhạc
Trẻ vừa hát vừa diễn vai của các nhân vật. Trong quá trình học hát, trẻ
được phân nhóm hát nối tiếp từng câu nhạc, hát đối đáp.
Ví dụ: Trẻ đóng vai làm bác đưa thư, em bé, bố để cùng nhau biểu diễn bài hát
“Bác đưa thư vui tính”
* Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc
Dựa vào âm sắc, cao độ, cường độ, trường độ, tiết tấu của các trò chơi
khác nhau để giúp trẻ nhận biết các phương tiện diên tả cơ bản của âm nhạc
(nhớ lại bài hát, câu từ, giai điệu,…)


25


×