BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ SẮP XẾP THEO QUY LUẬT
Chuyên ngành: Giáo dục học mầm non
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thày, cô giáo trong khoa Giáo dục
mầm non - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, Trung
tâm thư viện và các phòng, ban khác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trường mầm non Mầm Xanh - Hà
Nội, Chim Non - Hà Nội, Cốc Hóa - Thái Nguyên, Sao Bé Thơ - Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến cô giáo hướng dẫn - PGS. TS. Đỗ Thị Minh Liên - người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Ngô Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Chữ viết tắt
HTBTTSD
LQVT
LQMTXQ
SL
TBC
TN
ĐC
TTN
STN
HĐ
XL
Giải nghĩa
Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng
Làm quen với toán
Làm quen môi trường xung quanh
Số lượng
Trung bình cộng
Thực nghiệm
Đối chứng
Trước thực nghiệm
Sau thực nghiệm
Hoạt động
Xếp loại
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động sáng tạo là một vấn đề quan trọng, gắn liền với lịch sử tồn
tại, phát triển của đời sống con người và xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa,
chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng năng lượng, chinh phục vũ
trụ... hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy, đồng
thời góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Sáng tạo không thể tách rời tư duy.
Chính tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo ra các giá trị vật chất,
tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống
và tạo ra nền văn minh nhân loại.
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của trí tuệ. Sáng tạo là nguồn tài nguyên
đặc biệt và cơ bản của con người. Chính vì vậy, giáo dục và rèn luyện tính
sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo
dục mầm non nói riêng, như nhà triết học – giáo dục vĩ đại người Mỹ John
Dewey (1859 – 1952) nhận xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là
thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những giá trị mới của
tương lai".
Dạy trẻ sắp xếp theo quy luật là một trong những nội dung của học
phần “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”. Đây là hoạt
động chiếm ưu thế giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy logic, sáng tạo, khả
năng quan sát, phán đoán; góp phần thực hiện mục tiêu chung là phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ. Trong quá trình hoạt động, trẻ nhận ra và nắm bắt
được quy luật sắp xếp của các đối tượng cũng như các quy luật phong phú
trong cuộc sống. Trên cơ sở đó, trẻ có thể áp dụng nhằm giải quyết tình huống
thực tế, nhờ đó việc học trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn; phát triển các kỹ
năng toán học, tư duy logic và bước đầu học được cách thiết lập trật tự cuộc
sống của mình.
Trên thực tiễn giáo dục mầm non, các giáo viên đã quan tâm đến việc
phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động giáo dục
1
nói chung và hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật nói riêng. Tuy nhiên
hiệu quả vẫn chưa thực sự cao do các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát
triển khả năng sáng tạo cho trẻ còn mang tính rập khuôn, máy móc; hạn chế
trong cách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ...
Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phát
triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp
theo quy luật” để nghiên cứu các vấn đề lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp
phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy
trẻ sắp xếp theo quy luật, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển trí
tuệ nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nói chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt
động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong
hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
4. Giả thuyết khoa học
Khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động sắp xếp theo quy
luật còn chưa cao. Có thể phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ nếu chúng ta
nghiên cứu và xây dựng được một số biện pháp dạy học hợp lý, phù hợp với
đặc điểm nhận thức của trẻ cũng như đặc thù của quá trình dạy trẻ sắp xếp
theo quy luật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
5.2. Nghiên cứu thực trạng việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
5.3. Xây dựng một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm các biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
đã xây dựng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
trong hoạt động làm quen với toán theo 2 chủ đề: Chủ đề “Gia đình” và chủ
đề “Bản thân”.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi thực hiện việc thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các
tài liệu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Chúng tôi xây dựng các phiếu điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng nhận
thức và việc sử dụng các biện pháp để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 –
6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật tại một số trường mầm
non.
7.2.2. Phương pháp quan sát
- Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát, ghi chép lại các biện pháp
sư phạm mà giáo viên sử dụng để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 –
3
6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật trong hoạt động làm
quen với toán.
- Chúng tôi quan sát các biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi
trong một số hoạt động sắp xếp theo quy luật; quan sát, ghi chép quá trình trẻ
thực hiện các bài tập khảo sát trong phạm vi đề tài nhằm đánh giá, phân tích
đặc điểm, mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động sắp
xếp theo quy luật.
