Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.77 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

HỒ THANH HẢI

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Trung tâm công nghệ thông tin
thuộc Sở tài nguyên môi trưởng tỉnh Nghệ An

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM
NGHIỆP HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Vinh, tháng 5 năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM
NGHIỆP Ở HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Đông
Họ và tên sinh viên: Hồ Thanh Hải
Lớp quản lý:
53K1
Ngành: QLTN&MT
Mã số sinh viên:
1253072195

Vinh, tháng 5 năm 2016
2


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...........................................................................................................................................3
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................3
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
..........................................................................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................................5
1.3. Chức năng...................................................................................................................................5
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn..............................................................................................................6
CHƯƠNG 2........................................................................................................................................9
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP .......................................................................................9

HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................9
2.1. Một số vấn đề về sử dụng đất lâm nghiệp..................................................................................9
2.1.1. Khái quát về đất lâm nghiệp....................................................................................................9
2.1.1.1. Khái niệm về đất lâm nghiệp................................................................................................9
2.1.1.2. Đặc điểm, phân loại đất lâm nghiệp.....................................................................................9
2.1.1.3. Vai trò của đất lâm nghiệp..................................................................................................10
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp.......................................................11
2.1.2.1. Yếu tố tự nhiên...................................................................................................................11

3


2.1.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội.........................................................................................................13
2.1.2.3. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam..................13
2.2. Khái quát về huyện Diễn Châu..................................................................................................14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................14
2.2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................................14
2.2.1.2. Địa hình, địa chất................................................................................................................15
2.2.1.3. Khí hậu................................................................................................................................16
2.2.1.4. Thủy văn, nguồn nước........................................................................................................17
2.2.1.5. Tài nguyên rừng..................................................................................................................17
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................................18
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................................................18
2.2.2.2. Dân số, lao động.................................................................................................................18
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................................................18
2.2.2.4. Văn hóa...............................................................................................................................20
2.2.2.5. Y tế......................................................................................................................................20
2.2.2.6. Giáo dục..............................................................................................................................20
2.2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................................21
2.2.3.2. Khó khăn.............................................................................................................................22

2.2.4. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu........................................................22
2.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu...........................................................24
2.3.1. Hiện trạng và cơ cấu các loại đất ở huyện Diễn Châu............................................................24
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu...............................................................26
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu........................................................27
2.3.2.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu.............................................27
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp năm 2012.................................................................28
2.3.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2014..................................29
Bảng 2.3: Diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng .........................................................30

4


của huyện Diễn Châu qua các năm .................................................................................................30
(Đơn vị: ha)......................................................................................................................................30
Bảng 2.4: Biến động đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu qua các năm...............................................30
(Đơn vị: ha)......................................................................................................................................30
CHƯƠNG 3......................................................................................................................................33
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN
DIỄN CHÂU......................................................................................................................................33
3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp..............................................................................33
3.1.1. Hiệu quả về kinh tế................................................................................................................33
3.1.2. Hiệu quả xã hội......................................................................................................................33
3.1.3. Hiệu quả về môi trường.........................................................................................................34
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu
........................................................................................................................................................34
3.2.1. Giải pháp về chính sách.........................................................................................................34
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................................................35
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................37
3.1. Kết luận....................................................................................................................................37

3.2. Kiến nghị...................................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................39

5


DANH MỤC BẢNG

Trang
MỤC LỤC...........................................................................................................................................3
PHẦN I: MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................2
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG...........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................3
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
..........................................................................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................................5
1.3. Chức năng...................................................................................................................................5
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn..............................................................................................................6
CHƯƠNG 2........................................................................................................................................9
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP .......................................................................................9
HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN.................................................................................................9
2.1. Một số vấn đề về sử dụng đất lâm nghiệp..................................................................................9
2.1.1. Khái quát về đất lâm nghiệp....................................................................................................9
2.1.1.1. Khái niệm về đất lâm nghiệp................................................................................................9
2.1.1.2. Đặc điểm, phân loại đất lâm nghiệp.....................................................................................9

