1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
****************
HOÀNG THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON PHÚC
THĂNG, THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình
Người hướng dẫn khoa học
Th.S VŨ LONG GIANG
HÀ NỘI, 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan kết quả
nghiên cứu đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường
mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động
chắp ghép” không có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác. Nếu sai tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Thị Nhung
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các hoạt động của trẻ mầm non, hoạt động động tạo hình là
một hoạt động phù hợp với sự phát triển tâm lý, trí tưởng tượng đặc biệt là sự
sáng tạo của trẻ.
Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ. Với sự phong phú
của các thể loại như vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép… hoạt động tạo hình giúp cho
trẻ không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà
còn là cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
Những sản phẩm nghệ thuật của trẻ rất ngây thơ và “trẻ con”, nhưng trong cái
non nớt ấy là cả sự tưởng tượng kì diệu, tự do tìm kiếm, thử nghiệm và nhờ
đó thỏa mãn nhu cầu khám phá chưa biết, nhu cầu tạo ra cái đẹp đang không
ngừng nảy nở và phát triển ở trẻ. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình nói chung
và hoạt động chắp ghép nói riêng là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm và nảy
nở những mầm mống đầu tiên của sự sáng tạo, phát triển tình yêu với cái đẹp,
thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ
Việc tổ chức hoạt động tạo hình ở các trường mầm non cần được quan
tâm. Đặc biệt là sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động
chắp ghép. Chương trình giáo dục mầm non hiện nay ở hầu hết các tỉnh đã áp
dụng chương trình đổi mới, nhưng hoạt động tạo hình trong đó có hoạt động
chắp ghép vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa theo hướng đổi mới.
Trẻ vẫn hoạt động một cách thụ động đó chính là rào cản cho sự phát triển
khả năng sáng tạo của trẻ. Đồng thời, ở các trường mầm non cơ sở vật chất
hạn chế. Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua hoạt
động chắp ghép lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn
theo mẫu sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của
người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Chính vì vậy mà hiệu của quá
4
trình tổ chức các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ thông qua
hoạt động chắp ghép chưa cao. Qua thời gian học tập và tìm hiểu thực tế ở
trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên chúng tôi thấy trường mầm
non Phúc Thắng cũng là một trong số những trường mầm non có cách thức tổ
chức các hoạt động chưa hợp lí, còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn.
Trong đó có hoạt động tạo hình nói chung và các biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo thông qua hoạt động chắp ghép nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề trên đồng thời để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy trong hoạt động tạo hình
nói riêng trong đó có hoạt động chắp ghép, chúng tôi chọn “Phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động chắp ghép” nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài “Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi tại
trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt
động chắp ghép” nhằm tìm ra các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo mới
để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong việc phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động chắp ghép.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm ra các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ qua hoạt
động chắp ghép thì sẽ phát triển được trí thông minh, phát triển tư duy, sự tò
mò, ham thích sáng tạo qua hoạt động chắp ghép của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường
mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và phù hợp
với hướng giáo dục tích hợp qua môn tạo hình nói chung ở trường phổ thông
sau này.
5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lí luận
Phân tích và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về hoạt động chắp ghép
ở trẻ 5-6 tuổi nhằm tìm ra các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
để xây dụng cơ lí luận của đề tài nghiên cứu.
4.2 Tìm hiểu thực trạng
Tìm hiểu các biện phát tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
trường mầm non Phúc Thắng, đặc biệt là biện phát phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ thông qua hoạt động chắp ghép.
4.3 Đề xuất giải pháp và tổ chức nghiên cứu thực nghiệm
Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động chắp ghép.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động chắp ghép.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, đọc, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu về cơ sở
phương pháp luận, những tài liệu giáo trình tâm lí học, giáo dục học, các công
trình nghiên cứu thực tiễn đã công bố… nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các tiết học thể hiện sự sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua
hoạt động chắp ghép và qua việc quan sát quan sát việc tổ chức của giáo viên
6
trong tổ chức hoạt động chắp ghép theo các tiêu trí đưa ra. Đồng thời thu thập
một số thông tin liên quan đến việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu. Những
thông tin thu được sẽ bổ sung cho các phương pháp khác giúp làm rõ hơn vấn
đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp điều tra trực tiếp
Dùng phiếu câu hỏi đối với các giáo viên đứng lớp ở trường mầm non
Phúc Thắng để tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức và việc tổ chức, hướng
dẫn, đánh giá trẻ qua sự sáng tạo thông qua hoạt động chắp ghép theo hướng
sáng tạo của giáo viên đó.
6.4. Phương pháp phân tích sản phẩm
Thông qua việc thu nhận và tìm hiểu về sự sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi qua
sản phẩm của hoạt động chắp ghép của trẻ có thể đánh giá được nội dung ý
tưởng, vốn hiểu biết và kinh nghiệm, và khả năng tưởng tượng sáng tạo của
trẻ. Tuy nhiên, trẻ mầm non nhiều khi không thể hiện hết được ý muốn hoặc
hiểu biết của mình qua sản phẩm, với một kết quả như nhau nhưng cách thức,
tốc độ tạo ra sản phẩm đó có thể có sự khác nhau. Vì thế chúng tôi luôn kết
hợp đánh giá sản phẩm với đánh giá qua ý tưởng, tiến trình trẻ làm ra sản
phẩm đó.