7.2.3. Phương pháp trao đổi, đàm thoại
- Chúng tôi tiến hành trao đổi, đàm thoại trực tiếp với một số giáo
viên phụ trách lớp 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non nhằm tìm hiểu kinh
nghiệm, ý kiến, các khó khăn, vướng mắc cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
- Chúng tôi trao đổi, đàm thoại cùng trẻ để tìm hiểu ý tưởng, nhu cầu,
khả năng và thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động sắp xếp theo quy luật.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số nhóm lớp để
kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi đã xây dựng.
7.2.5. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi tiến hành xây dựng các bài tập khảo sát khả năng sáng tạo
của trẻ trong hoạt động sắp xếp theo quy luật với thang điểm 10 và tiến hành
cho trẻ thực hiện bài tập đó nhằm đánh giá mức độ phát triển khả năng sáng
tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động sắp xếp theo quy luật.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu, phân tích sản phẩm
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích nội dung kế hoạch, giáo án
của giáo viên, các sản phẩm hoạt động sắp xếp theo quy luật của trẻ nhằm
4
đánh giá hiệu quả các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng khi tổ chức hoạt
động và mức độ phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt
động sắp xếp theo quy luật.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng các công thức toán thống kê nhằm xử lý các số liệu
thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc phát triển khả năng sáng tạo cho
trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
Chương 3: Xây dựng một số biện pháp nhằm phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ
5
SẮP XẾP THEO QUY LUẬT
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo của các nhà tâm lý – giáo
dục nước ngoài
Sáng tạo là một vấn đề được các nhà khoa học ở nhiều nước và nhiều
lĩnh vực quan tâm nghiên cứu đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau. Trước
đây khi nghiên cứu vấn đề sáng tạo, người ta chỉ tập trung mô tả, giải thích
hoạt động sáng tạo dựa trên cơ sở tiểu sử, hồi ký, các tác phẩm văn học mang
tính tự thuật cá nhân chứ chưa đi sâu nghiên cứu quy luật, bản chất của hoạt
động sáng tạo. Trong khi đó, sáng tạo không chỉ có ở những tác phẩm vĩ đại
của những thiên tài mà ở mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi đều tiềm ẩn những khả
năng sáng tạo nhất định.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền văn minh nhân loại thì hoạt động sáng
tạo của con người đã tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu về mọi
mặt và tạo ra nền văn minh nhân loại. Do vậy có thể nói hoạt động sáng tạo
luôn gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Vào thế kỷ thứ III, Pappus của Alaxandria - nhà toán học vĩ đại của Hy
Lạp cổ đại, người chính thức đặt nền móng khởi đầu cho khoa học về tư duy
sáng tạo, gọi khoa học này là Heuristics (Ơristic). Heuristics theo cách hiểu
lúc đó là khoa học về các phương pháp và quy tắc sáng chế, phát minh trong
mọi lĩnh vực như: khoa học kĩ thuật, nghệ thuật, văn học, chính trị, toán học,
quân sự… Sau Pappus, các nhà toán học và triết học nổi tiếng như Descartes,
Leibnitz... đã cố gắng xây dựng và phát triển Heuristics một cách hệ thống.
Nhưng do cách tiếp cận quá chung chung và không có nhu cầu xã hội cách
bách, Heuristics dần dần bị lãng quên.
Giữa thế kỷ XIX, các nhà xã hội học đã có những nghiên cứu đầu tiên
và đóng góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Họ cho rằng, bản chất
6
của tính tích cực sáng tạo là hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng
tượng mà kích thích khả năng sáng tạo.
Mãi đến thế kỷ XX, với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực khoa
học và nhu cầu của xã hội thì lĩnh vực sáng tạo đã được quan tâm và nghiên
cứu. Các nhà khoa học Mỹ đã khẳng định rằng, việc đưa ra và bồi dưỡng
những nhân cách sáng tạo là vấn đề có ý nghĩa quốc gia, bởi vì "hoạt động
sáng tạo có ảnh hưởng to lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn đến
toàn bộ xã hội nói chung. Và dân tộc nào biết nhận ra những nhân cách sáng
tạo một cách tốt nhất, biết phát triển họ và biết tạo ra được một cách tốt nhất
cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì dân tộc đó sẽ có những ưu thế lớn
lao". Đây cũng là thời kỳ bắt đầu xuất hiện nhu cầu nghiên cứu hoạt động
sáng tạo trong khuôn khổ của sự phát triển tâm lý, của sự phát triển trí tuệ.