2.1.1.3. Vai trò của đất lâm nghiệp..................................................................................................10

6


2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp.......................................................11
2.1.2.1. Yếu tố tự nhiên...................................................................................................................11
2.1.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội.........................................................................................................13
2.1.2.3. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam..................13
2.2. Khái quát về huyện Diễn Châu..................................................................................................14
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................14
2.2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................................14
2.2.1.2. Địa hình, địa chất................................................................................................................15
2.2.1.3. Khí hậu................................................................................................................................16
2.2.1.4. Thủy văn, nguồn nước........................................................................................................17
2.2.1.5. Tài nguyên rừng..................................................................................................................17
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................................18
2.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................................................18
2.2.2.2. Dân số, lao động.................................................................................................................18
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng......................................................................................................................18
2.2.2.4. Văn hóa...............................................................................................................................20
2.2.2.5. Y tế......................................................................................................................................20
2.2.2.6. Giáo dục..............................................................................................................................20
2.2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................................21
2.2.3.2. Khó khăn.............................................................................................................................22
2.2.4. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Diễn Châu........................................................22
2.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu...........................................................24
2.3.1. Hiện trạng và cơ cấu các loại đất ở huyện Diễn Châu............................................................24
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu...............................................................26
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu........................................................27

2.3.2.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu.............................................27
Bảng 2.2: Diện tích và cơ cấu đất lâm nghiệp năm 2012.................................................................28

7


2.3.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2014..................................29
Bảng 2.3: Diện tích đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng .........................................................30
của huyện Diễn Châu qua các năm .................................................................................................30
(Đơn vị: ha)......................................................................................................................................30
Bảng 2.4: Biến động đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu qua các năm...............................................30
(Đơn vị: ha)......................................................................................................................................30
CHƯƠNG 3......................................................................................................................................33
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN
DIỄN CHÂU......................................................................................................................................33
3.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp..............................................................................33
3.1.1. Hiệu quả về kinh tế................................................................................................................33
3.1.2. Hiệu quả xã hội......................................................................................................................33
3.1.3. Hiệu quả về môi trường.........................................................................................................34
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu
........................................................................................................................................................34
3.2.1. Giải pháp về chính sách.........................................................................................................34
3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................................................35
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................37
3.1. Kết luận....................................................................................................................................37
3.2. Kiến nghị...................................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................39

8



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích
có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng
của sản xuất nông lâm nghiệp. Như vậy, nghành lâm nghiệp đã và đang hoạt
động quản lý và sản xuất trên diện tích lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc
dân.
Đất là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là giá đỡ cho toàn bộ sự
sống con người và là tư liệu sản xuất chủ yếu của nghành nông nghiệp.
Với vị trí địa lý tự nhiên 2/3 lãnh thổ Việt Nam là đồi núi, đất lâm nghiệp
chiếm 57% trong tổng số 26,2 triệu ha diện tích đất nông lâm nghiệp; đồng thời,
đất lâm nghiệp là nơi cư trú, tạo sinh kế của 25 triệu dân, chủ yếu là đòng bào
dân tộc thiểu số, người nghèo, bên cạnh đó Rừng có vai trò rất lớn trong bảo vệ
môi trường, nhất là trong bối cảnh Biến đổi khí hậu hiện nay.

Huyện Diễn Châu là một huyện phía Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Việc sử dụng đất
lâm nghiệp ở diễn châu đang được quan tâm và phát triển. Nghệ An với các
huyện đồng bằng cũng như trao đổi bên ra bên ngoài.
Do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất lâm
nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng.
Con người đã khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để
bảo vệ đất đai, việc sử dụng đất lâm nghiệp còn nảy sinh nhiều vấn đề, như là
gây ra việc tranh chấp trong phân chia sử dụng đất lâm nghiệp, các hoạt động
chặt phá rừng gây gia tang nguy cơ xói mòn đất lâm nghiệp. Qua quá trình
thực tập, sinh viên được không chỉ tiếp thu thêm kiến thức mà còn được chủ
động áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào môi trường làm việc
thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp: đồng thời tạo được những quan hệ mới,
biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng, trong đó, yếu tố quan hệ giữa