6.5. Phương pháp thực nghiệm thực nghiệm sư phạm
Quá trình thực nghiệm gồm 3 bước: Chọn lớp 5 tuổi A trường mầm
non Phúc Thắng gồm 40 cháu chia làm 2 nhóm: Nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm
- Thực nghiệm khảo sát: Chọn hoạt động chắp ghép để dạy 2 nhóm.
Quan sát và đo kết quả 2 nhóm.
- Thực nghiệm tác động:
+ Nhóm đối chứng : Tác động tự nhiên
7
+ Nhóm thực nghiệm: Sử dụng biện pháp nhằm phát huy tính tích cực
và sáng tạo cho trẻ
- Thực nghiệm kiểm chứng: Cho 2 nhóm thực hiện chung một hoạt
động chắp ghép. Nhận xét, phân tích, so sánh kết quả sản phẩm của 2 nhóm
và đưa ra kết luận cụ thể.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, nội dung chính của khóa
luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động
chắp ghép trường mầm non Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Nguyên nhân thực trạng và giả pháp nâng cao khả năng sáng
tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Phúc Thắng qua hoạt động chắp ghép
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TÍNH SÁNG TẠO VÀ KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI
1.1.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ 5-6 tuổi
1.1.1.1. Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi
Độ tuổi 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ lứa tuổi mầm non. Ở độ
tuổi này, những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người được hình thành và
phát triển mạnh mẽ. Những thuộc tính tâm lí cũng như những phẩm chất nhân
cách đang phát triển ở độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra
một sự chuyển biến mạnh mẽ ở độ tuổi sau. Với sự giáo dục của người lớn
những chức năng tâm lí đó dần được hoàn hiện, tạo cơ sở, tiền đề cho một
nhân cách tố.
Cơ thể của trẻ 5 - 6 tuổi đang phát triển mạnh mẽ tuy nhiên sự tăng trưởng
có phần chậm hơn so với lứa tuổi trước và sự phát triển không đồng đều.
Bé trai
: Lúc 5 tuổi cao 97,5cm
Lúc 6 tuổi cao 106,5cm
Bé gái
: Lúc 5 tuổi cao 96,5 cm
Lúc 6 tuổi cao 104,5 cm
nặng 14- 15kg
nặng 15- 16 kg
nặng 13-14kg
nặng 14-15kg
Hệ xương của trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu cốt hóa, cơ bắp to ra. Cơ quan hô
hấp và hệ tuần hoàn phát triển mạnh. Tim của trẻ lúc 5 tuổi nặng gấp 4-5 lần
lúc mới sinh, nhịp tim đập hơn so với lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn so
với người lớn vì thế trẻ dễ bị mệt khi tham gia các hoạt động và dễ có những
xúc động mạnh. Trọng lượng não cũng tăng nhanh từ 1011g đến 1305g gần
bằng trọng lượng não của người lớn nhờ đó vỏ bán cầu đại não phát triển
mạnh nên chức năng điều chỉnh và kiểm tra của nó tăng lên rõ rệt so với trung
9
khu dưới vỏ, tốc hình thành phản xạ có điều kiện tăng lên nhanh chóng, hệ
thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh.
1.1.1.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Trẻ 5-6 tuổi hầu hết đã biết sử dụng
tiếng mẹ đẻ một cách thuần thục trong sinh hoạt hằng ngày. Ngôn ngữ trở
thành phương tiện chủ yếu để giao tiếp với những người xung quanh là cơ sở
cải tổ các quá trình tâm lí, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có một chất mới
phong phú, sâu sắc hơn và hòa nhập với xã hội tốt hơn, là phương tiện làm
cho tư duy của trẻ tăng thêm một trình độ mới so với độ tuổi trước.
- Đặc điểm phát triển về tư duy: Ở độ tuổi này tư duy trực quan hình
tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế đã giúp trẻ giải quyết được bài toán
mà các trẻ thường gặp trong cuộc sống thực tiễn. Ở giai đoạn này còn xuất
hiện tư duy trực quan sơ đồ. Kiểu tư duy này giúp trẻ có điều kiện lĩnh hội tri
thức ở trình độ khái quát từ đó hình thành khả năng nhận thức được bản chất
của sự vật hiện tượng. Đó chính là bước trung gian của sự chuyển tiếp từ tư
duy trực quan hình tượng đến tư duy trực quan trừu tượng (tư duy logic).
- Đặc điểm phát triển tưởng tượng: Trẻ 5-6 tuổi có trí tưởng tượng rất
phong phú. Tưởng tượng có chủ định được hình thành, đặc biệt trong các hoạt
động mang tính sáng tạo: vẽ, xé dán, chắp ghép… Trẻ có thể hành động theo
một ý đồ đã đặt trước. Đặc biệt, trẻ có thể tưởng tượng, sáng tạo dựa vào
những vật không giống nhau.