Những năm đầu thế kỷ XX, người ta đánh giá rất cao công trình nghiên
cứu về sáng tạo trên những học sinh giỏi của nhà tâm lý học người Mỹ Lewis
Terman (1877 - 1956). Sau đó ông tiếp tuc nghiên cứu các lĩnh vực, rút ra
những kết luận chung của sáng tạo như: sản phẩm của sáng tạo, môi trường
sáng tạo…
Năm 1942, ở Mỹ xuất bản cuốn sách đầu tiên về sáng tạo của Alex
Faickney Osbron, trong đó ông trình bày "kỹ thuật động não" (brainstorming)
như là "Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho
vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy
sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định". Phương pháp
này dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề, hhoạt động
bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án
căn bản cho nó.
Những năm 1950 của thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về sáng tạo
bắt đầu nở rộ và có hệ thống. Người có công lớn là nhà tâm lý học người Mỹ
7
J.P.Guilford. Ông đưa ra mô hình phân định cấu tạo trí tuệ gồm 2 khối cơ bản:
trí thông minh và sáng tạo. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm: tư duy hội
tụ và tư duy phân kỳ. Trong đó, tư duy hội tụ (convergent thinking) là kiểu tư
duy theo một chiều định sẵn, rập khuôn; tư duy phân kỳ (divergent thinking)
là kiểu tu duy rộng ra, tìm ra nhiều lời giải, nhiều phương án vượt ra khỏi
khuôn khổ ban đầu. Đây là kiểu tư duy cả người sáng tạo. Ông xem sáng tạo
là một thuộc tính của tư duy, là một phẩm chất của quá trình tư duy và nhấn
mạnh ý nghĩa của hoạt động sáng tạo, thậm chí sáng tạo là chỉ báo quan trọng
hơn là trí thông minh về năng khiếu, tiềm năng của một người. Ông cho rằng:
Không phải người có chỉ số IQ cao có nghĩa là có khả năng sáng tạo cao,
người có chỉ số IQ thấp thì có khả năng sáng tạo thấp. Sáng tạo không giới
hạn ở các thiên tài mà có ở tất cả mọi người với những mức độ khác nhau.
Ông là người đi tiên phong trong nghiên cứu hiện đại về tâm lý của sự sáng
tạo. Năm 1967, ông xây dựng một số thí nghiệm để đo lường tính sáng tạo.
Ông đề cao ý nghĩa của hoạt động sáng tạo và khuyến khích các nhà tâm lý
học tham gia nghiên cứu hoạt động này.
Ở giai đoạn này, tiếp tục có những nghiên cứu vấn đề sáng tạo với các
tên tuổi lớn như: Holland (1959), May (1961), D.W.Mackinnon (1962),
Yahamoto Kaoru (1963), E.P.Torrance (1962, 1963, 1965, 1979, 1995)… và
một số tác giả người Mỹ như: Barron (1952, 1955, 1981, 1995), Getzels
(1962, 1975)… Nội dung của các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến một số
vấn đề cơ bản của hoạt động sáng tạo như: tiêu chuẩn cơ bản của hoạt động
sáng tạo, sự khác biệt giữa sáng tạo và không sáng tạo, bản chất và quy luật
của hoạt động sáng tạo, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo và kích thích hoạt
động sáng tạo, những thuộc tính nhân cách của hoạt động sáng tạo… đã tạo
nên sự phong phú và đa dạng của nền tâm lý học sáng tạo thế giới.
8
Các tác giả của Liên Xô cũng có nhiều cuộc hội thảo quốc tế được tổ
chức bàn về vấn đề sáng tạo, tư duy sáng tạo, có nhiều công trình nghiên cứu
về lĩnh vực sáng tạo của con người. Có thể kể đến như: A. N. Luck nghiên
cứu những vấn đề chung về hoạt động sáng tạo; Ia. A. Panomariov và O. K.
Chikhomirov coi tư duy gắn với sáng tạo, nghiên cứu, so sánh cách giải quyết
vấn đề của con người và của robot, khẳng định tiềm năng sáng tạo của con
người; X. L. Rubinxtein và L. X. Vugotxki nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại của
tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo; N. A. Mensinxkia, D. N.