1


con người với con người luôn luôn được trân trọng. Trong quá trình này sinh
viên tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và mô hình hoạt động tại các cơ quan.
Xuất phát từ vẫn đề thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An„.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện Diễn Châu
từ đó đề xuất một số giải pháp sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn huyện.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất lâm nghiệp.
- Phân tích những điểm mạnh, thuận lợi, khó khăn, của sử dụng đất lâm
nghiệp
- Phân tích hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp huyện Diễn
Châu tỉnh Nghệ An
- Đề xuất hướng và giải phâp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An
- Không gian nghiên cứu: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2006 đến 2014.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - SỞ

TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết
định số 2089/QĐ-UB ngày 12/6/2003 của UBND tỉnh Nghệ An, tiền thân là
ngành quản lý đất đai qua các giai đoạn hình thành và phát triển.
Từ tháng 8/1994 đến tháng 6/2003: Sở Địa chính thuộc UBND tỉnh Nghệ
An (được thành lập theo Quyết định số 948/QĐ/UB ngày 12/8/1994), trên cơ
sở bộ máy tổ chức hiện có của Ban Quản lý ruộng đất Nghệ An. Sở là cơ quan
tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai
bao gồm: Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồ địa
chính; qui hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai; qui định các chế độ,
chính sách về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức việc thực hiện các chế độ,
chính sách này; giao đất và thu hồi đất; đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính,
thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ; thanh tra việc chấp hành các chế
độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất đai; giải quyết các tranh chấp đất đai.
Từ năm 1997, Sở Địa chính (nay là sở TN &MT Nghệ An) đã đầu tư
trang thiết bị công nghệ tin học để phục vụ quản lý đất đai, đo đạc bản đồ.
Được tổng cục Địa chính (nay là BộTN &MT) quan tâm chỉ đạo và đầu tư
trang thiết bị phần cứng, phầm mềm, Sở TNMT Nghệ An đã ứng dụng công
nghệ thông tin chuyên ngành để quản lý đất đai, khoáng sản, nước, môi
trường bằng công nghệ số.
Về trang thiết bị phần cứng:
Sở TNMT đã trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ
Backup Server, máy chủ Firewall phục vụ cho lưu trữ, tích hợp cơ sở dữ liệu
3


tài nguyên môi trường; hệ thống mạng LAN phục vụ văn phòng điện tử M
-office, đường truyền Intrrnet và trang Website Sở TNMT nghệ An. Các trang
thiết bị ngoại vi: máy in Laze, máy vẽ Ploter khổ Ao, máy quét tài liệu

Scanner từ khổ Ao đến khổ A4, máy chiếu, mạng không dây Wireless,...
100% cán bộ công chức đã được trang bị máy tính bàn hoặc máy tính xách
tay để làm việc.
Về phần mềm:
Sở TNMT đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành để quản lý, tích hợp,
xây dựng cơ sở dữ liệu và tác nghiệp công tác chuyên môn TNMT như: Phần
mềm thành lập bản đồ địa chính và bản đồ chuyên đề Microstation, phần mềm
quản lý và in bản đồ Mapinfo, phần mềm quản lý thông tin đất đai, khoáng
sản, môi trường Vilis, Elis, phần mềm đánh giá tác động môi trường
Envimna, phần mềm tích hợp cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường ArcGis 9.2,
Arcview và các phần mềm thống kê, kiểm kê đất đai khác.
Về nguồn lực và trình độ công nghệ thông tin:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở TNMT cơ bản là đã
ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực công tác được phân công.
Hiện tại, Sở đã điều hành công việc hàng ngày trên Văn phòng di động M
-ofice qua mạng nội bộ và mạng Internet; định kỳ, tổ chức giao lưu trực tuyến
với người dân, doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử (nghean.more.gov.vn)
của BộTN &MT.
Sở Tài nguyên & Môi trường có đơn vị sự nghiệp trực thuộc chuyên về
CNTT, đó là Trung tâm Công nghệ thông tin với chức năng giúp Giám đốc
Sở triển khai chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài
nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; thu thập, tích hợp, xử lý, quản lý,
khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường trong tỉnh phục
vụ quản lý nhà nước và cộng đồng.
4