- Đặc điểm phát triển trí nhớ: Ở trẻ mẫu giáo nói chung, trí nhớ không
chủ định tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế, đến 5 tuổi thì trí nhớ có chủ định
và trí nhớ logic bắt đầu phát triển đáng kể. Những gì mà trẻ hiểu, trẻ thích, có
ý nghĩa, có ấn tượng mạnh mẽ với trẻ thường được ghi nhớ bền vững.
- Sự tự ý thức (ý thức bản ngã): Ở trẻ 5-6 tuổi trẻ đã hiểu được mình, đã
trả lời được câu hỏi mình là người như thế nào? Có phẩm chất gì? Tại sao lại
10
thế? Người khác đối sử với mình như thế nào? Mặt khác, trẻ có thể đánh giá sự
thành công, thất bại của mình, đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của mình.
1.1.2. Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
1.1.2.1. Khái niện sáng tạo và khả năng sáng tạo
Hoạt động sáng tạo ảnh hưởng to lớn không chỉ đến tiến bộ khoa học kĩ
thuật mà còn đến toàn bộ xã hội nói chung và dân tộc nào biết nhận ra nhân
cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát huy phát triển họ và biết tạo ra một
cách tốt nhất cho họ những điều kiện tốt nhất thì dân tộc đó sẽ có những ưu
thế lớn lao. Do đó, tính sáng tạo được coi như một phẩm chất quan trọng
không thể thiếu được ở người lao động mới.
Sáng tạo là một vấn đề được các nhà khoa học ở nhiều nước và nhiều
lĩnh vực quan tâm nghiên cứu.
- Theo quan điểm xuất phát từ tiếng Latin, “Sáng tạo”- “Creatio” về cơ
bản chỉ gắn với những hành động của Chúa. Nhưng sau đó, trong thời đại La
Mã, khi con người lần đầu tiên nhận ra khả năng riêng của họ là có thể sáng
tạo ra một cái gì đó mới từ cái đã tồn tại, từ đó “Sáng tạo” được sử dụng để
miêu tả thành tích của con người.
- L.X. Vugotxki trong cuốn “Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa thiếu
niên” có đưa ra quan niệm: Chúng ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt
động nào của con người tạo ra được một cái gì mới, không kể rằng cái được
tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ
hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người.
- Theo định nghĩa của tác giả Hoàng Phê (chủ biên) trong cuốn “Từ
điển tiếng Việt” có định nghĩa:
+ “Sáng tạo” (động từ) có nghĩa là “tạo ra những giá trị mới về vật chất
hoặc tinh thần”.
Ví dụ: Sáng tạo chữ viết, sáng tạo nghệ thuật
11
+ “Sáng tạo” (tính từ) có nghĩa là “có cách giải quyết mới, không bị gò
bó, phụ thuộc vào cái đã có”
Ví dụ: Óc sáng tạo, vận dụng một cách sáng tạo.
-Theo giáo trình “Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật của tác giả
Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) thì “Sáng tạo được định nghĩa là khả năng sinh
sản những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với từng hoàn cảnh”
Nhìn chung tất cả những quan điểm của các nhà nghiên cứu đã trình
bày ở trên về sáng tạo đều nhấn mạnh đến cái mới và ý nghĩa xã hội của sản
phẩm sáng tạo. Tuy mỗi tác giả phân tích theo hướng khác nhau, mặc dù có
nhiều điểm khác biệt, song hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của
hoạt động sáng tạo, sản phẩm sáng tạo đối với sự phát triển của con người và
xã hội. Hay nói cách khác sáng tạo là tạo ra cái mới - đó là quá trình con
người vận dụng những kinh nghiệm của bản thân, độc lập đưa ra những ý
tưởng mới lạ hoặc cải tạo và biến đổi những sản phẩm có sẵn để tạo ra những
sản phẩm nhằm phục vụ cho lợi ích chính đáng của bản thân xã hội.
1.1.2.2. Nguồn gốc sáng tạo nghệ thuật của trẻ mầm non
Nhìn chung, sự sáng tạo xuất hiện từ rất sớm, sáng tạo mang tính nghệ
thật của trẻ là phổ biến và đơn giản. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác
nhau, trong đó nói nhiều đến quan điểm: Coi cội nguồn, cơ sở để hình thành
khả năng sáng tạo xuất hiện từ bên trong (bẩm sinh). Do đó, không thể điều
khiển được, không nên can thiệp. Cơ sở của sự sáng tạo là cuộc sống và nền
văn hóa nghệ thuật xung quanh trẻ, có 2 quan điểm:
- Có thể chỉ là môi trường sư phạm, môi trường nghệ thuật người ta tạo
ra cho trẻ
- Chú trọng những tác động trực tiếp tới trẻ (chú trọng tới những
phương pháp tác động)
12
Tóm lại, trong cơ sở, nguồn gốc của sự hình thành sáng tạo của trẻ em
là sự tổng hợp, hòa quyện của nhiều yếu tố: Cơ sở trò chơi, cơ sở hoạt động
nghệ thuật, hoạt động giao tiếp.
1.1.2.3. Các giai đoạn của hoạt động sáng tạo
Có rất nhều quan điểm bàn về các giai đoạn của hoạt động sáng tạo.