Bogoialenxky lại tập trung nghiên cứu, phân tích tầm quan trọng của sáng tạo,
mối quan hệ của sáng tạo với quá trình tiếp thu tri thức; V. N. Puskin quan
tâm tới những vấn đề lý luận và thực hành tư duy sáng tạo, mối quan hệ của
tư duy sáng tạo với hoạt động vô thức; N. G. Alexayev, E. M. Miarsky nghiên
cứu vấn đề tư duy sáng tạo trong nhà trường, vấn đề giáo dục, phát triển sáng
tạo cho học sinh…
Nổi bật là công trình nghiên cứu của Genrich Saulovich Altshuller
(1926 - 1998), ông là người khai sinh ra phương pháp luận sáng tạo (TRIZ)
giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian ngắn nhất. Theo
ông, có những phương pháp nhất định, giúp con người có thể học rất tự nhiên,
không hề gò bó, nhưng có thể mang lại cho họ khả năng nhạy bén và sáng tạo
hơn hẳn. Phương pháp luận này được gọi là "TRIZ hiện đại", được các nước
phát triển như Mỹ, Đức, Nhật... đánh giá rất cao. "Phong trào TRIZ" lúc đầu
hình thành và phát triển ở Liên Xô, sau đó lan ra các nước xã hội chủ nghĩa
khác trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung, các nhà tâm lý học Liên Xô đã đạt được nhiều kết quả
trong việc nghiên cứu về vấn đề sáng tạo, quá trình sáng tạo, nhân cách sáng
tạo, năng lực và phát triển năng lực sáng tạo.
9
Bên cạnh những nghiên cứu về tính sáng tạo của con người nói chung,
có nhiều nhà khoa học còn đi sâu vào nghiên cứu khả năng sáng tạo của trẻ
em. Bởi muốn cho đứa trẻ trở thành nhà sáng chế trong tương lai thì nó phải
được đào tạo từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Trong cuốn "Những khám phá về tư duy sáng tạo ở đầu tuổi học"
(1963), tác giả E. P. Torrance cho rằng: Tư duy sáng tạo có sự độc lập nhất
định với trí tuệ. Những trẻ rất sáng tạo cũng thường rất thông minh, song
những trẻ rất thông minh thì lại ít sáng tạo. Sáng tạo là quá trình xác định giả
thuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả. Theo ông, sáng tạo là một quá
trình, do vậy sáng tạo bao giờ cũng có mở đầu (xác định giả thuyết, ý tưởng
sáng tạo xuất hiện), diễn biến (nghiên cứu) và kết thúc (tạo ra kết quả). Trong
quá trình sáng tạo con người phải cân nhắc, đánh giá những điều kiện khách
quan, chủ quan, khám phá tìm tòi ra những giả thuyết rồi thử đi thử lại (kiểm
tra các giả thuyết) và cuối cùng trực tiếp hay gián tiếp tìm ra kết quả. Theo
ông, để đo tính sáng tạo cần căn cứ vào bốn thuộc tính (chỉ số) của nó như:
thuần thục (fluency), linh hoạt (flexibility), tỉ mỉ (elaboration), độc đáo
(originality). Ông cho rằng bất kể con người nào cũng có tiềm năng sáng tạo,
chỉ ở mức độ khác nhau mà thôi. Khi có điều kiện thì tiềm năng ấy được bộc
lộ ra một cách thuận lợi và phát triển tốt.
Theo tác giả Omizumi Kagayaki trong cuốn "Phương pháp luyện trí
não" (1991), để có tư duy sáng tạo cần biết gạt bỏ những hiểu biết về kiến
thức thông thường và những kinh nghiệm trong quá khứ để suy nghĩ khỏi bị
lệ thuộc, từ đó làm cho tính sáng tạo trong tư duy không hạn chế. Con người
có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích thú các trò chơi về
não bộ như: câu đố, ảo thuật, truyện vui… Trong đó, câu đố và trò chơi là
hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc vì nó chứa đựng trong đó
10
những nguyên liệu về rèn khả năng trực giác, quan sát, suy luận, phân tích và
khả năng sáng tạo của con người.
Trong cuốn "Tư duy của học sinh" (1970), M. N. Sacdacop đã khái
quát: Tư duy là quá trình tâm lý mà nhờ nó con người không những tiếp thu
được những tri thức khái quát mà còn tiếp tục nhận thức và sáng tạo cái mới.
Tư duy không chỉ dừng ở mức độ nhận thức mà còn là hoạt động sáng tạo, tạo
ra những tri thức mới, rồi chính từ những tri thức này lại là cơ sở để hình
thành những khái niệm, quy luật và quy tắc mới.