Từ năm 2005 đến nay, phối hợp với các Dự án về nâng cao năng lực
quản lý đất đai và môi trường, Cơ sở dữ liệu TNMT đang được xây dựng, tích
hợp trên các phần mềm chuyên ngành để phục vụ quản lý bằng công nghệ số,

giảm thiểu lưu trữ truyền thống, thúc đẩy cải cách hành chính, hỗ trợ các dịch
vụ hành chính công mà UBNT tỉnh đang chỉ đạo thực hiện.
Sở TNMT tiếp tục phát huy thế mạnh về trang thiết bị, công nghệ hiện có
để triển khai ứng dụng vào các lĩnh vực quản lý đất đai, khoáng sản, môi
trường, nước, biển, hải đảo và khí tượng thủy văn bằng công nghệ số.
- Phối hợp với Cục Công nghệ Thôngtin -Bộ TNMT để xây dựng kế
hoạch giài hạn về phát triển công nghệ thông tin ngành TNMT.
- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu tài
nguyên môi trường, số hóa các nguồn thông tin truyền thống trước đây để
chuyển về File dữ liệu số.
- Phát huy tốt văn phòng điện tử M -ofice trong công tác điều hành cơ
quan, đơn vị; phát huy tốt trang Website tnmtnghean.vn để truyền tải thông
tin về TNMT đến với cộng đồng.
- Triển khai các dịch vụ hành chính công về cấp phép đất đai, phoáng
sản, nước, môi trường trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
1.2. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo đơn vị gồm: 1Giám đốc và 2 Phó Giám đốc.
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp.
+ Phòng Dữ liệu và Lưu trữ.
+ Phòng Phát triển công nghệ.
1.3. Chức năng
- Trung tâm Công nghệ thông tin là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Sở Tài nguyên & Môi trường, có chức năng thực hiện các hoạt động về ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm
5


vi quản lý của Sở; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về công nghệ thông tin
theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản riêng, có trụ sở làm việc theo quy định của pháp luật.
- Trung tâm Công nghệ thông tin chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Tài
nguyên & Môi trường về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cử Cục Công nghệ
thông tin trực thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường.
1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển Công nghệ thông tin tài
nguyên và môi trường của tỉnh thuộc phạm vi quản lý của sở Tài nguyên và
Môi trường, tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức xây dựng và quản lý vận hành cở sở dữ liệu tài nguyên và môi
trường của tỉnh theo phân công của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường,
gồm:
- Xây dựng Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ
liệu về tài nguyên và môi trường áp dụng trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu về tài nguyên và môi trường hàng
năm trên địa bàn tỉnh và phối hợp tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tiếp nhận, xử lý dữ liệu về tài nguyên và môi trường; xây dựng, tích
hợp, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng cở sở dữ liệu tài nguyên môi
trường của địa phương;
- Cung cấp dữ liệu tài nguyên và môi trường cho các tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng danh mục dữ liệu về tài nguyên và môi trường của địa
phương và phối hợp tổ chức công bố trên công thông tin hoặc trang thông tin
điện tử của sở Tài nguyên và Môi trường và của cấp tỉnh;
6