Theo M.A.Block chia quá trình sáng tạo làm 3 giai đoạn
- Giai đoạn xuất hiện ý đồ, ý tưởng, giả thuyết sáng tạo.
- Giai đoạn chứng minh giả thuyết
- Giai đoạn thực hiện
Theo tác giả I.X.Xumbaev chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn hình thành cảm hứng, tưởng tượng
- Giai đoạn sắp đặt logic
- Giai đoạn thực hiện ý tưởng.
Theo A.N Luck chia làm 5 giai đoạn:
- Giai đoạn tập trung, tìm kiếm, bổ sung thông tin.
- Giai đoạn nung nấu, thai nghén vấn đề, nhiệm vụ.
- Giai đoạn linh cảm.
- Giai đoạn kiểm tra
Hiện nay theo các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thì quá trình sáng tạo
chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị: là giai đoạn con người tích lũy tri thức, nhận thức
vấn đề, tìm hiểu phương tiện phương pháp để giai quyết vấn đề. Hoạt động
nhận thức là hoạt động chủ yếu của giai đoạn này.
- Giai đoạn phát sinh: Đây là giai đoạn nung nấu vấn đề. Nhiều nhà
khoa học cho rằng linh cảm (trực giác) đóng vai trò quan trọng trong giai
đoạn này, tuy nhiên không phải tất cả linh cảm đều đúng. Vì vậy, sau khi linh
cảm xuất hiện phải kiểm tra lại.
13
- Giai đoạn phát minh: Là kết quả của giai đoạn phát sinh .Ở đây vấn đề
bất ngờ được giải quyết và nó được thể hiện rõ nét bằng việc giả phóng trạng
thái căng thẳng của chủ thể. Có thể xem đây là đỉnh điểm của sáng tạo.
- Giai đoạn thực hiện, kiểm tra: Triển khai các bước mà chúng ta đã sắp
đặt theo trình tự và trên cơ sở đó có thể kiểm tra, đánh giá.
1.1.2.4. Đặc điểm sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi
Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, nhưng sáng tạo của trẻ em
không giống người lớn, sự sáng tạo chính là khi trẻ bắt đầu tái tạo, bắt chước
mô phỏng một điều gì đó và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của
trẻ phụ thuộc vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.
Sự sáng tạo của trẻ em bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu trước, một
nhu cầu cấp bách tự nhiên và là điều kiện tồn tại của trẻ. Trẻ không bao giờ
sáng tạo cái gì nó chưa biết, không hiểu không hứng thú.
Sáng tạo của trẻ không mang tính chất tổng hợp lĩnh vực trí tuệ, tình
cảm, ý chí và đặc biệt là tưởng tượng sáng tạo. Trẻ có thể sáng tạo đột nhiên,
có cách làm việc tự do, không cần thật nhớ, không cần bắt chước, bất kì chỗ
nào thiếu trí nhớ, những gì trẻ nhớ chỉ còn lại yếu tố rời rạc thì óc tưởng
tượng sẽ móc ghép theo cách riêng. Thế là sáng tạo.
Chúng ta thấy rằng, so với người lớn thì thì tri thức và kinh nghiệm của
trẻ còn ít, trí tưởng tượng nghèo nàn, hứng thú đơn giản hơn. Nhưng do sự dễ
dãi, sự mộc mạc của trí tưởng tượng nên trẻ sống trong thế giới tưởng tượng
và tin vào sản phẩm cả tượng tượng nhiều hơn. Trẻ có thể hiện bất cứ một
tưởng tượng nào của mình thành hình tượng và hành động sinh động.
Khi sáng tác trẻ ít nghiền ngẫm lâu về tác phẩm của mình, phần lớn trẻ
sáng tác liền một mạch. Trẻ giả quyết nhu cầu sáng tạo của mình nhanh chóng
và triệt để những tình cảm tràn ngập trong lòng của nó. Sản phẩm sáng tạo
14
của trẻ có thể không sáng tạo nhưng ưu thế là chúng nảy sinh trong quá trình
sáng tạo của trẻ
Trẻ mầm non nói chung trẻ 5-6 tuổi nói riêng đó là lứa tuổi tràn ngập
cảm xúc, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tượng
mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là mảnh đất mầu mỡ nhất để gieo
“mầm” sáng tạo.
Trí tưởng tượng và trí nhớ trực quan của trẻ 5-6 tuổi đã dần dần phát
triển , bước đầu hình thành tư duy có phân tích. Trẻ quan sát chủ đích có tập
trung, nhận thức phong phú đã tạo cơ sở diễn tả được những gì trẻ thấy và
những gì trẻ thích thú.
Sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong hoạt động tạo hình nói chung
và hoạt động chắp ghép nói riêng trên con đường chinh phục tri thức và hoàn
thiện nhân cách.
- Trẻ có tính sáng tạo luôn có động lực muốn tìm tòi, hiểu biết mọi thứ
xung quanh một cách tích cực.
- Sáng tạo đi cùng tưởng tượng phong phú là nguồn sáng tác vô cùng to
lớn để tạo ra những điều độc đáo, hấp dẫn.
Sáng tạo có vai trò rất lớn đối với trẻ trong hoạt động chắp ghép giúp
trẻ có những suy nghĩ ý tưởng mới lạ, độc đáo khi tham gia vào hoạt động.
