Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Văn mẫu thuyết minh về hồ hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.27 KB, 2 trang )

Thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với
cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa
những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho
những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn
nhịp, Hồ Hoàn Kiếm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa
giữa lòng thủ đô.
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như
Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của
sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay. Ban đầu,
hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do
nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện
vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Thần Kim Quy.
Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu,
lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình.
Đến đời Tự Đức , hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn hồ Tả Vọng chính là hồ
Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở
mang Hà Nội.Ngày nay,Hồ Hoàn Kiếm phổ biến vs cái tên Hồ Gươm.
Hồ Gươm có 2 đảo nhỏ: Đảo Rùa (Quy Sơn) và Đảo Ngọc. Tháp Rùa nằm ở trung tâm
hồ, được xây dựng trong khoảng những năm 1884 - 1886, nằm trên Quy Sơn và chịu ảnh
hưởng kiến trúc Pháp.Tháp hình chữ nhật,có 3 tầng,phía trên cửa của tầng 3 có 3 chữ “Quy
Sơn tháp”.Còn Đảo Ngọc đc biết đến là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía
Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc
Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào
đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu màu đỏ rực cong cong như con
tôm. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do nhà văn
hóa lớn Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.Cx cùng năm đó,vị danh sĩ này đã cho
xd Đài Nghiên và Tháp Bút trên gò Ngọc Bội(phía ngoài cổng đền Ngọc Sơn),hướng
Đông Bắc Hồ Hoàn Kiếm.Nd ta đã có những câu ca dao chứa chan tình cảm ,thể hiện long
tự hào dân tộc:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,


Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài nghiên, tháp bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
Á Nam Trần Tuấn Khải
Dải đất viền xung quanh hồ có nhìu bồn hoa,cây xanh bóng mát như 1 công viên vs cái
tên quen thuộc “Bờ Hồ”. Đứng dưới bóng liễu thướt tha bên bờ hồ,ta có thể ngắm mặt hồ
trải ra như 1 tấm gương bầu dục mà ở giữa nổi lên Tháp Rùa cổ kính và lệch về phía Đông
của hồ là đền Ngọc Sơn cùng nhịp cầu Thê Húc sơn đỏ uốn cong. Hồ Gươm ngập tràn
trong sắc nước, trong màu xanh của cây cối nơi đây. Không những thế còn là âm thanh của


những tiếng chim hót nghe vui tai nữa. Cả con người nơi đây cũng đẹp. Nếu ai một lần đã
đến đây thì không thể nào quên được những con người nhiệt tình, những cô bán hàng ngồi
trên vỉa hè kiếm từng đồng một để trang trải cuộc sống, những bà lão, những đứa trẻ con
ngồi trên ghế đá hóng mát và ngắm cảnh đẹp thiên nhiên Hồ Gươm lúc về đêm. Không
những thế nơi đây còn có những cặp tình nhân cầm tay nhau đi dạo quanh hồ, những nhóm
người mở nhạc tập thể dục. Tất cả những con người ấy đều cùng nhau tận hưởng cảnh đẹp
Hồ Gươm theo cách của mình. Và Hồ Gươm dang tay ra che chở cho những con người ấy
dù là mưu sinh hay ngắm cảnh, dạo chơi hay tập thể dục. Những hoạt động ấy làm cho Hồ
Gươm trở nên tấp nập sinh động hơn.
Cho dù đã trải qua biết bao nhiêu thời gian, bao nhiêu chặng đường phát triển của đất
nước thế nhưng Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành những điểm du lịch hấp dẫn của con người
trong và ngoài nước. Hồ Gươm không những mang nét đẹp cổ kính với Tháp Rùa mà còn
mang nét đẹp hiện đại nữa.



×