- Tham gia kiểm tra và đề xuất hình thức xử lý các đơn vị, tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử

dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường của địa phương;
- Tổ chức thực hiện công tác tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
của Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức các hoạt động thúc đẩy ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường ở địa phương;
hướng dẫn, giám sát, quản lý các hệ thống thông tin và các phần mềm quản lý
chuyên ngành.
- Xây dựng triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thông tin của Sở
Tài nguyên và Môi trường; quản trị vận hành hạ tầng kỹ thuật, duy trì hoạt
động của cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, thư viện điện tử,
bảo đảm việc cung cấp dịch vụ hành chính công trên mạng thuộc phạm vi
quản lý của sở tài nguyên và Môi trương.
- Quản lý, lưu trữ và tổ chức cung cấp, dịch vụ, thu phí khai thác về
thông tin, tư liệu tổng hợp về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý
của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Thẩm định các dự án về ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm
chuyên ngành và cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức và chuyển giao các ứng dụng
công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng chuyên ngành cho cơ sở và các đôi
tượng sử dụng theo kế hoạch và chương trình được duyệt.
- Tổ chức xây dựng, nghiên cứu và thực hiện các chương trình, đề tài, đề
án về công nghệ thông tin, tư liệu, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo phân
công của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ
chức có liên quan thực hiện công tác bảo đảm an toàn và bảo vệ hệ thống
thông tin, các cơ sở dữ liệu điện tử về tài nguyên và môi trường ở địa phương.
7


- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản quy

phạm pháp luật về lĩnh vực công nghệ thông tin và thực hiện chiến lược ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường trên địa bàn
tỉnh.
- Thực hiện dịch vụ, chuyển giao công nghệ về ứng dụng công nghệ
thông tin theo quy định của pháp lụât.trích lục, trích đo địa chính, đo đạc
thành lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo phân công
của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Thống kê, báo cáo về lĩnh vực công nghệ thông tin và dữ liệu về tài
nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động, tài chính, tài
sản thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm theo phân cấp của Sở Tài nguyên và
Môi trường và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

8


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP
HUYỆN DIỄN CHÂU - TỈNH NGHỆ AN
2.1. Một số vấn đề về sử dụng đất lâm nghiệp
2.1.1. Khái quát về đất lâm nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Theo điều 43 luật đất đai: Đất lâm nghiệp là đất được xác định chủ yếu
được dùng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, bao gồm: đất đang có rừng tự
nhiên, đất đang có rừng trồng, đất để sử dụng vào mục đích trồng rừng.
2.1.1.2. Đặc điểm, phân loại đất lâm nghiệp
Quyết định gần đây nhất của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc công bố
diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc năm 2002 số 2490/QĐ/BNN-KL
ngày 30/7/2003 thể hiện hệ thống phân loại sử dụng đất lâm nghiệp như sau:

- Đất có rừng:
 Rừng tự nhiên.
- Rừng gỗ: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng tre nứa: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng hốn giao: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng ngập mặn: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Rừng núi đá: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
 Rừng trồng.
- Rừng trồng có trữ lượng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản
xuất.
- Rừng trồng chưa có trữ lượng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng
sản xuất.
- Tre luồng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Cây đặc sản:Rừng phòng hộ rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
9


Phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp - 2004
- Đất trống đồi núi không có rừng:
- Ia: Đất trống cỏ:
Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Ib: Đất cây bụi:
Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
- Ic: Đất cây bụi cây gỗ tái sinh rải rác, độ tàn che 0,1: như trên.
Núi đá không có rừng: Rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; rừng sản xuất.
2.1.1.3. Vai trò của đất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong
đời sống xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài
nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của

môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc". Có thể tóm tắt một
số vai trò chủ yếu sau:
- Vai trò cung cấp
• Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước
hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
• Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
các tầng lớp dân cư.
• Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
• Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe cho con người.
• Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm...phục vụ nhu
cầu đời sống xã hội...
- Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
10


• Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói
mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt,
hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy
điện.
• Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm
nhập của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...
• Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng
dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công
nghiệp phát triển.
• Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế
lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...
• Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
• Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc

biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
- Vai trò xã hội
Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở
quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho xã hội...
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp ở huyện
đó là: yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế- xã hội.
2.1.2.1. Yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lí.
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến gió mùa mang đặc trưng của khí
hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt, ẩm dồi dào, thuận lợi cho thảm thực vật
rừng phát triển đa dạng và phong phú.
Nằm gần như ở trung tâm khu vực Đông Nam Á thuận lợi cho giao lưu,
mở rộng thị trường xuất nhập khẩu lâm sản.
- Khí hậu.
11


Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện
cho rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm phát triển, rừng có nhiều tầng tán,
trữ lượng gỗ lớn, trong rừng có nhiều loại lâm sản, dược liệu, thú quý hiếm
ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành khác (công nghiệp, du lịch,..
Khí hậu phân hóa từ Bắc vào Nam:
khí hậu nhiệt đới chí tuyến gió mùa  khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. Do
đó, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và phân bố của ngành sản xuất
lâm nghiệp.
Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi nên khí hậu có sự phân hóa theo
đai cao thảm thực vật rừng có sự phân hóa theo độ cao: rừng thường xanh,
rừng hỗn giao, rừng lá kim, trúc lùn

Các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, gió tây khô nóng gây ra
nạn cháy rừng, ảnh hưởng đến những cánh rừng mới trồng,…
Một số vùng núi cao do mưa nhiều, có lũ quét, lũ ống,… làm sạt lở đất
ảnh hưởng tới một phần diện tích
- Điạ hình:
Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát
triển.
Địa hình miền núi: tập trung các loại lâm sản và dược liệu quý như: tam
thất, nhân sâm, hồi,…
Địa hình ven biển có giá trị lớn trong việc kết hợp giữa lâm - ngư nghiệp
(phổ biến rừng ngập mặn) với các loại đặc trưng: tràm, đước, bần,..
Ở những nơi có địa hình hiểm trở gây khó khăn cho việc đi lại, quản lí và
chăm sóc cây rừng.
Các hiện tượng sạt lở đất đá, xói mòn, rửa trôi, lũ quét,… cũng ảnh
hưởng lớn đến lâm ngiệp.
- Đất đai.
Nước ta có đất feralit rất phổ biến, ngoài ra còn có đất nâu đỏ, đất đen,
đất xám chủ yếu được sử dụng để trồng và phát triển rừng.
Chất lượng đất đai tốt, đa dạng về chủng loại đa dạng về thành phần loài
trong rừng đa dạng về sản phẩm lâm nghiệp.
12


Chủng loại và sự phân bố các loại đất có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất,
sự phân bố của ngành sản xuất lâm nghiệp
2.1.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
- Dân số:
Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với quá trình sử dụng đất lâm
nghiệp. Sự phân bố dân số giữa các vùng không đồng đều dẫn tới việc sử

dụng đất lâm nghiệp không hiệu quả.
- Tác động của quá trình đô thị hóa.
+ Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quá trình đô thị hóa dẫn tới
đất lâm nghiệp bị thu hẹp khá lớn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở đô
thị của dân cư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tập quán đốt nương làm rẫy.
Đây là tình trạng phổ biến của người dân vùng núi. Do diện tích đất nông
nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phục vụ đời sống của người dân,
vì vậy người dân ở đây thường lấn chiếm rừng, đất nương làm rẫy.
2.1.2.3. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
ở Việt Nam
Nhằm tăng cường sử dụng đất đai có hiệu quả, trong những năm gần đây
nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan
đến QLSDĐ. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến văn bản sau:
- Năm 1991 ra đời luật bảo vệ và phát triển rừng. Với hai điều quan trọng sau:
+ Điều 7 luật bảo vệ và phát triển rừng quy định: Trên phạm vi cấp xã
căn cứ vào mục đích sử dụng phân chia và xác định 3 loại rừng đó là rừng
phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
+ Điều 8 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định: Cấp xã là
đơn vị hành chính thấp nhất có nhiệm vụ điều tra xác định rừng, phân định
ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ, trên thực địa nhằm thống kê, theo
dõi diễn biến tình hình rừng và đất rừng. Lập kế hoạch bảo vệ và quy hoạch
phát triển lâm nghiệp của địa phương. - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về
13