1.2. HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON
1.2.1. Khái quát về hoạt động chắp ghép
Hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non được hiểu như một loại hình
hoạt động tổng hợp. Đây là một loại bài trong các loại bài hoạt động tạo hình
trong chương trình mầm non, hoạt động chắp ghép còn gọi là hoạt động xếp
ghép bao gồm kết hợp cả kỹ thuật và mĩ thuật với nhiều kỹ năng như lắp
ghép, dính, dán, xếp,… Hoạt động này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ và đặc biệt lôi cuốn được trẻ tích cực tham gia. Ở đó trẻ chủ yếu thể
15
hiện các mô hình, kết cấu không gian ba chiều, và phối hợp với hình thức thể
hiện trên không gian hai chiều. Nội dung hoạt động chắp ghép từ đơn giản
đến phức tạp như xếp hình từ những modun có sẵn đến đa dạng như cắt gấp
gia công tác động vào vật liệu để tạo thành sản phẩm.
Trong quá trình tạo hình trẻ có thể phối hợp các đặc trưng cho các loại
hình hoạt động khác như: vẽ, nặn, xé dán…
Đây là một dạng hoạt động ứng dụng các kĩ thuật tạo hình, các phương
tiện tạo hình và phối hợp với hoạt động vui giúp trẻ tìm hiểu khám phá, thế
giới xung quanh. Hoạt động chắp ghép mở rộng các cơ hội khả năng cho việc
giáo dục toàn diện và phát triển tính sáng tạo cho trẻ.
Trong quá trình thiết kế chắp ghép, các khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ
được huy động tích cực để tìm ra các đặc điểm, tính chất của các hiện tượng và
tạo ra những vật mô phỏng, những hình tượng có kết cấu hợp lí, khoa học. Hoạt
động chắp ghép giúp trẻ học cách độc lập tổ chức hoạt động nhận thức.
Trong hoạt động chắp ghép, trẻ tập thể hiện sự sinh động của mọi vật
cùng các hiện tượng, sự kiện xung quanh bằng các vật thể mang tính nghệ
thuật. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp trẻ thêm gắn bó với cuộc sống,
con người xung quanh, hình thành ở trẻ ý thức, tình cảm xã hội và thói quen
lao động có ích.
* Vật liệu chắp ghép:
- Vật liệu thiên nhiên: Lá, quả, hột, hạt, vỏ sò, đá, sỏi,…
- Vật liệu có sẵn tận dụng từ phế liệu: Vỏ hộp (hộp sữa chua, bao diêm,
…), nắp chai, lọ, bình, len vụn,…
- Vật liệu khác: Keo, hồ, băng dính, bột màu, màu nước,…
1.2.2. Hoạt động chắp ghép của trẻ 5-6 tuổi
Đối với trẻ ở độ tuổi này, rèn cho trẻ kĩ năng quan sát kích thích trẻ tích
cực phân tích các sự vật xung quanh, phát triển nét độc đáo, hấp dẫn các đối
16
tượng. Tập cho trẻ xác định mối quan hệ mọi vật dựa vào cấu trúc chức năng,
đặc điểm của chúng và phân nhóm theo phương thức tạo hình để thể hiện chúng.
Ở lứa tuổi này, trẻ có thể sử dụng linh hoạt các khối theo đặc điểm
công dụng của chúng. Tập tổ chức các hoạt động chắp ghép theo các định
hướng khác nhau:
Ví dụ: Giáo viên hình đoàn tàu đã được lắp ghép sẵn bằng các hình,
khối cho trẻ quan sát, sau đó cho trẻ quan sát những hình, khối và làm theo.
Giáo viên có thể gợi ý cho trẻ bằng những câu hỏi như: “ tàu có mấy toa?”, “
toa tàu hình gì, màu gì?”, “đầu tàu hình gì?”, …
Mở rộng khả năng chắp ghép từ các bộ đồ chơi xây dựng đơn giản tới
bộ đồ chơi lắp rắp phức tạp. Bồi dưỡng khả năng hợp tác, làm theo nhóm,
phát huy tính tích cực độc lập, tăng cường hoạt động thiết kế, chắp ghép từ
các vật liệu khác như: bìa, phế liệu, vật liệu thiên nhiên…
Tập tạo nên các khối từ các giấy gấp đôi, gấp tư, gấp nhiều lần. Tập cắt
dán các hình chóp, nón trụ, phối hợp phế liệu để tạo nên các mô hình, đồ chơi.
Thu thập, phân loại và tập sử dụng sáng tạo các vật liệu thiên nhiên tạo các
mô hình theo các chủ đề.
Nội dung chắp ghép của trẻ 5 – 6 tuổi vẫn theo nội dung các chủ đề
trong chương trình giáo dục mầm non như chủ đề thế giới động vật, chủ đề
bản thân, chủ đề nghề nghiệp… Ở độ tuổi này trẻ đã có được các kĩ năng chắp
ghép khá thành thục cũng như khả năng tưởng tượng tốt có thể lựa chọn vật
liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm chắp ghép trên mặt phẳng hay có hình khối
chiếm chỗ không gian ba chiều một cách linh hoạt, sáng tạo. Nếu như ở độ
tuổi trước sản phẩm chắp chỉ là trò chơi ghép và xếp hình thì đến độ tuổi này
sản phẩm của trẻ đã được gia công tác động vào vật liệu.