Trong "Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi" (1985), L. X.
Vugotxki đưa ra nhận định: nếu chúng ta nhìn vào hành vi con người, có hai
loại hình hoạt động cơ bản: tái hiện và sáng tạo. Loại hình sáng tạo được hiểu
là bất cứ hoạt động nào của con người mà kết quả không chỉ là sự tái hiện
những ấn tượng hoặc hành động đã có trong kinh nghiệm của nó, mà tạo nên
những hình tượng hay hành động mới. Khẳng định sự sáng tạo có mặt trong
mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần. Đồng thời ông cho rằng "mọi
hoạt động của trí tưởng tượng bao giờ cũng rất dài". Do đó, hoạt động sáng
tạo giúp trẻ có cơ hội được bộc lộ và viết nên lịch sự tưởng tượng của mình.
Sự phát triển của trí tưởng tượng ấy sẽ là yếu tố quan trọng giúp trẻ trở thành
người sáng tạo sau này.
Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ em còn có một số tác
giả như Jackson và Getzels. Qua những thực nghiệm, các nhà khoa học đã chỉ
ra rằng, đa số các học sinh có tính sáng tạo cao trong học tập thường có các
liên tưởng khác lạ so, tách khỏi với chủ đề mà thày cô giáo đưa ra, chúng
thường giữ bản sắc riêng cho mình. Hai ông cũng đã cố gắng đo mối quan hệ
giữa tư duy sáng tạo và trí thông minh, chỉ ra rằng mối tương quan giữa
chúng không cao. Cùng chung với quan điểm này M. C. Guires (1963) và
11
Flesohers (1963) cho rằng, những trẻ có chỉ số thông minh cao thường có kiểu
tư duy không thích hợp với cách tư duy sáng tạo.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về tính sáng tạo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động liên quan đến khoa học và tư duy sáng tạo được
bắt đầu quan tâm và phát triển vào những năm 1970. Các hoạt động này ban
đầu mang tính chất tự phát, dựa trên nhiệt tình, long say mê, tìm tòi và sáng
kiến của một số cá nhân, đoàn thể và cơ quan, các nghiên cứu về sáng chế
cũng không nhiều.
Tác giả Đức Uy trong cuốn "Tâm lý học sáng tạo" (1999) không chỉ đi
vào chi tiết cấu trúc, các thành phần, yếu tố của tư duy sáng tạo mà hệ thống
hóa các thành tựu về tâm lý học sáng tạo, giúp người đọc hiểu thế nào là sáng
tạo, vì sao con người vốn có bản tính đổi mới, sáng tạo và làm gì để phát hiện
và tăng cường năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng.
Trong cuốn "Tâm lý học sáng tạo" (1996), tác giả Nguyễn Huy Tú cho
rằng: sáng tạo thể hiện khi con người đứng trước hoàn cảnh có vấn đề. Quá
trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực mà nhờ đó con người trên cơ sở
kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc
đaó, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở đó người sáng tạo gạt bỏ
được các giải pháp truyền thống để đưa ra những giải pháp mới độc đáo và
thích hợp cho vấn đề đặt ra. Cuốn sách cũng tập trung vào các vấn đề chung
của sáng tạo như: thế nào là sáng tạo, quá trình sáng tạo, sản phẩm sáng tạo.
Theo Nguyễn Cảnh Toàn, để tạo ra những con người năng động sáng
tạo, cần có phương pháp dạy học cải tiến, đặt trọng tâm vào rèn luyện khả
năng "phát hiện vấn đề", rèn luyện và phát huy tư duy sáng tạo của người học,
nhất là tư duy biện chứng thông qua lao động tìm tòi "cái mới".
Các tác giả Tôn Thân (1995), Trần Luận (1995, 1996), Phạm Văn
Hoàn nghiên cứu vấn đề sáng tạo trong cấp trung học phổ thông, trung học
12
cơ sở và giáo dục tiểu học. Giữa họ đều có chung quan điểm: tư duy sáng
tạo là dạng tư duy độc lập, không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có;
tạo ra ý tưởng mới, độc đáo bởi mỗi sản phẩm đều mang dấu ấn của cá nhân
tạo ra nó và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Sáng tạo có nghĩa là tạo ra
cái mới, biểu hiện của tư duy sáng tạo là không rập khuôn cái cũ, biết thay
đổi các biện pháp giải quyết vấn đề, thấy được mối liên hệ khăng khít giữa
những sự kiện trông bề ngoài tưởng chừng xa lạ để tìm ra những phương
pháp giải quyết đúng, gọn và hay.