việc giao đất lâm nghiệp cho HGĐ và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích Nông nghiệp.
- Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào
mục đích Nông nghiệp, Lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ
chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số 202/TTG ngày 02/05/1994 của thủ tướng chính phủ về
quy định khoán, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng.
- Chương trình 327/CP/1992 của Chính Phủ về việc phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.
- Chương trình 661/CP về việc trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 1998
đến năm 2010.
- Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16 /11/1999 về giao đất cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Công văn số 1427 CV/ĐC ngày 13/10/1996 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn về cấp giao chứng nhận quyền sử dụng đất.
Từ những cơ sở trên có thể thấy được sự quan tâm của nhà nước và tầm
quan trọng của cấp xã trong việc QLSDĐ Nông lâm nghiệp trong thời điểm
hiện nay.
2.2. Khái quát về huyện Diễn Châu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30504,67 ha; với 39 đơn vị hành hính
gồm 38 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05'' vĩ độ Bắc;
105030'13'' đến 105039'26'' kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc
14


Phía Đông: Giáp biển Đông
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành

Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiều
tuyến giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 7A, quốc lộ 48, tỉnh lộ
538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều
bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch,
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện,
cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc. Với vị trí này, huyện có điều kiện
phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế
xã hội, như nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn
huyện nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.2.1.2. Địa hình, địa chất
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng
bằng và cát ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng núi thấp Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao
200 - 300 m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình
quân trên 150, chỉ khoảng 20% diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.
+ Tiểu vùng đồi cao Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài
có độ cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 200.
Nhìn chung đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục
hồi và phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m.
Địa hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn
Bình, Diễn Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa
15


hình vùng thấp trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

* Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến
đền Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa
bàn dễ chịu tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
2.2.1.3. Khí hậu
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một
mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô
lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của
khí hậu thời tiết như sau:
* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,40C, phân
hóa theo mùa khá rõ nét (cao nhất 40,10C và thấp nhất 5,70C). Đặc trưng theo
mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng. Tổng tích ôn lớn hơn
8.0000C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn ngày trong năm.
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố
không đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ
chiếm khoảng 11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên
những chân đất cao. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới
89% cả năm, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu
vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng 12, 1, 2 và
lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô hạn trong vụ đông
xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là thời kỳ có nhiệt
độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí
thấp tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm
không khí có thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
16


* Chế độ gió, bão:

+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ
trung tuần tháng 4 tới đầu tháng 9 với tần suất 85% số năm, kèm theo khô
nóng, độ ẩm không khí thấp, mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân
mỗi năm có 1 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An).
2.2.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn huyện khá dày gồm sông Bùng, sông
Vếch Bắc, kênh Nhà Lê,… trong đó quan trọng nhất là sông Bùng. Chế độ
nước của các sông phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, mùa mưa nước các
sông lên cao gây ngập úng cục bộ các khu vực ven sông và mùa khô nước các
sông xuống thấp gây hiện tượng xâm nhập mặn khu vực cửa sông. Do phần
lớn các sông chảy qua địa hình cao dốc, tốc độ dòng chảy mạnh nên khả năng
tích nước kém.
Chế độ thủy triều ở huyện là nhật triều và bán nhật triều không đều. Thời
kỳ triều dâng thường trùng vào thời điểm có bão gây tác hại đối với khu vực
ven biển.
2.2.1.5. Tài nguyên rừng
Toàn huyện hiện có 412 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt đang được khoanh
nuôi bảo vệ. Những năm gần đây diện tích rừng trồng đã được đầu tư phát
triển với quy mô 2.718 ha. Cây trồng chủ yếu là thông, tràm hoa vàng, keo tai
tượng và bạch đàn, phi lao. Diện tích rừng của huyện chủ yếu là rừng tự nhiên
và rừng trồng phòng hộ.

17


×