17
1.2.3. Vai trò của hoạt động chắp ghép đối với sự phát triển của trẻ
* Đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức
Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động chắp ghép nói riêng là hoạt
động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Trong hoạt động chắp ghép,
trẻ nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng để có được hiểu biết sự
hình thành về đối tượng đó, từ đó xây dựng các biểu tượng hình tượng. Vì vậy
hoạt động chắp ghép là một trong những hoạt động tích cực để phát triển ở trẻ
các khẳ năng hoạt động trí tuệ.
Khi thực hiện nhiệm vụ chắp ghép, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn
biểu tượng đã tích lũy để “chắp ghép”, “chế biến” thành những hình tượng
mới. Các điều kiện và yêu cầu sáng tạo của hoạt động chắp ghép làm cho các
biểu tượng hình thành ở trẻ trong quá trình tri giác sẽ luôn được đổi mới bổ
sung và phong phú hơn. Chính vì vậy, mà hiểu biết của trẻ về thế giới xung
quanh được tăng lên, ngày càng trở nên giàu có hơn.
Quá trình chắp ghép đòi hỏi trẻ luôn tìm hiểu khám phá, phát hiện ra
tính chất của các loại vật liệu cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức
truyền cảm của chúng. Trong quá trình chắp ghép trẻ được lĩnh hội các kĩ
năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu như những công cụ lao động của con
người. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách.
* Đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội
Hoạt động chắp ghép của trẻ mầm non thường và có thể được tổ chức
như một hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung. Sự tương tác hợp tác
trong tập thể có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo
đức như: tính kiên trì, đoàn kết, khả năng làm việc nhóm, thói quen biết
nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi ích
chung với lợi ích cá nhân. Qua đó, hình thành ở trẻ ý thức lao động, hứng thú,
lòng yêu lao động và thái độ chân trọng thành quả lao động.
18
* Đối với giáo dục thẩm mỹ
Hoạt động chắp ghép là môi trường cho trẻ phát triển về thẩm mỹ. Qua
hoạt động này trẻ có cơ hội để trải nghiệm thể hiện những hiểu biết, ấn tượng
cảm nhận về vẻ đẹp của thế giới xung quanh và sử dụng một cách có hiệu quả
các phương thức thể hiện cái đẹp bằng ngôn ngữ tạo hình.
Hoạt động chắp ghép giúp trẻ bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ rèn luyện sự
khéo léo trong thác tác tạo hình, phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
* Đối với sự phát triển thể chất
Hoạt động chắp ghép cũng có vai trò to lớn đối với sự phát triển thể
chất của trẻ. Hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ, trong bầu không khí
thoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niền vui sướng. Chính sự vui vẻ, phấn khởi
này tác động tích cực tới hoạt động của tim mạch, điều hòa hệ thần kinh, điều
chỉnh toàn bộ hoạt động cơ thể. Mặt khác, nhờ hoạt động chắp ghép mà kỹ
năng vận động tinh của trẻ ngày càng trở nên thuần thục và tinh khéo hơn và
phối hợp cơ nhỏ của của bàn tay ngón tay.
* Đối với sự phát triển khả năng sáng tạo
Hoạt động chắp ghép có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả
năng sáng tạo. Hoạt động chắp ghép là một loại hình tổng hợp trẻ có thể sử
dụng các kĩ năng đa dạng như vẽ, xếp dán, lắp ráp… cùng với các vật liệu
phong phú đa dạng như giấy màu, len, lá, quả, hột, hạt… từ đó kích thích khả
năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động chắp ghép là một hình thức phối hợp giữa
các hoạt động tạo hình và hoạt động vui chơi, trẻ vừa học vừa chơi hoạt động
phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ từ đó kích thích sự hứng thú của trẻ tạo
điều kiện phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Có thể nói, hoạt động chắp ghép là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo của
trẻ. Sự sáng tạo của hoạt động chắp ghép thể hiện bằng sản phẩm của hoạt
động, sự sáng tạo còn chính là ý tưởng, thông điệp của trẻ muốn gửi tới.
19
Trong hoạt động chắp ghép trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách
tạo ra những sản phẩm mới lạ, độc đáo của bản thân. Sáng tạo trong hoạt
động chắp ghép của trẻ tạo ra sản phẩm không dập khuôn, sản phẩm có tính
sáng tạo.
Tóm lại, hoạt động chắp ghép có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát
triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhà giáo dục phải
làm sao để tổ chức hoạt động này một cách hiệu quả, mang lại những giá trị
quý báu cho mần non tương lai.
1.3. HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ
NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ
Hoạt động chắp ghép là một trong những nội dung giáo dục thẩm mỹ
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó phát triển cảm giác,
tri giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo.
Hoạt động chắp ghép là một loại hình hoạt động tổng hợp để trẻ tham
gia tích cực vào nhiều quá trình chức năng tâm lí, sinh lí khác nhau (óc quan
sát, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng).