Bên cạnh đó, có một số tác giả khác như: Phan Dũng với "Phương
pháp luận sáng tạo và đổi mới" (2004) giới thiệu tổng quan về phương pháp
luận sáng tạo và đổi mới, phương pháp thử và sai, các kết quả đạt được trong
lĩnh vực này. Phạm Thành Nghị với "Một số vấn đề về tâm lý học sáng tạo"
(2010) trình bày khá hệ thống về bản chất của sáng tạo, quá trình sáng tạo,
các yếu tố ảnh hưởng đến sáng tạo, vấn đề giáo dục, phát triển tính sáng tạo
cho học sinh…
Trong lĩnh vực giáo dục mẫu giáo, gần đây đã đề cập đến như: "Ảnh
hưởng của tri giác tới tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6
tuổi", "Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động tạo hình",
"Mối quan hệ giữa tính tích cực nhận thức và sự phát triển tính sáng tạo trong
hoạt động tạo hình của trẻ 5 - 6 tuổi", 'Tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng
phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ"... của tác giả Lê Thị Thanh Thủy.
Những nghiên cứu này của tác giả đã đóng góp cơ sở lý luận quan trọng trong
việc nghiên cứu về tính sáng tạo của trẻ mầm non; giáo dục và phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ trong hoạt động tạo hình; tổ chức môi trường hoạt động
và đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động nghệ thuật tạo hình;
xây dựng nội dung và các biện pháp tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính
tích cực, sáng tạo của trẻ...
13
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ như: "Nghiên cứu mức độ sáng
tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tạo hình" của Nguyễn Thị Yến; "Một số
biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong vận động theo
nhạc ở trường mầm non" của Lê Thị Hoàng Trang; "Tiềm năng sáng tạo và
biểu hiện của nó trong vận động theo nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi" của Phạm Thu
Hương; "Phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép, xây
dựng từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu" của Vũ Thị Kiều Trang;
"Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua
hoạt động vẽ theo ý thích" của Nguyễn Thị Ngọc Kim; "Xây dựng môi trường
chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng vai
theo chủ đề" của Nguyễn Thị Lan Hương; "Biện pháp tổ chức trò chơi lắp
ghép, xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi" của Trần Thị
Quý… Các tác giả này đều tập trung vào việc nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ
mầm non, một số biện pháp bồi dưỡng và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ
trong các lĩnh vực tạo hình, âm nhạc, trò chơi đóng vai...
Như vậy, có thể thấy rằng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
tính sáng tạo của các nhà khoa học trong và ngoài nước với các tiếp cận đa
dạng. Nhìn chung, phần lớn các công trình chủ yếu đi vào nghiên cứu bản
chất của sự sáng tạo, mối quan hệ giữa sáng tạo với trí thông minh, nghiên
cứu quá trình giáo dục sáng tạo hoặc đề cập đến khả năng sáng tạo của trẻ
trong một số lĩnh vực âm nhạc, tạo hình... Tuy nhiên, chưa có công trình nào
đi sâu vào nghiên cứu riêng quá trình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật một cách cụ thể. Do đó,
bên cạnh việc tìm hiểu các công trình lý luận, nghiên cứu về khả năng sáng
tạo nói chung của độ tuổi này, đề tài "Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật" sẽ còn góp phần bổ
sung, hệ thống hóa lại các công trình lý luận nghiên cứu về sự phát triển khả
14
năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, trẻ mẫu giáo nói chung và hướng
đến nhiệm vụ cụ thể là đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động.
1.2 Cơ sở lý luận của việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ 5 – 6 tuổi
trong hoạt động dạy trẻ sắp xếp theo quy luật
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Phát triển
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm "phát triển" được hiểu là "Sự vận
động tiến triển theo chiều hướng tăng lên", là "Biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp".
Theo quan điểm biện chứng về sự phát triển: phát triển là một phạm
trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự
vật, hiện tượng. Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý
thức của con người.
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển
nằm ngay bên trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật quy định. Sự
phát triển là quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất cũng như
cấu trúc của sự vật, hiện tượng, là quá trình nảy sinh cái mới, hủy diệt cái cũ
do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện
tượng. Phát triển còn là sự biểu hiện hàng loạt sự biến đổi kế tiếp của sự vật,
hiện tượng qua các giai đoạn khác nhau.
