Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CHỦ đề màu sắc lớp 4 MT đan mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.55 KB, 4 trang )

CHỦ ĐỀ MÀU SẮC LỚP 4, MĨ THUẬT PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH!
NĂM HỌC 2014 -2015
NGÀY DẠY: Tuần 1;2;3;4
LỚP DẠY:Khối 4
CHỦ ĐỀ: MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
Thời lượng: 4 tiết (Bài 1; 13; 17; 21)
I. Mục tiêu.
- HS có hiểu biết khái quát về màu cơ bản và cách pha màu
- Hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong đường diềm, hình
vuông, hình tròn.
- Trang trí được đường diềm, hình vuông, hình tròn đơn giản.
- Trang trí được những sản phẩm hình vuông, hình tròn từ phế liệu.
II. Chuẩn bị.
*GV :- Hộp màu bột, bút lông, palette, giấy A3.
- Sơ đồ pha màu bổ túc; Bảng màu nóng, lạnh.
- Đồ vật dạng hình vuông, hình tròn có trang trí: đĩa, khăn trải bàn, gạch hoa,
thảm…
- Bài trang trí minh họa hình tròn, hình vuông.
*HS : Giấy vẽ, compa, thước kẻ, chì, màu sáp. Vật liệu có dạng hình tròn, hình
vuông như: đĩa CD, vỏ đĩa CD…
III. Các hoạt động chủ yếu.
Hoạt động 1 ( 2 tiết ): MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU ( vẽ theo nhạc)
+ Giáo viên
GV gợi ý HS gọi tên các màu đang dùng.
GV cùng HS khởi động, di chuyển theo nhạc
- Hướng dẫn HS vẽ màu Vàng; Đỏ; Lam.
- Gợi ý HS vẽ tiếp màu
- GV yêu cầu HS đọc tên 3 màu nhị hợp vừa tạo được
+ Học sinh
HS nêu loại màu, tên các màu.
HS chuyển động theo nhạc vè vẽ màu Vàng; Đỏ; Lam ( mỗi màu một tờ)


- HS vẽ chồng tiếp màu ( Vàng - Đỏ; Vàng – Lam; Đỏ - Lam; Lam – Đỏ)
- Màu Da cam; Xanh lục; Tím.


* Giới thiệu cách pha màu:
- Yêu cầu HS nhắc lại 3 màu cơ bản.
- Giới thiệu sơ đồ pha màu bổ túc.
- Hướng dẫn HS xem thêm trong SGK (tr. 4)
GV giới thiệu các cặp màu bổ túc: (dựa và sơ đồ SGK tr.4 để gợi ý phân tích)
Giới thiệu màu nóng, màu lạnh
( dựa trên bảng màu).
- GV thị phạm với màu bột.
- Các màu khác (sáp, chì màu, bút dạ màu) hướng dẫn để HS tự tiến hành tại lớp.
Hướng dẫn HS làm bài tập trong Vở tập vẽ
- Vẽ bảng màu nóng – lạnh
- Đỏ, vàng, lam.
- Nêu cách pha dựa trên sơ đồ biểu diễn.
- Nêu được các cặp màu bổ túc.
- Gọi tên các màu có tính nóng, các màu có tính lạnh.
- Quan sát, nhận biết
- Dùng chất liệu sáp màu.
- HS vẽ thực hành
- Vẽ bảng màu.
Hoạt động 2: VẼ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM – HÌNH VUÔNG.
Giáo viên
- GV gợi ý HS quan sát một số bài trang trí đường diềm và hình vuông cơ bản:
+ Họa tiết trang trí
+ Cách sắp xếp họa tiết.
+ Cách vẽ màu
- GV hướng dẫn HS cách trang trí đường diềm – hình vuông.

+ Vẽ mảng chính, phụ,
+ Chọn họa tiết phù hợp mảng.
+ Vẽ màu.
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV hướng dẫn HS trưng bầy bài vẽ và nhận xét chọn bài đẹp.
+ Về họa tiết.
+ Về màu sắc.
Học sinh
- HS quan sát thảo luận với bạn và nhận biết:


+ Các họa tiết thường sử dụng trong trang trí là: hoa, lá, con vật cách điệu. Đưởng
kỷ hà hay những hình đơn giản
+ Các họa tiết thường sắp xếp theo lối đồng tâm, đối xứng ( họa tiết chính ở giữa,
họa tiết phụ xung quang, họa tiết vẽ cân đối) Và trang trí xen kẽ, nhắc lại.
+ Vẽ ít màu, họa tiết chính vẽ màu nổi bật, họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau,
vẽ màu có hòa sắc và đậm nhạt.
- HS quan sát, nhớ lại cách vẽ trang trí hình vuông đã được học và nhận biết cách
trang trí đường diềm.
- HS vẽ trang trí hình vuông hoặc đường diềm.
- HS cắt dán họa tiết để trang trí hình vuông – đường diềm
- HS trưng bầy bài vẽ và chọn bài mình thích.
Hoạt động 3: HÌNH TRÒN KÝ DIỆU( Vẽ cùng nhau)
Giáo viên
- GV gợi ý HS quan sát đồ vật có dạng hình tròn được trang trí như đĩa, khăn trải
bàn, thảm…
+ Trang trí làm cho đồ như thế nào?
+ Trang trí ứng dụng khác với trang trí cơ bản ở chỗ nào?
- GV gợi ý cách trang trí:
+ Có thể cắt hoặc vẽ họa tiết trang trí lên đĩa CD phế liệu.

+ Trang trí lên nắp lọ kẹo…
+ Trang trí tự do, chọn cách vẽ phù hợp
- GV hướng dẫn HS thực hành
+ GV gợi ý các em chọn nhóm các bạn cùng sở thích.
- GV hướng dẫn HS trưng bầy sản phẩm:
+ Gợi ý HS trình bầy về sản phẩm của nhóm mình.
+ GV gợi ý HS sẽ sử dụng hình tròn trang trí đó làm gì tiếp.
- GV giáo dục môi trường cho HS
+ Đồ vật được trang trí sẽ đẹp hơn
+ Trang trí ứng dụng là trang trí tự do, các họa tiết có thể không sắp xếp đăng đối,
màu sắc mạnh mẽ hoặc nhẹ nhàng, không theo quy luật nhất định.
Học sinh
- HS quan sát đồ vật, thảo luận với bạn và nhận biết:
- HS quan sát và thảo luận tìm ra cách trang trí hình tròn cho nhóm mình.
- HS hợp tác với bạn để trang trí một hình tròn.
- HS trưng bầy sản phẩm, nói cho bạn nghe về sản phẩm của nhóm mình. Chất


liệu, ý tưởng…
+ HS tìm ra cách sử dụng hình tròn trang trí, có thể tiếp tục hình thành tranh chủ đề
ATGT, làm các bánh xe, biển báo…
Có thể làm dây trang trí, nối các đĩa CD lại với nhau…
- HS nhận thấy được từ phế liệu bỏ đi có thể sử dụng làm những vật trang trí cho
cuộc sống đẹp hơn.



×