Hoạt động chắp ghép càng được tổ chức phong phú bao nhiêu thì trẻ có
cơ hội giao lưu tiếp xúc với thế giớ xung quanh bấy nhiêu. Nhờ đó mà trẻ
củng cố vốn hiểu biết về thế giới xung quanh và tích lũy thêm vốn hiểu biết
phong phú hơn. Tất cả những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà trẻ lĩnh hội được
sẽ được vận dụng trên sản phẩm theo trí tưởng tượng của trẻ.
Trẻ 5-6 tuổi các kĩ năng về chắp ghép được củng cố và hoàn thiện và
cung cấp thêm cho trẻ các kĩ năng khác như cắt, gấp tác động gia công vào
sản phẩm. Trẻ biết kết hợp lựa chọn nhiều vật liệu tạo nên sản phẩm và có thể
tạo ra các loại sản phẩm trên mặt phẳng hoặc sản phẩm có hình khối, không
gian ba chiều.
20
Hứng thú và tình cảm khi tham gia vào hoạt động chắp ghép phát triển
mạnh nên tưởng tượng của trẻ có tính sáng tạo rất phong phú. Các khả năng
tư duy ổn định, chú ý có chủ định trẻ nắm được các đặc điểm tiêu biểu sự vật,
hiện tượng, đôi bàn tay trẻ khéo léo hơn vì thế khả năng sáng tạo của trẻ độc
đáo, phong phú hơn.
Lứa tuổi mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 5 – 6 nói riêng đây là lứa tuổi
tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng
liên tưởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất” màu mỡ để
gieo hành vi sáng tạo. Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, sự sáng tạo
của trẻ không giống sự sáng tạo của người lớn. Sáng tạo của người lớn là tạo
ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính bền vững và thường là
kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ em lại khác, thường
bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ
đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, không bao giờ
sáng tạo ra cái gì mà trẻ không thấy hứng thú, không thấy thích và phụ thuộc
vào tình huống. Trẻ sẵn sàng chắp ghép, lắp ráp bất cứ cái gì, không biết
sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Mối quan tâm chính trong sản
phẩm chắp ghép của trẻ tập trung vào sự thể hiên, biểu cảm, trẻ cố gắng
truyền đạt giúp cho người xem hiểu được suy nghĩ thái độ tình cảm qua sản
phẩm của mình.
Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và
được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tác phẩm nghệ thuật”
mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong sản phẩm chắp ghép
thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh.
Ví dụ: Trẻ làm con hươu cao cổ bằng cùi ngô, hay làm những chú rùa
bằng đá những viên đá cuội.
21
Trẻ 5 tuổi hình thành kiểu tư duy mới- trực quan sơ đồ giúp trẻ hiểu
được những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Đây là một bước ngoặt
trong sự phát triển tư duy của trẻ chuyển từ tính hình tượng sang tính trừu
tượng. Ở tuổi này do sự phát triển về thể lực, cơ bắp và sự khéo của vận động,
các kĩ năng chắp ghép dần hoàn thiện như các kĩ năng cắt, gấp, gia công vào
sản phẩm. Đặc biệt ở lứa tuổi này trẻ khá linh hoạt trong việc biến đổi kết hợp
nhiều loại vật liệu để tạo thành sản phẩm. Tính tích cực quan sát, nhận thức
chính là điều kiện giúp trẻ sử dụng màu sắc, chất liệu để thể hiện một các
sáng tạo nội dung chắp ghép qua đó thể hiện ý tưởng, ước mơ của trẻ.
Vì vậy, hoạt động chắp ghép là một hoạt động vô cùng quan trọng đôi
với trẻ. Người lớn cần hướng dẫn trẻ một các phù hợp rèn các kĩ năng cơ bản
để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng và sáng tạo cũng như năng lực
bên trong ở trẻ.
22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC QUA HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP
2.1. HOẠT ĐỘNG CHẮP GHÉP CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM
NON PHÚC THẮNG
2.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
trường Phúc Thắng
Trường mần non Phúc Thắng là ngôi trường nằm trên địa bàn thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường có 7 lớp, trong đó có 2 lớp 5 tuổi là lớp 5
tuổi A, lớp 5 tuổi B. Trường học có lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ
thoáng mát có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, mô hình các loại,… để phụ vụ cho
các hoạt động của trẻ cũng như việc chăm sóc và giáo dục của cô. Nhưng cấu
trúc chưa hợp lý nên khi tổ chức các hoạt động còn rất nhiều trở ngại như
trong giờ hoạt động chắp ghép không có diện tích trưng bày sản phẩm.
Trường có 23 giáo viên đứng lớp trình độ từ trung cấp đến đại học có trong đó
có 4 giáo viên dạy lớp 5 tuổi trình độ đại học. Đa số giáo viên trong trường là
giáo viên trẻ năng động, sáng tạo yêu nghề mến trẻ, tuy nhiên kinh nghiện
giảng dạy và kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ còn hạn chế.