Theo quan điểm duy vật biện chứng này thì sự phát triển mọi mặt của
đứa trẻ chỉ xảy ra khi tạo cho nó cái mới chưa hề có trước đó. Đó là cái mới
về chất lượng khiến cho cái cũ vốn của của nó phải được cấu tạo lại chứ
không phải cộng thêm vào. Nói cách khác, phát triển phải có những bước
nhảy vọt đánh dấu một bước chuyển tiếp cụ thể trong chất của đứa trẻ.cao, từ
15
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn về chất của sự
vật, hiện tượng.
Như vậy, theo chúng tôi: Phát triển là sự vận động đi lên của sự vật,
hiện tượng từ thấp đến
1.2.1.2 Khả năng
Trên thực tế, hiện nay tồn tại hai hướng định nghĩa về khái niệm "khả
năng".
Hướng thứ nhất, xem xét khả năng dựa trên sự xuất hiện, tồn tại của
hiện tượng nào đó. Theo đó thì "khả năng là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra
trong điều kiện nhất định" (Từ điển Tiếng Việt, 1992, Viện ngôn ngữ).
Hướng thứ hai, khả năng được xem xét trên phương diện như là một
năng lực phẩm chất của cá nhân. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng
Phê chủ biên thì khả năng vừa là "cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong
điều kiện nhất định", vừa là "cái vốn có về vật chất và tinh thần để có thể làm
được việc gì".
Cũng theo hướng xem xét khả năng như là một năng lực của một cá
nhân, Từ điển ngôn ngữ của Đại học Glasgow định nghĩa: "Khả năng là năng
lực thực hiện một nhiệm vụ nào đó, được xem xét cả về mặt thể chất và tinh
thần, thậm chí cả khả năng về mặt đáp ứng các yêu cầu mang tính vật chất" và
chỉ ra nó có các đặc điềm sau đây:
Thứ nhất, khả năng là đa chiều và chỉ có một số khía cạnh của nó có
thể đo được.
Thứ hai, khả năng là sự kết hợp của những thiên hướng di truyền cộng
hưởng với môi trường, cá tính và các yếu tố theo ngữ cảnh.
Thứ ba, khả năng là phát triển. Điều này có nghĩa rằng những gì được
xem là khả năng cao với trẻ nhỏ có thể sẽ là có sự khác biệt nếu đặt trong địa
vị của người lớn.
16
Thứ tư, khả năng chỉ phát triển nếu như nó được nuôi dưỡng thông
qua các cơ hội hành động và sự hỗ trợ.
Ở đây, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm xem xét khả năng
như một năng lực của cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ nào đó về cả thể
chất, tinh thần, vật chất.
1.2.1.3 Sáng tạo
Có nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo như:
Quan niệm duy tâm của Platon xem xét sự sáng tạo là trạng thái tâm
linh quyến rũ. Becxong lại nhận định đó là trực giác thần bí. Trong tâm lý học
duy tâm, sáng tạo được xem là một quá trình không có ý thức, trong đó yếu tố
ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng.
Theo Từ điển Tiếng Việt, sáng tạo được hiểu là việc làm ra cái mới
chưa ai làm, là việc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó, có đầu óc sáng
tạo. Theo cách hiểu này, sáng tạo được nhìn nhận theo cách bao trùm hơn,
sáng tạo không chỉ là tạo ra cái mới nhất chưa từng có, mới hoàn toàn mà còn
có thể là cái tìm tòi, biến đổi và phát triển trên cơ sở cái đã có nhưng tốt hơn.
Theo Từ điển triết học, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người
tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo
được xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kỹ thuật, văn học,
nghệ thuật, quân sự… Có thể nói sáng tọa có mặt trong mọi lĩnh vực của thế
giới vật chất và tinh thần".
Theo L. X. Vugotxki (Nga) cho rằng: "Hoạt động sáng tạo là hoạt
động tạo ra được một cái gì mới, không kể cái được tạo ra là một vật thể nào
đó của thế giới bên ngoài hay một cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm và
biểu lộ trong bản thân con người". Như vậy, L.X.Vugotxki đã đưa ra quan
điểm hoàn toàn đối lập với quan điểm cho rằng sáng tạo là mảnh đất riêng của
những con người tài năng, còn con người bình thường thì tuyệt nhiên không
17
có khả năng đó. Theo ông, ở những nơi con người biết kết hợp cái cũ tạo ra
cái mới, trên cơ sở cái đã có phát triển thành cái mới đều là hoạt động sáng
tạo. Do vậy, những cái dù chỉ chứa đựng một nét mới, một điểm khác cũng là
sáng tạo.