Nội dung chương trình giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo
dục mầm non của Bộ giáo dục. Nhưng khi thực hiện chương trình giáo viên
còn nặng về xây dựng kế hoạch phát triển nhận thức, ngôn ngữ, phát triển
thẩm mỹ thiên về phát triển cảm thụ âm nhạc chưa chú ý phát triển nghệ thuật
tạo hình cho trẻ, đặc biệt là khẳ năng sáng tạo qua hoạt động chắp ghép.
Những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện
của trẻ cũng như khả năng sáng tạo của trẻ.
23
2.1.2. Thực trạng tổ chức hoạt động chắp ghép
2.1.2.1 Chương trình tổ chức hoạt động chắp ghép
- Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dự giờ quan sát và tìm hiểu
chương trình tổ chức hoạt động chắp ghép cho trẻ 5 -6 tuổi trường mầm non
Phúc Thắng. Chương trình chắp ghép ở đây là một loại bài trong phân môn
Tổ chức hoạt động tạo hình nói chung. Tuy nhiên hoạt động chắp ghép được
tổ chức thường xuyên qua hoạt động góc 1 tiết/ tuần, và nó được tích hợp qua
hoạt động như khám phá khoa học, hình thành biểu tượng toán…
- Các phương tiện vật liệu, cũng như nội dung chắp ghép ở độ tuổi này
thường là các bộ xếp hình, bộ đồ chơi xây dựng, hay chỉ là các bộ lắp ráp…
- Nội dung chắp ghép thường dùng ở trường mầm non trường mầm non
Phúc Thắng cho trẻ 5 – 6 tuổi thường tích hợp với các tiết học như khám phá
khoa học, toán… theo các chủ đề như giao thông, bản thân, gia đình,...
Chủ đề: Giao thông
Tên bài: Chắp ghép các phương tiện giao thông từ bộ đồ chơi xếp hình
Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Hình thức: Hoạt động góc
Hoạt động 1: Gây hứng thú
Giáo viên cho trẻ hát bài hát “Anh phi công ơi” giới thiệu vào hoạt động
Hoạt động 2: Hướng dẫn trẻ quan sát
Giáo viên đưa ra bức tranh về máy bay và hình ảnh máy bay chắp ghép
từ bộ đồ chơi xếp hình cho trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ. Giáo viên làm
mẫu cho trẻ quan sát.
Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ thực hành
Trẻ thực hành, giáo viên hướng dẫn trẻ chắp ghép chi tiết động viên
khích lệ trẻ tạo ra sản phẩm.
24
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
Giáo viên tổ chức hướng dẫn trẻ đánh giá sản phẩm khen thưởng những
sản phẩm đẹp, động viên khích lệ những trẻ chưa tạo ra sản phẩm.
Nội dung chắp ghép chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ nội dung quá dễ
đối với đối độ tuổi của trẻ. Nội dung hoạt động chắp ghép chỉ là xếp, ghép các
bộ xếp hình, bộ lắp ráp. Nội dung chắp ghép còn nghèo nàn, đơn giản chưa
phát triển được tuy duy, khả năng sáng tạo của trẻ.
Kết quả quan sát
Mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên trong quá
trình tổ chức hoạt động chắp ghép nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
- Phương pháp quan sát
+ Cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng, tự nhiên:
•
Thường xuyên sử dụng: chiếm 90%
•
Ít sử dụng: chiếm 10%
•
Không sử dụng: chiếm 0%
+ Cho trẻ quan sát vật mẫu:
•
Thường xuyên sử dụng: chiếm 89%
•
Ít sử dụng: chiếm 11%
•
Không sử dụng: chiếm 0%
+ Cho trẻ quan sát sản phẩm của bạn:
•
Thường xuyên sử dụng: chiếm 80%
•
Ít sử dụng: chiếm 18%
•
Không sử dụng: chiếm 2%
- Sử dụng đồ dùng trực quan:
+ Sử dụng tranh, ảnh:
• Thường xuyên sử dụng: chiếm 60%
25
• Ít sử dụng: chiếm 40%
• Không sử dụng: chiếm 0%
- Sử dụng vật thật:
• Thường xuyên sử dụng: chiếm 10%
• Ít sử dụng: chiếm 84%
• Không sử dụng: chiếm 16%
- Phương pháp dùng lời:
+ Dùng hệ thống câu hỏi:
• Thường xuyên sử dụng: chiếm 100%
• Ít sử dụng: chiếm 0%
• Không sử dụng: chiếm 0%
+ Chỉ dẫn trực quan:
• Thường xuyên sử dụng: chiếm 100%
• Ít sử dụng: chiếm 0%
• Không sử dụng: chiếm 0%
Qua kết quả trên cho thấy giáo viên sử dụng khá phong phú các biện
pháp dạy trẻ hoạt động chắp ghép. Tuy nhiên, các phương pháp để phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ còn hạn chế. Do đó, việc nâng cao tính tích cực,
sáng tạo của trẻ gặp rất khó khăn.
Mức độ chú trọng đến các khâu trong quá trình tổ chức hoạt động chắp
ghép cho trẻ.
- Gây hứng thú,thu hút trẻ vào hoạt động:
•
Rất chú trọng: chiếm 97%
•
Chú trọng: chiếm 3%
•
Ít chú trọng: chiếm 0%
•
Không chú trọng: chiếm 0%