Tương đồng với quan niệm của L. X. Vugotxki, Chu Quang Tiềm
(Trường đại học Bắc Kinh - Trung quốc), quan niệm: "Căn cứ vào những ý
tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc, tổng hợp để tạo
thành một hình tượng mới. Đó là sự sáng tạo".
Theo X. L. Rubinstein (Nga), sáng tạo là hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần mới mang ý nghĩa xã hội. Hay nói một
cách chính xác hơn, đó là "hoạt động tạo ra một cái gì đó mới mẻ, đặc sắc, cái
mà không chỉ đi vào lịch sử phát triển của bản thân người sáng tạo mà còn đi
vào lịch sử phát triển của khoa học, nghệ thuật".
Theo E. P. Torrance (Mỹ), sáng tạo là quá trình xác định các giả
thuyết, nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả. Trong quá trình sáng tạo, con
người phải xem xét các điều kiện khách quan, chủ quan, khám phá, tìm tòi,
tạo ra những giả thuyết, sau đó thử đi thử lại, kiểm tra các giả thuyết, cuối
cùng trực tiếp hay gián tiếp tạo ra kết quả. Ông cho rằng kết quả của quá trình
sáng tạo là sản phẩm sáng tạo. Theo quan niệm của Torrance thì bất kỳ con
người nào cũng có tiềm năng sáng tạo, chỉ có ở mức độ khác nhau mà thôi.
Nếu có điều kiện thuận lợi thì tiềm năng này sẽ được bộc lộ một cách thuận
lợi và phát triển tốt.
Theo J. Halavsa (Tiệp Khắc): Sáng tạo là một khả năng được thể hiện
bằng sự chọn lựa và sử dụng những phương tiện mới, cách giải quyết mới.
Theo Ia. A. Ponomariov (Nga): Sáng tạo là nét đặc trưng cho cả thế
giới vô sinh và thế giới hữu sinh. Từ khi xuất hiện loài người, hình thành nên
xã hội loài người, sáng tạo là điều kiện thiết yếu để phát triển vật chất, hình
18
thành những hình thái mới của vật chất. Cùng với sự xuất hiện của chúng thì
các hình thức sáng tạo cũng thay đổi.
Tác giả Nguyễn Đức Uy cho rằng: "Sáng tạo là sự đột khởi thành
hành động của một sản phẩm liện hệ mới mẻ, náy sinh từ sự độc đáo của cá
nhân và những tư liệu, biến cố, nhân sự, hay những hoàn cảnh của đời người
ấy". Quan niệm này cho rằng không có sự phân biệt về sáng tạo, nghĩa là sáng
tạo dù ít dù nhiều đều là sáng tạo.
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: "Sáng tạo có nghĩa là tìm ra cái
mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái có sẵn. Giá trị
mới đó có ích hay có hại là tùy theo quan điểm của người sử dụng và đối
tượng nhận hiệu quả của việc sử dụng".
Tác giả Phan Dũng khi bàn về "Sáng tạo và đổi mới" đã đưa ra khái
niệm về sáng tạo như sau: "Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng
thời tính mới và tính lợi ích".
Tác giả Nguyễn Huy Tú thì "Sáng tạo thể hiện khi con người đứng
trước hoàn cảnh có vấn đề. Quá trình này là tổ hợp các phẩm chất và năng lực
mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình, và bằng tư duy độc
lập tạo ra ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội".
Nhìn chung các quan niệm của các nhà nghiên cứu giải thích về sáng
tạo ở nhiều góc độ khác nhau nhưng đều thống nhất cho rằng: Sáng tạo là một
thuộc tính, một phẩm chất trí tuệ đặc biệt của con người; hoạt động sáng tạo
diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực; bản chất của sáng tạo là con người tìm
ra cái mới, cái độc đáo và có giá trị xã hội. Có tác giả quan tâm đến cái mới
của sản phẩm hoạt động, có tác giả lại quan tâm đến cách thức, đến quá trình
tạo ra cái mới đó… nhưng hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa của hoạt
động sáng tạo và sản phẩm sáng tạo.
1.2.1.4 Phát triển khả năng sáng tạo
19